Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Báo cáo thực tập thực tập tại trường đại học xây dựng hà nội trong thời gian từ 1432011 đến ngày 652011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.01 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU
Căn cứ vào Quyết định số 54 QĐ/HVBCTT về việc cử đoàn sinh viên
đi thực tập của giám đốc Học viện Báo chí và tuyên truyền, đoàn thực tập
chúng em gồm có 3 người đã tham gia thực tập tại trường Đại học Xây dựng
Hà Nội trong thời gian từ 14/3/2011 đến ngày 6/5/2011.
Trong quá trình thực tập tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội, em đã
được các thầy cô nhiệt tình tham gia hướng dẫn và giúp đỡ. Em đã tham gia
dự giờ giảng dạy của các thầy cô Khoa Lý luận chính trị trường Đại học Xây
dựng Hà Nội đồng thời trực tiếp soạn và giảng một số tiết trên lớp.
Sau khi kết thúc thời gian thực tập tại trường, em đã tiếp thu và tích
lũy được nhiều kinh nghiệm giảng dạy từ các thầy cô và từ chính hoạt động
thực tập của mình. Sau đây là Bản báo cáo thực tập sư phạm của em về
những kết quả thu được trong thời gian thực tập.

1


NỘI DUNG
I. Nhận thức về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chung của Trường
Đại học Xây dựng và Khoa Lý luận chính trị
1. Chức năng nhiệm vụ của trường Đại học Xây dựng
Trường Đại học Xây dựng được thành lập theo Quyết định số 144/CP ngày 8
tháng 8 năm 1966 của Hội đồng Chính phủ, tiền thân là Khoa Xây dựng
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trải qua 54 năm đào tạo, 44 năm xây dựng và phát triển Trường Đại
học Xây dựng đã trở thành một trường đại học đa ngành, một trung tâm
nghiên cứu và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ.
Với đội ngũ 948 CBVC, trong đó có 740 CBGD, 87 CB đã nghỉ hưu
nhưng tiếp tục kí hợp đồng giảng dạy và 208 cán bộ hành chính, theo chức
danh và trình độ có 25 GS, 89 PGS, 2 TSKH, 203TS, 394 thạc sĩ và 141 kĩ
sư; Trường Đại học Xây dựng đang đào tạo 22 ngành ở trình độ đại học, 14


ngành bậc cao học và 18 chuyên ngành tiến sỹ.
Đến nay, trường đã đào tạo cho đất nước trên 40.000 kĩ sư, kiến trúc
sư, gần 2000 thạc sĩ, gần 150 tiến sĩ đồng thời thực hiện nhiều đề tài khoa
học, chuyển giao công nghệ và các dự án lớn.
Chức năng và nhiệm vụ chính của trường là đào tạo kĩ sư và kiến trúc
sư. Hiện nay Trường Đại học xây dựng đang đào tạo kĩ sư và kiến trúc sư
cho các ngành sau: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng Cầu
đường, kỹ thuật trắc địa, xây dựng Cơ sở hạ tầng giao thông ( KSCL cao),
xây dựng Công trình thuỷ ( KSCL cao), kỹ thuật Đô thị ( KSCL cao), xây
dựng Cảng - Đường thuỷ, xây dựng công trình thuỷ lợi, xây dựng Công trình
biển - Dầu khí, xây dựng công trình ngoài khơi & ven bờ, xây dựng công trình
2


ven biển, vật liệu và cấu kiện xây dựng, cấp thoát nước, hệ thống Kỹ thuật
trong công trình, môi trường đô thị và khu công nghiệp, kinh tế xây dựng, kinh
tế và quản lý đô thị, kiến trúc, quy hoạch đô thị, cơ giới hoá XD, máy Xây
dựng, tin học XD Công trình, tin học, công nghệ phần mềm.
2. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động chung của khoa Lý luận chính trị
trường Đại học Xây dựng
Tiền thân của khoa Lý luận chính trị là Bộ môn Mác – Lênin, được thành lập năm
1966. Đến năm 2004, Bộ môn được nâng thành khoa Mác – Lênin, năm 2008
được đổi tên thành Khoa Lý luận chính trị.
Cơ cấu tổ chức: Khoa gồm 2 bộ môn là Bộ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin và Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh – Đường lối cách mạng
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khoa lý luận chính trị hiện có 24 cán bộ giảng dạy.
Chức năng và nhiệm vụ của Khoa Lý luận chính trị là giảng dạy các môn trong
hai bộ môn, nhằm trang bị cho sinh viên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Xây dựng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho sinh viên. Từng bước xác

