Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại học viện tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.18 KB, 30 trang )

Báo cáo thực tập sư phạm

LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên
truyền luôn luôn tuân theo những quy định và quy trình định sẵn. Căn cứ vào
quyết định số 76 /QĐ-HVBCTT, ngày 08 tháng 01 năm 2013 về việc cử đoàn sinh
viên đi thực tập. Là một sinh viên năm thứ 4, em tự ý thức được rằng thực tập là
một hoạt động rất quan trọng và cần thiết để cung cấp thêm những hiểu biết, kiến
thức cho bản thân, giúp những sinh viên như em tích lũy được những kinh nghiệm
bổ ích trước khi ra trường. Đợt thực tập tại Trường Học viện Tài chính từ ngày 04
tháng 3 năm 2013 đến ngày 26 tháng 4 năm 2013 đã giúp em có thêm nhiều hiểu
biết về Thành phố Hà Nội – thủ đô của đất nước, về Trường Học viện Tài chính và
công tác giảng dạy của các giảng viên cũng như quá trình học tập rèn luyện của các
học viên, sinh viên tại trường Học viện Tài chính. Quá trình tham gia sinh hoạt và
công tác với tư cách là một cán bộ của khoa Lý luận chính trị, của trường; đi tìm
hiểu và tra cứu tài liệu tại thư viện trường, tham gia quản lý lớp, dự xêmina, tham
quan thực tế, giảng dạy hai bài đã giúp em có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức
phong phú và bổ ích.Thay đổi môi trường rèn luyện không phải là ngồi học trên
ghế nhà trường, em thấy đây là một chuyến đi thực tế đầy thú vị, giúp em áp dụng
và đối chứng những điều mình được học trong sách vở vào thực tiễn, đồng thời
chuẩn bị hành trang cần thiết cho công việc của một người giảng viên sau này.
Để có thể rút ra được những kinh nghiệm bổ ích và quý báu đó là nhờ có sự
dìu dắt chỉ bảo tận tình của toàn bộ Ban chỉ đạo thực tập tại Trường Học viện Tài
chính. Em muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc, các khoa, các Phòng,
Ban của Trường Học viện Tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ nhiệt tình
cho đoàn thực tập nói chung và cho bản thân em nói riêng trong việc hoàn thanh kế
hoạch thực tập.
Được sự chỉ đạo trực tiếp của thầy trưởng khoa Lý luận chính trị Nguyễn
Văn Sanh và cô Phó bộ môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
Vũ Thị Vinh, em đã được dự giảng tại nhà trường, được trực tiếp giảng dạy trước
hội đồng và lớp học.


Cùng với sự giúp đỡ của phòng tư liệu, phòng thư viện, và của thầy trưởng
Ban tổ chức cán bộ Nguyễn Bá Minh, em đã thu thập được những tư liệu quý giá
về Thành phố Hà Nội, về Trường Học viện Tài chính để hoàn thành bài thu hoạch
hoạt động thực tập một cách đầy đủ và đúng thời hạn yêu cầu.
Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn nhưng với tinh thần tìm tòi và học hỏi
không ngừng qua những lần đi thực tế, với kinh nghiệm còn ít của bản thân cùng
với ý thức trách nhiệm trong các hoạt động của nhà trường, đợt thực tập vừa qua
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 1


Báo cáo thực tập sư phạm

phần nào đã giúp em ý thức rõ hơn về nhiệm vụ và tầm quan trọng của ngành nghề
mà mình đang theo học.
Sau đây em xin báo cáo cụ thể về tình hình thực tập của mình tại Trường
Học viện Tài chính trong thời gian từ ngày 04 tháng 3 năm 2013 đến hết ngày 26
tháng 4 năm 2013.

PHẦN I
MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I.

Đặc điểm chung

Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 2



Báo cáo thực tập sư phạm

1.Vị trí địa lý
Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh
độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa
Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng
Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở
rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92
km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi
đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông
Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần
lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như
Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m),
Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa,
núi Nùng.
Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:
 Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.
 Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
 Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
 Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.
2. Dân số
Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế
kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội,
thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành phố
được mở rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000 người. Năm 1978, Quốc
hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân

số 2,5 triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924
km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, cùng
việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con
số 2.672.122 người vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào
tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có
diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm
2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 người, dân số trung bình năm 2010 là 6.561.900
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 3


Báo cáo thực tập sư phạm

người. Còn tính đến thời điểm này (3/2013), căn cứ theo mức biến động thì dân số
Hà Nội đã lên tới 7,1 triệu người.
Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số cao
nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện
như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000 người/km².
3. Lịch sử phát triển
Hà Nội là thủ đô, là thành phố đứng thứ hai Việt Nam về diện tích đô thị sau
thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ hai về dân số với
6.561.900 người (2010). Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm
trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử
Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây
dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của
các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm
văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị
vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm
1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên

bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Trải qua hai cuộc
chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống nhất và giữ
vai trò này cho tới ngày nay.
Sau chiến tranh, Hà Nội tiếp tục giữ vai trò thủ đô của quốc gia Việt Nam
thống nhất. Ngày 21 tháng 12 năm 1978, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng
địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan
Phượng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình cùng hai huyện của
tỉnh Vĩnh Phú là Mê Linh, Sóc Sơn. Dân số Hà Nội lên tới con số 2,5 triệu người.
Bên cạnh lượng dân cư các tỉnh tới định cư ở thành phố, trong khoảng thời gian từ
1977 tới 1984, Hà Nội cũng đưa 12.861 hộ, 21.587 nhân khẩu tới Lâm Đồng theo
chính sách xây dựng kinh tế mới. Năm 1991, ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh,
chuyển lại 5 huyện và 1 thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình năm 1978 cho Hà Tây và
Mê Linh được nhập vào tỉnh Vĩnh Phú. Hà Nội còn lại 4 quận nội thành và 5
huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924 km².
Sau thời kỳ bao cấp, từ cuối thập niên 1990, sự phát triển về kinh tế dẫn đến
các khu vực ngoại ô Hà Nội nhanh chóng được đô thị hóa. Những cao ốc mọc lên
ở khu vực nội ô và các trung tâm công nghiệp cũng được xây dựng ở những huyện
ngoại thành. Sự phát triển cũng kéo theo những hệ lụy. Do không được quy hoạch
tốt, giao thông thành phố thường xuyên ùn tắc khi số lượng xe máy tăng cao.
Nhiều khu phố phải chịu tình trạng ngập úng mỗi khi mưa lớn. Mật độ dân số quá
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 4


Báo cáo thực tập sư phạm

cao khiến những dân cư nội ô phải sống trong tình trạng chật chội và thiếu tiện
nghi. Vào năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3 m² một người.
Song việc tăng dân số quá nhanh cùng quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch

tốt đã khiến Hà Nội trở nên chật chội, ô nhiễm và giao thông nội ô thường xuyên
ùn tắc. Nhiều di sản kiến trúc đang dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà
ống nằm lộn xộn trên các con phố. Hà Nội còn là một thành phố phát triển không
đồng đều với giữa các khu vực như giữa các quận nội thành và huyện ngoại thành,
nhiều nơi người dân vẫn chưa có được những điều kiện sinh hoạt thiết yếu. Ngoài
ra, hiện Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất khu vực châu Á và là
thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á, hàm lượng bụi ở đây cao gấp nhiều
lần mức cho phép. Ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành,
Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô
Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1 tháng 8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ
tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn,
tỉnh Hòa Bình được sáp nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số
khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân
số 6.232.940 người, nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới. Ngày 11 tháng 12 năm
2008, quận Hà Đông được thành lập từ thành phố Hà Đông trước đây và thành phố
Sơn Tây được chuyển thành thị xã Sơn Tây. Năm 2010, Hà Nội đã tổ chức thành
công Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội để lại dấu ấn trong lòng người dân và
bạn bè quốc tế. Hoàng thành Thăng Long, văn bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
và Lễ hội Thánh Gióng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Nhiều công trình quan trọng như cầu Vĩnh Tuy, bảo tàng Hà Nội, công viên Hòa
Bình... đã được khánh thành. Năm 2010 Hà Nội cũng đạt được những kết quả khả
quan trọng trong phát triển kinh tế. GDP tăng 11%, thu nhập bình quân đầu người
xấp xỉ đạt 2.000 Đô la Mỹ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn vượt 100.000 tỷ đồng.
Hà Nội đã tổ chức thành công đại hội Đảng bộ lần thứ 15 với mục tiêu tới năm
2015 phát triển thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại, trung tâm hành
chính chính trị quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế và giao lưu quốc tế, trung tâm
văn hóa giáo dục y tế của cả Việt Nam. Thành phố phấn đấu GDP bình quân đầu
người đạt 4.300 Đô la Mỹ vào năm 2015.
Hà Nội đã được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày
17 tháng 6 năm 1999. Năm 2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tặng thưởng

thành phố Hà Nội danh hiệu "Thủ đô anh hùng" vào ngày 4 tháng 10.
II.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ
1.Tình hình kinh tế - xã hội
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 5


Báo cáo thực tập sư phạm

Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam,
cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh còn được xếp vào đô thị loại đặc biệt, thỏa mãn
các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trên 90%,
quy mô dân số trên 5 triệu, mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km² trở lên,
cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh...
Bước sang quý III/2012, tình hình sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó
khăn: lãi suất tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao; doanh nghiệp khó tiếp cận vốn và
tiêu thụ sản phẩm; hàng tồn kho lớn; nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, trang thiết bị
giảm mạnh, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; số doanh nghiệp giải
thể, ngừng hoạt động tăng làm ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người lao
động...
Trong tình hình khó khăn chung, với sự chỉ đạo sát sao của Đảng bộ, các cấp
chính quyền và sự nỗ lực của doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội
của thành phố Hà Nội 9 tháng đầu năm 2012 có chuyển biến tích cực, đúng hướng.
a.Kinh tế
Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ rất lâu trong lịch sử.
Tên những con phố như Hàng Bạc, Hàng Đường, Hang Than... đã minh chứng cho
điều này. Tới thế kỷ gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của Thành phố Hồ Chí
Minh và khu vực Nam Bộ, Hà Nội chỉ còn giữ vị trí quan trọng thứ hai trong nền

