MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế với sự phát triển như vũ
bão của khoa học công nghệ giáo dục ngày càng có vị trí và vai trò đặc biệt
quan trọng, là nhân tố quyết định tương lai của đát nước. Chính vì vậy, Đảng
ta khẳng định cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Trong những năm qua Giáo dục - Đào tạo Việt Nam phát triển theo
hướng xã hội hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa, đa dạng hóa, dân chủ hóa, thực
hiện ham muốn tột bậc của Bác Hồ là mọi người đều được học hành, làm cho
dân tộc ta trở thành một dân tộc thông thái sánh ngang với các nước trên thế
giới, cùng nhân loại đi vào thiên niên kỷ mới trên cơ sở phát huy, phát triển
nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta cùng nhau thực hiện
sứ mệnh “trồng người” ngang tầm với thời đại, xứng đáng với ông cha, tự hào
với bè bạn.
Nhân loại bước vào thế kỷ XXI, vấn đề con người, vấn đề giáo dục nổi
lên hàng đầu. Ủy bao giáo dục thế giới nêu lên bốn cột trụ của giáo dục là
dạy con người chung sống với nhau và bảo vệ môi trường, tạo dựng một nền
văn minh mới – văn minh hòa bình, văn hóa khoan dung. Thế giới đang đi
vào thời đại thông tin điện tử với Internet, fax, thư điện tử, điện thoại di động,
khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ điện tử, công
nghệ vật liệu mới, thực sự là lực lượng sản xuất hiện đại. Và loài người cũng
đang phải đối mặt với bao mâu thuẫn đầy thử thách; vừa toàn cầu hóa, hội
nhập vừa đấu trang giữ gìn độc lập dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, giữa
giàu và nghèo, giữa XHCN và TBCN, đơn cực và đa cực, bảo vệ môi trường,
vấn đề dân số, vấn đề bệnh tật xã hội,… Thời điểm đầy biến động, khó ai
lường trước hết được, chỉ biết rằng xu thế của loài người, của thời đại là xu
thế đi lên, tiệm cận dẫn tới mục tiêu giải phóng con người, làm cho mọi năng
1
lực sẵn có trong mỗi con người được phát triển tối đa, để sự phát triển tự do
của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.
Thế kỷ XXI Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển
nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, mọi người, mọi nhà ấm no,
hạnh phúc. Giáo dục - Đào tạo Việt Nam có sứ mệnh quan trọng trong công
cuộc đổi mới đó.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục với sự phát triển kinh tế xã
hội của đất nước Đảng và Nhà nước đã quan tâm, đầu tư rất nhiều cho phát
triển Giáo dục - Đào tạo. Vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào
tạo là vấn đề thường xuyên được đưa ra bàn luận trong các kì đại hội của
Đảng và cũng là vấn đề nhà nhà, người người quan tâm.
Những thành tựu chúng ta đạt được trong những năm qua là vô cùng to
lớn, nền giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, bên
cạnh đó vẫn có một sự thật mà chúng ta không thể phủ nhận đó là những “lỗ
hổng” những “bất cập” trong sự nghiệp giáo dục đào tạo của chúng ta. Thực
tế đó đặt ra câu hỏi lớn liệu chúng ta đã chọn đúng con đường để chấn hưng
nền giáo dục nước nhà ? Và trong sự nghiệp đổi mới Giáo dục - Đào tạo
chúng ta cần phải đổi mới những gì? Những câu hỏi đó, đòi hỏi phải được trả
lời và trên phương diện triết học chúng ta mới có thể giải quyết được vấn đề
này.
Em nhận thấy đây là vấn đề có tính thời sự, mang ý nghĩa thiết thực cao
nên em chọn vấn đề “Quan điểm toàn diện với việc đổi mới giáo dục và
đào tạo ở Việt Nam hiện nay” đêr viết tiểu luận kết thúc học phần Các
chuyên đề Triết học.
Trong quá trình nghiên cứu em đã cố gắng rất nhiều nhưng không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chia sẻ
2
của thầy cô để bài tiểu luận hoàn chỉnh hơn. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô trong khoa đã tận tình
giảng dạy, hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1 Mục đích nghiên cứu.
Tiểu luận làm rõ cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, từ đó vận dụng
quan điểm toàn diện vào việc đổi mới nền Giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam
hiện nay đồng thời đề xuất những giải pháp đổi mới Giáo dục - Đào tạo ở
nước ta.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Làm rõ cơ sở triết học của quan điểm toàn diện.
- Vận dụng quan điểm toàn diện vào việc đổi mới Giáo dục - Đào tạo
Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp đổi mới Giáo dục - Đào tạo Việt Nam hiện
nay.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Xem xét trên phương diện triết học về quan điểm toàn diện với việc đổi
mới Giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu.
-
Phương pháp luận: Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin: phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứngvà duy vật lịch sử.
Phương pháp chung: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp,…
5. Kết cấu.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung tiểu luận gồm hai chương:
Chương 1: Cơ sở triết học của quan điểm toàn diện.
Chương 2: Vận dụng quan điểm toàn diện trong đổi mới Giáo dục - Đào
tạo ở Việt Nam hiện nay.
3
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA QUAN ĐIỂM
TOÀN DIỆN.
Quan điểm toàn diện là nguyên tắc phương pháp luận được rút ra từ
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, một trong hai nguyên lý cơ bản của phép
biện chứng duy vật trong Triết học Mác - Lênin. Đây là một phạm trù của
phép biện chứng duy vật dùng để chỉ sự quy định, tác động qua lại, sự chuyển
hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật hiện
tượng trong thế giới khách quan.
