Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Thử nghiệm trồng và bước đầu đánh giá sinh trưởng phát tri ển cây chò chỉ tại viện nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp – trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.93 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ CÔNG HUÂN
Tên đề tài:
“THỬ NGHIỆM TRỒNG VÀ BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN CÂY CHÒ CHỈ (PARASHOREA CHINENSIS WANG HSIE)
TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ CÔNG HUÂN
Tên đề tài:
“THỬ NGHIỆM TRỒNG VÀ BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN CÂY CHÒ CHỈ (PARASHOREA CHINENSIS WANG HSIE)
TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Lớp

: K43 – LN –N02

Khoá học


: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Công Quân

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ CÔNG HUÂN
Tên đề tài:
“THỬ NGHIỆM TRỒNG VÀ BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN CÂY CHÒ CHỈ (PARASHOREA CHINENSIS WANG HSIE)
TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp


Lớp

: K43 – LN –N02

Khoá học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Công Quân

Thái Nguyên, năm 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên, nhằm gắn
liền các kiến thức đã được học với công tác nghiên cứu khoa học về Lâm nghiệp.
Quá trình thực tập giúp cho sinh viên củng cố kiến thức đã được các thầy cô giáo
trau dồi suốt trong những năm tháng trên giảng đường, đồng thời quá trình học
tập giúp cho sinh viên trực tiếp cọ sát với công việc sản xuất nông, lâm nghiệp từ
đó vững vàng hơn trong công tác sau này.
Xuất phát từ yêu cầu về đào tạo và thực tiễn. Được sự nhất trí của Ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực
hiện nghiên cứu đề tài “Thử nghiệm trồng và bước đầu đánh giá sinh trưởng phát
triển cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) tại Viện Nghiên cứu và Phát
triển Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, các cán bộ Viện Nghiên cứu và Phát

triển Lâm nghiệp, bạn bè trong lớp, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy
giáo TS. Trần Công Quân để tôi hoàn thành đề tài. Xin trân trọng cảm ở các
thầy các cô giáo; các bạn đã giúp đỡ.
Do thời gian có hạn, năng lực bản thân còn hạn chế nên bài luận văn chắc
sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ
phía các thầy cô giáo và bạn bè để bài luận văn hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Đỗ Công Huân


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 4.1 Chiều cao vút ngọn trung bình của hai nhóm cây điều tra ............................. 31
Bảng 4.2. Đường kính cổ rễ trung bình của hai nhóm cây điều tra ............................... 33
Bảng 4.3: Đường kính tán trung bình của hai nhóm cây điều tra .................................. 34
Bảng 4.4. Đánh giá chất lượng cây Chò chỉ................................................................... 38


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG KHÓA LUẬN
Trang

Hình 2.1: Ảnh cây Chò chỉ tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp ................. 11
Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng (Y) và tăng trưởng (Y') ................................................. 26
Hình 4.1: Đồ thị phân bố N/D00 có dạng lệch trái ....................................................... 36

Hình 4.2: Đồ thị phân bố N/Hvn có dạng lệch phải ....................................................... 37
Hình 4.3: Sâu cuốn lá trên cây Chò chỉ.......................................................................... 39
Hình 4.4: Cây bị câu cấu nhỏ và sâu cuốn lá hại ........................................................... 40
Hình 4.5: Gỉ sắt trên lá Chò chỉ...................................................................................... 41


v

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ và cụm từ viết tắt

Nghĩa

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Doo

Đường kính cổ rễ

Dt

Đường kính tán

Hvn

Chiều cao vút ngọn


Hướng ĐT - NB

Hướng Đông tây – Nam bắc

OTC

Ô tiêu chuẩn

Pt

Suất tăng trưởng

SCLN

Sâu cuốn lá nhỏ

Thuốc BVTV

Thuốc bảo vệ thực vật

Trung tâm KHSX

Trung tâm khoa học sản xuất

Trường ĐHNL

Trường Đại học Nông lâm

Viện NC&PTLN


Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp

Zt

Tăng trưởng thường xuyên hàng năm

Znt

Tăng trưởng thường xuyên định kỳ

∆nt

Tăng trưởng bình quân định kỳ

∆t

Tăng trưởng bình quân chung


vi

MỤC LỤC
Trang

Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học và trong học tập ........................................................................ 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................... 2

Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học .......................................................................................................... 4
2.1.1. Thế nào là cây bản địa, ưu nước điểm trong trồng rừng cây bản địa..................... 4
2.1.2. Khái niệm sinh trưởng và phát triển rừng .............................................................. 5
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới và Việt Nam ................................................... 6
2.2.1. Những nghiên cứu mang tính chất cơ sở trên thế giới ........................................... 6
2.2.2. Những nghiên cứu về trồng cây bản địa ở Việt Nam............................................. 7
2.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Chò chỉ ................................................................ 11
2.3.1. Đặc điểm hình thái ............................................................................................... 11
2.3.2. Đặc tính sinh thái ................................................................................................. 12
2.3.3. Giống và tạo cây con ............................................................................................ 13
2.3.4. Trồng và chăm sóc rừng ....................................................................................... 16
2.3.5. Khai thác, sử dụng................................................................................................ 18
2.4. Điều kiện tự nhiên của khu vực tiến hành nghiên cứu đề tài .................................. 18
2.4.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 18
2.4.2. Địa hình, địa mạo ................................................................................................. 19
4.2.3. Khí hậu, thủy văn ................................................................................................. 19
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 21


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Khóa luận đã được giáo viên
hướng dẫn xem và sửa.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Giảng viên hướng dẫn


Sinh viên

TS. Trần Công Quân

Đỗ Công Huân

Giảng viên phản biện
(ký và ghi rõ họ tên)


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) là cây gỗ lớn có giá trị
kinh tế và giá trị đa dạng sinh học cao, có tên trong sách đỏ của Việt Nam và
đang có nguy cơ bị tuyệt chủng cao và cần được bảo tồn. Chò chỉ có biên độ sinh
thái hẹp, mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, cùng
với các loài Gội (Aglaia gigantea), Sấu (Dracontonelum duperreanum), Sâng
(Amesiodendron chinense).... Tái sinh tốt ở ven suối hay ở nơi có độ tàn che nhỏ.
Là loài cây ưa sáng nên khi sinh trưởng trong rừng quá rậm cây non sẽ có nguy
cơ bị chết cao. Gỗ Chò chỉ vàng nhạt hay hơi hồng, rất bền, chịu nước, chịu chôn
vùi... Là loài thực vật thuộc họ Dầu có ở hầu hết các tỉnh phía Bắc Việt Nam, từ
Quảng Bình trở ra. Gặp nhiều ở Thái Nguyên (xã Tân Thịnh, huyện Định Hoá),
Tuyên Quang (Na Hang, Chiêm Hoá), Vĩnh Phú (Thanh Sơn), Thanh Hoá (Quan
Hóa), Nghệ An (Quỳ Châu), Hà Tĩnh (Hương Khê, Hương Sơn). Do gỗ Chò chỉ
tốt nên Chò chỉ đang bị săn lùng ráo riết để khai thác. Mức độ đe doạ: Bậc K.
Việc trồng cây Chò chỉ cũng gặp rất nhiều khó khăn vì thiếu thông tin và những

cơ sở khoa học cần thiết.
Hiện tại, Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp miền núi phía Bắc (nay là Viện
NC&PTLN) đang gieo ươm và thử nghiệm một số kỹ thuật nhân giống từ hom, nuôi
cấy mô, đã trồng thử nghiệm một số cây xung quanh Viện NC&PTLN, cây trồng có
tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt. Số lượng cây giống ngày càng tăng tại Trung tâm,
để Trung tâm và khuôn viên trường thêm xanh, đẹp, có giá trị kinh tế từ cây Chò chỉ,
đặc biệt góp phần bảo tồn loài cây, cũng như có thêm mô hình học tập nghiên cứu
cho sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.


2

Được sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa Lâm Nghiệp. Và xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thử nghiệm trồng và bước đầu đánh giá sinh trưởng phát triển cây Chò chỉ
(Parashorea chinensis Wang Hsie) tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái nguyên”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Trồng thử nghiệm 50 cây Chò chỉ tại Viện Nghiên cứu và Phát triển
Lâm nghiệp và một số tuyến đường trong khuôn viên trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên.
- Bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Chò chỉ sau 3 năm
trồng tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh chủ yếu nhằm tăng khả năng
sinh trưởng, hình dáng đẹp.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học và trong học tập
Việc nghiên cứu đề tài trước hết là một phương pháp tốt để tự hệ thống, củng
cố kiến thức đã học. Giúp sinh viên bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu
khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực gây trồng và chăm sóc cây lâm nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm cơ sở để nghiên cứu

các biện pháp kỹ thuật trong việc nhân giống, trồng và chăm sóc, phát triển
mô hình trồng cây Chò chỉ. Đồng thời khuyến nghị các biện pháp, giải pháp
trong công tác bảo tồn, phát triển loài cây Chò chỉ ngoài thực địa nơi phân
bố loài này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Góp phần làm xanh, sạch, đẹp thêm cho khuân viên nhà trường.


