Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Tiểu luận môn tác phẩm kinh điển những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.23 KB, 61 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thế giới chứng kiến sự phát triển
vô cùng nhanh chóng và mạnh mẽ của lực lượng sản xuất; cách mạng khoa
học kỹ thuật đã tạo ra bước nhảy vọt trong sản xuất; nhưng không lâu sau đó,
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1900-1903 nổ ra, gây những hậu quả nặng
nề; chiến tranh thế giới thứ nhất giữa các nước tư bản chủ nghĩa đã cho thấy
những vấn đề mới nảy sinh mà sâu xa nguyên nhân của nó là vấn đề kinh tế;
trong khi đó phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động đang dâng cao. Cũng từ đây, cụm từ "chủ nghĩa đế quốc" dần được sử
dụng một cách phổ biến để ám chỉ một sự biến đổi trong tính chất kinh tế
chính trị của chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn phát triển cao nhất và cuối cùng của chủ
nghĩa tư bản ra đời. Sự ra đời của nó là nguyên nhân kinh tế của sự xuất hiện
chủ nghĩa cơ hội dưới mọi màu sắc. Những thứ lý thuyết đủ loại đó, ngay từ
đầu, đã ra sức bào chữa, tô vẽ cho chủ nghĩa đế quốc, lớn tiếng ủng hộ những
chính sách phản động của nó. Những nọc độc của nó không phải không ảnh
hưởng đến phong trào cách mạng có thể làm lạc hướng đấu tranh của giai cấp
công nhân và các dân tộc bị áp bức bóc lột chống chủ nghĩa đế quốc.
Thực tế lịch sử đó đòi hỏi phải có sự phân tích hết sức khoa học về chủ nghĩa
đế quốc để từ đó đề ra chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn.
Là nhà hoạt động thực tiển kiệt xuất và là nhà lý luận thiên tài, V.I.Lênin đã
dầy công nghiên cứu, sáng tạo nên học thuyết về chủ nghĩa đế quốc, về cách
mạng vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc, đáp ứng yêu cầu nóng bỏng của
thời đại.
Theo Lênin, Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa
tư bản. Giai đoạn này bao gồm 5 đặc điểm kinh tế cơ bản:
1. Tích tụ sản xuất và các tổ chức độc qyền
2. Tu bản tài chính và đầu cơ tài chính

2



3. Xuất khẩu tư bản
4. Sự phân chia Thế giới về kinh tế
5. Sự phân chia Thế giới về lãnh thổ
Nếu trước đây Sự ra đời và thay thế của chủ nghĩa tư bản độc quyền
đối với chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh trở thành một sự kiện nổi bật, gây
xôn xao trong giới học giả kinh tế thế giới lúc bấy giờ.
Các nhà học giả tư sản- những người một mực bênh vực và tô điểm cho
chủ nghĩa tư bản cho rằng: chủ nghĩa tư bản đã thay đổi về chất, chủ nghĩa đế
quốc chỉ là một chính sách của chủ nghĩa tư bản. Bởi vậy, không cần đấu
tranh nữa, không cần tiến hành cách mạng vô sản nữa, chỉ cần thay đổi chính
sách là sẽ có một chế độ xã hội tốt đẹp hơn, công bằng cho tất cả mọi người.
Còn một số học giả Mácxít, trước đây vẫn tin tưởng và đi theo chủ
nghĩa Mác, nay hoang mang, dao động, mất lòng tin vào lý tưởng mình đã
chọn. Thậm chí, có một số ít người đã quay trở lại phản bội chủ nghĩa Mác,
trong đó có Cauxky- một lãnh tụ của Quốc tế II. Họ cho rằng những lý luận
của Mác chỉ đúng với thời kỳ cạnh tranh tự do mà thôi, thời kỳ mà chủ nghĩa
tư bản còn phát triển ở giai đoạn thấp, mang tính chất "hoang sơ". Đến nay
chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang một giai đoạn mới, đó là chủ nghĩa đế
quốc, vì thế lý luận của Mác đã lỗi thời, không còn phù hợp nữa. Chủ nghĩa
Mác đã kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình.
Trước những lý luận xuyên tạc và sai trái của các học giả tư sản và
những người Mácxít phản động, một yêu cầu khách quan là phải vạch rõ bản
chất và xu hướng lịch sử của chủ nghĩa đế quốc. Từ đó vạch ra đường lối đấu
tranh cách mạng đúng đắn cho phong trào của giai cấp vô sản và quần chúng
lao động trên toàn thế giới. Và tác phẩm "Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột
cùng của chủ nghĩa tư bản" của Lênin ra đời đã đáp ứng được nhu cầu khách
quan của thời đại.

3



"Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" là một
công trình khoa học chức đựng nhiều tri thức và lý luận và có ý nghĩa vô cùng
lớn lao, không chỉ với giai cấp công nhân mà với toàn bộ nhân dân lao động
trên thế giới. Trong đó, lý luận về độc quyền được coi là nền tảng, gốc rễ của
toàn bộ tác phẩm. Thông qua việc phân tích c ác đ ặc đi ểm kinh t ế c ơ b ả c
ủa ch ủ ngh ĩa đ ế qu ốc …, bản chất của chủ nghĩa đế quốc được phơi bầy và
sáng tỏ.
Chính vì lý do này mà em đã chọn đề tài “Những đặc điểm kinh tế

Cơ bản của Chủ Nghĩa Đế Quốc và ý nghĩa của nó đối với việc
nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay“
trong tác phẩm "Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa
tư bản". Tuy nhiên do c ó nhiều khó khăn hạn chế nên việc triển khai đề tài
khó tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong quý thầy cô giúp đỡ , bổ sung để em hoàn thiện hơn bài làm
của mìng.
Em xin chân thành cảm ơn!

4


B : N ỘI DUNG

I. Tiểu sử Lênin và tác phẩm “ Chủ nghĩa đế quốc giai
đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản
1. Tiểu sử Lênin
V.I. Lê-nin sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là
Ulianovsk), mất ngày 21 tháng Giêng 1924 ở làng Gorki gần Moskva.

V.I. Lênin sinh ngày 22- 4- 1870 tại nước Nga, Ông sinh ra và lớn lên
trong một gia đình trí thức tiến bộ. Thuở nhỏ, Lênin là một cậu bé rất thông
minh, lanh lợi và hiếu học. Thời niên thiếu, Lênin đã bắt đầu nghiên cứu chủ
nghĩa mác và bước vào con đường đấu tranh cách mạng chống chế độ chuyên
chế Nga Sa hoàng và bị đuổi ra khỏi trường Đại học.
Năm 1890, Lênin được học ngoại trú tại trường đại học Peterbourg. Chỉ
trong vòng một năm, Ông đã học hết chương trình và thi đỗ loại ưu. Năm 23
tuổi, Lênin trở thành nhà Mácxit thực thụ.
Cuộc đời và sự nghiệp của Lênin trãi qua nhiều gian truân, sóng gió.
Năm 1897, Lênin bị đày 3 năm ở Xiberi. Kể từ đó trở đi ông còn bị tù đày rất
nhiều lần và phải sống lưu vong ở nước ngoài. Đến ngày 28-1-1924, Lênin đã
qua đời.
Lênin đã sống và cống hiến suốt cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc và sự nghiệp cách mạng tháng 10 Nga diễn ra và giành
thắng lợi đã đánh dấu một bước ngoặt của lịch sử loài người, mở ra cho nhân
loại một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội.
Có thể nói, Lênin là một học trò trung thành và triệt để nhất của C.Mác
và Ph. Ăngghen. Ông đã bảo vệ thành công Chủ nghĩa Mác trước sự đã kích
chống phá của bọn phản động và các trường phái tư sản. Đồng thời Lênin còn
là người kế thừa và phát triển Chủ nghĩa Mác, nâng Chủ nghĩa Mác lên một
tầm cao mới với những phát minh vĩ đại trong thời đại mới.

