Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Tăng cường quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.85 KB, 128 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của
tôi. Những tài liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Các kết
quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo
viên hướng dẫn.
Học viên thực hiện

Phạm Văn Anh


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Quý thầy cô Viện đào tạo Sau đại
học - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tận tâm giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi
học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS.
Hoàng Văn Cường đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn các anh chị đồng nghiệp đang
công tác tại Cục Hải quan tỉnh Điện Biên đã hết lòng hỗ trợ, cung
cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận
văn.
Học viên thực hiện

Phạm Văn Anh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.......................................................................1


PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
Tổng cộng...........................................................................................................84


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
.
AFTA
APEC
ASEAN
BTA
CEPT/AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ
Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung cho
khu vực

CEPT
DN
DNNK
ĐTNT
GATT
GDP
GTGT
HQ
HQCK
NSNN
TTĐB

WTO

thương mại tự do ASEAN
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhập khẩu
Đối tượng nộp thuế
Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
Tổng sản phẩm quốc nội
Giá trị gia tăng
Hải quan
Hải quan cửa khẩu
Ngân sách nhà nước
Tiêu thụ đặc biệt
Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.......................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
Tổng cộng...........................................................................................................84

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.......................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
Tổng cộng...........................................................................................................84


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện toàn cầu hoá đã trở thành một xu thế phổ
biến, mang lại nhiểu lợi ích đối với sự ổn định và phát triển nền
kinh tế của nhiều nước trên thế giới thì sự hội nhập của các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam cũng là một tất yếu khách
quan. Để tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế
quốc tế, các nước cần phải thực hiện nhiều cam kết quốc tế, trong
đó có việc hạn chế và tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế quan nhằm thực
hiện tự do hoá thương mại toàn cầu. Điều này sẽ ảnh hưởng không
nhỏ đến hệ thống chính sách thuế và sẽ tác động trực tiếp đến nguồn
thu của Ngân sách Nhà nước, do vậy sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt
kinh tế xã hội của một đất nước.
Từ đầu năm 2007, Việt Nam đã được kết nạp là thành viên thứ
150 của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và đang trong lộ trình
thực hiện những cam kết song phương và đa phương với các nước,
các khu vực và với WTO để được công nhận là nền kinh tế thị
trường thực sự vào năm 2018. Thực hiện tốt những cam kết này,
nước ta sẽ được hưởng những quyền lợi của một thành viên chính
thức, song việc phải cắt giảm hàng rào thuế quan chắc chắn sẽ ảnh
hưởng đến nguồn thu của Ngân sách Nhà nước từ thuế nhập khẩu.
Trong điều kiện như vậy, nếu công tác quản lý thuế nhập khẩu
không được củng cố và tăng cường một cách khoa học và hiệu quả,


2

thu Ngân sách Nhà nước sẽ bị cắt giảm và ảnh hưởng đến cân đối
thu – chi cũng như thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà
nước đối với sự ổn định của nền kinh tế. Trách nhiệm của ngành
Hải quan Việt Nam là phải đảm bảo thu đầy đủ nguồn thu từ thuế

nhập khẩu vốn đã bị cắt giảm theo cam kết để đảm bảo sự thành
công của tiến trình hội nhập cũng như giảm bớt căng thẳng của việc
cân bằng thu - chi của Ngân sách Nhà nước. Đây thực sự là một
thách thức không nhỏ của ngành Hải quan Việt Nam bởi lẽ trên thực
tế thuế nhập khẩu hàng hóa luôn bị giảm theo quá trình thực hiện
cam kết trong hội nhập. Ngoài ra, chính sách thuế nhập khẩu và
công tác quản lý thuế nhập khẩu của nước ta vẫn còn nhiều bất cập
như: quá cụ thể để tạo ra nhiều khe hở; quá nhiều các văn bản pháp
quy gây khó khăn cho việc quản lý của Hải quan, khó hiểu đối với
các cá nhân và doanh nghiệp nhập khẩu; trong khi chính sách về
thuế nhập khẩu thay đổi thường xuyên; tình trạng buôn lậu và gian
lận thương mại vẫn còn khá phố biến và nhà nước thì lại chưa có
các biện pháp thực sự hiệu quả để giải quyết vấn các đề này. Điều
này không chỉ gây khó khăn cho hoạt động của Nhà nước, tăng “chi
phí” cơ hội của hội nhập và do vậy có thể coi là một cản trở đối với
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển quan hệ kinh tế đối
ngoại, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước.
Với những phân tích trên đây, yêu cầu đặt ra đối với công tác
quản lý thuế nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cần