1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
1.1.1 Khái niệm về mối liên hệ phổ biến.
-
Nguyên lý là sơ sở đầu tiên, là luận điểm xuất phát, căn cứ cơ bản của
một ngành khoa học, một bộ môn khoa học.
Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự ràng buộc sự quy định tác động
lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận trong một sự vật hiện tượng hay giữa
các sự vật hiện tượng với nhau.
Phổ biến là khái niệm dùng để chỉ những sự vật hiện tượng, quá trình
diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng.
Như vậy, các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế
giới có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại
biệt lập, tách rời nhau ? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định
mối liên hệ đó ?
Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó ta thấy có những quan
điểm khác nhau.
Trả lời câu hỏi thứ nhất, có hai quan điểm khác nhau. Những người theo
quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật hiện tường tồn tại biết lập, tách rời
nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kìa. Chúng không có sự phụ thuộc, không
có sự ràng buộc, quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau
4
thì cũng chỉ là những quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Tuy vậy,
trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có một số người cho
rằng các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với nhau và mối liên hệ có khả
năng chuyển hóa lẫn nhau. Chẳng hạn, họ cho rằng giới vô cơ và giới hữu cơ
không có gì liên hệ với nhau, tồn tại độc lập không thâm nhập lẫn nhau,…
Trái lại, những người theo quan điểm biện chứng lại cho rằng các sự vật,
hiện tượng các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập vừa quy định tác động
qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Chẳng hạn sự gia tăng về dân số sẽ tác động
trực tiếp đến kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục, y tế,… Không chỉ trong một
nước mà trên toàn thế giới.
Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan
và chủ nghĩa duy tâm chủ quan trả lời rằng, cái quyết định mối liên hệ, sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu tự
nhiên (như trời) hay ở ý thức, cảm giác của con người. Báccơly, đứng trên
quan điểm duy tâm chủ quan cho rằng, cảm giác là nền tảng của mối liên hệ
giữa các sự vật, hiện tượng. Còn Hêghen, xuất phát từ lập trường duy tâm
khách quan lại vạch ra rằng “ý niệm tuyệt đối” là nền tảng của mối liên hệ
giữa các sự vật hiện tượng.
Không giống với những người theo quan điểm siêu hình, biện chứng hay
chủ nghĩa duy tâm những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng
định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự
vật, hiện tượng. Họ chỉ ra rằng các sự vật hiện tượng tạo thành thế giới dù có
đa dạng, phong phú có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những
dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất – thế giới vật chất. Nhờ
có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà có sự
tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật
biện chứng khẳng định rằng: “Mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học
dùng để chỉ sự quy định sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa
5
các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng
trong thế giới khách quan”.
Như vậy có nghĩa là các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện
sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau. Bản
chất, tính quy luật của sự vật hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác
động qua lại giữa các mặt của bản thân chúng hay sự tác động của chúng với
sự vật, hiện tượng khác. Do đó, chúng ta chỉ có thể đánh giá sự tồn tại cũng
như bản chất của con người cụ thể thông qua mối liên hệ, sự tác động của con
người đó đối với người khác, đối với xã hội, tự nhiên, thông qua hoạt động
của chính người đó.
1.1.2 Các tính chất của mối liên hệ.
Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú là những
tính chất cơ bản của các mối liên hệ.
1.1.2.1 Tính khách quan của các mối liên hệ.
Theo quan điểm biện chứng duy vật, mọi mối liên hệ của các sự vật
hiện tượng là khách quan, là cái vốn có của mọi sự vật hiện tượng tồn tại độc
lập không phụ thuộc vào ý chí của con người, con người chỉ có thể nhận thức
và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình. Ngay cả
những vật vô tri, vô giác cũng đang hàng ngày hàng giờ chịu sự tác động của
các sự vật, hiện tượng khác (như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, …, đôi
khi cũng chịu sự tác động của con người). Con người – một sinh vật phát triển
cao nhất trong giới tự nhiên, dù muốn hay không, cũng luôn luôn bị tác động
bởi các sự vật, hiện tượng khác và các yếu tố ngay trong chính bản thân cũng
như tiếp nhận sự tác động của xã hội và những người khác. Như vậy chính
con người và chỉ có con người mới tiếp nhận vô vàn quan hệ, mối liên hệ
chằng chịt vấn đề là con người phải hiểu biết các mối liên hệ, vận dụng chúng
vào hoạt động của mình để giải quyết các mối liên hệ phù hợp nhằm phục vụ
nhu cầu, lợi ích của xã hội và bản thân con người.
1.1.2.2, Tính phổ biến của các mối liên hệ.
6
Mối liên hệ không chỉ mang tính khách quan, mà còn mang tính phổ
biến. Tính phổ biến của mối liên hệ được thể hiện:
Thứ nhất: Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật
hiện tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật hiện
tượng hay quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật hiện tượng
hay quá trình khác. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật
hiện tượng khác.
Trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào không có quan hệ,
không liên hệ với các quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì
thế hiện này trên thế giới đã và đang xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, khu vực
hóa mọi mặt đời sống xã hội. Nhiều vấn đề đã và đang trở thành vấn đề toàn
cầu như: đói nghèo, bệnh tật, môi trường, dân số, chiến tranh và hòa bình,…
Thứ hai: Mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể
tùy theo điều kiện nhất định. Song, dù dưới hình thức nào, chúng cũng chỉ là
biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất. Phép biện chứng duy vật
chỉ nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất, bao quát nhất của thế giới.