5


2. Tác phẩm "chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa
tư bản".
"Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản" được
Lênin viết từ tháng Giêng đến tháng Sáu năm 1916, in lần đầu tiên thành sách

riêng vào giữa năm 1917 ở Pê-tơ-rô-grát; được xuất bản bằng tiếng Pháp và
tiếng Đức lần đầu tiên năm 1921 trên tạp chí "Quốc tế cộng sản", số 18. Nó ra
đời dưới sự kiểm duyệt gắt gao của chế độ Nga hoàng, trong thời gian cuộc
chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra ác liệt, vì thế Lênin đã bị hạn chế rất
nhiều trong việc trình bày và phân tích những quan điểm kinh tế chính trị của
mình. Tuy vậy, điều này không hề làm giảm đi giá trị của tác phẩm, mà ngược
lại, nó vẫn được đánh giá là một công trình khoa học đồ sộ, đóng góp quan
trọng vào kho tàng lí luận kinh tế của nhân loại.
Cuốn sách này "sẽ giúp vào sự hiểu biết một vấn đề kinh tế cơ bản mà
không nghiên cứu thì sẽ không hiểu tí gì về sự đánh giá cuộc chiến tranh hiện
nay và vấn đề chính trị hiện nay, cụ thể là vấn đề thưc chất kinh tế của chủ
nghĩa đế quốc". (Lênin toàn tập, t.17, tr.662)
Tác phẩm đi sâu phân tích về các đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản
hiện đại, từ đó cho độc giả một cách nhìn nhận toàn diện, sâu sắc về nguyên
nhân của cuộc chiến tranh đế quốc đang diễn ra. "dựa vào những tài liệu tổng
hợp không thể tranh cãi được của thống kê tư sản và những lời thú nhận của
các học giả tư sản ở tất cả các nước, nêu rõ tình hình tổng quát của kinh tế tư
bản chủ nghĩa thế giới, trong những mối quan hệ quốc tế của nó, vào đầu thế
kỉ XX, ngay trước khi xảy ra cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa thế giới lần
thứ nhất".(Lênin toàn tập, t.17, tr.663)
Không chỉ đi phân tích, làm rõ về bản chất của chủ nghĩa tư bản, Lênin
còn đi tới nhận định về vai trò, địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản, về tính
chất tất yếu thay thế nó bằng xã hội mới tốt đẹp hơn – xã hội cộng sản chủ

6


nghĩa. Đồng thời chỉ ra con đường đi cho giai cấp công nhân và nhân dân lao
động thế giới đến với xã hội mới đó.
Tác phẩm gồm có phần mở đầu và mười chương.

Phần mở đầu, Lênin chỉ ra một cách khái quát cơ sở kinh tế của thế giới
tư bản dẫn đến cuộc chiến tranh đế quốc. "một cơ sở kinh tế như thế, những
cuộc chiến tranh đế quốc là điều không thể tránh được, chừng nào mà chế độ
tư hữu về tư liệu sản xuất vẫn còn tồn tại" (Lênin toàn tập, t.17, tr.898).
Người coi đó là sự chuyển biến từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
Trong mười chương, sáu chương đầu, Lênin đi trình bày về các đặc
điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc. Sáu chương sau, người tổng kết, rút ra
bản chất của nó và khẳng định địa vị lịch sử của chủ nWghĩa đế quốc, đồng
thời phê phán các quan điểm sai trái khác nhau về giai đoạn phát triển tột
cùng của chủ nghĩa tư bản.

II. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc
1. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
1.1( t ập trung sản xuất
Vào cuố thế kỷ 19, quá trình tập trung sản xuất diễn ra khá mạnh mẽ,
quá trình đó diễn ra có tính qui luật trước hết là do lực lượng sản xuất trong
thời kỳ này có sự phát triển đột biến ( sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ
thuật) đã góp phần lớn trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển tạo ra năng xuất
lao động phát triển cao, nhờ đó mà các nhà tư sản có điều kiện bóc lột được
nhiều giá trị thặng dư hơn, điều đó cho thấy tích lũy tư bản cũng ngày càng
tăng lên vì thế mà tích tụ và tập trung tư bản cũng tăng lên.
Theo V.I Lênin. Việc tích tụ tập trung sản xuất ở mức độ cao sẽ dẫn
đến hình thành các tổ chức độc quyền. Người đã chỉ rõ đặc điểm nổi bật của
chủ nghĩa đế quốc: “ Sự phát triển rất lớn của công nghiệp và quá trình tập
trung cực kỳ nhanh chóng của sản xuất vào trong các xí nghiệp ngày càng to
lớn, là một trong những đặc điểm tiêu biểu nhất của chủ nghĩa tư bản”.

7



Để làm rõ hơn nữa nhận định của mình V.I Lênin đã đưa ra hàng loạt
các số liệu thống kê công nghiệp ngày nay nhằm cung cấp đầy đủ nhất, phản
ánh rõ nét quá trình ấy.
Ở Đức: “ Cứ 1000 xí nghiệp công nghiệp năm 1882 có 3 xí nghiệp
lớn, nghĩa là có trên 50 công nhân làm thuê. Năm 1895 có 6 xí nghiệp và năm
1907 có 9 xí nghiệp. Cứ 100 công nhân thì có 20, 30, 37 người làm trong các
xí nghiệp ấy”.(Tr.22 chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư
bản).
Đó mới là mức tập trung công nhân, khi nói mức tập trung sản xuất
thì quá trình ấy còn diễn ra mạnh mẽ hơn nhiều, lao động trong các xí nghiệp
lớn sẽ có năng suất lao động cao hơn. Nếu hiểu cái mà ở Đức gọi là công
nghiệp theo nghĩa rộng( thương nghiệp và đường giao thông) thì chúng ta có
thể thấy quá trình tập trung ấy diễn ra ghê gớm như thế nào!
“ trong tổng số 3265632 xí nghiệp, thì số xí nghiệp lớn là 30588, tức
là chỉ chiếm 0.9%. Các xí nghiệp này dung 5.7 triệu công nhân trong tổng số
14.4 triệu công nhân tức là chiếm 39.4%, ngoài ra còn dùng 6.6 triệu mã lực
hơi nước trong tổng số 8.8 triệu mã lực( 75.3%) và dung 1.2 triệu KW điện
trong tổng số 1.5 triệu KW tức là 77.2%”.(Tr.23 chủ nghĩa giai đoạn tột
cùng).
Số xí nghiệp lớn chiếm chưa đầy 1% nhưng lại chiếm hơn ¾ tổng số
sức hơn nước và điện lực, còn lại tới 91% số xí nghiệp nhỏ chỉ sử dụng tới
7% sức hơi nước và điện lực điều đó cho thấy “ hàng vạn xí nghiệp thật lớn là
tất cả, hàng triệu các xí nghiệp nhỏ chỉ là số không”
Thông qua những con số thông kê trên cho thấy tư bản tiền tệ và các
ngân hàng làm cho ưu thế của thiểu số những xí nghiệp rất lớn càng có tính
chất áp đảo hơn nữa, tức là có hàng triệu “chủ xí nghiệp” hạng nhỏ, hạng vừa
và ngay cả một phần thuộc hạng lớn, trên thực tế đều hoàn toàn bị vài trăm
tên tư bản tài chính triệu phú nô dịch.

