Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.94 KB, 17 trang )

ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM

ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI
Câu 1: Chức năng của bảo hiểm.
* Chức năng phân phối: của BH thể hiện ở chỗ: mọi đơn vị, mọi cá nhân tham
gia đóng góp xây dựng quỹ BH đều có thể được phân phối quỹ. Kết quả phân
phối dựa trên cơ sở mức độ thiệt hại và mức độ bảo đảm của BH đối với người
được BH.
- Chức năng phân phối có hai đặc điểm:
+ Vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi hoàn cho người
tham gia bảo hiểm.
+ Mức độ và thời gian phân phối không được biết trước.
* Chức năng giám đốc: Thông qua việc tham gia bảo hiểm thì người tham gia
bảo hiểm có thể xác định tương đối chính xác kết qủa hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Xét ở góc độ quản lý nhà nước, thông qua các tổ chức bảo
hiểm có thể giám sát sự chấp hành đường lối chính sách của các tổ chức sản xuất
kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.
Câu 2: Tác dụng của bảo hiểm
- Tác dụng chủ yếu của BH là bù đắp về mặt tài chính, khắc phục hậu quả của
rủi ro gây nên chứ không ngăn chặn được rủi ro xảy ra.
- Tăng thu ngoại tệ, giảm chi phí ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh XNK và
vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
- Bảo tồn vốn, ổn định và duy trì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp khi rủi ro xảy ra.
Câu 3: Đối tượng và quyền lợi BH
* Đối tượng BH: là các đối tượng mà vì sự bảo toàn hay an toàn của đối tượng
đó đã dẫn đến việc ký kết hợp đồng BH giữa người BH và người tham gia BH.
Đối tượng BH là những mục tiêu mà các rủi ro BH có thể làm cho bị tai nạn tổn
thất. Đối tượng BH được thể hiện cụ thể và rõ nét trong các nghiệp vụ cụ thể.
Song tựu chung đều thuộc trong một hoặc 3 nhóm sau:
- Tài sản


- Tình trạng sức khoẻ và tính mạng của con người
- Trách nhiệm
* Quyền lợi BH:
- Quyền lợi BH được thể hiện ở chỗ: người được BH sẽ được BH bồi thường
hoặc bù đắp khi đối tượng BH bị tổn thất, tai nạn do các rủi ro BH gây ra.
- Quyền lợi BH chỉ có thể có khi đối tượng BH là có thật và trên thực tế đối
tượng đó đã bị giảm giá trị, bị thay đổi so với ban đầu do các rủi ro BH gây ra.
- Quyền lợi BH có thể thấp hơn hoặc bằng giá trị của đối tượng BH tuỳ theo
từng hợp đồng quy định và tình hình tai nạn, tổn thất thực tế.

Trần Ngọc Thuý – KTB48-ĐH2

1


ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM

Câu 4: Giá trị BH, Số tiền BH. Tại sao số tiền BH không được lớn hơn giá trị BH?
Giá trị BH (V): là giá trị của đối tượng BH lúc bắt đầu BH cộng cước phí, phí
BH và những chi phí có liên quan khác.
Số tiền BH (CBH): khi thuê BH, người thuê BH có thể yêu cầu BH toàn bộ giá
trị BH hoặc chỉ yêu cầu BH 1 phần giá trị đó của BH đó mà ta gọi là số tiền BH.
CBH <=V
Tại sao số tiền BH không được lớn hơn giá trị BH?
- Nếu CBH >V thì phần lớn hơn sẽ không được tính trong quá trình bồi thường.
- Nếu CBH < V thì khi tổn thất xảy ra người BH chỉ trả theo tỷ lệ CBH/V
Nếu xảy ra tổn thất toàn bộ người mua BH sẽ thiệt thòi. Điều này bất lợi
khi xảy ra tổn thất toàn bộ ước tính.
Nếu xảy ra tổn thẩt bộ phận thì người mua BH sẽ có lợi vì tổn thất bộ
phận vẫn được người BH bồi thường 1 cách đầy đủ những chi phí BH lại thấp

dẫn đến tiết kiệm được chi phí sản xuất.
Câu 5: Tổn thất bộ phận. Tổn thất toàn bộ. Cho ví dụ.
* Tổn thất bộ phận: là tổn thất chỉ 1 phần đối tượng được bảo hiểm theo
HĐBH, bị hhư hỏng, mất mát. Tổn thất bộ phận có thể xảy ra về trọng lượng, số
lượng, phẩm chất hoặc giảm giá trị thương mại.
VD: tàu chở gạo trên đường sang Philippin, đến Philippin bị bão gạo bị thấm
nước, bị chua chỉ để làm thức ăn cho gia súc.
* Tổn thất toàn bộ: là đối tượng theo HĐBH bị hư hỏng, mất mát thiệt hại hoàn
toàn và người BH phải bồi thường toàn bộ giá trị BH hay số tiền BH. Tổn thất
toàn bộ có thể phân ra: tổn thất toàn bộ thực sự và tổn thất toàn bộ ước tính.
- TTTBTS: là toàn bộ đối tượng BH theo 1 HĐBH bị hư hỏng, mất mát, biến
dạng, biến chất không còn như lúc BH, bị mất đi hay bị tước đoạt như 1 hòm
kính bị vỡ, 1 con tàu bị đắm, hoa quả bị thối … hoặc đối tượng BH bị hư hỏng
giảm 100% giá trị thương mại.
- TTTBƯT: là tổn thất của đối tượng BH chưa đến mức TTTB nhưng đối tượng
được BH được từ bỏ 1 cách hợp lý. 1 tổn thất dược coi là TTTBƯT phải đủ 2
điều kiện:
+ Phải tuyên bố từ bỏ đối tượng BH và được chấp nhận.
+ Chi phí cứu vãn lớn hơn hoặc bằng giá trị cứu vãn.
Sở dĩ phải xác định TTTBƯT để có hành động từ bỏ đối tượng được BH nhằm cữu
vãn 1 phần giá trị của đối tượng BH và giảm chi phí bồi thường cho người BH.
VD: 1 lô hàng da trên đường chở về HP, đến HK bị bão làm ướt gây thối. Nếu cứ
tiếp tục chở về tới HP thì sẽ bị thối toàn bộ. Khi đó tại HK có thể coi là TTTB.

