Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Đồng chí hãy phân tích những nội dung hoạt động cơ bản của quốc tế cộng sản và tác động của nó đối với cách mạng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.4 KB, 8 trang )

1

Câu 3. Đồng chí hãy phân tích những nội dung hoạt động cơ bản
của quốc tế cộng sản và tác động của nó đối với cách mạng Việt Nam
Quốc tế cộng sản là Hiệp hội quốc tế của các Đảng Cộng sản các
nước. Nó được thành lập do nhu cầu khách quan đòi hỏi phải quyét sạch
chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa cơ hội ra khỏi phong trào cách mạng của
giai cấp vô sản, phải xây dựng một tổ chức chính trị quốc tế của giai cấp
công nhân đáp ứng những điều kiện của cách mạng thời đại. QTCS ra đời
không chỉ có ý nghĩa giải quyết những vấn đề trong phong trào cộng sản
mà nó có vai trò đặc biệt đối với phong trào giải phóng dân tộc nhất là đối
với các nước thuộc địa. Ngày nay mặt dù QTCS đã tự giải tán nhưng ảnh
hưởng của nó đến phong trào công nhân quốc tế nói chung và cách mạng
Việt Nam nói riêng vẫn còn nguyên giá trị.
Mặt dù có sự phân định và đối lập gay gắt trong quốc tế II, nhưng
quốc tế II đã đánh dấu thời kỳ chuẩn bị cơ sở cho việc thành lập quốc tế
III. Sau khi Ăng ghen mất hàng loạt đảng XHCN của Quốc tế II đã phân
hoá ngày càng nghiêng về phái hữu và phái giữa do Bécxtanh và Causky
làm đại diện. Mục tiêu của của phái này là đòi xét lại chủ nghĩa Mác,
chúng điên cuồng tiến công vào chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân
và chiếm ưu thế trong quốc tế II. Chúng đòi sữa đổi chủ nghĩa Mác về mọi
mặt. Trong tình hình đó, Lênin và Đảng Bônsêvích Nga cùng cùng các
lượng lượng cánh tả trong phong trào cộng sản và công nhân Tây Âu đã
kiên trì đấu tranh bền bỉ, không khoan nhượng trên mặt trận tư tưởng lý
luận với chủ nghiã cơ hội xét lại nhằm bảo vệ, phát triển sáng tạo học
thuyết Mác, chuẩn bị lực lượng để thành lập QTCS. Những hành động pản
bội của các lãnh tụ quốc tế II đối với giai cấp công nhân đã làm cho quốc
tế II hoàn toàn bị phá sản trên các phương diện tư tưởng, chính trị và tổ


2



chức. Lênin đã lãnh đạo những người mácxit chân chính tách khỏi bọn cơ
hội xét lại, chuẩn bị thành lập đảng cách mạng của gia cấp vô sản.
Nếu xem xét vai trò của Lênin và Đảng bôn sê vich Nga đói với việc
thành lập QTCS ta có thể thấy từ năm 1914 Đảng Bôn sê vích Nga đã
tuyên bố đoạn tuyệt với quốc tế II và ra tuyên ngôn “Biến chiến tranh đế
quốc thành nội chiến cách mạng”. Tại hội nghị những ngưòi xã hội quốc
tế, Lênin đã tập hợp phái tả đề ra cương lĩnh riêng. Tại họi nghị toàn thể
Ban chấp hành trung ương đảng xã hội dân chủ Nga (1917) , Lênin đề nghị
Đảng Bôn sê vich Nga đảm nhận sứ mệnh thành lập quốc tế cách mạng.
Tháng 1/1919 hội nghị các tổ chức và đảng cộng sản (Nga, Ba Lan,
Hungari, Đức, Áo, Látvia, Phần lan và liên hiệp cách mạng ban căng) họp
ở Macxcơva dưới sụ chỉ đạo của Lênin đã thông qua thư kêu gọi thành lập
QTCS.
Việc thành lập QTCS là kết quả của cách mạng XHCN tháng mười
Nga vĩ đại và các cao trào cách mạng tiếp theo đó. Ngày 2/3/1919 tại
Macxcova đã khai mạc hội nghị quốc tế cộng sản, với sự tham gia của các
đại biểu các Đảng Cộng sản và các tổ chức cách mạng của 30 nước tham
dự. Hội nghị thành lập QTCS lần đầu tiên có mặt của các đại biểu một số
nước phương đông - đại diện cho các dân tộc thuộc địa và nữa thuộc địa.
Ngày 4/3 tất cảc đại biểu dự hội nghị đều biểu quyết nhất trí với đề nghị
của Lênin thông qua quyết định thành lập QTCS.
Sự thành lập QTCS là mọt sự kiện có ý ghĩa lịch sử toàn thế giới. Nó
đánh dấu việc xây dựng một trung tâm, một bộ tham mưu chính trị - tư
tưởng của phong trào cách mạng của giai cấp vô sản. Nó góp phần đẩy
nhan sự hình thành các đảng cộng sản ở nhiếu nước. QTCS ra đời đánh
dấu thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin với chủ nghĩa cơ hội xét lại. Tất
cả các đảng cách mạng chân chính đã đoàn kết dưới ngọn cờ quốc tế III.



