Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus nannamei boone, 1931) thâm canh theo hướng bền vững tại huyện phú tân, tỉnh cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TÔ HOÀNG NHÀN

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei
Boone, 1931) THÂM CANH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI
HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TÔ HOÀNG NHÀN

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei
Boone, 1931) THÂM CANH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI
HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH CÀ MAU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành
Mã số
Quyết định giao đề tài
Quyết định thành lập HĐ:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học


TS. Lê Minh Hoàng
Chủ tịch Hội đồng
TS. Phạm Quốc Hùng
Khoa sau đại học

Nuôi trồng thủy sản
60620301
1034/QĐ-ĐHNT ngày 7/10/2014
1044/QĐ-ĐHNT ngày 10/11/2015
27/11/2015

KHÁNH HÒA - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của Đề tài: “Hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển
nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) thâm canh theo hướng bền vững tại
huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này

Nha Trang, ngày.....tháng.....năm 2015

Tô Hoàng Nhàn

i


LỜI CẢM ƠN


Trong suốt thời gian thực hiện Đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đở của quý phòng
ban Trường Đại Học Nha Trang, quý thầy, cô đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn
thành được Đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Lê Minh Hoàng đã giúp
tôi hoàn thành tốt Đề tài. Qua đây, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đở này.
Xin cảm ơn tất cả thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt nhiều kiến thức quí giá cho tôi
trong suốt khoá học để tôi có được nền tảng lý luận cơ bản khi nghiên cứu đề tài.
Để có được kết quả này, tôi xin cảm ơn bà con, các cơ sở nuôi tôm và chính
quyền địa phương huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau đã giúp đỡ, xây dựng và đóng góp ý
kiến rất nhiều trong quá trình thực hiện Đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đở động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nha trang, ngày.......tháng........năm 2015

Tô Hoàng Nhàn

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... vvii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................3
1.1 Đặc điểm sinh học của tôm he chân trắng .......................................................... 3

1.1.1. Vị trí phân loại .............................................................................................. 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái ........................................................................................3
1.1.3. Phân bố ..........................................................................................................4
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và lột xác ...................................................................5
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng và nhu cầu về chất ...................................................11
1.1.6. Đặc điểm sinh sản .......................................................................................14
1.2. Tình hình nghiên cứu và nuôi tôm TCT trên thế giới và ở Việt Nam ............. 16
1.2.1. Tình hình nghiên cứu và nuôi tôm TCT trên thế giới .................................16
1.2.2. Tình hình nuôi tôm TCT ở Việt Nam .........................................................22
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Tân.................................. 28
1.3.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................28
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................31
CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................34
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu .................................................. 34
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 34
2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .................................................................34
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................34
2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ......................................................36
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................38
iii


3.1. Thông tin về chủ hộ nuôi tôm he chân trắng ................................................... 38
3.1.1. Giới tính và độ tuổi .....................................................................................38
3.1.2. Trình độ văn hóa và chuyên môn của chủ hộ nuôi .....................................39
3.2. Hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi tôm TCT thâm canh tại huyện Phú Tân ... 40
3.2.1. Hệ thống công trình ao nuôi ........................................................................40
3.2.2. Chuẩn bị ao nuôi .........................................................................................44
3.2.3. Chọn giống và thả giống .............................................................................49
3.2.4. Thức ăn và phương pháp cho ăn .................................................................53

3.2.5. Quản lý các yếu tố môi trường....................................................................57
3.2.6. Sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học ..........................................61
3.2.7. Bệnh và phòng trị bệnh ...............................................................................62
3.3. Năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội ........................................... 66
3.3.1. Năng suất và sản lượng tôm nuôi tại huyện Phú Tân .................................66
3.3.2. Hiệu quả kinh tế .......................................................................................... 67
3.3.3. Đánh giá hiệu quả xã hội ............................................................................69
3.4. Các giải pháp phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng theo hướng bền vững . 69
3.4.1. Về quy hoạch .............................................................................................. 69
3.4.2. Về cung ứng giống ......................................................................................70
3.4.3. Về thức ăn, thuốc, hóa chất .........................................................................70
3.4.4. Về kỹ thuật ..................................................................................................71
3.4.5. Về bảo vệ môi trường và phòng ngừa dịch bệnh ........................................72
3.4.6. Về khuyến ngư, đào tạo đội ngũ kỹ thuật, chuyển giao khoa học kỹ thuật
cho người nuôi ..................................................................................................73
3.4.7. Về cơ chế chính sách ..................................................................................74
3.4.8. Về thị trường tiêu thụ ..................................................................................75
3.4.9. Về thích ứng biến đổi khí hậu .....................................................................76
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................77
4.1. Kết luận ............................................................................................................ 77
4.2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 79
iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái tôm he chân trắng ............................................................................3
Hình 1.2: Bản đồ phân bố của tôm thẻ chân trắng (màu đỏ) trên thế giới ......................5
Hình 1.3: Vòng đời của tôm he chân trắng......................................................................8
Hình 1.4: Bản đồ hành chính Huyện Phú Tân ............................................................... 29

Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu....................................................................34
Hình 3.1. Đáy và bờ ao ..................................................................................................41
Hình 3.2. Cải tao ao trước vụ nuôi ................................................................................45
Hình 3.3. Bơm chất thải ra ngoài ao nuôi ......................................................................45
Hình 3.4. Kiểm tra tôm giống bằng cảm quang ............................................................ 50
Hình 3.5. Kiểm tra tôm giống bằng PCR ......................................................................50
Hình 3.6. Thả tôm giống................................................................................................ 53
Hình 3.7. Trộn thức ăn trước khi cho tôm ăn ................................................................ 54
Hình 3.8. Kiểm tra sàng ăn ............................................................................................ 56
Hình 3.9. Kiểm tra độ trong của nước ...........................................................................58
Hình 3.10. Quạt tạo oxy ................................................................................................ 60
Hình 3.11. Kiểm tra bùn đáy ao nuôi ............................................................................61
Hình 3.12. Các yếu tố gây bệnh cho tôm ......................................................................63
Hình 3.13. Tôm thẻ chân trắng bị bệnh đóm trắng........................................................64
Hình 3.14. Tôm thẻ chân trắng bị bệnh gan tụy ............................................................ 64
Hình 3.15. Tôm thẻ chân trắng bị bệnh Taura ............................................................... 65
Hình 3.16. Tôm thẻ chân trắng bị đục cơ ......................................................................65
Hình 3.17. Thu hoạch tôm thẻ chân trắng .....................................................................68

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng, năng suất tôm chân trắng ở Việt Nam giai đoạn 20052014 ............................................................................................................................... 23
Bảng 1.2. Diện tích và sản lượng tôm nuôi ở tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010 – 2014 .....26
Bảng 1.3. Diện tích và sản lượng tôm nuôi ở huyện Phú Tân năm 2011 – 2015..........26
Bảng 1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2010 - 2014 .....................33
Bảng 2.1. Số lượng mẫu điều tra phân bổ cho các xã ...................................................36
Bảng 3.1. Độ tuổi trung bình của chủ hộ .......................................................................38
Bảng 3.2. Trình độ văn hoá của chủ hộ nuôi .................................................................40

Bảng 3.3. Trình độ chuyên môn của chủ hộ ..................................................................40
Bảng 3.4. Hình dạng và đáy ao nuôi .............................................................................41
Bảng 3.5. Hệ thống cấp thoát nước ...............................................................................42
Bảng 3.6. Hình thức, diện tích, độ sâu của ao nuôi .......................................................43
Bảng 3.7. Khử trùng, diệt tạp và sử dụng hóa chất trong nuôi tôm he chân trắng ........46
Bảng 3.8. Sử dụng phân bón gây màu nước ..................................................................47
Bảng: 3.9. Nguồn giống và mật độ thả ..........................................................................49
Bảng 3.10. Xét nghiệm và đánh giá chất lượng giống ..................................................51
Bảng: 3.11. Khó khăn về nguồn giống ..........................................................................52
Bảng 3.12. Phương pháp quản lý chất lượng đáy.......................................................... 61
Bảng: 3.13. Các loại bệnh phổ biến trên tôm he chân trắng..........................................63
Bảng 3.14. Năng suất, sản lượng tôm he chân trắng tại huyện Phú Tân .......................66
Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế nghề nuôi tôm he chân trắng ...........................................67

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TCT: Tôm chân trắng
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
WSSV: bệnh đóm trắng
IMNV: Bệnh hoại tử cơ
AHPNS: Hội chứng hoại tử cấp tính
N: Nauplius
Z: Zoea
M: Mysic
P: Postlarvae
GAP: Quy phạm thực hành nuôi tốt

VietGAP: Quy phạm thực hành nuôi tốt tại Việt Nam
CPSH: Chế phẩm sinh học
CoC: Quy phạm nuôi tôm có trách nhiệm
Global-GAP: Quy phạm thực hành nuôi tôm tốt theo chuẩn quốc tế

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
I. THÔNG TIN CHUNG
Tên luận văn: “Hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân
trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) thâm canh theo hướng bền vững tại huyện
Phú Tân, tỉnh Cà Mau”
Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Tên tác giả: Tô Hoàng Nhàn
MSHV: 55CH351
Người hướng dẫn: TS. Lê Minh Hoàng
Thời gian bảo vệ: 27/11/2015
II. NỘI DUNG
Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao,
đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu cũng như đã phát triển nuôi nhiều ở một
số tỉnh Miền Trung và Đồng bằng Sông Cửu Long. Ở một số tỉnh này nghề nuôi tôm
thẻ chân trắng thâm canh chỉ mới bắt đầu từ năm 2008 với hình thức nuôi chủ yếu là
trong ao đất. Huyện Phú Tân nghề nuôi tôm thẻ chân trắng mới bắt đầu phát triển
mạnh từ năm 2012 cho đến nay. Mặc dù mới phát triển khoảng 2 năm trở lại đây
nhưng hiện nay, tôm thẻ chân trắng đang được nhiều người dân trên địa bàn huyện Phú
Tân quan tâm đầu tư nuôi thâm canh bởi giá trị kinh tế cao của nó. Bên cạnh đó, việc
đánh giá hiệu quả, tác động ảnh hưởng của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng cũng như
xây dựng qui trình kỹ thuật phù hợp để phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm
canh một cách an toàn và bền vững vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được các ngành chức