Trần Ngọc Thuý – KTB48-ĐH2

2


ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM


Câu 6: Tổn thất chung. Nguyên tắc xác định TTC. Cho vd. Chi phí TTC. Cho vd.
* Tổn thất chung: là những tổn thất do những hành động TTC gây ra theo quy
tắc York Ăntưezp 1974 quy định: khi nào đó mà chỉ khi nào có 1 sự hy sinh chi
phí bất thường được tiến hành 1 cách hữu ích và hợp lý vì an toàn chung trên
biển lúc đó ta gọi là hành động TTC.
* Nguyên tắc xác định TTC:
- Phải có nguy cơ đe doạ thực sự cho toàn bộ hành trình, sự hy sinh tổn thất phải
ở trong điều kiện bất thường.
- Phải là hành động hy sinh tự nguyện cố ý có dụng ý của con người trên tàu.
- Sự hy sinh tài sản và các chi phí bỏ ra phải hợp lý.
- Vì an toàn chung của các quyền lợi trên tàu.
VD: Tàu gặp bão phải vứt 1 số hàng xuống biển làm nhẹ tàu cho tàu chạy nhanh
thoát bão. Hành động trên là hành động TTC, các kiện hàng bị vứt xuống biển là
hy sinh TTC.
* Chi phí TTC: là những chi phí phải trả cho người thứ 3 cho việc cứu tàu, cứu
hàng thoát nạn hoặc chi phí phát sinh do hành động TTC như: chi phí cứu nạn,
chi phí tại cảng lánh nạn gồm chi phí ra vào cảng, chi phí dỡ hàng, chi phí lưu
kho, chi phí sửa chữa tàu, chi phí xếp hàng, tiền lương thuỷ thủ, nhiên liệu tiêu
thụ tại cảng lánh nạn …
VD: tàu đang hành trình bị mắc cạn, để làm nhẹ tàu và nhanh chóng về đến bến,
thuyền trưởng lệnh vứt 1 số hàng để làm nhẹ tàu cho máy hoạt động hết công
suất dẫn đến gãy trục cơ và nổ nồi hơi.
Câu 7: Tổn thất riêng. Chi phí TTR. Cho vd
* Tổn thất riêng: là tổn thất mà chỉ riêng 1 quyền lợi phải gánh chịu cho 1 hành
trình. TTR có thể là TTBP hoặc TTTB, có trường hợp TTR rất lớn như 1 vụ
đám tàu, tất cả các quyền lợi của chủ hàng, chủ tàu, cước phí là TTR. Để phân
biệt TTR với các tổn thất khác, căn cứ 2 điều kiện: xét quyền lợi BH và nguyên
nhân gây tổn thất.
* Chi phí TTR: là những chi phí liên quan nhằm bảo tồn hàng hoá khỏi hư hại

thêm hoặc giảm bớt hư hại sau khi tổn thất đã xảy ra, bao gồm có thể là chi phí
dỡ, xếp, gửi hàng, phân loại, đóng gói, thay thế bao bì …
Sở dĩ người BH bồi thương những chi phí này vì trong đó có quyền lợi của
người BH.
BH chỉ có trách nhiệm với hàng hoá chứ không có trách nhiệm với bao bì trừ
trường hợp người đó mua BH đối với bao bì.
VD: tàu chở lương thực lánh nạn vào 1 cảng, ở đó đang có nạn đói, dân chúng yêu
cầu tàu phải bán 1 số lương thực để cứu đói mới cho tàu chạy. Như vậy việc tàu
chạy phụ thuộc vào việc bán lương thực, nhưng nguy cơ đe doạ chỉ đối với lương
thực chứ không phải là toàn bộ các quyền lợi trên hành trình đó, nên đó là TTR
Chi phí TTR được tính độc lập với giá trị TTR, không được cộng chi phí TTR
với giá trị TTR để đạt mức miễn thường.

Trần Ngọc Thuý – KTB48-ĐH2

3


ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM

Câu 8: Các rủi ro riêng. Tại sao gọi là riêng.
* Rủi ro riêng là rủi ro không được BH theo điều kiện BH thông thường trừ khi
có BH riêng. Bao gồm:
Rủi ro chiến tranh: chiến tranh là hậu quả của biến động chính trị XH dẫn đến
dùng bạo lực để trấn áp, xung đột lẫn nhau. BH chịu trách nhiệm về hậu quả do
hành động đối địch có tính chiến tranh dù có hay không tuyên bố xảy ra. Trách
nhiệm của BH chiến tranh được giới hạn trong phạm vi kể từ khi bắt đầu xếp
hàng lên tàu đến khi xếp dỡ hàng khỏi tàu. Nếu hàng để chuyển tải thì thời gian
hiệu lực được kéo dài thêm 15 ngày kể từ ngày bắt đầu dỡ hàng để chuyển tải.
Khi bồi thường tổn thất do rủi ro chiến tranh người ta không tính mức miễn đền.

Rủi ro giặc cướp và cướp biển: theo ICC 1/1/1963 thì rủi ro giặc cướp được
xếp vào rủi ro chiến tranh. Nhưng theo ICC 1/1/1982 rủi ro này được coi là rủi
ro hàng hải được BH.
Rủi ro đình công: Hành động không làm việc một cách có tổ chức, phát sinh từ
những quyền lợi kinh tế, chính trị, và cả trong trường hợp công nhân bị cấm
xưởng, gây rối loạn lao động, phá rối trật tự, bạo động vì lí do chính trị. Được
coi là rủi ro đình công thì trước hết mọi hành động và hậu quả sau đó phải xuất
phát trực tiếp từ một cuộc đình công. Thời hạn hiệu lực của BH đình công là 30
ngày sau khi dỡ xong hàng tại cảng đích ra khỏi phương tiện hoặc hàng đã được
đưa vào kho của người mua nếu chưa hết thời hạn này.
Câu 9: Các rủi ro loại trừ là những rủi ro nào. Tại sao lại là loại trừ.
Rủi ro loại trừ là những rủi ro không được BH trong mọi trường hợp, gồm các
trường hợp sau:
- Do hành vi sơ suất, lỗi lầm, cố ý của người được BH gây nên.
- Những mất mát, hư hại và chi phí liên quan thuộc bản chất của hàng hoá
(nội tỳ) như bao bì, ký mã hiệu chưa đạt tiêu chuẩn, hàng tự bốc cháy…
- Sự hao hụt tự nhiên, hao hụt thương mại của hàng hoá như hàng lỏng dễ
bay hơi, hàng rời có thể thay đổi trọng lượng vì độ ẩm thay đổi…
- Sự chậm trễ hành trình: Ngay cả sự chậm trễ do một rủi ro được BH gây nên
làm thiệt hại quyền lợi về mặt thương mại của chủ hàng như bị mất thị trường,
hàng sụt giá… hàng bị hư hỏng, do chậm trễ đều không thuộc trách nhiệm của BH.
- Bị bắt, tịch thu, cầm giữ, câu thúc câu lưu: là trường hợp do tàu hoặc hàng
hoá vi phạm luật lệ hải quan, luật lệ xuất nhập khẩu làm thiệt hại đến người khác
đang xảy ra tranh chấp chờ giải quyết, chính quyền địa phương buộc ra lệnh bắt
giữ hoặc khám tàu.
- Buôn lậu: là hành vi buôn bán hàng quốc cấm, hàng phi pháp, hàng trốn thuế,
hàng cấm vận…
- Phá bao vây là hành vi buôn bán hàng hoá vi phạm luật lệ của nước tuyên
bố bao vây. Nước bao vây có quyền tịch thu, bắt giữ hàng của nước bị bao vây,
song không có quyền phản đối nước trung lập nhận chuyên chở hàng hoá đó.

