Các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành
2011
BÀI THẢO LUẬN NHÓM I
Bộ Môn: Quản Trị Chiến Lược
Lớp học phần:1104SMGM0211
Đề tài : Áp dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter để
phân tích và đánh giá 1 ngành hàng cụ thể.
Danh sách thành viên:
1. Bùi Hoàng Anh.
6. Cao Thị Ngọc Anh.
2. Bùi Thị Kim Anh.
7. Nguyễn Thị Mai Anh.
3. Vũ Ngọc Bích.
8. Nguyễn Tuấn Anh.
4. Hoàng Thị Mai Anh.
9. Nguyễn Thị Ngọc Ánh.
5. Nguyễn Thị Vân Anh.
10. Đỗ Thị Ánh.
LỜI MỞ ĐẦU
Nhóm 01
Page 1
Các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành
2011
Bước sang thế kỷ 21, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, việc nghiên
cứu đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh
nghiệp. Thông tin về từng đối thủ cụ thể trên từng thị trường cụ thể là cơ
sở để doanh nghiệp xác định được nhiệm vụ và các mục tiêu cạnh tranh,
là căn cứ để doanh nghiệp hoạch định được các chiến lược thích hợp và
có hiệu quả trong từng thời kỳ. Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng
phức tạp và biến động liên tục, doanh nghiệp phải nghiên cứu và phân
tích kỹ lưỡng các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành và những
ảnh hưởng của các lực lượng này đến cường độ cạnh tranh trong ngành.
Tìm hiểu về mô hình các lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter, được
minh họa từ các ví dụ trong ngành nước giải khát không gas, chúng tôi sẽ
trình bày các lực lượng cạnh tranh bao gồm:
- Đe dọa gia nhập mới
- Đe dọa từ các sản phẩm thay thế
- Quyền lực thương lượng từ người cung ứng
- Quyền lực thương lượng từ khách hàng
- Quyền lực tương ứng từ các bên liên quan
- Cạnh tranh từ các doanh nghiệp hiện tại
1.Sự gia nhập mới.
Nhóm 01
Page 2
Các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành
2011
Đối thủ tiềm năng bao gồm các công ty hiện nay không ra mặt cạnh
tranh nhưng vẫn có khả năng trong tương lai. Sự xuất hiện của đối thủ
tiềm năng đi cùng sự đe dọa giảm thị phần của các doanh nghiệp hiện tại
trong ngành, do đó sự cạnh tranh trong ngành càng gay gắt hơn…
Sự xuất hiện trên thị trường lần đầu tiên năm 2006, Trà Xanh Không
Độ đã thổi một luồng gió mới cho ngành nước giải khát không gas. Tân
Hiệp Phát trở thành người tiên phong, và cũng là người dẫn đầu trong
ngành hàng với thị phần đạt 57,9 % năm 2007. Tuy nhiên, đứng trước nhu
cầu tiêu thụ sản phẩm tăng gần 30% mỗi năm, với hơn 50% người tiêu
dùng thành phố đang chuyển dần sang các loại nước tốt cho sức khỏe, có
nguồn gốc từ thiên nhiên, hàng loạt các nhãn hàng đối thủ với Trà Xanh
Không Độ được tung ra thị trường như C2 của URC, 100 của Tribeco,
Queen Tea và Pure Green của Unillive… nhanh chóng chiếm được thị
phần đáng kể. Cho đến nay, trên thị trường Việt Nam có gần 300 loại sản
phẩm thuộc ngành hàng. Không chỉ có các hãng lớn như Coca-cola, Tân
Hiệp Phát, Tribeco… đưa ra thị trường các sản phẩm nước ngọt mới, một
số công ty nhỏ cũng đang nỗ lực nghiên cứu nhằm cho ra đời những sản
phẩm từ thiên nhiên có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng như công ty
TNHH Tân Quang Minh, công ty TNHH Nhật Phan… Cuộc chiến “trà
xanh” đã đổi màu khốc liệt.
Khả năng cạnh tranh của đối thủ tiềm năng được đánh giá qua ý niệm
rào cản ngăn chặn sự gia nhập và ngành. Rào cản này bao hàm ý nghĩa
một doanh nghiệp cần phải tốn kém rất nhiều để có thể tham gia vào
ngành. Phí tổn này càng cao thì rào cản càng cao và ngược lại.
Thứ nhất, sự chuyên biệt hóa về sản phẩm, khiến cho người tiêu dùng
trung thành với nhãn hiệu sản phẩm của các công ty có lợi thế uy tín vững
vàng hoặc đã đứng vững như vị trí tiên phong trong ngành hàng của Tân
Hiệp Phát, URC… Thông thường các công ty này có ưu thế về chất lượng
sản phẩm, về dịch vụ hậu mãi và khả năng tạo ra hương vị khác biệt được
ưa chuộng trong lòng người tiêu dùng. Không chỉ có giới trẻ năng động
mà còn có các lứa tuổi khác đều quen thuộc với vị hấp dẫn của Trà Xanh
Không Độ, Trà xanh vị chanh, trà xanh vị táo của C2… Sự trung thành với
nhãn hiệu là rào cản khiến cho các doanh nghiệp mới tham gia khó lòng
giành giật thị phần trên thị trường. các doanh nghiệp có tiềm năng phải tốn
kém rất nhiều để có thể bẻ gãy lòng ưu ái của người tiêu dùng đã được
củng cố đối với nhãn hiệu đã có uy tín trước đó.
