Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN MỸ HẢI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH KHUYẾN LÂM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN THÁNG 9 NĂM 2011
Thái Nguyên, năm 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN MỸ HẢI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH KHUYẾN LÂM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 606260
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Nghĩa Biên.
THÁI NGUYÊN THÁNG 9 NĂM 2011
Thái Nguyên, năm 2011
i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
Hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp là một
trong những hoạt động đƣợc thế giới cũng nhƣ trong nƣớc rất quan tâm. Để
cụ thể hoá hoạt động hỗ trợ Chính phủ đã xây dựng các chiến lƣợc phát triển,
các đề tài nghiên cứu, các chƣơng trình hành động cho các ngành nghề cụ
thể nhƣ chiến lƣợc phát triển nông nghiệp, chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp
Trong chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp thì khuyến lâm là một trong
những nhiệm vụ trong chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006 - 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt ngày 5/2/2007 là nâng
cao trình độ chuyên môn về quản lý, bảo vệ rừng cho 80% hộ nông dân, gồm:
(1) Thu hút 50% thành phần kinh tế khu vực tƣ nhân và các tổ chức đoàn thể
tham gia các hoạt động khuyến lâm; (2) Bố trí ít nhất một cán bộ khuyến lâm
chuyên trách hoặc kiểm lâm cho mỗi xã nhiều rừng và tăng cƣờng năng lực
cho hệ thống khuyến lâm tự nguyện; (3) Cải tiến và cập nhật nội dung, phƣơng
pháp khuyến lâm để phù hợp với trình độ của nông dân, đặc biệt hộ nghèo và
dân tộc ít ngƣời và (4) Xây dựng mối liên kết giữa hệ thống khuyến lâm và
đào tạo với các chủ rừng và doanh nghiệp chế biến lâm sản.
Từ những nhiệm vụ trong chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt đề án phát triển khuyến lâm giai
đoạn 2008 - 2010 và định hƣớng đến năm 2020 với mục tiêu trung hạn là phát
triển nguồn nhân lực cho đội ngũ làm công tác khuyến lâm từ trung ƣơng đến
thôn bản, ƣu tiên cho khuyến lâm cơ sở. Thúc đẩy quá trình chuyển giao các
kết quả nghiên cứu cho nông dân, tăng cƣờng đào tạo, huấn luyện và nâng cao
nhận thức cho các chủ rừng, phát triển tổ chức và tăng cƣờng xã hội hoá công
tác khuyến lâm.
ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đặc biệt, trong thời gian qua nhà nƣớc có nhiều chính sách phát triển
kinh tế xã hội, có liên quan đến phát triển lâm nghiệp nhƣ: Chƣơng trình 327,
dự án 661, Chƣơng trình 135, Chƣơng trình 134, Nghị quyết 30a,… với mục
tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững cho miền núi, thông qua nhiều
phƣơng pháp tiếp cận chuyển giao khoa học kỹ thuật khác nhau trong đó có
các mô hình khuyến lâm.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi với diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới
80% tổng diện tích tự nhiên. Khuyến lâm từ lâu đã trở thành tâm điểm của
tỉnh. Với những chủ trƣơng của nhà nƣớc đã đặt ra, hoạt động khuyến lâm của
Tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua đã tổ chức thực hiện các nội dung trên.
Trong suốt hơn một thập kỷ qua, khuyến lâm vẫn đang tìm kiếm để trả
lời các câu hỏi đặt ra là có những mô hình chuyển giao gì? phƣơng pháp, cách
thức làm nhƣ thế nào? hiệu quả làm ra sao? có những khó khăn, bất cập gì
trong quá trình chuyển giao? khả năng nhân rộng của mô hình? Sau nhiều
năm thực hiện song vẫn chƣa có các công trình điều tra nghiên cứu đầy đủ, có
tính hệ thống cung cấp cho các nhà quản lý có những thông tin đầu đủ, khách
quan để hoạch định những chính sách, kế hoạch phù hợp với tỉnh. Xuất phát
từ yêu cầu thực tiễn này, tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả của các mô
hình khuyến lâm trên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn’’.
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU i
CHƢƠNG 1 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1. Lịch sử nghiên cứu khuyến nông trên thế giới 1
1.1.1. Quá trình phát triển khuyến nông 3
1.1.2. Lịch sử phát triển khuyến nông ở một số nƣớc 4
1.2. Khuyến nông Việt Nam 9
1.2.1.
Lịch sử ra đời và phát triển trƣớc 1993 9
1.2.2
Lịch sử ra đời và phát triển từ 1993 trở lại đây 13
1.2.3. Kết quả hoat động và định hƣớng khuyến nông nƣớc ta hiện nay 15
1.2.4. Chức năng nhiệm vụ của khuyến nông lâm của Việt Nam 17
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 21
2.1.1. Mục tiêu chung 21
2.1.2. Mục tiêu cụ thể 21
2.2. Nội dung 21
2.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 22
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 22
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 22
2.4.2. Công tác nội nghiệp 25
CHƢƠNG 3 26
ĐIỀU KIỆN TƢ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI 26
ĐỊA BÀN NGHIÊN CÚU 26
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn 26
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 26
3.1.2 Kinh tế - xã hội 30
4.1. Thực trạng hệ thống khuyến nông tỉnh Bắc Kạn 35
4.2. Công tác tổ chức triển khai các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh . 36
4.2.1. Kết quả các mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh từ năm 2000 đến nay 36