- Tàu không đủ khả năng đi biển: là tàu không có đầy đủ các trang thiết bị cần
thiết, sĩ quan thuỷ thủ, nhiên liệu, thực phẩm…
- Tàu đi lệch hướng: là tàu đi sai trình tự các địa điểm quy định trên hành trình.
Trần Ngọc Thuý – KTB48-ĐH2

4


ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM

Câu 10: Các rủi ro phụ là những rủi ro nào. Tại sao lại gọi là rủi ro phụ.
Rủi ro phụ là những rủi ro thông thường đc BH với điều kiện rủi ro. Những hư
hại xảy ra mà nguyên nhân là một sơ suất nào đó không phải là lỗi của người
được BH, không phải do tự bản thân của hàng hoá thì thuộc rủi ro đc BH. Rủi ro
phụ bao gồm những rủi ro sau:
- Hấp hơi: là hiện tượng không khí trong hầm hàng hay khoang hàng chứa hàng
ẩm quá ngưng đọng lại thành nước và làm hỏng hàng.
- Nóng: hàng bị nóng từ bản thân hàng hoá khác lây sang hay hàng xếp gần
nguồn phát nhiệt.
- Lây hại: là hàng bị mất mùi tính chất do xếp gần hàng có hương vị trái ngược
nhau hoặc do kí sinh trùng từ hàng hoá khác lây sang.
- Lây bẩn: là hàng bị tổn thất do các chất bẩn từ hàng hoá khác hay trong quá
trình xếp dỡ vận chuyển gây nên.
- Rỉ: là hiện tượng oxi hóa 1 bộ phận của hàng hoá đc chế tạo bằng kim loại.
- Móc cẩu: là hàng hoá bị tổn thất do móc vào cần cẩu hoặc móc lôi hàng của
công nhân gây ra.
Câu 11: Các rủi ro thông thường được BH.
Bao gồm các rủi ro sau:
* Hành vi phi pháp của thuyền trường và thuỷ thủ
Hành vi phi pháp bao hàm ý đồ xảo trá, lừa gạt, những hành động phạm pháp cố

ý của thuyền trưởng hoặc thuỷ thủ đoàn gây ra đối với hàng hoá hoặc con tàu có
hại cho chủ tàu hoặc người thuê tàu. Hành vi phi pháp không bao hàm những sai
lầm về cách xét đoán hay cách giải quyết vấn đề hoặc những sai lầm do bất cẩn.
* Tàu bị mất tích:
Một chiếc tàu không đến cảng đã quy định và sau một thời gian hợp lý không
nhận được tìn tức về con tàu đó thì con tàu đó được coi là mất tích. Thông
thường người ta quy định không quá 3 lần thời gian cần thiết của hành trình,
nhưng không được dưới 2 tháng, và không quá 6 tháng. Nếu có chiến tranh thời
gian hợp lý có thể kéo dài hơn.
* Rủi ro vứt hàng xuống biển
Vứt hàng xuống biển là hành động ném hàng hoá hoặc một phần thiết bị của tàu
xuống biển để làm nhẹ hay cứu tàu khi gặp nạn.
* Rủi ro mất cắp, giao hàng thiếu
- Mất cắp: là hành động ăn cắp có tính chất bí mật. Có thể mất nguyên kiện hàng
hoặc hàng hoá bên trong bao bì.
- Giao thiếu hàng hoặc không giao hàng là hiện tượng toàn bộ một kiện hàng,
một lô hàng hay một lượng hàng trong một kiện nào đó không được giao tại
cảng đích và không có dẫn chứng về nguyên nhân tổn thất.
* Rủi ro cướp biển (theo ICC 1/1/1982)
Cướp biển là những toán cướp có tổ chức, có tàu riêng, trang bị vũ khí, chuyên
hoành hành trên mặt biển để cướp bóc tàu thuyền qua lại.
* Dỡ hàng tại cảng lánh nạn: Cảng lánh nạn là mọi cảng chưa đến được cảng
đích, phải dỡ hàng xuống vì tàu có vấn đề không tiếp tục chở hàng được.
Trần Ngọc Thuý – KTB48-ĐH2

5


ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM


Câu 12: Nêu nội dung các chế độ bảo đảm BH. Cho vd.
Chế độ bảo đảm: là chế độ quy định ràng buộc trách nhiệm giữa người BH và
người được BH trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng BH. Bao gồm:
* Chế độ bảo đảm BH theo nguyên tắc trách nhiệm vượt giới hạn: quy định
BH chỉ chịu trách nhiệm bồi thường cho những vụ tai nạn, tổn thất vượt quá
mức mà 2 bên đã thoả thuận được mức miễn thường, và ngược lại.
VD: trong 1 HĐBH cho 1 đối tượng có giá trị BH bằng số tiền BH là 1tr USD,
có quy định mức miễn thường là 3% số tiền BH. Trong thời gian hiệu lực của
HĐ đối tượng BH gặp rủi ro được BH và có tổn thất. Nếu tổn thất <= 3%, BH sẽ
không bồi thường, và ngược lại.
Thực tế đựoc phân chia ra làm 2 trường hợp: Miễn thường có khấu trừ và không
khấu trừ.
* Chế độ bảo đảm BH theo tỷ lệ: quy định số tiền bồi thường luôn được xác
định bằng 1 tỷ lêj giữa số tiền Bh và giá trị BH, trên cơ sở số tiền tổn thất thực tế.
VD: 1 HĐBH có: giá trị BH là 2tr USD, số tiền BH là 1.5tr USD. Quy định áp
dụng chế độ bảo đảm BH theo tỷ lệ.
Trong năm nghiệp vụ đối tượng gặp rủi ro với tổn thất thực tế là 600k USD. Khi
đó số tiền bồi thườn của BH được xác định: STBH = 600k * 1.5tr/2tr = 450k
USD, phần tổn thất còn lại là 150k USD người được BH tự gánh chịu.
* Chế độ đảm bảo BH theo rủi ro đầu tiên: quy định mỗi đối tượng BH được
phân chia thành 2 phần: từ 1 đến số tiền BH là rủi ro đầu tiên. Từ số tiền BH đến
giá trị BH được gọi là rủi ro thứ 2.
VD: như trên. Quy định áp dụng chế độ bảo đảm BH theo rủi ro đầu tiên. Nếu
thực tế xảy ra tổn thất < 1.5tr USD, BH sẽ bồi thường toàn bộ số tổn thất thực tế,
ngược lại Bh chỉ bồi thường đúng bằng 1.5tr USD.
Câu 13: Những chứng từ cần cung cấp cho công tác giám định và đòi bồi
thường tổn thất
* Hồ sơ yêu cầu giám định tổn thất:
1.Đơn yêu cầu giám định: nói rõ những nghi vấn, tình trạng hàng bị tổn thất,
nguyên nhân xảy ra, địa điểm giám định, ngày tiến hành.

