TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CỦA UBND HUYỆN VĂN CHẤN
ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP:
VĂN PHÒNG UBND HUYỆN VĂN CHẤN
Người hướng dẫn
: Hà Thị Minh Hiếu
Sinh viên thực hiện
: Vũ Thị Phương
Ngành đào tạo
: Quản trị Nhân lực
Lớp
: ĐH QTNL 12D
Khóa học
: 2012 - 2016
Hà Nội-2015
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÊ UBND HUYỆN VĂN CHẤN VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ...........................................4
1.1.2 Cơ cấu tổ chức.........................................................................................10
1.2.1 Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức................................................28
1.2.2 Vai trò của chất lượng cán bộ, công chức...............................................29
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘIG NGŨ CÁN BỘ TẠI UBND
HUYỆN VĂN CHẤN..............................................................................................39
2.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội huyện Văn Chấn....................................................39
2.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức huyện Văn Chấn...............................42
2.2.1 Số lượng, chất lượng cán bộ, công chức.................................................42
2.2.2 Đạo đức...................................................................................................44
2.3 Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ tại cơ quan.............................................45
2.3.1 Ưu điểm...................................................................................................45
2.3.2 Hạn chế....................................................................................................46
2.4 Tính cấp thiết để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại UBND huyện Văn
Chấn.....................................................................................................................47
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ UBND HUYỆN VĂN CHẤN..................................................................49
3.1 Mục tiêu và quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ UBND huyện
Văn Chấn..............................................................................................................49
3.1.1 Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ........................................49
3.1.2 Quan điểm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức................................50
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức............................50
3.2.1 Quy hoạch cán bộ, công chức huyện Văn Chấn.....................................50
3.2.2 Sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức huyện.................................................52
3.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức huyện.........................................53
3.2.4 Vấn đề tiền lương, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức...55
3.2.5 Một số giải pháp khác.............................................................................57
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................57
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................59
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và đang
trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Song song với quá trình đó là sự phát triển không
ngừng về kinh tế - xã hội, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đời sống nhân dân ngày
càng nâng cao. Quá trình đó đã tạo cho đất nước chúng ta những cơ hội lớn, bên
cạnh đó cũng có những thách thức không nhỏ mà chúng ta cần phải cố gắng để
vượt qua.
Trong tình hình mới đòi hỏi những người cán bộ, công chức trong cơ quan
hành chính Nhà nước, không chỉ cấp Trung ương mà cấp địa phương cũng phải có
đủ năng lực, giỏi về chuyên môn và tốt về nhân phảm chính trị mới có thể đưa đất
nước ta vượt qua những thử thách và khó khăn để đưa nước ta tiến lên con đường
Xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước đã chọn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “ cán bộ là gốc của vấn đề” . Đội ngũ cán bộ,
công chức nước ta là lực lượng nòng cốt của Bộ máy hành chính Nhà nước, đóng
vai trò quan trọng, cán bộ coonhg chức là công bộc của dân, là người thực hiện
chính sách của Nhà nước, là người đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Và trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều mối quan hệ đã được thiết lập, như vậy có
nghĩa là gia tăng khối lượng các vấn đề, các công việc cần nghiên cứu. Cán bộ,
công chức là người phải đóng góp sức mình vào công cuộc phát triển đất nước, đặc
biệt là phát triển kinh tế xã hội, giới thiệu Việt Nam đến thế giới, để thế giới biết
dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường. Muốn được như vậy thì người cán bộ,
công chức phải không ngừng học hỏi, trao đổi các kiến thức, phát huy nội lực của
bản thân để tạo ra sức mạnh cho tập thể.
Trong Bộ máy hành chính Nhà nước, cấp huyện là cô cùng quan trọng, là
cấp trung gian giữa tỉnh, xã và thành phố. Cấp huyện là cấp trực tiếp thực hiện các
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, là cấp thực hiện các
Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của cấp xã.
Tuy nhiên thực tế cho thấy năng lực của cán bộ, cống chức còn nhiều mặt yếu kém,
1
chưa đáp ứng được yêu cầu trong cuộc đổi mới dẫn đến nhiều bất cập trong công
tác quản lý cũng như trách nhiệm phục vụ nhân dân.