8



Sự tập trung sản xuất còn phát triển mạnh hơn nữa khi dưới đây đưa ra
những con số thống kê công nghiệp( theo nghĩa hẹp) ở một nước tiên tiến của
chủ nghĩa tư bản hiện đại là hợp chủng quốc Bắc Mỹ. “năm 1904 đã cos1900
xí nghiệp lớn nhất trong tổng số 216180 cái, tức 0,9%, giá trị sản lượng của
mỗi xí nghiệp này là 1triệu $ và còn hơn nữa, các xí nghiệp này đã dùng 1,4
triệu công nhân trong tổng số 5,5 triệu và giá trị sản lượng của chúng là 5,6 tỷ
trong tổng số 14,8 tỷ, tức 38%”.(tr.24)
Gần một nửa tổng sản lượng của tất cả các xí nghiệp trong nước nằm
trong tay một phần trăm tổng số các xí nghiệp và 3000 xí nghiệp khổng lồ ấy
bao gồm 258 ngành công nghiệp.
Do đó ta thấy rõ rằng khi phát triển đến một mức độ nhất định thì có
thể nói “ sự tập trung tự nó sẽ dẫn thẳng tới độ quyền”.
“ Sự cạnh tranh biến thành độc quyền”_ đây được coi là hiện tượng
quan trọng nhất của chủ nghĩa tư bản.
Không phải bất cứ nghành công nghiệp nào cũng có những xí nghiệp
lớn. Khi mà chủ nghĩa tư bản phát triển tới tột mức nó sẽ hình thành chế độ “
liên hợp hóa”_ là sự tập hợp vào trong tay một xí nghiệp duy nhất với nhiều
ngành công nghiệp khác nhau ( có thể là thể hiện giai những giai đoạn kế tiếp
nhau trong quá trình chế biến nhiên liệu hoặc tác dụng bổ trợ lẫn nhau).
LêNin đã rất khéo léo trong việc đưa ra nhận định của các nhà kinh tế
học để làm sang tỏ ý kiến của mình. Hin-phec-đinh nhà kinh tế học tư sản
viết: “chế độ li Ên hợp hoá_ Một là: san bằng những sự lên xuống trên thị
trường do đó bảo đảm cho các xí nghiệp lien hợp có một tỷ suất lợi nhuận ổn
định hơn. Hai là,chế độ lien hợp hoá dẫn tới chỗ loại trừ được thương nghiệp.
Ba là, nó cho phép thực hiện được sự cải tiến kỹ thuật và do đó, so với xí
nghiệp “ đơn thuuần”(nghĩa là không lien hiệp)nó cho phép kiếm them được
lợi nhuận. Bốn là, so với xí nghiệp “đơn thuần” chế độ lien hiệp hoá củng cố
được địa vị của xí nghiệp lien hiệp trong cuộc canh tranh lúc có tình trạng tiêu


9


điều nặng( kinh doanh bị đình đốn, khủng hoảng), khi giá cả những chế phẩm
sụt giai đoạn tột cùng…)
Còn nhà kinh tế học Hai-Man lại cho rằng: “các xí nghiệp đơn thuần
chết đi bởi bị chẹt vì giá cao về vật liệu va giá cả thấp về thành phẩm”. Theo
ông kêt quả của sự ra đời “ chế độ lien hợp hoá” là sự kết hợp của các công
ty, xí nghiệp lớn thuộc một ngành công nghiệp hay nhiều ngành công nghiệp
khác nhau, tâp hợp lại thành những xí nghiệp khổng lồ là chỗ tựa đồng thời là
người chỉ đạo nửa số các ngân hang lớn ở Bec Lanh.
Ông cũng khẳng định sự đùng đắn của học thuyết Mac về sự tập trung
chỉ đúng với nước mà công nghiệp đã được thuế quan và các thuế vận tải bảo
hộ ( nền công nghiệp mỏ ở Đức). Có thể nói Đưc là 1 trường hợp riêng biệt,
bởi nếu xét ở Anh - một nước có chế độ tự do mậu dịch thì sự tập trung cũng
dẫn tới độc quyền ( tuy chậm hơn hoặc dưới một hình thức khác)
Căn cứ vào những tài liệu về sự phát triển kinh tế ở nước Anh, giáo sư
Hec-Man LeVy giải thích : ở Anh cũng có hiện tượng đó là do có nhưng xí
nghiệp với quy mô lớn và trình độ kĩ thuật cao “ chính quy mô to lớn của các
xí nghiệp và trình độ kĩ thuật cao của những xí nghiêp này đã mang trong
mình nó cái xu hướng đi đến đôc quyền”. Một mặt, tập trung dẫn tới những xí
nghiệp mới gặp nhiều khó khăn khi càn một lượng tư bản đổ vò kinh doanh.
Mặt khác, “các xí nghiệp mới” muôn vượt hảy đuổi kịp các xí nghiệp khổng
lồ thi bụôc họ phải tạo ra một khối lượng sản phẩm dư thừa lớn tới mức “
cung tăng vọt” thì mới có thể bán được nhưng sản phẩm ấy một cách co lãi,
không thì số sản phẩm ấy sẽ có tác dụng làm giảm giá cả tới mức gây thiệt hại
cho những xí nghiệp mới. Điều đó cho thấy việc dẫn tới độc quyền chỉ dễ dàng
với những nước mà chế độ thuế quan bảo hộ còn đối với những nước khác dù
phát triển tới đâu đi nữa thi quá trình đó diễn ra cũng không đơn giản gì.

Trứơc đây nửa thế kỷ khi mà các nhà kinh tế học không coi trọng bộ “
tư bản” do Mac viết, bởi trong đó mác nhạn định rằng: “ tự do cạnh tranh dẻ
ra tập trung sản xuất va sự tâp trung sản xuất này khi phát triển tới một mức