2. Vận đơn đường biển B/L.
3. Giấy chứng nhận BH.
4. Hoá đơn mua hàng.
5. Giấy chứng nhận phẩm chất hay bảng kê khai chi tiết hàng hoá.
6. Giấy chứng nhận đóng gói và kiểm đếm hàng hoá.
7. Biên bản kết toán giao nhận hàng với tàu (ROROC)
8. Giấy chứng nhận hàng hư hỏng đổ vỡ (COR).
9. Báo cáo hải sự và trích yếu nhật kí hàng hải.
10. Thư khiếu nại người thứ ba có lỗi gây ra tổn thất cho hàng hoá.
* Hồ sơ yêu cầu bồi thường:
1. Đơn BH.
2. Vận đơn đường biển.
3. Hoá đơn thương mại.
4. Biên bản giám định.
5. Các chứng từ có liên quan đến tổn thất hoặc chi phí.
Trần Ngọc Thuý – KTB48-ĐH2

6


ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM

Câu 14: Nêu rõ nội dung TTR; hư hỏng chưa sửa chữa.
Tàu bị hư hại nhưng còn khả năng đi biển, sửa chữa có thể hoãn lại cho đến khi
thuận tiện. Nếu đơn BH kết thúc:
- Người BH bồi thường theo chi phí dự tính.
- Xảy ra TTTB thuộc về bảo, người BH bồi thường theo TTTB.
- Xảy ra TTTB không thuộc về bảo, người BH không phải bồi thường.
Câu 15: Nêu rõ nội dung TTR; chi phí sửa chữa chính thức.
Điều khoản 19 (ITC): điều khoản khai báo tổn thất hoặc đấu thầu.

Bảo viên phải khai báo khi có tổn thất, người BH cần hạn chế kiểm tra tổn thất
nên mở đấu thầu sửa chữa dẫn đến bảo viên phải chịu thiệt hại do chờ đấu thầu.
Vì vậy người Bh chấp nhận bồi thường thiệt hại này cho bảo viên và được tính
theo công thức: Cdt = Cbh x 30% x Tc/365 – (Cdo + k.Cosc)
trong đó: Cdt: bồi thường vè chờ đợi đấu thầu
Cbh: số tiền Bh
Tc: thời gian đấu thầu
Cdo: các khoản tiền bảo viên đòi được ở người thứ 3
Cocs: chi phí sửa chữa không thuộc trách nhiệm của bảo khoán
k: tỷ lệ quy định
Câu 16: Nêu rõ nội dung TTR; chi phí sửa chữa tạm thời.
Sửa chữa tạm thời: thường đc tiến hành khi:
- Tại cảng xảy ra tổn thất cần sửa chữa tàu nhưng không có xưởng có điều kiện
sửa chữa hoàn chỉnh.
- Tại cảng xảy ra tổn thất có điều kiện sửa chữa nhưng đơn giá sửa chữa quá
cao, để tiết kiệm người ta chỉ sửa chữa tạm thời để điều tàu đến nơi khác sửa
chữa rẻ hơn. Tất nhiên người ta tính toán sao cho chi phí sửa chữa tạm thời, chi
phí điều tàu, chi phí sửa chữa chính thức ở cảng mới và các chi phí liên quan
không đc lớn hơn chi phí sửa chữa chính thức tại cảng cũ.
- Tại cảng lánh nạn người ta tranh thủ sửa chữa tạm thời cho tàu đảm bảo đc
hành trình. Các chi phí sửa chữa tạm thời tại cảng lánh nạn đc đưa vào chi phí
cứu nạn hoặc chi phí TTC.

Trần Ngọc Thuý – KTB48-ĐH2

7


ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM


Câu 17: Điều kiện BH FPA – ICC 1/1/1963. Nên mua cho loại hàng hoá nào.
Tại sao.
Trong điều kiện BH FPA người BH được miễn trách nhiệm về TTR. Thực tế
FPA có BH TTC không BHTTR nhưng nếu TTR do hiệu quả của 4 rủi ro chính
thì vẫn được BH thường như: mắc cạn; cháy nổ; đâm va, chìm đắm; mất nguyên
kiện trong khi xếp dỡ hoặc chuyển tải
FPA là điều kiện rủi ro ra đời sớm nhất, có mức phí và phạm vi BH là nhỏ nhất,
chủ yếu chỉ bồi thường TTTB và TTBP có 4 rủi ro chính gây nên.
Ngoài ra điều kiện FPA còn chấp nhận bồi thường các chi phí sau:
- Chi phí đóng góp TTC
- Chi phí cứu nạn cho bản thân lô hàng đó như trục vớt, cứu hộ.
- Chi phí tại cảng lánh nạn: chi phí xếp dỡ, lưu kho …
- Chi phí đề phòng hàng dễ tổn thất với điều kiện chi phí này phát sinh khi tổn
thất đã xảy ra mà việc đề phòng này không phải là người mua BH hoặc người
làm công của họ.
- Chi phí tố tụng và khiếu nại
- Chi phí giám định và xác định số tiền tổn thất.
* Nên mua cho loại hàng hoá:
- Đây là điều kiện tối thiểu bắt hàng hoá XNK phải mua BH.
- Đối với hàng than, quặng, gỗ, sắt thép, xăng dầu … thì nên mua theo điều kiện
(FPA) vì đây là những loại hàng thường sử dụng hết trọng tải hoặc dung tích
(hàng siêu trường, siêu trọng) nên dễ xảy ra TTTB, đây là những loại hàng có
giá trị thấp bởi nhiều nước ít trải qua quá trình gia công chế biến.
Câu 18: Điều kiện BH WA – ICC 1/1/1963. Nên mua cho loại hàng hoá nào.
Tại sao.
Có mức miễn thường. Mức miễn thường: điều khoản này để trống để điền con
số cụ thể sau khi thoả thuận với khách hàng. Để áp dụng điều khoản miễn
thường này thì người ta cộng tất cả TTC và TTR, tố tụng và đề phòng tổn thất,
cứu hộ, trách nhiệm đam va từ 1 sự cố gây ra. Từ đó người ta xác định mức
miễn thường

- Nếu tổn thất thấp hơn mức miẽn thường thì không được bồi thường.
- Nếu cao hơn thì sẽ được bồi thường toàn bộ và gội là mức miễn thường không
có khấu trừ hoặc được bồi thường theo hệ số giữa tổn thất và mức miễn thường
có khấu trừ.
Phạm vi BH của WA lớn hơn, rộng hơn điều kiện FPA với điều kiện WA bao hàm
phạm vi BH rủi ro, tổn thất của điều kiện FPA cộng với 4 rủi ro chính: mắc cạn;
cháy nổ; đâm va, chìm đắm; mất nguyên kiện trong khi xếp dỡ hoặc chuyển tải.
Ngoài ra WA còn chịu trách nhiệm về: TTBP vì thiên tai gây ra không hạn chế ở
4 rủi ro chính mà cả khi dỡ hàng ở cảng lánh nạn. Chính vì vậy, mức phí BH >
mức phí BH của FPA.
* Nên áp dụng cho loại hàng hoá: quần áo, vải, giày dép, bát đĩa, kính … vì
đây là những loại hàng dễ mất cắp, dễ vỡ và hàng tương đối có giá trị.