4.2.2. Đánh giá công tác triển khai xây dựng và quản lý mô hình khuyến lâm 38
4.2.3. Kết quả phân loại các mô hình theo các tiêu chí và đánh giá 42
4.2.4. Đánh giá hiệu quả của từng mô hình 42
3.2.4.1. Các mô hình thành công 42
3.3.5. Đánh giá các tác động về xã hội 57
4.26. Đánh giá chung 59
4.2.2. Về phát triển nguồn lực 61
4.2.3. Về cơ chế, chính sách 62
4.2.4. Về kỹ thuật 62
4.4. Nhóm giải pháp phát huy hiệu quả các mô hình khuyến lâm thành công 63
CHƢƠNG 5 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
5.1. Kết luận 69
5.2 Kiến nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả so sánh các chỉ tiêu sinh trƣởng của cây Keo tai tƣợng ở tuổi 3 ở
mô hình khuyến lâm và mô hình đại trà 43
v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 4.2: Kết quả so sánh các chỉ tiêu sinh trƣởng của cây Mỡ ở tuổi 3 giữa mô hình
khuyến lâm và trồng đại trà 46
Bảng 4.3: Kết quả so sánh các chỉ tiêu sinh trƣởng của cây Trúc sào ở tuổi 3 giữa mô
hình khuyến lâm và đại trà 48
Bảng 4.4: Kết quả so sánh các chỉ tiêu sinh trƣởng của cây Mao trúc ở tuổi 3 với cây
Trúc sào của địa phƣơng 51
Bảng 4.5: Kết quả tác động xã hội của một số mô hình khuyến lâm 57
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống khuyến nông của tỉnh Bắc Kạn 35
Hình 4.2: sinh trƣởng Hvn trung bình của cây Keo tai tuợng tuổi 3 44
Hình 4.3: Sinh trƣởng D1.3 trung bình của cây keo tai tƣợng tuổi 3 44
Hình 4.4: Biểu đồ kết quả Hvn trung bình của cây Mỡ tuổi 3 47
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh kết quả D1.3 trung bình của cây Mỡ tuổi 3 47
Hình 4.6: Biểu đồ so sánh kết quả Hvn trung bình cây Trúc sào tuổi 3 49
Hình 4.7: Biểu đồ so sánh kết quả D1.3 trung bình cây Trúc sào tuổi 3 49
Hình 4.8: Biểu đồ so sánh chiều cao của cây Trúc sào với Cây Mao trúc 52
Hình 4.9: Biểu đồ so sánh đƣờng kính của cây Trúc sào với cây Mao trúc 52
vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 4.1: Cây Keo tai tƣợng tuổi 1 trong mô hình khuyến lâm 45
Ảnh 4.2: Cây Keo tai tƣợng tuổi 1 trồng đại trà 45
Ảnh 4.3: Cây Mỡ trồng đại trà tuổi 3 48
Ảnh 4.4: Cây Mỡ trong mô hình khuyến lâm tuổi 3 48
Ảnh 4.6: Trúc sào trồng đại trà 3 tuổi 50
Ảnh 4.7 Cây Mao trúc Mới trồng 52
Ảnh 4.8: Cây Trúc sào 1,5 tuổi 52
Ảnh 4.9: Cây Mao trúc 1,5 tuổi 52
Ảnh 4.10: Cây thảo quả sau trồng 4 năm 54
Ảnh 4.11: Cây thảo quả cho quả tại xã Thƣợng Giáo sau 4 năm trồng 54
Ảnh 4.12: Cây Dó trầm 3 năm tuổi ở mô hình khuyến lâm 56
Ảnh 4.13: Cây Mây nếp mô hình khuyến lâm tại Chợ Mới 3 năm tuổi 57
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu khuyến nông trên thế giới
Bắt đầu vào thời kỳ phục hƣng (thế kỷ 14) khi khoa học kỹ thuật ngày
càng phát triển với tốc độ cao thì việc phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
nói chung, tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp nói riêng vào sản xuất ngày càng
quan tâm.
Khởi đầu là Rabelaiz đã làm công tác thống kê hiệu quả công tác của
những học sinh, sinh viên mới tốt nghiệp ra trƣờng từ những cơ sở đạo tạo có
thực hành và không có thực hành. Từ kết quả điều tra ông đã kết luận học
sinh, sinh viên đào tạo ở những trƣờng coi trọng thực tế thực hành khi ra
công tác (đặc biệt những năm đầu) có hiệu quả cao hơn những học sinh, sinh
viên tốt nghiệp ở những trƣờng không coi trọng thực tế thực hành. Từ đó ông
đề ra phƣơng pháp đào tạo là: Học phải đi đôi với thực hành và đó cũng
chính là phƣơng châm giáo dục của cha ông ta cho những thế hệ trẻ “Học
phải kết hợp với hành” [1]. Tiếp theo đó nhiều tác giả đã có nhiều công trình
liên quan đến khuyến nông nhƣ:
Hartlib (1661) đã viết cuốn “Tiểu luận về những tiến bộ học tập nông
nghiệp” đề cập rất sâu về học với hành trong nông nghiệp [1].
Heinrich Pastalozzi (1775) đã thành lập một trƣờng dạy nghề cho các
trẻ em con nhà nghèo, trong đó có dạy nông nghiệp cách trồng trọt, chăn nôi,
dệt vải lụa [1].
Philip Emanuel (1806) đã xây dựng hai trƣờng nông nghiệp thực hành
ở Hofuyl. Nội dung và phƣơng pháp đào tạo cán bộ nông nghiệp ở đây đã có
ảnh hƣởng rất lớn đến phƣơng pháp đào tạo của các trƣờng nông nghiệp châu
Âu và Bắc Mỹ sau này [1].
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Năm 1886 ở Anh sử dụng khá phổ biến từ “Extention”- có nghĩa là
“triển khai - mở rộng”. Trong công tác nông nghiệp khi ghép với từ
“Agriculture” thành từ ghép “Agricultural extention” có nghĩa là tăng cƣờng
triển khai, mở rộng phát triển nông nghiệp. Ở các trƣờng đại học
Cambridge, Oxford …cũng nhƣ trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp -
nông thôn ở Anh sử dụng khá phổ biến từ“Agricultural extention” [4].
Thời gian không lâu tất cả các quốc gia trên mọi châu lục đều sử
dụng thống nhất từ Agricultural extention cho công tác phát triển nông
nghiệp và phát triển nông thôn - Chữ Hán gọi là “khuyến nông”. Phân tích ý
nghĩa từ Agricultural extention thể hiện bản chất mục tiêu cơ bản của
khuyến nông là mọi hoạt động nhằm: Phát triển nông nghiệp sao cho diện
tích cây trồng tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi phong phú, săng suất, sản
lƣợng cây trồng vật nuôi cao và chất lƣợng nông sản phẩm tốt… và Phát
triển nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại, mối quan hệ giữa mọi ngƣời
dân trong cộng đồng ngày càng tốt đẹp [1].