3

phải được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng
thời cũng thể hiện được vai trò bảo hộ sản xuất trong nước, duy trì
và đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước. Xuất phát từ đòi
hỏi trên của thực tế đề tài: “Tăng cường quản lý thuế nhập khẩu
tại Cục hải quan tỉnh Điện Biên” được tác giả lựa chọn để nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận thuế nhập khẩu và quản lý
thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan.
- Phân tích và đánh giá thực trạng về quản lý thuế nhập khẩu tại
Cục hải quan tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2011-2013.
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần
tăng cường quản lý thuế nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Điện Biên
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý thuế nhập khẩu của cơ
quan hải quan cấp tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu vào các nội dung
kê khai thuế, quản lý thu, miễn giảm thuế, quản lý sau thông quan,
giải quyết khiếu nại về thuế.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chủ yếu về hoạt
động quản lý thuế nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Điện Biên giai
đoạn 2011-2013.
4. Phương pháp nghiên cứu


4

Luận văn vận dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học
bao gồm: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng
hợp, phương pháp so sánh, v.v... Trên cơ sở hệ thống dữ liệu thứ
cấp (với nguồn dữ liệu, thông tin được tác giả thu thập từ các
website, số liệu thống kê của cơ quan quản lý, sách báo, tạp chí…);
Ngoài ra, Luận văn còn được nghiên cứu kết hợp việc phỏng vấn
các chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý
thuế của Cục hải quan tỉnh Điện Biên cũng như các chuyên gia
trong ngành. Các nội dung phân tích, đánh giá, nhận xét và đề xuất
các giải pháp, kiến nghị được nghiên cứu và trình bày cũng dựa trên
trên quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước về những vấn đề quản lý thuế nhập khẩu của cơ quan Hải
quan.
5. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 3 Chương như sau:
* Chương 1: Tổng quan về thuế nhập khẩu và quản lý thuế
nhập khẩu
* Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế nhập khẩu tại
Cục hải quan tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2013
* Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý thuế nhập khẩu tại
Cục hải quan tỉnh Điện Biên


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THUẾ NHẬP KHẨU VÀ QUẢN LÝ CỦA
CƠ QUAN HẢI QUAN ĐỐI VỚI THUẾ NHẬP KHẨU
1.1.

Khái quát về thuế nhập khẩu

1.1.1.

Khái niệm và đặc điểm thuế nhập khẩu

1.1.1.1.

Thuế và thuế nhập khẩu


Thuế là một loại nghĩa vụ tài chính hay một khoản nộp bắt
buộc mà các chủ thể kinh tế (bao gồm cả thể nhân và pháp nhân)
có nghĩa vụ phải thực hiện đối với nhà nước khi tiến hành các
hoạt động sản xuất kinh doanh và có thu nhập. Chủ thể kinh tế
thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, có thu nhập lớn hơn chi
phí sẽ phải nộp thuế. Các chủ thể không tiến hành sản xuất kinh
doanh nhưng có thu nhập cũng phải nộp thuế. Tính bắt buộc của
thuế là được phổ biến thành luật hay luôn được thể hiện trên cơ sở
các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành. Thuế luôn có tính
chất không ngang giá và không được hoàn trả trực tiếp cho đối
tượng nộp thuế. Do vậy, thuế thực sự là một phạm trù lịch sử cụ
thể gắn liền với sự ra đời và tồn tại bộ máy nhà nước và gắn với
việc thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước đối
với nền kinh tế xã hội.
Trên góc độ Nhà nước và cơ quan quản lý thuế, thuế được
hiểu là hình thức huy động nguồn tài chính cho Ngân sách Nhà