kinh tế Việt Nam.
Kinh tế Hà Nội năm 2012 duy trì tăng trưởng, nhưng thấp hơn kế hoạch và
mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng
8,1%; vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng 13,2%; tổng mức bán hàng hoá và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 18,8%; kim ngạch xuất khẩu tăng 5,3%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn cả năm 2012 tăng 5,1% so cùng kỳ.
Năm 2012, Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội ước năm
2012 đạt 232.658,5 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2011. Đối với các dự án có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Ước đạt khoảng 41.348,4 tỷ đồng, tăng 10,8% so
với năm 2011.
Dự kiến năm 2012, Hà Nội cấp phép mới và bổ sung tăng vốn đầu tư cho
283 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký 985 triệu USD (so với năm
2011 bằng 80,6% về số dự án và bằng 51,6% về số vốn đầu tư đăng ký), trong đó:
cấp mới 222 dự án với vốn đầu tư đăng ký 775 triệu USD; bổ sung tăng vốn 61 dự
án với 210 triệu USD vốn đầu tư đăng ký.
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 6


Báo cáo thực tập sư phạm

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm 2012 là 15 nghìn doanh
nghiệp, với số vốn đăng ký là 83 nghìn tỷ đồng, bằng 90% về số doanh nghiệp và
70% về vốn đăng ký so với năm trước.
Tổng mức và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội dự kiến cả năm 2012 tăng
18,8% so với cùng kỳ, trong đó, bán lẻ tăng 18,3%.
Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng 5,3% so cùng kỳ năm trước,
trong đó xuất khẩu địa phương tăng 6,8% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu giảm
3% so cùng kỳ, trong đó, nhập khẩu địa phương tăng 2%.

Khách Quốc tế đến Hà Nội trong năm 2012 là 1600,6 nghìn lượt khách, tăng
27,4% so cùng kỳ. Khách nội địa đến Hà Nội đạt 8460,8 nghìn lượt người tăng
8,2% so với năm trước.
So với năm 2011, năm nay khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 39,2%;
khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 38,3%; doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng
39,5%; khối lượng hành khách vận chuyển tăng 39,2%; khối lượng hành khách
luân chuyển tăng 38,1%; doanh thu vận chuyển hành khách tăng 39,6%.
Dự kiến, năm 2012 có 828,4 nghìn thuê bao điện thoại thu cước tăng thêm
(trong đó có 84,8 nghìn thuê bao điện thoại cố định) tăng 38,6% so với năm 2011.
Số thuê bao Internet phát triển mới tăng 39,2% so cùng kỳ, doanh thu viễn thông
tăng 49% so cùng kỳ.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Mười Hai năm 2012 tăng 0,26 % so với
tháng trước.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn Thành phố đạt 288,2 nghìn ha,
giảm 7,96% so với năm trước. Vụ Đông xuân, tổng diện tích gieo trồng toàn Thành
phố đạt 164,4 nghìn ha, giảm 13,03% so cùng kỳ năm trước. Năm 2012, diện tích
cây lâu năm trồng được 17,5 nghìn ha, giảm 1,89% so với cùng kỳ.
Diện tích rừng trồng mới ước tính đạt 354 ha, giảm 3,04% so với năm 2011.
Sản lượng gỗ khai thác cả năm ước đạt 10.410 m3, tăng 5,91% so với cùng kỳ,
Số cơ sở nuôi trồng thuỷ sản năm 2012 là 17,8 nghìn cơ sở, tăng 5,01% so
với cùng kỳ, số cơ sở nuôi mặt nước là 17,5 nghìn cơ sở, tăng 5,20%. Diện tích
nuôi trồng thuỷ sản toàn Thành phố đạt 20,8 nghìn ha, tăng 0,83% so với năm
trước. Tổng sản lượng thuỷ sản ước đạt 70,5 nghìn tấn, tăng 8,47% so với cùng kỳ,
trong đó sản lượng cá 67,8 nghìn tấn, tăng 8,64%.
b.Văn hóa – xã hội
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 7



