Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

GIÁO án TÍCH hợp LIÊN môn TOÁN 6 làm QUEN với số NGUYÊN âm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 20 trang )

Phòng giáo dục và đào tạo quận tây hồ
Trường thcs tứ liên

Giáo án
Vận dụng kiến thức liên môn học
để tìm hiểu về số nguyên âm
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Giang

Năm học 2014 - 2015
1


Tiết: 40

Chương II. Số nguyên
Đ1. Làm quen với số nguyên
Vận dụng kiến thức liên môn học
để tìm hiểu về số nguyên âm

I.Mục tiêu:
1. Kiến thức
- HS biết được nhu cầu cần thiết (trong toán học và trong thực tế) phải mở rộng tập N
thành tập số nguyên.
- HS nắm được thế nào là số nguyên âm.
- Từ kiến thức ở các môn địa lý, vật lý, kiến thức trong đời sống biết số nguyên âm
được biểu diễn những đại lượng nào.
- HS biết cách biểu diễn các số tự nhiên và số nguyên âm trên trục số.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện khả năng liên hệ giữa thực tế và toán học cho HS.
- Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các kiến thức trong thực
tế, trong môn học vật lý và địa lý.


3. Thái độ:
- Yêu thích bộ môn, thấy được sự cần thiết thú vị về những ứng dụng của số nguyên
âm trong thực tế.
- Hào hứng tham gia tiết học, hào hứng tìm hiểu kiến thức của bài.
II. Đối tượng dạy học.
- HS lớp 6: 6A, 6C trường THCS Tứ Liên.
III. ý nghĩa đối với dự án:
1. ý nghĩa đối với thực tiễn dạy học
- Từ những kiến thức xã hội, đời sống học sinh hiểu sâu hơn về bài học
- HS có những kiến thức phong phú về các lĩnh vực.
- HS thấy được các môn học có sự liên kết gắn bó với nhau giúp HS yêu thích,
say mê học tập hơn, tích cực tìm tòi kiến thức.
2. ý nghĩa đối với thực tiễn:
- Từ những kiến thức giáo viên cung cấp cho HS giúp HS thêm yêu và tự hào
quê hương đất nước. Tác động đến tình cảm hành động của HS định hướng
nghề nghiệp hoặc có hành động bảo vệ quê hương đất nước.
- Thông qua những bài học giáo viên cung cấp giúp HS có ý thức tiết kiệm,
nâng cao kĩ năng sống cho HS.
IV. Tài liệu thiết bị dạy học:
1. Tài liệu dạy học:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Toán 6
- Tư liệu Địa Lý, Vật Lý.
2. Phương tiện thưc hiện
2


- Bảng, phấn trắng,
- Máy chiếu, loa,..
3. ứng dụng công nghệ thông tin
- Internet.

- Phần mền Powerpoit.
v.Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: ĐVĐ giới thiệu chơng II
Mục đích: nhằm cho HS thấy được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập hợp số tự
nhiên:
- GV đưa ra các hình ảnh và các số liệu trên thực tế: Giới thiệu đây là một trong
những khu vực lạnh nhất trên thế giới.
Vostok, Nam Cc: -89,2 C

ProspectCreek, Alaska, M: -62,1
C

Yakutsk, Siberia: - 64,4 C

Stanley, Idaho, M: -47 C

Vostok, Nam Cc: - 89,2 C

- GV hỏi: Các con số chỉ nhiệt độ của các vùng này có gì khác so với số tự nhiên đã
biết.
HS: Có dấu - ở phía trước
- GV: Giới thiệu các số tự nhiên có thêm dấu - đằng trước người ta gọi là các số
nguyên âm. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về số nguyên âm trong bài học hôm nay.
- GV: Trước khi vào bài mới cả lớp làm bài tập sau: Thực hiện phép tính:
4+6=? ;4.6=? ; 46=?
HS:
4 + 6 = 10
4 . 6 = 24
3