3

* Trong thời gian tồn tại của mình, QTCS đã tiến hành 7 kỳ đại
hội.
- Hội nghị các đảng cộng sản và các tổ chức cách mạng thành lập
QTCS có ý nghĩa như Đại hội lần thứ nhất.
- Để chuẩn bị cho Đại hội II của QTCS họp tại Macxcơva ngày 19/77/8/1920, Lênin viết cuốn “bệnh ấu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng
sản” nhằm chống phong trào cực tả, biệt phái trong phong trào cộng sản,
chống chủ nghĩa giáo điều hẹp hòi, chống việc coi thường trong công tác
quần chúng, chống mưu toan tách rời công đoàn, tách rời những tổ chức
tiến bộ không cộng sản. Đại hội hết sức chú ý tới vấn đề dân tộc và thuộc
địa. Trong nghị quyết do Lênin chuẩn bị đã chỉ rõ rằng với sự giúp đỡ của
giai cấp vô sản của các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến thẳng
lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Bằng việc đó đã dặt cơ sở
tư tưởng cho sự liên minh của phong trào công nhân với phong trào giải
phóng dân tộc.
- Đại hội III của QTCS họp từ ngày 22/6- 12/7/1921 tại Macxcơva có
605 đại biểu của 103 tổ chức ở 52 nước tham dự. Đại hội đã thảo luận một
loạt vấn đề cụ thể trong hoạt động của về mặt tổ chức của những người
cộng sản trong các công đoàn, trong phụ nữ trong thanh niên. Đại hội chú
ý đến sự cần thiết phải mở rộng cuộc đấu tranh cho những yêu sách kinh tế
trực tiếp của giai cấp công nhân , đặt ván đề thống nhất hành động của giai
cấp công nhân. Các nghị quyết của Đại hội III đã giúp cho các đảng cộng
sản khắc phục tàn dư xã hội- dân chủ, công đoàn vô chính phủ và chủ
nghĩa bề phái, do đó giúp cho các đảng trở thành những chính đảng cách
mạng có tính quần chúng, biế hành đọng trong điều kiện thoái trào.
- Đại hội IV của QTCS diễn ra từ 5/11- 5/12/1922, với sự tham gia của
408 đại biểu đại diệncho 58 nước và hơn 2 triệu đảng viên( đây là Đại hội
cuối cùng Lênin tham dự). Mặt trận công nhân thóng nhất là vấn đề trung