3

Kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế nhằm nâng cao hiểu biết
của người dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Chò chỉ.
Đặc biệt góp phần bảo tồn loài cây Chò chỉ, cũng như có thêm mô hình
học tập nghiên cứu cho sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Thế nào là cây bản địa, ưu nước điểm trong trồng rừng cây bản địa
Khi viết về định nghĩa và ưu nhược điểm cây bản địa có nhiều tác giả đề
xuất, như: Phùng Ngọc Lan, Ngô Quang Đê (2007), Nguyễn Văn Trương
(1999); v.v…nhưng theo chúng tôi thấy viết về định nghĩa, ưu nhược điểm cây
bản địa của Nguyễn Xuân Quát, Nguyễn Hữu Vĩnh và Phạm Đức Tuấn (2001)
[7], cụ thể:
* Định nghĩa: Theo nghĩa hẹp, cây bản địa là là những loài cây có phân bố
tự nhiên tại địa phương; Ở một mức độ rộng hơn, là những loài cây được quy
hóa trong nội bộ một quốc gia; Thậm chí có lúc còn được hiểu bao gồm cả

những loài cây nhập nội nhưng đã sống lâu đời, đã thích nghi và hòa nhập vào
các hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn tại chỗ. Nhưng trong đề tài này chúng tôi
sử dụng định nghĩa cây bản địa theo nghĩa hẹp.
Việt Nam với đặc thù hình chữ S trải dài từ Bắc vào Nam với nhiều sự
thay đổi khác nhau về độ cao, địa hình, khí hậu tạo thành nhiều vùng khác nhau.
Điều này cũng đồng nghĩa với sự đa dạng về thực vật nói chung và các loài cây
bản địa tại mỗi vùng nói riêng.
* Ưu nhược điểm: Cây bản địa có ưu nhược điểm gì trong trồng rừng nước
ta hiện nay:
- Ưu điểm: Cây bản địa thích nghi với một số dạng lập địa trong vùng phân bố,
ít bị tổn hại bởi các tác nhân gây tổn hại nên có tính ổn định cao, như: khả năng
kháng sâu bệnh hại cao, sống lâu năm, thường cho gỗ lớn và tốt, hoặc đặc hữu, gắn


5

bó với đời sống của người dân vùng núi. Nguồn giống thường có sẵn, nhiều và tương
đối rẻ tiền; dễ dàng lựa chọn được những loài cây có đặc tính mong muốn do tính đa
dạng cao; khi được trồng thì tạo ra cảnh quan phù hợp với tiềm thức và văn hóa dân
tộc; người dân địa phương có nhiều kinh nghiệm trong việc nhân biết, sử dụng và
phát triển; có giá trị kinh tế cao…
- Nhược điểm: Cây bản địa rất đa dạng và phong phú, nhiều loài cây có vùng
phân bố nên không trồng được phổ biến, chưa có quy trình nhân giống và trồng các
loài cây bản địa; thường có đời sống dài nên đầu tư lâu và chậm thu hồi.
Việc gieo ươm, trồng, bảo vệ cây bản địa là mục tiêu quan trọng trong triết
lý hành động của những người làm lâm nghiệp. Do đó định hướng khôi phục và
bảo tồn cây bản địa nhằm đa dạng hóa và làm giàu mầm xanh những khu vực
rừng nghèo kiệt đã bị tàn phá trước đây là một chiến lược cấp bách. Gieo ươm,
trồng và bảo vệ không những có ý nghĩa về mặt bảo tồn mà còn có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong việc đào tạo, chia sẻ cho những thế hệ trẻ hiểu được giá trị

của cuộc sống khi ươm và phát triển những mầm xanh tương lai; không bị mất đi
những nguồn gen cây rừng quý…
2.1.2. Khái niệm sinh trưởng và phát triển rừng
Sinh trưởng và phát triển là một trong những nội dung quan trọng nhất của
động thái rừng, nó ảnh hưởng lớn đến mục tiêu kinh doanh của ngành Lâm
nghiệp. Rừng sinh trưởng, phát triển theo những quy luật nhất định, các quy luật
đó chi phối bởi di truyền và điều kiện lập địa.
- Sinh trưởng: là sự tăng lên về kích thước và trọng lượng của cây (hoặc từng
bộ phận) có liên quan đến sự tạo thành mới các cơ quan, các tế bào cũng như các
yếu tố cấu trúc của tế bào. Sinh trưởng là quá trình không đi ngược lại.