4 6 = không có kết quả trong N
- ĐVĐ: Để phép trừ các số tự nhiên bao giờ cũng thực hiện được, người ta phải đưa
vào số nguyên âm, các số nguyên âm cùng với các số tự nhiên tạo thành tập hợp các
số nguyên.
- GV giới thiệu sơ lược về chương số nguyên:
+ ứng dụng của số nguyên trong thực tiễn và toán học
+ Tập hợp, thứ tự số nguyên.
+ Các phép toán và quy tắc trong tập hợp số nguyên.
Hôm nay chúng ta tìm hiểu xem số nguyên âm được sử dụng như thế nào trong đời
sống và khoa học.
Hoạt động 2: Số nguyên âm và các ví dụ
Nội dung và Các hoạt động của GV - HS
1) GV lấy ví dụ về các số 1; 2; 4; 7 bổ xung thêm dấu -
được các số 1; -2 3; -4; -7 Các số này được gọi là các số
nguyên âm.
- Giới thiệu cách đọc: -1 đọc là âm 1 hoặc trừ 1
-2 đọc là âm 2 hoặc trừ 2
Tương tự HS đọc các số - 4; - 7
- HS tự nêu ví dụ về các số nguyên âm, nêu các đọc.
* Chuyển ý: Số nguyên âm được sử dụng như thế nào trong
toán học, thực tế chúng ta sẽ cùng tìm hiểu .
a) Vận dụng kiến thức cuộc sống hàng ngày và kiến thức
Vật Lý 6 để tìm hiểu về số nguyên âm.
- GV đưa ra các hình ảnh của các loại nhiệt kế trong cuộc
sống hàng ngày:
(a)
(b)

Bảng

Tiết 40: Làm quen
với số nguyên âm.
1) Số nguyên âm
VD: - 3; - 6; 10, là các số
nguyên âm.

2) Các ví dụ
a) Đo nhiệt độ

- GV hỏi HS em có biết các loại nhiệt kế này và tác dụng của
nó không?
- HS trả lời nhiệt kế
+ (a) là nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể
+ (b) Nhiệt kế đo nhiệt độ phòng.
4


- GV giới thiệu cho HS:
+ Dựa vào cấu tạo và giới hạn đo (GHĐ) của từng loại nhiệt
kế chúng ta biết được đó là loại nhiêt kế gì và sử dụng cho
đúng mục đích
(a) GHĐ 350 đến 420 đó là ngưỡng dao động nhiệt độ của cơ
thể khi tăng lên hoặc hạ xuống. Với tất cả các loại nhiệt kế ta
có thể dựa vào GHĐ để phân biệt. Lưu ý nhiệt độ 36,50 đến
370 là cơ thể bình thường. Nếu cao hơn hoặc thấp hơn thì cơ
thể đã bị sốt nóng hoặc sốt rét.
(b) GHĐ - 400C đến 500 Vì thực tế có những nơi rất lạnh
(nhiệt độ âm) hoặc không khí có thế nóng đến 500
- Với tất cả các loại nhiệt kế ta có thể dựa vào GHĐ để phân
biệt, chúng ta có thể dựa vào cấu tạo thì khi hoc vật lý các em

sẽ được biết cụ thể hơn. Các em chú ý học tiết vật lý rồi trả
lời cho cô.
oC
- GV đưa nhiệt kế hình 31 cho HS quan sát và
giới thiệu đây là hình ảnh mô hình một nhiệt kế
50
đơn giản. Hỏi đó là nhiệt kế gì?
40
+ HS dựa vào GHĐ nói đó là nhiệt kế đo nhiệt độ
30
phòng
o
20
- Coi 0 C làm mốc GV giới thiệu đó là nhiệt độ
10
của nước đá đang tan ( nước chuyển từ thể rắn
0
sang thể lỏng);
- Hỏi HS quan sát nhiệt độ ghi trên ghi trên nhiệt -10
kế, hỏi HS cho biết
-20
o
Bên trên 0 C được biểu diễn bằng loại số nào? -30
+ HS biểu diễn bằng số tự nhiên.
-40
- Bên dưới 0oC được biểu diễn bằng loại số nào?
+ HS biểu diễn bằng số nguyên âm..
- Gọi HS đựa vào mực chất lỏng đọc nhiệt độ ghi
trên nhiệt kế (dựa vào hiệu ứng trình chiếu làm
cho mực chất lỏng hạ xuống : 200C; - 100 C).