10


độ nhất định lại dẫn tới độc quyền”. Nhưng LêNin đã chứng minh rằng sự thật
thì không thể bác bỏ bởi “ những sự khác nhau giũa những nươc tư bản,
chẳng hạn về hình thức độc quyền hoặc về thời gian chúng xuất hiện, còn việc
tập trung sanr xuất đẻ ra các tổ chức độc quyền thì lại là một quy luật phổ
biến cơ bản trong giai đoạn phát triển hiện nay của chu nghĩa tư bản”.
1.2: Các tổ chức độc quyền
Vào cuối thế kỷ XIX trên thế giới đã xuất hiện những hình thức độc
quyền khá quen thuộc như nhưng các-ten. Thời kì bắ đầu thực sự của các tổ
chức độc quyền hiện đại sớm nhất là vào khoảng nhưng năm 1860, một
chuyển biến lớn bắt đàu từ cuộc khủng hoảng năm 1873, thời kì tiêu điều này
đã kéo dai suốt 22 năm trong lịch sử kinh tế Châu Âu, trong đó có một
khoảng thời gian ngắn ngủi xảy ra sự gián đoạn (vào đầu những năm 80) và
một lần phồn vinh mãnh liệt 1889, lúc đó người ta đã sử dụng mạnh mẽ các
cac-ten để lợi dụng thị trường. Xong kết quả khong đươc như mong đợi bởi
chính ách thiếu chin chắn đã làm c ho giá cả tăng lên nhanh hơn so với khi
không có sự điều tiết của cac cac-ten, điều đó dễ dàng cho thấy sự phá sản
của các cac-ten này không nằm ngoài dự tính. Và tiếp sau đó là những năm
làm ăn thua lỗ, thiệt hại nặng nề, giá cảc hạ thấp, khiến cho các tổ chức độc
quyề vừa mới ra đời dương như không đứng vững.
Từ sự phân tích trên ta có thể nhận thấy qu á tr ình ra đ ời các tổ chức
độc quyền là như sau:
1: Những năm 1860 và 1870: tự do cạnh tranh phát triển đến tột
điểm, các tổ chức độc quyền chỉ là những mầm mống chưa rõ rệt lăm.

2: Sau cuộc khủng hoảng 1873 là giai đoạn phát triển rộng rãi acảu
những cac-ten, nhưng những cac- ten đó vẫn là ngoại lệ, chúng vẫn còn chưa
vững chắc, chúng vẫn còn là những hiện tượng nhất thời.
3: Thời kì phồn vinh cuối thế kỷ XIX và cuộc khủng hoảng của những
năm 1900 – 1903, các cac- ten trở thành một trong những cơ sở của toàn bộ

11


đời sống kinh tế - xã hội, là động lực thúc ẩy quá trinh chuyển từ chủ nghĩa tư
bản sang chủ nghĩa đê quốc.
Những cac-ten thoả thuận với nhau về điều khoản bán hang, về kì hạn
trả tiền, chúng chia nhau khu vực tiêu thụ, chúng quyết định số lượng sản
phẩm cần chế tạo, chúng quy định gái cả, chúng chia lãi cho các xí nghiệp
vv… Điều đo cho thấy sự ra đời của các cac- ten ngày càng đông đảo và
chiếm một vị trí khá áp đảo. “ số lượng cac cac- ten ở Đức năm 1896 ước độ
250, năm 1905 là 385 với sự tham gia của gần 12.000 xí nghiệp(tr.33_ chủ
nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng…) tay phần lớn tư liệu sản xuất, quá trình
sản xuất, hầu như chi phối mọi hoạt động kinh tế của xã hội. “ Những cac- ten
va tơ rớt thường thường nắm đến 7 hay 8 phần 10 tổng sản lượng của một
nghành công nghiệp”. Ví dụ điển hình như xanhđica than đá miền Rê-na-ni
thành lập năm1893, đã nắm được 86.7% số than đá của vùng này và tới 1910
thì xanhđica ấy đã nắm 95,4% . Sự độc quyền được tạo ra bằng cách đó đảm
bảo những khoản thu nhập khổng lồ và đưa tới sự hình thành những đơn vị kĩ
thuật sản xuất có một quy mô rộng lớn.
Bên cạnh những cac- ten là những tơ rơt, những xanhđica cũng lần lượt
ra đời chếngự mọi mặt của đời sống xã hội.
Vậy độc quyền là gì? thế nào la tổ chức độc quyền? thế nào là cac- ten,
tơ rơt, xanhđica?
Từ những sự phân tích ở trên ta có thể rút ra những khái niệm về độc

quyền là:
Độc quyền là sự lien minh giữa những nhà tư bản nắm phần lớn quá
trình sản xuất cũng như tieu thụ một hoặc một số loại hang háo nào đó nhắm
thu lợi nhuận độc quyền cao.
Như vậy tới giai đạon chủ nghĩa đế quốc, độc quyền là cơ sở kinh tế, là
cái vỏ vật chất trong đó quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa tồn tại và vận
động.

12


Đôc quyền tồn tại dưới những hình thức khác nhau, các hình thức này
phát triển từ thấp tới cao, từ một ngành tới nhiều ngành.
1.3: các hình thức độc quyền

Các hình thức độc quyền cơ bản được Lênin nghiên cứu và trình bày
như một cách cụ thể hoá tính chất đa dạng và phức tạp, trình độ phát triển
không ngừng của chủ nghĩa tư bản độc quyền như: cácten, xanhđica, tờrớt,
côngxoócxiom, cônggơlômêrát. Các tổ chức độc quyền này phát triển theo
hướng ngày càng tăng sự lệ thuôc lẫn nhau giữa những tư bản tham gia.
Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hoá, các liên minh độc quyền hình
thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong
cùng một ngành, nhưng về sau theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc
quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau.
- Cácten (Kartelle) là hình thức tổ chức độc quyền giữa các nhà tư bản
ký hiệp nghị thoả thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêu
thụ, kỳ hạn thanh toán... Các nhà tư bản tham gia cácten vẫn độc lập về sản
xuất và thương nghiệp. Họ chỉ cam kết làm đúng hiệp nghị, nếu làm sai sẽ bị
phạt tiền theo quy định của hiệp nghị. Vì vậy, cácten là liên minh độc quyền
không vững chắc. “Những các-ten thoả thuận với nhau về các điều kiện bán

hàng ,về kỳ hạn trả tiền…Chúng chia nhau các khu vực tiêu thụ.Chúng quyết
định số lượng sản phẩm cần chế tạo.Chúng quy định giá cả. Chúng chia lợi
cho các xí nghiệp” (Lênin toàn tập, t.17). Trong nhiều trường hợp các thành
viên thấy ở vị trí bất lợi nên rút khỏi các-ten, làm cho cac-ten tan vỡ trước kỳ
hạn.
- Xanhđica (Cundicat) là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định
hơn cácten. Các xí nghiệp tham gia xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ
mất độc lập về lưu thông: mọi việc mua - bán do một ban quản trị chung của
xanhđica đảm nhận. Mục đích của xanhđica là thống nhất đầu mối mua và
bán để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hoá với giá đắt nhằm thu lợi
nhuận độc quyền cao.