6

nước (NSNN) nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho bộ máy của
Nhà nước và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước đối
với sự ổn định và phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Nhu
cầu chi tiêu của Nhà nước là rất lớn và thường xuyên, do vậy Nhà
nước phải thực hiện động viên, phân phối lại từ thu nhập của các
chủ thể kinh tế khác tham gia vào hoạt động của nền kinh tế - xã
hội. Tuy nhiên, do tính không ngang giá và không hoàn trả trực tiếp,
đối tượng chịu thuế không tự nguyện hay sẵn sàng nộp cho nên Nhà
nước phải sử dụng quyền lực để bắt buộc các chủ thể kinh tế đóng
góp thông qua việc ban hành các Luật thuế. Do vậy có thể nói ngắn

gọn, thuế là nghĩa vụ tài chính bắt buộc đối với các đối tượng chịu
thuế và được phổ biến thành luật.
Từ khi được phát hiện và áp dụng đến nay, ở hầu khắp các
nước trên thế giới thuế luôn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà
nước và là công cụ điều tiết vĩ mô rất quan trọng. Thuế không
những đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN, góp phần định hướng
cho sản xuất và tiêu dùng, do đó không những có thể điều tiết nhịp
độ tăng trưởng mà còn là công cụ phân phối lại, đảm bảo phúc lợi
và sự công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách người giàu, người
nghèo. Chính vì vậy, ở các nước phát triển, việc xây dựng và hoàn
thiện chính sách thuế cũng như việc quản lý thuế là vấn đề được đặc
biệt coi trọng.


7

Mặc dù có cùng bản chất và vai trò, song thuế có thể được
phân chia thành nhiều loại với những tên gọi khác nhau căn cứ vào
các tiêu thức phân chia và mục đích nghiên cứu. Trong đó, Thuế
nhập khẩu là tên gọi của một loại thuế mà đối tượng chịu thuế là
hàng hóa nhập khẩu.
Như vậy, thuế nhập khẩu là loại thuế được xác định trên cơ sở
giá trị hàng hóa được nhập khẩu từ nước khác. Trong hệ thống thuế
của một quốc gia thì thuế nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng,
không chỉ tạo nguồn thu cho NSNN từ lượng hàng hóa và dịch vụ
được nhập khẩu mà còn là công cụ hữu hiệu để nhà nước có thể
kiểm soát hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, thực hiện
bảo trợ mậu dịch cũng như kiểm soát sự cân bằng của cán cân thanh
toán quốc tế và hiệu quả của các chính sách, mục tiêu kinh tế đối
ngoại trong từng thời kỳ. Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với một số

sắc thuế nội địa nhưng thuế nhập khẩu đã nhanh chóng khẳng định
được vai trò, tác dụng to lớn của mình đối với nền kinh tế quốc gia,
đặc biệt là vai trò kiểm soát hàng hoá nhập khẩu bên ngoài và bảo
bộ sản xuất trong nước. Ngày nay, cho dù xu hướng hội nhập kinh
tế quốc tế đang từng bước ảnh hưởng đến thuế nhập khẩu theo
hướng hạn chế vai trò của loại thuế này ở mỗi quốc gia song về cơ
bản, thuế nhập khẩu vẫn là giải pháp quản lý vĩ mô có hiệu quả đối
hoạt động thương mại quốc tế và đối với nền kinh tế trong nước.


8

Khái niệm về thuế nhập khẩu được trình bày khác nhau trong
một số tài liệu ở các nước khác nhau. Ở một số nước, thuế nhập
khẩu thường có tên gọi chung là thuế quan (Tariffs hay Customs
duty). Đây là một loại thuế mà các nước dùng để đánh vào hàng hóa
nhập khẩu tại các cửa khẩu nhằm huy động nguồn thu cho NSNN,
thực hiện kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ sản
xuất và thể hiện sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình hoạt động
ngoại thương, buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia.
Theo Từ điển Luật học: “Thuế nhập khẩu là một loại thuế gián
thu đánh vào các loại hàng hóa nhập khẩu qua biên giới”. Khái niệm
này chưa nêu được các đặc điểm, vai trò và chưa bao quát hết đối
tượng chịu thuế, chỉ nêu được một đặc điểm của thuế nhập khẩu - là
một loại thuế gián thu và đối tượng là thu vào các mặt hàng nhập
khẩu qua biên giới. Tuy nhiên, trên thực tế, theo thông lệ quốc tế,
hàng hóa nhập khẩu từ khu chế xuất, khu phi thuế quan…vào thị
trường nội địa cũng được coi là hàng hóa nhập khẩu. Ngoài đặc
điểm là thuế gián thu, thuế nhập khẩu còn có một số đặc điểm khác,
ví dụ: thuế nhập khẩu chỉ thu vào hàng hóa nhập khẩu, luôn gắn