Nêu ý nghĩa:
+ 200C là 200 trên 00C
+ -100 C là 100 dưới 00C
- Từ đó GV hỏi HS rút ra kết luận số nguyên âm biểu diễn đại
lượng nào?
- HS trả lời ghi bảng.
- GV giới thiệu nhiệt độ của nước đang sôi là 100 oC. Hỏi HS
ý nghĩa con số 100 oC : Nhiệt độ nước sôi là 1000C trên 0 oC .
- Nếu nước đã sôi mà vẫn cứ tiếp tục đun thì nhiệt độ của

- Nhiệt độ nước đá
đang tan 0 oC

- Số nguyên âm
biểu diễn nhiệt độ
dưới 00C.
Vd: -100C: là 100
dưới 00C

5


nước không thể tăng lên được mà chỉ làm cạn ấm, tốn nhiên
liệu => Tốn tiền, gây lãng phí.
- Lưu ý nhắc nhở HS khi nước đã sôi thì nên tắt ngay, không
để quên, hoặc tránh việc không hiểu biết là đun sôi để cho
nước chín kĩ hơn theo quan điểm dân gian.
* Chốt kiến thức: YC HS điền vào bảng sau:
Để đo nhiệt độ, lấy 00C làm mốc:
- Số tự nhiên biểu diễn nhiệt độ:..

- .. biểu diễn nhiệt độ dưới 00C

* áp dụng:?1 YC HS trả lời miệng

?1

?1

c nhit ca cỏc thnh ph di õy,
nhit trờn cho bit iu gỡ?

H Ni : 18C

Hu: 20C

Lt: 19C

TP. H Chớ Minh: 25C

- HS trả lời, nêu ý nghĩa:
Hà Nội: 180C: nhiệt độ 180 trên 00C
Huế: 200C: nhiệt độ 200 trên 00C
Đà lạt: 190C: nhiệt độ 190 trên 00C
TP HCM: 250C: nhiệt độ 250 trên 00C

6


?1 c nhit ca cỏc thnh ph di õy:


New York: 2C

Paris: 0C

Bc Kinh : -2C Mỏt-xc-va : -7C
- HS trả lời, nêu ý nghĩa:
New York: 20C: nhiệt độ 20 trên 00C
Paris 00C:
Bắc Kinh: - 20C: nhiệt độ 20 dưới 00C
TP HCM: - 70C: nhiệt độ 70 dưới 00C
b) Vận dụng kiến thức địa lý để tìm hiểu và khắc sâu kiến
thức về số nguyên âm
- GV Đưa lên màn hình ví dụ. Qui ước độ cao mực nước biển
là 0m.
+ Cao nguyên Đắc Lắc (đưa hình ảnh trên màn hình)

b) Đo độ cao thấp
* Qui ước độ cao
mực nước biển là
0m.

7


Vớ d 2: o cao thp cỏc a im khỏc
nhau trờn Trỏi t, ngi ta ly mc nc bin
lm chun.
- Cao nguyờn c Lc cú cao trung bỡnh
cao hn mc nc bin 600m.


Ta núi: cao trung bỡnh ca cao nguyờn c Lc l 600 m.

quy c cao ca mc nc bin l 0m.
- GV giới thiệu cho HS biết cao nguyên Đắc Lắc là cái nôi
nuôi dưỡng không gian văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên, đã
được Unessco công nhận là di sản văn hóa của nhân loại. Nơi
đây có một vẻ đẹp rất thơ mộng, mênh mang của núi rừng
Tây Nguyên.
*) thềm lục địa Việt Nam
- GV giới thiệu thềm lục địa Việt Nam là phần đất liền dưới
biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trên bản đồ là vùng
mực màu tím. Có độ sâu khác nhau, nhưng người ta đã đo
được trung bình thềm lục địa Việt Nam có độ sâu 65m thấp
hơn mực nước biển. ( GV chiếu hiệu ứng)