Bởi thế P. Ăngghen viết: “Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ
biến”1. Cùng với những lý do nêu trên, triết học gọi mối liên hệ đó là mối
liên hệ phổ biến.
1.1.2.3 Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ.
Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ khẳng
định tính khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ mà còn nhấn mạnh
tính phong phú đa dạng của các mối liên hệ. Tính đa dạng, phong phú của các
mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: Các sự vật, hiện tượng hay các quá trình
khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vai trò, vị trí khác
nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ
nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong những điều kiện cụ thể khác
nhau ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự
1
C. Mác và P. Ăngghen, Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994, t20, tr 455.
7
vật, hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. Như vậy,
không thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác
nhau đối với mỗi sự vật, hiện tượng nhất định trong những điều kiện xác định.
Có thể phân chia ra các mối liên hệ khác nhau theo từng cặp: mối liên
hệ trong và mối liên hệ bên ngoài; mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu;
mối liên hệ ngẫu nhiên và mối liên hệ tất nhiên; mối liên hệ chung bao quát
toàn bộ thế giới và mối liên hệ riêng bao quát một lĩnh vực hoặc một số lĩnh
vực của thế giới; mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp,… Chính tính
đa dạng trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật và
hiện tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ. Vì vậy, trong một sự vật có
thể bao gồm rất nhiều loại mối liên hệ, chứ không phải chỉ có một cặp mối
liên hệ xác định.
Mỗi loại mối liên hệ nêu ra trên đây có vai trò khác nhau đối với sự vận
động và phát triển của sự vật.
Mối liên hệ bên trong là sự tác động qua lại, sự quy định chuyển hóa
lẫn nhau giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt của một sự vật. Mối liên hệ
này, giữ vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật hiên tượng. Mối liên hệ
này, nói chung không giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại, sự vận động và
sự phát triển của sự vật. Nó thường phải thông qua mối liên hệ bên trong mới
có thể tác động đối với sự tồn tại, sự vận động và sự phát triển của sự vật. Tuy
nhiên, trong những điều kiện nhất định mối liên hệ bên ngoài có thể giữ vai
trò quyết định.
Giống như cặp mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các cặp mối liên hệ
khác cũng có quan hệ biện chứng với nhau. Trong các cặp mối quan hệ đó,
nói chung, mối liên hệ bản chất,mối liên hệ tất nhiên, mối liên hệ chủ yếu,…
giữ vai trò quyết định. Và tùy theo những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể các mối
liên hệ tương ứng với chúng có thể giữ vai trò quyết định. Hay nói cách khác,
8
vai trò quyết định của các mối liên hệ trong từng cặp một phụ thuộc vào quan
hệ hiện thực xác định.
Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối vì mỗi loại
mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ
phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy
theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển
của chính các sự vật. Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang
tính tương đối, nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết bởi vì mỗi loại mối liên
hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật. Do
đó, con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để có tác động phù hợp
nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của mình.
1.1.3 Nội dung của mối liên hệ phổ biến.
Quan điểm biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khái quát
nội dung của mối liên hệ phổ biến đó là: Các sự vật, hiện tượng, các quá trình
cấu thành thế giới vừa tách biệt nhau, vừa liên hệ, thâm nhập và chuyển hóa
lẫn nhau làm cho thế giới trở thành một chỉnh thể thống nhất. Thế giới này có
vô vàn các sự vật, hiện tượng và mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều tồn
tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác .
1.1.4 Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện:
Từ nghiên cứu quan điểm duy vật biện chứng về nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến có thể rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo
hiện thực. Đó chính là quan điểm toàn diện.
.
Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với
các sự vật hiện tượng khác và mối liên hệ giữa chúng rất đa dạng phong
phú,do đó khi nhận thức về sự vật hiện tượng ta phải xem xét nó thông qua
các mối liên hệ của nó với sự vật khác hay nói cách khác chúng ta phải có
quan điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện xem xét sự vật trong một
mối liên hệ đã vội vàng kết luận về bản chất hay về tính quy luật của chúng.
V.I. Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát
9
và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của
sự vật đó”1
1.2 Quan điểm toàn diện.
1.2.1 Khái niệm quan điểm toàn diện:
Quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật,
chúng ta phải xem xét nó, một là trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận,
các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật đó; hai là, trong mối
liên hệ qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác( kể cả trực tiếp và gián
tiếp).
Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự
vật, chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thưc tiễn của con
người. Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử
nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số lượng hữu hạn
những mối liên hệ. Bởi vì, tri thức đạt được về sự vật cũng chỉ là tương đối,
không đầy đủ, không trọn vẹn.
Ý thức được điều đó chúng ta sẽ tránh được việc tuyệt đối hóa những
tri thức đã có về sự vật và tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối
không thể bổ sung, không thể phát triển. Để nhận thức sự vật, chúng ta phải
nghiên cứu tất cả các mối liên hệ “cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề
phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc”.
1.2.2. Phân biệt quan điểm toàn diện với quan điểm phiến diện:
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ
nó chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ. Việc chú ý tới nhiều mặt, nhiều
mối liên hệ của sự vật cũng có thể là phiến diện, nếu chúng ta đánh giá ngang
nhau các thuộc tính, những tính quy luật khác nhau của sự vật thể hiện trong
những mối liên hệ khác nhau đó. Quan điêm toàn diện chân thực đòi hỏi
chúng ta phải đi từ tri thức, từ nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến
1
V.I. Lênin toàn tập. NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, t40, tr.364.
