Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 - VẬT LÍ 6 (2015-2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.6 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 - VẬT LÍ 6 (2015-2016) (tham khảo)
I/ LÍ THUYẾT :1/ Nêu cấu tạo và tác dụng của đòn bẩy. Cho 3 ví dụ về ứng dụng của đòn bẩy trong cuộc
sống.
2/ Nêu tên các loại ròng rọc và cho biết dùng ròng rọc có lợi ích gì? Cho 3 ví dụ về ứng dụng của ròng rọc
trong cuộc sống.
3/ Nêu những kết luận về sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí. So sánh sự dãn nở vì nhiệt
của 3 chất : Rắn, lỏng và khí.
4/ Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất rắn khi dãn nở vì nhiệt nếu bị ngăn cản? Nêu cấu tạo của băng kép.
Tại sao khi hơ nóng hay làm lạnh một băng kép thì nó luôn bị cong? Cong về phía nào? Nêu ứng dụng của
băng kép.
5/ a/ Nhiệt kế dùng để làm gì? Nguyên tắc chế tạo nhiệt kế? Cách chia độ cho nhiệt kế? Cho biết nhiệt độ của
nước đá đang tan, của hơi nước đang sôi và nhiệt độ bình thường của cơ thể người trong nhiệt giai xenxiut và
nhiệt giai Farenhai?
b/ Nêu tên 3 loại nhiệt kế đã học. Trong đó nhiệt kế nào có thể đo nhiệt độ của nước đang sôi? Tại sao?
c/ Nêu công dụng của 3 loại nhiệt kế đã học. Tại sao chỗ gần bầu của nhiệt kế y tế người ta luôn làm thắt (eo)
lại?
6/ Những người y tá khi cặp nhiệt độ cho bệnh nhân thường làm những động tác sau :
- Vẩy mạnh nhiệt kế trước khi đo.
- Khi quan sát, người y tá không cầm vào bầu thủy ngân mà cầm ở thân nhiệt kế.
Tại sao họ làm như vậy? Hãy giải thích.
7/ Thế nào là sự nóng chảy? sự đông đặc? Nêu những kết luận về sự nóng chảy (hay đông đặc).
8/ Thế nào là sự bay hơi? sự ngưng tụ? Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào các yếu tố nào?
9/ Nêu những kết luận về sự sôi. Phân biệt sự sôi và sự bay hơi.
II/ BÀI TẬP : 1/ a/ Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo? Tại sao kéo cắt giấy, cắt tóc có tay
cầm ngắn hơn lưỡi kéo?
b/ Trong hình vẽ bên, vật treo có khối lượng 10kg.Lực kế chỉ giá trị là bao nhiêu ?

2/ Hai người dùng một cây gậy để khiêng một bao gạo, một người muốn mình gánh nhẹ hơn thì người đó
phải chọn đầu gần bao gạo hay xa bao gạo? Vì sao?
3/ Khi nung nóng một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng hay giảm? Tại sao?
4/ Khi đun nóng, ta đổ nước đầy ấm, nước vẫn không tràn ra ngoài vì bình và nước đều nở ra. Câu nói trên


đúng hay sai? Tại sao?
5/ Vào những ngày trời nắng gắt, không nên bơm lốp xe quá căng. Tại sao?
6/ Tại sao khi lắp khâu dao, khâu liềm ta phải nung nóng khâu lên rồi mới lắp?
7/ Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi cho vào cốc nước sôi lại có thể phồng lên như cũ?
8/ Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày dễ vỡ hơn khi rót vào cốc thuỷ tinh mỏng?
9/ Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
10/ Tại sao khi nhúng nhiệt kế vào cốc nước nóng thì mực thuỷ ngân lúc đầu hạ xuống một ít rồi sau đó mới
dâng lên cao?
11/ Hai nhiệt kế cùng có ống thủy tinh có tiết diện như nhau nhưng có bầu chứa các lượng thủy ngân khác
nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thủy ngân trong hai ống có dâng cao như
nhau không? Tai sao?
12/ Khi cắm hai ống thuỷ tinh có tiết diện khác nhau vào hai bình chất lỏng như nhau, cùng nhúng vào chậu
nước nóng, mực chất lỏng trong hai ống có dâng lên cao như nhau không ? Lý giải tại sao ?
13/ Tại sao không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh?
14/ Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có dạng lượn sóng mà không làm tôn phẳng?
15/ Tại sao trong kết cấu bê tông người ta chỉ dùng sắt thép mà không dùng kim loại khác?
16/ Tại sao khi thiết lập đường tàu hoả, người ta phải để hở một khoảng nhỏ ở chỗ nối các thanh ray?
17/ Tại sao các thầy thuốc khuyên không nên ăn những thức ăn nóng hay lạnh quá, dễ bị hư răng?
18/ Tại sao một đầu cầu thép phải gối lên các con lăn mà không đặt cố định như đầu cầu bên kia?
19/ a/ Có hai băng kép loại nhôm-đồng; đồng-thép. Khi hơ nóng hai băng kép ta thấy băng kép thứ nhất cong
về phía thanh đồng, băng kép thứ hai cong về phía thanh thép. Hãy sắp xếp các chất trên theo thứ tự nở vì
nhiệt từ ít đến nhiều. Giải thích cách sắp xếp trên.
b/ Băng kép đồng-thép đang thẳng. Nếu làm cho lạnh đi thì nó có bị cong không? Nếu có, thì cong về phía
thanh thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?


