Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Vai trò của ODA trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 20012015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.67 KB, 34 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
----------

BÀI TẬP LỚN
Môn: Kinh tế Đầu tư
Đề tài: Vai trò của ODA trong phát triển kinh tế xã hội
Việt Nam giai đoạn 2001-2015

Nhóm thực hiện: nhóm 06
GVHD: Ths. Lê Huy Đoàn
Lớp: chiều thứ tư

Hà Nội, 3 - 2016
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 06


ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


13

MÃ SINH VIÊN
5043101297
5043101294
5043101299
5043101249
5043101302
5043101250
5033101251
5043101252
5043101304
5043101253
5043101247
5043101305
5043101306

HỌ VÀ TÊN
Nguyễn Cẩm
Trương Thị Hoài
Nguyễn Thị Thu
Bùi Thùy
Hồ Thị
Nguyễn Thị Linh
Nguyễn Phương
Phạm Công
Trần Anh
Lê Thanh
Phạm Thanh
Phạm Thị

Phạm Thị

LỚP
Thúy
KHPT4B
Thương KHPT4B
Trà
KHPT4B
Trang
KHPT4A
Trang
KHPT4B
Trúc
KHPT4A

KHPT3
Tuấn
Tuấn
Tùng
Tùng
Xuyến
Yến

KHPT4A
KHPT4B
KHPT4A
KHPT4A
KHPT4B
KHPT4B


GHI
CHÚ

Nhóm
trưởng


MỤC LỤC


Phần mở đầu
Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm, không đồng đều và còn nhiều
khó khăn. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là trung tâm phát triển năng
động của kinh tế thế giới. Vai trò trung tâm kết nối của ASEAN trong các thiết
chế khu vực tiếp tục được khẳng định nhưng còn nhiều thách thức.Khoa học,
công nghệ phát triển rất nhanh cùng với toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các
quốc gia. Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tăng cường liên kết,
vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, nhất là trong thương mại, đầu tư, nhân lực, khoa
học, công nghệ. Hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng, nhất là hội
nhập kinh tế. Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do đã có và tham gia
các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cùng với việc hình thành Cộng đồng
ASEAN trong năm 2015, kí kết Hiệp định TPP và FTA với nhiều quốc gia, khu
vực mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển nhưng cũng đặt ra không ít khó
khăn, thách thức.
Sau 30 năm đổi mới kể từ năm 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước nghèo, bị chiến tranh tàn phá nặng nề và
kế hoạch hóa tập trung bao cấp, khép kín, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém
phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình và một nền
kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng vào hệ thống kinh tế

toàn cầu.Trong tiến trình phát triển đó, nguồn vốn đóng vai trò cực kì quan trọng
bởi đây là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất tạo ra tăng trưởng, việc
làm, an sinh xã hội,… cho đất nước. Trong đó, vốn ODA đóng vai trò cực kì
quan trọng trong giai đoạn phát triển 2001-2015.
Do tầm quan trọng đặc biệt của nguồn vốn ODA với Việt Nam nên chúng ta
cần nghiên cứu vai trò của nó đối với phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 20012015. Từ những nghiên cứu đó, chúng ta có được những số liệu, bằng chứng
quan trọng để đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu
hút và sử dụng nguồn vốn này, giúp phát triển kinh tế xã hội Việt Nam theo
Nghị Quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Phương hướng,
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020,… Bởi vậy, nhóm chúng tôi
đã chọn đề tài: “Vai trò của ODA trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
giai đoạn 2001-2015”.
Bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi sử dụng phương pháp biện chứng, phân
tích, thống kê, tổng hợp, so sánh,…Ngoài ra còn đề tài được nghiên cứu dựa trên
4


quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lê nin và chủ trương, đường lối của Đảng và
Nhà nước ta để làm rõ đề tài.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo,Bố cục bài nghiên cứu được
chia làm 04 phần:
Chương 1. Cơ sở lí thuyết.
Chương 2. Khái quát thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA 2001-2015.
Chương 3. Vai trò của ODA trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai
đoạn 2001-2015.
Chương 4. Định hướng chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả thu
hút và sử dụng vốn ODA.

5



Phần nội dung
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
1.1.

Khái niệm.

ODA là viết tắt của Official Development Assistance có nghĩa là Viện trợ
phát triển chính thức hay còn gọi là Hỗ trợ phát triển chính thức.
ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại (chiếm ít nhất 25%), viện
trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức liên chính
phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, các
tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển.
 Vai trò của ODA:

Kênh bổ sung vốn quan trọng cho các nước đang phát triển.

Tiếp cận cách thức quản lý mới, hoàn thiện chính sách.

Phát triển cơ sở hạ tầng.

Xóa đói giảm nghèo.

Tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước.
1.2.
Lịch sử hình thành.
Sau đại chiến thế giới thứ II các nước công nghiệp phát triển đã thoả thuận
về sự trợ giúp dưới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiệm ưu
đãi cho các nước đang phát triển. Tổ chức tài chính quốc tế WB (Ngân hàng thế
giới) đã được thành lập tại hội nghị về tài chinh- tiền tệ tổ chức tháng 7 năm

1944 tại Bretton Woods (Mỹ) với mục tiêu là thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng
trưởng phúc lợi của các nước với tư cách như là một tổ chức trung gian về tài
chính, một ngân hàng thực sự với hoạt động chủ yếu là đi vay theo các điều kiện
thương mại bằng cách phát hành trái phiếu để rồi cho vay tài trợ đầu tư tại các
nước.
Tiếp đó một sự kiện quan trọng đã diễn ra đó là tháng 12 năm 1960 tại Pari
các nước đã ký thoả thuận thành lập tổ chức hợp tác kinh tế và phát
triển(OECD). Tổ chức này bao gồm 20 thành viên ban đầu đã đóng góp phần
quan trọng nhất trong việc dung cấp ODA song phương cũng như đa phương.
Trong khuôn khổ hợp tác phát triển, các nước OECD đã lập ra các uỷ ban
chuyên môn trong đó có uỷ ban hỗ trợ phát triển (DAC) nhằm giúp các nước
đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Kể từ khi ra đời ODA đã trải qua các giai đoạn phát triển sau:
Trong những năm 1960 tổng khối lượng ODA tăng chậm đến những năm
1970 và 1980 viện trợ từ các nước thuộc OECD vẫn tăng liên tục.Đến giữa thập
6