lập thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học để tiếp cận các
khoa học chuyên ngành được đào tạo.
II. Tình hình kinh tế xã hội của thành phố Hà Nội
Năm 2010, Thành phố Hà Nội đã thực hiện khối lượng công việc rất
lớn, khẩn trương và quan trọng. Đã tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp
và Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV, Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng
Long - Hà Nội. Tuy kinh tế thế giới vừa ra khỏi giai đoạn khó khăn của
khủng hoảng tài chính và suy thoái, kinh tế cả nước bắt đầu phục hồi nhưng
vẫn tiềm ẩn bất ổn, khó lường: thiên tai, dịch bệnh, lạm phát… Thực hiện
chỉ đạo của Chính phủ, Thành uỷ và HĐND, UBND Thành phố đã ban hành
3


các chương trình số 25/CTr-UBND, 50/CTr-UBND về những giải pháp thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước,
không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2010.
Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng
đầu năm và dự báo khả năng thực hiện trong 2 tháng cuối năm, UBND
Thành phố đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 trên các nội dung
chủ yếu sau:
1. Kinh tế Thủ đô nhanh chóng phục hồi và đạt tăng trưởng cao
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước tăng 11% so với năm 2009, cao
hơn chỉ tiêu HĐND đề ra. Khu vực dịch vụ tăng 11%, công nghiệp - xây
dựng tăng 11,5%, nông nghiệp tăng 6,2%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp – xây dựng,
giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Với kết quả này, tăng trưởng GDP bình
quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10,7%/năm. GDP bình quân đầu người đạt
khảng 37 triệu đồng (khoảng 1950 USD)
Các ngành sản xuất công nghiệp nhanh chóng phục hồi. Giá trị tăng
thêm công nghiệp tăng 11,4%, xây dựng tăng 12,2%. Các ngành dịch vụ tiếp

tục phát triển: tài chính, tín dụng tăng 15,2%, thương nghiệp tăng 15,7%, là
một trong những ngành có tác động thúc đẩy GDP tăng cao. Khách du lịch
đến Hà Nội đạt 8,8 triệu lượt, tăng 14%, trong đó khách quốc tế đạt 1,2 triệu
lượt, tăng 20,5% so với năm 2009. Hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh,
đồng thời, nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ hơn. Tổng kim ngạch xuất
khẩu trên địa bàn ước tăng 20,8% - cao hơn 4 lần so với kế hoạch. Cơ cấu
kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển biến tích cực, năng suất và sản lượng
nông - lâm - thuỷ sản tăng khá. Giá trị sản xuất 1 ha đất nông nghiệp tăng
11,2% so với năm trước.

4


Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2010 ước đạt 100.000 tỷ
đồng, tăng 17% so với dự toán Chính phủ giao, tăng 12,7% so với dự toán
HĐND Thành phố và tăng 34,6% so với thực hiện năm 2009. Thu ngân sách
địa phương ước đạt 40.037 tỷ đồng, bằng 114,9% dự toán HĐND Thành phố
giao. Kết quả thu ngân sách vượt dự toán đã đảm bảo nhiệm vụ chi cho các
mục tiêu đã được xác định.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng 1,93% so với tháng 10, tăng 9,94%
so với tháng 12/2009. Dự báo chỉ số giá tiêu dùng trung bình năm 2010
khoảng 10,5%.
Huy động vốn đầu tư xã hội đạt 175.063 tỷ đồng, tăng 18,5% so với
năm 2009 và bằng khoảng 70% GDP. Huy động vốn và dư nợ cho vay của
các tổ chức tín dụng tăng khá, đáp ứng vốn cho sản xuất kinh doanh và các
chương trình an sinh xã hội. Tổng vốn huy động đạt 750.704 tỷ đồng, tăng
28,2%; dư nợ cho vay đạt 475.365 tỷ đồng, tăng 26,1% so với tháng
12/2009. Do ảnh hưởng suy giảm kinh tế thế giới và chưa có quy hoạch
chung xây dựng Thủ đô, đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới không
nhiều, đạt 800 triệu USD, tăng 53,3% so với năm 2009. Có 17.430 doanh