4

tâm của Đại hội IV. Đại hội đã lên án những sai lầm của tả và hữu khuynh
trong vấn đề này, thảo luận khả năng thành lập của một chính phủ của mặt
trận thống nhất. Đại hội đề ra khẩu hiệu “ Mặt trận thóng nhất chóng đề
quốc và phong kiến” coi đó là khẩu hiệu cơ bản đối với ccs nứoc thuộc
địa.
- Đại hội V QTCS họp tại Macxcơ va 17/6- 8/7/1924 có 504 đại biêu
đại diện cho 49 đảng cộng sản tham dự. Nhiệm vụ chủ yếu của Đại hội là
xây dựng các đảng cộng sản có tính chất quần chúng, tiếp thu kinh nghiệm
của đảng cộng sản Nga. Đại hội chú trọng đến vấn đề dân tộc thuộc địa,
đặc biệt đói với cách mạng Trung Quốc. Đồng chí Nguyễn Ái Quốctham
gia và đọc tham luận về vấn đề dân tộc và thuộc địa, lên án chủ nghĩa thực
dân, phê phán một số đảng Tây Âu, trước hết là đảng cộng sản Pháp, chưa
chú ý đúng mức vấn đề thuọoc địa. Lần đầu tiên tại Đại hội V thuật ngữ
chủ nghĩa Mác- Lênin được sử dụng chính thức, nói lên đầy đủ tầm quan
trọng của chủ nghĩa Mác- Lênin trong kho tàng lý luân của CNXH KH.
- Đại hội VI của QTCS từ ngày 17/7- 11/9/1928, có 532 đại biểu đại
diện cho 57 đảng cộng sản, công nhân, và 9 tổ chức quốc tế tham dự. Đại
hội đã thong qua cương lĩnh của quốc tế cộng sản, trong đó tổng kết kinh
nghiệm của phong trào công nhân quốc tế, đưa ra những đánh giá cơ bản
đúng về tình hình quốc tế, vạch ra triển vọng của cuộc đấu tranh tiếp sau
của giai cấp vô sản.cương lĩnh cho rằng: cách mạng vô sản có thể thắng lợi
trước tiên ở một vài nước. Các nước lạc hậu, khi giai cấp vô sản giành
chính quyền , có thể bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN với điều kiện là có
sự giúp đỡ của nhà nước chuyên chính vô sản và phong trào công nhân
quốc tế. Khẩu hiệu cơ bản của của Đại hội là” giai cấp chống giai cấp” mà
mục đích là tăng cường đấu tranh chống chủ nghĩa cải lương.



5

- Đại hội VII từ 25/7- 25/8/1935, có 510 đại biểu của 65 đảng. Đại hội
hết sức chú ý đến vấn đề mặt trận nhân dân ở các nước TBCN, kêu gọi các
đảng cộng sản kiên quyết khắc phục tình trạng bè phái, lôi cuốn giai cấp
nông dân, tiểu tư sản vào cuộc đấu tranh. Đại hội chú trọng đấ tranh trên
lĩnh vực tư tưởng chống chủ nghĩa phát xít, chống nguy cơ chiến tranh đế
quốc và âm mưu gây chiến tranh chóng Liên xô. Đại hội xác định khẩu
hiệu “ đấu tranh cho hoà bình” nhằm đọng viên tất cả các lực lượng dân
chủ sẳn sàng tham gia đấu tranh chóng chiến tranh đế quốc.
Đại hội VII là Đại hội cuối cùng của QTCS. Tháng 5/1943, đoàn chủ
tịch của BCH QTCS đã thông qua nghị quyết với sự tán thành của tất cả
các bộ phận của QTCS về sự giải thể của QTCS.
* Vai trò của Quốc tế Cộng sản: QTCS đã tập trung trong các cơ
quan lãnh đạo của mình những lực lượng ưu tú nhất của phong trào công
nhân, đóng một vai trò vô giá trong việc hình thành đội quân chính trị của
giai cấp vô sản, trtong việc củng cố các đảng cộng sản. QTCS đã hướng
các bộ phận của mình vào việc thực hiện đường lối chính trị mềm dẻo, vào
việc tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng, vào việc thống nhất hành động
với các tổ chức công nhân đang chịu ảnh hưởng của những người dân chủxã hội. Đó là cương lĩnh biến các đảng cộng sản thành những tổ chức
chính trị có tính quần chúng, có khả năng loi cuốn những tầng lớp đông
đảo quần chúng lao động.
QTCS phục hồi và cũng cố tình đoàn kết quốc tế giữa những người
công nhân cách mạng, làm dễ dàng cho việc xây dựng những đảng thục sự
có tính chiến đấu của giai cấp công nhân, giáo dục những cán bộ mãcítlêninit lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng. Toàn bộ những kinh
nghiệm của QTCS là một bộ phận khong thể tách rời của kinh nghiệm
cách mạng mà phong trào cộng sản quốc tế đã và đang thực hiện.



