Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Đánh giá kết quả xây dựng các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 - 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG VĂN SINH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XÂY DỰNG
CÁC MÔ HÌNH KHUYẾN LÂM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2008 - 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG VĂN SINH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XÂY DỰNG
CÁC MÔ HÌNH KHUYẾN LÂM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
Chuyên ngành: Lâm Học
Mã số: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Sỹ Trung

THÁI NGUYÊN - 2014



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn

Nông Văn Sinh


ii

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời biết ơn
chân thành nhất đến PGS.TS. Lê Sỹ Trung người hướng dẫn khoa học đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Lời cảm ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các thầy cô trong phòng
đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn tới, bạn bè và đồng nghiệp và gia
đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu
sắc tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn

Nông Văn Sinh



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ...................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH................................................................................... viii
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ................................................................................ 3
3. Mục tiêu của đề tài ................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................... 4
1.2. Cơ sở pháp lý ...................................................................................... 7
1.3. Lịch sử nghiên cứu khuyến nông trên thế giới và ở Việt Nam ............. 9
1.3.1. Trên thế giới ................................................................................. 9
1.3.2. Ở Việt Nam ................................................................................ 13
1.3.3. Chức năng nhiệm vụ của khuyến nông - khuyến lâm của
Việt Nam ............................................................................................. 22
1.3.4. Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội vùng nghiên cứu.................. 26
1.4. Thực trạng sản xuất khuyến lâm tỉnh Bắc Giang................................ 36
1.5. Đánh giá ảnh hưởng của ĐKTN, KTXH đến khuyến lâm.................. 40
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 42
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 42
2.2. Giới hạn nghiên cứu .......................................................................... 42

2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 42


iv

2.3.1. Đánh giá kết quả xây dựng các mô hình khuyến lâm .................. 42
2.3.2. Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện xây dựng mô hình: Tỉnh
huyện, xã. ............................................................................................. 43
2.3.3. Đánh giá tác động của các mô hình khuyến lâm: Tác động của
mô hình đến phát triển kinh tế, xã hội (nhận thức của người dân, khả
năng nhân rộng mô hình)...................................................................... 43
2.3.4. Phân tích thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách thức trong xây
dựng mô hình ....................................................................................... 43
2.3.5. Đề xuất các giải pháp phát triển các mô hình khuyến lâm cho
khu vực nghiên cứu .............................................................................. 43
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 43
2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài ........................................ 43
2.4.2. Phương pháp giải quyết vấn đề của đề tài ................................... 44
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu chung.................................................. 44
2.4.4. Công tác nội nghiệp .................................................................... 47
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ................................ 50
3.1. Đánh giá kết quả xây dựng các mô hình khuyến lâm tại tỉnh Bắc
Giang đã được triển khai .......................................................................... 50
3.1.1. Thông tin cơ bản đối tượng điều tra ............................................ 50
3.1.2. Lựa chọn mô hình và địa điểm nghiên cứu ................................. 52
3.2. Kết quả đánh giá về công tác tổ chức, thực hiện xây dựng mô hình
và các biện pháp kỹ thuật áp dụng ............................................................ 54
3.2.1. Tổ chức triển khai xây dựng và quản lý mô hình khuyến lâm
như sau ................................................................................................. 54
3.2.2. Đánh giá kết quả chuyển giao ..................................................... 65

3.3. Đánh giá tác động của mô hình.......................................................... 71
3.3.1. Tác động về kinh tế .................................................................... 71


v

3.3.2. Tác động về xã hội...................................................................... 73
3.3.3. Tác động về tạo việc làm ............................................................ 77
3.4. Phân tích thuận lợi, khó khăn trong xây dựng mô hình khuyến lâm... 77
3.4.1. Thuận lợi .................................................................................... 78
3.4.2. Khó khăn .................................................................................... 80
3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công
tác xây dựng mô hình khuyến lâm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
trong lâm nghiệp...................................................................................... 84
3.5.1. Giải pháp về tổ chức thực hiện xây dựng mô hình khuyến lâm ... 84
3.5.2. Giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy khuyến nông ................ 89
3.5.3. Giải pháp về phát triển nguồn lực ............................................... 90
3.5.4. Giải pháp về kỹ thuật.................................................................. 90
3.5.5. Giải pháp về chính sách .............................................................. 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 92
1. Kết luận................................................................................................ 92
2. Kiến nghị.............................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 95
PHỤ LỤC.................................................................................................... 98