6

- Phát triển: cá thể là tiến trình có tính quy luật của những biến đổi về
chất lượng của các chất chứa trong tế bào và quá trình tạo hình (phát sinh cơ
quan bộ phận, thành phần cấu trúc mới) mà thực vật trải qua trong chu trình
sống của mỗi cá thể.
Sinh trưởng và phát triển có liên quan chặt chẽ với nhau. Không có sinh
trưởng thì không có phát triển và ngược lại phát triển là tiền đề cho sinh trưởng.
Sinh trưởng ảnh hưởng quyết định đến mục tiêu kinh doanh rừng gỗ, phát triển
ảnh hưởng quyết định đến kinh doanh rừng giống.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Những nghiên cứu mang tính chất cơ sở trên thế giới
- E.P.ODUM (1971) [13] với nhiều công trình nghiên cứu về sinh thái
học làm cơ sở cho nghiên cứu hệ sinh thái rừng. Đây là cơ sở lý luận quan
trọng cho việc nghiên cứu, xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho
rừng mưa nhiệt đới.
- Geoge N Baur (1952, 1964, 1976) [12], đã nghiên cứu cơ sở sinh thái học
trong kinh doanh rừng mưa, phục hồi và quản lý rừng nhiệt đới. Tác giả đã tổng kết

những biện pháp xử lý kỹ thuật lâm sinh nhằm đem lại rừng đồng tuổi và không đồng
tuổi trong kinh doanh rừng nhiệt đới ở các châu lục khác nhau.
- Richards PW (1952), Cantinot (1965) [14], đã đi sâu vào biểu diễn hình
thái cấu trúc rừng bằng biểu đồ các nhân tố cấu trúc được mô tả, phân loại theo
dạng sống, tầng phiến, tầng thử...
- Parde (1961), Bottam (1972), Rollet (1979) đã vận dụng toán học thống
kê để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng, định lượng hoá các quy luật, đồng thời
làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật.


7

Kraft (1884) lần đầu tiên đưa ra hệ thống phân cấp cây rừng, ông phân chia
cây rừng thành 5 cấp dựa vào khả năng sinh trưởng, kích thước và chất lượng cây
rừng. Phân cấp của Kraft phản ánh được tình hình phân hoá cây rừng, tiêu chuẩn
phân cấp rõ ràng, đơn giản và dễ áp dụng nhưng chỉ phù hợp với rừng thuần loài đều
tuổi. Việc phân cấp cây rừng cho rừng tự nhiên hỗn loài nhiệt đới là một vấn đề phức
tạp, cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào đưa ra phương án phân cấp cây rừng cho
rừng nhiệt đới tự nhiên được chấp nhận rộng rãi.
Các công trình đi sâu vào nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật về tái sinh các loài
cây gỗ bản địa bằng phương pháp trồng dặm, trồng thêm vào rừng nghèo, rừng tái
sinh kém... Nhằm nâng cao chất lượng và trữ lượng gỗ bằng nhiều phương pháp
như trồng theo rạch, theo băng, theo đám, trồng dưới tán... Và đã được áp dụng ở
nhiều nước như: Nijênia, Cônggô, Camerun, Gabon, Côtdivoa...
- Tại Nhật Bản: Kasama Forest Technology Center đã thiết lập hàng loạt
các mô hình rừng nhiều tầng tán bao gồm nhiều loài cây và ở nhiều cấp tuổi,
trồng ở nhiều độ cao khác nhau ở vùng Tsucuba (có độ cao 876m so với mực
nước biển ) cho cả loài cây Tuyết tùng (Japanese Cedar) và đã đưa ra sự ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các loài cây khi trồng hỗn giao với nhau và ảnh hưởng của
môi trường đến từng cây.