chặt với hoạt động kinh tế đối ngoại.
Theo Từ điển Kinh tế học (Anh-Việt) giải thích: “Thuế nhập
khẩu (import duty) là khoản thuế mà Chính phủ đánh vào sản phẩm
nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được sử dụng để tăng nguồn thu cho
Chính phủ và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước với sự cạnh


9

tranh của nước ngoài”. Khái niệm này tuy đã hàm chứa những vai
trò của thuế nhập khẩu nhưng lại chưa nêu được những đặc điểm
đặc thù của thuế nhập khẩu so với các loại thuế khác. Để hiểu một
cách chính xác, đầy đủ về thuế nhập khẩu, khái niệm về thuế nhập
khẩu phải hàm chứa những nội dung cơ bản sau đây: thứ nhất, phải
khẳng định thuế nhập khẩu là một loại thuế gián thu, một yếu tố cấu
thành trong giá cả hàng hóa nhập khẩu; thứ hai, phải nêu rõ phạm vi
áp dụng của thuế nhập khẩu là với hàng hóa được phép nhập khẩu,
bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu từ khu chế xuất và từ nước ngoài
vào thị trường trong nước; thứ ba, phải nêu rõ những điểm khác biệt
của thuế nhập khẩu với các loại thuế khác là không áp dụng đối với
hàng hóa sản xuất và được tiêu thụ ở thị trường trong nước mà chỉ
đánh vào hàng hóa nhập khẩu và luôn luôn gắn với hoạt động nhập
khẩu để quản lý hoạt động nhập khẩu. Do vậy, thuế nhập khẩu là
một trong những công cụ thuộc chính sách kinh tế thương mại quốc
tế của một quốc gia.
Từ những nội dung trên đây, có thể định nghĩa: “Thuế nhập
khẩu là một loại thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá cả
hàng hóa, do các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa thuộc đối
tượng chịu thuế, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp theo luật
định cho Nhà nước. Thuế nhập khẩu là một bộ phận quan trọng

trong hệ thống chính sách kinh tế tài chính, thương mại vĩ mô tổng
hợp, gắn liền với cơ chế quản lý nhập khẩu, và chính sách đối


10

ngoại của một quốc gia”. (Trích từ: “Thuế hải quan 2012 – Nhà
xuất bản Hà nội).
1.1.1.2.

Đặc điểm của thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu luôn có một số đặc điểm mang tính đặc thù có
thể được nhấn mạnh như sau:
Một là, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu nhằm huy động
một phần giá trị mới trong tổng giá cả hàng hoá trao đổi qua biên
giới một nước. Người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân thực hiện
hành vi nhập khẩu hàng hoá, còn người thực sự chịu thuế là người
tiêu dùng các loại hàng hoá đó. Người tiêu dùng mua hàng hoá với
giá cả trong đó có cả thuế nhập khẩu, do vậy mới là người phải thực
sự thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Với cơ chế này,
người kinh doanh hàng hoá nhập khẩu khi bán hàng hoá cũng là lúc
họ thu hộ thuế nhập khẩu cho Nhà nước và nộp khoản thuế nhập
khẩu này cho Nhà nước, tức là nộp hộ cho những người tiêu dùng
hàng hoá nhập khẩu. Do đó, thuế nhập khẩu cũng là một loại thuế
điều tiết vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu,
thông qua cơ chế giá hàng hoá và dịch vụ. Thuế nhập khẩu dường
như “được ẩn” trong giá bán hàng hoá nên người chịu thuế, người
tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu ít có cảm giác bị Nhà nước đánh
thuế.