Khuyến mại nông nghiệp chỉ quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận cho
những cá nhân hay nhóm doanh nhân nào đó mà không hoặc rất ít quan
tâm đến hiệu quả sản xuất của ngƣời nông dân. Ví dụ một đại lý kinh doanh
vật tƣ nông nghiệp họ chỉ quan tâm đến làm thế nào để mua rẻ, bán đắt; làm
thế nào bán đƣợc nhiều phân bón, bán đƣợc nhiều giống cây trồng vật nuôi
để có lợi nhuận cao. Trong khi đó, họ không quan tâm đến hƣớng dẫn và
theo dõi kết quả nông dân sử dụng những vật tƣ đó. Thậm chí những vật tƣ
phân bón đã mất chất lƣợng, giống bị lẫn, giống không đúng chủng loại vẫn
nói hay, tuyên truyền tốt, khuyến mại tốt để bán đƣợc nhiều, thu lời lớn.
Điều này trái ngƣợc hẳn với bản chất và mục đích của khuyến nông.
Trong khi đó, khuyến nông là khuyến khích, tạo mọi thuận lợi làm cho
nông nghiệp phát triển, nông thôn phát triển.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.1.1. Quá trình phát triển khuyến nông
Con ngƣời chúng ta đã biết cách hoạt động khuyến nông từ nhiều ngàn
năm nay ngay sau khi con ngƣời biết đến sản xuất nông nghiệp trồng trọt,
chăn nuôi … Để đạt đƣợc mục tiêu này mục tiêu khác, bằng cách này, cách
khác, con ngƣời đã hành động sao cho nông nghiệp ngày càng phát triển để
thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống của con ngƣời, đó là thực tế ai cũng thừa
nhận. Để góp phần đắc lực cho nông nghiệp phát triển, một số nƣớc đã sớm
nhận thấy cần có hệ thống tổ chức khuyến nông. Mầm mống để hình thành
nên các tổ chức khuyến nông nhà nƣớc của các quốc gia từ một hoặc từ một số
các tổ chức nhƣ:
- Các Hội, Hiệp hội của nông dânVí dụ nhƣ Hội những ngƣời cả tiến
kiến thức nông nghiệp ở Scotlan ra đời năm 1757, Hội nông nghiệp ở Đức ra
đời năm 1764, và Hội nông dân ở Mỹ ra đời năm 1853.
- Các tổ chức khác ở nông – thôn nhƣ hợp tác xã (HTX) sản xuất,
Hội tín dụng của nông dân, Câu lạc bộ sản xuất, và Hội nông dân những
ngƣời cùng sở thích do nông dân tự lập ra.
- Các tổ chức nông nghiệp của Chính phủ nhƣ HTX sản xuất nông
nghiệp, Hội nông dân, Hội làm vƣờn do nhà nƣớc tổ chức.
- Các cơ sở đào tạo của các trƣờng, của các cơ quan nghiên cứu nhƣ
các học viện, các trung tâm nghiên cứu, trạm trại nghiên cứu …[4].
Mặc dù chƣa có hệ thống khuyến nông quốc gia nhƣng con ngƣời đã
biết hoạt động khuyến nông nhiều nghìn năm nay dƣới hình thức này hình
thức khác, bằng cách này cách khác để đạt đƣợc mục tiêu họ mong muốn. Để
tăng cƣờng phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày càng đổi mới, chính phủ
các nƣớc đã thành lập các hệ thống khuyến nông quốc gia.
Hệ thống khuyến nông của các quốc gia bắt đầu đƣợc hình thành từ
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
mấy trăm năm nay. Theo thống kê của Tazima, một chuyên gia khuyến nông
Nhật Bản vào cuối thế kỷ 20 cho thấy hệ thống khuyến nông quốc gia đƣợc
phát triển mạnh [9]. Ở thế kỷ 17 - 19 trên thế giới chỉ có 8 nƣớc thành lập hệ
thống khuyên nông quốc gia, song đến năm 1992 có 199 nƣớc có hệ thông
khuyến nông quốc gia. Năm 1993, Việt Nam có hệ thống khuyến nông quốc
gia và là quốc gia thứ 200 trên thế giới có hệ thống tổ chức khuyến nông.
Theo ƣớc tính hiện nay, trên thế giới có khoảng 600.000 cán bộ khuyến
nông trong biên chế. Trong đó có: 7,7% cán bộ khuyến nông hành chính,
14,1% cán bộ khuyến nông chuyên đề, 78,2% cán bộ khuyến cơ sở [1]. Tuy
nhiên, số cán bộ khuyến nông ngoài biên chế lớn hơn nhiều lần so với số cán
bộ khuyến nông trong biên chế.
1.1.2. Lịch sử phát triển khuyến nông ở một số nƣớc
Ở đây không đề cập tới tổ chức và nội dung hoạt động của hệ thống
khuyến nông các nƣớc. Tổ chức và nội dung hoạt động của hệ thống khuyến
nông các nƣớc thƣờng xuyên có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình hiện
tại. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu ở nội dung này chỉ giới thiệu đôi nét
nổi bật về hoạt động khuyến nông và kết quả sản xuất nông nghiệp trên thế
giới, trong đó có vai trò khuyến nông của một số nƣớc nổi bật [1].
Một trong những điều kiện hoạt động khuyến nông là cần có nguồn
kinh phí tài trợ giúp đỡ nông dân. Mỹ là một trong những nƣớc hoạt động
khuyến nông của Nhà nƣớc khá sớm. Năm 1843, ở NewYork nhà nƣớc cấp
nguồn kinh phí khá lớn cho phép Ủy ban nhà nƣớc (UBNN) bang thuê tuyển
những nhà khoa học nông nghiệp có năng lực thực hành tốt làm giảng viên
khuyến nông xuống các thôn xã đào tạo những kiến thức về khoa học và thực
hành nông nghiệp cho nông dân [3].
Ở Mỹ: - Năm 1853, Edward Hitchcoch là chủ tịch trƣờng đại học
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Amherst và là thành viên của UBNN bang Massachuisetts đã có nhiều công
lao đào tạo khuyến nông cho nông dân và học sinh, sinh viên. Ông cũng là
ngƣời sáng lập ra Hội nông dân và Học viện nông dân [3].
Từ cuối những năm 80 của thế kỷ trƣớc Nhà nƣớc đã quan tâm đến
công tác đào tạo khuyến nông trong trƣờng đại học. Năm 1891 bang
NewYork đã hỗ trợ 10.000 USD cho công tác đào tạo khuyến nông đại học.