- Tại Đài Loan và một số nước châu Á đã đưa cây bản địa trồng ở những
vùng đất trống đồi núi trọc sau khi đã trồng phủ xanh bằng cây lá kim kết quả là
tạo ra những mô hình rừng hỗn giao bền vững, đạt năng suất cao, có tác dụng tốt
trong việc bảo vệ, chống xói mòn đất.
2.2.2. Những nghiên cứu về trồng cây bản địa ở Việt Nam
* Về cấu trúc rừng: có rất nhiều tác giả đã sử dụng hàm thống kê toán
học để nghiên cứu định lượng cấu trúc: Đồng Sỹ Hiển (1974) [2], Nguyễn Hải


8

Tuất (1986, 1990) [10], Vũ Tiến Hinh (1990) [4] đã sử dụng các hàm hồi quy
và hàm thống kê để mô tả hiện trạng cấu trúc rừng cho cả rừng tự nhiên và
rừng trồng.
- Nguyễn Văn Trương (1983), Phùng Ngọc Lan (1986) [5] và Vũ Tiến Hinh
(1987,1988) đã nghiên cứu và tìm ra những kết quả làm căn cứ xây dựng mô hình rừng
có sản lượng, tăng trưởng ổn định (về một số nhân tố chủ đạo).
* Về phân loại trạng thái rừng: Có các công trình của Trần Ngũ Phương
(1963), Thái Văn Trừng (1978) [6], Vũ Biệt Linh (1984) đã nghiên cứu và có
những thành tựu có tầm quan trọng to lớn.
* Về sinh thái học: Có các công trình của Thái Văn Trừng (1948) về đặc
điểm hình thành rừng ngập mặn ở Cà Mau, thảm thực vật trên những đồi trọc
vùng trung du miền núi phía Bắc (1959).
- Trần Nguyên Giảng (1961- 1963 và 1960 - 1962), Trần Xuân Tiếp - Lê
Xuân Tám (1963 - 1967) đã đưa ra các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phục hồi
cây bản địa nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình tu bổ lại tầng cây cao có giá
trị trong lâm phần rừng.
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả Trần Nguyên Giảng đã xây dựng
thành công mô hình trồng hỗn loài cây bản địa dưới tán cây phù trợ và đã có báo
cáo tổng kết sơ bộ tình hình sinh trưởng của rừng ở khu vực nghiên cứu, nhưng

vẫn chưa có đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái cũng như
mối quan hệ tương hỗ giữa các loài cây này.
- Năm 1996, Trần Nguyên Giảng đã nghiên cứu trồng 10 loài cây bản địa
dưới tán rừng Keo lá tràm và Keo Tai tượng tại vườn Vườn Quốc gia Cát Bà –
Hải Phòng. Tác giả cho rằng hai loài cây này có tác dụng cải tạo bảo vệ đất, phù
trợ cho cây bản địa mọc và phát triển nên chứng tỏ cách làm như vậy là đúng.


9

Nhưng đến năm 1998, kết qủa đạt được lại không giống như vậy, cây bản địa
trồng dưới tán rừng Keo lá tràm có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt,
trong khi đó cây bản địa trồng dưới tán rừng Keo tai tượng thì có tỷ lệ sống thấp,
sinh trưởng, phát triển kếm không có triển vọng tồn tại. Tác giả giải thích đó có
thể là do nhu cầu nước của Keo tai tượng là rất lớn làm cho đất luôn khô cứng
nên không cải thiện được môi trường đất.
- Trường Đại học Lâm nghiệp (Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Tây) đã xây
dựng vườn sưu tập các loài cây trồng dưới tán rừng Thông nhựa và đã tìm ra
được các loài cây thích nghi cũng như những loài cây không thích nghi khi trồng
dưới tán rừng cây lá kim.
- Trung tâm KHSX Lâm Nghiệp Đông Bắc Bộ (Ngọc Thanh - Phúc Yên –
Vĩnh Yên) đã thử nghiệm cây bản địa dưới tán rừng Thông mã vĩ những năm
2000 và 2001 trên diện tích 10 ha tại khu vực Lũng Đồng Đành bao gồm 5 loài
cây bản địa có giá trị kinh tế cao: Lim xanh, Lim xẹt, Re hương, Ràng ràng xanh
và Dẻ Yên Thế.
Ngoài ra trung tâm cũng xây dựng một khu vườn sưu tập thực vật trồng
trên 180 loài cây bản địa cùng với cây phù trợ là Keo lá tràm và Keo tai tượng
(1996 - 2001).
Trong chiến lược phát triển Lâm nghiệp (2006 - 2020), nghành Lâm nghiệp
đã chú trọng đến việc bảo tồn và phát triển các loài cây bản địa đang ngày càng bị

