Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

de thi HSG huyen dien chau vong 3 nam 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.81 KB, 2 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
DIỄN CHÂU

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN VÒNG 1

Môn: HOÁ HỌC 9.

Năm học : 2012-2013
Thời gian làm bài : 120 phút không kể thời gian giao đề.
----------------------o0o--------------------Bài 1: (6,75điểm)
1. Viết 4 PTHH khác nhau trực tiếp tạo ra NaOH
2. Có 5 dung dịch muối khác nhau A 1, A2, A3, A4, A5. B1 là dung dịch bazơ; B2 là 1
kim loại; B3 là 1 oxit bazo; B4 là 1 oxit axit; B5 là dung dịch axit. Chọn các chất cụ
thể (không cần giải thích) sao cho khi cho B1 vào A1, B2 vào A2, B3 vào A3, B4 vào
A4, B5 vào B5 đều có phản ứng hóa học xảy ra và sản phẩm tạo thành từ mỗi phản
ứng đều có bazơ không tan trong nước. Viết các PTHH xảy ra.
Bài 2: (3,75 điểm)
Có 2 dung dịch Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 đều loãng gần như không màu (không thể
phân biệt bằng màu sắc). Hãy chọn 1 dung dịch bazơ, 1 dung dịch axit, 1 dung dịch
muối, 1 kim loại, 1 phi kim làm thuốc thử để phân biệt 2 dung dịch trên bằng 5 cách
khác nhau. Mỗi cách chỉ được dùng 1 hóa chất đã chọn làm thuốc thử (Nêu hiện
tượng để phân biệt, viết PTHH).
Bài 3: (3,0điểm)
Cho 8g SO3 tan hoàn toàn vào 400 ml dung dịch H 2SO4 thu được 400ml dung dịch
A. Hòa tan hoàn toàn 8g Fe2O3 vào dung dịch A được dung dịch B. Nhúng thanh Mg
vào dung dịch B, sau khi phản ứng kết thúc lấy thanh Mg ra phơi khô rồi cân lại thấy
khối lượng của nó tăng lên 0,8g so với ban đầu (Giả thiết toàn bộ lượng sắt kim loại
giải phóng bám trên thanh Mg khi cân). Tính CM của dung dịch H2SO4 ban đầu.
Bài 4: (6,5điểm)
Cho m(g) hỗn hợp X gồm Fe và CuO tan hoàn toàn vào 500ml dd Y chứa hỗn hợp 2
axit HCl và H2SO4 được dung dịch A (có chứa axit dư) và 6,72 lít khí H 2 (đktc). Chia


dung dịch thành 3 phần bằng nhau.
1. Cho phần I tác dụng với dd NaOH dư thu được 13,9 g kết tủa. Viết các PTHH
xảy ra và tính giá trị của m.
2. Cho phần II tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư lọc kết tủa và nung kết tủa đó
trong không khí đến khối lượng không đổi (Trong điều kiện thí nghiệm BaSO4
không bị nhiệt phân) thu được 23,65g hỗn hợp chất rắn. Tính C M của H2SO4
trong dung dịch Y.
3. Cho phần III tác dụng hoàn toàn với MgCO 3 dư, toàn bộ lượng khí CO2 thoát
ra được hấp thụ vào 300 ml dd NaOH 1M được dd E chứa 2 chất tan với nồng
độ CM bằng nhau. Tính nồng độ CM của HCl trong dung dịch Y.
Cho Cu = 64; Fe = 56; Al = 27; O = 16; H = 1; Cl = 35,5; N = 14; C = 12; S = 32.
(Thí sinh không được dùng bất kỳ tài liệu nào)
Họ và tên thí sinh:………………………………………………….SBD:……………




×