Những năm sau đó nhiều nhiều trƣờng đại học nhƣ
Đại
học Chicago, Đại
học Wicosin …cũng đƣa khuyến nông vào chƣơng trình đào tạo. Bộ thƣơng
mại cũng nhƣ ngân hàng và nhiều công ty công, nông, thƣơng nghiệp tài trợ
cho các hoạt động khuyến nông. Đến năm 1907, ở Mỹ đã có 42 trƣờng đại
học trong tổng số 39 bang có đào tạo khuyến nông. Năm 1910, có 35 trƣờng
đại học có bộ môn khuyến nông [3]. Năm 1914, Mỹ ban hành đạo luật
khuyến nông và thành lập Hệ thống khuyến nông quốc gia. Giai đoạn này đã
có 8.861 Hội nông dân, với khoảng 3.050.150 hội viên [3].
Mỹ là quốc gia có 6% dân sống bằng nghề nông nghiệp nhƣng nền
nông nghiệp Mỹ đƣợc xếp vào nhóm những nƣớc nông nghiệp phát triển.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp của Mỹ chiếm lĩnh thị trƣờng thế giới nhƣ
ngô, đậu tƣơng …Nhƣ sản lƣợng đậu tƣơng năm 1995 đạt 55 triệu tấn, đến
năm 2001 đạt 70 triệu tấn, tăng 15 triệu tấn so với năm 1995. Xuất khẩu đậu
tƣợng lớn nhất thế giới chiếm 16,9 triệu tấn/năm, đạt khoảng 54% lƣợng đậu
tƣơng xuất khẩu của thế giới. Sản xuất Ngô đạt 335 triệu tấn trên năm
vào những năm 2000 - 2001. Xuất khẩu ngô khoảng 70 triệu tấn/năm chiếm
69% so với thế giới) [5].
•
Ở Ấn Độ
:
Hệ thống khuyến nông Ấn Độ đƣợc thành lập tƣơng đối sớm
vào năm 1960. Vào thời điểm này tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung,
lƣơng thực nói riêng của Ấn Độ đang là vấn đề rất bức xúc. Ấn Độ là quốc
gia đông dân thứ 2 trên thế giới, sau Trung quốc với nền nông nghiệp nghèo
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nàn, lạc hậu, lƣơng thực thiếu thốn, dân thiếu ăn và thƣờng xuyên có những
ngƣời dân chết do đói ăn. Trƣớc thực trạng này Chính phủ Ấn Độ có chủ
trƣơng quyết tâm giải quyết vấn đề lƣơng thực. Sự ra đời của hệ thống khuyến
nông Ấn Độ lúc này là cần thiết và tất yếu [4].
Sự thành công của nông nghiệp Ấn Độ những năm sau đó có vai trò
đóng góp đáng kể của khuyến nông. Đã nói đến nông nghiệp Ấn Độ phải nói
tới thành tựu 3 cuộc cách mạng:
- Cách mạng xanh: Đây là cuộc cách mạng tiêu biểu nhất khi nói đến
nông nghiệp Ấn Độ phải nói đến cuộc cách mạng xanh
.
Thực chất của cuộc
cách mạng xanh là cuộc cách mạng về giống cây trồng nói chung, và đặc
biệt là cách mạng về giống cây lƣơng thực nhƣ lúa nƣớc, lúa cạn, lúa mỳ,
ngô khoai … Hàng loạt các giống lúa thấp cây, năng suất cao ra đời … đã
làm tăng vọt năng suất và sản lƣợng lƣơng thực của quốc gia này.
- Cách mạng trắng: Là cuộc cách mạng sản xuất sữa bò, sữa trâu …
Mọi nơi trên đất Ấn Độ đều có nhà máy sữa. Khuyến nông có vai trò cực kỳ
quan trọng nhƣ vấn đề giải quyết đầu vào gồm vốn sản xuất, giống trâu bò
sữa, kỹ thuật chăn nuôi và giải quyết đầu ra gồm thu gom tiêu thụ sản phẩm,
chế biến sản phẩm sữa…
- Cách mạng nâu: Sau cuộc cách mạng trắng tiếp đến cuộc cách mạng
nâu. Đó là cuộc cách mạng sản xuất thịt xuất khẩu [4].
•
Ở Thái Lan: Thái Lan là quốc gia nông nghiệp với trên 60% dân số
sống bằng nghề nông nghiệp [1]. Điều kiện đất đai, khí hậu nóng ẩm gần
tƣơng đồng với Việt Nam. Thái Lan là quốc gia hoạt động khuyến nông cũng
khá tiêu biểu. Hệ thống khuyến nông nhà nƣớc đƣợc thành lập năm 1967.
Về mặt thành tựu của khuyến nông Thái Lan thể hiện ở mấy điểm sau:
- Nguồn vốn cho khuyến nông khá lớn 120-200 triệu USD/năm. Lƣợng
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
kinh phí này gấp hơn 20 lần kinh phí khuyến nông hàng năm của nƣớc ta [8].
- Nhiều năm nay Thái Lan là quốc gia đứng hàng thứ nhất xuất khẩu
lƣơng thực trên thế giới (xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo/năm).
- Hiện nay Thái Lan rất coi trọng chất lƣợng giống cây trồng, sản
xuất rau quả an toàn, phát triển nuôi trồng thủy sản
•
Trung Quốc: Là quốc gia đất rộng thứ 4 thế giới nhƣng dân số đông
nhất thế giới. Khí hậu Trung Quốc thuộc vùng vĩ độ cao có ôn đới, á nhiệt
đới và một phần nhiệt đới. Hệ thống khuyến nông Trung Quốc đƣợc thành lập
năm 1970 nhƣng công tác đào tạo khuyến nông Trung Quốc rất quan tâm:
- Năm 1928 Viện đại học nông nghiệp tỉnh Triết Giang thành lập phân
khoa khuyến nông.
- Năm 1929 Chính phủ Trung Quốc đã xác định: “Ngành khuyến
nông do các cơ quan nông nghiệp phụ trách, đặt tiêu chuẩn cải thiện phƣơng
pháp sản xuất nông nghiệp, gia tăng năng suất, cải thiện tổ chức nông thôn
và sinh hoạt nông dân, phổ biến tri thức về khoa học nông nghiệp, thành lập
các HTX nông dân sản xuất và tiêu thụ” [4].
- Năm 1933, Trƣờng đại học Kim Lăng (nay là trƣờng Đ
ại
học tổng
hợp Nam Kinh) có khoa khuyến nông.