thu hẹp lại về cả diện tích cũng như số loài do những hiểu biết về chúng ngày càng
được hé mở. Ngày nay, người ta đã biết được những lợi ích to lớn mà các loài cây
bản địa mang lại, không chỉ đơn thuần là cung cấp lâm đặc sản mà chúng còn là
những loài cây "của tự nhiên", có sự phát sinh và tiến hoá trong thời gian dài nên
có khả năng thích nghi cao với điều kiện nơi mọc và có tính bền vững cao, "thân


ii

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên, nhằm gắn
liền các kiến thức đã được học với công tác nghiên cứu khoa học về Lâm nghiệp.
Quá trình thực tập giúp cho sinh viên củng cố kiến thức đã được các thầy cô giáo
trau dồi suốt trong những năm tháng trên giảng đường, đồng thời quá trình học
tập giúp cho sinh viên trực tiếp cọ sát với công việc sản xuất nông, lâm nghiệp từ
đó vững vàng hơn trong công tác sau này.
Xuất phát từ yêu cầu về đào tạo và thực tiễn. Được sự nhất trí của Ban chủ
nhiệm khoa Lâm Nghiệp trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực
hiện nghiên cứu đề tài “Thử nghiệm trồng và bước đầu đánh giá sinh trưởng phát
triển cây Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang Hsie) tại Viện Nghiên cứu và Phát
triển Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của
các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, các cán bộ Viện Nghiên cứu và Phát
triển Lâm nghiệp, bạn bè trong lớp, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy
giáo TS. Trần Công Quân để tôi hoàn thành đề tài. Xin trân trọng cảm ở các
thầy các cô giáo; các bạn đã giúp đỡ.
Do thời gian có hạn, năng lực bản thân còn hạn chế nên bài luận văn chắc
sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ
phía các thầy cô giáo và bạn bè để bài luận văn hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Đỗ Công Huân


11

2.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Chò chỉ
Sơ lược nghiên cứu về cây Chò chỉ
Tên Việt Nam: Chò Chỉ
Tên khác: Mạy kho, mạy Rào
Tên khoa học: Parashorea chinensis Wang Hsie
Họ thực vật: Dầu (Dipterocarpaceae)

Hình 2.1: Ảnh cây Chò chỉ tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp
\

2.3.1. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, thân tròn thẳng, cao 30 - 40m, đường kính có thể đạt 150 200cm, có bạnh vè, vỏ nứt dọc, màu nâu bạc, nhựa màu nâu. Cây thường chiếm
tầng trên của rừng, phân cành cao. Cành non có phủ lông.
Lá đơn, hình trái xoan. Cây non lá to, dài 13 - 15cm, rộng 6 - 7 cm, có lá kèm
màu lục nhạt. Cây lớn, lá nhỏ hơn, có 15 - 18 đôi gân thứ cấp gần song song. Mặt
dưới lá và mặt trên của gân lá có phủ lông hình sao, gốc mỗi lá có 2 lá kèm.


12

Hoa mọc đầu cành, cánh hoa màu vàng, có mùi thơm nhẹ. Quả màu xanh
xám, có đường kính 4 - 6mm, dài 13 - 16mm, có 5 cánh không đều, khi non màu
hồng nhạt, khi khô màu nâu sẫm.

2.3.2. Đặc tính sinh thái
Chò chỉ phân bố tự nhiên ở các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh
Bình, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang. Thường
gặp chúng trong rừng tự nhiên, có độ cao từ 100m đến 700m so với mực nước
biển, nơi có lượng mưa bình quân từ 1600 - 2300mm, nhiệt độ bình quân 20 240C. Chò chỉ gặp trên nhiều loại đất như feralit đỏ vàng, nâu vàng trên đá vôi,
tầng trung bình đến dày, hơi ẩm.
Trong rừng nguyên sinh, Chò chỉ hỗn giao với các loài gỗ lớn như
Trường, Sấu, Re xanh, Trám, Sâng. Ở rừng thứ sinh, Chò chỉ hỗn giao với các
loài như Dẻ, Kháo vàng, Vàng anh, Máu chó, Côm. Trong tự nhiên Chò chỉ
không tồn tại ở những nơi đất trống đồi trọc, hoặc đất bạc màu thoái hoá.
Ở rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh nghèo kiệt (rừng gỗ pha tre
nứa), thảm tươi dưới tán rừng Chò chỉ thường dày đặc, gồm các loại ẩm sinh như
Khoai mài, Sẹ, Lá dong, Quyển bá, Dương xỉ cây bụi có các loài như Bọt ếch,
Cơm nguội, Xương gà, Chẩn, Trọng đũa.
Chò chỉ tái sinh tự nhiên ở những nơi có cây mẹ gieo giống, nơi tán rừng
không quá rậm. Chò chỉ thường mọc ở những nơi ven khe suối, chân hoặc sườn
núi, ẩm, ở độ cao £700 m so với mực nước biển và thích hợp với các loại đất như
Feralit đỏ nâu hoặc vàng đỏ phát triển trên các loại đá mẹ Phiến thạch sét,
Granit, Phiến thạch mica, có tầng dày, tơi xốp, thành phần chủ yếu là sét pha thịt.
Càng lên cao thì màu vàng ở tầng B càng chiếm ưu thế. Hàm lượng mùn tương
đối khá ở tầng đất mặt và càng lên cao thì hàm lượng mùn càng tăng (từ 3 - 7 %).