niên 80 khối lượng viện trợ đạt mức gấp đôi đầu thập niên 70. Cuối những năm
1980 đến những năm 1990 vẫn tăng nhưng với tỷ lệ thấp.
Năm 1991 viện trợ phát triển chính thức đã đạt đến con số đỉnh điểm là 69 tỷ
USD theo giá năm 1995. Năm 1996 các nước tài trợ OECD đã dành 55,114 tỷ
USD cho viện trợ bằng 0,25% tổng GDP của các nước này cũng trong năm này
tỷ lệ ODA/GNP của các nước DAC chi là 0,25% so với năm 1995 viện trợ của
OECD giảm 3,768 tỷ USD. Trong những năm cuối của thế kỷ 20 và những năm
đầu thế kỷ 21 ODA có xu hướng giảm nhẹ.
Riêng đối với Việt Nam kể từ khi nối lại quan hệ với các nước và tổ chức
cung cấp viện trợ (1993) thì các nước viện trợ vấn ưu tiên cho Việt Nam ngay cả
khi khối lượng viện trợ trên thế giới giảm xuống.
Sau hơn 20 năm, hiện nay ở Việt Nam có trên 50 nhà tài trợ song phương và

đa phương đang hoạt động, cung cấp nguồn ODA và vốn vay ưu đãi cho hầu hết
các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đó là những dữ liệu được công bố tại hội
thảo quốc tế “Đánh giá 20 năm huy động và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam”,
do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 7/8/2015.
1.3.
Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về nguồn vốn ODA.
1.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về nguồn vốn ODA
Đối với Việt Nam, đây là nguồn viện trợ quan trọng đặc biệt trong công cuộc
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhu cầu và đòi
hỏi thiết yếu chính là phát triển kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị
trường và vì vậy, nguồn vốn đủ và kịp thời luôn là đòi hỏi hàng đầu trong mỗi
quyết định phát triển. Chính vì thế, không xa lạ khi Việt Nam coi nguồn vốn
ODA như chìa khóa để thúc đẩy quá trình phát triển trong điều kiện chúng ta
còn thiếu thốn về mọi mặt. Nguồn vốn ODA luôn được đề cập ở trong các văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng. Đó cũng là minh chững cho việc Việt Nam coi trọng nguồn vốn này
như thế nào.
Quan điểm của Đảng trong việc huy động vốn nước ngoài bao gồm vốn vay
ODA luôn được quan tâm và xem xét kỹ lưỡng. Trong báo cáo tổng quan về tình
hình quản lý và thực hiện các dự án ODA tại Hội nghị quản lý các dự án đầu tư
sử dụng vốn ODA cũng đã nêu lên nhu cầu vốn ODA riêng cho đầu tư cơ bản là
rất đáng kể.
Từ đường lối chính sách hiện nay của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh
tế - xã hội đã hình thành nên một hệ thống các quan điểm trong công tác thu hút,
tiếp nhận, quản lý và sử dụng ODA. Các quan điểm này đã giúp các cơ quan
quản lý nhà nước về vốn ODA phát huy tốt hiệu quả của nguồn vốn này. Tùy
từng thời kỳ và giai đoạn phát triển khác nhau, Đảng có những định hướng khác
7



nhau trong thu hút và sử dụng vốn ODA, tuy nhiên đứng trên khía cạnh cốt lõi
thì Đảng đã đề ra những quan điểm chung trong thu hút và sử dụng nguồn vốn
ODA đối với Việt Nam. Các quan điểm bao gồm:
Quan điểm 1: Tranh thủ vốn ODA không gắn với các ràng buộc chính trị;
phù hợp với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại
của Việt Nam.
Quan điểm 2: Sử dụng vốn ODA cần phối hợp với các nguồn vốn khác.
Quan điểm 3: Sử dụng vốn ODA để phát triển hạ tầng kinh tế xã hội có
trọng tâm, trọng điểm.
Quan điểm 4: ODA là khoản vay nợ nước ngoài.
1.3.2.

Định hướng của Đảng và Nhà nước về nguồn vốn ODA

Mỗi giai đoạn khác nhau, Đảng và Nhà nước luôn đề ra các định hướng thu
hút nguồn vốn nước ngoài khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào tình hình và nhu
cầu trong nước. Chính vì vậy, định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA
cũng khác nhau qua các giai đoạn. Ta có thể cụ thể định hướng qua 4 giai đoạn
từ năm 2001 đến 2020 và dài hạn.


Giai đoạn 2001- 2005

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tiếp tục tăng tập trung hỗ trợ xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế như điện, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước; phát
triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo; phát triển y tế, giáo dục và
đào tạo; tăng cường năng lực và thể chế trong các lĩnh vực cải cách hành chính,
luật pháp, quản lý kinh tế; hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất như chế biến thuỷ sản,
nông sản,... Nhiều dự án đầu tư bằng vốn ODA đã được đưa vào sử dụng, góp
phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.



Giai đoạn 2006-2010

Dựa trên cơ cấu vốn ODA thực hiện 5 năm 2001-2005 và các định hướng ưu
tiên về ngành và lĩnh vực theo Kế hoạch phát triển kinh tế xã - hội 2006-2010,
dự kiến cơ cấu vốn ODA theo ngành, lĩnh vực 5 năm 2006-2010 như sau:




Đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản kết hợp
phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói giảm nghèo
Năng lượng và công nghiệp
Giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước và đô thị.
8





Y tế, giáo dục, đào tạo, môi trường, khoa học và công nghệ:
Về khoa học kỹ thuật

Trong thời kỳ 2006-2010, cần thu hút và sử dụng ODA cho một số các lĩnh
vực khác. Các lĩnh vực này không cần vốn đầu tư lớn nhưng lại cần các kinh
nghiệm quốc tế mà các cơ quan có liên quan đến ODA có thể cung cấp. Một số
lĩnh vực cụ thể bao gồm: Bình đẳng giới, tạo việc làm, phát triển mạng lưới an
sinh xã hội, cải cách hành chính, cải cách hệ thống luật pháp, quản lý kinh tế,
xây dựng thể chế, tăng cường năng lực.