Hai là, thuế nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại
thương, cụ thể là hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Thuế nhập khẩu là


11

một công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm kiểm soát hoạt động
ngoại thương thông qua việc kê khai, kiểm tra, tính thuế đối với các
loại hàng hoá nhập khẩu. Việc đánh thuế thường căn cứ vào giá trị và
chủng loại hàng hoá nhập khẩu. Giá trị của hàng hoá được xác định
làm căn cứ tính thuế nhập khẩu giá trị của hàng hoá tại cửa khẩu nhập
đầu tiên. Thuế nhập khẩu được đánh vào các nhóm hàng hoặc các mặt
hàng nhập khẩu, đối với các loại hàng hoá nhập khẩu khác nhau thì có
các mức thuế khác nhau, có biểu thuế khác nhau và có thuế suất khác
nhau ... và những điều này đã được quy định rõ trong Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu của mỗi nước.
Ba là, thuế nhập khẩu là một khoản thu nhập của Ngân sách
Nhà nước chịu sự tác động của các yếu tố về chính trị và xã hội, kinh
tế trong những thời kỳ nhất định. Các yếu tố về chính trị, xã hội tác
động đến thuế nhập khẩu như là: Quan điểm đường lối, chủ trương
phát triển kinh tế, chiến lược công nghiệp hóa, chính sách thương
mại quốc tế, tập quán tiêu dùng của các lớp dân cư, truyền thống
văn hoá, xã hội của dân tộc... Các yếu tố về kinh tế tác động đến
thuế nhập khẩu là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, thu nhập
bình quân đầu người, giá cả, thị trường, sự biến động của các dòng
vốn đầu tư nước ngoài...
1.1.2.

Vai trò của thuế nhập khẩu
Là một bộ phận cấu thành trong hệ thống thuế quốc gia, thuế


nhập khẩu ở các nước trên thế giới thường được phổ biến thành luật


12

– Luật thuế xuất nhập khẩu hay Luật thuế nhập khẩu riêng. Đây là
một công cụ đặc biệt quan trọng mà bất kỳ Nhà nước nào cũng sử
dụng để tập trung thu nhập từ các hoạt động nhập khẩu hàng hóa
nhằm đảm bảo thu NSNN và thực hiện chức năng của mình đối với
quản lý nhập khẩu. Vai trò của thuế nhập khẩu trong các thời kỳ về
cơ bản là như nhau, tuy nhiên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
như hiện nay thì thuế nhập khẩu còn thể hiện với vai trò là một công
cụ để thực hiện các chính sách đối ngoại giữa các quốc gia đã đàm
phán và ký kết thỏa thuận với nhau.
1.1.2.1. Thuế nhập khẩu là công cụ kiểm soát hàng hóa nhập khẩu
Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu là rất cần thiết đối với mọi
quốc gia, đặc biệt trong xu thế tự do hoá thương mại và tài chính
trong các khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Ngay cả trong điều kiện
hoàn toàn mở cửa và hội nhập quốc tế, việc kiểm soát hàng hóa
nhập khẩu góp phần hạn chế thâm hụt thương mại và dự trữ quốc tế,
tránh sự lệ thuộc về hàng hóa, dịch vụ và tài chính vào các quốc gia
khác.
Thông qua việc xác định và thực hiện thu thuế nhập khẩu, các
cơ quan chức năng của Nhà nước sẽ kiểm soát được thực chất khối
lượng, chủng loại hàng hóa được nhập khẩu qua cửa khẩu, do vậy
Nhà nước sẽ kiểm soát được tổng khối lượng hàng hóa nhập khẩu,
tương ứng với tổng giá trị ngoại tệ phải chi trả, v.v… Mặt khác,
thông qua kiểm tra, kiểm soát thuế nhập khẩu, cơ quan chức năng



13

của Nhà nước hoàn toàn có thể kiểm soát được mức độ chấp hành
các chính sách về nhập khẩu hàng hóa để có các biện pháp xử lý kịp
thời, bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật và hạn chế những tác động
tiêu cực của những hàng hóa cấm nhập khẩu đối với sản xuất kinh
doanh và đời sống của nhân dân trong nước.
1.1.2.2. Bảo hộ sản xuất trong nước
Ngoài chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế thuế nhập
khẩu còn có chức năng bảo hộ nền sản xuất trong nước thông qua
việc tác động vào giá cả hàng hóa nhập khẩu trên thị trường. Thuế
nhập khẩu bảo hộ hàng sản xuất trong nước bằng cách làm tăng khả
năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước thông qua cạnh
tranh về giá cả thấp. Nó giảm dẫn hiệu lực trong bối cảnh tham gia
vào các thỏa thuận thương mại quốc tế. Trên thực tế, một số loại
hàng hóa vĩnh viễn được bảo hộ thông qua các hình thức trá hình
của thuế bảo hộ.
1.1.2.3.