Báo cáo thực tập sư phạm

Các lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo:
 Công tác thông tin tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong
phú, truyền đạt kịp thời các nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng
trường học đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm, chú trọng giải
quyết tình trạng thiếu trường, lớp học công lập. Chất lượng giáo dục đào tạo tiếp tục được khẳng định; khai giảng năm học mới 2012-2013
diễn ra phấn khởi, vui tươi. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc phục
vụ người bệnh được quan tâm; các chương trình y tế thực hiện tốt;
công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm soát. Thực hiện thanh
tra, kiểm travà xử lý nghiêm vi phạm của các cơ sở hành nghề y, dược
tư nhân, kinh doanh thực phẩm. Tích cực triển khai đầu tư xây dựng
các bệnh viện công lập Đức Giang, Thanh Nhàn, Phụ sản Hà Nội II,
bệnh viện 1.000 giường tại Mê Linh.
 Tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 là 4,8%, trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khu
vực thành thị là 7,8%. So với năm 2011 tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,3%.
Số lao động được giải quyết việc làm toàn Thành phố là 133 nghìn
người, bằng 95% kế hoạch.
 Năm 2012, Thành phố đã vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa được 46,95
tỷ đồng (đạt 260% kế hoạch); tặng 9850 sổ tiết kiệm cho người có
công (đạt 265% kế hoạch); hỗ trợ cho 23 nghìn hộ thoát nghèo, đạt kế
hoạch đề ra.
 Tính đến năm 2012, toàn Thành phố có 570 xã/phường đạt chuẩn
quốc gia về y tế, đạt tỷ lệ 98,8%. Đã thanh tra, kiểm tra 6295 lượt cơ
sở hành nghề y, dược tư nhân, kinh doanh thực phẩm; xử lý vi phạm
762 cơ sở, phạt hành chính trên 3 tỷ đồng, đình chỉ hành nghề không
phép 129 cơ sở.
 Về giáo dục, Thành phố đã triển khai xây mới 22 trường công lập,
trong đó có 11 trường mầm non, 6 trường tiểu học, 4 trường trung học

cơ sở, 1 trường trung học phổ thông. Chất lượng giáo dục đào tạo tiếp
tục được nâng cao. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 98,5%,
tăng 0,4% so với năm 2011 (năm 2011 là 98,1%); tỷ lệ tốt nghiệp
trung học cơ sở đạt 99,1%.
 Tổng thu ngân sách trên địa bàn dự kiến cả năm đạt 138.893 tỷ đồng,
bằng 95% dự toán năm, trong đó thu nội địa là 120.543 tỷ đồng, bằng
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 8


Báo cáo thực tập sư phạm

91,4% dự toán. Tổng chi ngân sách địa phương là 52.028 tỷ đồng,
bằng 97,4% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên là 30.716 tỷ
đồng, vượt 4% dự toán, chi xây dựng cơ bản là 19.042 tỷ đồng, bằng
95% dự toán. Tổng nguồn vốn huy động đến hết tháng Mười hai năm
2012 là 897.646 tỷ đồng, tăng 9,3% so với năm trước.
c. Quốc phòng – an ninh
Các lực lượng công an, quân đội đã phối hợp tốt, đảm bảo giữ vững an ninh
chính trị, không để xảy ra các tình huống đột xuất, bất ngờ. Bảo đảm an toàn tuyệt
đối các sự kiện chính trị quan trọng trên địa bàn, không để xảy ra các hoạt động
phức tạp trong các cuộc biểu tình tự phát phản đối Trung Quốc. Đã kịp thời xử lý
các vụ việc ảnh hưởng đến an ninh nông thôn ở Phú Xuyên, Phúc Thọ, Hoài Đức.
Hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân, khảo sát khả năng động viên nền kinh
tế quốc dân bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh và triển khai ở các
ngành và 29 quận, huyện, thị xã; đã có 113/116 xã, phường, thị trấn diễn tập chiến
đấu trị an;... Các công trình phòng thủ tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Hoạt động đối ngoại được chú trọng: Thành phố đã chủ động làm việc, hợp
tác cùng phát triển với 21 tỉnh và đã hỗ trợ quỹ xóa nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa,

huy động doanh nghiệp của Hà Nội hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng xã
hội tại các tỉnh.
d. Cải cách hành chính
Thành phố tích cực chỉ đạo thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính,
nâng cao chất lượng bộ phận “Một cửa”, “Một cửa liên thông”. Đã lấy phiếu đánh
giá thăm dò dư luận xã hội để phát hiện các tổ chức, cơ quan thực hiện các thủ tục,
hành chính chưa tốt; chỉ đạo lắp đạt camera tại bộ phận 1 cửa để giám sát hoạt
động công vụ của công chức; phê duyệt đề án xây dựng hạ tầng công nghệ thông
tin, chính quyền điện tử cho các cơ quan của Thành phố.
Công tác phòng, chống tham nhũng được tích cực chỉ đạo thực hiện theo Kế
hoạch số 15/KH-UBND ngày 20/01/2010 của UBND Thành phố thực hiện Chiến
lược Quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020.
2.Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2012
Kết thúc kỳ họp thứ sáu (từ ngày 3-12 đến 7-12-2012), Hội đồng nhân dân
thành phố Hà Nội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 18/2012/NQ-HĐND về
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của thành phố Hà Nội.
• Mục tiêu tổng quát
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 9