Giai đoạn 2011- 2015

Định hướng của Nhà nước giai đoạn 2011-2015về thu hút và sử dụng ODA:








Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài
trợ cho các chương trình, dự án đầu tư công quan trọng khó có khả năng
thu hút đầu tư của khu vực tư nhân ho c sử dụng các nguồn vốn vay
thương mại.
Sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đ i như nguồn vốn hỗ trợ nhằm
khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thông qua
nhiều mô hình và phương thức khác nhau trong đó có hợp tác công - tư
(PPP).
Một phần vốn ODA và vốn vay ưu đãi có thể được sử dụng để đầu tư phát
triển sản xuất nhằm thúc đẩy thương mại, góp phần tạo công ăn việc làm
và tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng, các địa phương.
Giai đoạn 2016- 2020 và trong dài hạn

Trước yêu cầu mới của quan hệ hợp tác phát triển, cần thiết phải xây dựng
Đề án ODA 2016 - 2020 để định hướng chính sách và đề ra những giải pháp
đảm bảo huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi
của các nhà tài trợ nước ngoài, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
5 năm 2016 – 2020.
Do vậy,những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ 2016 - 2020 là:
Phải tập trung cao độ để hoàn thành các chương trình, dự án giai đoạn trước
theo đúng tiến độ và thời hạn cam kết, đưa các công trình vào khai thác, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA và vốn vay ưu đãi trên cơ sở
phân cấp gắn với trách nhiệm, quyền hạn, năng lực quản lý và tính chủ động của
9


các ngành, các cấp; bảo đảm sự phối hợp quản lý, kiểm tra và giám sát chặt chẽ
của các cơ quan liên quan.
Việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi phải
được xem xét, cân đối và lựa chọn trong tổng thể các nguồn vốn đầu tư phát
triển, phải bám sát các mục tiêu của chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của
quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đảm bảo các chỉ số
nợ công, nợ chính phủ và mức bội chi ngân sách nhà nước trong giới hạn cho
phép.
Khuyến khích sự phân công lao động và bổ trợ giữa các nhà tài trợ trong việc
cung cấp nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong khuổn khổ các chương trình
hợp tác phát triển chung, đồng tài trợ theo ngành, lĩnh vực và địa bàn lãnh thổ.
Tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá việc sử dụng vốn ODA và vốn
vay ưu đãi, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình và theo đúng quy
định của pháp luật; chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực,
tham nhũng, lãng phí.

10



Chương 2.Khái quát thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA
2001-2015
2.1.

Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA giai đoạn 2001 – 2005

Trong thời kỳ 2001 – 2005, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích quan
trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong lĩnh vực quan hệ
đối ngoại. Biểu hiện là số vốn mà các nhà tài trợ cam kết, ký kết và giải ngân
cho Việt Nam.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam nguồn vốn ODA khá lớn với
tổng giá trị đạt gần 14,9 tỷ USD. Các chương trình, dự án ODA đã được ký kết
có giá trị hơn 11,2 tỷ USD, trong đó khoảng 80% là nguồn vốn vay ưu đãi. Vốn
ODA giải ngân trong thời kỳ này đạt hơn 7,9 tỷ USD, bằng 88% chỉ tiêu mà Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đề ra (9 tỷ USD).
Tỷ lệ ODA giải ngân trên GDP nằm trong khoảng tử 3,5 – 4%, thấp hơn các
nước tiếp nhận ODA khác có cùng trình độ phát triển.Như vậy với lượng vốn
giải ngân trong giai đoạn 2001 – 2005 mới chỉ chiếm khoảng 70,56% so với
lượng vốn ký kết của nhà tài trợ giành cho Việt Nam. Nhật Bản luôn là nhà tài
trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhưng tình hình giải ngân các khoản vay của
Chính phủ Nhật trong những năm qua đều ở mức thấp: năm 2001 là 9,8% năm
2002 là 7,2% và năm 2003 là 10- 12%.
Để sử dụng nguồn vốn ODA, Việt Nam đã kí kết với cá nhà tài trợ các Hiệp
ước quốc tế về ODA về Dự án, các Nghị định thư, Hiệp định, Chương trình. Từ
năm 2001 đến 2004 tổng các giá trị điều ước quốc tế về ODA đã được quyết
định đạt 8,781 tỉ USD (trong đó 7.385 triệu USD vốn vay và 1.396 triệu USD
viện trợ không hoàn lại) chiếm khoảng 78% tổng nguồn vốn ODA trong cùng
giai đoạn. Trong đó, cơ cấu sử dụng vốn ODA phân theo lĩnh vực như Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực thời kỳ 2001 - 2005
Đơn vị: Triệu USD
Ngành, lĩnh vực
1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Hiệp định ODA ký Giải ngân ODA
kết 2001 - 2005
2001 - 2005
Tổng

Tỷ lệ

Tổng

Tỷ lệ

1.818

16%

1.641

21%
11


kết hợp xoá đói, giảm nghèo
2. Năng lượng và công nghiệp

1.802


16%

1.375

17%

3. Giao thông vận tải, bưu chính viễn
thông, cấp, thoát nước và phát triển đô
thị, trong đó:

3.801

34%

2.559

32%

- Giao thông vận tải, bưu chính viễn
thông

2.753

25%

2.040

25%


- Cấp, thoát nước và phát triển đô thị

1.048

9%

519

7%

4. Y tế, giáo dục đào tạo, môi trường,
khoa học kỹ thuật, các ngành khác,
trong đó:

3.785

34%

2.332

30%

- Y tế, giáo dục đào tạo

1.171

11%

554


7%

351

3%

361

5%

- Các ngành khác

2.263

20%

1.417

18%

Tổng số

11.206

100%

7.907

100%


- Môi trường, khoa học kỹ thuật

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Vốn ODA giải ngân cho lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn kết hợp
xóa đói giảm nghèo đạt 1,641 tỷ USD, bằng 21% tổng giá trị vốn ODA giải
ngân của cả nước.
Vốn ODA giải ngân cho lĩnh vực năng lượng và công nghiệp đạt 1,375 tỷ
USD, bằng 17% tổng giá trị vốn ODA giải ngân của cả nước.
Vốn ODA giải ngân cho lĩnh vực giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,
thoát nước và phát triển đô thị đạt 2,559 tỷ USD bằng 32% tổng giá trị vốn
ODA giải ngân của cả nước.
Vốn ODA giải ngân cho lĩnh vực Y tế giáo dục đào tạo, môi trường, khoa
học kỹ thuật đạt 2,332 tỷ USD, bằng 30% tồng giá trị vốn ODA giải ngân của cả
nước.
2.2.
Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA giai đoạn 2006-2010
Trong bối cảnh Quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng các
nhà tài trợ tiếp tục được tăng cường và phát triển, tình hình cam kết, ký kết và
giải ngân vốn ODA trong thời kỳ 2006 - 2010 đã có bước chuyển biến tích cực.
Thông qua 05 Hội nghị thường niên Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt
Nam (Hội nghị CG), tổng vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ thời kỳ 2006 2010 đạt trên 31,76 tỷ USD. Mức cam kết ODA cao này, đặc biệt trong bối cảnh
một số nhà tài trợ cũng đang gặp khó khăn về kinh tế và nhu cầu về nguồn vốn
12