năng thực hiện.
Trước thực trạng trên, Đề tài “Hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nghề
nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone,1931) thâm canh theo hướng
bền vững tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau” là cần thiết vào thời điểm hiện nay.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 10/2015 trên đối tượng
tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone,1931). Đề tài được nghiên cứu với
02 nội dung chính: (i) Hiện trạng của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại

viii


huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau (ii) Đề xuất một số giải pháp phát triển theo hướng bền
vững và nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bền vững tại địa
phương. Kết quả cho thấy tôm he chân trắng được nuôi theo hình thức thâm canh trong
ao đất, diện tích ao dao động từ 2.000-5000 m2, độ sâu ao nuôi từ 1,2-2,2 mét. Tôm
được nuôi 2-3 vụ/năm, mật độ thường từ 60-80 con/m2, hệ số thức ăn dao động từ 1,2 1,5. Nghề nuôi tôm he chân trắng tại Phú Tân thường gặp một số loại bệnh chủ yếu
gan tụy (66,6%), phân trắng (55%), đốm trắng (20%), đen mang (10%), đục thân
(7,5%), bệnh khác (14,2%). Sản lượng tôm he chân trắng năm 2014 đạt 10.764 tấn,
năng suất bình quân đạt 6,5 tấn/ha/vụ. Tổng chi phí đầu tư 478 triệu đồng/ha/vụ, doanh
thu trung bình đạt 616 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận đạt 161 triệu đồng/ha/vụ, tỷ suất lợi
nhuận đạt 35,4%/năm. Nghề nuôi tôm he chân trắng trên địa bàn huyện Phú Tân cũng
đang đối mặt với một số khó khăn như điện phục vụ sản xuất, thị trường tiêu thụ, giá
cả không ổn định theo chiều hướng giảm, tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh
ngày càng diễn biến phức tạp nhưng chưa có giải pháp khắc phục triệt để.
Một số đề xuất để phát triển theo hướng bền vững nghề nuôi là phải quy hoạch,
cung ứng giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, công nghệ, bảo vệ môi trường và phòng
ngừa dịch bệnh, khuyến ngư, đào tạo đội ngũ kỹ thuật, chuyển giao khoa học kỹ thuật
cho người nuôi, cơ chế chính sách và giải pháp về thích ứng biến đổi khí hậu.
Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng, Litopenaeus vannamei, thâm canh, Cà Mau
Khánh Hòa, ngày 05 tháng 10 năm 2015

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

HỌC VIÊN

TS. LÊ MINH HOÀNG

TÔ HOÀNG NHÀN

ix


MỞ ĐẦU
Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao,
đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu cũng như đã phát triển nuôi nhiều ở một
số tỉnh Miền Trung và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Trong vài năm trở lại đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh phát triển khá
mạnh ở các tỉnh Miền Trung như Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, hình
thức nuôi chủ yếu trong ao đất và ao trên cát. Ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu
Long nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh chỉ mới bắt đầu từ năm 2008 với hình
thức nuôi chủ yếu là trong ao đất. Huyện Phú Tân nghề nuôi tôm thẻ chân trắng mới
bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2012 cho đến nay. Mặc dù mới phát triển khoảng 2
năm trở lại đây nhưng hiện nay, tôm thẻ chân trắng đang được nhiều người dân trên
địa bàn huyện Phú Tân quan tâm đầu tư nuôi thâm canh bởi giá trị kinh tế cao của nó.
Với hình thức nuôi chủ yếu nuôi trong ao đất, người dân hiểu biết về tôm thẻ chân
trắng chưa nhiều nhưng số người đầu tư nuôi đối tượng này ngày một tăng. Bên cạnh
đó, việc đánh giá hiệu quả, tác động ảnh hưởng của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
cũng như xây dựng qui trình kỹ thuật phù hợp để phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân
trắng thâm canh một cách an toàn và bền vững vẫn còn nhiều hạn chế, chưa được các
ngành chức năng thực hiện.
Trước thực trạng trên, Đề tài “Hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nghề

nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) thâm canh theo hướng bền vững tại
huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau” là cần thiết vào thời điểm hiện nay. Kết quả của Đề
tài nghiên cứu này ít nhiều có thể góp phần nâng cao hiệu quả và đóng góp tích cực
đến sự phát triển của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại huyện Phú Tân, tỉnh
Cà Mau. Và đây cũng là cơ sở để các nhà chức năng triển khai các chủ trương cần thiết
để góp phần phát triển nghề nuôi tôm chân trắng trên địa bàn này.
I. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của Đề tài nhằm xác định được hiện trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng
thâm canh tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau để từ đó đưa ra được một số giải pháp

1


nhằm phát triển theo hướng bền vững và nâng cao hiệu quả của nghề nuôi tôm thẻ
chân trắng ở địa phương.
II. Nội dung nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với 02 nội dung chính: (i) Hiện trạng của nghề nuôi tôm
thẻ chân trắng thâm canh tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau (ii) Đề xuất một số giải pháp
phát triển theo hướng bền vững và nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm thẻ chân trắng
theo hướng bền vững tại địa phương.
III. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa của Đề tài Về mặt khoa học: Tăng thêm hiểu biết về đối tượng nuôi, đặc
biệt là khả năng phát triển trong điều kiện nuôi ao đầm tại địa phương. Về mặt thực
tiễn: Giúp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cho người nuôi và định hướng
phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Tân một
cách hợp lý và theo hướng bền vững.