nghiệp được thành lập mới với số vốn 123.230 tỷ đồng, bằng 89% của năm
2009. Đã hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà
nước theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng chính phủ.
Công tác xã hội hóa đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh. Đã huy động
thêm nguồn lực xã hội để đầu tư cho xử lý môi trường: chuẩn bị xây dựng 2
nhà máy xử lý rác tại huyện Sóc Sơn, Đông Anh, đẩy nhanh tiến độ thực
hiện 3 dự án xây dựng nghĩa trang, đã cải tạo môi trường 21 hồ. Đến ngày
15/11/2010, có 79 dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách được cấp giấy
chứng nhận đầu tư với tổng kinh phí 70.547 tỷ đồng, sử dụng 202 ha đất.

5


Nhiều công trình văn hóa kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long triển khai theo
phương thức xã hội hóa dược nhân dân ghi nhận.
2. An sinh và phúc lợi xã hội được đảm bảo tốt hơn, các sự nghiệp
văn hóa xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực
An sinh và phúc lợi xã hội được đặc biệt quan tâm. Đã hỗ trợ 22.500
hộ thoát nghèo, đạt 100% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2010 dự kiến
còn 4,5%. Hoàn thành kế hoạch hỗ trợ xây dựng thay thế và sửa chữa 3.263
nhà hư hỏng cho các hộ nghèo; cấp 346.376 thẻ Bảo hiểm y tế cho người
nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội; hỗ trợ 2,6 tỷ đồng mổ bệnh tim cho 106
trẻ; tổ chức dạy nghề cho 3.500 người nghèo và người tàn tật. Thực hiện tốt
chế độ, chính sách đối với đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống
Mỹ cứu nước; chính sách về tôn giáo và Đại đoàn kết dân tộc. Tổ chức thăm
hỏi và tặng quà tới người có công với cách mạng, người nghèo nhân dịp tết
Canh Dần, ngày 27/7, 2/9 và Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, tổng kinh phí
257,2 tỷ đồng (trong đó, dịp kỷ niệm Đại lễ là 107 tỷ đồng).
Giải quyết tốt công tác lao động, việc làm. Tạo khoảng 135.800 việc
làm mới, vượt 6% chỉ tiêu HĐND giao. Đến tháng 11/2010, đã tổ chức 43

phiên giao dịch việc làm với 2.570 lượt doanh nghiệp tham gia, tuyển dụng
17.000 lao động. Xét duyệt 1.700 dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc
làm với số tiền 204 tỷ đồng, tạo việc làm cho 17.000 lao động. Đào tạo nghề
cho 140.000 ngư¬ời. Tỷ lệ lao động qua đào tạo dự kiến đạt 35%.
Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được đảm bảo. Thực
hiện tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra các vụ ngộ độc
lớn. Triển khai các chương trình y tế, công tác phòng chống dịch đồng bộ.
Giám sát chặt chẽ tình hình dịch tại cộng đồng. Duy trì 99,9% trẻ em dưới 1
tuổi được tiêm chủng. Áp dụng một số kỹ thuật trình độ cao trong chữa, trị

6


như: phẫu thuật tim bẩm sinh, điều trị ung thư bằng máy gia tốc, xạ phẫu…
Đã có thêm 64 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, vượt 60% chỉ tiêu
HĐND đề ra, đưa tỷ lệ này của Thành phố lên 97,2%. Công tác dân số - kế
hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt: số sinh và sinh con thứ 3 đều giảm.
Cơ sở vật chất ngành giáo dục được tập trung nâng cấp. Đã xây dựng thêm
80 trường đạt chuẩn quốc gia. Dự kiến hoàn thành xây dựng thay thế trên
6.500 phòng học tạm và cấp 4 xuống cấp, vượt chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ phổ cập
giáo dục bậc THPT đạt 80%; tỷ lệ học sinh trong các trường tiểu học được
học 2 buổi/ngày và trên 5 buổi/tuần đạt 78%. Đang triển khai Đề án ứng
dụng tin học trong các cơ sở giáo dục, đã kết nối internet tới tất cả các
trường phổ thông. Chất lượng giáo dục tiếp tục được giữ vững. Nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ và triển khai ứng dụng được đẩy mạnh.
Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao có bước phát triển. Cuộc vận
động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh
lịch, văn minh được triển khai có kết quả tốt đến từng tổ dân phố, thôn, làng
và đã chuyển hoá thành các phong trào quần chúng thiết thực. Thông tin báo
chí đã góp phần quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương,