vi

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


BCH TW

: Ban chấp hành Trung ương

ĐKTN

: Điều kiện tự nhiên

HTX

: Hợp tác xã

KNQG

: Khuyến nông quốc gia

KTXH

: Kinh tế xã hội

NLKH

: Nông lâm kết hợp

NN & PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSTW


: Ngân sách Trung ương

UBND

: Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin về đối tượng điều tra đánh giá ...................................... 53
Bảng 3.2: Định mức triển khai xây dựng mô hình ........................................ 57
Bảng 3.3: Kết quả xây dựng mô hình ........................................................... 66
Bảng 3.4: Kết quả điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng ...................................... 68
Bảng 3.5: Kết quả dự tính hiệu quả kinh tế các mô hình khi đạt 7 tuổi ......... 71
Bảng 3.6: Nhận thức của người dân khi có mô hình khuyến lâm.................. 74
Bảng 3.7: Kết quả về nhận thức và nhân rộng mô hình khuyến lâm ............. 75
Bảng 3.8: Dự kiến công việc cho một ha trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác
cho mô hình trồng cây nguyên liệu ............................................... 77


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ phương hướng giải quyết các vấn đề của đề tài................... 44
Hình 3.1: Mô hình trồng bạch đàn lai ........................................................... 61
Hình 3.2: Mô hình trồng keo tai tượng ......................................................... 62
Hình 3.3: Mô hình trồng tre bát độ ............................................................... 69
Hình 3.4: Mô hình trồng cây hương bài........................................................ 70



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 33,12 triệu ha, trong đó diện
tích đất có rừng là 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối
tượng của sản xuất lâm nông nghiệp [22]. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố
chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25
triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức
canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn.
Nghề rừng không những tạo ra các sản phẩm lâm sản hàng hóa và dịch
vụ đóng góp cho nền kinh tế quốc dân; mà còn có vai trò quan trọng trong bảo
vệ môi trường như phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa khí
hậu..., góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, đặc biệt đối với bảo vệ biên giới hải
đảo; góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo
cho người dân nông thôn và miền núi [34].
Theo quy định hiện hành về phân ngành kinh tế quốc dân, lâm nghiệp
là ngành kinh tế cấp II với các nội dung hoạt động chính là gây trồng, bảo vệ
rừng, khai thác lâm sản và một số dịch vụ lâm nghiệp. Sản phẩm cuối cùng là
nguyên liệu lâm sản cung cấp cho công nghiệp chế biến và tiêu dùng [33].
Theo các số liệu được công bố hiện nay, GDP lâm nghiệp chỉ chiếm
hơn 1% tổng GDP quốc gia. Giá trị lâm nghiệp trong GDP theo cách
thống kê hiện nay mới tính giá trị các hoạt động sản xuất chính thức theo
kế hoạch, chưa tính được giá trị các lâm sản do dân khai thác, chế biến và
lưu thông trên thị trường; đặc biệt khâu công nghiệp chế biến lâm sản
cũng không được tính đến. Những hiệu quả rất to lớn của rừng như tác
dụng phòng hộ đầu nguồn, ven biển và môi trường đô thị, giá trị bảo tồn
đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gien, du lịch sinh thái v.v… chưa được
thống kê vào GDP của lâm nghiệp [22].



2

Theo quan niệm tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc
(FAO) và phân loại của Liên hợp quốc về ngành Lâm nghiệp, đã được nhiều
quốc gia thừa nhận và căn cứ vào tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay,
cần phải có một định nghĩa đầy đủ về ngành lâm nghiệp như sau: Lâm nghiệp
là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền
với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như gây trồng, khai thác, vận
chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và cung cấp các dịch vụ môi trường có
liên quan đến rừng; ngành Lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong bảo vệ
môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt cho
người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng [37].
Trong chiến lược phát triển lâm nghiệp thì khuyến lâm là một trong
những nhiệm vụ trong chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/2/2007 là nâng
cao trình độ chuyên môn về quản lý, bảo vệ rừng cho 80% hộ nông dân, gồm:
Thu hút 50% thành phần kinh tế khu vực tư nhân và các tổ chức đoàn thể
tham gia các hoạt động khuyến lâm; bố trí ít nhất một cán bộ khuyến lâm
chuyên trách hoặc kiểm lâm cho mỗi xã nhiều rừng và tăng cường năng lực
cho hệ thống khuyến lâm tự nguyện; Cải tiến và cập nhật nội dung, phương
pháp khuyến lâm để phù hợp với trình độ của nông dân, đặc biệt hộ nghèo,
dân tộc ít người và xây dựng mối liên kết giữa hệ thống khuyến lâm và đào
tạo với các chủ rừng và doanh nghiệp chế biến lâm sản [4][33].
Đặc biệt, trong thời gian qua nhà nước có nhiều chính sách phát triển
kinh tế xã hội, có liên quan đến phát triển lâm nghiệp như: Chương trình 327,
Dự án 661, Chương trình 135, Chương trình 134, Nghị quyết 30a,… với mục
tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững cho miền núi, thông qua nhiều
phương pháp tiếp cận chuyển giao khoa học kỹ thuật khác nhau trong đó có

các mô hình khuyến lâm [36].