10
khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay
hiện tượng đó.
Như vậy quan điểm toàn diện không đồng nhất với cách xem xét dàn
trải, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng, nó
đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, các quan trọng nhất của sự vật hay hiện
tượng đó.
1.2.3 Yêu cầu của quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chủ thể trong quá trình nhận thức phải
biết phân biệt từng mối liên hệ, phải xác định được mối liên hệ nào là cơ bản,
mối liên hệ bản chất, mối liên hệ bên trong, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ
tất nhiên,… chi phối quá trình tồn tại, vận động và phát triển của đối tượng để
hiểu rõ bản chất của đối tượng và có phương pháp tác động phù hợp nhằm
đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân.
Trong nhận thức và hành động, chúng ta cũng cần lưu ý tới sự chuyển
hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định trong quan hệ
giữa con người với con người chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp với
từng con người. Và ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những
không gian, thời gian khác nhau chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách
quan hệ phù hợp như ông cha ta đã kết luận “đối nhân xử thế”.
Trong quá trình nhận thức, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta hình
dung về đối tượng sao cho vừa đảm bảo đối tượng đa dạng, phong phú vùa
làm cho đối tượng nổi lên được những mối liên hệ cơ bản nhất.
Trong hoạt động thực tiễn, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào
sự vật, hiện tượng, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ
nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật, hiện tượng
ấy với các sự vật, hiện tượng khác.
Đồng thời quan điểm toàn diện cũng đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và
biết sử dụng các giải pháp, các phương tiện khác nhau một cách đầy đủ và
đồng bộ, xác định đâu là giải pháp chủ yếu, cơ bản nhất để tác động tới đối
11
tượng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất, toàn diện nhất. Chẳng hạn, để thực
hiện mục tiều “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta, mặt khác, phải biết
tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hóa mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội và toàn cầu hóa kinh tế đưa lại.
12
CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1 Giáo dục - Đào tạo và cơ sở đổi mới Giáo dục - Đào tạo ở Việt Nam
hiện nay.
2.1.1 Quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của Giáo dục- Đào tạo.
Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp
Giáo dục - Đào tạo thực hiện 3 lần cải cách giáo dục năm 1950, 1956, 1979
và đổi mới năm 1986. Thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò
của Giáo dục - Đào tạo trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất
nước đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước giai đoạn hiện nay.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước sự
nghiệp Giáo dục - Đào tạo của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn,
góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ đắc lực cho
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức đầy đủ tầm
quan trọng và vai trò to lớn của Giáo dục - Đào tạo chính là nguyên nhân cơ
bản để phát triển sức mạnh nội sinh của từng con người và của cả dân tộc.
Nghị quyết Đại hội lần thứ VII BCH TW Đảng chỉ rõ: “Giáo dục - Đào tạo
và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người,
động lực trực tiếp của sự phát triển”1. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng
cũng khẳng định: “Phát triển Giáo dục – Đào tạo là một trong những động
lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, là điều
kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” 2.
1
2
ĐCSVN, Văn kiên Đại hội Đảng lần thứ VII.
ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia HN, Tr. 108 - 109.
13
Đến đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006), Đảng ta nhấn mạnh: “Giáo
dục - Đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền
tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa”1
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng kinh
tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản
xuất. Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội.
Các nước trên thế giới, cả những nước phát triển cũng như các nước đang
phát triển đều coi giáo dục là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển
nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Đảng và Nhà nước ta cũng đã đặt giáo
dục đào tạo ở vị trí cao, quan trọng.
Đại hội XI (tháng 1 - 2011) của Đảng tiếp tục khẳng định: “ Phát triển
giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và
hội nhập quốc tế”2
Như vậy, thấm nhuần mục đích tất cả vì con người, do con người coi
đó là nhân tố trung tâm, động lực trực tiếp của sự phát triển Đảng ta luôn
khẳng định vị trí của Giáo dục - Đào tạo là “quốc sách hàng đầu” có nghĩa là
Đảng ta nhấn mạnh vị trí hàng đầu, đi đầu của Giáo dục - Đào tạo trong mối
quan hệ với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Giáo dục - Đào
tạo là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống các chính sách
mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong quá trình xây dựng và phát triển đất
nước bao gồm: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng,…
Đồng thời, Đảng ta cũng khẳng định sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo là
động lực, là tiền đề, là nền tảng cho sự phát triển của đất nước; nó thúc đẩy
kinh tế - xã hội của đất nước phát triển.
Nếu chất lượng giáo dục thấp, trình độ con người thấp sẽ dẫn đến mọi lĩnh
vực khác đều không phát triển được, cản trở sự phát triển của đất nước và
1
2
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia HN, Tr. 94 - 95.
Chiến lược phát triển Kinh tế – xã hội 2011-2020.
14
ngược lại giáo dục đào tạo phát triển, trình độ dân trí được nâng cao sẽ kéo
theo sự phát triển của kinh tế văn hóa, xã hội,…
Đảng ta nhận rõ vị trí của Giáo dục - Đào tạo “là quốc sách hàng đầu”
vì bản thân nó là nhu cầu sống còn của bất kỳ xã hội nào trong quá trình tái
sản xuất sức lao động xã hội ngày một cao hơn thay thế lực lượng lao động xã
hội đã già cỗi.