Báo cáo thực tập sư phạm

Phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn, lạm phát thấp hơn năm 2012. Bảo
đảm an sinh và phúc lợi xã hội. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý trật tự
xây dựng đô thị. Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và
nông thôn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm và xây dựng
nông thôn mới. Phát triển sự nghiệp văn hóa thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế,
khoa học công nghệ. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn - xã

hội. Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả
công tác đối ngoại.
• Các chỉ tiêu chủ yếu
(1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn: 8,0-8,5%; trong đó, dịch vụ
9,0-9,3%, công nghiệp - xây dựng 7,7-8,2%, nông nghiệp 1,8-2,2%.
(2) GRDP bình quân đầu người: 52,3-52,5 triệu đồng.
(3) Tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn: 15,0-16,5%.
(4) Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ: 9,0-10,0%.
(5) Giảm tỷ suất sinh thô so với năm trước: 0,15%o.
(6) Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước: 0,3%.
(7) Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng: 0,3%.
(8) Số xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế tăng thêm: 3 đơn vị.
(9) Giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm trước: 1%.
(10) Tỷ lệ thất nghiệp: thấp hơn 4,8%.
(11) Tỷ lệ hộ dân cư được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”: 84%.
(12) Tỷ lệ làng (thôn) được công nhận danh hiệu “Làng văn hóa”: 54%.
(13) Tỷ lệ tổ dân phố (khối phố, khu phố, cụm dân cư) được công nhận danh
hiệu “Tổ dân phố văn hóa”, “Khối phố văn hóa”, “Khu phố văn hóa”, “Cụm dân cư
văn hóa”: 64%.
(14) Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm: 122 trường.
(15) Tỷ lệ dân số thành thị được sử dụng nước sạch: 100%.
(16) Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh: 87%; trong đó,
tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch: 36,9%.
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 10


Báo cáo thực tập sư phạm


(17) Số xã đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm: 44 xã.
(18) Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cấp lần đầu): cấp cho tổ chức
1.000 giấy, cấp cho hộ gia đình và cá nhân: 86.420 giấy.
(19) Tỷ lệ rác thải thu gom và vận chuyển trong ngày: Khu vực đô thị: 98%,
khu vực nông thôn: 85%.
(20) Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập
trung đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%.
(21) Tỷ lệ cụm công nghiệp có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng: đối với cụm công nghiệp xây dựng mới: 100%,
đối với cụm công nghiệp đã hoạt động: 50%.

PHẦN II
TRƯỜNG HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
I.Khái quát chung về trường Học viện Tài chính
Học viện Tài chính thành lập theo quyết định số 120/2001 QĐ/TTG ngày
17/8/2001 của Thủ tường chính phủ, trên cơ sở sáp nhập Trường Đại học Tài chính
- Kế toán Hà Nội (Thành lập năm 1963), Viện Nghiên cứu Tài chính (thành lập
năm 1961) và Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Tài chính - Bộ Tài chính
Học viện Tài chính trực thuộc Bộ Tài chính, chịu sự quản lý nhà nước của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành khác theo
chức năng được Chính phủ quy định. HVTC có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài
khoản riêng. Trụ sở của Học viện đặt tại Hà Nội.
II. Các trụ sở, chức năng và nhiệm vụ của trường Học viện Tài chính
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 11


Báo cáo thực tập sư phạm


1.Các trụ sở
• Trụ sở chính: Số 8 Phan Huy Chú, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội.
- Điện thoại: 04.39 331 853
- Fax:

04.39 331 865

- Web site:
Email:
• Cơ sở đào tạo Đông Ngạc, Từ Liêm
- Điện thoại: 04. 38 389 326
-

Fax:

04. 38 388 906

• Cơ sở đào tạo 53E Phan Phù Tiên, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà
Nội.
- Điện thoại : 04. 37 338 679
-

Fax:

04. 37 338 679

2. Chức năng và nhiệm vụ
Đào tạo cán bộ trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và bồi
dưỡng công nghệ quản lý về lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh, tiếng

Anh Tài chính và Tin học Tài chính kế toán với các loại hình đào tạo: Đại học
chính quy, Đại học Tại chức, Đại học bằng 2, Hoàn chỉnh kiến thức đại học và Sau
đại học
Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ
quản lý về tài chính - kế toán.
III.Cơ cấu tổ chức bộ máy Học viện Tài chính
1.Ban giám đốc học viện
 Giám đốc: GS.,TS NGÔ THẾ CHI, Nhà giáo Nhân dân, Bí thư Đảng uỷ
Học viện.
 Các phó giám đốc:
- PGS.,TS NGUYỄN TRỌNG CƠ
- PGS.,TS PHẠM VĂN ĐĂNG
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 12


Báo cáo thực tập sư phạm

- PGS.,TS TRƯƠNG THỊ THỦY
- PGS.,TS PHẠM VĂN LIÊN
2.Hội đồng trường
Tổng Thư ký Hội đồng trường: TS. ĐẶNG VĂN DU Trưởng Khoa Tài
chính công
3.Đội ngũ cán bộ giảng viên, sinh viên, học viên
Học viện hiện có 682 cán bộ, viên chức: 419 giảng viên cơ hữu, 263 cán bộ
quản lý phục vụ, trong đó có 29 giáo sư và phó giáo sư, 95 tiến sĩ, 210 thạc sĩ; 10
NGND và NSƯT. Hàng năm, quy mô đào tạo của học viên tăng trung bình 10%,
hiện nay, Học viện đào tạo hơn 25.000 sinh viên, học viên. Trong đó, hệ đại học
chính quy 10.500 sinh viên; hệ không chính quy 12.200 sinh viên, học viên, cao