2



CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Đặc điểm sinh học của tôm he chân trắng
1.1.1. Vị trí phân loại
Theo Holthuis (1980) và Bailey-Brock và Moss (1992):
Ngành chân khớp: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân: Decapoda
Họ tôm he: Penaeidae
Giống: Litopenaeus
Loài: Litopenaeus vannamei (Boone, 1931)
hay: Penaeus vannamei (Boone, 1931)
Tên tiếng Anh: Whiteleg shrimp, pacific White shrimp.
Tên tiếng Việt: Tôm he chân trắng, tôm thẻ chân trắng, tôm chân trắng hay tôm
bạc Thái Bình Dương.
1.1.2. Đặc điểm hình thái

Hình 1.1. Hình thái tôm he chân trắng
(Nguồn: Hình tư liệu của Trung tâm KN-KN Cà Mau)
3


Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường
có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng. Chủy là phần kéo
dài tiếp với bụng. Dưới chủy có 2-4 răng cưa, đôi khi có 5-6 răng cưa ở phía bụng.
Những răng cưa đó khéo dài, đôi khi tới đốt thứ 2.
Vỏ đầu ngực có những gai râu và gai gân rất rỏ, không có gai mắt và gai đuôi
(gai telssom), không có rảnh sau mắt, đường gờ sau chủy khá dài đôi khi từ mép sau
võ đầu ngực. Gờ bên chủy ngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị.
Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Gai đuôi
không phân nhánh. Râu không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ

giáp. Xúc biện thứ nhất của hàm dưới thon dài và thường có 3-4 hàng, phần cuối xúc
biện có hình roi.
1.1.3. Phân bố
Tôm Litopenaeus vannamei (Boone 1931) là tôm nhiệt đới, phân bố ở vùng ven
bờ phía đông Thái Bình Dương từ Peru đến phía Nam Mehicô, Vùng biển Equado;
Hiện nay tôm chân trắng đã được di giống nhiều nước Đông á và Đông Nam á như
Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonesia. Malaysia và Việt Nam.
Sự phân bố theo độ sâu của tôm he chân trắng nói riêng và tôm he nói chung tùy
thuộc vào từng giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn ấu trùng, tôm he chân trắng sống trôi
nổi, dần dần thích nghi với đời sống đáy. Giai đoạn hậu ấu trùng, tôm thường cư trú
trong vùng rừng ngập mặn hoặc vùng biển ven bờ. Khi chuyển sang giai đoạn ấu niên
và tiền trưởng thành, tôm sống ở vùng cửa sông. Khi trưởng thành sống ở ven biển gần
bờ, ban ngày tôm thường vùi mình ẩn nấp dưới cát, ban đêm mới mò đi kiếm ăn. Đến
giai đoạn thành thục, tôm sẽ rời vùng cửa sông di cư ra vùng biển khơi sinh sản.

4


Hình 1.2: Bản đồ phân bố của tôm thẻ chân trắng (màu đỏ) trên thế giới
(Truy cập tháng
9/2015)
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và lột xác
1.1.4.1. Các thời kỳ phát triển
a. Thời kỳ phôi
Bắt đầu từ khi trứng thụ tinh đến khi trứng nở, thời gian phát triển phôi tùy thuộc
vào nhiệt độ nước.
b. Thời kỳ ấu trùng
Ấu trùng tôm chân trắng trải qua nhiều lần lột xác và biến thái hoàn toàn, gồm
các giai đoạn sau:
- Giai đoạn Nauplius (N):

Ấu trùng N của Tôm Thẻ Chân Trắng trải qua 6 lần lột xác và có 6 giai đoạn phụ
(N1-N6). Ấu trùng N bơi lội bằng 3 đôi phần phụ, vận động theo kiểu zic zắc, không
định hướng và không liên tục. Chúng chưa ăn thức ăn ngoài mà dinh dưỡng bằng noãn
hoàng dự trữ.
- Giai đoạn Zoea (Z):

