Tải bản đầy đủ (.pptx) (52 trang)

GCAL de muc 4,5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 52 trang )

4. Dập thể tích (rèn khuôn).
4.1. Khái niệm
Dập thể tích là phương pháp biến dạng kim loại ở trong khuôn, sự biến dạng của kim
loại bò hạn chế theo mọi chiều bởi bề mặt của lòng khuôn.




4.2. Đặc điểm
4.2.1. Ưu điểm (so với rèn tự do):
- Chế tạo phôi có hình dạng phức tạp.
- Năng suất cao, dễ cơ khí hoá và tự động hóa.
- Độ chính xác và độ bóng bề mặt phôi cao; chất lượng sản phẩm đồng đều và ít phụ
thuộc tay nghề công nhân.


4.2.2. Nhược điểm:

- Yêu cầu thiết bò có công suất lớn, nâng cao khối lượng rèn rất khó khăn.
- Yêu cầu vật liệu và chế tạo khuôn phức tạp nên giá thành chế tạo khuôn cao, khuôn
chóng bò mòn.

- Phương pháp rèn khuôn thích hợp với sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.


4.3. Phân loại

4.3.1. Phân loại theo trạng thái nhiệt của phôi: Rèn khuôn nóng và rèn khuôn nguội
4.3.2. Phân loại theo cách bố trí lòng khuôn: Rèn trong khuôn có một lòng khuôn và rèn
trong khuôn có nhiều lòng khuôn
4.3.3. Phân loại theo thiết bò gia công: Rèn khuôn trên máy búa, rèn khuôn trên máy ép thủy


lực, rèn khuôn trên máy ép dập nóng…...
4.3.4. Phân loại theo kết cấu lòng khuôn: Rèn trong khuôn kín và rèn trong khuôn hở.


4.3.4. Phân loại theo kết cấu lòng khuôn: Rèn trong khuôn kín và rèn trong khuôn hở.

Khuôn có lòng khuôn kín (a); Khuôn có lòng khuôn
hở (b)
Hình 4.2. Kết cấu khuôn dập thể tích


a) Rèn trong khuôn hở: Là phương pháp tạo phôi có vành biên. Trong quá trình gia công có
một phần kim loại được biến dạng tự do.


- Mặt phân khuôn tại vùng tiếp giáp với vật rèn thẳng góc với phương của lực tác dụng, giữa
hai nửa khuôn có rãnh thoát biên chứa kim loại thừa.


- Đặc điểm:

+ Rèn trong khuôn hở thì tính dẻo của kim loại thấp, sự điền thấu không cao.

+ Lượng kim loại thừa tạo thành vành biên có thể chiếm 20% khối lượng phôi.
+ Yêu cầu thiết bò có công suất lớn.
+ Rèn trong khuôn hở thì việc tính toán phôi không yêu cầu chính xác.


b) Rèn trong khuôn kín: Là phương pháp tạo phôi không có vành biên.


Mặt phân khuôn tại vùng tiếp giáp với vật rèn song song hoặc gần song song với
phương của lực tác dụng


- Đặc điểm:

+ Rèn trong khuôn kín thì tính dẻo của kim loại vật rèn tăng, khả năng điền thấu tốt.
+ Yêu cầu công suất thiết bò không lớn.
+ Rèn trong khuôn kín cần phải tính toán phôi liệu thật chính xác và chất lượng nung
nóng phôi cao.


-

Đối với vật rèn đơn giản hoặc không yêu cầu chính xác người ta thường dùng khuôn
hở;
Với những chi tiết phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao, người ta thường dùng khuôn

kín.


5. DẬP TẤM
5.1. Khái niệm và phân loại
5.1.1. Khái niệm.

Dập tấm là phương pháp gia công áp lực trong đó phôi là các tấm kim loại được biến
dạng dẻo trong khuôn để tạo thành các sản phẩm có hình dáng và kích thước theo yêu
cầu.

Dập tấm thường tiến hành ở trạng thái nguội nên còn được gọi là dập nguội. Khi chiều

dày phôi lớn hơn 10mm thì có thể dập nóng.


5.1.2. Đặc điểm
- Vật liệu dập tấm rất rộng rãi: thép các bon thấp, thép hợp kim, kim loại và hợp kim
màu…

- Có thể chế tạo được những sản phẩm phức tạp và đẹp bằng chuyển động đơn giản của
thiết bò mà các phương pháp gia công khác không thực hiện được.

- Sản phẩm có độ chính xác và chất lượng tốt, khả năng lắp lẫn giữa các sản phẩm cao.

- Sản xuất được các chi tiết có độ cứng vững, độ bền khá mà kết cấu gọn nhẹ.


- Mức độ hao phí vật liệu ít.

- Dễ cơ khí hóa và tự động hóa nên năng suất cao, giá thành hạ.


5.1.3. Phân loại

Dựa vào đặc điểm biến dạng người ta chia thành 2 nhóm chính:

- Nhóm các nguyên công cắt vật liệu: Tách một phần vật liệu ra khỏi vật liệu khác(cắt
hình, đột lỗ, cắt trích, cắt chia, cắt mép...)

- Nhóm các nguyên công tạo hình: Tạo hình chi tiết dựa trên biến dạng dẻo của vật liệu
(Uốn, Cuốn, xoắn, lên vành, cuốn mép, dập nổi, giãn phồng, dập vuốt...)



Sô ñoà quaù trình daäp taám


5.1.4. Lónh vực áp dụng
Công nghiệp quốc phòng


5.1.4. Lónh vực áp dụng
Giao thông vận tải


5.1.4. Lónh vực áp dụng
Công nghiệp điện-điện tử


5.1.4. Lúnh vửùc aựp duùng
Cụ khớ tieõu duứng


5.1.4. Lónh vực áp dụng
Y tế, hóa chất, cơ khí chính xác, dệt may, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin...


5.2. Các nguyên công chính.
5.2.1. Nguyên công pha tấm
Là nguyên công chia tấm kim loại thành các dải kim loại có kích thước nhỏ hơn để thuận
tiện cho việc thao tác ở các nguyên công tiếp theo.

Nguyên công pha tấm thường sử dụng các loại máy cắt như máy có lưỡi cắt song song,

máy có lưỡi cắt nghiêng, máy cắt dao đóa...


 a) Máy cắt có lưỡi cắt song song(hình 5.2 a):
- Máy cắt này có hai lưỡi dao song song,
lưỡi cắt phía dưới (1) cố đònh, còn lưỡi dao
(3) bên trên nằm ngang, chuyển động tònh
tiến lên xuống để tạo ra chuyển động cắt.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×