- Thm lc a Vit Nam cú cao trung bỡnh
thp hn mc nc bin 65m

8


Khi ú ta cú th núi: cao trung bỡnh ca thm
lc a Vit Nam l -65m.
- Qua 2 ví dụ này yêu cầu HS trả lời câu hỏi số nguyên âm
biểu diễn đại lượng nào nữa?
+ HS trả lời GV ghi bảng.
* áp dụng: YC HS làm ?2
- GV chiếu câu hỏi và hình ảnh:
?2: c cao ca cỏc a im di õy
cao ca nh Phan-xi-png l 3143 một.


t:

- Số nguyên âm
biểu diễn độ cao
thấp hơn mực
nước biển.
VD: - 65m thấp
hơn mực nước
biển là 65m.
?2

- HS trả lời:

cao ca nh nỳi Phan-xi-phng cao hn
mc nc bin l 3143 một
9


- GV hỏi em có biết điều gì về núi Phan xi păng? HS trả lời.
Sau đó giới thiệu cho HS với độ cao 3143m núi Phan xi
phăng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn là đỉnh núi cao nhất Việt
Nam, không những thế nó còn cao nhất 3 nước Đông Dương
và được coi là nóc nhà Đông Dương. Trên màn hình là những
hình ảnh rất hùng vĩ của núi Phan xi păng Núi rừng Tây
Bắc.
- Tiếp tục chúng ta quan sát hình ảnh sau:

?2: c cao ca cỏc a im di õy: cao
ca ỏy vnh Cam ranh thp hn mc nc bin l

30 một

- HS trả lời:

cao ca ỏy vnh Cam Ranh l -30 một
- GV giới thiệu cho HS : Với độ cao 30m này Vịnh Cam
Ranh là cảng biển nước sâu ở Việt Nam, là bến nước sâu nhất
khu vực Đông Nam á. Thời bình nơi đây là nơi trú ẩn của các
tầu thuyền khi biển động, Thời chiến, đây từng là vị trí chiến
lược quân sự trên biển quan trọng của Pháp, Mỹ, Nhật khi
chiếm đóng Việt Nam.
- Qua các ví dụ này các em có thấy thiên nhiên đã ban tặng
cho con người Việt Nam rất nhiều những thắng cảnh đẹp,
hùng vĩ. Nếu chúng ta biết sử dụng và khai thác những gì
thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta thi đất nước chúng ta sẽ
vô cùng giàu mạnh. Muốn làm được như thế thì mỗi chúng ta
đều phải cố gắng học tập và làm việc hết sức mình. Đặc biệt
là ở thế hệ HS các em cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để
chính các em sẽ là những người chủ của những tài sản quý
giá này.
* GV chốt kiến thức qua VD này em hãy điền từ thích hợp:
+ Để đo độ cao

10


- Lấy mực nước biển làm chuẩn 0(m)
- Số tự nhiên biểu diễn độ cao
- Số nguyên âm biểu diễn..
c) Vận dụng kiến thức về thực tế để tìm hiểu thêm về số

nguyên âm.
- GV YC HS đọc VD (màn hình)

c) Số tiền có và
tiền nợ

Vớ d 3: Nu ụng A cú 10 000 ng, ta núi: ụng
A cú 10 000 ng. Cũn nu ụng A n 10 000
ng, thỡ ta cú th núi: ụng A cú -10 000 ng
- Qua ví dụ này HS HS cho biết số nguyên âm được biểu
diễn đại lượng nào?
- HS trả lời , GV ghi bảng.
* áp dụng HS làm bài tập ?3: GV chiếu câu hỏi

?3

c v gii thớch cỏc cõu sau:

- Số nguyên âm
biểu diễn số tiền
nợ.
?3

a) ễng By cú 150 000 ng.
b) B Nm cú 200 000 ng.
c) Cụ Ba cú 30 000 ng.
HS trả lời: (GV chiếu đáp án)