Huy động tài chính cho Ngân sách Nhà nước

Khi thực hiện chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế
và bảo hộ sản xuất trong nước, thuế nhập khẩu góp phần quan trọng
trong việc hình thành nguồn thu cho NSNN. Mặc dù quá trình tham
gia, hội nhập kinh tế quốc tế thu thuế nhập khẩu ở mức cao vừa bảo
hộ sản xuất trong nước, vừa đóng góp nguồn thu đáng kể cho ngân
sách. Ngược lại, thu thuế nhập khẩu thấp, tức khuyến khích nhập
khẩu, nhìn bề ngoài số thu đóng góp cho ngân sách thấp hoặc không



14

đáng kể, nhưng xét trong tổng thể quy trình sản xuất xã hội, thì thu
ngân sách sẽ tăng lên ở khâu tiêu thụ sản phẩm bằng các loại thuế
nội địa.
1.1.2.4.

Thực hiện các chính sách đối ngoại

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ thương mại với
rất nhiều nước và vùng lãnh thổ, tham gia ký kết nhiều Hiệp định
thương mại, Hiệp định hợp tác đầu tư, thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài của trên 70 nước, là thành viên thứ 150 của WTO vào năm
2006. Để xác định mức độ chịu thuế của các hàng hóa khác nhau
mỗi nước đều xây dựng một biểu thuế quan. Biểu thuế quan là một
bảng tổng hợp quy định một cách có hệ thống các mức thuế quan
đánh vào các loại hàng hóa chịu thuế khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Biểu thuế quan có thể được xây dựng dựa trên phương pháp tự định
hoặc phương pháp thương lượng giữa các quốc gia. Cho nên thuế
quan còn có vai trò thực hiện chính sách đối ngoại với từng quốc gia
trong từng thời kỳ.
1.1.3.

Phân loại thuế nhập khẩu

1.1.3.1.

Các loại thuế nhập khẩu cơ bản


Theo phương pháp tính thuế nhập khẩu thì hiện nay có 3
phương pháp đánh thuế cơ bản: Thuế nhập khẩu theo giá trị hàng
hoá, thuế nhập khẩu tuyệt đối, thuế nhập khẩu hỗn hợp.
* Thuế nhập khẩu tính theo giá trị hàng hoá


15

Thuế nhập khẩu theo giá trị hàng hoá được tính bằng tỷ lệ %
so với giá trị hàng hoá nhập khẩu. Thuế nhập khẩu theo giá trị hàng
hoá được sử dụng phổ biến ở các nước hiện nay. Ưu điểm của
phương pháp đánh thuế nhập khẩu này là gắn giá trị hàng hoá nhập
khẩu của doanh nghiệp, không bị xói mòn bởi lạm phát, thuế suất dễ
điều chỉnh nên mang tính linh hoạt khi tham gia các liên kết kinh tế
quốc tế. Nhược điểm của thuế nhập khẩu theo giá trị hàng hoá là
khó chống lại nạn khai man giá trị tính thuế (fault invoicing), khai
báo Hải quan thiếu chính xác, gian lận thương mại.
* Thuế nhập khẩu cố định
Thuế nhập khẩu cố định (thuế nhập khẩu tuyệt đối) là thu một
khoản tiền cố định trên một đơn vị hàng hoá nhập khẩu. Thuế nhập
khẩu cố định có ưu điểm dễ áp dụng hơn và ngăn chặn được hiện
tượng làm hoá đơn giả cũng như định ra các loại giá nội bộ doanh
nghiệp. Thuế nhập khẩu cố định cũng dễ áp thuế khi thông quan
hàng hoá nhập khẩu, chống được hiện tượng gian lận thuế. Tuy
nhiên, thuế cố định thường bị xói mòn bởi lạm phát, vì lý do này,
các biểu thuế mới thường được tính theo giá trị hàng hoá. Thuế
quan cố định thường rất nặng.
Ví dụ: 2$ tiền thuế cho 2 chiếc áo sơ mi sẽ nặng hơn rất nhiều
đối với áo sơ mi rẻ tiền so với những áo sơ mi mốt và đắt tiền. Vì
vậy, những người tiêu dùng nghèo hơn thường chịu thuế nặng hơn.