học và NCS là 2.200 học viên và 100 lưu học sinh tại học viện.
4.Các Tổ chức Đảng và đoàn thể; các Ban chức năng; Khối các khoa; các đơn
vị sự nghiệp thuộc học viện
Hiện Học viện Tài chính gồm:
5 tổ chức Đảng và các đoàn thể
12 các ban chức năng
14 khoa trực thuộc học viện
5 đơn vị sự nghiệp thuộc học viện
IV. Thành tích, kết quả công tác mà trường Học viện Tài chính đã đạt được
49 năm qua, Học viện Tài chính đã đào tạo được gần 200 Tiến sĩ, hơn 1.500
thạc sĩ và hơn 70.000 cử nhân kinh tế cho ngành và cho đất nước. Trong đó, có
nhiều đồng chí đã và đang giữ trọng trách của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành và
đại phương. Với những thành tích đạt được, Học viện Tài chính đã được Đảng và
Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý:
- Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2008
- Huân chương độc lập hạng Nhì năm 2003
- Huân chương độc lập hạng Ba năm 1998
- Huân chương lao động hạng Nhì năm 1998
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 13


Báo cáo thực tập sư phạm

- Huân chương lao động hạng Ba năm 1988
- Huân chương Hữu nghị của các nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Lào năm 1998
- Cờ thi đua đơn vị xuất sắc của Chính phủ năm 2006
Năm 2007, Học viện Tài chính đã được Bộ Tài chính phê duyệt đề án: “Đổi

mới và phát triển Học viện Tài chính đến 2010 và định hướng 2015” với mục tiêu
xây dựng, phát triển học viện Tài chính thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu
khoa học về Kinh tế - Tài chính – Kế toán hàng đầu Việt Nam, có uy tín trong khu
vực, thực hiện sứ mệnh: “Cung cấp các sản phẩm đào tạo và Nghiên cứu khoa học
Tài chính – Kế toán chất lượng cao cho xã hội”.

PHẦN III
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
1.Khái quát chung
- Địa chỉ: phòng 110 nhà Hiệu bộ Học vịên Tài chính, Đông ngạc ,
Từ liêm, Hà nội.
- Khoa lý luận chính trị thành lập theo quyết định số 435/ QĐHVTC ngày 7 tháng 5 năm 2008 của Giám đốc Học viện Tài
chính, trên nền tảng của khoa Mác- Lê Nin thành lập năm 1963 và
Khoa Mác- Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh thành lập theo quyết
định số 1237/ QĐ- BTC ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Bộ trưởng
Bộ tài chính.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên trong khoa: 35( 01 phó giáo sư, 09 TS,
21ThS, 16 Giảng viên chính, 01 giảng viên đang học NCS tại cộng
hoà Liên bang Nga, 03 giảng viên đang theo học lớp NCS ở ngoài
Học viện, 01 chuyên viên Văn phòng khoa.
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 14


Báo cáo thực tập sư phạm

2.Ban lãnh đạo khoa
Trưởng khoa:


TS. Nguyễn Văn Sanh

Phó trưởng khoa: PGS, TS Hà Quý Tình
3.Các bộ môn trong khoa
- Bộ môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin
Trưởng bộ môn:

TS. Nguyễn Văn sanh

Các phó trưởng bộ môn:

TS. Vũ Thị Vinh
ThS. Đoàn Thị Hải

- Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
Phụ trách bộ môn: PGS, TS Hà Quý Tình
- Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Phụ trách bộ môn: ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền
Phó trưởng bộ môn: ThS. Cao Thị Thảo
4.Chức năng nhiệm vụ
Khoa lý luận chính trị có nhiệm vụ về giảng dạy và nghiên cứu
khoa học các môn khoa học lý luận chính trị Mác- Lê nin và Tư tưởng
Hồ chí Minh.
5.Những thành tích chính về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các
hoạt động khác
- Nhiều năm qua khoa liên tục giảng dạy, NCKH và hướng dẫn
cho các hệ sinh viên Học viện Tài chính: Hệ đại học chính quy tập trung,
hệ đại học tại chức, hệ đại học văn bằng 2, hệ liên thông đại học trong và
ngoài nước. Giảng dạy và NCKH cho các lớp cao học, nghiên cứu sinh
và sinh viên tại nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào theo khối lượng

đào tạo của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện tài chính.

Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 15


Báo cáo thực tập sư phạm

- Công trình nghiên cứu khoa học: hàng năm khoa tổ chức hội
thảo khoa học trong khối giáo viên, hướng dẫn sinh viên NCKH dự thi
cấp khoa cấp Học viện đạt giải cao. Hướng dẫn sinh viên dự thi Olimpic
các môn khoa học Mác- lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh đạt giải nhi
khu vực phía Bắc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Các bộ môn tổ
chức hội thảo, biên soạn giáo trình, đề cương bài giảng, tổ chức thi sinh
viên giỏi năm học. Đã bảo vệ thành công nhiều đề tài cấp bộ và cấp Học
viện.
-Thành tích đạt được về các danh hiệu thi đua:
 Tập thể: + Thủ tướng chính phủ tặng bằng khen
Bộ môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê Nin
năm 1998, 2008
Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
năm 2002, 2008
Bộ môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh năm 2002, 2011.
+Tập thể khoa và các bộ môn nhiều năm đạt danh
hiệu Bằng khen Bộ trưởng và tập thể lao động xuất cấp Bộ.
 Cá nhân:
- 01 Đồng chí được tặng Huân chương lao động hạng 3
- 01 Đồng chí được tặng danh hiệu CSTĐ toàn quốc
- 07 Đồng chí được tặng bằng khen Thủ tướng Chính phủ

- 12 đồng chí được tặng Huy chương vì sự nghiệp giáo dục
- 18 Đồng chí được tặng Huy chương vì sự nghiệp Tài chính
- 10 Đồng chí được tặng danh hiệu CSTĐ ngành Tài chính
- Hàng năm có 70% giáo viên đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở, 30%
giáo viên đạt danh hiệu bằng khen Bộ trưởng và CSTĐ ngành Tài chính.

Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 16


Báo cáo thực tập sư phạm

PHẦN IV
NỘI DUNG THỰC TẬP
I.Dự giảng
 Buổi dự giảng thứ 1: Ngày 7/3/2013 (Buổi chiều)
- Dự giảng môn: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
(phần 2)
- Giảng viên: Vũ Thị Vinh
- Địa điểm:Hội trường 203 – Lớp CQ 502106
- Số tiết: 3 tiết
- Tên bài: Chương VI: Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và
chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước
- Nội dung bài giảng:
I. Chủ nghĩa tư bản độc quyền
1. Nguyên nhân chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ cạnh tranh tự do sang độc
quyền
2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
a. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền

Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 17


Báo cáo thực tập sư phạm

b. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
c. Xuất khẩu tư bản
d. Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
đ. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
3. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ
nghĩa tư bản độc quyền
a. Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc
quyền
b. Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai
đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền
 Buổi dự giảng thứ 2: Ngày 14/3/2013 (Buổi chiều)
- Dự giảng môn: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
(phần 2)
- Giảng viên: Vũ Thị Vinh
- Địa điểm:Hội trường 203 – Lớp CQ 502106
- Số tiết: 3 tiết
- Tên bài: Chương VI: Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và
chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước (tiếp)
- Nội dung bài giảng:
II- Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước
1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà
nước
a. Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước

b. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước
2. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước
a. Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và Nhà nước
b. Sự hình thành và phát triển sở hữu Nhà nước
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 18


Báo cáo thực tập sư phạm

c. Sự điều tiết kinh tế của Nhà nước Tư sản
 Buổi dự giảng thứ 3: Ngày 9/4/2013 (Buổi chiều)
- Dự giảng môn: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
(phần 2)
- Giảng viên: Vũ Thị Vinh
- Địa điểm:Hội trường B16- Lớp 1102 LT1 LT2
- Số tiết: 3 tiết
Tên bài: Chương IV: Học thuyết giá trị
- Nội dung bài giảng:
I-

Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
II. Hàng hóa
1. Hàng hóa và hai thuộc tính hàng hóa
a. Khái niệm hàng hóa
b. Hai thuộc tính của hàng hóa

c. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa
 Buổi dự giảng thứ 4: Ngày 10/4/2013 (Buổi chiều)
- Dự giảng môn: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
(phần 2)
- Giảng viên: Vũ Thị Vinh
- Địa điểm:Hội trường B16- Lớp 1102 LT1 LT2
- Số tiết: 3 tiết
Tên bài: Chương IV: Học thuyết giá trị (tiếp)
Nội dung bài giảng:
II-

Hàng hóa

Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 19


Báo cáo thực tập sư phạm

2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
a. Lao động cụ thể
b. Lao động trừu tượng
3. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
a. Thước đo lượng giá trị của hàng hóa
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
c. Cấu thành lượng giá trị hàng hóa
III-

Tiền tệ


1. Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
a. Sự phát triển các hình thái giá trị
b. Bản chất của tiền tệ

 Buổi dự giảng thứ 5: Ngày 12/4/2013 (Buổi sáng)
- Dự giảng môn: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
(phần 2)
- Giảng viên: Vũ Thị Vinh
- Địa điểm:Hội trường B206 - Lớp 1102 LT1 LT2
- Số tiết: 3 tiết
Tên bài: Chương IV: Học thuyết giá trị (tiếp)
Nội dung bài giảng:
III.Tiền tệ
2. Các chức năng của tiền tệ
a. Thước đo giá trị
b. Phương tiện lưu thông
c. Phương tiện cất trữ
d. Phương tiện thanh toán
IV.

Quy luật giá trị

Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 20


Báo cáo thực tập sư phạm


1. Nội dung của quy luật giá trị
2. Tác động của quuy luật giá trị

 Buổi dự giảng thứ 6: Ngày 15/4/2013 (Buổi sáng)
- Dự giảng môn: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
(phần 2)
- Giảng viên: Vũ Thị Vinh
- Địa điểm:Hội trường B11 - Lớp 1102 LT1 LT2
- Số tiết: 3 tiết
Tên bài: Chương V: Học thuyết giá trị thặng dư
Nội dung bài giảng:
I.

Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản

1. Công thức chung của tư bản
2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản
3. Hàng hóa sức lao động
a. Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa
b. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
II.

Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trong xã hội tư bản

1. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất
ra giá trị thặng dư
2. Bản chất của tư bản. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả
biến
a. Bản chất của tư bản
b. Tư bản bất biến và tư bản khả biến

III.Thực tập giảng dạy
Khi về thực tập tại trường Học viện Tài chính, em đã đăng ký soạn giảng 2 bài:
- Bài 1: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 21


Báo cáo thực tập sư phạm

Đối tượng giảng: lớp 1102 LT1 LT2
Số tiết: 5 tiết
A. Mục đích, yêu cầu:
Về kiến thức:
- Trang bị cho học viên khái niệm: thị trường, cơ chế thị trường, kinh tế thị
trường
- Phân tích được đặc trưng của nền kinh tế thị trường, các mô hình kinh tế
thị trường
- Nhận thức rõ tính tất yếu của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa
- Phân tích được đặc trưng chung, đặc trưng riêng của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
- Phân tích thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ
đó đưa ra những giải pháp chủ yếu để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa
Về kỹ năng
- Phân tích, so sánh các thuật ngữ, phạm trù khái niệm: Thị trường, cơ chế
thị trường, kinh tế thị trường.
- Phân biệt được Kinh tế hàng hóa và Kinh tế thị trường
- Vận dụng, rút kinh nghiệm các mô hình kinh tế thị trường vào Việt Nam

Về thái độ
- Học viên học tập nghiêm túc, tự giác, sáng tạo

Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 22


Báo cáo thực tập sư phạm

- Hình thành thái độ khách quan, khoa học và niềm tin vào sự lựa chọn mô
hình kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước.
- Tin tưởng vào sự thành công của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam. Tích cực tham gia góp phần vào công cuộc phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

B. Kết cấu nội dung, phân chia của bài:
Phần

Nội dung

Mở đầu - Giới thiệu, dẫn dắt vào bài học

Thời gian

Phương pháp

10 phút


Thuyết trình

- Giới thiệu tên bài học
- Giới thiệu tài liệu nghiên cứu và kết
cấu chính của bài học

Nội

I, MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ KINH

dung

TẾ THỊ TRƯỜNG

chính
của bài
học

Thuyết giảng

1. Khái quát về kinh tế thị trường
a- Một số khái niệm
 Thị trường
 Cơ chế thị trường

35 phút

Thuyết giảng
Hỏi - Đáp


 Kinh tế thị trường
b- Đặc trưng của nền kinh tế thị
trường
 Các chủ thể kinh tế
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 23


Báo cáo thực tập sư phạm

 Thị trường

45 phút

 Giá cả

Thuyết giảng
Hỏi - Đáp

 Cơ chế vận hành

Lấy ý kiến

 Nhà nước điều tiết nền kinh tế

ghi lên bảng

2. Các mô hình kinh tế thị trường
a- Kinh tế thị trường tự do cạnh

tranh
b- Kinh tế thị trường có sự quản lý
của nhà nước

45 phút
Thảo luận

 Kinh tế thị trường tự do mới

nhóm

 Kinh tế thị trường – xã hội
Thuyết giảng

 Kinh tế thị trường xã hội chủ
nghĩa đặc sắc Trung Quốc

Hỏi - Đáp

II, KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH

Thuyết giảng

HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM

1, Tính tất yếu của việc phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã 35 phút

Thuyết giảng


hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Hỏi - Đáp

a- Điều kiện bên trong
b- Điều kiện bên ngoài

2, Đặc trưng chung, đặc trưng riêng
của kinh tế thị trường định hướng
55 phút
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Thuyết giảng
Page 24


Báo cáo thực tập sư phạm

xã hội chủ nghĩa
a- Những đặc trưng chung của nền
kinh tế thị trường
b- Những đặc trưng riêng của định
hướng xã hội chủ nghĩa trong nền

Sàng lọc
Hỏi - Đáp

kinh tế thị trường
Thuyết giảng

3, Thực trạng nền kinh tế thị trường

Hỏi - Đáp

định hướng xã hội chủ nghĩa
a- Nền kinh tế thị trường đang ở trình 60 phút
độ thấp

Thuyết giảng
Hỏi - Đáp

b- Nền kinh tế đang trong quá trình
tiếp tục chuyển đổi
c- Phát triển nền kinh tế thị trường

Trực

quan

hình

ảnh

bằng slide

định hướng xã hội chủ nghĩa trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sẽ
vừa có cơ hội vừa có thách thức
4, Các giải pháp chủ yếu để phát
triển kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở nước ta
a- Thực hiện nhất quán lâu dài chính
sách phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, phát huy vai trò chủ đạo

Thuyết giảng
Hỏi - Đáp

của kinh tế nhà nước
b- Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện 60 phút
đại hóa
Nguyễn Đỗ Anh Tú

Page 25


×