Trong môi trường hợp tác quốc tế phát triển có tính toàn cầu thì Giáo
dục - Đào tạo lại càng có vị trí vô cùng quan trọng, nó thúc đẩy kinh tế - xã
hội phát triển, đặc biệt là nó thay đổi cấu trúc xã hội, làm cho xã hội ngày một
phát triển và thuần khiết hơn. Vì lẽ đó, Đảng ta khẳng định rõ vị trí, tầm quan
trọng của Giáo dục - Đào tạo và xác định Giáo dục - Đào tạo là sự nghiệp của
toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân.Mọi người dân đều có quyền lợi và
nghĩa vụ học tập. Mọi cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội đều có
trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Các tổ chức kinh tế - xã hội, các
gia đình và cá nhân phải có trách nhiệm tích cực tham gia các phong trào
nhằm phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo của đất nước; phối kết hợp một
cách chặt chẽ và thống nhất về mục tiêu, nội dung giáo dục giữa nhà trường,
gia đình và xã hội.
Phát triển Giáo dục - Đào tạo gắn liền với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, khoa học công nghệ và củng cố an ninh quốc phòng. Do đó, phát triển
giáo dục cần coi trọng cả 3 mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và
phát huy hiệu quả; phải thực hiện sâu sắc nguyên lý giáo dục: học đi đôi với
hành; học tập kết hợp với lao động sản xuất; lý luận gắn liền với thực tiễn và
giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Đảng và Nhà nước ta tạo mọi điều kiện để thực hiện công bằng trong
giáo dục, để ai có nhu cầu được học tập cũng được đi học.
Những quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trò của Giáo dục - Đào tạo
là hết sức đứng đắn phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế chúng của
thời đại. Đảng ta xuất phát từ nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới là
15
đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; xuất phát từ mục tiêu xây
dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội; xuất phát từ chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với phát triển
giáo dục và từ xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã khẳng định vị trí, vai
trò của Giáo dục - Đào tạo và việc đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào
tạo Việt Nam hiện nay theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân
chủ hóa và hội nhập quốc tế.
2.1.2 Những cơ sở đề đổi mới Giáo dục - Đào tạo ở nước ta hiện nay.
2.1.2.1 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Giáo dục – Đào tạo.
Quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Giáo dục - Đào tạo,
về sự nghiệp trồng người là căn cứ, là cơ sở hàng đầu cho việc đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết XI của Đảng.
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đất
nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì những tư
tưởng triết lý giáo dục của Người đã vạch ra phương hướng cơ bản cho chiến
lược phát triển Giáo dục - Đào tạo nước nhà.
Tư tưởng Giáo dục - Đào tạo của Hồ Chí Minh chứa đựng tinh hoa của
giáo dục thế giới như triết lý giáo dục phương Đông, đặc biệt là triết lý nhân
sinh của Nho, Phật, Lão; triết lý giáo dục nhân văn thời phục hưng và kế thừa
có chọn lọc truyền thống văn hóa, giáo dục và tinh thần nhân ái Việt Nam.
Nhưng cái tạo nên sự phát triển về chất trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh
là chủ nghĩa Mác – Lênin. Trên cơ sở đó, cùng với quá trình hoạt động thực
tiễn cách mạng sinh động phong phú của mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra những
quan điểm hết sức sâu sắc và mới mẻ về vai trò, mục đích, nội dung và
phương pháp giáo dục. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Giáo dục - Đào tạo vừa là
thành quả của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, vừa
mang đậm hơi thở của cuộc sống. Đúng như Nghị quyết UNESCO đánh giá:
16
“Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các
lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng
ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân
của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc
của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.
Trong triết lý giáo dục của Hồ Chí Minh, có những nội dung, những
luận điểm về Giáo dục - Đào tạo soi sáng mãi cho sự nghiệp giáo dục của
nước ta như: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”; “vì lợi ích mười năm thì
phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”; “muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người XHCN” 1; “Học để làm
việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân,
Tổ quốc và nhân loại”; “học đề hành”; “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc rất quan trọng và cần thiết” 2;…
Những quan điểm, tư tưởng nêu trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
Giáo dục - Đào tạo là cơ sở, kim chỉ nam cho việc hoạch định đường lối chính
sách phát triển Giáo dục - Đào tạo của Đảng và Nhà nước ta, có ý nghĩa thời
sự đối với sự nghiệp đổi mới Giáo dục - Đào tạo ở nước ta hiện nay. Trong
cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một
ham muốn, ham muốn đến tột bậc, đó là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành”. Tư tưởng đó của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị,
vẫn tỏa sáng tính cách mạng, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Đẩy mạnh
pháttriển và đổi mới toàn diện sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo trong công cuộc
đổi mới hiện nay chính là thực hiện ham muốn tột bậc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, nhanh chóng đưa nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu”
2.1.2.2 Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước
trong giai đoạn mới.
1
2
HCM toàn tập, Sđd, t.9, tr.63
HCM toàn tập, Sđd, t.10, tr.835
17
Theo quan điểm của Đảng, sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo là động lực, là
tiền đề thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước phát triển. Do đó, yêu cầu của
phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở quan trọng để tiến hành đổi mới Giáo dục Đào tạo. Đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục - Đào tạo phải gắn chặt với
quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, hay nói cách khác phát triển
Giáo dục - Đào tạo phải gắn liền với tăng trưởng kinh tế. Đây là nhiệm vụ
quan trọng được đưa ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020
tại Đại hội Đảng lần thứ XI. Mục đích của Giáo dục - Đào tạo là tạo ra nguồn
nhân lực phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp
hiện đại. Để bảo đảm thành công của sự nghiệp này thì phát triển, đổi mới
giáo dục đào tạo là việc làm cực kỳ quan trong và có ý nghĩa đổi mới căn bản,
toàn diện nền Giáo dục – Đào tạo. Không vì mục tiêu nào khác việc phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, có thể khẳng định giáo dục là nhân tố
quan trọng nhất đảm bảo để một quốc gia phát triển kinh tế nhanh và bền
vững chất hượng Giáo dục - Đào tạo phải đặt bên cạnh yêu cầu nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực là phát triển khoa học công nghệ trong thời đại kinh tế
tri thức đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới.