- Tổ chức HTX và Công xã nhân dân từ 1951 – 1978 nên giai đoạn
này công tác khuyến nông chỉ triển khai đến HTX. Nội dung khuyến nông
giai đoạn này coi trọng phổ biến đƣờng lối chủ trƣơng nông nghiệp củ Đảng
và Chính phủ cũng nhƣ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, xây dƣng
các mô hình điểm trình diễn đến thăm quan học tập và áp dụng.
- Sau 1978 tổ chức sản xuất nông nghiệp Trung Quốc có thay đổi theo
hƣớng phát triển kinh tế nông hộ song song với kinh tế tập thể quốc doanh
- 1991, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông thôn, Nghị
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
quyết của Ban chấp hành trung ƣơng (BCHTW) Đảng khóa VIII rất coi trọng
khoa học công nghệ nông nghiệp và giáo dục khuyến nông; xây dựng khu
sản xuất trình diễn; và đƣa cán bộ nông nghiệp xuống nông thôn, thực hiện
thực tế sản xuất nông nghiệp [8].
- Có thể nói những năm gần đây nông nghiệp Trung Quốc khá phát triển.
Hiện nay Trung Quốc có 3 mũi nhọn về nông nghiệp đƣợc thế giới thừa nhận là:
+ Lúa lai: Trung Quốc nghiên cứu lúa lai từ năm 1964 và thành
công năm 1985. Đây là một thành công rực rỡ. Ngƣời ta nói sứ mạng lịch sử
của cuộc “Cách mạng xanh” đến nay đã đạt tột đỉnh. Khi mà sản xuất nông
nghiệp cây lúa đạt năng suất thấp dƣới 5 tấn thóc/ha thì thành công của “Cách
mạng xanh” đã giúp các nƣớc tăng năng suất sản lƣợng lúa bằng các giống
lúa thấp cây, chống đổ, chụi thâm canh tăng năng suất và sản lƣợng. Khi mà
năng suất lúa nhiều nƣớc đạt 5-8 tấn/ha, để tăng năng suất cao hơn nữa trên 8
tấn/ha thì hiệu qủa áp dụng những giống lúa tiến bộ thông thƣờng không thể
có đƣợc. Công nghệ sản xuất lúa lai cho phép chúng ta có thể năng cao năng
suất lúa nƣớc đạt trên 8 tấn/ha không phải là vấn đề khó khăn [5].
+ Thú y và dụng cụ thú y: Công nghệ sản xuất dụng cụ thú y của
Trung Quốc phát triển mạnh, sản xuất số lƣợng nhiều, sử dụng tiện lợi, giá
hợp lý. Cũng nhƣ y học cổ truyền, khoa học thú y Trung Quốc có nhiều thành
tựu. Trung Quốc sáng tạo ra nhiều loại thuốc có tác dụng phòng chống dịch
hại ứng dụng trong chăn nuôi, tăng sức đề kháng, kích thích cho các vật nuôi
sinh trƣởng phát dục mạnh.
+ Nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản cũng là thế mạnh của
Trung Quốc. Nuôi Trai lấy ngọc, nuôi các loài thủy sản quí hiếm nhƣ Ba ba,
Lƣơn, Ếch… Nhiều loài thủy sản Trung Quốc độc quyền sản xuất giống nhƣ
công nghệ nuôi Trai lấy ngọc, sản xuất cá Giò, cá Song
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.2. Khuyến nông Việt Nam
1.2.1.
Lịch sử ra đời và phát triển trƣớc 1993
Đã từ xa xƣa Tổ tiên ta đã có những hoạt động khuyến nông. Tục
truyền vua Hùng Vƣơng nƣớc Văn Lang đã dạy dân xã Minh Nông (Vĩnh
Phúc) cấy lúa. Sau đó không lâu cây lúa đã là cây trồng chủ lực. Ngƣời Văn
Lang thờ Thần Nông là vị thần nông nghiệp của ngƣời Việt cổ [8].
Truyền thuyết về khuyến nông dâu tằm cho rằng Công chúa Thiều
Hoa, con vua Hùng vƣơng thứ 6 là ngƣời đã đƣa và giúp nông dân vùng bãi
sông Hồng thuộc vùng Ba Vì, Hà Tây nghề trồng dâu nuôi tằm, ƣơm tơ dệt
lụa (hiện nay ở Cổ Đ
ô,
Ba Vì còn có đền thờ bà Thiều Hoa công chúa- Bà
Tổ của nghề trồng dâu, nuôi tằm, ƣơm tơ dệt lụa của Việt nam).
Điều này minh chứng rằng gần 3000 năm trƣớc đây cha ông ta đã biết
làm công tác khuyến nông. Từ khi có chữ viết, lịch sử đƣợc ghi lại với nhiều
dẫn chứng cho thấy công tác khuyến nông đã đƣợc ông cha ta rất quan tâm.
Năm 981, thời Đinh - Lê đã có phong tục “Lễ hạ điền” của nhà vua.
Nhà vua chọn ngày, giờ khắc đẹp đầu năm xuống đồng cày sá đất đầu tiên,
Hoàng hậu ngồi quay tơ dệt lụa. Hành cử này của Nhà vua và Hoàng hậu có
ý nghĩa khích lệ mọi ngƣời dân ra sức tăng gia sản xuất, mong cho một năm
mới sản xuất nông nghiệp bội thu. Sau này Bác Hồ cũng học tập cha ông xƣa.
Đặc biệt những năm sau giải phóng miền Bắc 1954, vào những ngày đẹp trời
đầu xuân Bác trồng cây và tƣới nƣớc cho cây. Năm 1964 Đảng và Nhà nƣớc
ta đã phát động thành phong trào “Trồng cây xanh Bác Hồ” rất sôi nổi và
rộng khắp miền Bắc.
Năm 1226, Đời Vua nhà Trần đã thành lập 3 tổ chức: “Hà đê sứ”,
“Đồn điền sứ”, và “Khuyến nông sứ”. Đứng đầu mỗi tổ chức đều có quan
triều đình đảm nhiệm. Hà đê sứ là tổ chức chuyên chăm lo đắp đê phòng
chống lũ lụt. Đồn điền sứ là tổ chức chuyên lo việc quản lý đất đai. Khuyến
nông sứ chăm lo công tác giúp dân sản xuất nông nghiệp.