Với đề tài: “ Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại
UBND huyện Văn Chấn- tỉnh Yên Bái” tôi muốn đóng góp một chút công sức của
mình vào việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức trong Bộ máy cơ quan hành chính Nhà nước cấp huyện
để hoàn thiện hơn về trình độ chuyện môn và thái độ phục vụ nhân dân.
Tuy nhiên với kiến thức còn hạn chế, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của
quý thầy cô trong nhà trường, các anh chị, cô chú trong UBND huyện Văn Chấn để
báo cáo kiến tập của tôi được hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Báo cáo này được viết nhằm mục tiêu sau:
Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại UBND huyện Văn Chấntỉnh Yên Bái.
Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại
UBND huyện Văn Chấn nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, xứng
đáng với vị trí, vai trò, tình hình phát triển địa phương.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Phân tích cơ sở lý luận và tính cấp thiết nâng cao đội ngũ cán bộ tại UBND
huyện Văn Chấn.
Khảo sát thực trạng, đội ngũ cán bộ tại cơ quan
Phân tích những điểm mạnh, phù hợp và những điểm chưa phù hợp về số
lượng, chất lượng, cơ cấu và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó.
Đưa ra giải pháp và khuyến nghị với các bên liên quan nhằm nâng cáo chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
2
4. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: tại UBND huyện Văn Chấn- tỉnh Yên Bái
Thời gian: từ năm 2013 cho đến nay
Nội dung nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hệ thống thực trạng và đưa ra giải pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại UBND huyện Văn Chấn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Thu thập số liệu: tại các đơn vị Văn phòng và phòng Nội Vụ UBND huyện
Văn Chấn.
Phân tích, tổng hợp: thông qua các tài liệu thu thập được chon lọc và tổng
hợp lại.
Quan sát: tiến hành quan sát tại các phòng ban chuyên môn, phòng bạn chức
năng, cách thức làm việc và giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc
của nhân dân trong địa phương.
Phỏng vấn: phỏng vấn các cán bộ, nhân viên làm việc trong Văn phòng, nhân
viên làm viên làm việc tại phòng Nội Vụ ( 5 người). Thời gian là vào ngày
18/05/2015.
6. Đóng góp của đề tài
Về lý luận:
Đề tài đã đánh giá, đưa ra các giải pháp căn bản để nâng cao chết lượng đội
ngũ cán bộ tại cơ quan
Về thực tiễn:
3
-Đề tài đã phân tích, đánh giá về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ một
cách cụ thể nhất.
-Đề tài đã đưa ra được các tiêu chí đánh giá, chỉ ra các mặt hạn chế mà hầu
hết các cán bộ, công chức nói chung đều gặp phải trong quá trình được đào tạo và
bồi dưỡng về trình độ chuyên môn và trình độ chính trị lý luận. Từ đó rút ra các bài
học kinh nghiệm cần thiết để hoàn thiện hơn.
7. Kết cấu cấu của đề tài.
Báo cáo bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về UBND huyện Văn Chấn và cơ sở lý luận về vấn
đề nâng cao đội ngũ cán bộ.
Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ tại UBND huyện Văn
Chấn.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tại UBND huyện
Văn Chấn.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÊ UBND HUYỆN VĂN CHẤN VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ.
1.1
1.1.1
Tổng quan về cơ quan
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND&HĐND huyện
Văn Chấn.
4
Văn chấn là huyện miền núi nằm trên Quốc lộ 32 và 37, là cửa ngõ đi các
huyện, thị xã miền Tây tỉnh Yên Bái và các tỉnh Tây Bắc, có diện tích tự nhiên là
120.758,5 ha. Huyện có 31 đơn vị hành chính với nhiều thành phần dân tộc.
Huyện Văn Chấn được thành lập trên cơ sở nhiều địa giới hành chính giwuax
thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn. Uỷ bạn nhân dân huyện Văn Chấn có 13 cơ
quan chuyên môn và 09 đơn vị sự nghiệp thuộc huyện.
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, tuyển dụng, sử dụng, quản lý biên chế công chức, số lượng người
làm việc tại cơ quan, đơn vị.
Thuận lợi
- Uỷ ban nhân dân huyện Văn Chấn luôn được sự quan tâm của các cấp, các
ngành và sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị, các ban ngành đoàn thể trong huyện.
- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang ngày càng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt tình với công việc nhằm góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ được giao.
Khó khăn
- Huyện Văn Chấn là huyện miền núi, địa bàn rộng, giao thông đi lại chưa
thuận lợi. Việc triển khai và thực hiện chức năn, nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị
còn gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay UBND huyện Văn Chấn có 13 cơ quan chuyên môn và 09 đơn vị sự
nghiệp công lập được giao biên chế. Căn cứ vào biên chế được giao hàng năm,
UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan đơn vị thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và
quản lý cán bộ theo đúng quy định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà các cấp,
các ngành giao cho. Tuy nhiên với số lượng biên chế được giao chưa đáp ứngđược
với đầu công việc, các cơ quan, đơn vị đều phải phân công bổ sung kiêm nhiệm
thêm công việc cho cán bộ, công chức, viên chức.
5
Trình độ không đồng đều nhất là các cán bộ cơ sở xã, thị trấn, một số cán bộ
tuổi cao, năng lực công tác hạn chế.
Việc chia tách, sáp nhập cơ quan phần nào ảnh hưởng đến tư tưởng của cán
bộ, công chức, viên chức.
Trong lĩnh vực kinh tế, Hội đồng nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
1. Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; chủ trương, biện
pháp về xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình ở địa
phương;
2. Quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện chương trình khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và biện pháp phát huy mọi tiềm năng của
các thành phần kinh tế ở địa phương, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh
của các cơ sở kinh tế theo quy định của pháp luật;
3. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi
ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết
toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực
hiện ngân sách; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần
thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định;
4. Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi
và biện pháp bảo vệ đê điều, công trình thuỷ lợi, bảo vệ rừng theo quy định của
pháp luật;
5. Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham
nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
6
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và
đời sống, Hội đồng nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Quyết định các biện pháp và điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triển
mạng lưới giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy hoạch
chung;
2. Quyết định biện pháp bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện để phát triển sự
nghiệp văn hoá, thông tin, thể dục thể thao tại địa phương;
3. Quyết định biện pháp giữ gìn, bảo quản, trùng tu và phát huy giá trị các
công trình văn hoá, nghệ thuật, di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh
theo phân cấp;
4. Quyết định biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội ở địa phương;
5. Quyết định biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng, chống
dịch bệnh; chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; bảo
vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình;
6. Quyết định biện pháp thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh
binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước; biện pháp thực
hiện chính sách bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, xoá đói, giảm
nghèo.
Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Hội đồng
nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
7
1. Quyết định biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát huy sáng
kiến cải tiến kỹ thuật để phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân ở
địa phương;
2. Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn
nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển tại địa phương theo quy
định của pháp luật;
3. Quyết định biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường; phòng, chống và khắc
phục hậu quả thiên tai, bão lụt ở địa phương;
4. Quyết định biện pháp thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo
lường và chất lượng sản phẩm, ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng
kém chất lượng tại địa phương, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Hội đồng
nhân dân huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Quyết định các nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng
còn nhiều khó khăn;
2. Quyết định biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, chính
sách tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, Hội đồng nhân dân huyện thực hiện những
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương;
8
2. Quyết định biện pháp bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, các
quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân;
3. Quyết định biện pháp bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước; bảo hộ tài sản
của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương;
4. Quyết định biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành
chính, Hội đồng nhân dân huyện thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thường trực
Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban
nhân dân, Trưởng Ban và các thành viên khác của các Ban của Hội đồng nhân dân,
Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân cùng cấp; bãi nhiệm đại biểu Hội đồng
nhân dân và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân xin thôi làm nhiệm vụ đại
biểu theo quy định của pháp luật;
2. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu;
3. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị trái pháp luật của Uỷ ban
nhân dân cùng cấp, nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp xã;
4. Giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó
làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân, trình Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh phê chuẩn trước khi thi hành;
5. Thông qua đề án thành lập mới, nhập, chia và điều chỉnh địa giới hành
chính ở địa phương để đề nghị cấp trên xem xét, quyết định.