Cú ngha l ụng By ang n 150 000 ng
Cú ngha l B Nm ang cú 200 000 ng

Cú ngha l Cụ Ba ang n 30 000 ng
* Chốt kiến thức:
GV yêu cầu HS hãy điền từ thích hợp:
- Số tự nhiên biểu diễn..
- . biểu diễn số tiền nợ.
Dẫn dắt: Từ các VD trên ta thấy số nguyên âm luôn biểu
diễn những đại lượng ngược hướng với số tự nhiên. Trong
chương trước ta biết số tự nhiên được biểu diễn trên tia số.
11


Vậy số nguyên âm biểu diễn theo hướng ngược lại (tức là
trên tia đối của tia số)
- GV chiếu hình ảnh giới thiệu về cách biểu diễn số nguyên
âm trên trục số.
0

1

2

3

4

5

6

7


- Vẽ thêm tia đối, đánh số nguyên âm:

TRC S
-5 -4 -3 -2 -1 0

1

2 3

4

5 6

7

- Giới thiệu cách vẽ trục số, gốc trục số, cách ghi số trên trục
số:
+ Số tự nhiên viết bên phải gốc 0
+ Số nguyên âm ghi bên trái gốc 0.
+ Các số ở bên trái (chiều âm trục số) cách gốc 0 1 đơn vị
ghi số -1, cách gốc 0 2 đơn vị ghi số -2, ta viết tiếp các số
-3, -4, -5, tiếp trên trục số.
- GV yêu cầu HS lên vẽ trục số trên bảng.
- GV giới thiệu chiều âm, chiều dương trục số: (trục số nằm
ngang)

3. Trục số:
-3


-2

-1

0

1

2

3

4

5

- O là gốc trục số

Chiu dng:
T trỏi sang phi
c

-6 -5 -4 -3 -2 -1

0

1 2

3


4 5

Chiu õm: T phi sang trỏi

- GV: Trục số này là trục số nguyên, tiết sau chúng ta sẽ được
học cụ thể hơn.
- Giới thiệu trục số thẳng đứng:

12


4
3
2
1
0
-1
-2
-3
-4

* áp dụng: YC HS làm bài ?4.
GV chiếu lên màn hình bài tập:

?4 im A, B, C, D trờn hỡnh 33 biu din
nhng s no ?
A

C


B

?4
A: - 6
B: - 2
C: 1
D: 5

D

0

Hỡnh 33
- GV YC HS giải thích?
+ HS:
* Điểm A nằm cách điểm 0 là 6 đơn vị về phía chiều âm của
trục số (hoặc cách giải thích khác: điểm A nằm bên trái điểm
0 là 6 đơn vị nên A biểu diễn số - 6 ).
* Điểm B nằm cách điểm 0 là 2 đơn vị về phía chiều âm của
trục số. (hoặc: điểm B nằm bên trái điểm 0 là 2 đơn vị nên A
biểu diễn số - 2 ).
* Điểm C nằm cách điểm 0 là 1 đơn vị về phía chiều dương
của trục số.
* Điểm D nằm cách điểm 0 là 5 đơn vị về phía chiều dương
của trục số.
* Chốt bài:
- HS cần phải nắm được cách vẽ trục số, cách xác định điểm
trên trục số biểu diễn số nào ta cần biết điều gì?
+ HS ta phải biết được các số đó nằn cách gốc bao nhiêu đơn
vị và về phía chiều ân hay chiều dương của trục số.