13


- Tờrớt (trusts) là một hình thức độc quyền cao hơn cácten và xanhđica,
nhằm thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị
quản lý. Các nhà tư bản tham gia tờrớt trở thành những cổ đông thu lợi nhuận
theo số lượng cổ phần. Những tơ-rớt thường nắm trong tay bảy ,tám phần
mười tổng sản phẩm ngành công nghiệp
- Côngxoócxiom (Consortium) là hình thức tổ chức độc quyền có trình
độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền trên. Tham gia côngxoócxiom
không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn có cả các xanhđica, tờrớt, thuộc các
ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật. Với kiểu liên
kết dọc như vậy, một côngxoócxiom có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết
trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm tư bản kếch sù.
Với các hình thức khác nhau, độc quyền đã đi vào mọi ngành, mọi lĩnh
vực sản mạnh rất lớn.xuất kinh doanh và bằng đủ mọi cách, nó nắm các mạch
máu kinh tế nên có sức mạnh to lớn
Với những hình thức tổ chức độc quyền trên, độc quyền đi vào mọi

ngành, mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và bằng mọi thu đoạn, nó nắm mạch
máu kinh tế nên có sức mạnh to lớn. Tuy độc quyền ra đời không thể thủ tiêu
được tự do cạnh tranh mà trái lại lại khiến cạnh tranh ngày càng trở lên gay
gắt hơn.
Cạnh tranh và đôc quyền
Cạnh tranh biền thành độc quyền kết quả là việc xã hội hoá sản xuất
tiến một bước lớn. Trong đó đi kèm là cả quá trình phát minh và cải tiến kĩ
thuạt cũng được xã hội hoá. Điều đó không hoàn toàn còn giống tình trạng tự
do cạnh tranh cũ, mà nò đã lên tới một mức độ khiến có thể kiểm kê được gần
đúng tất cả các nguồn nguyên liệu, vật liệu trong một nước, thâm chí của cả
nhièu nước.
Khi sản xuất trở lên có tính chất xã hội, nhưng chiếm hữu tư nhân vẫn
mang tinh chất tư nhân, các tư liệu sản xuất xã hội vẫn là sở hữu tư nhân của
một số ít ngụươì, khuôn khổ chung của cạnh t anh tự do, mà về danh nghĩa

14


còn được thừa nhận thì nó vẫn tồn tại và ách áp bức của một số nhóm ngựời
độc quyền đối với số dư còn lại trở thành nặng nề rõ rệt…Bên cạnh đó còn
tồn tại các hình thức cạnh tranh trong xã hội mà độc quyền đang thống trị.
Các hình thức đó là:
1: Sự cạnh tranh gữa các tổ chức độc quyền và các tổ chúc ngoài độc
quyền(ở đây bọn độc quyền sử dụng mọi thủ đoạn nhằm củng cố địa vị của
mình không trừ bất kì thủ đoận nà- ám sát kỹ sư giỏi, ăn cắp phát minh. bằng
sáng chế)
3: Ngoài ra còn là sự đấu tranh giữa các công ty, xí nghiệp trong nội bộ
các tổ chức độc quyền:
2. Sự đấu tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau .
Trước mắt chúng ta không còn là sự cạnh tranh giữa những xí nghiệp

nhỏ và xí nghiệp lớn, giữa những xí nghiệp lạc hậu và những xí nghiệp tiến
bộ hơn về kỹ thuật _về sự quản lý nữa mà là tình trạng bọn độc quyền bóp
chết những người nào mà không chịu phục tùng độc quyề, ách thống trịi và sự
cưỡng chế của chúng.
Người ta lầm tưởng rằng khi các tổ chức độc quyền ra đời sẽ thủ tiêu
được các cuộc khủng hoảng, đó chỉ là những câu chuyện hoang đường của
các nhà kinh tế học tư sảnvẫn cố hết sức tô điểm cho chủ nghĩa tưbản mà
không hề hiểu rằng: “ tổ chức độc quyền được than lập trong một vài ngành
công nghiệp, lại làm cho tình trạng hỗn loạn vốn có trong toàn bộ nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa tăng lên và trầm trọng hơn”.( tr.45_ chủ nghĩa đế quốc
giai đoạn tột cùng…….)
Sự độc quyền đi kèm với những tiến bộ khoa học kỹ thuậtchỉ là những
yếu tố làm tăng thêm sự mất cân đối trong nền kinh tế, tăng them hỗn loạn ,
khủng hoảng. Và những cuộc khủng hoảng, đủ mọi thứ khủng hoảng không
chỉ riêng trong kinh tế lại càng làm cho xu hướng tập trung và đọc quyền tăng
lên với quy mô lớn . I-ây_đen-xơ chứng minh rằng: “ cuộc khủng hoảng
năm1900 đã dẫn tới một sự tập trung công nghiệp mạnh mẽ hơn rất nhiều so

15


với cuộc khủng hoang năm 1873 trước kia. Nếu năm 1873 dụa vào khủng
hoảng nó cũng đã chhọn ra được những xí nghiệp khá nhất, với trình độ kinh
tế tiến bộ hơn, song chúng không thể tự giúp mình thoát khỏi khủng hoảng
một cách thắng lợi được thì tới cuộc khủng hoảng năm 1900 các xí nghiệp
độc quyền lại nắm được địa vị độc quyền toàn năng như thế hơn nữa lại nắm
được ở mức độ cao hơn, nhờ có kỹ thuật phưc tạp, có tổ chức hết sức chu đáo
và có một lượng tư bản hùng hậu.”(tr.47 chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng
của chủ nghĩa tư bản.)
Độc quyền đó là “giai đoạn mới nhất trong sự phát triển của chủ nghĩa

tư bản”. Nhưng những quan niệm của chúng ta về sức mạnh thực tế và ý
nghĩa của các tổ chức độc quyền hiện đại sẽ hết sứ thiếu sót , không đầy đủ và
không đúng mức nếu chúng ta không tính đến vai trò của các ngan hàng , tư
bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính.

2 ) Sự hình thành bản tài chính và vai trò thống trị của nó
2.1 ),Ngân hàng và vai trò mới của nó.
Nếu trước đây ngân hàng ra đời với vai trò là người trung gian giữa
người gửi và người vay tiền, thì ngân hàng đã biến tư bản tiền tệ không hoạt
động thành tư bản hoạt động nghĩa là” tư bản đem lại lợi nhuận” và tập hợp
mọi nguồn thu (bằng tiền) để cho các nhà tư bản sử dụng.
Khi mà công việc kinh doanh ngân hàng ngày càng phát triển và tập
trung vào một số cơ quan thì vai trò của ngân hàng có sự thay đổi “từ chỗ
đóng vai trò khiêm tốn của những kẻ trung gian, các ngân hàng trở thành
những tổ chức độc quyền vạn năng, sử dụng được hầu hết các tổng số tư bản
tiền tệ của toàn thể các nhà tư bản tiểu chủ, cũng gần như phần lớn các tư liệu
sản xuất và những nguồn nhiên liệu chủ yếu của một nước nhất định hay của
cả một loạt nước”(tr 48).Điều đó cho thấy quá trình vận động và phát triển
nhanh chóng của ngân hàng đã thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển biến của chủ
nghĩa tư bản sang chủ nghĩa độc quyền.