9
1.1.2 Cơ cấu tổ chức
Chức năng, nhiệm vụ của 13 phòng ban và 09 đơn vị sự nghiệp:
- Uỷ ban nhân dân huyện văn chấn có 13 cơ quan chuyên môn và 09 đơn vị sự
nghiệp
- ủy ban nhân dân huyện văn chấn đã ban hành Quyết định Quy định chức
năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc để các cơ quan, đơn vị thực hiện và tổ chức cá
nhân thuận lợi trong quá trình công tác.
+ Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn:
1. Văn phòng HĐND &UBND
- Tổ chức việc thu thập thông tin, tổng hợp tình hình hoạt động các lĩnh vực
kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng… trên địa bàn huyện. Trên cơ sở tổng hợp tình
hình, tham mưu đề xuất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
huyện những nội dung, những vấn đề cần quan tâm trong công tác kiểm tra giám
sát của Hội đồng nhân dân huyện và công tác chỉ đạo điều hành của Uỷ ban nhân
dân huyện.
10
- Tổ chức các điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện các chương trình công
tác thao kế hoạch và các nhiệm vuj phát sinh đột xuất của Thường trực Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện.
- Tổ chức các hoạt động hội chữ thập đỏ, đối nội, đối ngoại của Trường trực
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân huyện.
2. Phòng Nội Vụ
Có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về các lĩnh vực : Tổ chức biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp
Nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; tổ
chức Hội; công tác Văn thư lưu trữ nhà nước, tôn giáo; Thi đua- Khen thưởng;
công tác thanh niên.
3. Phòng Tư Pháp
Có chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành các văn
bản quy phạm pháp luật, chứng thực, hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và
công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Thanh tra huyện
Có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
5. Phòng Tài Chính- Kế Hoạch
Có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống
nhất quản lý về kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.
11
Việc thực hiện chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản theo quy định của
Pháp luật.
6. Phòng Tài Nguyên và Môi Trường
Có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước
về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường,…
7. Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội.
Có chức năng tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về các lĩnh vực : Việc làm, dạy nghề, lao động; tiền lương, tiền
công, bảo hiểm xã hội; an toàn lao động, người có công; Bảo trợ xã hội, bảo vệ và
chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới ; phòng chống tệ nạn xã hội( gọi chung là lĩnh vực
lao động, người có công và xã hội)
8. Phòng Văn hóa và Thông tin
Có chức năng tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về: Văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, vàác dịch vụ
công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; Báo chí; xuất
bản, bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; công nghệ thông tin, cơ sở
hạ tầng thông tin, phát thanh- truyền hình; thông tin và truyền thông trên địa bàn
huyện.
9. Phòng Giáo dục và Đào tạo
Có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý
nhà nướ về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội
dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo
12
dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em, quy chế thi cử
và cấp văn bằng, chứng chỉ đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo.
10. Phòng Y tế
Có chức năng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn huyện
11. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Có chức năng tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước ở địa phương về lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông
thôn; kinh tế hợp tác xã nông thôn, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông
thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Uỷ ban nhân
dân huyện và theo quy định của pháp luật, đảm bảo sự thống nhất quản lý của
ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương.
12. Phòng Dân tộc
Có chức năng tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về công tác dân tộc.
13. Phòng Kinh tế và Hạ tầng
Có chức năng quản lý, tham mưu giúp việc cho Uỷ ban nhân dân huyện
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp;
thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc; quy hoạch xây dựng; vật liệu
xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị( gồm cấp thoát nước, về sinh
môi trường đô thị, công viên, cây xanh, chiếu sáng, rác thải, bến, bãi đỗ xe đô thị);
giao thông; khoa học- công nghệ và một số nhiệm vụ khác được giao.
+ Các đơn vị sự nghiệp
13
14. Trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên
Được thành lập theo Quyết định số 301/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm
2014 của UBND tỉnh Yên Bái trên cơ sở sáp nhập 02 đơn vị là Trung tâm dạy nghề
và Trung tâm giáo dục thường xuyên- HDND. Trung tâm có chức năng dạy nghề,
đào tạo nghề; liên kết đào tạo; giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa học vừa
làm, học liên tục, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình dộn kiến thức; tư vấn, hướng
nghề nghiệp cho người lao động.