Hàng nhập khẩu từ Việt Nam và các nước đang phát triển, có chất


16

lượng thấp hơn trên thị trường, thường chịu thuế nặng hơn và bị cản
trở nhiều hơn.
* Thuế nhập khẩu hỗn hợp
Thuế nhập khẩu hỗn hợp vừa tính theo tỷ lệ % so với giá trị
hàng hoá, dịch vụ vừa thu một khoản tiền tuyệt đối trên một đơn vị
hàng hoá nhập khẩu.
Ví dụ: (1% + 1$)/một đơn vị hàng hoá nhập khẩu.
Phương pháp đánh thuế nhập khẩu hỗn hợp sẽ trung hoà ưu
điểm và nhược điểm của hai phương pháp đánh thuế nhập khẩu trên.
Vừa không bị xói mòn bởi lạm phát vừa ngăn chặn được các hiện
tượng gian lận thuế.
1.1.3.2. Theo mục đích đánh thuế
Theo mục đích đánh thuế, thuế nhập khẩu được chia thành:
Thuế nhập khẩu tài chính (nhằm tăng thu cho NSNN, không có ý
nghĩa bảo trợ mậu dịch), thuế nhập khẩu mang tính chất bảo hộ mậu
dịch.
* Thuế nhập khẩu tài chính
Thuế nhập khẩu tài chính là thuế nhập khẩu nhằm mục địch
tăng thu cho ngân sách quốc gia, còn mục đích hạn chế tiêu dùng
hay bảo hộ mậu dịch chỉ là thứ yếu. Chẳng hạn thuế quan mà một
quốc gia không trồng cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà
phê nhập khẩu có mục đích chủ yếu là tăng thu cho Ngân sách Nhà


17


nước. Hay một quốc gia không nuôi trồng thuỷ hải sản cũng như
không chế biến thuỷ hải sản đánh vào thuỷ hải sản chỉ có mục đích
duy nhất là tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
* Thuế nhập khẩu bảo hộ sản xuất trong nước
Thuế nhập khẩu bảo hộ là thuế nhập khẩu nhằm bảo hộ các
các ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là những ngành công
nghiệp non trẻ, tránh được áp lực cạnh tranh của hàng hoá nhập
khẩu. Ví dụ, một mức thuế suất 20% trên giá trị nhập khẩu một loại
máy móc X nào đó có giá nhập khẩu là 4.000.000 đơn vị tiền tệ sẽ
làm giá cả của chiếc máy đó sau thuế là 4.800.000 đơn vị tiền tệ,
tăng 800.000 đơn vị tiền tệ. Giả sử không có khoản thuế nào khác
nữa thì các nhà nhập khẩu phải bán chiếc máy này ít nhất phải ở
mức giá trên 4.800.000 đơn vị tiền tệ để đảm bảo có lãi. Trong khi
không có thuế nhập khẩu thì các nhà sản xuất trong nước nếu muốn
bán được mặt hàng tương tự chỉ có thể tính giá ở mức trên
4.000.000 đơn vị tiền tệ và khoảng chênh lệch là một mức lợi nhuận
hợp lý.
Như vậy, khi Nhà nước thực hiện đánh thuế nhập khẩu đối với
hàng hóa nhập khẩu buộc nhà nhập khẩu phải bán hàng hóa với giá
cao hơn, để duy trì lợi nhuận cũng như để nộp thuế cho Nhà nước
thì người tiêu dùng sẽ phải trả giá cao hơn do đó có thể giảm nhu
cầu đối với hàng hóa nhập khẩu, tạo cơ hội cho các nhà sản xuất
trong nước có thể tiêu thụ được hàng hóa với giá bán không bị đánh