5


Giai đoạn Z có 3 giai đoạn phụ (Z1-Z3) thay đổi hẳn về hình thái so với N. Ấu
trùng N bơi lội bằng hai đôi râu (đôi 1 phân đốt, đôi 2 phân nhánh kép) và 3 đôi chân
hàm phân nhánh. Chúng bơi lội liên tục và có định hướng về phía trước. Ấu trùng Z
bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Thức ăn chủ yếu là thực vật nuôi với hình thức chủ yếu là ăn
lọc. Ở giai đoạn này ấu trùng ăn mồi liên tục, ruột luôn đầy thức ăn và thải phân liên
tục tạo thành đuôi phân kéo dài ở phía sau đây là đặc điểm để nhận biết giai đoạn này.
Vì vậy khi nuôi ấu trùng Z, thức ăn cần được cung cấp đạt mức độ thích hợp, đảm bảo
cho việc lọc thức ăn của ấu trùng. Ngoài hình thức ăn lọc, ấu trùng Z vẫn có khả năng
bắt môi và ăn được các loại động vật nổi có kích thước nhỏ ( Nauplius của Artemia,
luân trùng...) Đặc biệt là vào cuối giai đoạn này. Mỗi giai đoạn phụ của ấu trùng Z
thường kéo dài 30-40h, trung bình 36h ở nhiệt độ 28-29 độ C.
- Giai đoạn Mysis (M):
Giai đoạn này gồm 3 giai đoạn phụ (M1-M3), ấu trùng M sống trôi nổi có đặc tính
treo ngược mình trong nước, đầu chúc xuống dưới. Ấu trùng M bơi lội kiểu búng
ngược, vận động chủ yếu nhờ vào 5 đôi chân bò. Ấu trùng do bắt mồi chủ động, thức
ăn chủ yếu là động vật nổi. Tuy nhiên, chúng có thể ăn tảo Silic, đặc biệt là giai đoạn
phụ M1,và M2. Thời gian chuyển giai đoạn của M cũng gần giống như giai đoạn Z.
- Giai đoạn Postlarvae (PL): Hậu ấu trùng PL đã có hình dạng của loài nhưng
sắc tố chưa hoàn thiện, nhánh trong anten 2 chưa kéo dài. PL bơi thẳng có định hướng
về phía trước, bơi lội chủ yếu nhờ vào 5 đôi chân bụng, PL hoạt động nhanh nhẹn và
bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu ở giai đoạn này là động vật nổi. Tuổi của PL được

tính theo ngày, đầu giai đoạn PL sống trôi nổi, từ PL3 hoặc PL5 trở đi chúng bắt đầu
chuyển sang sống đáy, PL chuyển sang sống đáy hoàn toàn ở PL9, PL10.
Trong phân chia các giai đoạn vòng đời của Tôm Thẻ Chân Trắng từ khoảng PL5
trở đi được gọi là giai đoạn ấu niên (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2003).
c. Thời kỳ ấu niên
Ở thời kỳ này, hệ thống mang tôm đã hoàn chỉnh. Tôm chuyển sang sống đáy,
bắt đầu bò bằng chân và bơi bằng chân bơi. Anten 2 và sắc tố thân ngày càng phát

6


triển. Thời kỳ này tương đương với cuối giai đoạn tôm bột và đầu tôm giống trong sản
xuất tức là PL5-PL20.
d. Thời kỳ thiếu niên
Tôm bắt đầu ổn định tỷ lệ chân, theylycum và Petasma được hoàn thành nhưng
chưa hoàn chỉnh, hai nhánh petasma còn tách biệt. Giai đoạn này tương đương với giai
đoạn ương giống và nuôi thịt trong sản xuất. Cuối thời kỳ ấu niên bắt đầu xuất hiện sự
sinh trưởng không đồng đều giữa hai giới tính con cái lớn nhanh hơn con đực.
e. Thời kỳ sắp trưởng thành
Tôm trưởng thành về mắt sinh dục: cơ quan sinh dục ngoài đã hoàn thiện, tôm
đực đã có tinh trùng trong túi tinh, tôm cái đã tham gia giao vỹ lần đầu. Hiện tượng
không đồng đều giữa hai giới tính thể hiện rõ rệt hơn trong thời kỳ này.
f. Thời kỳ trưởng thành
Tôm có khả năng tham gia sinh sản, chúng sống ở vùng xa bờ, nơi có độ trong
cao và độ mặn ổn định.
1.1.4.2. Vòng đời của Tôm Thẻ Chân Trắng
Ở thời kỳ ấu niên và thiếu niên Tôm Thẻ sống ở vùng cửa sông. Ở giai đoạn sắp
trưởng thành và trưởng thành, khi tôm có thể sinh sản lần đầu thì chúng sống ở vùng
chiều ở độ sâu 7-20m nước. Đối với những con trưởng thành và sản phẩm sinh dục đã
chín hoàn toàn thì chúng di chuyển ra vùng biển ngoài khơi ở độ sâu khoảng 70m

nước và tham gia sinh sản tại đây.
Trứng và ấu trùng Mysis sống và phát triển ở vùng biển khơi trôi dạt vào bờ. Khi
đến vùng triều thì ấu trùng đã chuyển sang giai đoạn Postlarvae và tiếp tục theo thủy
triều trôi dạt vào vùng cửa sông phát triển thành ấu niên và tiếp tục vòng đời của
chúng.