chính sách của Đảng và Nhà nước, vận động người dân tham gia vào các
hoạt động, chương trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Tổ chức
thành công Đại hội TDTT Thành phố Hà Nội lần thứ VII và các giải thi đấu
thể thao trong họ sinh, sinh viên.
3. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; quốc
phòng, quân sự địa phương được củng cố; hoạt động đối ngoại đạt kết
quả quan trọng, vị thế của thủ đô được nâng cao
Các lực lượng công an, quân đội đã phối hợp tốt, đảm bảo giữ vững
an ninh chính trị, trật tự xã hội, nhất là dịp: Đại lễ 1.000 năm Thăng Long –

7


Hà Nội, đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XV,
các hội nghị cấp cao ASEAN. Chủ động phòng ngừa không để xảy ra tội
phạm có tổ chức, các vụ án nghiêm trọng. Hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giao
quân năm 2010 và tổng kết 10 năm công tác giáo dục quốc phòng – an ninh
ở cả 3 cấp, kế hoạch diễn tập khu vực phòng thủ, chiến đấu trị an xã,
phường. Tổ chức quán triệt Luật Dân quân tự vệ, bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng - an ninh cho cán bộ và học sinh THPT, sinh viên cao đẳng, đại học
trên địa bàn đạt kết quả tốt.
Các hoạt động đối ngoại được tích cực triển khai. Quan hệ giao lưu
hợp tác với thủ đô các nước và các tổ chức quốc tế được mở rộng. Thực hiện
tốt các nhiệm vụ Trung ương giao liên quan các hoạt động đối ngoại quốc
gia trong vai trò Việt Nam là chủ tịch ASEAN. Làm tốt công tác đối ngoại
quân sự với Thủ đô Viêng Chăn – Lào, Quân đội Hoàng gia Campuchia.
Quan hệ hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm và cả
nước và các hoạt động của Ban chỉ đạo vùng Kinh tế trọng điểm được tích
cực triển khai. Đã quyên góp hỗ trợ các tỉnh bị thiên tai: Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị,... Hỗ trợ đầu tư một số công trình văn hóa - xã hội

tại Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bà Rịa – Vũng
Tàu...
4. Công tác lãnh đạo, điều hành của Thành phố tiếp tục được chú
trọng; cải cách hành chính đạt được kết quả thiết thực; công tác phòng,
chống tham nhũng đạt được kết quả bước đầu.
Nhiều chương trình, giải pháp đảm bảo ổn định và đẩy mạnh tăng
trưởng kinh tế được tích cực chỉ đạo thực hiện. Đã bố trí 500 tỷ đồng bình
ổn giá đối với 9 mặt hàng thiết yếu bán tại 388 điểm; tăng cường các đoàn
kiểm tra về quản lý thị trường. Thực hiện nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ khó

8


khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Tổ
chức các hội nghị của lãnh đạo Thành phố tiếp xúc doanh nghiệp, Hội nghị 3
nhà “Quản lý - Khoa học - Sản xuất kinh doanh”, Hội nghị giao ban các Tổ
chức tín dụng trên địa bàn, chỉ đạo tích cực việc cung cấp điện cho sản xuất
và sinh hoạt,…
Hoàn thành việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Đề án
30 của Chính phủ và đang tiếp tục thực hiện giai đoạn 3 của Đề án. Mở rộng
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước được chú trọng; hoàn
thành và đưa vào sử dụng mạng diện rộng (WAN) kết nối 53 điểm các Sở,
ngành và UBND các quận, huyện, thị xã và đưa hệ thống giao ban trực tuyến
vào hoạt động.
Công tác phòng, chống tham nhũng đạt được kết quả bước đầu. Đã
tiến hành 158 cuộc thanh tra (cấp Thành phố và quận, huyện) và kết luận
115 cuộc; thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng,
chống tham nhũng năm 2010 tại 09 đơn vị và có kết luận tại 4 đơn vị.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm ngay tại cơ sở, kịp thời tổ chức
đối thoại với công dân nên đã hạn chế việc công dân tập trung khiếu kiện