18

thuế. Nói chung thuế quan bảo hộ được tính toán và đưa ra khi
người ta cho rằng ở nếu không đánh thuế hoặc mức thuế suất nhập

khẩu thấp hơn thì sản xuất trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất
quyết liệt từ hàng nhập khẩu và thị phần về cơ bản sẽ thuộc về các
công ty nước ngoài thông qua các nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, bảo
trợ mậu dịch cũng có giới hạn nhất định do những tác động mặt trái
của chính cơ chế này. Nếu mức bảo trợ quá cao và kéo dài, sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến chính những nhà sản xuất trong nước bởi tâm lý
ỷ lại và được bảo trợ, sẽ không thúc đẩy năng lực sản xuất kinh
doanh, nâng cao hiệu quả và đặc biệt là chất lượng hàng hóa và cuối
cùng sẽ là sự tụt hậu. Ngoài ra, bảo trợ mậu dịch còn luôn bị giới
hạn bởi các cam kết quốc tế và quy định của WTO.
Ranh giới giữa thuế nhập khẩu tài chính (thuế quan tăng thu
ngân sách quốc gia) và thuế quan bảo hộ là khá mỏng manh và
nhiều khi không thể phân biệt được. Một ví dụ khác, giả sử một
quốc gia không trồng và chế biến thuốc lá, nhưng đánh thuế rất cao
vào thuốc lá nhập khẩu để tăng thu cho NSNN nhưng cũng để hạn
chế hút thuốc lá gây ô nhiễm môi trường, có tính chất bảo vệ môi
trường. Thuế quan tăng thu ngân sách thuần túy chỉ có thể có khi
quốc gia đó không có bất kỳ cơ sở sản xuất, gia công, chế biến nào
có liên quan đến mặt hàng nhập khẩu đó. Ngoài trường hợp này ra
thì các loại thuế quan tăng thu ngân sách không nhiều thì ít đều có
tính chất bảo hộ cho sản xuất trong nước, ngoài chức năng tăng thu


19

cho ngân sách, nhưng tính chất bảo hộ không rõ nét như ở thuế quan
bảo hộ.
Theo mức thuế, thuế nhập khẩu được chia thành: Mức thuế tối
đa, mức thuế tối thiểu, mức thuế ưu đãi.
* Thuế nhập khẩu có mức thuế tối đa

Thuế nhập khẩu theo mức thuế tối đa được áp dụng cho những
hàng hoá có xuất xứ từ các nước chưa có quan hệ thương mại bình
thường.
* Thuế nhập khẩu có mức thuế tối thiểu
Thuế nhập khẩu có mức thuế tối thiểu là thuế áp dụng cho
những hàng hoá có xuất xứ từ các nước có quan hệ thương mại bình
thường. Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện quy chế tối huệ
quốc cũng như không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu
với quốc gia đó. Thuế suất thông thường luôn luôn cao hơn so với
thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt của cùng mặt hàng đó.
* Thuế nhập khẩu có mức thuế ưu đãi
Thuế nhập khẩu có mức thuế ưu đãi được áp dụng cho các
hàng hoá xuất xứ từ các nước có thoả thuận hợp tác. Áp dụng đối
với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng
lãnh thổ thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ
thương mại với quốc gia đó. Thuế suất ưu đãi thông thường được


20

quy định cụ thể cho từng mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
do cơ quan chức năng ban hành.
1.1.3.3. Phương pháp tính thuế nhập khẩu
Các nước trên thế giới đều có quy định về phương pháp tính
thuế nhập khẩu và thường được phổ biến thành Luật hay các quy
định mang tính chất pháp quy. Ở Việt Nam, phương pháp tính thuế
được quy định tại khoản 2, Điều 8, Luật thuế nhập khẩu, cụ thể:
“Số thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt
hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với giá tính

thuế và nhân với thuế xuất của từng mặt hàng ghi trong Biểu thuế
tại thời điểm tính thuế. Trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế suất
tuyệt đối thì số thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng
mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với mức
thuế quy định trên một đơn vị hang hoá tại thời điểm tính thuế”.
* Phương pháp áp dụng thuế suất tương đối
Là áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm với căn cứ tính thuế
sẽ bao gồm số lượng hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế, thuế
suất:
- Số lượng hàng hoá nhập khẩu: Số lượng hàng hoá nhập khẩu
làm căn cứ tính thuế là số lượng hàng hóa của từng mặt hàng thực tế
nhập khẩu.
- Trị giá tính thuế: trị tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam.


×