13


Hoạt động 3: Luyện tập củng cố:
- GV hỏi toàn bài:Trong thực tế người ta dùng số nguyên âm khi nào? 3. Củng cố
Trả lời: dùng số nguyên âm để chỉ nhiệt độ dưới 0 oC, chỉ độ sâu dưới
mực nước biển, chỉ số tiền nợ.
- Ngoài ra số nguyên âm còn để chỉ thời gian trước công nguyên.
GV chiếu VD:

Trong thc t ngi ta cũn dựng s nguyờn õm ch thi
gian trc Cụng nguyờn. Chng hn, nh toỏn hc Pi-ta-go sinh
nm -570 ngha l ụng sinh nm 570 trc Cụng nguyờn.
Hóy vit s (nguyờn õm) ch nm t chc Th vn hi u
tiờn, bit rng nú din ra nm 776 trc Cụng nguyờn.
- HS trả lời miệng: Năm 776.
- GV: quay trở lại với bài tập phần mở bài. GV chiếu:
Vostok, Nam Cc: -89,2 C

ProspectCreek, Alaska, M: -62,1
C

Yakutsk, Siberia: - 64,4 C

Stanley, Idaho, M: -47 C

Vostok, Nam Cc: - 89,2 C

- ? S đọc nhiệt độ của các vùng, cho biết nơi nào lạnh nhất? Vì sao.

- HS có thể đựa vào kiến thức của mình từ thực tế để trả lời: -890: Vì
độ âm càng lớn thì càng lạnh.
- GV có thể giải thích thêm cho HS: Tiết học sau chúng sa sẽ được
giải thích cụ thể hơn ở tiết học sau từ việc đi so sánh các số nguyên
âm.
Nhưng chúng ta cũng có thể giải thích như sau:

14


- Chúng ta biết nhiệt độ âm là nhiệt độ dưới 00C vì thế
oC
0
độ âm càng lớn thì càng thấp hơn so với 0 C nên nhhiệt
50
độ càng thấp hay càng lạnh.
40
? Sắp xếp theo nhiệt độ giảm dần:
30
- HS: - 470C, - 620C, - 64, 40C; - 89, 20C.
20
* GV giới thiệu thêm: Vị trí địa lý của các khu vực này
10
0
gần với nam cực nên nhiệt độ ở đây rất lạnh. ở nam cực
-10
với nhiệt độ này không có người sinh sống, chỉ có
-20
những người lên đây làm công tác nghiên cứu.
-30

Hình ảnh 4 là trạm khí tượng của người Nga xây dung
-40
trên một cao nguyên của Nam Cực, có lúc người ta đo
được ở đây nhiệt độ lên đến -890- đây được coi là nơi
lạnh nhất trên thế giới.
- Việt Nam chúng ta có vị trí địa lý tương đối thuận lợi
đặc biệt là Hà Nôi có khí hậu ôn hòa, không chịu tác
động nhiều những biến động của khí hậu. Việt Nam
được coi là một trong 20 nước đáng sống nhất trên thế
giới. Vì thế chúng ta càng có quyền tự hào là người
Việt Nam, chúng ta càng thầy rõ trách nhiệm của mình
trong việc xây dung đất nước Việt Nam ngày một giàu
đẹp.
* Tiếp tục chúng ta sẽ làm bài tập để củng cố bài học:
- GV chia thành 6 nhóm nhỏ làm bài tập vào 6 bảng phụ: HS trong
nhóm thảo luận và viết phần trả lời trên bảng phụ, 2 nhóm cùng làm
một nội dung.
- Các nhóm giải thích cách làm và HS nhóm khác nhận xét

* Hoạt
động
nhóm

Hot ng nhúm:

+ Ghi im gc 0 trc s di õy.
+ im A biu din s no?
Nhúm 1:
-3


A

Nhúm 2:
A

3

Nhúm 3:
-2

A

15


- YC HS phải nói được cách tìm điểm gốc và xác đinh được vị trí
điểm A

Nhúm 1:

1
-3

Nhúm 2:

0

A

-2

0

A

3

Nhúm 3:

4
-2

A

0

Tổ chức trò chơi: Rung chuông vàng
Thể lệ:
- Có 5 câu hỏi về kiến thức học hôm nay, mỗi học sinh có thời gian suy nghĩ và viết
đáp án ra bảng.
- Khi hết giờ HS phải giơ bảng, đối chiếu với đáp án của GV, nếu sai thì không được
chơi nữa.
- Cứ như vậy nếu hết 5 câu hỏi tổ nào còn nhiều bảng (có nhiều HS trả lời đúng) thì
tổ đó chiến thắng và nhận được phần thưởng.
Các câu hỏi và đáp án của trò chơi (GV chiếu lên màn hình)