3

Bắc Giang là một tỉnh miền núi với diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới
72% tổng diện tích tự nhiên. Khuyến lâm từ lâu đã trở thành tâm điểm của
tỉnh. Với những chủ trương của nhà nước đã đặt ra, hoạt động khuyến lâm của
tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua đã tổ chức thực hiện các nội dung trên.
Trong suốt hơn một thập kỷ qua, khuyến lâm vẫn đang tìm kiếm để trả lời
các câu hỏi đặt ra là có những mô hình chuyển giao gì? phương pháp, cách thức
làm như thế nào? hiệu quả làm ra sao? có những khó khăn, bất cập gì trong quá
trình chuyển giao? khả năng nhân rộng của mô hình? .... Sau nhiều năm thực
hiện song vẫn chưa có các công trình điều tra nghiên cứu đầy đủ, có tính hệ
thống cung cấp cho các nhà quản lý có những thông tin đầu đủ, khách quan để
hoạch định những chính sách, kế hoạch phù hợp với tỉnh. Xuất phát từ yêu cầu
thực tiễn này, tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả xây dựng các mô hình
khuyến lâm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 - 2012’’.
2. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở phân tích, đánh giá các mô hình khuyến lâm ở địa phương,
góp phần lựa chọn các mô hình hiệu quả, phương pháp chuyển giao tốt để
nhân rộng cho người dân và giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách phù
hợp cho chương trình xây dựng mô hình khuyến lâm.
3. Mục tiêu của đề tài
3.1. Về Khoa học
Đánh giá kết quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2008 - 2012 về mặt khối lượng các công việc thực hiện, kỹ thuật áp
dụng, tình hình sinh trưởng cây trồng và hiệu quả kinh tế xã hội.
3.2. Về thực tiễn
- Rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc thực thi các chương

trình, dự án, mô hình khuyến lâm ở tỉnh Bắc Giang.
- Lựa chọn và đề xuất các mô hình, loài cây và kỹ thuật có triển vọng
cho việc phát triển mở rộng ở tỉnh Bắc Giang.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Khuyến lâm (Forestry Extention) là một quá trình chuyển giao kiến
thức, đào tạo kỹ năng và những điều kiện vật chất cần thiết cho nông dân
để họ có đủ khả năng quản lý và bảo vệ được nguồn tài nguyên rừng tại
cộng đồng [5].
* Mục tiêu của khuyến lâm:
Làm thay đổi cách đánh giá, cách nhận thức của nông dân trước những
khó khăn trong cuộc sống, giúp họ có cái nhìn thực tế và lạc quan hơn đối với
mọi vấn đề trong cuộc sống để họ tự quyết định biện pháp vượt qua những
khó khăn. Nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn, miền núi. Bảo tồn
được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Hỗ trợ nông dân, chủ trang trại, xã viên hợp tác xã, tổ hợp tác trong các
nông lâm trường nắm vững chủ trương, chính sách, nâng cao kiến thức và kỹ
năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh và phát triển sản xuất nông
lâm nghiệp.
Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông
thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng bền vững.
* Nguyên tắc của khuyến lâm:
Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nông thôn.
Bảo đảm là cầu nối và thông tin hai chiều giữa người làm công tác

khuyến lâm, nhà quản lý, nhà khoa học với nông dân và nông dân với
nông dân.
Dân chủ, công khai, có sự tham gia tự nguyện của nông dân, hỗ trợ và
hướng dẫn dân làm, không làm thay dân.


5

Xã hội hóa công tác khuyến lâm, hoạt động khuyến lâm phải phối hợp
với các chương trình, dự án và hoạt động phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp
và nông thôn khác.
* Hoạt động trong khuyến lâm:
Chia sẻ kiến thức bản địa với các tiến bộ kỹ thuật
Thúc đẩy sự kết nối và chia sẻ giữa các cá nhân và cộng đồng.
Thúc đẩy việc xây dựng năng lực của các cá nhân và các nhóm thông
qua sự giáo dục bán chính thức.
Thúc đẩy sự phát triển các tổ chức phục vụ cho việc quản lý có hiệu
quả nguồn tài nguyên đất, rừng và tiếp cận thị trường.
Kết nối việc lập kế hoạch, thực thi, theo dõi và đánh giá của các cộng
đồng nhằm vào hoạt động độc lập của họ.
Giải quyết các vấn đề và quản lý các mâu thuẫn để đi đến việc thống
nhất các quyết định. Có các phương pháp khuyến lâm thích hợp cho mỗi tình
trạng và nhóm sở thích.
* Hệ thống khuyến lâm các cấp của nước ta hiện nay:
Trung ương
+ Thời phong kiến và thuộc Pháp, chủ yếu là các tù trưởng địa phương
và các lý trưởng quản lý tài nguyên lâm sản.
+ Từ năm 1945 đến trước năm 1993, công tác khuyến lâm nằm dưới sự
chỉ đạo của Cục Lâm nghiệp.
+ Năm 1993, bộ phận khuyến lâm nằm trong Vụ Lâm sinh thuộc Bộ

Lâm nghiệp.
+ Tháng 11 năm 1995, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được
thành lập trên cơ sở cơ cấu từ 3 bộ: Bộ Lâm nghiệp, Bộ Thủy lợi, Bộ Nông
nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Cục Khuyến nông và khuyến lâm đảm
nhận nhiệm vụ quản lý công tác khuyến lâm.


6

+ Ngày 18/7/2003 thực hiện nghị định 86/2003/ND, cơ cấu tổ chức Cục
Khuyến nông và Khuyến lâm thành Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm
Quốc gia, chịu sự quản lý về công tác khuyến lâm của Cục Lâm nghiệp.
Cấp tỉnh
+ Trước năm 1995, đa số các tỉnh đảm nhiệm công tác khuyến lâm là
của Trung tâm Khuyến nông và Khuyến lâm. Chỉ có 1 số tỉnh làm tốt công tác
khuyến lâm đã tách độc lập thành Trung tâm Khuyến lâm tỉnh: Thanh Hóa,
Hòa Bình, Bắc Ninh.
+ Sau năm 1995, đa số các tỉnh thì điều hành công tác khuyến lâm là
của Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Chỉ có một số tỉnh là thành lập Trung tâm
Khuyến nông và Khuyến lâm tỉnh như: Thanh Hóa, Bắc Giang, Hòa Bình.
Một số tỉnh thì lại thành lập Trung tâm khoa học kỹ thuật và khuyến nông tỉnh
như: Nghệ An, Quảng Ngãi, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Cán bộ khuyến lâm cấp tỉnh phải có trình độ đại học trở lên, và chủ
yếu phải được đào tạo tại các trường đầu ngành. Ở Việt nam cán bộ khuyến
lâm cấp tỉnh chủ yếu đào tạo từ ĐH Lâm nghiệp Xuân mai, một số cũng có
thể từ các khoa lâm sinh của các trường ĐH Nông Lâm theo vùng (ĐH Tây
Bắc, ĐH Tây Nguyên, ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, ĐH Nông Lâm Huế, ĐH
Nông Lâm Thành phố Hồ chí Minh).
Cấp huyện
+ Duy trì hoạt động khuyến lâm bởi các Trạm Khuyến nông Khuyến lâm.

Cấp cơ sở
+ Tổ chức ở cấp cơ sở (các xã hoặc cụm xã) là mạng lưới khuyến nông
khuyến lâm viên.
Ngoài ra hoạt động khuyến lâm còn có sự tham gia của các đoàn thể
như: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên,...
Một số địa phương có hình thức CLB khuyến nông khuyến lâm, CLB
nông dân làm giàu,... cũng tham ra rất tích cực vào công tác khuyến lâm.


7

1.2. Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về việc thành lập
hệ thống Khuyến nông, Khuyến lâm, Khuyến ngư.
- Thông tư 02/LB-TT ngày 2/8/1993 về việc cụ thể hóa việc thực hiện
NĐ 13/CP. Như vậy cuối năm 1993 nước ta chính thức có Hệ thống Khuyến
nông Quốc gia.
- Thực hiện Nghị định số 86/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày
18/7/2003, Quyết định số 118/2003/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp ngày
3/11/2003 về thay đổi cơ cấu tổ chức Cục Khuyến nông - Khuyến lâm, thành
lập Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Tiếp sau năm 2005 thực hiện Nghị
định số 56/2005/NĐ-CP và Thông tư số 60/2005/TT-BNN.
- Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN về việc ban hành định mức kinh tế
kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng.
- Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/1/2010
về khuyến nông thay cho Nghị định số 56/2005/NĐ-CP, cơ quan Khuyến
nông Trung ương chính thức là Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thuộc Bộ
NN&PTNT cụ thể hoá công tác khuyến nông, khuyến ngư trong giai đoạn
hiện nay.
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2010-2020;
- Quyết định 05/2009/QĐ-TTg ngày 13/1/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang
đến năm 2020;
- Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT "Hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng";


8

- Quyết định số 1398/QĐ-UBND ngày 18/8/2008 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát
triển rừng sản xuất tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 - 2020;
- Quyết định số 49/QĐ-UBND ngày 29/6/2009 của UBND tỉnh Bắc
Giang về việc Phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2009-2020;
- Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 30/9/2010 của Chủ tịch
UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch 3 loại
rừng tỉnh Bắc Giang.
- Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm và có nhiều
chủ trương, chính sách đối với công tác khuyến lâm. Do vậy công tác Khuyến
lâm đã có những bước phát triển nhanh, hệ thống tổ chức khuyến nông phát
triển mạnh từ Trung ương đến cơ sở. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Hệ
thống khuyến nông các địa phương đã tích cực, chủ động trong triển khai thực
hiện các nhiệm vụ được giao, có những đóng góp vào thành công chung của
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác khuyến lâm vẫn còn những
hạn chế, tồn tại đó là:
+ Các chương trình, dự án khuyến nông nhìn chung còn phân tán,
dàn trải, công tác triển khai còn chậm đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác

khuyến nông.
+ Việc thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về khuyến lâm của các cơ
quan còn lúng túng, chưa toàn diện.
+ Chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa khuyến nông, khuyến lâm
nhà nước với các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp để huy động
nguồn lực phục vụ hoạt động khuyến nông.


9

Do vậy cần thiết phải đổi mới công tác khuyến lâm, trong đó trọng tâm
là đổi mới về cơ chế chính sách, đổi mới về phương thức quản lý và tổ chức
thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác khuyến lâm trên phạm vi toàn quốc.
1.3. Lịch sử nghiên cứu khuyến nông trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Các hoạt động khuyến nông, kết quả sản xuất nông nghiệp và vai trò
khuyến nông của một số nước trên thế giới.
* Ở Mỹ (1914)
- Một trong những điều kiện hoạt động khuyến nông là cần có nguồn
kinh phí tài trợ giúp đỡ nông dân. Mỹ là một trong những nước hoạt động
khuyến nông của Nhà nước khá sớm.
- Năm 1843, Sớm nhất ở NewYork nhà nước cấp nguồn kinh phí khá
lớn cho phép UBNN bang thuê tuyển những nhà khoa học nông nghiệp có
năng lực thực hành tốt làm giảng viên khuyến nông xuống các thôn xã đào tạo
những kiến thức về khoa học và thực hành nông nghiệp cho nông dân [9].
- Năm 1853, Edward Hitchcoch, là chủ tịch trường đại học Amherst
và là thành viên của UBNN bang Massachuisetts đã có nhiều công lao đào tạo
khuyến nông cho nông dân và học sinh, sinh viên. Ông cũng là người sáng lập
ra Hội nông dân và Học viện nông dân [14].
- Từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước Nhà nước đã quan tâm đến

công tác đào tạo khuyến nông trong trường đại học. Năm 1891 bang
NewYork đã hỗ trợ 10.000 USD cho công tác đào tạo khuyến nông đại học.
Những năm sau đó nhiều nhiều trường đại học như Đại học Chicago, Đại học
Wicosin. cũng đưa khuyến nông vào chương trình đào tạo. Bộ thương mại
cũng như ngân hàng và nhiều công ty công, nông, thương nghiệp tài trợ cho
các hoạt động khuyến nông. Đến năm 1907 ở Mỹ đã có 42 trường/39 bang có
đào tạo khuyến nông. Năm 1910 có 35 trường có bộ môn khuyến nông [5].


10

- Năm 1914, Mỹ ban hành đạo luật khuyến nông và thành lập Hệ thống
Khuyến nông quốc gia. Giai đoạn này đã có 8861 Hội nông dân, với khoảng
3.050,150 hội viên.
- Mỹ là quốc gia có 6% dân sống bằng nghề nông nghiệp nhưng nền
nông nghiệp Mỹ được xếp vào nhóm những nước nông nghiệp phát triển.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp của Mỹ chiếm lĩnh thị trường thế giới như ngô,
đậu tương .(Sản lượng đậu tương năm1985 đạt 55 triệu tấn, năm 2001 đạt 70
triệu tấn, tăng 15 triệu tấn /6 năm, xuất khẩu lớn nhất TG: 16,9 triệu tấn/năm,
đạt khoảng 54 %lượng đậu tương xuất khẩu của thế giới. Ngô 2000-2001 đạt
335 triệu tấn, xuất khẩu 70 triệu tấn = 69 % TG) [6].
* Ở Ấn Độ (1960)
- Hệ thống khuyến nông Ấn Độ được thành lập tương đối sớm vào năm
1960. Vào thời điểm này tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung, lương
thực nói riêng của Ấn Độ đang là vấn đề rất bức xúc. Ấn Độ là quốc gia đông
dân thứ 2 trên thế giới, sau Trung quốc, (vào thời điểm này dân số Ấn Độ có
khoảng 400 triệu, Trung Quốc có khoảng 600 triệu). Nền nông nghiệp nghèo
nàn, lạc hậu, lương thực thiếu thốn, dân thiếu ăn và thường xuyên có những
người dân chết do đói ăn. Trước thực trạng này Chính phủ Ấn Độ có chủ
trương quyết tâm giải quyết vấn đề lương thực. Sự ra đời của hệ thống khuyến

nông Ấn Độ lúc này là cần thiết và tất yếu. Sự thành công của nông nghiệp
Ấn Độ những năm sau đó có vai trò đóng góp đáng kể của khuyến nông. Đã
nói đến nông nghiệp Ấn Độ phải nói tới thành tựu 3 cuộc cách mạng [8][13].
- Cách mạng xanh: Đây là cuộc cách mạng tiêu biểu nhất. Đã nói đến
nông nghiệp Ấn Độ phải nói đến cuộc cách mạng xanh; đã nói đến cách mạng
xanh phải nói đến nông nghiệp Ấn Độ. Thực chất của cuộc cách mạng xanh là
cuộc cách mạng về giống cây trồng nói chung, và đặc biệt là cách mạng về
giống cây lương thực: lúa nước, lúa cạn, lúa mỳ, ngô khoai ... Hàng loạt các


11

giống lúa thấp cây, năng suất cao ra đời ...đã làm tăng vọt năng suất và sản
lương lương thực của quốc gia này.[8][13].
- Cách mạng trắng: Là cuộc cách mạng sản xuất sữa bò, sữa trâu
.Nơi nơi trên đất Ấn Độ đều có nhà máy sữa. Khuyến nông có vai trò cực
kỳ quan trọng như vấn đề giải quyết đầu vào: vốn sản xuất, giống trâu bò
sữa, kỹ thuật chăn nuôi và giải quyết đầu ra: thu gom tiêu thụ sản phẩm,
chế biến sản phẩm sữa.
- Cách mạng nâu: Sau cuộc cách mạng trắng tiếp đến cuộc cách mạng
nâu. Đó là cuộc cách mạng sản xuất thịt xuất khẩu.
* Ở Thái Lan (1967)
- Thái Lan là quốc gia nông nghiệp với trên 60% dân số sống bằng
nghề nông nghiệp. Điều kiện đất đai, khí hậu nóng ẩm gần tương đồng Việt
nam. Thái Lan là quốc gia hoạt động khuyến nông cũng khá tiêu biểu. Hệ
thống khuyến nông nhà nước được thành lập năm 1967. Về mặt thành tựu của
khuyến nông Thái Lan thể hiện ở mấy điểm sau [13].
- Hàng năm nguồn vốn cho khuyến nông khá lớn khoảng 120-150 và
thậm chí 200 triệu USD. Lượng kinh phí này gấp hơn 20 lần kinh phí khuyến
nông hàng năm của nước ta.

- Nhiều năm nay Thái Lan là quốc gia đứng hàng thứ nhất xuất khẩu
lương thực trên thế giới (xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo/năm).
- Hiện nay Thái Lan rất coi trọng chất lượng giống cây trồng, sản xuất
rau quả an toàn, phát triển nuôi trồng thủy sản .v.v.
* Ở Trung Quốc (1970)
Là quốc gia đất rộng thứ 4 thế giới nhưng dân số đông nhất thế giới
(Hiện nay có khoảng 1,3 tỷ người). Khí hậu Trung Quốc thuộc vùng vĩ độ cao
có ôn đới, á nhiệt đới và một phần nhiệt đới. Hệ thống khuyến nông Trung
Quốc được thành lập năm 1970 nhưng công tác đào tạo khuyến nông Trung
Quốc rất quan tâm [13].


12

- Năm 1928 Viện đại học nông nghiệp tỉnh Triết Giang thành lập phân
khoa khuyến nông.
- Năm 1929 Chính phủ Trung Quốc đã xác định: “Ngành khuyến nông
do các cơ quan nông nghiệp phụ trách, đặt tiêu chuẩn cải thiện phương pháp
sản xuất nông nghiệp, gia tăng năng suất, cải thiện tổ chức nông thôn và sinh
hoạt nông dân, phổ biến kiến thức về khoa học nông nghiệp, thành lập các
HTX nông dân sản xuất và tiêu thụ ”.
- Năm 1933, Trường đại học Kim Lăng (Nay là trường Đại học tổng
hợp Nam Kinh) có khoa khuyến nông.
- Trung Quốc tổ chức HTX và Công xã nhân dân từ 1951 - 1978 nên
giai đoạn này công tác khuyến nông chỉ triển khai đến HTX. Nội dung
khuyến nông giai đoạn này coi trọng phổ biến đường lối chủ trương nông
nghiệp củ Đảng và Chính phủ cũng như chuyển giao TBKT nông nghiệp, xây
dưng các mô hình điểm trình diễn đến thăm quan học tập và áp dụng.
- Sau 1978 tổ chức sản xuất nông nghiệp Trung Quốc có thay đổi theo
hướng phát triển kinh tế nông hộ song song với kinh tế tập thể quốc doanh

- Năm 1991, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn, NQ
của BCH TW Đảng khóa VIII rất coi trọng khoa học công nghệ nông nghiệp
và giáo dục khuyến nông; xây dựng khu sản xuất trình diễn; đưa cán bộ nông
nghiệp xuống nông thôn , thực hiện thực tế sản xuất nông nghiệp.
- Có thể nói những năm gần đây nông nghiệp Trung Quốc khá phát triển.
Hiện nay Trung Quốc có 3 mũi nhọn về nông nghiệp được thế giới thừa nhận:
+ Lúa lai: Khi mà sản xuất nông nghiệp cây lúa đạt năng suất thấp dưới
5 tấn thóc/ha thì thành công của “Cách mạng xanh” đã giúp các nước tăng
năng suất sản lượng lúa bằng các giống lúa thấp cây, chống đổ, chịu thâm
canh tăng năng suất và sản lượng. Khi mà năng suất lúa nhiều nước đạt 5-8
tấn/ha, để tăng năng suất cao hơn nữa trên 8 tấn/ha thì hiệu quả áp dụng


13

những giống lúa tiến bộ thông thường không thể có được. Công nghệ sản xuất
lúa lai cho phép chúng ta có thể năng cao năng suất lúa nước đạt trên 8 tấn/ha
không phải là vấn đề khó khăn.
+ Thú y và dụng cụ thú y: Công nghệ sản xuất dụng cụ thú y của Trung
Quốc phát triển mạnh, sản xuất số lượng nhiều, sử dụng tiện lợi, giá rẻ. Cũng
như y học cổ truyền, khoa học thú y Trung Quốc có nhiều thành tựu. Trung
Quốc sáng tạo ra nhiều loại thuốc có tác dụng phòng chống dịch hại ứng dụng
trong chăn nuôi, tăng sức đề kháng, kích thích cho các vật nuôi sinh trưởng
phát dục mạnh.
+ Nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản cũng là thế mạnh của Trung
quốc. Nuôi trai lấy ngọc, nuôi các loài thủy sản quí hiếm như ba ba, lươn, ếch.
Nhiều loài thủy sản Trung quốc độc quyền sản xuất giống như công nghệ nuôi
trai lấy ngọc, sản xuất cá giò, cá song v.v
1.3.2. Ở Việt Nam
* Trước năm 1993

- Đã từ xa xưa Tổ tiên ta đã có những hoạt động khuyến nông. Tục
truyền vua Hùng Vương nước Văn Lang đã dạy dân xã Minh Nông (Vĩnh
Phúc) cấy lúa. Sau đó không lâu cây lúa đã là cây trồng chủ lực. Người Văn
Lang thờ Thần Nông, vị thần nông nghiệp của người Việt cổ [11].
- Truyền thuyết về khuyến nông dâu tằm: Công chúa Thiều Hoa, con
vua Hùng vương thứ 6 là người đã đưa và giúp nông dân vùng bãi sông Hồng
thuộc vùng Ba Vì, Hà Tây nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa (Hiện nay
ở Cổ Đô, Ba Vì còn có đền thờ bà Thiều Hoa công chúa- Bà Tổ của nghề
trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa của Việt nam). Điều này minh chứng rằng
đã gần 3000 năm trước đây cha ông ta đã biết làm công tác khuyến nông.Từ
khi có chữ viết, lịch sử được ghi lại với nhiều dẫn chứng cho thấy công tác
khuyến nông đã được ông cha ta rất quan tâm [23].