này đang tăng lên mạnh mẽ trên thế giới, đã thể hiện sự đồng tình và sự ủng hộ
chính trị mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế với công cuộc đổi mới và chính sách
phát triển đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng và Nhà nước ta, sự tin tưởng của
các nhà tài trợ vào hiệu quả tiếp nhận và sử dụng vốn ODA của Việt Nam.
Để hợp thức hóa cam kết vốn ODA bằng các văn kiện pháp lý quốc tế, Chính

phủ và các nhà tài trợ đã ký kết các điều ước quốc tế cụ thể về ODA trên cơ sở
các chương trình và dự án được các bên thông qua. Trong thời kỳ 2006 - 2010,
vốn ODA đã ký kết trong các Điều ước quốc tế cụ thể đạt 20,61 tỷ USD. Đây là
sự nỗ lực chung của các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ trong việc chuẩn bị
các chương trình, dự án và tiến hành các thủ tục đàm phán, ký kết các điều ước
quốc tế cụ thể về ODA.
Với nhận thức rằng cam kết vốn ODA mới chỉ là sự ủng hộ về chính trị, việc
thực hiện nguồn vốn này mới thúc đẩy việc tạo ra các công trình, sản phẩm kinh
tế - xã hội cụ thể để đóng góp vào quá trình phát triển chung của đất nước và của
các Bộ, ngành, địa phương. Do vậy, các ngành, các cấp đã có nhiều cố gắng
trong việc thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA. Trong thời
kỳ 2006 - 2010 tổng vốn ODA giải ngân đạt 13,86 tỷ USD, bằng 67,25% vốn ký
kết. Tuy mức giải ngân vốn ODA đã có những cải thiện nhất định trong những
năm gần đây, song đối với một số nhà tài trợ thì vẫn còn thấp hơn so với mức
bình quân trong khu vực và quốc tế.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cơ cấu nguồn vốn ODA được ký kết về cơ bản phù hợp với định hướng ưu
tiên của Chính phủ trong thời kỳ 2006 – 2010. Những lĩnh vực như năng lượng
và công nghiệp, phát triển giao thông, thông tin liên lạc và cấp thoát nước đô thị
đạt gần mức kế hoạch đặt ra. Riêng các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông
thôn, y tế, giáo dục,… đạt thấp hơn dự kiến từ 3 - 5%.
Bảng 2.2. Cơ cấu ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 2006 – 2010
Đơn vị: Triệu USD

Ngành, lĩnh vực

ODA ký kết

ODA giải ngân


2006 - 2010

2006 - 2010

Tổng ODA

Cơ cấu
Cơ cấu
Tổng ODA
ODA
ODA
13


1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm
nghiệp và thủy sản kết hợp
phát triển nông nghiệp và
nông thôn, xóa đói, giảm
nghèo

3.340

16,21%

2.650

21,76%

2. Năng lượng và công nghiệp


3.910

18,97%

2.120

17,4%

3. Giao thông, bưu chính viễn
thông, cấp thoát nước và đô
thị

7.580

36,78%

3.310

27,19%

4. Y tế, giáo dục và đào tạo,
môi trường, khoa học công
nghệ và các ngành khác (bao
gồm xây dựng thể chế, tăng
cường năng lực…)

5.780

28,04%


4.100

33,65%

Tổng

20.610

100%

12.180

100%

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn, tổng vốn ODA ký kết
trong lĩnh vực này đạt trên 3,34 tỷ USD, bằng 16,21% tổng giá trị ODA ký kết
trong thời kỳ. Vốn ODA giải ngân đạt 2,65 tỷ USD, bằng 21,76% tổng giá trị
vốn ODA giải ngân của cả nước và bằng 79,34% vốn ODA ký kết cho lĩnh vực
này.
Trong thời kỳ 2006 - 2010, vốn ODA ký kết cho ngành năng lượng và công
nghiệp đạt khoảng 3,91 tỷ USD, chiếm 18,97% tổng vốn ODA ký kết thời kỳ
này. Vốn ODA giải ngân cho lĩnh vực năng lượng và công nghiệp đạt 2,12 tỷ
USD, bằng 17,40% tổng giá trị vốn ODA giải ngân của cả nước và bằng 54,22%
vốn ODA ký kết cho lĩnh vực này.
Tổng số vốn ODA được ký kết để hỗ trợ phát triển ngành giao thông vận tải,
bưu chính viễn thông và cấp thoát nước đô thị đạt 7,58 tỷ USD, chiếm tỷ trọng
cao nhất (36,78%) trong cơ cấu nguồn vốn ODA thời kỳ này. Tổng vốn ODA
giải ngân đạt 3,31 tỷ USD, bằng 27,19% tổng giá trị vốn ODA giải ngân của cả

nước và bằng 43,66% vốn ODA ký kết cho lĩnh vực này.
Trong Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các
ngành khác, vốn ODA ký kết trong các lĩnh vực này đạt 5,78 tỷ USD, chiếm
28,04% tổng giá trị ODA ký kết của cả nước; tổng vốn ODA giải ngân đạt 4,1 tỷ
USD, bằng 33,65% tổng giá trị vốn ODA giải ngân của thời kỳ. Tỷ trọng ODA
giải ngân so với ODA ký kết đạt 70,93%.
2.3.
Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA giai đoạn 2011-2015.
14


Sau khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp vào năm 2010,
Việt Nam đã chứng kiến sự suy giảm vốn ODA qua các năm trong thời kỳ 2011
- 2015, đặc biệt đối với vốn ODA viện trợ không hoàn lại. Tổng vốn ODA và
vốn vay ưu đãi ký kết đạt mức cao nhất là 6.904 triệu USD vào năm 2011 sau đó
giảm dần và đến năm 2015 xuống còn 2.759 triệu USD. Thực trạng này xuất
phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Một số nhà tài trợ, đặc biệt các nhà tài trợ vốn ODA viện trợ không hoàn
lại, giảm dần hoặc có kế hoạch chấm dứt chương trình viện trợ chính thức dành
cho Việt Nam trong khi một số nhà tài trợ khác chuyển dần từ cung cấp ODA
vốn vay ưu đãi sang các khoản vay với điều kiện kém ưu đãi hơn.
- Do áp lực nợ công cao, các cơ quan Việt Nam đã thay đổi tư duy từ
số lượng chuyển sang chất lượng, lựa chọn kỹ càng các dự án sử dụng vốn ODA
và vốn vay ưu đãi theo hướng đảm bảo hiệu quả sử dụng các nguồn vốn và khả
năng trả nợ.
- Các Bộ, ngành và địa phương vẫn chưa sẵn sàng tiếp cận các nguồn vay
kém ưu đãi thường áp dụng cơ chế tài chính trong nước theo hình thức cho vay
lại.
Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ với sự nỗ lực cao của các ngành, các
cấp và sự hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ, trong 5 năm 2011 - 2015, tình