Trần Ngọc Thuý – KTB48-ĐH2

8


ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM

Câu 19: Điều kiện BH AR – ICC 1/1/1963. Nên mua cho loại hàng hoá nào. Tại
sao.
BH mọi rủi ro. Đây là điều kiện BH có phạm vi BH rộng nhất. Nó bao gồm cả
phạm vi FPA, WA và còn BH tất cả các rủi ro phụ, loại trừ rủi ro riêng như: đình
công, bạo động, nổi loạn ,,, Như vậy đièu kiện AR vẫn có những rủi ro không
được BH. Nhiều người nhầm lẫn tên gọi này cho rằng bât scứ 1 tổn thất nào cũng
được bồi thường. Thực chất AR là để tăng sức hấp dẫn đối với khách hàng.
AR còn nhận BH các rủi ro phụ như: thiếu hụt, đổ vỡ, cháy, va chạm, lây bẩn,
lây hại, lây mùi, hấp hơi, rách nát, hàng bị thối hỏng do máy lạnh, mất cắp, mất
trộm, giao hàng thiếu, nước mưa, nước biển …

Phạm vi BH: FPA< WA< AR  IF < IW< IA
* Nên mua cho loại hàng hoá có giá trị cao như: linh kiện điẹn tử, tàu, tivi, tủ
lạnh, đồng hồ và các loại hàng hoá khác, hàng tiêu dùng quý, thực phẩm, hàng
hoá chất.
Câu 20: Nội dung điều kiện BH FPA?
Phạm vi BH của điều kiện BH FPA gồm:
TTTB:
- TTTBTT: như tàu bị phá huỷ nghiêm trọng không còn hình thái ban đầu hoặc
bị tước quyền sở hữu con tàu.
- TTTBƯT: là trường hợp tàu bị tổn thất thương mại, TTTBTT không thể tránh
khỏi hoặc muốn tránh được TTTBTT phải bỏ ra 1 số chi phí lớn hơn giá trị cứu
vãn được.
Chi phí cứu nạn: là những chi phsi phát sinh để cứu tàu khi gặp nạn trong
trường hợp khẩn cấp như: kéo tàu ra khỏi cạn, lai dắt tàu hỏng … Các chi phí
này được phân bổ theo giá trị tàu cứu được nếu có cả hàng được cứu.
Chi phí tố tụng, đề phòng và hạn chế tổn thất.
Trách nhiệm 3/4 đâm va.
Chi phí đóng góp TTC là chi phí mà chủ tàu phải bỏ ra sau khi vụ TTC đã tính
toán phân bổ cho quyền lợi cứu được của con tàu.
Phần của tàu bị hy sinh, TTC như: trang bị, ổ neo, nồi hơi, nồi hơi phụ, tời,
cần cẩu, máy quay neo, máy lái, hệ thống đèn điện, máy lạnh, cột, dây rợ và các
phụ tùng của các bộ phận trên.
Phần của tàu bị hy sinh các bộ phận trên.
TTR của tàu và máy móc thiết bị do công tác cứu hoả hoặc do đâm va với
tàu khác trong khi cứu nạn.

Trần Ngọc Thuý – KTB48-ĐH2

9



ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM

Câu 21: Phí BH hàng hoá phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại sao?
Phí BH là một khoản tiền nhỏ mà người đc BH phải nộp cho người BH để đc
bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Phí BH đc tính trên cơ sở tỷ lệ phí BH.
I = V.R hoặc I = CBH.R
Trong XNK hàng hoá: IXK = (C+R)(a+1)R/(1-R)
INK = (C+F)R/(1-R)
Trong đó: I: phí BH
V: giá trị BH
CBH: số tiền BH R: tỷ lệ phí BH
Tỷ lệ phí BH cao hay thấp phụ thuộc vào: tính chất, đặc điểm của hàng hoá, điều
kiện bảo hiểm, chính sách cảu Nhà nước, thể chế của các công ty BH.
Câu 22: Trình bày nội dung điều kiện BH C – ICC 1982. Nên mua cho loại
hàng háo nào. Tại sao.
Điều kiện này người BH chỉ chịu trác nhiệmvề những mất mát hư hại xảy ra cho
đối tượng được BH như: do 4 rủi ro chính gây nên: mắc cạn; cháy nổ; chìm
đắm, đâm va; mất nguyên kiện do đâm phải tàu hoặc rơi trong khi xếp dỡ
chuyển tải; dỡ hàng tại cảng lánh nạn, cảng có nguy hiểm, ném hàng xuống biển
(TTC), hy sinh TTC, cứu nạn, cứu hộ.
Điều kiện BH C có phạm vi BH hẹp nhất và nó tương đương điều kiện FPA của
ICC – 1963.
* Nên mua cho loại hàng hoá:
- Đây là điều kiện tối thiểu bắt hàng hoá XNK phải mua BH.
- Đối với hàng than, quặng, gỗ, sắt thép, xăng dầu … thì nên mua theo điều kiện
(FPA) vì đây là những loại hàng thường sử dụng hết trọng tải hoặc dung tích
(hàng siêu trường, siêu trọng) nên dễ xảy ra TTTB, đây là những loại hàng có
giá trị thấp bởi nhiều nước ít trải qua quá trình gia công chế biến.
Câu 23: Trình bày nội dung điều kiện BH B – ICC 1/1/1982. Nên mua cho loại

hàng hoá nào. Tại sao.
Theo điều kiện này người BH sẽ chịu trách nhiệm về những mất mát hư hỏng
xảy ra cho đối tượng BH bởi các rủi ro sau:
- 4 rủi ro chính: mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ, đâm va.
- Dỡ hàng ở một cảng có nguy hiểm, cảng lánh nạn.
- Ném hàng xuống biển, nước cuốn trôi.
- Nước biển, nước sông hồ xâm nhập vào hầm hàng hoặc vào phương tiện
chuyên chở.
- Mất nguyên kiện hàng do rơi khỏi tàu hoặc trong khi xếp dỡ chuyển tải.
- Hi sinh, đóng góp TTC và chi phí cứu nạn.
- Thiên tai, động đất, núi lửa phun, sét đánh.
Các rủi ro loại trừ:
Ngoài những rủi ro loại trừ theo đk A thì đk B còn loại trừ thêm các rủi ro:
- Rủi ro manh tâm của thủy thủ đoàn và chủ tàu.
- Rủi ro cướp biển.
- Rủi ro thời tiết xấu như bão, hàng đổ mồ hôi,… và các rủi ro phụ
* Nên áp dụng cho loại hàng hoá: quần áo, vải, giày dép, bát đĩa, kính … vì
đây là những loại hàng dễ mất cắp, dễ vỡ và hàng tương đối có giá trị.
Trần Ngọc Thuý – KTB48-ĐH2

10


ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM

Câu 24: Trình bày nội dung điều kiện BH A – ICC 1/1/1982. Nên muac ho loại
hàng hoá nào. Tại sao.
Theo điều kiện này người BH có trách nhiệm về mọi rủi ro mất mát hư hại xảy
ra cho đối tượng BH, trừ các trường hợp sau:
Loại trừ chung:

- Do hành vi cố ý của người đc BH.
- Do hao hụt tự nhiên, hao hụt thương mại và hao hụt thông thường như rò chảy,
hao hụt trọng lượng, giảm thể tích.
- Do khuyết tật bên trong hoặc do tính chất nội tỳ của đối tượng BH.
- Do bao bì không thích hợp với hàng hoá và phương thức vận chuyển.
- Do sự chậm trễ hành trình ngay cả sự chậm trễ đó do rủi ro đc BH gây ra.
- Do vũ khí hạt nhân, vụ nổ hạt nhân.
- Do sự bất lực tài chính của chủ tàu không đáp ứng đc các nhu cầu chi tiêu bất
thường trên hành trình.
Loại trừ riêng
- Rủi ro do tàu không đủ khả năng đi biển, không thích hợp để vận chuyển hàng hoá.
- Rủi ro do chiến tranh như nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa, xung
đột, cầm giữ...
- Rủi ro do đình công như người đình công, người bị cấm xưởng, gây rối loạn
lao động, phá rối trật tự lao động…
* Nên mua cho loại hàng hoá có giá trị cao như: linh kiện điẹn tử, tàu, tivi, tủ
lạnh, đồng hồ và các loại hàng hoá khác, hàng tiêu dùng quý, thực phẩm, hàng
hoá chất.
Câu 25: Trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
Hiện nay các nguồn luật Quốc tế đều quy cho chủ tàu những trách nhiệm dân sự sau:
* Trách nhiệm dân sự gây ra bởi bản thân con tàu:
- Trách nhiệm đâm va với tàu và các đối tượng khác: bao gồm 1/4 trách nhiệm
đâm va và phân ftrách nhiệm đâm va vượt quá 3/4 sô tiền BH trong các vụ tổn
thất lớn mà BH thân tàu không chịu trách nhiệm bồi thường.
- Trách nhiệm dân sự đối với con tàu bị đắm: bao gồm chi phí thắp sáng, đánh
dấu, trục vớt, di chuyển và phá huỷ xác tàu đắm.
- Trách nhiệm dân sự đối với ô nhiễm dầu, ô nhiễm môi trường.
* Trách nhiệm đối với con người: bao gồm chi phí ốm đau, thương tật, chết chóc
của những người làm công ăn lương, lao động theo hợp đồng thue mướn của chủ
tàu.

* Trách nhiệm đối với hàng hoá chuyên chở:
Trong quá trình vận chuyển hàng hoá thì người chuyên chở phải có trách nhiệm bảo
quản chăm sóc hàng và vận chuyển đến nơi quy định một cách an toàn. Các dạng tổn
thất hư hại về hàng hoá thường là trách nhiệm dân sự của chủ tàu bao gồm:
- Hàng bị giao thiếu về số lượng
- Hàng bị hư hại do tàu không đủ khả năng đi biển, do kỹ thuật chất xếp chèn lót
- Hàng tồi, do thông gió kém
- Hàng bị mất cắp nằm trong sự bảo quản của chủ tàu
Trần Ngọc Thuý – KTB48-ĐH2

11


ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM

- Hàng bị hư hỏng do sự rò rỉ từ hàng khác.
Câu 26: Nội dung điều kiện BH TLO?
Theo điều kiện này người BH chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất
do rủi ro thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra gồm:
Tổn thất toàn bộ thực tế
Như tàu bị phá huỷ nghiêm trọng đến mức không còn hình thái ban đầu hoặc bị
tước quyền sở hữu con tàu.
Tổn thất toàn bộ ước tính
Là trường hợp tàu bị tổn thất thương mại, tổn thất toàn bộ thực tế không thể
tránh khỏi, hoặc muốn tránh đc tổn thất toàn bộ thực tế phải bỏ ra một số chi phí
lớn hơn giá trị cứu vãn đc.
Chi phí cứu nạn
Là những chi phí phát sinh để cứu tàu khi gặp nạn trong trường hợp khẩn cấp
như kéo tàu ra khỏi cạn, lai dắt tàu hỏng… Các chi phí này đc phân bổ theo gía
trị tàu cứu đc nếu có cả hàng đc cứu.

Như vậy BHTTTT TLO chỉ BH khi tàu bị TTTBTT hoặc khi tàu đã nằm trong
nguy cơ TTTBTT là không tránh khỏi hoặc tránh khỏi bằng cứu nạn.
Câu 27: Chế độ bảo đảm BH trong BH thân tàu
* Chế độ bảo đảm BH theo rủi ro đầu tiên: Nghĩa là số tiền bồi thường không
vượt quá số tiền BH
- Với tổn thất bộ phận BH bồi thường theo đúng giá trị tổn thất và không vượt
quá số tiền BH.
- Với tổn thất toàn bộ thực tế và ước tính BH thân tàu chỉ bồi thường đúng giá
trị số tiền BH đã chấp nhận trên đơn BH.
- Với trách nhiệm đâm va BH ko những bồi thường phần thiệt hại thân tàu
không vượt quá số tiền BH mà còn bồi thường phần trách nhiệm với chủ tàu
hoặc chủ tài sản khác trong giới hạn, không vượt quá số tiền BH thân tàu.
* Chế độ bảo đảm BH vượt mức giới hạn:
Trong BH thân tàu người ta đề ra 3 loại miễn đên có khấu trừ như sau:
- Miễn thường chung: đc áp dụng cho tất cả các loại tổn thất khi xét bồi thường
trừ tổn thất toàn bộ ITC quy định 15% STBH và tổn thất bộ phận vì 4 rủi ro
chính. Mức này đc xét trên số tiền BH theo một tỷ lệ miễn đền nhất định: 15%
số tiền BH. Không đc cộng tất cả các TTR, chung, các chi phí tố tụng, đề phòng
hạn chế tổn thất và các chi phí cứu nạn gây ra để đạt tới mức miễn đền. Chỉ đc
tính TTR, tổn thất bộ phận của hành trình cả đi lẫn về.
- Miễn thường tổn thất gây ra do rủi ro phụ, ẩn tỳ và bất cẩn: Theo ICC, tỷ
lệ miễn đền này là 10 % số tổn thất sau khi đã trừ mức miễn đền chung.
- Miễn thường khi tàu vi phạm quy định không thông báo tổn thất: Khoản
tiền miễn đền này đc quy định là 15% tổng số tổn thất mà người đc BH không
thông báo kịp thời cho người BH biết.

Trần Ngọc Thuý – KTB48-ĐH2

12



ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM

Câu 28: Nội dung điều kiện BH thân tàu FOD.
Điều kiện BH loại trừ tuyệt đối tổn thất bộ phận thân tàu (FOD)
Điều kiện này BH mọi tổn thất và chi phí mà điều kiện TLO gánh chịu gồm tổn
thất toàn bộ thực tế + tổn thất toàn bộ ước tính + chi phí cứu nạn còn BH thêm
các tổn thất và các chi phí sau:
- Chi phí tố tụng, đề phòng và hạn chế tổn thất với điều kiện chi phí này phát
sinh do rủi ro, tổn thất đc BH.
- Chi phí trách nhiệm đâm va do chủ tàu đc BH phải gánh chịu với chủ tàu hoặc
chủ tài sản khác mà tàu mình đâm va phải và có lỗi.
- Các chi phí đóng góp cho TTC là chi phí mà chủ tàu phải bỏ ra sau khi TTC đã
tính toán phân bổ quyền lợi cứu đc của con tàu.
Câu 29: Các rủi ro được BH và loại trừ trong BH thân tàu.
* Các rủi ro đc BH:
- Nhóm 4 rủi ro chính (mắc cạn, cháy nổ, chìm đắm, đâm va)
- Rủi ro mất tích, rủi ro về thiên tai, thời tiết xấu như bão, lốc, sét đánh…, sơ
suất lỗi lầm của thuỷ thủ đoàn, manh tâm của thuỷ thủ đoàn.
- Rủi ro cướp biển.
* Các rủi ro loại trừ
-Loại trừ rủi ro riêng về chiến tranh, đình công.
- Loại trừ do lỗi lầm, cố ý của người đc BH.
- Loại trừ vi phạm ngụ ý BH: tàu đủ khả năng đi biển, quốc tịch không đổi, hành
trình hợp pháp.
Câu 30: HĐBH chuyến có những loại nào. Hãy nêu rõ nội dung.
HĐBH chuyến là HĐBH cho đối tượng tại và từ hoặc từ địa điểm này đến 1 hay
nhiều địa điểm khác.
* HĐ “tại và từ”: khi HĐ đã ký kết, con tàu đã có mặt ở cảng quy định thf
HĐBH bắt đầu có hiệu lực với mọi rủi ro, tổn thất được BH xảy ra từ cảng,

trong cảng quy định đó trở đi.
Khi HĐ đã ký kết, không nhất thiết con tàu phải có mặt ở cảng “tại và từ” đã
quy định. Nhưng lại ẩn ý 1 điều kiện là cuộc hành trình phải được bắt đầu trong
thời gian hợp lý. Nếu hành trình chưa bắt đầu hợp lý như vậy thì người BH có
thể huỷ bỏ HĐ. Điều kiện ẩn ý này có thể không được chấp nhận nếu người BH
đã biết trước, lường trước được khi ký HĐ hoặc bằng cách chứng minh điều đó
không được công nhận.
* HĐ “từ”:
- 1 tàu được BH “từ” 1 địa điểm riêng quy định, khi lúc tàu khởi hành rời địa
điểm riêng đó thì hiệu lực của HĐ bắt đầu.
- Tàu chạy phải thực sự tới cảng đến quy định hoặc phải khởi hành thực sự từ
cảng đi quy định thì trách nhiệm mới thuộc BH.

Trần Ngọc Thuý – KTB48-ĐH2

13


ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM

- Nếu tàu khởi hành từ 1 địa điểm khác không ghi trong HĐ hoặc tàu lại đến 1
địa điểm khác không ghi trong HĐ thì trách nhiệm của BH không còn hiệu lực..
Khi có sự thay đổi hành trình BH sẽ trút hết trách nhiệm kể từ lúc thay đổi này.
Câu 31: Nội dung điều kiện BH ITC.
BH tất cả các rủi ro mà 3 điều kiện BH TLO, BH FOD và BH FPAđã BH, còn
mở rộng BH thêm:
- TTBP của tàu do hành động TTC gây ra không hạn chế những bộ phận nhất
định.
- TTR, TTBP của tàu và máy móc, trang thiết bị do bất kỳ rủi ro, thiên tai, tai
nạn bất ngờ được BH gây ra.

Câu 32: Số tiền BH trong BH thân tàu tính như thế nào. Tại sao lại tính như vậy.
- Số tiền BH dc tính theo giá trị của đối tượng BH, bao gồm giá trị vỏ tàu, máy
móc, trang thiết bị kể cả trang thiết bị đặc biệt. Số tiền BH là giá trị chuẩn nhận
và là cơ sở để bồi thường tổn thất, rằng buộc trách nhiệm mỗi bên.
- Với tổn thất toàn bộ nếu mua BH trên giá trị thì chỉ bồi thường bằng đúng gía
trị thực tế của con tàu. Nếu mua BH dưới giá trị thì chỉ đc bồi thường bằng đúng
số tiền BH. Với BH thân tàu, theo chế độ bảo đảm BH rủi ro đầu tiên tất cả các
tổn thất bộ phận thấp hơn số tiền BH đều được hoàn trả đầy đủ.
- Ngoài BH thân tàu còn BH thêm cước phí. Người ta quy định số tiền BH cước
phí cao nhất bằng 25% số tiền BH thân tàu.
- Để đảm bảo kinh doanh cho chủ tàu BH thân tàu còn BH thêm chi phí điều
hành, BH phụ cho phép. Theo ICC 1/10/1983 số tiền này đc khống chế trong
phạm vi 25% số tiền BH thân tàu.
Như vậy số tiền BH thân tàu bao gồm: giá trị bản thân con tàu + cước phí + phí
tổn điều hành, lời lãi thặng dư.
Câu 33: Trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của BH thân tàu trong tai nạn đâm
va. Tại sao lại có giới hạn trên?
* Trách nhiệm
- Trách nhiệm với con tàu đc BH bị đâm va
Người BH chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất vật chất của chính con tàu được BH
gồm: vỏ tàu, máy móc, trang thiết bị.
- Trách nhiệm đối với con tàu bị tàu đc BH đâm va
+ Tổn hại và tổn thất của chiếc tàu bị đâm va
+ Tổn hại và tổn thất về hàng hoá và tài sản trên tàu bị đâm va
+ Thiệt hại về kinh doanh khai thác tàu bị đâm va
+ Thiệt hại về tính mạng con người trên tàu bị đâm va
* Giới hạn
Số tiền bồi thường bằng 3/4 trách nhiệm đâm va và không đc vượt quá ¾ số tiền
BH thân tàu. Người BH để lại 1/4 cho người đc BH gánh chịu với lý do là để
cho chủ tàu thận trọng hơn trong việc điều hành tàu, tránh tai nạn đâm va.

* Có giới hạn này vì: Người BH để lại 1/4 cho người đc BH gánh chịu với lý do
là để cho chủ tàu thận trọng hơn trong việc điều hành tàu, tránh tai nạn đâm va.
Trần Ngọc Thuý – KTB48-ĐH2

14


ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM

Câu 34: Số tiền BH trong BH hàng hoá được tính như thế nào. Tại sao lại tính
như vậy.
- Khi thuê BH cho hàng hoá, người được BH có thể yêu cầu BH toàn bộ giá trị
lô hàng hoặc chỉ yêu cầu BH 1 phần giá trị lô hàng.
- Số tiền BH có thể là toàn bộ hay 1 phần giá trị BH do người được BH yêu cầu
và được BH. Khi đề ra số tiền BH phải căn cứ vào giá trị BH: C BH <= V (số tiền
BH <= giá trị BH). Nếu C BH >V thì phần cao hơn sẽ không được tính, và ngược
lại khi có tổn thất thì người BH bồi thường theo tỷ lệ CBH/V
Trong thực tế chủ hàng thường Bh toàn bộ giá trị BH, khi đó giá trị BH = đúng
số tiền BH.
* Tính như vậy vì: nếu xảy ra TTTB thì người mua BH thiệ thòi, nhưng nếu
xảy ra TTBP thì người mua BH sẽ có lợi vì TTBP vẫn được người BH bồi
thường 1 cách đầy đủ.
Câu 35: Những điều kiện BH ngụ ý phải thực hiện không cam kết trong HĐBH
là những điều kiện nào. Tại sao phải thực hiện.
* Những điều kiện BH ngụ ý phải thực hiện không cam kết trong HĐBH:
- Tàu đủ khả năng đi biển: Tàu phải có đầy đủ trang thiết bị trong tình trạng hoạt
động tốt. Việc chất xếp hàng hoá trên tàu phải đảm bảo trọng tải, cân đối, có kỹ
thuật. Tàu phải đảm bảo đủ nhiên vật liệu, lương thực, thực phẩm, nước ngọt và
trang thiết bị ... Tàu phải biên chế đầy đủ người làm việc.
 muốn kết luận tổn thất do nguyên nhân thiếu khả năng đi biển gây nên, để

khước từ bồi thường, người BH phải chứng minh rằng sự thiếu khả năng đi biển
đã được người BH biết trước và tổn thất trực tiếp do nguyên nhân thiéu khả
năng đi biển gây ra.
- Quốc tịch tàu không đổi trong suốt thời gian BH
 để người BH lường trước các rủi ro tổn thất do việc thù địch, đối địch hoặc
hành động có tính chất chiến tranh gây ra. Vì vậy chủ tàu phải ngụ ý bảo đảm
quốc tịch tàu không đổi trong suốt thời gian BH.
- Hành trình của con tàu phải hợp pháp.
 vì 1 hành trình có thể là hợp pháp trong thời gian thiết lập BH, nhưng trong
khi hành trình đang tiếp tục thì lại trở nên bát hợp pháp.
Câu 36: Các dạng tổn thất của tàu biển:
- Tổn thất vật chất có thể đưa tới TTTB con tàu bao gồm: TTTBTT và ƯT như:
tàu bị đắm, bị phá huỷ, bị mất tích, …
- TTBP, TTR của tàu vì thiên tai, tai nạn bất ngờ như tàu bị thủng, va phải đá ngầm.
- Hy sinh các bộ phận của tàu trong hành động TTC như neo, tời, cần trục, nồi hơi, …
- Chi phí đóng góp của tàu vào TTC.
- Chi phí đóng góp của tàu trong cứu nạn, đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí tố
tụng khiếu nại.
- Trách nhiệm dân sự của chủ tàu trong tai nạn đâm va gồm cả về hàng hoá, tài
sản, con người và thiệt hại về kinh doanh.
Trần Ngọc Thuý – KTB48-ĐH2

15


ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM

- Trách nhiệm về ô nhiễm dầu, ô nhiếm môi trường, đánh dấu trục vớt, di
chuyển, phá huỷ tàu bị nạn.
- Thiệt hại do hành vi lỗi lầm hoặc ác ý của thuỷ thủ đoàn như buôn lậu, chậm

trễ hành trình, …
Câu 37: Những rủi ro thuộc trách nhiệm P and I.
Những rủi ro thuộc trách nhiệm P and I gồm 8 rủi ro:
- Trách nhiệm về ốm đau, thương tật, chết chóc.
- Rủi ro về đâm va tàu.
- Các vụ va chạm khác
- Ô nhiễm dầu.
- Di chuyển xác tàu (hoặc mắc cạn)
- Tiền phạt của chính quyền cảng, hải quan… thuộc trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
- Chi phí tố tụng và các chi phí đặc biệt khác
- Trách nhiệm của chủ tàu đối với hàng hoá nhận chuyên chở (các khiếu nại về
hàng hoá).
Câu 38: Thế nào là POOL. Tại sao lại có POOL.
- Hội BH P&I tiến hành BH không giới hạn vì mục đích phục vụ kinh doanh của
các chủ tàu là chính nên các rủi ro trách nhiệm mà hội đảm nhận BH ngày càng
nhiều. 1 số vụ tổn thất lớn nảy sinh trong 1 thời gian ngắn sẽ làm tê liệt hoạt
động riêng lẻ của từng hội viên và có thẻ dẫn đến hội sẽ sụp đổ, phá sản vì
không đủ quỹ bồi thường để bù đắp cho các tổn thất đó. Để ổn định cho hoạt
động kinh doanh của các hội và chủ tàu, 1 số hội đã hợp nhất nhau lại thành lập
nhóm quốc tế mang tên gọi là “POOL”.
“ POOL” hội của các hội BH các chủ tàu mục đích của POOL là dàn mỏng rủi ro.
POOL

1

WOE

13

Bảo Việt

Vosco,
Vinaship
Câu 39: Nguyên tắc hoạt động của hội P and I.
Đặc điểm của hội:
- Hội viên vừa là người BH vừa là người mua BH.
- Thu phí BH của các hội viên trên cơ sở tương hỗ.
Trần Ngọc Thuý – KTB48-ĐH2

16


ĐỀ CƯƠNG BẢO HIỂM

- Hoạt động của hội viên dựa trên cơ sở cân bằng thu chi từng năm nghiệp vụ
nghĩa là không lỗ và không lãi.
- Trách nhiệm đối với hội viên rất lớn là 650.10 6 USD riêng ô nhiễm dầu là
300.106 USD.
- Phục vụ và giúp đỡ các chủ tàu.
Câu 40: Khái niệm P and I. Tại sao P and I được thành lập.
Tổ tiên của các hội BH P and U là hội BH vỏ tàu được thành lập để chống lại sự
độc quyền của hãng LOY và các công ty BH cỡ lớn khác vì phí BH của họ rất
cao.
- Rủi ro đâm va chỉ được BH 3/4 còn lại 1/4 các chủ tàu phải gánh chịu vượt quá
khả năng tài chính của các chủ tàu.
- Các rủi ro về thương tật và chết chóc của người đi biển bao gồm thuyền viên
và hành khách.
- Sang đến TK thứ 20 các hội BH P and I đã trở thành hội quan trọng của thị
trường BH hàng hải. Vậy P and I club (Hội BH chủ tàu) là hội do chủ tàu thành
lập để BH trách nhiệm của chủ tàu đối với người thứ 3.
P – protection: nghĩa là phục vụ, giúp đỡ của hội đối với hội viên trong các lĩnh

vực như: bảo lãnh, giải thoát tàu khỏi bị bắt giữ, giúp đỡ các chủ tàu giải quyết
các tranh chấp đối với người khiếu nại, tổ chức các lớp chuyên đề Bh P and I.
I – indermity: nghĩa là bồi thường của hội đối với các rủi ro được BH.
Club: các hội viên đóng góp chi phí trên cơ sở tương hỗ để duy trì hoạt động và
cùng nhau chia sẻ trách nhiệm.
Người thứ 3: là những người ngoài hội và ngoài các chủ tàu được BH như: công
nhân xếp dỡ, chính quyền cảng, thuyền viên, chủ hàng.

Trần Ngọc Thuý – KTB48-ĐH2

17



×