2.1.2.3 Xuất phát từ xu thế phát triển của thời đại.
Xu thế phát triển của thời đại, nhu cầu học tập của nhân dân, truyền
thống Giáo dục - Đào tạo của đất nước là cơ sở không thể bỏ qua khi tiến
hành đổi mới Giáo dục - Đào tạo của nước ta hiện nay.
Thế giới ngày nay có những biến đổi cực kỳ nhanh về mọi mặt với sự
phát triển như vũ bão về khoa học – công nghệ. Điều đó đòi hỏi con người
muốn tồn tại cần có khả năng thay đổi tư tuy và hành động của mình cho phù
hợp, nhất là cách nhìn và tầm nhìn, đồng thời phải có khả năng thích nghi và
chủ động thích nghi với thực tế đầy biến động của thế giới. Trong quá trình
thích nghi con người phải biết phát triển sở trường, bản lĩnh của mình để tham
18
gia một cách chủ động, sáng tạo vào các quá trình kinh tế - xã hội, điều đó
giúp con người có thể thích nghi được với thế giới công nghiệp.
Trong quan hệ hợp tác quốc tế, bên cạnh xu thế hợp tác cùng phát triển
thì xu hướng hợp tác trí tuệ là một nét rất điển hình trong thế giới ngày nay.
Con người ngày nay có thể học tập, tiếp thu rất nhiều những tinh hoa của
nhân loại, lọc những gì cần cho sự phát triển của xã hội và của từng cá nhân.
Giáo dục có nhiệm vụ phải tạo cơ hội cho mọi người có khả nẳng tiếp nhận và
hợp tác có hiệu quả.
Bên cạnh xu thế hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau vẫn còn nguy cơ chiến
tranh cục bộ xảy ra liên miên, đe dọa an ninh, hòa bình của từng người
dân, của cả nhân loại, vì lẽ đó cần giáo dục cho con người biết giữ gìn hòa
bình, thương yêu lẫn nhau, biết hợp tác cùng phát triển là điều có ý nghĩa
chiến lược.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học. Truyền thống đó đã
tạo nên những nét đẹp của nền văn hiến Việt Nam. Người dân Việt Nam cần
cù, chịu thương chịu khó, ham học hỏi. Tất cả những điều đó đã hình thành
nên truyền thống Giáo dục - Đào tạo của đất nước ta với những triết lý giáo
dục sâu sắc và trong thời đại mới, nhu cầu học tập của nhân dân, nhu cầu phát
huy truyền thống Giáo dục - Đào tạo của dân tọc ngày một cao hơn đặt ra yêu
cầu cần phải đổi mới sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo ở nước ta.
Chính vì vậy, đổi mới Giáo dục - Đào tạo ở nước ta cần phải nắm bắt
được xu thế phát triển của thời đại, yêu cầu phát triển đất nước, nhu cầu của
nhân dân, truyền thống hiếu học của dân tộc; phải biết tiếp thu và phát huy
được truyền thống lịch sử giáo dục Việt Nam nền tảng là tư tưởng giáo dục
của chủ tịch Hồ Chí Minh làm cơ sở để đưa sự nghiệp Giáo dục -Đào tạo Việt
Nam lên tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thời kì công
nghiệp hóa -hiện đại hóa.
2.2 Thực trạng giáo dục – đào tạo Việt Nam hiện nay.
2.2.1 Thành tựu.
19
Sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo của Việt Nam đã được cả thế giới
ngưỡng mộ qua cuộc vận động và phong trào thi đua trong những năm kháng
chiến như: “Bình dân học vụ”, “Xóa mù chữ”, “Tiếng trống Bắc Lý”, “Thi
đua hai tốt”,…Từ khi đất nước thống nhất đến nay, ngành Giáo dục - Đào tạo
nước ta cũng đã gặt hái được rất nhiều thành tựu to lớn. Cùng với sự phát
triển chung về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trong công cuộc đổi
mới toàn diện đất nước hiện nay, lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo tiếp tục phát
triển mạnh mẽ trên cả ba mặt: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài.
Đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo ngày càng tăng; cơ sở vật chất và trang
thiết bị trong các cơ sở Giáo dục - Đào tạo các cấp được tăng cường, đặc biệt
là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều tỉnh đã xây dựng được các
trường chuẩn quốc gia.
Quy mô đào tao không ngừng được mở rộng, trình độ dân trí được nâng
lên. Số học sinh trung cấp chuyên nghiệp, học nghề dài hạn và sinh viên đại
học liên tục tăng với mức trung bình 10%/năm. Chất lượng dạy nghề có nhiều
chuyển biến tích cực.
Đổi mới Giáo dục - Đào tạo đang được tích cực triển khai ở mọi cấp
học, từ giáo dục mầm non, phổ thông, dạy nghề đến cao đẳng, đại học.
Việc xã hội hóa giáo dục đào tạo và xây dựng xã hội học tập đã thu
được những kết quả bước đầu. Nhiều trường dân lập, tư thục bậc đại học,
trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, phổ thông và mầm non đã được thành lập
và hoạt động bước đầu có hiệu quả.