hình thực hiện chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi đã đạt được tiến bộ
rõ rệt cả về tiến độ thực hiện chương trình, dự án, cũng như số vốn giải ngân.
Có thể thấy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong thời kỳ 2011 - 2015
đã có những tiến bộ vượt bậc. Tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân thời
kỳ này ước đạt 22,325 tỷ USD (bình quân khoảng 4,46 tỷ USD/năm). Mức giải
ngân này cao gấp 1,6 lần tổng vốn ODA giải ngân trong thời kỳ 2006 - 2010.
Giải ngân của các nhà tài trợ quy mô vốn lớn (WB, Nhật Bản) đã có những cải
thiện đáng kể. Tỷ lệ giải ngân của Nhật Bản tại Việt Nam năm 2011 đứng thứ
hai và năm 2012 đứng thứ nhất trong số các nước nhận ODA của Nhật Bản, tỷ lệ
giải ngân của WB tại Việt Nam tăng từ 13% năm 2011 lên 19% năm 2012.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Về cơ cấu vốn ODA và vốn vay ưu đãi theo ngành và lĩnh vực, Bảng dưới
đây cho thấy các lĩnh vực giao thông vận tải, môi trường (cấp, thoát nước, ứng
phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh,...) và phát triển đô thị, năng lượng
và công nghiệp là những ngành có tỷ trọng vốn ODA và vốn vay ưu đãi tương
đối cao trong khi ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói
15


giảm nghèo, y tế, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, tăng cường
năng lực thể chế,... chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn.
Nguyên nhân của tình hình này là tỷ lệ sử dụng vốn ODA không hoàn lại
trong tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các ngành này thường cao. Hiện nay
vốn ODA không hoàn lại giảm mạnh, cùng với đó phần lớn các chương trình và
dự án trong các ngành này không có khả năng hoàn vốn, do vậy khó sử dụng
vốn vay, nhất là vốn vay ưu đãi (lãi suất cao, thời gian trả nợ ngắn sát với điều
kiện vay thương mại), đồng thời nguồn vốn vay ODA (lãi suất thấp, thời gian trả
nợ dài) hiện đang giảm mạnh.
Bảng 2.3. ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 2011-2015
Đơn vị: Triệu USD


Ngành, lĩnh vực

Trong đó
Tổng
Vốn vay
ODA và
Tỷ lệ
ODA và
vốn vay
Viện trợ (%)
vay ưu
ưu đãi
đãi

1. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Xóa đói giảm nghèo

2.632,23 2.514,79 117,44

9,47

2. Năng lượng và công nghiệp

4.762,50 4.730,15

17,14

3. Giao thông vận tải

9.913,73 9.565,94 347,79 35,68


4. Y tế - Xã hội

1.292,30 1.073,12 219,18

5. Giáo dục và đào tạo

930,13

767,85

32,34

162,28

4,65
3,35

6. Môi trường (cấp, thoát nước, đối phó
5.181,26 5.048,76 132,51 18,65
với biến đổi khí hậu,...) và phát triển đô thị
7. Ngành khác (khoa học công nghệ, tăng
cường năng lực thể chế,...)
Tổng số

3.070,14 2.827,35 242,79 11,05
27.782,29 26.527,95 1.254,34 100,00

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tình hình giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi được cải thiện đưa tới kết quả

nhiều công trình đầu tư bằng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để phát triển cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội, trong đó có nhiều công trình tầm cỡ quốc gia đã hoàn thành
và đưa vào khai thác đúng hạn góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời
sống nhân dân.
Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói
giảm nghèo, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong thời kỳ 2011 - 2015
16


đạt trên 2.632 triệu USD, bằng 9,47% tổng giá trị ODA và vốn vay ưu đãi ký kết
trong cùng kỳ.
Trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp, tổng số vốn ODA và vốn vay ưu
đãi ký kết trong thời kỳ 2011 - 2015 đạt khoảng 4.762 triệu USD, bằng 17,14%
tổng giá trị ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong cùng kỳ.
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết
trong thời kỳ 2011 - 2015 đạt trên 9.913 triệu USD chiếm tỷ trọng cao nhất
(35,68%) trong cơ cấu nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ này.
Trong lĩnh vực y tế - xã hội, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong
thời kỳ 2011 - 2015 đạt khoảng 1.292 triệu USD, bằng 4,65% tổng giá trị ODA
và vốn vay ưu đã ký kết trong cùng kỳ.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết
trong thời kỳ 2011 - 2015 đạt 930 triệu USD, bằng 3,35% tổng giá trị ODA và
vốn vay ưu đãi ký kết trong cùng kỳ.
Trong lĩnh vực môi trường (cấp, thoát nước, ứng phó với biến đổi khí hậu,
tăng trưởng xanh,...) và phát triển đô thị, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký
kết trong thời kỳ 2011 - 2015 đạt khoảng 5.181 triệu USD, bằng 18,65% tổng
giá trị ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong cùng kỳ.
Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tăng cường năng lực thể chế, phát triển
nguồn nhân lực,... tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết trong thời kỳ 2011 2015 đạt trên 3.070 triệu USD, bằng 11,05% tổng giá trị ODA và vốn vay ưu
đãi ký kết trong cùng kỳ.


17


Chương 3.Vai trò của ODA trong phát triển kinh tế xã hội
Việt Nam giai đoạn 2001-2015
Vai trò của ODA trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn
2001-2015.
3.1.1. Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

3.1.

Bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển: ODA đã bổ sung
khoảng 11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 17% trong tổng vốn đầu tư
từ ngân sách nhà nước.
3.1.2. Phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xóa đói, giảm nghèo.
Vốn ODA đã góp phần đáng kể phát triển hệ thống thuỷ lợi, lưới điện nông
thôn, trường học, trạm y tế, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, tín dụng
nông thôn quy mô nhỏ, phát triển nông thôn tổng hợp kết hợp xoá đói, giảm
nghèo.
3.1.3.

Năng lượng và công nghiệp.