đông người, không để phát sinh “điểm nóng”.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, tình hình kinh tế - xã hội năm
2110 còn có những hạn chế yếu kém.
1. Chưa tạo được sự chuyển biến tích cực về ý thức của người dân, cơ
quan, doanh nghiệp trong việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị, chấp
hành Luật giao thông, bảo vệ môi trường, môi sinh. Ô nhiễm môi trường ở
khu dân cư, làng nghề, trong khu công nghiệp, trên sông hồ… đang là vấn
đề bức xúc.

9


2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đang trong tình trạng quá tải. Thiếu
quy hoạch cho hệ thống bãi chôn lấp, xử lý rác, nghĩa trang tập trung và hệ
thống thu gom, xử lý nước thải đầu nguồn. Hầu hết các huyện ngoại thành
chưa có quy hoạch xây dựng, việc quản lý xây dựng theo quy hoạch gặp
nhiều khó khăn.
3. Công tác quản lý nhà, các khu đô thị (sau đầu tư), khu tái định cư
còn nhiều bất cập. Xây dựng công trình hạ tầng xã hội (trường học, cơ sở y
tế, chợ… chậm.)
4. Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đối tượng người dân bị thu
hồi đất nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu.
5. Cải cách hành chính tuy đạt được nhiều kết quả, song còn những mặt
hạn chế, thủ tục phức tạp trong một số lĩnh vực: thỏa thuận quy hoạch, chỉ
giới đường đỏ.
6. Công tác xã hội hóa đầu tư chưa có sự vào cuộc mạnh mẽ của các sở
ban ngành và các quận huyện.
7. Công dân khiếu nại, tố cáo tăng so với cùng kỳ chủ yếu liên quan
việc triển khai đồng loạt nhiều dự án, khối lượng giải phóng mặt bằng lớn và
tăng cường quản lý trật tự xã hội trên địa bàn.

Hạn chế trên đây có nguyên nhân khách quan nhưng những khuyết
điểm chủ quan trong quản lý điều hành ở các cấp, các ngành là nguyên nhân
chủ yếu và trực tiếp, cần sớm được khắc phục: thiếu sự phối kết hợp chặt
chẽ và hiệu quả của các cấp, ngành trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực
hiện ở một số lĩnh vực; kỷ cương hành chính trong quản lý, xử lý trách
nhiệm về vi phạm ở một số đơn vị chưa nghiêm; chất lượng cán bộ ở một số
đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu, còn tình trạng cán bộ ngại va chạm,
không quyết liệt trong giải quyết công việc ở một số cấp, ngành, lĩnh vực.
10


Đánh giá chung, được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của Trung ương, sự
phối hợp chặt chẽ của các Bộ, Ngành, Đoàn thể, sự quyết tâm, sáng tạo
trong lãnh đạo chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND và các cấp chính quyền, sự
năng động của các doanh nghiệp và sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân,
Thành phố Hà Nội đã vượt qua thách thức của khủng hoảng kinh tế thế giới
và khó khăn trong nước. Tăng trưởng GDP đạt cao, vượt chỉ tiêu HĐND đề
ra. An sinh và phúc lợi xã hội được đảm bảo tốt hơn. Đại lễ kỷ niệm 1.000
năm Thăng Long - Hà Nội được tổ chức thành công, để lại ấn tượng sâu sắc;
các lĩnh vực phát triển văn hóa xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực. Công
tác quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, quản lý đô thị, cải thiện
môi trường tiếp tục được tăng cường. Đầu tư phát triển nông nghiệp và hạ
tầng nông thôn được chú trọng. Cải cách hành chính tiếp tục được đẩy
mạnh. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội duy trì ổn định. Hoạt động đối
ngoại thu được kết quả quan trọng, vị thế của Thủ đô được nâng cao. Kết
quả trên đây đã góp phần hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu
của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, tạo điều kiện thuận lợi để Thủ đô phát
triển cao hơn trong giai đoạn tiếp theo.
II. Kế hoạch toàn đợt thực tập (nhật kí thực tập)
III. Nội dung thực tập.