7


VÙNG CỬA SÔNG VÙNG VEN BỜ VÙNG KHƠI

Mysis
Zoea
Nauplius

Postlasvae

Juvenile

Trưởng thành

Trứng

Đẻ trứng
Tầng đáy
Hình 1.3: Vòng đời của tôm he chân trắng
1.1.4.3. Đặc điểm sinh trưởng của Tôm Thẻ Chân Trắng (Nguyễn Trọng Nho và
ctv, 2006)
Sự tăng trưởng về kích thước của Tôm Thẻ có dạng bậc thang, thể hiện sự sinh
trưởng không liên tục. Kích thước giữa hai lần lột xác hầu như không tăng hoặc tăng

không đáng kể và sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác. Trong khi đó sự tăng trưởng về trọng
lượng có tính liên tục hơn. Tôm thẻ có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, tốc độ tăng
trưởng tùy thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển, giới tính và điều kiện môi
trường, dinh dưỡng.
Từ ấu trùng đến thời kỳ thiếu niên, không có sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng
giữa tôm đực và tôm cái. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối thời kỳ thiếu niên, con cái lớn
nhanh hơn con đực.
a. Sự tăng trưởng của ấu trùng
8


Sự tăng trưởng về chiều dài của ấu trùng tôm như sau: Giai đoạn Nauplius tăng
trên dưới 10%/1 lần lột xác. Lần lột xác từ N6 chuyển sang Z1 chiều dài tăng 86%, gần
gấp 2 lần,và đây cũng là lần tăng chiều dài lớn nhất trong vòng đời của tôm thẻ.
Từ Z1 chuyển sang Z2 tăng 25%, Z2 chuyển sang Z3 tăng 13,7% (giảm ½ so với
từ Z1 sang Z2), Z3 chuyển sang M1 tăng 13,2%. M1 chuyển sang M2 và M2 chuyển sang
M3 tăng >20%. M3 chuyển sang P1 tăng 12,6%. Trong giai đoạn Postlarvae, sự tăng
trưởng về chiều dài không đều, đa số < 10%/ lần lột xác.
Tỷ lệ chiều rộng và chiều dài cơ thể (R/D) lớn nhất ở giai đoạn Nauplius (50%).
Riêng N1, R/D = 53,1%. Tỷ lệ này giảm trong quá trình sinh trưởng, sau mỗi lần lột
xác cơ thể thon hơn. Tỷ lệ R/D thấp nhất từ P1 đến P4 (R/D=1/10), sau đó tăng lên từ
P5 đến P13 và giảm từ P13 đến P17. Từ P17 đến P21, tỷ lệ R/D ổn định, đánh dấu sự
chuyển sang thời kỳ ấu niên.
Tỷ lệ chiều dài giáp đầu ngực và chiều dài toàn thân (CL/TL): từ P1 đến P14: 2728%, từ P15 đến P21: 32%, từ P21 trở đi sắp xỉ 30% và hầu như không thay đổi nữa,
đánh dấu sự chuyển sang thời kỳ thiếu niên.
Trong thực tế sản xuất, P10 có chiều dài thân từ 9-11mm sau 7-10 ngày ương đạt
cỡ 1-2 cm (TL), sau 15-20 ngày đạt cỡ 2-3 cm, sau 20-25 ngày đạt cỡ 3-5 cm và sau
25-30 ngày đạt cỡ 4-6 cm. Nếu thả nuôi trong ao từ P15 sau 1 tháng nuôi đạt khoảng 12g/con. Tôm nuôi 4 tháng đạt kích cở thương phẩm 30-40 con/kg, một số loại 20-30
con/kg.
b. Tuổi thọ của tôm thẻ

Tôm thẻ có tuổi thọ ngắn, tuổi thọ của tôm đực thấp hơn tôm cái. Trong điều kiện
sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước 30-320C, độ mặn 20-40%0 từ tôm bột đến thu hoạch
mất 180 ngày, cỡ tôm trung bình 40g/con, chiều dài từ 4 cm tăng lên tới 14 cm. Tuổi
thọ trung bình của tôm thẻ>32 tháng.
1.1.4.4. Sự lột xác
a. Cơ chế của quá trình lột xác

9


Để sinh trưởng được, tôm cũng như tất cả động vật chân khớp khác phải tiến
hành lột xác. Sự lột xác chỉ là kết quả cuối cùng của 1 quá trình phức tạp, trải qua
nhiều giai đoạn, được chuẩn bị từ nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước đó. Quá trình
chuẩn bị diễn ra ở tất cả các mô có liên quan thông qua hoạt động như: huy động
nguồn lipid dự trữ ở gan, tụy, sự phân bào gia tăng và các ARN thông tin được tạo
thành và tiếp theo là quá trình sinh tổng hợp các protein mới. Trong thời gian này
trạng thái của tôm cũng thay đổi.
- Giai đoạn sau lột xác
Là giai đoạn kế tiếp sau ngay khi tôm lột xác. Đây là khoản thời gian từ khi nước
được hấp thụ và máu qua biểu bì, mang, ruột để làm tăng thể tích máu, căng lớp vỏ
mới còn mềm dẻo cho đến khi lớp vỏ mới đã cứng lại. Giai đoạn này có thể kéo dài
đối với tôm lớn hoặc vài giờ đối với tôm nhỏ.
- Giai đoạn giữa lột xác
Đây là giai đoạn dài nhất theo sự phân chia này. Suốt giai đoạn này võ đã cứng
lại nhờ sự tích tụ chất khoáng và protein. Vỏ dày và đầy đủ cả 3 phần.
- Giai đoạn trước lột xác
Lớp mô sừng ngoài mới hình thành vào đầu giai đoạn trước lột xác. Cuối giai
đoạn trước lột xác hình thành tiếp lớp giữa mô sừng mới. Lúc này lớp vỏ củ đã bong ra
khỏi lớp biểu bì ở phía dưới làm cho vỏ tôm có màu trắng đục. Đây là một trong
những dấu hiệu để nhận biết sự lột xác sắp xảy ra.