Nhờ có vốn ODA, ngành Năng lượng điện đã tăng đáng kể công suất
nguồn; phát triển và mở rộng mạng lưới phân phối điện, kể cả lưới điện nông
thôn, một số cơ sở sản xuất công nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn ODA đã
góp phần tạo công ăn việc làm ở một số địa phương.
3.1.4. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và cấp thoát nước đô thị.
Vốn ODA đã góp phần nâng cấp và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cải

thiện chất lượng dịch vụ. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa,
cảng biển, đường hàng không, cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông đã có những
bước phát triển rõ rệt.
3.1.5. Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các
ngành khác.
 Y tế
Vốn ODA đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật cho
công tác khám và chữa bệnh, tăng cường công tác kế hoạch hóa gia đình; phòng
chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm; đào tạo cán bộ y tế; hỗ trợ xây
dựng chính sách và nâng cao năng lực quản lý ngành.


Giáo dục vào đào tạo

Vốn ODA đã được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công
tác dạy và học ở tất cả các cấp (giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông, giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề); đổi mới sách giáo khoa và
18


chương trình giáo dục phổ thông; đào tạo nâng cao trình độ giáo viên; gửi giáo
viên và sinh viên đi đào tạo và bồi dưỡng ở nước ngoài; xây dựng chính sách và
tăng cường năng lực quản lý ngành.


Môi trường

Trong lĩnh vực Môi trường, vốn ODA đã được sử dụng để hỗ trợ bảo vệ và
cải thiện môi trường sống trong các lĩnh vực như trồng rừng, quản lý nguồn
nước, cấp nước và thoát nước, xử lý nước thải, rác thải ở nhiều thị xã, thành

phố, khu công nghiệp và các khu dân cư tập trung.
3.1.6.

Nguồn vốn ODA góp phần phát triển và tăng cường năng lực con
người.

Phát triển thể chế, tăng cường năng lực con người, chuyển giao tiến bộ khoa
học, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến: vốn ODA đã hỗ trợ tài
chính và chuyên môn để xây dựng một số luật quan trọng như Luật Doanh
nghiệp, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Cạnh
tranh, Luật Phòng, chống tham nhũng và nhiều văn bản dưới luật; chuyển giao
tiến bộ khoa học và công nghệ; kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Một lực lượng lớn
nguồn nhân lực đã được đào tạo và được đào tạo lại ở trong và ngoài nước, góp
phần đáng kể tăng cường năng lực con người cho các cấp.
3.1.7.

Phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương.

Vốn ODA đã góp phần phát triển kinh tế, xã hội và xoá đói, giảm nghèo của
nhiều địa phương, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ (cấp nước,
đường giao thông, trường học, trạm y tế, lưới điện phân phối, điện thoại nông
thôn,...) và phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản của nhiều địa
phương, nhất là các tỉnh nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Giá
trị ODA bình quân đầu người vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đạt 33,98 USD,
vùng đồng bằng sông Hồng đạt 18,42 USD, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải
miền Trung đạt 52,46 USD, vùng Tây Nguyên đạt 21,86 USD, vùng Đông Nam
Bộ đạt 25,4 USD, vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 11,19 USD.
3.2.
Vai trò của ODA trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn
2006-2010.

3.2.1. Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Cơ cấu nguồn vốn ODA được ký kết về cơ bản phù hợp với định hướng ưu
tiên của Chính phủ trong thời kỳ 2006 – 2010.
Nguồn vốn ODA đóng góp quan trọng cho cân đối tài chính quốc gia, nhất là
trong những năm cuối của thời kỳ 2006 - 2010 khi kinh tế Việt Nam chịu tác
động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
19


Mặc dù sự đóng góp của ODA cho GDP của Việt Nam ở mức độ khiêm tốn,
khoảng 3 - 4% trong 5 năm 2006 - 2010, song nguồn vốn này góp phần đảm bảo
cân đối tài chính vĩ mô và đóng góp khoảng 15 - 17% vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển còn
hạn hẹp, đây là nguồn vốn quý báu để đầu tư phát triển các lĩnh vực công ích
nhằm cung cấp cho người dân, nhất là người nghèo ở vùng nông thôn và thành
thị các dịch vụ công thiết yếu (y tế, giáo dục, cấp nước sinh hoạt, cải thiện điều
kiện giao thông,…) với số lượng nhiều hơn, chất lượng tốt hơn và giá cả cạnh
tranh hơn.
ODA đã góp phần quan trọng trong việc phát triển hệ thống chính sách, luật
pháp, xây dựng thể chế phục vụ công cuộc đổi mới và cải cách của Việt Nam
trong quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Nguồn vốn ODA thực hiện trong thời kỳ 2006 - 2010, chủ yếu viện trợ
không hoàn lại, được sử dụng để cung cấp các dịch vụ tư vấn về phát triển chính
sách trên nhiều lĩnh vực như kinh tế vĩ mô, cải cách hệ thống tài chính, ngân
hàng, cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ
trợ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng các luật và các văn bản dưới
luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (như quản lý đất đai, phát triển thương mại,
đấu thầu, xây dựng, quản lý nợ công,…)
Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của
hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc lồng ghép và thực hiện thí điểm một số nội

dung chính sách, thể chế trong khuôn khổ các chương trình, dự án phát triển cơ
sở hạ tầng đầu tư bằng nguồn vốn ODA đã đóng góp phát triển bền vững ngành
này theo định hướng thị trường.
3.2.2. Phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xóa đói, giảm nghèo.
Nguồn vốn này đã được tập trung để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông
thôn quy mô nhỏ (phát triển lưới điện nông thôn, xây dựng giao thông nông
thôn, trường học, các trạm y tế và bệnh viện, các công trình thủy lợi, cấp nước
sinh hoạt và vệ sinh môi trường,…) phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản kết hợp xóa đói giảm nghèo, khuyến nông và chuyển giao công nghệ trồng
trọt và chăn nuôi, cung cấp tín dụng quy mô nhỏ, hỗ trợ tăng cường năng lực
cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi, áp dụng các công nghệ
sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm.
Nguồn vốn ODA góp phần xóa đói giảm nghèo đối với người dân ở các
vùng nông thôn, đã góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam đối với mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc giảm 50% hộ đói nghèo vào năm
2015.