13

Đất có phản ứng chua và độ bão hoà Bazơ thấp (pHH2Otừ 4 - 5). Hàm lượng các
chất dinh dưỡng P2O5 và K2O dễ tiêu đều nghèo.
2.3.3. Giống và tạo cây con
- Hạt giống:
Cây trồng 10 - 12 năm bắt đầu ra quả, nhưng thu hái ở các lâm phần từ 15

tuổi trở lên mới có chất lượng hạt tốt. Chu kỳ sai quả 4 - 6 năm, ở những năm
này tỷ lệ cây ra quả đạt 70-80%. Mùa ra hoa tháng 4 - 5, mùa quả chín tháng 7 8. Chò chỉ thường ra hoa không đều, có khi 3 - 4 năm ra hoa một lần, khả năng
đậu quả không cao. Quả dễ bị sâu phá hại. Mỗi quả có 3 - 4 hạt.
Thu hái quả vào tháng 8-9 khi quả chín vỏ mầu nâu nhạt. Hạt và cánh hạt
mầu nâu, nhân hạt chắc và có mầu trắng. Thu hái tốt nhất là khi lâm phần có từ
50 - 60% số cây có quả rụng. Quả thu hái về phải ủ ngay vào cát, tưới nước đều
đặn luôn để đống ủ có độ ẩm 80%. Đống ủ không cao quá 50cm và phải để nơi
thông gió. Mỗi ngày đảo 1 lần. Bảo quản hạt ở điều kiện thông thường có thể
duy trì sức sống được 1 thời gian nhưng tỷ lệ nảy mầm giảm tương đối nhanh.
Sau 1,5 tháng đã mất sức nảy mầm 50-60%. Một kg quả có 300 - 350 quả, độ
thuần > 95%, tỷ lệ nảy mầm <50%.
- Gieo ươm:
Dùng vỏ bầu Polyetylen cỡ 8 x 12cm, không đáy và đục lỗ xung quanh.
Thành phần hỗn hợp ruột bầu gồm: Phân chuồng ủ hoai, supe lân Lâm
thao (có hàm lượng P2O5 dễ tiêu 14%) 2%, đất tầng A dưới tán rừng 88%. Đất
rừng tầng A, có hàm lượng mùn từ 3% và độ pHKCl = 5 - 6, thành phần cơ giới là
thịt nhẹ, pha cát (sét vật lý 20-25%).


14

Đất tập kết tại vườn ươm, được đập nhỏ và sàng có đường kính mắt sàng
4mm, loại bỏ rễ cây, sỏi đá, đất sét, rồi vun thành đống cao 15 - 20cm. Sau đó
phun ẩm và phủ vải mưa, giấy bóng ủ 4 - 5 ngày ngoài nắng.
Luống để xếp bầu rộng 1m, dài 10 - 20m và cao 15 - 20cm. Rãnh luống
rộng 40 - 0cm. Xếp bầu theo hàng, cứ 2 hàng để cách 1 hàng. Mật độ bầu trên
luống khoảng 260 - 280 bầu/m2.
Khi rễ cọc phát triển ra ngoài đáy bầu phải tiến hành đảo bầu kết hợp phân
loại cây để tiện chăm sóc. Chỉ tiến hành đảo bầu vào những ngày râm mát hoặc
có mưa nhỏ.