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Giai đoạn 1444-1493, Vua Lê Nhân Tông và Lê Thánh Tông có 17 lần ra
chiếu dụ khuyến nông để khuyến khích nông dân ra sức tăng gia sản xuất [4].
Năm 1778, Nguyễn Công Trứ là vị quan rất có công lao phát triển
nông nghiệp của đất nƣớc. Ông ra sức nạo vét kênh mƣơng, dẫn thủy nhập
điền, đắp đê phòng chống lũ lụt. Nguyễn Công Trứ còn thực hiện khẩu
hiệu “Khẩn ruộng hoang, an nghiệp dân nghèo”, ra sức quai sông lấn biển.
ông là ngƣời có công tạo lập nên 2 huyện Tiền Hải, Thái Bình và Kim Sơn,
Ninh Bình ngày nay.
Năm 1789, Vua Quang Trung chẳng những là nhà vua thực hiện nhiều
chính sách khuyến khích nông dân sản xuất nhƣ miễn, giảm thuế nông
nghiệp; tăng cƣờng nạo vét kên mƣơng dẫn thủy nhập điền; tăng cƣờng phát
triển chợ nông thôn; xóa bỏ ngăn sông cấm chợ Vì thế nông nghiệp thời
kỳ này phát triển khá mạnh [4].
Tháng 4 năm 1945, Hồ Chủ Tịch trong lễ bế giảng khóa chỉnh huấn
cán bộ tại Việt Bắc, Ngƣời đã căn dặn các cán bộ ta trƣớc khi ra về: “Các
chú ra về phải làm tốt công tác khuyến nông, ra sức phát triển nông nghiệp,
chống giặc đói, diệt giặc dốt”, ngƣời ngƣời thực hiện “Hũ gạo tiết kiệm” [4].
Những năm 1950-1957, chủ yếu năm 1955-1956 chúng ta thực hiện
cải cách ruộng đất (CCRĐ), thực hiện khẩu hiệu “Ngƣời cày có ruộng”. Đây
là cuộc cách mạng lớn chƣa từng có trong lịch sử nông nghiệp nƣớc ta. Tịch
thu hơn 81 vạn ha ruộng đất của địa chủ, 106.448 trâu bò cùng với
1.846.000 nông cụ chia cho 2.104.158 hộ nông dân và nhân dân lao động
(72,8% hộ nông thôn miền Bắc) tạo điều kiện cho nông dân tăng gia sản xuất [4].
Năm 1956-1958, kế tiếp ngay sau CCRĐ
nông dân dƣới sự lãnh đạo
của Đảng, Chính phủ thực hiện “đổi công, vần công”, nông dân tƣơng thân
tƣơng ái giúp nhau trong sản xuất nông nghiệp [4].
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Năm 1960, ở miềm Nam lập các Nha Khuyến nông trực thuộc Bộ cải
cách điền địa Nông - Ngƣ mục. Còn ở miền Bắc năm 1960 thành lập các
Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp ; năm 1968 thành lập HTX bậc
cao, và năm 1974 thành lập HTX toàn xã. Tổ chức HTX sản xuất nông
nghiệp vào giai đoạn này có một ý nghĩa lịch sử lớn lao. Tổ chức HTX sản
xuất nông nghiệp nông dân “Cùng làm cùng hƣởng” đã tạo điều kiện cực kỳ
quan trọng giúp cho đảng và Nhà nƣớc huy động đƣợc mức độ tối đa sức
ngƣời, sức của phục vụ cho tiền tuyến, phục vụ cho công cuộc đấu tranh
chống Mỹ cứu nƣớc giải phóng miền Nam, thống nhất
Đất
nƣớc. Công
tác khuyến nông giai đoạn này chủ yếu triển khai đến HTX. Phƣơng pháp
khuyến nông chủ yếu đƣa TBKT nào sản xuất, xây dựng các mô hình HTX
sản xuất tiến bộ nhƣ: HTX Tân Phong, HTX Vũ Thắng Thái Bình [1].
Năm 1961 trở lại đây sinh viên các trƣờng
đại
học nông nghiệp tham
gia đi thực tế sản xuất nông nghiệp tại các HTX, nông trƣờng quốc doanh là
một trong những nội dung đào tạo quan trọng của Nhà trƣờng nhằm thực
hiện phƣơng châm đào tạo “Học kết hợp với hành”; thực hiện thực tiễn hóa
tay nghề của các sinh viên nông nghiệp [1].
Từ những năm 1963-1973, Bộ Nông nghiệp tổ chức các “Đoàn chỉ
đạo sản xuất nông nghiệp giúp các tỉnh. Các Đoàn chỉ đạo sản xuất nông
nghiệp là tổ chức nông nghiệp của Chính phủ do Bộ Nông nghiệp tổ chức và
quản lý nhƣng hoạt động giúp các địa phƣơng. Hoạt động của Đoàn chỉ đạo
sản xuất nông nghiệp thực chất làm các công việc khuyến nông nhƣ giúp
các địa phƣơng thực hiện các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc
về nông nghiệp, đƣa các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất. Phấn đấu
thực hiện mục tiêu 5 tấn thóc/ha [8]. Năm 1966, Thái Bình là tỉnh đầu tiên ở
miền Bắc đạt 5 tấn thóc/ha. Năm 1974 toàn miền Bắc đạt 5 tấn thóc/ha. Năm
1988 huyện Hƣng Hà (Thái Bình) đạt 10 tấn thóc/ha [8].
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Giai đoạn 1964-1980, nhìn chung nông nghiệp trì trệ kém phát triển,
đời sống nông dân gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân có nhiều nhƣng chủ
yếu do chiến tranh. Chúng ta phải tập trung mọi nỗ lực cho công cuộc đấu
tranh giải phóng miềm Nam, giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nƣớc.