20


Năng lượng và công nghiệp.
Tập trung hỗ trợ phát triển nguồn điện (xây dựng các nhà máy nhiệt điện,
thủy điện: nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ I công suất 1.090 MW.); phát triển mạng
lưới truyền tải và phân phối điện, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng
xanh (điện mặt trời, điện gió) và sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả.
Nguồn vốn ODA đã góp phần tăng sản lượng và chất lượng cung cấp điện
năng cho sản xuất và đời sống, xây dựng ngành điện theo định hướng thị trường
và tăng cường năng lực quản lý ngành.
3.2.4. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông và cấp thoát nước đô thị.

 Trong ngành giao thông vận tải
Vốn ODA đã được tập trung đầu tư phát triển và nâng cấp hệ thống đường
quốc lộ, xây dựng một số cảng biển, củng cố và tăng cường cơ sở hạ tầng ngành
đường sắt, cảng hàng không quốc tế, xây dựng giao thông nội đô ở một số thành
phố lớn (cầu Thanh Trì, cầu Bãi Cháy) và phát triển giao thông nông thôn.
Ngoài ra, ODA đã hỗ trợ tăng cường công tác quy hoạch phát triển giao thông,
tăng cường năng lực quản lý ngành cũng như nâng cao nhận thức, giáo dục pháp
luật và an toàn giao thông trong xã hội.
 Trong ngành bưu chính viễn thông
Vốn ODA tập trung đầu tư, phát triển một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật bưu
chính viễn thông hiện đại có ý nghĩa quốc gia, phục vụ nhu cầu khai thác chung
của mọi thành phần kinh tế, phát triển điện thoại nông thôn, phát triển Internet
cộng đồng, áp dụng công nghệ thông tin góp phần thực hiện chương trình cải
cách hành chính quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử.
Vốn ODA đã được sử dụng cho việc phát triển đô thị, cấp thoát nước và vệ sinh
môi trường, cải thiện điều kiện môi trường sống cho những khu vực người
nghèo ở nhiều thành phố, thị xã trên cả nước.
3.2.5. Y tế, giáo dục và đào tạo, môi trường, khoa học công nghệ và các
ngành khác.
 Y tế
Vốn ODA đã được sử dụng để tăng cường trang thiết bị y tế cho một số bệnh
viện tuyến tỉnh và khu vực nhằm giảm tải cho tuyến Trung ương; phát triển
mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các vùng, nhất là các vùng nghèo
ở nông thôn, miền núi có nhiều khó khăn; hỗ trợ thực hiện các mục tiêu thiên
niên kỷ (MDGs) trong lĩnh vực y tế như đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch
hóa gia đình, giảm tỷ lệ tử vong và suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống
HIV/AIDS; hỗ trợ xây dựng chính sách và nâng cao năng lực quản lý ngành.
 Giáo dục và đào tạo
3.2.3.




21


Vốn ODA được sử dụng để hỗ trợ cải cách các cấp học từ giáo dục tiểu học
tới giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng và tiếp cận với nền giáo dục và
đào tạo tiên tiến trên thế giới, cung cấp các học bổng đào tạo ở nước ngoài…
Trong những năm cuối của thời kỳ 2006 - 2010 vốn vay ODA đã được huy động
để đầu tư xây dựng một số trường đại học đạt chuẩn quốc tế nhằm phát triển
nguồn nhân lực có trình độ cao.
 Môi trường
Nguồn vốn ODA đã được sử dụng cho công tác quản lý tài nguyên thiên
nhiên, quản lý rủi ro thiên tai, trồng rừng và quản lý nguồn nước, cải thiện môi
trường ở các thành phố và các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp. Đặc
biệt, đứng trước thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu, nguồn vốn ODA đã
được huy động để hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu.
 Khoa học công nghệ
Trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA, nhiều kinh nghiệm
quản lý tiên tiến, các tiến bộ về khoa học công nghệ được chuyển giao, phổ biến
và áp dụng rộng rãi, đặc biệt trong các ngành xây dựng, giao thông, thủy lợi,
công nghiệp, năng lượng điện, phát triển công nghiệp và nông thôn, y tế, giáo
dục, cải cách hành chính công, tăng cường năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc
tế,…
Ngoài ra, nguồn vốn ODA cũng đã được sử dụng trực tiếp hoặc lồng ghép
trong các chương trình, dự án để hỗ trợ giải quyết các vấn đề có tính chất xuyên
suốt như bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, các chính sách an sinh xã
hội,…
3.2.6.


Nguồn vốn ODA góp phần phát triển và tăng cường năng lực con
người.

Thông qua các chương trình và dự án ODA, nhất là các dự án hỗ trợ kỹ
thuật, đội ngũ cán bộ, công chức ở các ngành, các cấp trên nhiều lĩnh vực (quản
lý kinh tế, quản lý đô thị, tài chính, ngân hàng, hải quan, môi trường, nông
nghiệp và phát triển nông thôn,…) đã được đào tạo và đào tạo lại để thích ứng
với những yêu cầu của thời kỳ chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường. Thông
qua việc tiếp nhận và thực hiện nguồn vốn ODA, Việt Nam đã hình thành một
đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm về kinh tế đối ngoại, hiểu biết sâu sắc các thông
lệ quốc tế tại các cơ quan quản lý nhà nước về ODA và các Bộ, tỉnh, thành phố
lớn. Một đội ngũ đông đảo cán bộ ở nhiều ngành, địa phương, các đơn vị tư vấn,
các đơn vị thụ hưởng đã được đào tạo, tích lũy kinh nghiệm và thông lệ quốc tế
trong nhiều lĩnh vực như lĩnh vực quản lý dự án, đấu thầu, phát triển cộng đồng,

22


Nguồn vốn ODA hỗ trợ phát triển các địa phương.
Các chương trình và dự án ODA đã hỗ trợ phát triển nhiều cơ sở hạ tầng
thiết yếu cho các tỉnh, thành phố trên các lĩnh vực như giao thông, cấp thoát
nước và vệ sinh môi trường đô thị, trường học, bệnh viện, phát triển nông
nghiệp và nông thôn kết hợp với xóa đói, giảm nghèo, tăng cường năng lực cho
chính quyền địa phương. Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, nguồn vốn ODA
đã thực sự là nguồn bổ sung quan trọng cho việc thực hiện các mục tiêu phát
triển của các địa phương trong giai đoạn 2006 - 2010.
Vốn ODA thu hút vào các tỉnh nghèo, khó khăn về kinh tế, thường gánh chịu
hậu quả của thiên tai đã được cải thiện đáng kể nhờ có việc tăng cường công tác
điều phối viện trợ của Chính phủ cũng như sự nỗ lực của các Bộ, ngành và địa

phương. So với thời kỳ 2001 - 2005 vốn ODA bình quân đầu người thời kỳ 2006
- 2010 đã có xu hướng tăng lên đáng kể ở hầu hết các vùng này. Tuy nhiên việc
thu hút vốn ODA vào các địa phương trong một vùng và giữa các vùng còn có
sự khác biệt và không đồng đều, đặc biệt là đối với vùng Tây Nguyên không có
bước cải thiện rõ rệt về chỉ số vốn ODA bình quân đầu người so với thời kỳ
2001 - 2005. Đồng thời còn những vùng và địa phương (một số tỉnh Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ,…) có mức ODA bình quân đầu người thấp hơn mức
trung bình của cả nước.
3.2.7.