15. Trạm Khuyến nông
Được thành lập từ tháng 8/1994 theo Quyết định số 39/TC.NLN ngày
19/8/1994 của Sở Nông nghiệp tỉnh Yên Bái. Là đơn vị chuyển giao công nghệ tiến
bộ Khoa học- kỹ thuật mới cho người dân thông qua việc mở các lớp tập huấn
chuyển giao kỹ thuật, tổ chức xây dựng các mô hình trình diễn từ đó nhân rộng
trong sản xuất. Hướng dẫn kỹ thuật Nông lâm nghiệp cho nông dân, tuyên truyền
về kỹ thuật và các điển hình sản xuất giỏi. Xây dựng hệ thống Khuyến nông cở sở,
thông tin về giá cả thị trường nông sản đến với nông dân.
16. Văn phòng Đăng ký đất đai
Được thành lập theo Quyết định số 287/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm
2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Phát triển
quỹ đất và văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
Có chức năng đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý biến động về sử dụng đất, nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính theo quy định
của pháp luật; tổ chức việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất
để đấu giá quyền sử dụng đất, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và ổn định thị
14
trường bất động sản; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; phát triển khu tái
định cư; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu
thầu dự án có sử dụng đất; quản lý quỹ đất đã thu hổi, đã nhận chuyển nhượng, đã
tạo lập, phát triển và thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt
bằng.
17. Đài Truyền thanh- Truyền hình huyện.
Là đơn vị sự nghiệp có chức năng là cơ quan tuyên truyền Đảng bộ, chính
quyền cấp huyện.
18. Ban Quản lý nước sạch và Vệ sinh môi trường
Ban quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường huyện Văn Chấn được thành
lập theo Quyết định số 353/QQD-UBND, ngày 01/7/2014 của UBND tỉnh Yên Bái.
Thực hiện chức năng:
- Quản lý vận hành và khai thác nhà máy nước sạch Sơn Thịnh
- Quản lý khai thác chợ Son Thịnh
- Vệ sinh môi trường khu dân cư trên các tuyến đường trung tâm xã Sơn Thịnh
huyện Văn Chấn.
Ngoài nhiệm vụ trên Ban quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường còn
thực hiện một số nhiệm vụ của UBND huyện giao:
- Bảo dưỡng đường giao thông huyện nội
- Quản lý nghĩa trang nhân dân xã Sơn Thịnh
- Quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng.
- Quản lý cổng chào, công viên vườn hoa, cây xanh hè phố.
19. Nhà khách UBND huyện
15
Được thành lập tại Quyết định số 172/QQD-UBNDA ngày 25/12/2007 của Uỷ
ban nhân dân huyện Văn Chấn. Với chức năng thực hiện công tác bố trí ăn nghỉ
cho các Đoàn Khách từ Trung ương, tỉnh và các huyện thị đến công tác; bố trí ăn
nghỉ tại các kỳ Đại hội Đảng bộ; các kỳ họp, các lớp tập huấn trên địa bàn huyện.
Các cơ quan đơn vị đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình,
hoàn thành nhiệm vụ các cấp, các ngành giao. Các cơ quan đã có sự phối hợp nhằm
hoàn thành tốt công việc và không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ
quan, đơn vị. Tuy nhiên, so với chức năng nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị
đều phải thực hiện kiêm nhiệm cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ đặc
biệt là các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Mỗi cán bộ đều thực hiện ít
nhất 02 nhiệm vụ nên đôi khi còn chưa kịp thời giải quyết các công việc một cách
hiệu quả, việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo còn chưa đúng tiến độ.
Do địa bàn huyện rộng với 31 xã, thị trấn nên trong công tác của các đơn vị
còn gặp nhiều khó khăn. Số cán bộ , công chức được bố trí để thực hiện nhiệm vụ
còn hạn chế. Một số đơn vị phải thực hiện việc hợp đồng cán bộ để tăng cường cho
công tác cơ sở và một số nhiệm vụ khác của cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, đây không
phải là giải pháp lâu dài do kinh phí của đơn vị còn hạn chế và quyền lợi của cán
bộ thực sự chưa đảm bảo.
1.1.3 Lịch sử hình thành.
Thời Hùng Vương, Văn Chấn thuộc bộ Tân Hưng, đến thời Âu Lạc thuộc bộ
Giao Chỉ. Qua hàng nghìn năm Bắc thuộc và các triều đại Đinh, Lê (Tiền Lê), Lý,
Trần nhiều lần thay đổi phiên hiệu, và đến cuối thời Trần Văn Chấn nằm trong
châu Quy Hoá, trấn Thiên Hưng, một trong 16 châu Thái của Tây Bắc.