Câu 1:

00:11
00:02
00:00

00:09
00:08
00:07
00:06
00:05
00:04
00:03
00:01
00:10

S:
-; 0C;4 2C
4 -3C ; -2C
4

4
3
2
1
0
-1
-2
-3
-4
-5
-6

3
2
1

0
-1
-2
-3
-4
-5
-6
a)

3
2
1
0
-1
-2
-3
-4
-5
-6
b)

3
2
1
0
-1
-2
-3
-4
-5

-6
c)

d)

Vit nhit cỏc nhit k trong hỡnh theo th t

16


Câu 2:

00:00
00:09
00:08
00:07
00:06
00:05
00:04
00:03
00:02
00:01
00:10
4
3
2
1
0
-1
-2

-3
-4
-5
-6

4
3
2
1
0
-1
-2
-3
-4
-5
-6
a)

S:

-5C , -2C

b)

Sp xp nhit cỏc nhit k theo th t tng dn

Câu 3: Viết độ cao của các địa điểm dưới đây biết:
a) Đỉnh núi e vơ ret cao hơn mực nước biển la 8848m
b) Đáy vực marian thấp hơn mực nước biển là 11 524m


Câu 3:

00:00
00:05
00:04
00:03
00:02
00:01
00:06

ĐS: a) 8848 m. b) 11 524 m

17


00:00
00:09
00:08
00:07
00:06
00:05
00:04
00:03
00:02
00:01
00:10
C©u 4:

Điểm A, B, C, D ở trên trục số biểu diễn
những số nào ?

A

B

C

D

0

ĐS: A: -3

B: -1

C: 2

D: 4

00:00
00:09
00:08
00:07
00:06
00:05
00:04
00:03
00:02
00:01
00:10
C©u 5:


Điểm A ở trên trục số biểu diễn số nào?

A
2

ĐS: A: -1

18


Bn s c thng mt trng
phỏo tay tht to ca c lp
Bn s c ngi thua cuc hỏt
tng mt bi hỏt
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
-Học SGK để hiểu rõ các ví dụ có các số nguyên âm. Tập vẽ thành thạo trục số.
-BT: Hon thnh bi tập sách giáo khoa trang /68 SGK các bài này đã có ở trong
phần trò chơi.
- Về nhà các em tìm hiểu thêm số nguyên âm còn được sử dụng trong những trường
hợp nào nữa trong thực tiễn và cuộc sống.
VI. Kiểm tra đánh giá
- Hình thức kiểm tra đánh giá:
1) Bài tập trắc nghiệm: Điền từ thích hợp vào ():
Số nguyên âm biểu diễn độ cao:
.. biểu diễn thời gian trước công nguyên.
..độ cao trên mực nước biển.
Để biểu diễn nhiệt độ dưới 00C ta dùng..
2) Bài tập tự luận:
a) Ghi điểm gốc vào trục số sao cho:


-3
4 5
b) Hãy ghi các số nguyên âm nằm giữa các số -10 và - 5 vào trục số ở hình dưới đây.

-10
-5
0 1

19


VII. Các phương pháp đã sử dụng
1) Phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp - thuyết trình.
- Phương pháp thảo luận nhóm để luyện tập củng cố kiến thức.
- Phương pháp trực quan phát hiện kiến thức.
2) Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Kiểm tra kiến thức qua các bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận, hình thức tổ chức
trò chơi.
- Kiểm tra mức độ vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- Kiểm tra mức mức độ hiểu biết của học sinh thông qua các câu hỏi vấn đáp về các
kiến thức các môn học, kiến thức thực tế.
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2014
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hương Giang
BAN GIM HIU DUYT

T TRNG CHUYấN MễN DUYT

(Kớ v ghi rừ h tờn)

Hong Th Bo Trang

20



×