1. Dự giờ giảng, xêmina, thảo luận…
* Dự giờ giảng: Môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam


Tiết 4, 5, 6 ngày 05/4/2011, tiết 4, 5, 6ngày 7/4/2011 và tiết 4,

5, 6 ngày 12/4/2011.
Địa điểm: Phòng 501 tòa nhà H1, Lớp 53 XF Trường đại học Xây Dựng Hà
Nội.
Giảng viên: Nguyễn Kim Bảng

11


Tên bài: Đảng lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1975 – 2006)
Nội dung: bao gồm:
I. Cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc (1975 –
1986)
1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12-1976)
và thực hiện kế hoạch nhà nước năm năm (1976-1980)
a. Tình hình Việt Nam sau năm 1975 và Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IV của Đảng
b. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm và bảo vệ Tổ Quốc (1976
– 1980)
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (tháng 3-1982),
thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1981 – 1985)
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng
b. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1981 – 1985)
II. Thực hiện đường lối đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước (1986 – 2006)

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986)
và thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990)
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
b.

Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1986 – 1990)

2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6-1991)
và thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1991 – 1996)
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
b. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1991 – 1996)
3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng và thực hiện kế
hoạch nhà nước 5 năm (1996 – 2000)
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
12


b. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1996 - 2000)
4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tháng 4-2001).
Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (2001- 2005)
a. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
b. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (2001-2005)
5. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4-2006).
* Dự giờ giảng: Môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
- Buổi 1 , ngày 7/4/2011
Địa điểm: Phòng 210, nhà H1, Lớp 53 KG1, Trường Đại học Xây Dựng Hà
Nội.
Giảng viên: Nguyễn Kim Bảng
Tên bài: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh Chính trị

đầu tiên của Đảng.
Nội dung bao gồm:
I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
1. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lê nin
c. Tác động của cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng
sản
2. Hoàn cảnh trong nước
a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư
sản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

13


- Buổi 2 và 3, ngày 9 và 13/4/2011
Địa điểm: phòng 201 thí nghiệm và 34 H2 Đại học Xây dựng Hà Nội
Giảng viên: Dương Minh Ngọc
Tên bài: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng
Nội dung bao gồm:
I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
1.Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin \
c. Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng
sản
2.Hoàn cảnh trong nước

a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
II. Hội nghị thành lập Đảng và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
1. Hội nghị thành lập Đảng
2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
3. Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng
- Buổi 4, ngày 8/4/2011
Địa điểm: 206 thí nghiệm phòng 210 H1 Đại học Xây dựng Hà Nội

14


Giảng viên: Cao Văn Đan
Tên bài: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam va Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng
Nội dung bao gồm:
I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam
3. Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
a. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin \
b. Tác động của Cách mạng Tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng sản
2. Hoàn cảnh trong nước
a. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp
b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
- Buổi 5 và 6, ngày 14 và20/4/2011

Địa điểm: phòng 210 H1 Đại học Xây dựng Hà Nội
Giảng viên: Nguyễn Kim Bảng
Tên bài: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1939 – 1945)
Nội dung gồm:
I.

Chủ trương đấu tranh từ năm 1930 đến năm 1939

1.

Trong những năm 1930-1935

a.

Luận cương chính trị tháng 10-1930

b.

Chủ trương khôi phục tổ chức đảng và phong trào cách
mạng

2. Trong những năm 1936-1939
15


a.

Hoàn cảnh lịch sử

b.


Chủ trương nhận thức mới của Đảng

II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939 đến năm 1945
1.Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của
Đảng
a.

Tình hình thế giới và trong nước

b.

Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng

c.

Ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

2. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
a.

Phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước và đẩy mạnh

khởi nghĩa từng phần
b.

Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa

c.


Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh

nghiệm của cuộc Cách mạng Tháng Tám
2. Chuẩn bị đề cương và bài giảng.
* Bài 1
Tên bài: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945
– 1975)
Nội dung gồm:
I. Đường lối xây dựng , bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)
1. Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng (1945 –
1946)
a. Hoàn cảnh nước ta sau Cách mạng tháng Tám
b. Chủ trương “Kháng chiến kiến quốc của Đảng”
c. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
16


2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng
chế độ dân chủ nhân dân (1946 – 1954)
a. Hoàn cảnh lịch sử
b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến
3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh
nghiệm
a. Kết quả và ý nghĩa lịch sử
- Kết quả
- Ý nghĩa lịch sử
b. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm
- Nguyên nhân thắng lợi
- Bài học kinh nghiệm

II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thống nhất Tổ quốc
(1954 – 1975)
1. Đường lối trong giai đoạn 1954 - 1964
a. Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7 – 1954
b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa đường lối
- Quá trình hình thành và nội dung đường lối
- Ý nghĩa đường lối
2. Đường lối trong giai đoạn 1965 – 1975
a. Bối cảnh lịch sử
b. Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa đường lối
- Quá trình hình thành và nội dung đường lối
- Ý nghĩa đường lối

17


3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh
nghiệm
a. Kết quả và ý nghĩa lịch sử
- Kết quả
- Ý nghĩa lịch sử
b. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm
- Nguyên nhân thắng lợi
- Bài học kinh nghiệm
Phương pháp giảng:phương pháp thuyết trình kết hợp phương pháp phát
vấn.

* Bài 2:
Tên bài: Đường lối đối ngoại
Nội dung gồm:

I. Đường lối đối ngoại thời kì từ năm 1975 – 1986
1. Hoàn cảnh lịch sử
a. Tình hình thế giới
b. Tình hình trong nước
2. Nội dung đường lối đối ngoại của Đảng
3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
a. Kết quả và ý nghĩa
b. Hạn chế và nguyên nhân
II. Đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kì đổi mới
1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối

18


a. Hoàn cảnh lịch sử
b. Các giai đoạn hình thành, phát triển đường lối
- Giai đoạn 1986 – 1996
- Giai đoạn 1996 – 2008
2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế
a. Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo
b. Một số chủ trương chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội
nhập kinh tế quốc tế
3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
a. Thành tựu và ý nghĩa
b. Hạn chế và nguyên nhân

* Thực hiện bài giảng:
Địa điểm: Phòng 112 H1, trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
Thời gian: Ngày 27/4/2011
Tên bài: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945

– 1975)
Nội dung gồm:
I.

Đường lối xây dựng , bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống

thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)
3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh
nghiệm
a. Kết quả và ý nghĩa lịch sử
- Kết quả

19


- Ý nghĩa lịch sử
b. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm
- Nguyên nhân thắng lợi
- Bài học kinh nghiệm
Thời gian giảng: 45 phút
Phương pháp giảng:phương pháp thuyết trình kết hợp phương pháp phát
vấn.
Số điểm đạt được:

20


KẾT LUẬN
Trong thời gian gần 2 tháng thực tập tại khoa Lý luận chính trị
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, em đã hiểu biết thêm về chức năng

nhiệm vụ và hoạt động chung của trường cũng như của khoa lý luận chính
trị. Em đã tìm hiểu và nắm được tình hình kinh tế xã hội của thành phố Hà
Nội nơi thực tập. Em đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của các
thầy cô khoa Lý luận chính trị. Từ quá trình tham gia dự giờ của các thầy cô
và trong hoạt động thực hiện bài giảng của mình, em đã tích lũy được nhiều
kinh nghiệm bổ ích về công tác giảng dạy.
Đây là hoạt động hết sức bổ ích và ý nghĩa với sinh viên vì thế em
mong Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức thêm nhiều dịp để
chúng em có cơ hội học tập và rèn luyện kĩ năng giảng dạy của mình. Đồng
thời em xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Lý luận chính trị đã hết sức
tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Mong
các thầy cô sẽ tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em nhiều hơn nữa để chúng
em có thể rèn luyện và hoàn thiện hơn trong kĩ năng giảng dạy.

21



×