Năm Quang Thuận thứ 7 (1446), để tăng cường sự thống nhất về hành chính,
Lê Thánh Tông chia cả nước thành 15 đạo thừa tuyên. Đến năm thứ 10 (1469), thì
định lại bản đồ cả nước để thống nhất cả phủ, huyện vào các thừa tuyên. Lúc đó
Văn Chấn thuộc phủ Quy Hoá, đạo thừa tuyên Hưng Hoá.
16
Đến triều Nguyễn thuộc vùng Thập Châu, tỉnh Hưng Hoá, sau đó là vùng Tam
tổng Nghĩa Lộ, thuộc tỉnh Hưng Hoá.
Thời Pháp thuộc, châu Văn Chấn thuộc hạt Nghĩa Lộ, tỉnh Lào Cai.
Ngày 11 tháng 4 năm 1900 thực dân Pháp đã lấy các hạt Bảo Hà, Nghĩa Lộ,
Yên Bái và châu Lục Yên của tỉnh Tuyên Quang để thành lập tỉnh Yên Bái, theo đó
Văn Chấn là một châu thuộc tỉnh Yên Bái.
Từ năm 1940 đến năm 1945 châu Văn Chấn được đổi thành phủ Văn Chấn.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng
hoà ra đời,Văn Chấn là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, vùng Tây Bắc được hoàn
toàn giải phóng, tháng 5 năm 1955, Đảng, Nhà nước quyết định thành lập Khu tự
trị Thái – Mèo, Văn Chấn là một trong 16 châu thuộc Khu tự trị.
Tháng 10 năm 1962, Quốc hội quyết định đổi tên Khu tự trị Thái – Mèo thành
Khu tự trị Tây Bắc và lập các tỉnh trực thuộc. Ngày 24 tháng 12 năm 1962, tỉnh
Nghĩa Lộ thuộc Khu tự trị Thái – Mèo chính thức được thành lập, Văn Chấn thuộc
tỉnh Nghĩa Lộ.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V
(1976) quyết định bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính trong cả nước.
Ngày 03 tháng 01 năm 1976, tỉnh Hoàng Liên Sơn được thành lập, huyện Văn
Chấn trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.
Ngày 01 tháng 10 năm 1991, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội
(khoá VII), tỉnh Yên Bái được tái thành lập, huyện Văn Chấn trực thuộc tỉnh Yên
Bái.
Định hướng phát triển trong thời gian tới của UBND huyện Văn Chấn.
Tên dự án: Dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn thời kỳ 2001 - 2010 và đến 2015.
Địa điểm thực hiện dự án: Huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Cơ quan chủ dự án: Uỷ ban nhân dân huyện Văn Chấn.
Cơ quan chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Văn
Chấn.
Nội dung dự án: Gồm 3 phần:
17
- Phần thứ nhất: Rà soát các yếu tố nguồn lực phát triển, thực trạng phát triển
kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn thời kỳ 2001 - 2005.
- Phần thứ hai: Điều chỉnh, bổ sung những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
thời kỳ 2006 - 2010 và đến năm 2015.
- Phần thứ ba: Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch.
Mục đích của dự án:
Dự án được phê duyệt sẽ là căn cứ khoa học để huyện xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm và là căn cứ quan trọng để các cấp, các
ngành triển khai xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
Mục tiêu tổng quát của dự án:
Chủ động và khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương,
tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh, Trung ương và các tổ chức quốc tế để đẩy nhanh tốc
độ phát triển; kết hợp hài hoà giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu
tiến bộ xã hội; giữ vững ổn định chính trị, củng cố an ninh quốc phòng; cải thiện và
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người nhân dân.
Một số chỉ tiêu chủ yếu của dự án:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2006 - 2015 là 12,1%, trong
đó: Nông lâm nghiệp tăng 7,5%, Công nghiệp, xây dựng tăng 15%, Dịch vụ tăng
14,18%.