16


“Việc biến đông đảo những kẻ trung gian kiêm tốn thành một nhóm
nhỏ những kẻ độc quyền là một trong những quá trình cơ bản của sự chuyển
biến chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa độc quyền tư bản(lê lin tr 19).
Để thấy rõ hơn nữa nhận định trên ta có thể thống kê những bảng số
liệu dưới đây:
% năm

Trong 9

1907-1908
47%

1912-1913
49%

32,5%

36%

hơn 10tr Mac
Trong 15 ngân

16,5%

12%

hàng có tư bản từ 1-10tr
Trong các ngân

4%

3%

năm

ngân hàng lớn ở Bec
lanh

Trong 48 ngân
hàng khác có tư bản lớn

hàng nhỏ(nhỏ hơn 1tr
Mac)
Với bảng số liệu trên ta thấy các ngân hàng nhỏ bị nhuiwngx ngân hàng
lớn lấn áp, chỉ riêng 9 ngân hàng lớn đã tập trung trong tay gần 1/2 tổng số
khoản tiền gửi, xét riêng về khoản tiền gửi khi không kể tới các yếu tố khác,
vd ngân hàng nhỏ thành chi nhánh của ngân hàng lớn, số tư bản toàn bộ của
ngân hàng thì mức độ tập trung của ngân hàng còn lớn hơn gấp bội.
“Cuối năm 1909, 9 ngân hàng lớn của Béc lanh cùng với các ngân
hàng phụ thuộc vào chúng đã quản lý trên 1/3 tỷ Mác, tức vào khoảng 83%
tổng số tư bản ngân hàng ở đức”.
Một trong những đặc điểm quan trọng của sự tập trung tư bản chủ
nghĩa hiện đại là những ngân hàng “phụ thuộc”.Điều này được hiểu là những
xí nghiệp lớn (đặc biệt là các ngân hàng) chúng không chỉ nuốt chửng những
ngân hàng nhỏ, những xí nghiệp nhỏ mà còn làm cho những xí nghiệp đó

17


“gắn liền”, “ phục tùng”, “sát nhập” vào tập đoàn của chúng bằng cách “tham
dự” vào tư bản của những ngân hàng nhỏ (thông qua mua,trao đổi cổ phần,
vay mượn….).
Rõ dàng là một ngân hàng đứng đầu một tập đoàn (nắm trong tay phần
lớn tư bản chi phối mọi hoạt động kinh tế của tập đoàn) và có sức mạnh có
thể thỏa thuận với số đông các ngân hàng kém đôi chút về tài chính tức là đã
vượt ra khỏi vai trò “một kẻ trung gian”và trở thành liên minh của một nhóm
nhỏ bọn độc quyền.
Bằng việc lấy ra một loạt các vd về sự tập trung hoạt động ngân hàng

vào một tay ngân hàng lớn ở đức, anh, pháp qua sự thống kê số liệu của nhà
kinh tế học Ritxo đã nói lên một cách rõ dàng hơn rằng cùng với sự tập trung
tư bản và phát triển thêm số chu chuyển của ngân hàng ý nghĩa của chúng
cũng thay đổi một cách căn bản “từ một tư bản riêng rẽ đã hình thành nên một
tư bản tập thể”.
Đức với 6 ngân hàng lớn ở Béc lanh năm 1895 mới có 16 chi nhánh ở
đức, quỹ tiền gửi và phòng hối đoái là 14, với tổng số các cơ quan chỉ có 42
đặc biệt tham dự thường xuyên vào các ngân hàng cổ phần ở đức có duy nhất
1,nhưng 16 năm sau năm 1911 những con số kể trên thay đổi nhanh
chóng.Tổng số cơ quan đã lên tới 450, số chi nhánh ở đức vượt lên hàng trăm
104, quỹ tiền gửi là 276 và tham dự vào các ngân hàng cổ phần ở Đ ức lên tới
63.
Anh và Ai-rơ-lan năm 1910 “ tất cả các ngân hàng đã có 7151 chi
nhánh.Bốn ngân hàng lớn,mỗi cái có hơn 400 chi nhánh từ (477-689) bốn
ngân hàng khác mỗi cái có hơn 200 chi nhánh và ngân hàng , mỗi cái có hơn
1000 chi nhánh”.
Ở Pháp 3 ngân hàng lớn đã phát triển các hoạt động và mạng lưới chi
nhánh của mình năm 1870 ở các tỉnh 47, ở Pari-17, tổng cộng có 64 chi
nhánh.Đến năm 1909 số chi nhánh ở các tỉnh lên tới 1033,ở Pari là 196 với
tổng số chi nhánh là 1229.

18


Ta thấy với mạng lới dày đặc nhưng mạch máu ngân hàng lan rộng
nhanh chóng như thế nào, nó bao phủ cả nước tập trung hết thảy tư bản vào
các khoản thu bằng tiền,biến hàng nghìn hàng van doanh nhân tản mạn, thành
một đơn vị kinh tế TBCN thống nhất toàn quốc, rồi sau đó thành một đơn vị
kinh tế TBCN thế giới.
Khi quá trình tập trung vốn và nắm trong tay nhiều chi nhánh dẫn tới

cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ với những sự “thỏa thuận” ngày càng
nhiều và được củng cố giữa các ngân hàng.
Một số chuyên gia trong nghành ngân hàng họ nhìn nhận những vấn đề
kinh tế luôn theo một quan điểm, một tư tưởng cả lương tư sản ôn hòa.Bởi
theo họ sự tập trung vào tay những ngân hàng lớn khi đó giữa các nghành chỉ
còn tồn tại sự cạnh tranh giữa những tổ chức lớn việc thỏa thuận với nhau sẽ
đưa ra dễ dàng hơn.Họ cho rằng phong trào tập trung hiện đại không chỉ nên
giới hạn trong nghành ngân hàng thôi,những mối liên hệ chặt chẽ giữa các
ngân hàng tất nhiên cũng sẽ làm cho các xanhđica của các nhà CN do ngân
hàng đó xích lại gần nhau hơn
Thật ra đó chỉ là một kiểu mẫu về sự bất lực của các nhà chính luận tư
sản, bởi bản thân họ muốn che giấu đi cái bản chất hay những hậu quả của sự
tập trung đem lại. Dù sao trong hầu hết các nước tư bản mặc dù pháp luật ở
các nước đó có những biến thể như thế nào đi chăng nữa các ngân hàng vẫn
phát triển càng và đẩy nhanh gấp bội quá trình tập trung tư bản, quá trình hình
thành cao tài chính sức độc quyền.
Cách hàng nửa thập kỉ Các Mác người đã cho rằng: “Ngân hàng tạo ra
trên quy mô toàn xã hội,một hình thức, những suy nghĩ chỉ là hình thưc thôi,
kế toán chung và phân phối chung về tư liệu sản xuất”(tr 60).
Về mặt hình thức thì sự “phân phối chủ yếu về tư liệu sản xuất” quả là
bước phát triển của các ngân hàng hiện đại, số ngân hàng đó chi phối hàng tỷ.
Về mặt nội dung thì sự phân phối về tư liệu sản xuất đó hoàn toàn
không mang tính chất( chung ) mà lại có tính chất riêng nghĩa là phù hợp với

19


quyền lợi của đại tư bản – và trước hết là tư bản lớn nhất, tư bản độc quyềnhoạt động trong hoàn cảnh quần chúng nhân dân bị ăn đói và toàn bộ sự phát
triển của nông nghiệp lạc hậu một cách tuyệt vọng so với sự phát triển của
công nghiệp.