Hạt sau khi thu hái cần được cắt bỏ bớt 3/4 cánh. Diệt khuẩn bằng cách
ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,1% (1gam thuốc tím pha
với 1 lít nước) với thời gian 30 phút. Sau đó ủ hạt trong cát ẩm.
Hàng ngày tiến hành tưới nước cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo,
tránh để nanh quá dài khi gieo có thể bị gẫy mầm.
Có thể gieo hạt thẳng vào bầu. Tạo 1 lỗ sâu 1,5cm giữa bầu và gieo 1 hạt
đã nứt nanh, sau đó phủ lớp đất mỏng 3 - 5mm. Dùng rơm rạ phủ trên mặt luống
giữ độ ẩm, tránh nắng.
Khi cây mầm được 5 - 7 ngày tuổi, dài 1 - 1,5cm thì bứng cây vào bầu. Cấy
cây vào ngày râm mát hoặc mưa nhẹ, tránh những ngày nắng gắt, gió mùa Đông
Bắc. Trước hôm cấy cần tưới nước cho đất ướt đều với lượng 4 - 6 lít/m2. Sau khi
nhổ cần nhúng cây vào bát nước để tránh khô rễ mầm. Cấy đến đâu nhổ đến đấy.
Loại bỏ những cây xấu. Dùng que nhọn chọc 1 lỗ sâu 2 - 3 cm ở giữa bầu, hướng
cây mầm sao cho cổ rễ ngang mặt bầu và dùng que ép chặt đất với rễ mầm.
Sau khi cấy xong tiến hành cắm ràng ràng che mặt luống và tưới nước cho
cây. Dùng lưới che sáng 50% che cho luống cây.


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 4.1 Chiều cao vút ngọn trung bình của hai nhóm cây điều tra ............................. 31
Bảng 4.2. Đường kính cổ rễ trung bình của hai nhóm cây điều tra ............................... 33
Bảng 4.3: Đường kính tán trung bình của hai nhóm cây điều tra .................................. 34
Bảng 4.4. Đánh giá chất lượng cây Chò chỉ................................................................... 38


16


- Tiêu chuẩn cây con:
Cây ươm đạt 12 - 15 tháng tuổi, đường kính cổ rễ 0,5 - 0,6cm, cao 60 80cm, thân hoá gỗ hoàn toàn, không bị nhiễm sâu bệnh hại, không bị cụt ngọn,
không nhiều thân là đủ tiêu chuẩn đem trồng. Không trồng cây khi đã có lá non.
2.3.4. Trồng và chăm sóc rừng
Trồng thuần loài hoặc hỗn giao ở nơi còn tính chất đất rừng, có cây bụi,
cây gỗ mọc rải rác. Ở nơi đất trống trọc cần trồng cây phù trợ như Cốt khí, Đậu
tràm trong giai đoạn đầu.
Trồng hỗn giao giữa Chò chỉ với các loài cây tái sinh mục đích sẵn có
trong lâm phần. Trồng theo rạch song song với đường đồng mức. Trong rạch
trồng cây phát rộng 2m, dọn sạch cây bụi, cỏ dại, cây tái sinh không mục đích và
để lại những cây mục đích khoẻ mạnh có tương lai. Băng chừa để lại rộng 3m.
Xử lí thực bì phải được tiến hành trước khi trồng rừng 1 tháng.
Trồng hỗn giao với các loài cây lá rộng bản địa khác như Sấu, Re. Cứ
trồng 1 rạch Chò chỉ lại xen tiếp theo 1 rạch loài cây lá rộng thứ hai. Trong rạch
trồng cây, phát dọn dây leo, cây bụi, cây tái sinh phi mục đích, chỉ để lại cây
mục đích có tương lai.
Trồng thuần loài với mật độ 540 cây/ha, cự li 3,5 x 5 m.
Trồng hỗn giao tỷ lệ 1:1 với các loài Sấu, Re, mật độ 540 cây/ha, cự li 3,5
x 5m. Trong đó có 270 cây Chò chỉ và 270 cây Sấu, Re, 1 hàng Chò chỉ xen 1
hàng Sấu / Re.
Thời vụ trồng: Vụ chính là vụ Xuân từ 10/2 đến 30/3, vụ Hè Thu từ tháng
6 đến tháng 8.
Cuốc hố trồng với kích thước 40 x 40 x 40cm. Các hố bố trí giữa hàng và
so le giữa các hàng theo hình nanh sấu. Khi cuốc hố tách riêng phần đất tốt, đất


×