Mặt khác sau giải phóng miền Nam năm 1975 đến 1980 miền Bắc vẫn còn
duy trì HTX sản xuất nông nghiệp là một thực tế bất cập mất cân đối giữa
quan hệ sản xuất với lực lƣợng sản suất…
Trƣớc thực trạng sản xuất nông nghiệp trì trệ và đời sống nhân dân gặp
nhiều khó khăn, tháng 1 năm 1981, Chỉ thị 100 của Ban CHTW Đảng:
“Khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và ngƣời lao động”, còn gọi là
“Khoán 100” đƣợc ra đời. HTX nông nghiệp chỉ quản lý 5 khâu: Đất - nƣớc -
giống - phân bón và bảo vệ thực vật còn toàn bộ các khâu khác khoán cho
nhóm và ngƣời lao động. “Khoán 100” đã có tác dụng to lớn khích lệ nông
dân sản xuất. Ngoài sản lƣợng nông sản phải nộp HTX còn lại ngƣời nông
dân đƣợc tự do sử dụng. Sau 7 năm thực hiện “Khoán 100” Đảng ta xem xét
rút kinh nghiệm: “Khoán 100” có nhiều ƣu điểm thúc đẩy nông nghiệp phát
triển nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế. Nông dân chƣa thực sự chủ động sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, bởi: (1) Trên đồng ruộng, ao hồ, chuồng trại
chăn nuôi ngƣời nông dân chƣa có thể chủ động sản xuất kinh doanh vì
những khâu then chốt nhƣ giống, phân bón nông dân vẫn phải phụ thuộc vào
sự quản lý của HTX ; (2) Mảnh đất họ trồng trọt vụ này vụ sau có thể thay
đổi nên không ai nghĩ đến thâm canh bảo vệ và duy trì độ phì của đất để vụ
sau năng suất cao hơn vụ trƣớc… Thứ nữa nông dân còn phải đóng góp
nhiều khoản nhƣ nộp sản của 5 khâu HTX quản lý và đóng góp quỹ phúc lợi.
Những hộ nông dân có vốn, có lao động, có trình độ dân trí cao sản xuất có
hiệu quả và (3) có nhiều hộ nông đân cuộc sống vẫn không khỏi đói nghèo
do bởi nguồn lực sản xuất thiếu lao động, thiếu vốn; do gặp rủi ro trong
cuộc sống; do trình độ dân trí thấp sản xuất không có hiệu quả đã dẫn đến
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nợ sản nhiều vụ, nhiều năm … Chính vì vậy ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị
BCH TW Đảng khóa V ra Nghị quyết 10: “Cải tiến quản lý kinh tế trong
nông nghiệp”, còn gọi là “Khoán 10”. Nghi quyết 10 đƣợc thực hiện và hoàn
thiện vài năm sau đó đã chuyển đổi hẳn cơ chế quản lý kinh tế trong nông
nghiệp. Ruộng đất giao cho nông dân quản lý lâu dài 20 năm đối với đất nông
nghiệp, 50 năm đối với đất lâm nghiệp [10].
Chuyển đổi từ cơ chế sản xuất tập thể tự cung tự cấp sang sản xuất
kinh tế hộ gia đình và trang trại. Ngƣời nông dân chủ động sản xuất kinh
doanh trên mảnh đất của mình theo hƣớng nông nghiệp hàng hóa có sự điều
tiết của Nhà nƣớc. Nông nghiệp của đất nƣớc có cơ hội ngày càng phát triển
mạnh. Ngay năm 1988, An Giang đã sáng tạo vận dụng cơ chế sản xuất mới
trong điều kiện cụ thể của địa phƣơng, học tập kinh nghiệm của các nƣớc
thành lập Trung tâm Khuyến nông nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nông
nghiệp của nông dân trong tỉnh. Năm 1991, cũng nhƣ An Giang, Bắc Thái
thành lập Trung tâm Khuyến nông. Năm 1992, để điều phối và lãnh đạo công
tác khuyến nông của đất nƣớc, Bộ Nông nghiệp thành lập “Ban điều phối
Khuyến nông”. Do nhu cầu của sản xuất, ngày 2/3/1993, Thủ tƣớng Chính
phủ ra
Nghị quyết
13/CP về việc thành lập hệ thống Khuyến nông, Khuyến
lâm, Khuyến ngƣ của đất nƣớc [1].
1.2.2
Lịch sử ra đời và phát triển từ 1993 trở lại đây
Một loạt chính sách ra đời nhằm thúc đẩy công tác khuyến nông lâm
nhƣ
Nghi định
13/CP năm 1993 của Chính phủ về việc thành lập hệ thống
Khuyến nông, Khuyến lâm, Khuyến ngƣ, Thông tƣ 02/LB-TT cụ thể hóa
việc thực hiện
Nghị định
13/CP ra đồi năm 1993. Nhƣ vậy cuối năm 1993
nƣớc ta chính thức có Hệ thống Khuyến nông Quốc gia.
Thực hiện
Nghị định
số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003, Bộ Nông
nghiệp và PTNT đã ban hành
Quyết định
số 118/2003/QĐ-BNN ngày
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3/11/2003 về thay đổi cơ cấu tổ chức Cục Khuyến nông, thành lập Trung
tâm khuyến nông Quốc gia. Tiếp theo, thực hiện
Nghị định
số 56/2005/NĐ
– CP, Bộ đx ban hành Thông tƣ số 60/2005/TT - BNN cụ thể hoá công tác
khuyến nông. Từ năm 2010, công tác khuyến nông đƣợc thực hiện theo
Nghị
định
số 02/2010/NĐ – CP, cụ thể:
- Tổ chức khuyến nông Trung ƣơng:
+ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia do Bộ trƣởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
- Tổ chức khuyến nông địa phƣơng:
+ Ở cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng) có trung tâm
khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Ở cấp huyện (huyện, quận và thị xã, thành phố có sản xuất nông
nghiệp thuộc cấp tỉnh) có trạm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Ở cấp xã (xã, phƣờng, thị trấn có sản xuất nông nghiệp) có khuyến
nông viên với số lƣợng ít nhất là 02 khuyến nông viên ở các xã thuộc địa bàn
khó khăn, ít nhất 01 khuyến nông viên cho các xã còn lại.
+ Ở thôn (thôn, bản, cấp, phum, sóc) có cộng tác viên khuyến nông và
câu lạc bộ khuyến nông.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức khuyến
nông địa phƣơng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ƣơng quy định.
- Tổ chức khuyến nông khác: Tổ chức khuyến nông khác bao gồm các
tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp,
tổ chức khoa học, giáo dục đào tạo, hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức,
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
cá nhân trong và ngoài nƣớc có tham gia hoạt động khuyến nông trên lãnh thổ
Việt Nam. Tổ chức khuyến nông khác thực hiện các nội dung hoạt động
khuyến nông theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật liên
quan. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức khuyến
nông khác thuộc tổ chức, cá nhân nào do tổ chức, cá nhân đó quy định.