Ở giai đoạn này năng lượng được điều động từ gan, tụy, một phần vỏ cũ cũng
được hấp thụ lại, hàm lượng hormone lột xác trong máu tăng cao và sau đó giảm đột
ngột ngay trước khi sự lột xác sắp xảy ra.
- Giai đoạn lột xác
Chỉ kéo dài vài phút, bắt đầu từ khi lớp vỏ cũ tách ra ở mặt lưng nơi tiếp giáp
giữa vỏ đầu ngực và vỏ phần bụng và kết thúc khi tôm thoát khỏi hẳn lớp vỏ cũ.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lột xác

10


- Ánh sáng: cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng đều ảnh hưởng đến quá
trình lột xác. Khi hạn chế thời gian chiếu sáng sẽ ức chế thời gian lột xác của tôm,
ngược lại nếu kéo dài thời gian chiếu sáng hơn bình thường sẽ rút ngắn thời gian lột
xác.
- Nhiệt độ: nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình lột xác. Nhiệt
độ thấp hơn 14-180C, sự lột xác bị ức chế. Nhiệt độ cao trong khoảng thích hợp, tôm
tăng cường hoạt động trao đổi chất, tích luỹ dinh dưỡng, chuẩn bị cho quá trình lột xác
xảy ra.
- Độ mặn: ở độ mặn thấp trong khoảng thích hợp tôm sẽ ngừng tăng cường lột
xác, sinh trưởng nhanh hơn.
- Các yếu tố, điều kiện môi trường khác: pH, hàm lượng NO3-, NO2-, NH4-, độ
cứng đều có sự ảnh hưởng đến sự lột xác. Việc bón vôi thường xuyên ở ao nuôi ít thay
nước sẽ làm tăng độ cứng của nước làm cản trở sự lột xác của tôm.
- Chu kỳ lột xác có liên quan đến chu kỳ thủy triều, thông thường đầu chu kỳ
thủy triều tôm mới lột xác rộ.
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng và nhu cầu về chất
1.1.5.1. Đặc điểm dinh dưỡng
Trong thiên nhiên thức ăn của tôm thay đổi theo từng giai đoạn phát triển và có
liên quan mật thiết đến sinh vật phù du và sinh vật đáy. Tôm chân trắng là động vật ăn

tạp.
- Giai đoạn Nauplius:
Tôm dinh dưỡng bằng noãn hoàng dự trữ, chưa ăn thức ăn ngoài. Đến cuối N6 hệ
tiêu hóa bắt đầu có sự chuyển động nhu cầu.
- Giai đoạn Zoea:
Ấu trùng Zoea thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn là thực vật nổi, chủ yếu là
tảo Silic như: Skeletonema costatum, Chaetoceros, ossinodiscus, Nitzschia,
Rhizosolena...Ở giai đoạn này ấu trùng ăn mồi liên tục, thức ăn trong ruột không ngắt

11


quảng, đuôi phân dài cho nên mật độ thức ăn trong môi trường nước phải đạt mật độ
đủ cho Zoea có thể lọc mồi liên tục suốt giai đoạn này. Mật độ thức ăn tăng dần từ Z1
đến Z3. Ngoài hình thức ăn lọc là chủ yếu, ở giai đoạn này ấu trùng có khả năng bắt
mồi chủ động. Khả năng này tăng dần từ Z1 đến Z3 đặc biệt là ở cuối Z3 trở đi.
- Giai đoạn Mysis:
Tôm bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi như luân trùng, ấu trùng
Nauplius Copepoda, Nauplius artemia, ấu trùng động vật thân mềm...Tuy nhiên, thực
tế sản xuất cho thấy ấu trùng Mysis vẫn có khả năng ăn được tảo Silic.
- Giai đoạn Postlarvae:
Tôm bắt mồi chủ động. Thức ăn chủ yếu là động vật nổi như: Artemia,
Copepoda, ấu trùng của giáp xác, ấu trùng của động vật thân mềm...Cần chú ý ở giai
đoạn này, tôm thích ăn mồi sống nên trong sản xuất nếu cho ăn thiếu N-Artemia,
Postlarvae sẽ ăn thịt lẫn nhau.
- Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành:
Từ thời kỳ ấu niên, tôm thẻ thể hiện tính ăn của loài (ăn tạp, thiên về ăn động
vật). Thức ăn của tôm là các động vật khác như giáp xác, động vật thân mềm, giun
nhiều tơ, cá nhỏ.
Trong sản xuất giống nhân tạo ấu trùng tôm thẻ còn được cho ăn các loại thức ăn

nhân tạo tự chế biến như lòng đỏ trứng, sửa đậu nành, thịt tôm, thịt hầu và các loại
thức ăn nhân tạo sản xuất công nghiệp thường được gọi là thức ăn tổng hợp (Nguyễn
Trọng Nho và ctv, 2006).
1.1.5.2. Nhu cầu về chất của tôm he chân trắng
- Protein:
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn của tôm, là nguyên
liệu tạo ra các mô và các sản phẩm khác trong cơ thể và còn là chất xúc tác, thực hiện
chức năng vận chuyển, bảo vệ... Nhu cầu Protein thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển

12


của tôm, Postlarvae yêu cầu tỷ lệ 40% protein trong thức ăn, cao hơn các giai đoạn
sau.
Tôm chân trắng không cần khẩu phần ăn có lượng Protein cao như tôm sú. Theo
nghiên cứu của Colvin and Brand (1977) là 30%, Kureshy and Davis (2002) là 32%.
Trong đó, thức ăn có lượng Protein 35% được coi như là thích hợp hơn cả, trong đó
khẩu phần ăn có thêm mực tươi rất được tôm ưa chuộng. Men tiêu hóa Protein của tôm
chủ yếu ở dạng trypsine, không có pepsine (Vonk, 1970). Ngoài việc cung cấp dinh
dưỡng, quan trọng nhất là giúp tôm có khả năng tiêu hóa chitinase một phức hợp của
protein.
- Hydratcacbon:
Hydratcacbon là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể (khoảng 60%
năng lượng cho hoạt động sống của động vật). Tuy khả năng sản sinh ra nhiệt lượng
của hydratcacbon kém hơn so với Lipip, Hydratcacbon lại có ưu thế hòa tan được, vì
vậy quá trình tiêu hóa hấp thu dễ dàng.
Ở giáp xác có nhiều men tiêu hóa Hydratcacbon như: amylaza, maltaza, kitinaza,
cellulaza (Kooiman, 1964), nhờ đó giáp xác có thể tiêu hóa một thành phần cellulose
nên chúng có thể ăn thực vật và rong tảo.
Thức ăn nhiều xơ sẽ đưa kết quả xấu vì cơ quan ruột, dạ dày của tôm ngắn, thức

ăn nhanh chóng đi qua và thời gian tiêu hóa bị hạn chế. Nhưng chất xơ đóng vai trò là
chất nền cho quá trình lên men của vi sinh vật sống trong ống tiêu hóa, vì vậy trong
thức ăn tôm người ta thường bổ sung khoảng 5% bột cỏ hoặc rong biển. Ngoài vai trò
là chất nền trong chất xơ tồn tại một lượng nước nhất định, chính lượng nước này có
tác dụng duy trì dịch ruột làm tăng quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
- Lipid:
Cùng với Hydratcacbon thì chất béo tạo ra năng lượng. Nếu năng lượng của thức
ăn quá thấp thì tôm sẽ sử dụng nguồn năng lượng từ các dưỡng chất khác, như protein
để thỏa mãn nhu cầu về năng lượng, làm nâng cao chi phí thức ăn. Nếu năng lượng

13


trong thức ăn quá cao thì sẽ làm sự hấp thu thức ăn quá cao thì sẽ làm giảm sự hấp thu
thức ăn và chất đạm tiêu hóa không đủ để tôm phát triển.
Thành phần lipid có trong thức ăn tôm khoảng 6-7,5% không nên quá 10%. Với
hàm lượng lipid trong thức ăn >10% sẽ dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng, tăng tỷ lệ tử
vong.
- Vitamin:
Vitamin là nhóm chất hữu co mà động vật yêu cầu số lượng rất ít so với các chất
dinh dưỡng khác nhưng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
và duy trì cuộc sống của nó, cơ thể động vật có nhu cầu một lượng nhỏ trong thức ăn
để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường.
Nhu cầu Vitamin ở tôm tùy thuộc vào kích cỡ, tuổi, tốc độ sinh trưởng, điều kiện
dinh dưỡng, nhu cầu từng loại vitamin thực tế cho từng loài tôm, cho từng giai đoạn
vẫn chưa được biết nhiều. Vì thực tế trong thức ăn, lượng vitamin bổ sung thường
vượt quá nhu cầu thực tế của tôm nhằm bù đắp lượng mất đi do hòa tan trong nước, do
phân hủy trong quá trình sản xuất thức ăn và bảo quản.
Vitamin nhóm B, C và E được cho là cần thiết phải cho vào thức ăn. Vitamin
D,C khi dùng số lượng nhiều đã cho thấy phản ứng đối kháng, dẫn đến bệnh thừa

vitamin. Trong thành phần các Premix vitamin dùng cho tôm luôn có vitamin A và K.
- Chất khoáng:
Giống như các động vật thủy sinh khác, tôm có thể hấp thụ và bài tiết chất
khoáng trực tiếp từ môi trường nước thông qua mang và bề mặt cơ thể. Vì vậy, nhu
cầu chất khoáng ở tôm phụ thuộc nhiều vào hàm lượng chất khoáng có trong môi
trường tôm đang sống.
1.1.6. Đặc điểm sinh sản
1.1.6.1. Cơ quan sinh sản
- Cơ quan sinh dục đực:

14


×