20/ Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để
tránh hiện tượng này?
21/ Tại sao các ống dẫn hơi trong những lò áp suất lại có những đoạn uốn cong?
22/ Các vành sắt để lắp vào bánh xe gỗ thường có đường kính nhỏ hơn đường kính bánh xe gỗ một ít. Làm

thế nào để lắp được vành sắt vào bánh xe?
23/ Nút chặt một chai thủy tinh đựng đầy nước rồi bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh. Làm như vậy có
nguy hiểm không? Tại sao?
24/ Tại sao người ta dùng chất lỏng là rượu hoặc thủy ngân làm nhiệt kế mà không dùng nước?
25/ Tại sao khi nước đá đặt trong ngăn đặc của tủ lạnh thì không tan, nhưng nếu đem ra ngoài thì nước đá sẽ
tan?
26/ Việc đúc các tượng đồng xảy ra các quá trình nóng chảy, đông đặc như thế nào?
27/ Ở các sứ lạnh, người ta thường dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ mà không dùng nhiệt kế thủy ngân.
Hãy giải thích vì sao lại như vậy?
28/ Tại sao khi trông chuối người ta phải phạt bớt lá? Vì sao sau khi tắm ta có cảm giác mát lạnh?
29/ Quần áo ướt khi phơi trải rộng ra ở những nơi có nắng, có gió thì nhanh khô hơn rất nhiều so với khi phơi
tụm lại ở những nơi trời mát, không có gió. Điều này cho phép ta kết luận gì về tốc độ bay hơi?
30/ Dựa trên cơ sở nào người ta có thể sản xuất muối từ nước biển? Thời tiết thế nào thì thu hoạch muối
nhanh hơn?
31/ Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau đó một thời gian mặt
gương lại sáng trở lại?
32/ Giải thích sự tạo thành các giọt sương đọng trên lá cây vào ban đêm? Tại sao khi mặt trời lên các giọt
sương lại tan?
33/ Trong hơi thở của người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao ta chỉ có thể nhìn thấy hơi thở của người vào
những ngày trời rất lạnh?
34/ Tại sao nước hoa đựng trong chai đậy kín thì không cạn, nhưng nếu mở nút thì sẽ cạn đi rất nhanh?
35/ Tại sao người ta chọn nhiệt độ của nước đá đang tan, của hơi nước đang sôi để làm một mốc đo nhiệt độ?
36/ Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước. Hỏi :
Nhiệt độ (° C)
100
D

E

50

0

B

C
Thời gian (phút)

-50 A
a. Các đoạn BC, DE ứng với các quá trình nào ?
b. Trong các đoạn AB, BC, CD, DE nước tồn tại ở những thể nào ?
37/ Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn được đun nóng liên tục.
Thời gian (phút)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
o
Nhiệt độ ( C)
20 30
40
50
60
70
80
80

80
a/ Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b/ Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất rắn đang được đun nóng từ phút 12 đến phút thứ 16, hiện tượng này
kéo dài trong bao nhiêu phút? c/ Đây là chất gì? Vì sao em biết?
38/ Bỏ nước đá đã đập vụn vào cốc thuỷ tinh rồi dùng nhiệt kế theo dõi sự thay đổi nhiệt độ,
người ta lập được bảng sau:
Thời gian (phút)
0
1
2
3
4
5
6
7
o
Nhiệt độ ( C)
-4
0
0
0
0
2
4
6
a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b. Hiện tượng gì xảy từ phút 0 đến phút thứ 1, từ phút thứ 1 đến hết phút thứ 4, từ phút thứ 5 đến hết phút
thứ 7?
c. Nước tồn tại ở những thể nào trong khoảng thời gian từ phút 0 đến phút thứ 1, từ phút thứ 1 đến hết phút
thứ 4, từ phút thứ 5 đến hết phút thứ 7?

39/ Sau đây là bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất lỏng được đun nóng liên tục
Thời gian( phút )
0
2
4
6
8
10
12
14
0
Nhiệt độ ( C )
20
40
60
80
100
100
100
100
a/ Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b/ Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất lỏng đang được đun nóng từ phút 8 đến phút thứ 14, hiện tượng này
kéo dài trong bao nhiêu phút ? c/ Đây là chất gì? Vì sao em biết?



×