Từ 1989 đến nay dƣới sự lãnh đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, sự
tăng cƣờng hoạt động của Khuyến nông đã thúc đẩy nền nông nghiệp của
đất nƣớc ngày càng phát triển. Bình quân hàng năm tăng 1 triệu tấn lƣơng
thực và vƣơn lên từ nƣớc thiếu lƣơng thực đến đủ và thừa lƣơng thực. Nếu
nhƣ những năm trƣớc 1980 chúng ta còn thiếu lƣơng thực thì từ năm 1989
chẳng những chúng ta tự tức đủ lƣơng thực mà còn dƣ thừa bắt đầu xuất
khẩu lƣơng thực từ hơn 1 triệu đến gần 2 triệu tấn lƣơng thực/năm. Nhiều
năm gần đây chúng ta đã là nƣớc đứng vị trí thứ 2 xuất khẩu lƣơng thực
vào thị trƣờng thế giới. Hàng năm xuất khẩu vào thị trƣờng lƣơng thực thế
giới trên dƣới 4 triệu tấn/năm, năm 2005 xuất khẩu 5,2 triệu tấn gạo đạt kim
ngạch xuất khẩu 1,4 tỷ USD.
1.2.3. Kết quả hoat động và định hƣớng khuyến nông nƣớc ta hiện nay
1.2.3.1 Kết quả hoạt động
Hoạt động khuyến nông - khuyến ngƣ đã bám sát các chƣơng trình phát
triển sản xuất nông nghiệp trọng điểm, chuyển giao thành công nhiều kỹ thuật
mới, góp phần làm tăng sản lƣợng nông, lâm, ngƣ nghiệp trên cả nƣớc.
Nhiều giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản năng suất, chất lƣợng cao và
các biện pháp tổ chức sản xuất phù hợp đã đƣợc khuyến nông, khuyến ngƣ
chuyển giao tới bà con nông, ngƣ dân, góp phần tăng năng suất, chất lƣợng và
sản lƣợng nông, lâm, ngƣ nghiệp. Các chƣơng trình khuyến nông khuyến ngƣ
(KNKN) cũng đã quan tâm chỉ đạo theo định hƣớng tạo ra sản phẩm nông
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nghiệp an toàn (rau sạch, thịt sạch, hoa quả an toàn…) và thân thiện với môi
trƣờng (3 giảm 3 tăng, chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, sử dụng giống
chống chịu bệnh tốt góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu…)
Khuyến nông - khuyến ngƣ đã góp phần nâng cao trình độ dân trí, trình
độ kỹ thuật và kỹ năng tổ chức sản xuất, quản lý để tăng thu nhập, cải thiện
đời sống ngƣời nông dân và góp phần quan trọng trong công cuộc "xoá đói
giảm nghèo".
Tất cả các chƣơng trình, các khoá đào tạo tập huấn nghiệp vụ khuyến
nông, chuyên môn kỹ thuật, các nội dung tuyên truyền quảng bá về các mô
hình khuyến nông thành công đã tác động tích cực và hiệu quả đến đời sống
kinh tế xã hội và tinh thần của bà con nông dân và góp phần thực sự vào công
cuộc "xóa đói giảm nghèo" cho bà con nông dân, nhất là bà con dân tộc thiểu
số ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao.
Cung cấp kịp thời các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc về sản xuất nông nghiệp đến với ngƣời nông dân.
Các kết quả hoạt động về thông tin tuyên truyền bằng cả 4 hình thức:
báo nói, báo viết, báo hình, báo điện tử đã có hiệu quả tích cực và không thể
thiếu đƣợc đối với sự nghiệp phát triển sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp và bà
con nông dân, gồm:
- Bƣớc đầu tạo ra mối liên kết giữa khuyến nông - khuyến ngƣ nhà
nƣớc và các tổ chức hoạt động khuyến nông - khuyến ngƣ khác
Đã thiết lập đƣợc mối liên kết giữa hệ thống khuyến nông nhà nƣớc với
các tổ chức khuyến nông ngoài nhà nƣớc nhƣ khuyến nông của các Viện
nghiên cứu, trƣờng đại học, các tổ chức đoàn thể quần chúng, các doanh
nghiệp theo ngành hàng để thúc đẩy dần quá trình xã hội hoá công tác
khuyến nông.
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Nhạy bén trƣớc sự thay đổi về kinh tế xã hội để đáp ứng nhu cầu và
ƣu tiên trong sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng. Phƣơng pháp tiếp cận và
cơ chế hoạt động khuyến nông đã từng bƣớc thay đổi và dần dần phân cấp về
địa phƣơng để tăng tính trách nhiệm và làm chủ ở địa phƣơng. Hoạt động
cung cấp dịch vụ khuyến nông có thu đã đƣợc đề cập đến và nghiên cứu cơ
chế vận hành nhƣ một xu thế phát triển tất yếu trong thời gian tới của khuyến
nông.
1.2.3.2 Định hướng thời gian tới
Xây dựng và phát triển hệ thống khuyến nông khuyến ngƣ Việt Nam
ngày càng năng động, vững mạnh để đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và phát
triển nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và
toàn cầu.
Tăng cƣờng mối liên kết giữa hệ thống khuyến nông khuyến ngƣ nhà
nƣớc và các tổ chức khuyến nông khuyến ngƣ ngoài nhà nƣớc nhằm huy động
và sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu tƣ cho khuyến nông theo phƣơng
châm xã hội hoá, thiết thực và hiệu quả.
Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ và các dịch vụ kỹ
thuật khác nhằm tạo sự đột phá về năng suất, chất lƣợng, hiệu quả trong phát
triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nông dân.
Xây dựng kế hoạch chiến lƣợc và giải pháp cụ thể trong công tác
khuyến nông - khuyến ngƣ phục vụ đa mục tiêu với các đối tƣợng hƣởng lợi,
các vùng miền khác, đặc biệt đối với chƣơng trình “Nông nghiệp, nông dân,
nông thôn” "Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn" và
"Chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng và giảm nghèo".
1.2.4. Chức năng nhiệm vụ của khuyến nông lâm của Việt Nam
Hệ thống khuyến nông lâm Việt Nam có những chức năng sau: