Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Cấu trúc địa chất vùng Vĩnh Linh, Quảng Trị. Thiết kế phương án thăm dò quặng sa khoáng titan – zircon khu Thái Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 26 trang )

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
Thiết kế đồ án tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng để hoàn thành chương trình
đào tạo kỹ sư của các trường Đại học kỹ thuật nói chung, trường Đại học Mỏ - Địa
chất nói riêng. Sau khi học xong phần lý thuyết cơ bản nhằm giúp sinh viên
củng cố các kiến thức đã học trong nhà trường, vận dụng ra ngoài thực tế sản
xuất và phục vụ viết đồ án. Được sự đồng ý của Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò,
Ban chủ nhiệm Khoa Địa chất, tôi được cử đi thực tập tốt nghiệp tại Liên đoàn
Địa chất Bắc Trung Bộ từ ngày 15/02 - 26/03/2016. Trong thời gian thực tập và thu
thập tài liệu, chúng tôi đã nắm được những khâu cơ bản của công tác điều tra địa
chất nói chung và phương pháp tìm kiếm thăm dò một mỏ cụ thể nói riêng. Bằng
sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp
đỡ của các bạn đồng nghiệp, tôi đã thu thập đầy đủ tài liệu để làm đồ án tốt nghiệp.
Sau khi kết thúc thực tập tôt nghiệp, căn cứ vào tài liệu đã thu thập, tôi được
Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò giao cho viết đồ án tốt nghiệp với tên đề tài “Cấu
trúc địa chất vùng Vĩnh Linh, Quảng Trị. Thiết kế phương án thăm dò quặng sa
khoáng titan – zircon khu Thái Lai”
Mục đích của phương án là Nghiên cứu làm rõ đặc điểm phân bố, quy mô và
khả năng tuyển tách các thân quặng titan sa khoáng trên diện tích thăm dò; nghiên
cứu đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình và điều kiện khai thác mỏ trên
diện tích 85,9 ha và đánh giá trữ lượng, chất lượng quặng titan trên diện tích 85,9 ha,
phục vụ lập dự án thiết kế khai thác mỏ.
Để đạt được mục đích trên phương án cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ
chủ yếu sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc địa chất khu mỏ và đặc điểm địa
chất thân quặng.

SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56



1


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

- Nghiên cứu đánh giá chất lượng, xác định trữ lượng titan – zircon và các
khoáng vật đi kèm.
- Nghiên cứu đặc điểm địa chất thủy văn, địa chất công trình và điều kiện
khai thác mỏ.
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nêu trên, phương án dự kiến sử dụng các công
tác sau:
1. Công tác trắc địa
2. Phương pháp địa chất: Lộ trình địa chất tỷ lệ 1:2000 không quan sát xạ
3. Phương pháp địa chất thủy văn - địa chất công trình
4. Thi công khoan tay kiểu Úc, khoan máy
5. Công tác lấy, gia công, phân tích mẫu
Được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong Bộ môn Tìm kiếm Thăm dò, trực tiếp là thầy giáo TS. Nguyễn Tiến Dũng, tôi đã hoàn thành đồ án
với nội dung như sau:
Mở đầu
Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn và lịch sử nghiên cứu
địa chất vùng.
Chương 2: Đặc điểm địa chất và khoáng sản.
Chương 3: Các phương pháp kỹ thuật áp dụng, kỹ thuật và khối lượng công
tác.
Chương 4: Dự kiến phương pháp tính tài nguyên, trữ lượng khoáng sản.
Chương 5: Tổ chức thi công và dự toán kinh phí.
Kết luận

Đi kèm với bản thuyết minh có các danh mục biểu bảng và bản vẽ kèm theo. Các
nguồn tài liệu tham khảo.
SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

2


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Để hoàn thành được đồ án này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận
được sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Tiến Dũng và các
thầy cô giáo trong Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, Khoa Khoa học và Kĩ thuật địa
chất, lãnh đạo Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ và các bạn đồng nghiệp, đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Do trình độ và thời gian có hạn cũng như lần đầu tiên thiết kế một đồ án nên
còn nhiều thiếu sót về nội dung và hình thức. Vì vậy, tôi mong được sự giúp đỡ
góp ý từ thầy cô và các bạn đồng nghiệp để tôi hoàn thành đồ án một cách hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

3


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp


Chương 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN VÀ
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG
1.1.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ DIỆN TÍCH NGHIÊN CỨU

Vùng nghiên cứu quặng titan-zircon sa khoáng thuộc vùng ven biển xã Vĩnh Tú,
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, với tổng diện tích là 0,859km 2 (85,9ha) thuộc
địa phận xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Diện tích khu vực thăm
dò được giới hạn bởi các điểm khép góc có tọa độ như ở bảng 1:
Bảng 1
Hệ tọa độ VN 2000
Múi
chiếu
6o, Kinh tuyến trục 105o
Tên điểm
Ghi chú
Y (m)
X (m)
1
1.896.922
711.810
2

1.897.166

712.103


3

1.896.076

713.150

4

1.896.418

713.199

Thuộc tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 hệ VN2000, số hiệu E-48-71-C
(Hồ Xá) và E-48-7-D (Kiên Giang)
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN
1.2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.2.1.1. Đặc điểm địa hình
Khu vực nghiên cứu bao gồm bãi biển hiện đại, xen kẽ các dãy đụn cát:
- Địa hình cồn cát ven biển: Bao gồm các dãy đụn cát, cồn cát, gờ cát ven bờ,
phân bố không liên tục có độ cao từ 5 ÷ 20m, tạo thành các đụn cát do gió và có
phương kéo dài theo nhiều hướng khác nhau, song hướng chính vẫn là tây bắc đông nam, thẳng góc với hướng gió mùa. Bề mặt địa hình nhấp nhô không ổn định.
Thảm thực vật thưa thớt cỏ dại và thảo mộc.
- Địa hình bãi biển hiện đại: Bãi biển hiện đại tạo dải hẹp, rộng trung bình
50m. Dọc theo đường bờ biển hiện đại thường bị thay đổi nhiều do tác động của
sóng biển và thuỷ triều.
SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

4



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

1

Ảnh 1: Một phần diện tích thăm dò.
1.2.1.2. Đặc điểm mạng sông suối
Hệ thống sông suối trong vùng nghiên cứu kém phát triển. Phía tây bắc chỉ
có các khe, lạch nhỏ chảy vào Bàu Sẫm; phía đông nam có hồ bàu Trang và khe
Thái Tú, nước chảy quanh năm.
1.2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao,
chế độ ánh sáng và mưa, ầm dồi dào… là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các
loại cây trồng nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, Quảng Trị được coi là vùng có khí hậu
khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng từ tháng 3 đến tháng 9
thường gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây lũ lụt.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 24 0-250C ở vùng đồng bằng, 220230C ở độ cao trên 500m. Mùa lạnh có 3 tháng (12 và 1, 2 năm sau), nhiệt độ
xuống thấp, tháng lạnh nhất xuống dưới 220C ở đồng bằng, dưới 200C ở độ cao
trên 500m. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ cao trung bình 28 0C, tháng
nóng nhất từ tháng 6, 7, nhiệt độ có thể lên tới 40 0-420C. Biên độ nhiệt giữa các
tháng trong năm chênh lệch 70-90. Chế độ nhiệt trên địa bàn tỉnh thuận lợi cho phát
triển thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.200-2.500mm. Số
ngày mưa trong năm dao động từ 154-190 ngày. Chế độ mưa ở Quảng Trị biến
động rất mạnh theo các mùa và cả các năm. Trên 70% lượng mưa tập trung vào các
tháng 9, 10, 11. Có năm lượng mưa trong 1 tháng mùa mưa chiếm xấp xỉ 65%
SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56


5


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

lượng mưa trung bình nhiều năm. Mùa khô thường từ tháng 12 đến tháng 7 năm
sau; khô nhất vào tháng 7. Đây là thời kỳ có gió Tây Nam thịnh hành.
- Độ ẩm: Quảng Trị có độ ẩm tương đối, trung bình khoảng 83-88%/ năm.
Giữa hai miền Đông và Tây Trường Sơn chế độ ẩm cũng phân hóa theo thời gian.
Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4, độ ẩm thấp nhất có khi xuống đến 22%.
Trong những tháng mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình thường trên 85%, có khi
lên đến 88-90%.
- Nắng: Quảng Trị có số giờ nắng khá cao, trung bình 5-6 giờ/ngày. Có sự
phân hóa theo thời gian và không gian rõ rệt; miền Đông có tổng số giờ nắng lên
tới 1.910 giờ, miền Tây chỉ đạt 1.840 giờ. Các tháng có số giờ nắng cao thường
vào tháng 5, 6, 7, 8 đạt trên 200 giờ. Nắng nhiều là điều kiện rất thuận lợi cho
quang hợp, tăng năng suất sinh học cây trồng.
- Gió: Tỉnh Quảng Trị chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa
Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Đặc biệt gió Tây Nam khô nóng ở Quảng Trị là
hiện tượng rất điển hình, được đánh giá là dữ dội nhất ở nước ta. Trung bình mỗi
năm có khoảng 45 ngày. Trong các đợt gió Tây Nam khô nóng, nhiệt độ có thể lên
tới 400-420C.
- Bão và áp thấp nhiệt đới: Quảng Trị nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh
hưởng của bão. Mùa bão thường tập trung vào các tháng 9 và 10. Bão có cường
suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản
xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.
1.2.1.4. Đặc điểm động thực vật


Phần lớn diện tích trên các bãi cát là rừng cây phi lao, bạch đàn được trồng
để ngăn gió thổi cát xâm lấn vào đất liền. Xung quanh xóm làng ven biển cư dân
thường trồng hoa màu và các loại cây ăn quả khác.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế - Nhân văn
1.2.2.1. Dân cư

Dân số huyện Vĩnh Linh có 89.027 người trong đó có 2.175 người dân tộc
Vân Kiều, toàn huyện có 20.323 hộ; 22 xã, thị trấn; 191 làng, bản, khóm, phố. Dân
cư phân bố không đồng đều và thưa. Vĩnh Linh là huyện nghèo của tỉnh Quảng Trị,
trong đó các xã Vĩnh Thái và Vĩnh Trung đều nằm trong diện các xã nghèo của
tỉnh. Trong vùng chủ yếu là người Kinh sống định cư tập trung thành các thôn, đội
sản xuất dọc theo các trục đường giao thông, dọc bờ biển và các vũng vịnh... Nhìn
SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

6


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

chung, mật độ dân cư phân bố thưa. Nghề nghiệp chủ yếu của nhân dân trong vùng
là làm ruộng và đánh bắt cá, một số sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản, làm muối,
buôn bán nhỏ
1.2.2.2. Kinh tế
Tỉnh Quảng Trị kinh tế nhìn chung mới phát triển. Các cơ sở công nghiệp
chủ yếu tập trung ở thị xã Đông Hà và các thị trấn, thị tứ. Riêng địa bàn vùng thăm
dò chưa có cơ sở công nghiệp nào đáng kể chỉ có Công ty TNHH Thanh Tâm đang
khai thác chế biến sâu quặng titan sa khoáng, việc khai thác hiệu quả kinh tế và đã
giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động trong vùng đồng thời phần nào cải

thiện được cơ sở hạ tầng ở địa phương vùng ven biển cát trắng này
- Về nông nghiệp: Lĩnh vực trồng trọt đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng
hợp lý, hình thành các vùng chuyên canh, nguyên liệu tập trung. Trung bình mỗi
năm diện tích gieo trồng lúa 2 vụ trong tỉnh ổn định 48-50 nghìn ha, sản lượng
lương thực trên 23 vạn tấn/năm, riêng năm 2014 sản lượng lương thực đạt gần 27
vạn tấn, cao nhất từ trước đến nay; phát triển được các vùng chuyên canh lúa chất
lượng cao như HT1, HC95, P6, Bồ đề X2...Đến nay, diện tích gieo trồng lúa chất
lượng cao đạt 27.600 ha, chiếm 55% tổng diện tích gieo trồng lúa 2 vụ. Với giá bán
bình quân lúa chất lượng cao đạt 8.000 đồng/kg, người nông dân cóthu nhập
khoảng 80 triệu đồng/ha/năm, hiệu quả cao hơn so với sản xuất giống lúa bình
thường 30%
Bên cạnh các cây trồng ngắn ngày, tỉnh tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế các
vùng đồi núi và trung du phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm như: cà phê,
hồ tiêu, cao su tạo thành các vùng sản xuất tập trung, phát triển khá ổn định. Cùng
với việc tăng diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng này đã tạo nên sản
phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của
tỉnh. Đến cuối năm 2014, diện tích cao su đạt trên 19.000 ha, sản lượng 11.326 tấn;
SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

7


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

diện tích cà phê đạt 4.866 ha, sản lượng 5.150 tấn; diện tích cây hồ tiêu 1.173 ha,
sản lượng 1.537 tấn. Ngành lâm nghiệp phát triển ngày càng bền vững, nâng cao
giá trị sản xuất. Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã có 10.035 ha rừng được tổ chức quốc
tế cấp chứng chỉ FSC. Quảng Trị là tỉnh dẫn đầu toàn quốc về diện tích rừng được

cấp chứng chỉ FSC (chiếm tới 25% tổng diện tích rừng có chứng chỉ của toàn
quốc). Việc trồng rừng theo chứng chỉ FSC là khâu đột phá của ngành nông nghiệp
trong việc nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Công nghiệp: Trong nhiều năm qua, các cơ sở sản xuất CN-TTCN, ngành nghề,
dịch vụ nông thôn trên địa bàn huyện ngày càng phát triển. Toàn huyện có trên 957
cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, tạo việc làm cho gần 3.000 lao động. Các ngành nghề
chủ yếu là: cơ khí, chế biến lâm sản, nông sản, thủy sản, chế biến mủ cao su, sản
xuất bánh kẹo, bún bánh, gạch ngói, chổi đót, đũa - tăm tre, vôi bột, nhựa PP, PE.
Vĩnh Linh còn là địa bàn khai thác quặng ti tan với trữ lượng lớn… Nhờ thế, đã
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện của huyện.
Hiện tại ở Vĩnh Linh có 7 doanh nghiệp chế biến mủ cao su. Đây là một ngành
công nghiệp được phát triển từ năm 2000, khi cao su tiểu điền đi vào khai thác.
Nhờ những cơ sở chế biến tại chỗ nên xuất hiện nhiều đại lý thu mua ở khắp địa
bàn, có xã thành lập tổ hợp thu mua mủ cao su tại hợp tác xã, tạo điều kiện cho
nông dân không bị tư thương ép giá. Năm 2013, sản lượng chế biến mủ cao su khô
toàn huyện đạt 7.505 tấn. Một số cơ sở có công suất chế biến mủ cao su khá như:
Công ty Cổ phần cao su Bến Hải công suất 4.500 tấn/năm, Doanh nghiệp tư nhân
Đức Hiền công suất 5000 tấn/năm, Công ty cao su Trường Sơn 3.000 tấn /năm…
Với những cơ sở chế biến mủ cao su hiện có thì khả năng thu mua mủ nguyên liệu
trên địa bàn huyện để chế biến trong những năm tiếp theo đòi hỏi phải tăng lên rất
nhiều mới đáp ứng nhu cầu của các nhà máy.Chế biến lâm sản được phát triển
tương đối mạnh nhờ có nhiều diện tích rừng trồng đã đến kỳ khai thác. Toàn huyện
có 25 xưởng cưa xẻ gỗ và 6 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này, chủ yếu tập
trung ở thị trấn Hồ Xá và các xã Vĩnh Long, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy, thị trấn Bến
Quan… Năm 2013, toàn huyện đã khai thác được 37.620 m 3 gỗ để chế biến, tiêu
thụ ra thị trường. Do nhu cầu đồ gỗ gia dụng được nhân dân ưa chuộng nên chế
biến lâm sản ngày càng được chú trọng, có cơ hội phát triển lâu dài
SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

8



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

- Lâm nghiệp: Tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên hơn 473 ngàn
ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp, kể cả diện tích có rừng chiếm gần 300
ngàn ha. Vì vậy, lâm nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng về tài nguyên
thiên nhiên
- Ngư nghiệp: Vĩnh Linh có bờ biển dài trên 25 km, có cả bãi ngang và
cửa lạch với hải sản phong phú, là huyện có tiềm năng về khai thác và chế
biến thủy hải sản. Bên cạnh đó, thủy sản nuôi trồng tại một số địa phương
cũng phát triển khá, góp phần làm tăng sản lượng thủy hải sản. Hàng năm,
sản lượng khai thác và nuôi trồng trên 4.000 tấn. Ở các địa phương ven biển
như: thị trấn Cửa Tùng, Vĩnh Thạch,Vĩnh Thái đã có nghề chế biến hải sản
truyền thống trong nhiều gia đình từ lâu đời đang được phát huy. Nổi bật là 3
cơ sở sản xuất nước mắm lớn và có thương hiệu trên thị trường, tập trung ở
thị trấn Cửa tùng: Tùng Vân, Huỳnh Kế, Khiêm Trọng. Riêng 3 cơ sở này
mỗi năm sản xuất đạt trên một triệu lít nức mắm (năm 2013 đạt 1,2 triệu lít).
Sản phẩm được chế biến từ hải sản chủ yếu là nước mắm, ruốc, mực khô, cá
khô, các loại mắm. Ở bến cá thị trấn Cửa Tùng có 10 cơ sở chế biến cá hấp
và một nhà máy chế biến bột cá của DNTN Ngọc Tuấn với công suất 4.500
tấn/năm. Vùng biển cửa lạch Cửa Tùng là nơi tập trung chế biến hải sản sôi
động, thu hút khách mua từ nhiều địa phương trong tỉnh, ngoài tỉnh và cả thị
trường nước ngoài. Chế biến thủy hải sản đã góp phần khuyến khích ngư
nghiệp phát triển, làm tăng giá trị sản phẩm, nâng cao uy tín thương hiệu, tạo
việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, đồng thời đóng góp cho ngân
sách nhà nước ngày càng tăng thêm.
- Du lịch: Hiện tại, Vĩnh Thái có gần 30 hộ kinh doanh dịch vụ du lịch

tắm biển, tạo việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương. Bên cạnh
những lán nhỏ, tạm bợ kinh doanh theo mùa vụ, một số hộ đã xây dựng nhà
kiên cố, xây bể chứa các loại tôm hùm, cá mú…để làm hàng hóa xuất bán ra
các thị trường lớn. Vào mùa hè, lượng người về đây tắm biển, thức thức hải
sản có ngày lên đến con số hàng ngàn. Những hộ kinh doanh ở đây đã thành
lập được Ban bảo vệ, cứu hộ để kịp thời xử lý khi có tình huống xấu xảy ra.
Điều đáng quan tâm đó là các chủ kinh doanh ở đây đa số là lao động biển
nên khi có sự cố trên biển đều được xử lý kịp thời.
Thời gian qua, cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung được Nhà nước
quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của
Quảng Trị có những bước phát triển mới: Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt
Lao Bảo phát triển có nhiều khởi sắc; các khu công nghiệp Nam Đông Hà,
khu công nghiệp Quán Ngang; các cụm tuyến du lịch Hiền Lương, Cửa
Tùng, Khe Sanh, Lao Bảo…được đầu tư về hạ tầng, đang thu hút đầu tư và
từng bước phát huy hiệu quả. Cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, cấp
SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

9


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

thoát nước, bưu chính viễn thông không ngừng được mở rộng; các lĩnh vực
xã hội như: xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa-thể thao
được chú trọng phát triển.
1.2.2.3. Trình độ văn hóa, đời sống xã hội, chính trị
Khu vực nghiên cứu là các cồn cát trắng khô cằn nên không có dân cư, các
vùng phụ cận chủ yếu là dân tộc Kinh, sống tập trung ở vùng địa hình đồng bằng

giáp ranh với vùng địa hình đồi bazan và địa hình cồn cát. Trình độ dân trí ở đây khá
cao, nhân dân rất cần cù lao động. Nghề sống chính của nhân dân là làm ruộng và
đánh bắt hải sản, một số ít là công nhân ở các xí nghiệp khai thác chế biến titan. Lực
lượng lao động rất đông và có phần dôi thừa vì vậy đời sống nhân dân trong vùng
còn gặp khó khăn. Hệ thống giáo dục và y tế trong vùng khá hoàn chỉnh, cơ sở y tế
và trường học đã đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh và học tập cho nhân dân.
Tình hình an ninh chính trị ổn định, nhân dân trong vùng có truyền thống cách
mạng yêu nước, cần cù, trình độ giác ngộ chính trị cao. Mặt khác vùng công tác có
các đồn biên phòng bảo vệ an ninh vùng bờ biển nên công tác an ninh trật tự trên
địa bàn cũng đã được tăng cường..
Tình hình văn hoá, giáo dục khá phát triển, ở các xã đều có trường mẫu giáo
- mầm non, trường phổ thông cơ sở, trung tâm huyện Vĩnh Linh có trường phổ
thông trung học, trường dạy nghề của huyện... Hệ thống các các trường này đã thu
hút hầu hết con em nhân dân trong vùng vào học tập.
1.2.2.4. Giao thông
Vùng thăm dò nằm ven biển Vĩnh Linh, Quảng Trị, từ Quốc lộ 1A tại thị trấn
Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh rẽ về phía đông theo đường liên huyện đến xã Vĩnh Tú
khoảng 8 km là trung tâm các diện tích thăm dò. Đoạn đường này các thiết bị vận tải
10 tấn trở xuống đi lại dễ dàng.
Bên cạnh giao thông đường bộ là đường thuỷ, vùng thăm dò nằm sát bờ biển
và gần cảng Cửa Việt, Cửa Tùng, tàu thuyền có trọng tải lớn hàng chục tấn đến
hàng nghìn tấn vào ra thuận lợi.

SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

10


Trường Đại học Mỏ - Địa chất


Đồ án tốt nghiệp

1.3.
LỊCH
SỬ

SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

11


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

NGHIÊN CỨU, ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT, TÌM KIẾM THĂM DÒ VÀ KHAI
THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Ở VÙNG
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1975
Các nghiên cứu chủ yếu do các nhà địa chất Pháp tiến hành, công tác khảo sát
nhằm tìm kiếm, phát hiện các nguồn tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam trên toàn
khu vực. Đáng kể là các công trình nghiên cứu của E.Fuchs và E.Saladin (1903),
Bourret (1925), J.H.Hoffet (1933), J.Fromaget (1952), E. Saurine (1956).
1.3.2. Giai đoạn sau năm 1975
Giai đoạn này đất nước thống nhất, công tác nghiên cứu địa chất đã chuyển
sang một giai đoạn mới và được tiến hành một cách có hệ thống. Đặc điểm địa chất
và khoáng sản của vùng này đã được thể hiện trong các công trình đo vẽ bản đồ địa
chất và tìm kiếm khoáng sản sau:
+ Năn 1991 – 1994, Đoàn địa chất 406 đã tiến hành tìm kiếm sa khoáng
titan ven biển trên địa bàn ba tỉnh Bình Trị Thiên. Kết quả công tác tìm kiếm cho
thấy, khu thăm dò có phân bố khoáng sản titan đạt chất lượng công nghiệp.

+ Công trình “Tìm kiếm sa khoáng ilmenit, zircon ven biển Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế” (Mai Văn Hoắc, 1993). Đề án này đánh giá ở tỷ lệ 1 :
50000 trên trên toàn diện tích nghiên cứu và đánh giá chi tiết ở tỷ lệ 1 : 10 000 trên
một số diện tích triển vọng với tổng diên tích khoảng 90,5km 2. Kết quả thi công đề
án đã phát hiện được 4 mỏ sa khoáng titan gồm: Quảng Đông (Quảng Bình), Vĩnh
Thái (Quảng Trị), Kế Sung – Vĩnh Mỹ và Quảng Ngạn thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đã đánh giá trữ lượng và tài nguyên dự báo cấp C2 + P1 tổng cộng cả 4 mỏ đạt 2
triệu tấn ilmenit với hàm lượng biên ≥ 30kg/m3 và 700 ngàn tấn zircon. Một số mỏ
và điểm mỏ đã được thăm dò, khai thác có hiệu quả như mỏ Thọ Sơn, mỏ Vĩnh
Thái, mỏ Kế Sung....
+ Công trình “Tìm kiếm đánh giá mỏ sa khoáng ilmenit, zircon Vĩnh Linh,
Quảng Trị” (Trần Anh Nhuệ, 1996). Đề án này đánh giá bổ sung trên diện tích
2km2 ở Vĩnh Thái, trong khu vực Mai Văn Hoắc đã đánh giá năm 1993. Kết quả
đánh giá chi tiết đã xác định được trữ lượng cấp C 1 + C2 là 357156 tấn ilmenit và
62733 tấn zircon (Trữ lượng được tính với hàm lượng biên 20kg/m 3 và hàm lượng
trung bình khối là 40kg/m3).
SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

12


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

+ Năm 2005 -2008, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam - Bộ Tài nguyên
và Môi trường đã giao Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ tiến hành khảo sát đánh
giá triển vọng sa khoáng ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế. Trong công
trình này, riêng khu vực xin thăm dò đã cập nhật số liệu cũ thuộc Báo cáo “Tìm
kiếm đánh giá mỏ sa khoáng titan Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” đã nêu ở trên, vì vậy

không bố trí công trình đánh giá. Tuy nhiên từ kết quả tổng hợp tài liệu đã khẳng
định dải cát ven biển tỉnh Quảng Trị có tiềm năng lớn về sa khoáng titan, trong đó
tập trung chủ yếu ở khu vực Vĩnh Tú, Vĩnh Linh. Các công trình trên mới nghiên
cứu đánh giá khái lược tiềm năng triển vọng quặng sa khoáng trong khu vực, chiều
sâu nghiên cứu còn hạn chế chủ yếu là khoan tay, mạng lưới nghiên cứu còn thưa
nên độ tin cậy chưa cao do đó đang đề nghị tiếp tục được nghiên cứu chi tiết hơn.
Khu vực nghiên cứu đã được nghiên cứu địa chất khoáng sản trong các
công trình chính sau đây:
- Năm 2000, thành lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ
1:50.000 nhóm tờ Quảng Trị (Đỗ Văn Long và nnk). Trong đề án này sa khoáng
ven biển chỉ nghiên cứu sơ lược.
- Tìm kiếm các sa khoáng titan ven biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên - Huế (Mai Văn Hác, 1993). Đề án đã điều tra tỷ lệ 1:50.000 trên toàn diện
tích nghiên cứu với mạng lưới tuyến cách nhau 800 ÷ 1.600m, mật độ điểm khảo
sát 1 ÷ 2 điểm/km2, lấy mẫu trên mặt rất thưa thớt (5 ÷ 7km lấy 1 tuyến 2 ÷ 3 mẫu)
và đánh giá chi tiết ở tỷ lệ 1:10.000 ở một số khu vực triển vọng với diện tích
90,5km2.
Kết quả nghiên cứu đã phát hiện được mỏ sa khoáng titan Vĩnh Thái
(Quảng Trị). Đánh giá trữ lượng và tài nguyên dự báo cấp C 2 + P1 vùng Vĩnh Thái;
diện tích xin thăm dò chỉ dự đoán TNDB cấp P2
- Tìm kiếm đánh giá mỏ sa khoáng titan Vĩnh Thái, Quảng Trị (Trần Anh
Nhuệ, 1996). Đề án đã đánh giá bổ sung trên diện tích 2 km2 ở Vĩnh Thái trong khu
vực Mai Văn Hác đã đánh giá năm 1993. Kết quả đánh giá chi tiết đã xác định được
trữ lượng cấp C1 + C2 = 357.156 tấn ilmenit và 62.733 tấn zircon (trữ lượng được
tính với hàm lượng biên 20kg/m3 và hàm lượng khối 40kg/m3 . Mỏ sa khoáng titan
Vĩnh Thái hiện đã và đang được khai thác có hiệu quả. Diện tích xin thăm dò trong
khu vực này phân bố phía bắc mỏ Vĩnh Thái chưa được đưa vào tính toán trữ lượng.
- Nghiên cứu phương pháp xạ và khả năng phát hiện quặng sa khoáng ven
biển Vĩnh Thái, Quảng Trị (Ngô Thế Thái, 1979);
Tổng hợp những tài liệu hiện có từ trước tới nay là cơ sở để xây dựng và thi

công đề án, nhằm đánh giá trữ lượng và chất lượng sa khoáng titan trên diện tích
SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

13


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

thăm dò, tạo cơ sở khoáng sản để lập kế hoạch quy hoạch khai thác, phát triển nền
công nghiệp khai khoáng, khai thác sa khoáng ven biển một cách hiệu quả cả về
mặt kinh tế, xã hội và môi trường

SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

14


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Địa tầng
Trên cơ sở tổng hợp tài liệu của các công trình nghiên cứu trước đây và kết
quả khảo sát của đơn vị tư vấn cho thấy bao quanh khu thăm dò có mặt chủ yếu là
các thành tạo địa chất theo thứ tự từ già đến trẻ như sau:

1
2.1.1.1. Hệ đệ tứ - thống pleistocen (Q )
1
1
a. Thống pleistocen dưới – đá bazan không phân chia (βQ )
Các thành tạo này phân bố
khá rộng rãi phía đông nam khu thăm dò, chúng
2
chiếm diện tích khá lớn 36km kéo dài từ bắc Cửa Tùng cho đến khu vực Mũi
Rồng Vĩnh Trung và một vài khối nhỏ phía tây và tây bắc khu thăm dò. Thành
phân chủ yếu là bazan olevin, bazan lỗ hổng, bazan đặc sít có màu từ xám nâu đến
xám đen, cấu tạo dạng đặc sít, kiến trúc thuỷ tinh. Phần trên mặt bazan bị phong
hoá mạnh tạo nên đới đất đỏ bazan khá dày, đôi nơi có phát hiện đới laterit tuy
nhiên chưa khống chế được chiều dày và đây có thể coi là tầng lót đáy cho các
trũng trầm tích holocen trong khu vực.
b. Thống
pleistocen trên - hệ tầng Phú Xuân - trầm tích nguồn gốc biển
3
1
(mQ px)
Các thành tạo của hệ tầng này phân bố chiếm diện tích khá lớn về phía tây
và Tây nam khu thăm dò. Chúng tạo nên các đồi gò khá cao lấn sâu vào lục địa.
Thành phần thay đổi theo thứ tự từ dưới lên gồm: các lớp cuội sạn đa khoáng lẫn
cát sét màu nâu đỏ vàng nghệ, chuyển lên là các lớp bột cát màu vàng thẫm lẫn các
mảnh đá. Phân trên mặt xuất lộ cát có màu đỏ thẫm ngấm nhiều
oxit sắt.
3
2
2.1.1.2. Hệ Đệ tứ - thống holocen - Phụ thống thượng (Q )


SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

15


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Theo tài liệu đo vẽ thành lập bản đồ địa chất khoáng sản khu vực tỷ lệ 1:50
000 cho thấy: Các trầm tích đệ tứ Holocen - phụ thống thượng phân bố khá rông
rãi trong vùng nghiên cứu, có ba kiểu nguồn gốc sau:
- Trầm tích sông (aQ23):
Trầm tích có nguồn gốc sông phân bố tạo thành dãi dài dọc theo các sông
suối trong vùng. Thành phần phần chủ yêu là các lớp cát lẫn sạn sỏi, đôi nơi lẫn bột
sét, mùn thực vật khá hỗn độn, độ chọn lọc kém. Trong chúng có chứa titan nhưng
hàm lượng không lớn và phân bố rất thưa. Chiều dày tầng trầm tích từ 10 – 20m.
- Trầm tích hỗn hợp sông biển (amQ23):
Các thành tạo trầm tích sông biển phân bố rộng rãi phía tây khu vực thăm
dò, tạo thành dải có chiều dài 20 – 30km, chiều rông 5 – 7km (chỗ rộng nhất tại
cửa sông Cửa Việt, Cửa Tùng) từ xã Trung Giang huyện Gio Linh đến xã Điền
Môn huyện Quảng Điền tạo nên các địa hình tương đối bằng phẳng. Các trầm tích
này có nơi nằm phủ trực tiếp lên các thành tạo bazan.
Thành phần trầm tích gồm cát hạt nhỏ đến trung màu xám vàng, xám nhạt
lẫn vật chất hữu cơ màu xám đen. Trong cát có chứa rất ít khoáng vật nặng, ít có
khả năng tập trung tạo thành các thân sa khoáng công nghiệp, hàm lượng titan thay
đổi từ 1 – 3kg/m3, zircon từ 0,2 – 1,5kg/m3. Chiều dày thay đổi từ 10 – 20m.
- Trầm tích hỗn hợp biển gió (mvQ23):
Các trầm tích hỗn hợp biển gió (mvQ23) được thành tạo trên nên trầm tích
sông biển cùng tuổi. Chúng thường tạo thành các dải đụn cát cao kéo dài khá liên

tục chạy song song với đường bờ và tiếp tục lấn sâu vào trong lục địa, phủ trực tiếp
lên các trầm tích sông biển (amQ 23). Trong vùng nghiên cứu, các trầm tích này
phân bố thành một dải kéo dài liên tục từ xã Trung Giang huyện Gio Linh đến xã
Điền Môn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thành phần trầm tích chủ yếu là các lớp cát thạch anh có màu xám vàng,
xám trắng hạt mịn đến trung tạo thành các lớp khá dày độ chọn lọc khá tốt. Trong
thân cát có chứa các tích tụ sa khoáng titan có giá trị công nghiệp. Hàm lượng
khoáng vật quặng trong trầm tích này phân bố không đều thay đổi từ 0,05 đến 1,
46% trung bình 0,54%. Chiều sâu tồn tại phụ thuộc vào đáy bồn trầm tích trong

SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

16


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

từng khu vực cục bộ thay đổi từ vài mét đến 28m và đây chính là đối tượng nghiên
cứu của đề án..
- Trầm tích biển hiện đại (mQ23):
Trầm tích biển tuổi Holocen muộn phát triển dọc bờ biển hiện đại, còn
thường chịu tác động của sóng, thủy triều và các dòng bồi tích dọc bờ. Trên các
đường bờ, tích tụ hầu hết là cát thạch anh lẫn sạn sỏi và xác vỏ sò ốc. Các thành tạo
này ít có khả năng chứa sa khoáng, nếu có thì do sự phân bố tái tạo các thành tạo
trầm tích có trước bị xâm thực tạo nên, do đó hàm lượng thấp và phân bố không ổn
định.
Chiều dày trầm tích từ 1,5 - 2m
2.1.2. Đặc điểm địa mạo

Khu thăm dò có đặc điểm địa mạo không phức tạp. Dựa vào quan điểm
nguồn gốc hình thái chia ra: địa hình xâm thực bóc mòn và địa hình tích tụ.
- Địa hình tích tụ.
Địa hình tích tụ chiếm 80% diện tích vùng nghiên cứu. Chúng có nguồn gốc
phức tạp: tích tụ biển và biển gió.
+ Địa hình tích tụ sông biển
Địa hình tích tụ sông biển chiếm diện tích khá lớn và phân bố ở phía tây
nam, tây bắc, chúng tạo thành dải kéo dài đây là dạng địa hình khá phổ biến. Địa
hình này có ranh giới rõ ràng với các kiểu địa hình khác. Chúng được thành tạo do
các dòng sông, suối vận chuyển vật liệu từ phía tây đổ ra kết hợp các nguồn trầm
tích do biển đưa vào tạo nên dạng địa hình khá phẳng. Độ cao phân bố các dạng
địa hình này từ 3 - 10m.
+ Địa hình tích tụ biển và biển gió.
Địa hình tích tụ biển và biển gió phân bố tạo thành các địa hình nổi cao. Dựa
vào đặc điểm và vị trí thành tạo chia ra:
Địa hình thành tạo do sóng: Địa hình này tạo thành dải hẹp ở phía đông các
bãi cát chứa sa khoáng. Ranh giới ngoài là mực nước biển hiện tại, ranh giới trong
là đường sóng triều cao nhất, chúng phát triển liên tục dọc bờ biển tạo thành các
bãi triều. Bãi triều có chiều rộng từ 30 - 100m, chạy dọc theo mép nước. Bề mặt
bãi triều dốc thoải ra biển với góc dốc 5 - 10 0 (bãi triều thấp), góc dốc 7 - 100 (bãi
SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

17


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

triều cao). Bãi triều thấp và bãi triều cao luôn luôn thay đổi do tác động của sóng

vỗ bờ. Trong các thành tạo bãi triều có chứa các khoáng vật nặng, song rất nghèo.
Địa hình tích tụ biển gió: Địa hình tích tụ biển gió tạo nên bãi cát với các
cồn cát di động và cố định.
Cồn cát di động: phân bố thành dải chạy song song đường bờ biển. Cồn cát
tích tụ ban đầu do sóng biển, sau đó cát khô chúng lại bị tác động của gió. Sườn
hướng gió và đỉnh hạt thô hơn sườn khuất gió. Thành phần chủ yếu của cồn cát di
động là cát thạch anh màu trắng, trắng xám, vàng nhạt. Hàm lượng khoáng vật
nặng nhìn chung nghèo hơn cồn cát cố định. Thảm thực vật hầu như không có. Cồn
cát di động vẫn đang di chuyển về phía tây bắc, khi gió mùa đông nam và di
chuyển về phía tây nam, khi gió mùa đông bắc.
Cồn cát cố định phân bố ở trung tâm về phía tây. Độ cao cồn cát dao động
từ 5 - 10m có khi đến trên 30m. Trên bề mặt có thảm thực vật tự nhiên hay nhân
tạo che phủ, ngăn cản sự di chuyển của cát.

2.1.2. Khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Quảng Trị rất phong phú và đa dạng, đặc
biệt là khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng và khoáng sản làm vật liệu
xây dựng. Theo tài liệu hiện có, trên địa bàn toàn tỉnh có 130 mỏ và điểm khoáng
sản, trong đó có 86 điểm mỏ vật liệu xây dựng và nguyên liệu sản xuất xi măng với
các loại chủ yếu như: đá vôi, đá sét và các chất phụ gia (như đá bazan, quặng sắt),
sét gạch ngói, cuội cát sỏi, cát thủy tinh, cao lanh… Các khoáng sản khác như:
vàng, titan, than bùn cũng chiếm tỉ trọng lớn về giá trị trong ngành khai thác
khoáng sản.
Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện được 19 điểm quặng và 3 điểm khoáng hóa
vàng được tạo theo 2 nguồn gốc: nguồn gốc nhiệt dịch (19 điểm) và sa khoáng (3
điểm) với tổng trữ lượng thăm dò dự kiến khoảng 47-48 tấn. Trong đó có 1 điểm
quặng vàng rất có triển vọng là Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh). Theo đánh giá của Viện
Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, điểm quặng Vĩnh Ô có trữ lượng lớn nhất
(khoảng trên 20 tấn vàng).
Titan tồn tại dưới dạng khoáng vật ilmenit và rutil, zircon. Các khoảng vật

này phân bố trong các bãi cát ven biển từ Vĩnh Linh đến Nam Cửa Việt, Hải Lăng,
trong các thân quặng sa khoáng ilmenit còn có chứa nguyên tố kim loại hiếm
SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

18


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

zircon. Hiện đã xác định được 1 mỏ và 2 điểm quặng sa khoáng ilmenit tại Vĩnh
Thái, Bắc Cửa Việt, Nam Cửa Việt.
Kết quả đánh giá quặng titan sa khoáng tỷ lệ 1:10.000 khu vực xã Vĩnh Tú,
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 1994 và kết quả khảo sát lập đề án của Liên Đoàn
Địa chất Bắc Trung Bộ từ tháng 8 - 9 năm 2015 trên diện tích thăm dò đã khoanh
định sơ bộ được thân quặng titan sa khoáng công nghiệp. Đặc điểm khoáng sản
titan sa khoáng tại khu vực thăm dò như sau:
Thân khoáng phân bố dọc bờ biển từ xã Vĩnh Tú đến xã Vĩnh Kim. Được
thành tạo trong trầm tích Holocen thượng, có nguồn gốc biển gió (mvQ23), thành
phần chủ yếu là cát thạch anh màu xám trắng, xám vàng lẫn ít bột sạn, chiều dày
trầm tích chủ yếu từ 6 ÷ 8m; trong lớp cát thạch anh chứa quặng titan - zircon khá
giàu và tạo thành thân quặng sa khoáng titan - zircon chạy dọc theo bờ biển.
Thân khoáng titan - zircon nằm tiếp giáp bờ biển, kéo dài theo phương tây
bắc - đông nam, với chiều dài 15km, rộng trung bình 2km, diện tích thăm dò nằm ở
phía tây bắc của thân khoáng, chiều dày thân khoáng chưa khống chế được, có hình
dạng phình to, vát nhỏ không có quy luật, hàm lượng ilmenit rất không đồng đều.
Phần dọc sát bờ biển thân quặng duy trì khá ổn định cả chiều dày và hàm lượng;
hàm lượng ilmenit dao động từ 12,6 ÷ 120,6 kg/m3; zircon 0,4 - 6,6 kg/m3
Đặc điểm thành phần vật chất quặng vùng Vĩnh Linh, Quảng Trị (theo báo

cáo tìm kiếm tỷ lệ 1:50.000 Mai Văn Hác (1994).
- Đặc điểm quặng nguyên khai
Quặng nguyên khai có thành phần chủ yếu cát thạch anh hạt nhỏ đều hạt
(82,7-96,9%); sét 2,3-16,7%) màu xám vàng; ít hơn là khoáng vật nặng màu đen
(0,6-1,0%), trong đó hàm lượng khoáng vật có ích chiếm 60-69% tổng khoáng vật
nặng. Hàm lượng khoáng vật nặng có ích trong mẫu nguyên khai thay đổi từ 0,042,0% và tương đối ổn định trong thân quặng.
- Đặc điểm thành khoáng vật quặng
Thành phần khoáng vật quặng tinh gồm: ilmenit 67,9-71,3%, leucoxen 13,414,7%, zircon 10,7-11,8%, rutil 1,0-1,6%, anata 2,2-5,0%, monazit và brukit có rất
ít trong quặng tinh.
Quặng titan - zircon sa khoáng ở khu Vĩnh Linh có kích thước hạt quặng chủ
yếu nhỏ hơn 0,2mm. Trong đó nhóm khoáng vật titan có cở hạt 0,1-0,2mm chiếm
87% tiếp đến là cở hạt <0,1% chiếm 9% và cở hạt >0,2mm chiếm 4%; quặng
zircon chủ yếu nằm ở cở hạt 0,1-0,2mm (60%), tiếp đến là cở hạt <0,1mm (31%);
monazit chủ yếu nằm trong cở hạt < 0,1mm.

SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

19


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Diện tích thăm dò tại khu vực xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh có diện tích
85,9ha. Khu vực này được Mai Văn Hác (1994) tìm kiếm tỷ lệ 1:50.000, đã thi
công 2 tuyến khoan tay mạng lưới 750m - 1000 x 150 - 300m, trong diện tích thăm
dò có 3 lỗ khoan, kết quả cho thấy chiều dày lớp cát quặng trung bình 7m, hàm
lượng khoáng vật nặng có ích 7kg/m3.
Thân khoáng titan - zircon (trong diện tích lập đề án) nằm ở phía đông nam

Bàu Sẫm, gần tiếp giáp bờ biển. Thân khoáng kéo dài theo phương tây bắc - đông
nam, với chiều dài 3,0km, rộng 0,26km, có hình dạng phình to hai đầu, thu nhỏ ở
giữa.
Trong quá trình thăm dò, Chủ đầu tư đã phối hợp với Đơn vị lập đề án tiến
hành khoan máy khảo sát 4 vị trí phân bố đại diện trên diện tích thăm dò, khối
lượng 50m, các lỗ khoan sâu từ 10 - 14m, lấy gia công phân tích 25 mẫu. Kết quả
phân tích mẫu bước đầu đã khẳng định trên diện tích thăm dò có quặng titan sa
khoáng công nghiệp phân bố trong các cồn cát, đê cát phát triển theo phương tây
bắc - đông nam có độ cao tuyệt đối từ 10 - 50m, thuộc trầm tích hỗn hợp biển - gió
Holocen trên (mvQ23), thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt nhỏ đến trung màu
xám sáng, vàng nhạt, chứa hàm lượng khoáng vật nặng có ích từ 0,226% đến 1,097%.
Trong đó có 84% số mẫu đạt hàm lượng > 0,3%. Chiều dày trầm tích từ 10 ÷ 14m,
chiều dày thân quặng công nghiệp từ 8 - 12m, trung bình 10m. Hàm lượng khoáng
vật nặng có ích trong toàn thân quặng công nghiệp phổ biến từ 0,35 - 0,7%, hàm
lượng trung bình trong khối 0,5% và giảm dần theo chiều sâu.
Với chỉ tiêu công nghiệp hàm lượng biên 0,3% thì thân quặng bề dày biến
đổi như sau:
+ Khu vực phía bắc diện tích thăm dò, bề dày thân quặng có xu thế dày hơn
ở phía tây và mỏng hơn ở phía đông với chiều dày trung bình 12,0m.
+ Khu vực phía nam diện tích thăm dò, thân quặng có bề dày từ 8,0 – 10,0m,
mỏng hơn ở phía đông, dày hơn ở phía tây với chiều dày trung bình 9,0m.
Trữ lượng dự báo khả năng đạt được tại khu vực xã Vĩnh Tú là 70.000,0 tấn
quặng.
2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ
2.2.1. Đặc điểm địa chất
Đối tượng thăm dò là các sa khoáng ven biển phân bố trong trầm tích bở rời
hệ Đệ tứ. Vì vậy trong này chỉ đề cập đến đối tượng nghiên cứu là các trầm tích bở
rời thuộc hệ Đệ tứ. Theo tài liệu đo vẽ lập bản đồ địa chất nhóm tờ Quảng Trị tỷ lệ
1:50.000, của Đỗ Văn Long năm 2000, các trầm tích bở rời trong vùng dược phân
chia như sau (Hình 2)

SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

20


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Thống Holocen Trung
Các trầm tích Holocen là các thành tạo trẻ được bảo tồn khá tốt. Đây là
thành tạo chính và phổ biến chứa sa khoáng titan.
- Trầm tích hỗn hợp biển gió (mvQ22)
Các trầm tích hỗn hợp biển gió (mvQ22) phân bố rộng và song song với bờ biển
tạo thành các dải, đụn cát, bề mặt đã có nhiều biến đổi, các đụn cát đã nhẳn hơn,
không gồ ghề như các đụn cát trẻ tuổi hơn. Thành phần là cát có cỡ hạt nhỏ đến trung
có độ chọn lựa khá tốt. Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh và ít khoáng vật
nặng. Chiều dày 10 ÷ 30m.
Thống Holocen Thượng
- Trầm tích hỗn hợp sông biển (amQ23)
Trầm tích hỗn hợp sông biển (amQ23) thường gặp ở các bàu, lạch, cửa sông, các
đầm lầy, có bề mặt bằng phẳng gần như nằm ngang, có độ nghiêng rất nhỏ về phía
biển, nhiều nơi đọng nước rất ẩm ướt tạo dạng bãi lầy bùn, sét, cát đang lấn dần ra
biển. Thành phần trầm tích gồm: Dưới là cát màu xám, xám đen hạt nhỏ, độ chọn lọc tốt,
thành phần đa khoáng, trên là lớp sét pha bột, pha cát màu xám nâu, dẻo với bề mặt rất
phẳng, có tổng chiều dày 5 ÷ 20m. Kiểu trầm tích này không chứa sa khoáng công
nghiệp.
- Trầm tích biển (mQ23)
Địa hình tích tụ này có mặt rải rác ở ven bờ biển có bề ngang rất hẹp, với bề
mặt địa hình được bảo tồn tốt hơn, các sống cát và các lạch trũng cát rõ hơn. Độ cao

tương đối của thềm 1,5 ÷ 2 m và các bãi biển hiện đại (đụn cát ven biển). Thành phần
trầm tích gồm: cát màu xám, xám vàng, cỡ hạt thay đổi nhiều, nhiều nơi lẫn sạn và
cuội bé. Chiều dày 5 ÷ 15m. Đây là đối tượng tìm kiếm sa khoáng ven biển
- Trầm tích hỗn hợp biển gió (mvQ23)
Trầm tích hỗn hợp biển gió (mvQ23) tạo thành các dải đụn cát được hình
thành ven bờ biển, vun cát từ bãi biển lên cao, tạo nên các dãy cồn cát có độ cao 5
÷ 20m. Các dãy đụn cát tuổi Holocen trên thường phân bố ở bên ngoài sát biển hơn
so với đụn cát tuổi Holocen giữa. Bề mặt địa hình còn được bảo tồn tốt, góc cạnh
của các đụn còn được rõ ràng hoặc là cát đang di động trước tác dụng của gió, địa
hình đang liên tục biến đổi và hình thành.
Thành phần trầm tích chủ yếu là cát thạch anh hạt nhỏ đến trung, độ chọn lọc
tốt, chứa quặng sa khoáng titan, chiều dày 5 ÷ 30m. Đây là đối tượng chứa quặng sa
khoáng titan chính trên diện tích thăm dò
- Các thành tạo bazan Đệ tứ (βQ): Đá phun trào bazan phân bố ở vùng
Vĩnh Kim, phía Nam khu Ba Cao - Mỹ Hội.
SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

21


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Trong diện tích các khu vực thăm dò chỉ có mặt trầm tích hỗn hợp biển - gió
Holocen trên (mvQ23 ).
2.2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN – ĐỊA CHẤT CÔNG
TRÌNH
2.2.2.1. Đặc điểm địa chất thủy văn
Công tác nghiên cứu địa chất thủy văn trong vùng được tiến hành cùng với

công tác đo vẽ bản đồ địa chất nhằm thể hiện sự phong phú nước khác nhau của
các tầng chứa nước, các đặc tính lý - hóa của nước dưới đất và các tính chất cơ lý
của đất đá trong vùng nghiên cứu.
Dựa vào cấu trúc địa chất, đặc điểm thành phần thạch học, độ gắn kết nước,
độ nứt nẻ, quy luật phân bố của đất đá, mức độ xuất lộ và lưu thông của các mạch
lộ để phân chia các đơn vị chứa nước theo quy định của Unesco.
a. Đặc điểm nước mặt
Trong vùng nghiên cứu mạng lưới sông suối gồm các hệ thống sông nhỏ, các
kênh mương nhỏ. Về mùa mưa nước trong các bàu lạch này dâng lên nhưng đến
mùa khô thì chúng bị cạn kiệt, đáy bàu lạch hầu như khô cạn. Điều đấy cho thấy
nguồn cung cấp cho các khối nước mặt (sông, suối, ao, hồ, bàu, lạch ...) chủ yếu là
do nước mưa. Nói cách khác nước trong các dòng mặt chủ yếu được bổ cập phụ
thuộc vào lượng mưa của vùng.
b. Đặc điểm nước dưới đất
Căn cứ vào đặc điểm địa chất, đặc điểm chứa nước của các thành tạo trầm tích
có thể phân chia vùng nghiên cứu ra các đơn vị địa chất thuỷ văn như sau:
Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (qh)
SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

22


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Tầng chứa nước Holocen (qh) phân bố rộng rãi trong phạm vi nghiên cứu,
chiếm hầu hết diện tích khu vực. Thành phần thạch học của chúng là các thành tạo
cát hạt nhỏ đến trung màu xám sáng, xám vàng, vàng nhạt có chứa các khoáng vật
màu đen. Trong các thành tạo đó có chứa cát pha sét màu xám, xám đen lẫn vụn

sinh vật, kết cấu rời rạc, độ lỗ hổng nhỏ đến trung bình. Bề dày thay đổi khá lớn từ
5m đến 20m. Phần dưới là các lớp cát sét, sét màu đen khá dày và là lớp đáy cách
nước cục bộ. Tầng chứa nước qh có khả năng chứa nước tốt, hiện đang được khai
thác cung cấp nước cho nhân dân trong vùng.
Nước tồn tại và lưu thông trong lỗ hổng của cát dưới dạng không áp và chịu
ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố khí tượng thuỷ văn.
Theo các tài liệu đã nghiên cứu cho thấy nước trong tầng chứa nước của khu
vực là loại nước nhạt, loại hình chủ yếu là Bicacbonat, Clorua - Natri, Can xi.
Nước có độ khoáng hoá nhỏ, dao động từ 0,114 mg/l đến 0,325 mg/l. Tổng độ
cứng dao động từ 0,300 mgdl/l đến 0,920 mgdl/l.
Qua các kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy nước của tầng chứa
nước Holocen có chất lượng khá tốt, có thể khai thác phục vụ cho ăn uống sinh
hoạt của nhân dân trong vùng.
2.2.2.2. Đặc điểm địa chất công trình
SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

23


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Trong diện tích nghiên cứu chủ yếu là các trầm tích sông biển, biển và biển
gió tuổi Holocen có thành phần là cát và các khoáng vật quặng, tơi rời, không liên
kết, tính chất cơ lý mềm yếu. Lớp cát chứa quặng nằm ngay trên mặt địa hình. Đây
là loại cát dễ bị xói, lở nên khi khảo sát thực địa, thi công công trình cần chú ý đến
nội quy lao động và an toàn kỹ thuật.

SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56


24


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

SV: Trần Khắc Thắng . Lớp Địa chất B – K56

Đồ án tốt nghiệp

25


×