+ Thời kỳ 2006 - 2010 tăng bình quân 12%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng
7,5%, Công nghiệp, xây dựng tăng 15,5%, Dịch vụ tăng 14,16%.
+ Thời kỳ 2011 - 2015 tăng bình quân 12,2%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng
7,5%, Công nghiệp, xây dựng tăng 14,6%, Dịch vụ tăng 14,2%.
- Cơ cấu kinh tế (%):
Năm 2010
Năm 2015
Nền kinh tế
100
100
+ Nông lâm nghiệp
36
31
+ Công nghiệp, xây dựng
39
41
+ Dịch vụ
25
28
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 9 triệu đồng, năm 2015 đạt
16,8 triệu đồng.
18
Mục tiêu phát triển ngành, lĩnh vực chủ yếu:
Nông Lâm nghiệp:
Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tăng cường đầu tư thâm canh, ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm. Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy kinh tế hộ, kinh tế
hợp tác phát triển theo hướng trang trại và doanh nghiệp với quy mô hợp lý. Hình
thành các vùng chuyên canh tập trung với quy mô lớn, đảm bảo nguồn nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến. Hình thành vùng rừng phòng hộ cho cánh đồng Mường
Lò, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Phấn đấu giá trị sản xuất nông lâm nghiệp bình quân 10 năm 2006 - 2015 tăng
7,7%, trong đó 5 năm 2006 - 2010 tăng 7,75%, 5 năm 2011 - 2015 tăng 7,68%. Một
số sản phẩm nông lâm nghiệp dự kiến như sau:
Năm 2010
Năm 2015
53.000
60.000
+ Sản lượng thóc (tấn)
43.900
48.000
+ Ngô (tấn)
9.100
12.000
- Sản lượng chè búp tươi (tấn)
35.000
40.000
- Sản lượng cam, quýt (tấn)
13.000
20.000
- Sản lượng nhãn, vải (tấn)
5.000
7.000
- Đàn trâu (con)
21.000
24.000
- Đàn bò (con)
9.000
14.000
- Đàn lợn (con)
75.000
85.000
- Sản lượng thuỷ sản (tấn)
420
530
- Tổng diện tích rừng (ha)
65.079
78.336
- Sản lượng lương thực có hạt (tấn)
19
+ Tỷ lệ che phủ (%)
54
65
- Khai thác gỗ (m3)
18.000
27.000
- Khai thác tre, vầu, nứa (1.000 cây)
20.000
30.000
Công nghiệp:
Khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng về nguồn nguyên liệu và nguồn
lao động dồi dào để tập trung phát triển ngành công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ xây
dựng nhà máy thuỷ điện Văn Chấn, Nậm Tăng 2, Vực Tuần; khảo sát và thu hút
đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện Sùng Đô, Thượng Bằng La, Cát Thịnh. Xúc
tiến xây dựng cơ sở sản xuất gạch tuynel tại thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ; khảo
sát xây dựng một số cơ sở sản xuất gạch EG5 quy mô vừa và nhỏ. Đầu tư nâng cấp
các dây truyền sản xuất chè hiện có; xúc tiến xây dựng cơ sở chế biến chè ô long,
chè xanh chất lượng cao tại xã Nậm Búng; Xúc tiến xây dựng nhà máy chế biến
giấy xuất khẩu tại xã Minh An, nhà máy chế biến gỗ tại xã Tân Thịnh. Kêu gọi đầu
tư khai thác quặng sắt tại các xã Tân Thịnh, An Lương và Sùng Đô. Đồng thời chú
trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống.
Tập trung đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại
nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tăng cường đầu tư
cơ sở hạ tầng các vùng nguyên liệu như giao thông, hệ thống thông tin liên lạc…
tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến.
Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 10 năm 2006 - 2015 tăng 19,9%,
trong đó 5 năm 2006 - 2010 tăng 18,6%, 5 năm 2011 - 2015 tăng 21,3%. Giá trị sản
xuất công nghiệp năm 2010 đạt 172,81 tỷ đồng, năm 2015 đạt 454,37 tỷ đồng. Một
số sản phẩm công nghiệp chủ yếu dự kiến như sau:
Năm 2010
- Điện thương phẩm (Triệu Kwh)
- Nước máy thương phẩm (1.000 m3)
20
Năm 2015
331.130
397.350
1.200
2.000
- Gạch (1.000 viên)
30.000
50.000
- Đá hộc (m3)
40.000
50.000
- Cát, sỏi (m3)
18.000
26.000
- Than (tấn)
2.500
5.000
- Chè chế biến (tấn)
10.000
15.000
- Giấy xuất khẩu (tấn)
5.000
7.000
- Gỗ chế biến (m3)
2.000
2.500
Thương mại dịch vụ:
Củng cố các cơ sở thương nghiệp nhà nước tại các thị trấn, thị tứ, điểm dân
cư, cụm xã, liên xã để đảm bảo cung cấp các mặt hàng chính sách, các vật tư thiết
yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Phát huy vai trò kinh tế tập thể, mở
rộng mạng lưới đại lý bán lẻ để góp phần cùng thương nghiệp nhà nước và hợp tác
xã giữ vai trò chủ đạo. Đầu tư nâng cấp hệ thống chợ hiện có, xây dựng chợ đầu
mối tại khu vực vùng ngoài và các chợ xã vùng cao để tăng cường trao đổi giao lưu
hàng hoá, phát triển dịch vụ.
Xúc tiến xây dựng Khu du lịch sinh thái Suối Giàng, khu suối nước nóng
Bản Bon (xã Sơn A), Bản Hốc (xã Sơn Thịnh), xây dựng các làng bản với những
nét riêng biệt về văn hoá, ẩm thực dân tộc độc đáo… Kêu gọi đầu tư khu du lịch
sinh thái Suối Thia (xã An Lương), Suối Hán (xã Thượng Bằng La).
Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, tín dụng, bưu chính viễn thông,
du lịch, vận tải… đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của phát triển sản xuất và
đời sống của nhân dân. Các ngân hàng tạo điều kiện, khuyến khích cho vay vốn đối
với các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh các ngành nghề theo định
hướng phát triển của huyện và của tỉnh. Đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng phục
vụ của ngành bưu chính viễn thông. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các
bưu cục, các điểm bưu điện văn hoá xã. Sắp xếp lại các hộ kinh doanh vận tải, từng
21
bước thành lập các hợp tác xã vận tải với các phương tiện chất lượng cao đáp ứng
nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá.
Phấn đấu giá trị sản xuất các ngành dịch vụ bình quân 10 năm 2006 - 2015
tăng 13,6%, trong đó 5 năm 2006 - 2010 tăng 13,2%, 5 năm 2011 - 2015 tăng
14,1%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2010
đạt 165,5 tỷ đồng, năm 2015 đạt 322,7 tỷ đồng.
Phát triển các lĩnh vực văn hoá xã hội:
- Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Dự kiến năm 2010 dân
số trung bình là 150.000 người, năm 2015 là 158.000 người. Dân số trong độ tuổi
lao động năm 2010 là 85.000 người, năm 2015 là 90.000 người. Lao động trong các
ngành kinh tế quốc dân năm 2010 là 76.500 người, năm 2015 là 81.000 người. Xây
dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực. Từng bước đào tạo nguồn nhân
lực theo quy hoạch, phù hợp với từng giai đoạn. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên
38% năm 2010 và 45% năm 2015. Khuyến khích phát triển các ngành nghề sử
dụng nhiều lao động, tăng cường công tác xuất khẩu lao động. Phấn đấu giảm tỷ lệ
lao động chưa có việc làm xuống 2,1% năm 2010 và 1,5% năm 2015. Thực hiện tốt
công tác xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 26% năm 2010 và còn
dưới 10% năm 2015.
- Phát triển giáo dục cân đối giữa các vùng, các cấp học, cân đối giữa giáo dục
và đào tạo. Tiếp tục thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục và đào tạo nghề. Đổi
mới, cải tiến phương pháp giáo dục và đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng đào
tạo và trình độ dân trí. Tăng cường đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng các kiến thức khoa
học kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống. Nâng cao tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến
lớp ở các cấp: mầm non đạt 65 - 70%, tiểu học 99%, trung học cơ sở 95 - 99%,
trung học phổ thông 60 - 65%. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học
chống mù chữ và tái mù chữ cho các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Phấn đấu đến
năm 2008 có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- Tăng cường công tác y tế dự phòng, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân các dân tộc và nhân dân các vùng đặc biệt khó
22