Các trường sư phạm tiếp tục được củng cố và phát triển, bước đầu đã
hình thành mạng lưới dạy nghề cho lao động nông thôn, thanh niên dân tộc
thiểu số, người tàn tật; gắn dạy nghề với đào tạo việc làm xóa đói giảm nghèo.
Một số trường Đại học được nâng cấp đạt chuẩn quốc tế thu hút rất
nhiều sinh viên quốc tế đến học tập nghiên cứu.
20
Đại hội XI của Đảng đã đánh giá về thành tựu của phát triển Giáo dục –
Đào tạo: “Đổi mới giáo dục đạt được một số kết quả bước đầu. Chi ngân
sách nhà nước cho Giáo dục - Đào tạo trên 20% tổng chi ngân sách; việc huy
động các nguồn lực xã hội cho giáo dục, đào tạo, phát triên giáo dục đào tạo
ở vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm.
Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển. Đến năm 2010, tất cả các tỉnh,
thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ lao động qua
đào tạo tằng, năm 2010 đạt 40% tổng số lao động đang làm việc”1
Sự ổn định chính trị và những thành quả phát triển kinh tế xã hội của
đất nước đã cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kện cho sự nghiệp Giáo dục
- Đào tạo phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Quốc hội
và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp, đặc biệt là sự
quan tâm tham gia đóng góp của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài
nước, cùng với lòng yêu nước, yêu người, yêu nghề, ý thức trách nhiệm, sự nỗ
lực của đội ngũ nhà giáo và quyết tâm đổi mới của ngành giáo dục đã phát
huy mạnh mẽ truyền thống to lớn, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh
chính trị của đất nước.
2.2.2, Hạn chế.
Bên cạnh những thành tích và tiến bộ đã đạt được, Giáo dục - Đào tạo
nước ta những năm qua vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập kéo dài, chậm được
khắc phục. Trong đó đáng quan tâm nhất là chất lượng đào tạo còn nhiều yếu
kém, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế
của đất nước.
Giáo dục - Đào tạo chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao về nguồn
nhân lực trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế. Chất lượng Giáo dục - Đào tạo còn nhiều yếu kém,
khả năng chủ động sáng tạo của học sinh, sinh viên còn yếu, chương trình,
1
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn uốc lần thứ XI, NXB CTQG HN 2011, tr. 153.
21
phương pháp dạy và học còn lạc hậu nặng nề chưa thật phù hợp; phát triển
giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa cân đối với giáo dục phổ
thông. Đào tạo nghề còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.
Trong Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020 đã xác định nhu cầu nguồn nhân lục phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
đất nước, đến năm 2015 dự kiến tổng số nhân lực qua đào tạo khoảng 30,5
triệu người (năm 2020 khoảng 44 triệu người). Nếu tính theo cơ cấu bậc đào
tạo, số nhân lực ở bậc sơ cấp nghề khoảng 18 triệu người, bậc trung cấp
khoảng 7 triệu người, bậc đại học 3,3 triệu người và bậc trên đại học khoảng
200 nghìn người, bảo đảm yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hệ thống Giáo dục - Đào tạo của nước ta
hiện nay chưa có một phương pháp khoa học và ổn định trong đào tạo nguồn
nhân lực để đáp ứng cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Thống kê
năm 2010 cho thấy, số người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 3,6 triệu
người, cao hơn số người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp là 2,2 triệu
người. Chất lượng các cử nhân sau khi ra trường đang là câu hỏi lớn cho giáo
dục đại học khi mà rất nhiều các bạn sinh viên ra trường không có việc làm
hoặc phải đào tạo lại một thời gian mới được nhận vào làm.
Việc thành lập hệ thống các trường Cao đẳng, Đại học dưới nhiều hình
thức mọc lên như nấm nhưng chương trình và chất lượng đào tạo dường như
khó kiểm soát, dẫn đến hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo
như: Chạy trường, chạy điểm, “học giả” bằng thật, mua bán bằng cấp diễn ra
khá phổ biến gâybức xúc trong dư luận xã hội.
Hiện nay, một số trường Đại học, Cao đẳng chưa thực hiện đúng các
cam kết khi thành lập trường, tiến độ triển khai xây dựng và phát triển trường
chậm, làm ảnh hưởng đến điều kiện bảm đảm chất lượng đào tạo… Đến giữa
năm 2010 cả nước vẫn còn 14 trường ĐH dù đã đi vào hoạt động nhưng
không có khuôn viên riêng vẫn phải đi thuê mặt bằng. Mặt khác, nhiều trường
22
có mặt bằng nhưng khả năng quản lý hạn chế nên không có thí sinh. Điển
hình là trường đại học Hà Hoa Tiên (Hà Nam) có diện tích khá rộng nhưng
theo thừa nhận của ông Văn Bá Thanh – Phó hiệu trưởng: Sau 4 năm tuyển
sinh, tình trạng thí sinh đăng kí dự thi ngày càng ít.
Bên cạnh đó, một số ngành, trường không tuyển được sinh viên không
phải do thiếu cơ sở vật chất hay do sinh viên không chuộng mà là do chất
lượng đào tạo kém. Bộ trưởng bộ Giáo dục - Đào tạo – Phạm Vũ Luận đã
thừa nhận: Kết quả kiểm tra một số trường cho thấy có trường dù đào tạo đến
bảy, tám ngành nhưng chỉ có 50 giảng viên, chưa bằng số giáo viên của một
trường trung học phổ thông. Có môn chỉ có một giảng viên cơ hữu.