Việc chủ nghĩa tư bản mới, ở đó chế độ độc quyền giữ vị trí thống trị
thay thế chủ nghĩa tư bản cũ trong đó chế độ cạnh tranh thống trị, còn được
thể hiện ở chỗ tác dụng của sở giao dịch bị giảm bớt. Trong tạp chí “ Ngân
hang ” có viết: “ đã từ lâu sở giao dịch không còn là tổ chức trung gian cần
thiết trong lĩnh vực lưu thông như trước kia, khi mà ngân hàng chưa có thể
đem phần lớn những chứng khoán đã phát hành để phân phối cho khách hàng
của nó”. ( Trang 62 chủ nghĩa tư bản độc quyền giai đoạn phát triển chủ nghĩa
đế quốc )
Mỗi ngân hàng một sở giao dịch sự lớn mạnh của ngân hang càng lớn,
sự tập trung các hoạt động ngân hang càng tiến bộ thì vai trò của sở giao dịch
càng tăng lên. Nếu trước kia số phận của các sở giao dịch phụ thuộc vào
nhiều yếu tố bên ngoài thì nay các ngân hàng và công nghiệp đều “tự
mìnhxoay sở lấy” được.Bởi quá trình tổ chức ngày càng đầy đủ hơn, việc điều
tiết có ý thức thông qua các ngân hàng ngày càng được mở rộng, việc làm
tăng trách nhiệm của một số ít người lãnh đạo đối với nền kinh tế quốc dân.
Trong khi đó đến cả Rit-tơ một nhà kinh tế học hoạt động trong lĩnh
vực ngân hàng có uy tín cũng đưa ra những nhận định trống rỗng rằng ‘‘ sở
giao dịch ngày càng mất tính năng tương đối cần thiết đối với toàn bộ nền
kinh tế và đối với việc lưu thông các chứng khoán” (Tr.64)
Nói cách khác chủ nghĩa tư bản cũ – chủ nghĩa tư bản với chế độ tự do
cạnh tranh tự do cùng với cái máy điều tiết cần thiết là sở giao dịch đã lùi về
quá khứ. Chủ nghĩa tư bản mới xuất hiện mang những nét mới rõ rệt- một cái
gì đó hỗn hợp giữa cạnh tranh và độc quyền.
Thực tế nhận thấy một số ít ngân hàng đang có khuynh hướng muốn đi
đến sự “thỏa thuận” độc quyền, hình thành nên các tơ rớt ngân hàng do quá

20


trình tập trung ngày càng được đẩy mạnh dẫn tới sự cạnh tranh ngày càng gay

gắt hơn điều đó làm cho những ngành công nghiệp lớn ngày càng phụ thuộc
vào nhựng tập đoàn ngân hàng. Mối liên hệ giữa công nghiệp và giới tài chính
đã bị thu hẹp sự tự do hoạt động của các công ty
Cần đến vốn của ngân hàng. Cho nên các ngành công nghiệp lớn tập
hợp thành hay biến thành các tơ rớt, các ngân hàng ngày càng phát triển.
Lại một lần nữa người ta thấy mức phát triển cao nhất của hoạt động
ngân hàng là độc quyền. Còn về sự liên hệ chặt chẽ giữa các ngân hàng và
doanh nghiệp thì trong chính lĩnh vực này thì vai trò mới của ngân hàng gần
như được biểu hiện rõ rệt hơn cả.
Nếu ngân hàng không chiêt khấu những hối phiếu của một nhà kinh
doanh mở cho người đó một tài khoản thì hoạt động như thế nếu kể riêng
từng hoạt động, không quan tâm tới việc giảm bớt sự hoạt động của nhà kinh
doanh đó và ngân hàng cũng không vượt ra khỏi vai trò của kẻ trung gian.
Nếu những hoạt động đó ngày càng nhiều, vững vàng hơn , nếu ngân hàng
nắm trong tay số tư bản đò sộ, nếu việc quản lý những tài khoản của một xí
nghiệp nào đó cho phép ngân àng hiểu được tình hình kinh tế của khách hàng
tỉ mỉ đầy đủ hơn thì sẽ khiến CNTB ngày càng phụ thuộc vào tư bản tài chính
nhiều.
Sự tập trung không chỉ đặt ra giữa hệ thống các ngân hàng xí nghiệp
mà nó còn phát triển cái gọi là “liên hợp hóa” về người giữa các ngân hàng
với những doanh nghiệp công thương
Sự kết hợp giữa những ngân hàng này với những doanh nghiệp kia
bằng cách mua cổ phần, bằng cách đưa giám sát (hay các ban quản trị) vào
các doanh nghiệp công thương và ngược lại.

21


Để mô tả qúa trình dó Lê Nin khéo léo đưa ra những số liệu mà nhà
kinh tế người Đức I-Xây-ĐEN-XƠ đã có sự nghiên cứu rất tỉ mỉ “sáu ngân

hàng lớn ở Béc Lanh đã có những viên giám đốc của mình làm đại diện trong
344 công ty công nghiệp, và có những ủy viên ban quản trị của mình làm đại
diện trong 407 công ty công nghiệp nữa, tức là tổng cộng trong 751 công
ty.”(tr67).
“Sự liên hiệp về người” giữa ngân hàng với công nghiệp được bổ xung
bằng “sự liên hiệp về người” giữa những công ty ngân hàng và công nghiệp
với chính phủ, những chức vụ quan trọng trong hội đồng giám sát được dành
cho những người có danh tiếng, những cứu viên chức nhà nước.
1 là: Việc liên hệ với công nghiệp được giao toàn bộ cho một giám
đốc, đó là công việc chuyên môn của giám đốc đó.
Song song với việc mở rộng phạm vi hoạt động của các doanh
nghiệp, các ban quản trị …thì việc chuyên môn hóa những người lãnh đạo các
ngân hàng lớn cũng được đẩy mạnh. Qúa trình đó chỉ thực hiện được trong
điều kiện toàn bộ hệ thống ngân hàng có quy mô lớn hoặc có liên hệ rộng rãi
trong giới công nghiệp. Sự phân công hình thành theo 2 hướng:
2là: Mỗi giám đốc đảm nhiệm việc giám sát riêng từng xí nghiệp
….Tóm lại trong các ngân hàng lớn tùy thuộc vào quy mô hoạt động mà sự
phân công giữa những người lãnh đạo trong ngân hàng được phân biệt rõ rang
với mục đích nâng họ lên giúp họ có thêm khả năng xét đoán, thông thạo
trong những vấn đề chung của công nghiệp chuẩn bị cho họ những kiến thưc
cơ bản nhất trong nghành ngân hàng.Ngoài phương pháp này ngân hàng còn
có khuynh hướng bầu thêm những người hiểu biết, những nhà kinh doanh
nhưng nhà cựu viên chức phù hợp.

22


Kết quả đem lại là sự hợp nhất ngày càng chặt chẽ giữa TB ngân
hàng và TB công nghiệp như Bu-kha xin nói: “là sự hòa vào nhau giữa TB
ngân hàng và tư bản công nghiệp” hay hiểu cách khác là sự phát triển của

ngân hàng những cơ quan thật sự có “tính vạn năng”.
Độc quyền ngân hàng ra đời còn mang một vai trò mới trong việc đưa
tới một nền kinh tế thống nhất toàn quốc .Hệ thống các chi nhánh ngân hàng
của các tổ chức độc quyền phân bố ở khắp nơi thành những mạch máu dày
đặc , “nó bao phủ cả nước ,tập trung hết thảy tư bản và các khoản thu nhập
bằng tiền , biến hàng nghìn , hàng vạn doanh nghiệp tản mạn , thành một đơn
vị kinh tế tư bản chủ nghĩa thống nhất toàn quốc , rồi sau đó thành một đơn
vị kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới” (Lênin toàn tập, t.17 ,tr.420)
Sự thống trị của đầu sỏ tài chính trong lĩnh vực kinh tế độc quyền thực
hiẹn thông qua nhiều hình thức :chế độ tham dự, lập công ty mới ,phát hành
chứng khoán, kinh doanh ruộng đất thành phố…trong đó chế độ tham dự là
hình thức chủ yếu nhất .Thực chất của chế độ tham dự là tư bản taì chính nắm
số phiếu khống chế công ty mẹ, từ công ty mẹ lại nắm số phiếu khống chế
công ty con và công ty cháu.Với chế độ tham dự như vậy, bằng một lượng tư
bản
Bên cạnh dó , độc quyền ngân hàng cũng thúc đẩy tiến bộ của khoa
học kỹ thuật .Ngân hàng nắm trong tay một khối lượng tư bản lớn , lại khống
chế được tư bản công nghiệp nên nó có vai trò lớn trong việc cung cấp vốn
ban đầu để nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên, không phải mọi xí nghiệp , mọi ngành đều được hưởng sự
hỗ trợ này , chỉ những xí nghiệp mang lại lợi ích cho ngân hàng ,gắn kết với
ngân hàng mà thôi. Lênin viết “Chẳng hạn, các ngân hàng thành lập ra những
hội chuyên nghiên cứu kỹ thuật ,mà kết quả của những công trình nghiên cứu
này , thì cố nhiên chỉ có những xí nghiệp công nghiệp “bạn” mới được
hưởng”

23


Như vậy mối lien hệ chặt chẽ tự nhiên giữa độc quyền công nghiệp và

độc quyền ngân hàng xuất hiện. Nó thường bỉểu hiện theo cách: Độc quyền
ngân hàng bỏ ra một số tiền mua cổ phiếu phát hành của các tổ chức độc
quyền công chốt ,chi phối tuyệt đại bộ phận của cải của xã hội . Đó chính là
bọn đầu sỏ tài chính hay bon tài phiệt.đầu tư nhỏ, tư bản tài chính và đầu sỏ
tài chính có thể chi phối và điều tiết được một khối lượng tư bản lớn gấp
nhiều lần.

Thống trị về kinh tế là cơ sở để thống trị về chính trị , xã hội,

chúng nắm lấy bộ máy nhà nước và biến nó thnàh công cụ đắc lực cho mục
đích của mình. Chúng quyết định mọi đường lối đối nội và đối ngoại của nhà
nước tư sản.
Dưới sự thống trị của tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính đã làm cho tư
bản sở hữu và tư bản kinh doanh tách rời nhau tới cao độ và đưa tới nhiều xu
hướng cực đoan ,quân lãnh thổ thế giới.phiệt như: chạy đua vũ trang, phân
chia lại thị trường thế giới
2.2) Sự hình thành của TBTC
Để nói về sự hình thành của tư bản tài chính Lê Nin đưa ra nhận định
của Hin phéc đinh đầu tiên “TBTC là do ngân hàng chi phối và do các nhà
công nghiệp sử dụng”.
Định nghĩa này chưa đầy đủ, vì nó không chỉ rõ một trong những yếu
tố quan trọng nhất, cụ thể là sự tập trung sản xuất và tư bản đã phát triển
mạnh đến nỗi đang và đã dẫn tới độc quyền, nhưng toàn bộ sự trình bày đều
nhấn vai trò của các tổ chức ĐQTBCN, trong khi bản chất của CNĐQ thì
chưa đánh giá đúng mức.

24


Lê Nin lại đưa ra ý kiến riêng của mình. Theo ông “sự tập trung sản

xuất, các tổ cchuwc độc quyền sinh ra từ sự tập trung đó, sự hợp nhất như hòa
vào nhau giữa ngân hàng và công nghiệp –đó là lịch sử phát sinh của tư bản
tài chính. Như vậy có thể thấy TBTC là sự liên kết sức mạnh của các độc
quyền ngân hàng với độc quyền trong lĩnh vực công nghiệp mà xét đến cùng
là sự lệ thuộc của công nghiệp vào độc quyền ngân hàng.
Khi sự lệ thuộc đó ngày càng chặt chẽ, độc quyền ngân hàng tìm
cách củng cố sự liên kết phụ thuộc ấy bằng cách hình thành nên một hệ thống
các hình thức chi phối đối với chủ nghĩa độc quyền công nghiệp(chế đọ tham
dự, phát hành chứng khoán, kinh doanh ruộng đất).Trong số đó chế độ “tham
dự” là khá phổ biến, “ chế độ tham dự mà chúng tôi đã nói ở trên phải coi là
điều quan trọng nhất”.Để hiểu rõ thực chất về hình thức này nhà kinh tế học
người Đức “Hai-man đưa ra nhận định “người lãnh đạo đứng ra kiểm soát
công ty gốc(theo đúng chữ công ty mẹ);công ty gốc lại chi phối các công ty
phụ thuộc vào nó(các công ty con);các công ty con này lại chi phối cá (công
ty cháu). Cũng dễ dàng nhận thấy chỉ cần với một lượng tư bản nhỏ ứ ra ban
đầu thì sau đó thì người ta có thể chi phối được một lượng tư bản lớn hơn gấp
nhiều lần.
Nếu 50% tổng số tư bản là luôn luôn đủ để kểm soát một công ty cổ
phần, thì người lãnh đạo chỉ cần có một triệu là có thể kiểm soát được tư bản
8tr trong “công ty cháu”.Và nếu lối “tổ chưc móc xích ấy” cứ phát triển lên
thì với 1tr người ta có thể kiểm soát được 16tr,32tr…(tr 81).
Như vậy ta thấy thông qua chế độ “tham dự”-thành lập ngân hàng cổ
phần và phát hành cổ phiếu để huy động vốn, tập trung một khối lượng vốn
khổng lồ của xã hội vào trong tay các ngân hàng và ngân hàng sử dụng nó
làm công cụ chi phối nèn kinh tế.

25


Nhưng chế độ “tham dự” không phải chỉ để dành cho quyền lực của

bọn độc quyền phát triển lên thôi mà còn là cơ hội để chúng vơ vét hết của
cải,tài sản của công chúng bằng mọi thủ đoạn đen tối và bẩn thỉu mà không
phải chịu bất kì loại hình phạt nào, vì theo pháp luật thì bọn lãnh đạo(công ty
mẹ) không phải chịu trách nhiệm gì về (công ty con) trên thực tế những” công
ty con” này là độc lập hoạt động
Trên thực tế ngoài chế độ “tham dự” thì hình thức “phát hành chứng
khoán” cũng khá phổ biến ở những nước tư bản phát triển như Mỹ,Pháp. Tư
bản tài chinhsvaof tagy một số ít người và giữ vị trí độc quyền đã thu được
món lời rất lớn và ngày càng tăng nhờ vào hình thức này, không những thế
nó còn giúp củng cố vị trí thống trị của bọn đầu sỏ tài chính và bắt toàn thể xã
hội phải nộp cống cho bọn độc quyền. Hin-phec-đinh đã đưa ra vô số những
ví dụ về lối “kinh doanh” kiểu này ở mỹ: “Năm 1887 nhờ việc hợp nhất 15
công ty nhỏ với số tư bản chung là 6 ½ triệu đô la,Ông ha-ven-nai-ơ đã sang
lập ra to-rơt độc quyền.tơ-rớt độc quyền đã quy định những giá cả độc quyền
làm cho nó có những khoản thu nhập đủ để có thể trả 10% lợi tức cổ phần cho
số tư bản “pha thêm”góp 7 lần, tức là trả gần 70% cho số tư bản thực tế bỏ ra
khi sang lập tơ-rớt.

26


×