6

Cách mạng Việt Nam cũng là một bộ phận của cách mạng thế giới, vì
vậy trong quá trình đấu tranh phát triển thì Quốc tế Cộng sản cũng có
những vai trò nhất định trong các đường lối chính sách của chúng ta, như
sau:
Thứ nhất, quốc tế cộng sản định hướng cho cách mạng Việt Nam về
con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Thứ hai, quốc tế cộng sản giúp đỡ, tạo điều kiện và môi trường thuận
lợi truyền bá chủ nghĩa Mac - Lê Nin vào phong trào công nhân và phong
trào yêu nước để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ ba, Quốc tế Cộng sản đã tạo điều kiện, môi trường cho Nguyễn
Ái Quốc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lê nin, khảo sát thực tế để
xây dựng và hoàn thiện lý luận về cách mạng Việt Nam.
Thứ tư, Quốc tế Cộng sản đã đào tạo cho Việt Nam nhiều cán bộ xuất
sắc nắm giữ các trọng trách cao trong Đảng và quốc tế.
Thứ năm, Quốc tế cộng sản đã chỉ đạo, uốn nắn và biểu dương kịp
thời đối với Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng.
Bên cạnh đó vẩn còn một số hạn chế trong chỉ đạo của Quốc tế Cộng
sản ảnh hưởng đến Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng ở Việt Nam.
Một là, biểu tượng giáo điều trong đánh giá về giai cấp tư sản nói
chung và giai cấp tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa nói riêng của Quốc
tế Cộng sản ở Đại hội VI năm 1928.
Hai là, quốc tế cộng sản tuy có nêu trong cương lĩnh của mình và
trong chương trình nghị sự có đặt vấn đề cách mạng thuộc địa, coi đó là
một trọng tâm nhưng trên thực tế chưa coi trọng đúng mức công tác này.


7


Các Cương lĩnh, chương trình còn nằm trên giấy trong khi các phân bộ
thuộc chính quốc ít quan tâm giúp đỡ thuộc địa.
Ba là, do áp dụng cơ chế tập trung dân chủ một cách máy móc, trong
khi phong trào cộng sản, công nhân quốc tế có những diễn biến không
giống như nhau, việc nắm thông tin, hiểu biết thực tiễn có nơi còn bất cập
nên không tránh khỏi sự cứng nhắc, chưa sát thực tế.
Liên hệ thực tế: Ngày nay, khi lịch sử đã bắt đầu bước vào những
năm đầu của thế kỷ XXI, tình hình thực tế của thế giới có nhiều thay đổi
nhất là xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mãnh liệt, cuốn tất cả các quốc gia
vào luồn xoáy cuả nó. CNTB đang tiếp tục có những bước điều chỉnh tạm
thời xoa dịu mâu thuẩn trong nó. Có thể nói rằng, phong trào cộng sản
quốc tế từ sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu
sụp đổ đã có nhiều dấu hiệu phục hồi và đang lấy lại phong độ trước đây
trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những thất bại của các Đảng Cộng sản ở
nhiều nước, nhất là những đảng cầm quyền ở Liên Xô và Đông Âu trước
đây. Trừ những Đảng Cộng sản đang cầm quyền ở các nước Trung Quốc,
Việt Nam, CHDCND Triều Tiên, Cuba, Lào - đang đổi mới trong lãnh đạo,
trưởng thành về nhiều mặt, còn các Đảng Cộng sản ở khu vực Liên Xô và
Đông Âu đang dần dần phục hồi nhưng lực lượng còn nhỏ bé, để có được
vai trò như xưa là còn cả một chặng đường dài. Đã đặt ra cho những người
cộng sản chân chính phải tiếp tục kiên định, vận dụng sáng tạo, linh hoạt
tư tưởng hành động của những người sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp
tục khẳng định vai trò của QTCS, ảnh hưởng của QTCS không chỉ ở giai
đoạn lịch sử đương thời mà còn cả hiện nay và trong tương lai của phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đói với cách mạng Việt Nam, chúng
ta tiếp tục khẳng định những đóng góp của QTCS là hết sức to lớn và vận


8


dụng những kinh nghiệm hoạt động vào thực tiễn xây dựng, bảo vệ tổ quốc
Việt Nam XHCN.
Tóm lại, không thể bác bỏ những giá trị của QTCS; không thể xóa bỏ
lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, con người, xã
hội và nhân loại mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch ra.
Những ai đó còn định kiến và mang quan điểm như vậy đều là ảo tưởng,
thiếu thực tế, cần phải kiên quyết đấu tranh, bác bỏ. Vì vậy, không thể bác
bỏ những giá trị của QTCS; không thể xóa bỏ lý tưởng đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, con người, xã hội và nhân loại mà các
nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã vạch ra. Những ai đó còn định
kiến và mang quan điểm như vậy đều là ảo tưởng, thiếu thực tế, cần phải
kiên quyết đấu tranh, bác bỏ./.



×