Bảng 3.2.7. ODA ký kết phân theo vùng, lãnh thổ thời kỳ 2006 - 2010.
Tổng ODA
(Triệu USD)

ODA bình quân
đầu người
(USD/người)

Tỷ lệ ODA so
với cả nước
(%)

- Không bao gồm Hà Nội

2.365,78

130,50

11,47%


- Bao gồm Hà Nội

4.541,83

233,62

22,03%

Trung du và miền núi
phía Bắc

624,57

56,60

3,03%

Bắc Trung bộ và duyên
hải Miền Trung

1.922,23

102,24

9,33%

110,05

21,85


0,53%

Vùng
Đồng bằng sông Hồng:

Tây Nguyên

23


Đông Nam Bộ:
- Không bao gồm thành
phố Hồ Chí Minh

505,22

41,39

2,45%

- Bao gồm thành phố Hồ
Chí Minh

1.542,52

112,70

7,48%

Đồng bằng sông Cửu

Long

1.003,08

58,58

4,87%

11.503

Các địa phương
thụ hưởng gián
tiếp

55,81%

Liên vùng

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010
3.2.8.

Nguồn vốn ODA góp phần phát triển thương mại và đầu tư, tăng
cường năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trong thời kỳ chuẩn bị gia nhập WTO, cũng như hậu WTO, ODA đã hỗ trợ
các cơ quan hữu quan Việt Nam chuẩn bị và đàm phán với các đối tác về việc
gia nhập tổ chức này, cũng như triển khai thực hiện các hoạt động hội nhập quốc
tế sâu rộng trong bối cảnh là nước thành viên của WTO.
Những công trình hạ tầng kinh tế đầu tư bằng nguồn vốn ODA như các
đường quốc lộ, cảng biển, cầu, sân bay,… đã có tác động lan tỏa, kéo theo sự

phát triển các khu công nghiệp, gia tăng trao đổi thương mại giữa các vùng
miền, nhờ vậy cơ cấu kinh tế của nhiều tỉnh và thành phố chuyển dịch theo
hướng tiến bộ với tỷ trọng sản xuất công nghiệp và cung ứng dịch vụ gia tăng,
tạo ra nhiều việc làm, tăng nguồn thu cho chính quyền địa phương, cũng như cải
thiện thu nhập của dân cư, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Vai trò của ODA trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn
2011-2015
3.3.1. Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Mức giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi mặc dù chỉ chiếm khoảng
2,78% GDP và 8,64% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong thời kỳ 2011 - 2015
song trung bình hàng năm vẫn chiếm khoảng 47,37% tổng vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước. Điều này cho thấy nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi có vị trí
quan trọng đối với đầu tư phát triển trong bối cảnh ngân sách nhà nước dành
cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp trong khi nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kinh
tế, xã hội lại rất lớn để thực hiện khâu đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng theo
hướng hiện đại của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020.
3.3.2. Phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xóa đói, giảm nghèo.

3.3.

24


Tuy số vốn ký kết thấp hơn so với thời kỳ 2006 - 2010 nhưng nhìn chung
việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA đã hỗ trợ phát triển hệ thống thủy lợi
lớn như Phan Rí - Phan Thiết, Phước Hòa,... góp phần điều hòa nguồn nước,
phục vụ tưới tiêu, phòng chống lũ lụt và sản xuất điện năng, cung cấp nước sinh
hoạt cho nhiều thành phố lớn, khu đô thị tập trung, các vùng nông thôn và vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, nguồn vốn ODA huy động để thực hiện các
dự án trồng rừng, nâng cao sản lượng, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm

của một số cây trồng, vật nuôi có thế mạnh ở các địa phương. Nhiều dự án hỗ
trợ kỹ thuật cũng được thực hiện để hỗ trợ nâng cao tính cạnh tranh nông
nghiệp, vệ sinh, an toàn thực phẩm, tăng cường công tác khuyến nông, đẩy
mạnh nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu
nông sản.
Một phần quan trọng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, nhất là vốn ODA
viện trợ không hoàn lại đã được sử dụng để hỗ trợ xóa đói giảm nghèo bền vững
thông qua hỗ trợ thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, dự án phát triển cơ sở
hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ ở các tỉnh miền núi phía Bắc và một số tỉnh Tây
Nguyên, một số dự án tạo lập sinh kế cho người nghèo nông thôn và đồng bào
dân tộc thiểu số ở một số địa phương như dự án phát triển nông nghiệp miền
Tây Nghệ An,...
3.3.3. Năng lượng và công nghiệp.
Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã được sử dụng hiệu quả, thể hiện qua
sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống điện về nguồn điện, lưới điện truyền tải,
lưới điện phân phối, nâng cao độ tin cậy, an toàn vận hành hệ thống... Các
chương trình, dự án thực sự mang lại hiệu quả thiết thực cho đầu
tư phát triển ngành điện, góp phần quan trọng tăng trưởng kinh tế và cải thiện
đời sống người dân, cũng như đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Trong thời kỳ 2011 - 2015, vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã hỗ trợ xây dựng
một số nguồn và hệ thống truyền tải và phân phối điện quan trọng như: đường
dây 500KV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông có ý nghĩa to lớn trong việc đáp ứng
nhu cầu cấp bách truyền tải công suất các nhà máy điện khu vực Tây Nguyên
vào hệ thống điện quốc gia, tăng cường khả năng cung cấp điện đầy đủ cho khu
vực miền Nam và hình thành mối liên kết lưới điện truyền tải 220KV giữa hệ
thống điện Tây Nguyên và miền Nam từ nay đến sau năm 2020 hoặc dự án cáp
ngầm 110KV xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc đảm bảo cung cấp điện ổn định
cho huyện đảo Phú Quốc từ hệ thống điện Quốc gia với khả năng truyền tải
công suất lên đến 131 MVA, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng

cao sức cạnh tranh đưa Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế quan trọng, khu du
25


×