Như vậy cùng với việc gia tăng số lượng các trường Đại học, Cao đẳng
là việc hạ thấp chất lượng đào tạo. Đây là vấn đề cần phải được giải quyết
hiện hay để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc đổi
mới đất nước.
Việc xã hội hóa giáo dục được thực hiện chậm, thiếu đồng bộ. Công tác
Giáo dục - Đào tạo ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, chất lượng thấp;
chưa quan tâm đúng mức phát riển Giáo dục - Đào tạo ở vùng này tụt hậu dài
so với các vùng khác trong cả nước.
Công tác quản lý nhà nước về Giáo dục - Đào tạo còn chậm đổi mới và
nhiều bất cập. Công tác thanh tra giáo dục còn yếu kém. Những hiện tượng
tiêu cực như bệnh thành tích, thiếu trung thực trong đáng giá kết quả giáo dục
trong học tập, tuyển sinh, thi cử cấp bằng và tình trạng dạy thêm học thêm
tràn lan chậm được khắc phục.
Đặc biệt vấn nạn “ bạo lực học đường”, trẻ hóa tội phạm gia tăng trong
thời gian gần đây đặt ra yêu cầu cần phải chú trọng hơn nữa việc giáo dục
nhân cách, tư tưởng, đạo đức, chính trị, cho thế hệ học sinh, sinh viên khi còn
ngồi trên ghế nhà trường. Những học sinh đánh bạn rồi thản nhiên quay clip
tung lên mạng, những cô cậu sinh viên của những ngôi trường đại học danh
giá như Kim Anh (ĐH Sư phạm Hà Nội); Nguyễn Duy Quang (ĐH Xây
23
dựng); Nguyễn Đức Nghĩa,…trở thành những kẻ giết người gây bức xúc
trong dư luận xã hội thời gian gần đây với các vụ án “Sát thủ xe Lexus”, “Giết
người cướp xe LX”, và vụ “xác không đầu”,…
Một lần nữa cả xã hội phải bàng hoàng, sửng sốt và lo lắng cho chất
lượng Giáo dục - Đào tạo Việt Nam khi xảy ra vụ án sát thủ Lê Văn Luyện sát
hại ba người cướp tiệp vàng ở Bắc Giang. Nhìn cậu thanh niên với gương mặt
hiền lành ấy không ai có thể tin nổi tội ác mà cậu đã gây ra. Vụ án này gióng
lên hồi chuông về sự xuống cấp đạo đức, nhân cách của thế hệ thanh niên –
những người chủ nhân tương lai của đất nước. Và vấn đề đặt ra là chúng ta
phải đổi mới Giáo dục - Đào tạo, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức để
đào tạo ra những con người xây dựng chủ nghĩa xã hội “vừa hồng vừa
chuyên” như Bác Hồ đã nói.
Văn kiện Đại hộ XI của Đảng đánh giá: “Chất lượng Giáo dục - Đào
tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ
cao còn hạn chế, chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội.
Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao
chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương
pháp dạy và học lạc hậu đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giũa
các lĩnh vực nhanh nghề dào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút
chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập, xu hướng thương mại hóa và sa
sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp đang trở
thành nỗi bức xúc của xã hội”1.
2.2.3 Nguyên nhân
Những yếu kém bất cập kéo dài nêu trên là do những nguyên nhân chủ
quan và khách quan sau:
2.2.3.1 Nguyên nhân chủ quan
1
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB CTQG HN 2011, tr. 167 -168.
24
- Chúng ta chưa thực sự thấm nhuần và thể hiện đầy đủ quan
điểm”phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” cho nên chưa có sự đầu tư và
quan tâm đúng mức cho giáo dục đào tạo.Singapo là đất nước nhờ phát triển
giáo dục là quốc sách hàng đầu mà kinh tế-xã hội của quốc đảo sư tử này có
những thành tựu vượt bậc,thu nhập bình quân trên đầu người đứng thứ 2 châu
Á chỉ sau Nhật Bản. Là một nước đất không rộng người không đông nhưng có
chiến lược đầu tư cho phát triển giáo dục,thu hút nhân tài Singapo trở thành
một trong bốn con rồng châu Á.
- Tư duy về giáo dục đào tạo còn châm đổi mới,chưa thích ứng với nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, bị chi
phối bởi tâm lý khoa cử, sính bằng cấp.
- Chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo và sự
cần thiết phải tập trung đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo.
- Ý thức của người học chưa cao mang nặng tính thụ động thiếu sự chủ
động sáng tạo.
2.2.3.2 Nguyên nhân khách quan
Trong quá trình hội nhập quốc tế,giáo dục và đào tạo phải đối mặt với
nhiều thách thức lớn, với những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị
trường. Hiện nay, nhu cầu học tập của nhân dân và đòi hỏi nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo ngày càng cao trong khi khả năng đáp ứng của ngành
và trình độ phát triển kinh tế của đất nước còn hạn chế nên tất yếu sẽ có
những bất cập,hạn chế. Chúng ta cũng không có quy hoạch phát triển nhân
lực chung cho cả nước, cho từng ngành, từng địa phương để làm căn cứ thực
tiễn của việc xác định mục tiêu, kế hoạch, quy mô, cơ cấu và chất lượng giáo
dục đào tạo.
Những yếu kém của giáo dục đào tạo nước ta hiện nay nếu không sớm
được khắc phục, không những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững
của giáo dục đào tạo mà còn góp phần làm gia tăng nguy cơ tụt hậu xa hơn về
kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
25