14

- Năm 981, thời Đinh - Lê đã có phong tục “Lễ hạ điền” của nhà vua.
Nhà vua chọn ngày, giờ khắc đẹp đầu năm xuống đồng cày sá đất đầu tiên,
Hoàng hậu ngồi quay tơ dệt lụa. Hành cử này của Nhà vua và Hoàng hậu có ý
nghĩa rất lớn khích lệ mọi người dân ra sức tăng gia sản xuất, chúc mong cho
một năm mới sản xuất nông nghiệp bội thu. Sau này Bác Hồ cũng học tập cha
ông xưa: Bác Hồ những năm sau giải phóng miền Bắc 1954, cứ vào ngày đẹp
đầu xuân Bác trồng cây và tưới nước cho cây. Năm 1964 Đảng và Nhà nước
ta đã phát động thành phong trào “Trồng cây xanh Bác Hồ” rất sôi nổi và rộng
khắp miền Bắc [23].
- Năm 1226 Nhà Trần đã thành lập 3 tổ chức: “Hà đê sứ”, “Đồn điền sứ”,
“Khuyến nông sứ”. Đứng đầu mỗi tổ chức đều có quan triều đình đảm nhiệm.
Hà đê sứ là tổ chức chuyên chăm lo đắp đê phòng chống lũ lụt. Đồn điền sứ là tổ
chức chuyên lo việc quản lý đất đai. Khuyến nông sứ chăm lo công tác giúp dân
sản xuất nông nghiệp [13].

- Từ năm 1444 - 1493, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông có 17 lần ra
chiếu dụ khuyến nông để tạo điều kiện khuyến khích nông dân ra sức tăng
gia sản xuất. Nguyễn Công Trứ là vị quan rất có công lao phát triển nông
nghiệp của đất nước. Ông ra sức nạo vét kênh mương, dẫn thủy nhập điền,
đắp đê phòng chống lũ lụt. Nguyễn Công Trứ còn thực hiện khẩu hiệu
“Khẩn ruộng hoang, an nghiệp dân nghèo”, ra sức quai sông lấn biển. ông
là người có công tạo lập nên 2 huyện Tiền Hải, Thái Bình và Kim Sơn,
Ninh Bình ngày nay [23].
- Năm 1789, vua Quang Trung chẳng những là nhà quân sự cực tài, nhà
chính trị và ngoại giao giỏi mà còn là một nhà khuyến nông tài ba. Vua
Quang Trung đã xác định “Thực túc thì binh cường”, quân đội muốn hùng
mạnh thì trước nhất phải được ăn no. Nhà vua thực hiện nhiều chính sách
khuyến khích nông dân sản xuất như: Miễn, giảm thuế nông nghiệp; tăng


15

cường nạo vét kênh mương, dẫn thủy nhập điền; tăng cường phát triển chợ
nông thôn; xóa bỏ ngăn sông cấm chợ v.v. Vì thế nông nghiệp thời kỳ này
phát triển khá mạnh [13].
- Tháng 4/1945, Hồ Chủ Tịch trong lễ bế giảng khóa chỉnh huấn cán bộ
tại Việt Bắc, Người đã căn dặn các cán bộ ta trước khi ra về: “Các chú ra về
phải làm tốt công tác khuyến nông, ra sức phát triển nông nghiệp, chống giặc
đói, diệt giặc dốt”, người người thực hiện “Hũ gạo tiết kiệm” [1].
- Từ năm 1950-1957, chủ yếu từ năm 1955-1956 chúng ta thực hiện cải
cách ruộng đất (CCRĐ), thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”. Đây là
cuộc cách mạng lớn chưa từng có trong lịch sử nông nghiệp nước ta. Chúng ta
đã tịch thu hơn 81 vạn ha ruộng đất của địa chủ ..., 106.448 trâu bò cùng với
1.846.000 nông cụ chia cho 2.104,158 hộ nông dân và nhân dân lao động
(72,8% hộ nông thôn miền Bắc). Kết quả này đã tạo điều kiện và khích lệ

nông dân ra sức tăng gia sản xuất [1].
- Từ năm 1956-1958, kế tiếp ngay sau CCRĐ nông dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng, Chính phủ thực hiện “Đổi công, vần công”, nông dân tương
thân tương ái giúp nhau trong sản xuất nông nghiệp [13].
- Năm 1960 ở miền Nam lập các Nha Khuyến nông trực thuộc Bộ cải
cách điền địa Nông-Ngư mục. Thành lập các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
(HTX) bậc thấp, 1968 HTX bậc cao, 1974 HTX toàn xã. Tổ chức HTX sản
xuất nông nghiệp vào giai đoạn này có một ý nghĩa lịch sử lớn lao. Tổ chức
HTX sản xuất nông nghiệp nông dân “Cùng làm cùng hưởng” đã tạo điều
kiện cực kỳ quan trọng giúp cho Đảng và Nhà nước huy động được mức độ
tối đa sức người, sức của phục vụ cho tiền tuyến, phục vụ cho công cuộc đấu
tranh chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước. Công
tác khuyến nông giai đoạn này chủ yếu triển khai đến HTX. Phương pháp


×