Thứ hai, lợi thế tuyệt đối về chi phí sản xuất có thể phát sinh từ công
nghệ sản xuất, do kinh nghiệm lâu năm trong ngành, do chi phí lao động,
Nhóm 01
Page 3
Các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành
2011
nguyên vật liệu thấp, hoặc do những kỹ xảo quản lý. Đây là một lợi thế
cực kỳ quan trọng và là rào cản rất khó khăn đối với các đối thủ gia nhập
mới. Với một công ty đã có vị thế vững vàng thì sẽ không phải quá bận
tâm với những nguy cơ từ phía đối thủ tiềm năng.
Tính kinh tế về quy mô, bao gồm cả hiệu quả giảm chi phí, có được do
sản xuất đại trà những sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa, do giá thành
chiết khấu với số lượng lớn vật tư ở đầu vào sản xuất, hoặc do quảng cáo
đại trà giúp hạ thấp chi phí quảng cáo trên từng sản phẩm. Nếu tổng gộp
những thuận lợi này thì các công ty vững mạnh như Coca-cola, Pepsi,
Tribeco sẽ có nhiều lợi thế trong việc cản trở đối thủ tiềm năng trong
tương lai. Các đối thủ gia nhập mới sẽ chịu thiệt thòi về giá thành cao kéo
theo lợi nhuận ít, hoặc chấp nhận rủi ro trong việc sản xuất quy mô lớn với
vốn đầu tư khổng lồ mà những rủi ro khác chưa thể lường trước được.
Ngoài ra, còn có các rào cản khác như vốn đầu tư, chính sách quản lý
của nhà nước….
2. Đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế.
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn
nhu cầu tương dương với sản phẩm, dịch vụ trong ngành.
Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khẳ năng đáp ứng nhu
cầu so với sản phẩm trong ngành, thêm vào nữa là nhân tố về giá, chất
lượng, các yếu tó khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ
cũng ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế.
Tính bất ngờ, khó dự đoán của sản phẩm thay thế: ngay cả trong nội bộ
ngành với sự phát triển của công nghệ cũng có thể tạo ra sản phẩm thay
thế cho ngành của mình.
Trong ngành nước giải khát, đặc biệt là nước giải khát không gas như trà
xanh, trà thảo mộc thì sự đe dọa từ các sản phẩm thay thế lại càng cao bởi
đây là ngành hàng thông dụng và phổ biến.
Ở nước ta hiện nay, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, hiện nay các
doanh nghiệp nước giải khát đã thay đổi cơ cấu sản xuất và đưa ra hàng
loạt các sản phẩm nước giải khát không có gas, trà xanh, trà thảo mộc trên
thị trường.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có khoảng 300 loại nước giải khát các
loại, mỗi loại đều đánh vào những thị hiếu khác nhau như giải nhiệt, đẹp
da, giảm béo, chữa bệnh... Trước đây thị trường nước giải khát ở nước ta
đa phần là sản phẩm nước uống có gas, rất ít những sản phẩm chiết xuất từ
Nhóm 01
Page 4
Các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành
2011
trái cây và không có gas. Nhưng mấy năm gần đây do xu hướng người tiêu
dùng ưa chuộng các sản phẩm nước không gas nên doanh nghiệp kinh
doanh nước giải khát đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền mới để tung ra hàng
loạt sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng. Những dòng sản phẩm này
không chỉ đảm bảo chất lượng mà giá cả cũng phù hợp với đại bộ phận
người tiêu dùng. Tuy nhiên chúng cũng chịu ảnh hưởng từ những sản
phẩm thay thế. Trước đây thì nước uống có gas chiếm lĩnh gần như toàn
bộ thị trường nước giải khát với các hãng nổi tiếng như Coca-cola,
Pepsi,...đây cũng chính là một trong những sản phẩm thay thế của nước
giải khát không gas: trà xanh, trà thảo mộc, nước ép trái cây. Không chỉ có
vậy mà các sản phẩm nước tăng lực như Number 1, Sting,... cũng là sản
phẩm được không ít khách hàng ưa chuộng. Hoặc những thức uống dân dã
như nước tinh khiết hay các loại sữa tươi cũng là sản phẩm thay thế của
nước giải khát không gas. Những sản phẩm thay thế này ảnh hưởng trực
tiếp đến lực cạnh tranh và cường độ cạnh tranh của sản phẩm, càng nhiều
sản phẩm thay thế thì năng lực cạnh tranh càng thấp, cường độ cao đòi hỏi
các hãng sản xuất nước giải khát không gas cần phải chú trọng hơn trong
công tác marketing.
3.Quyền lực thương lượng của người cung ứng.
Số lượng và quy mô nhà cung cấp, khả năng thay thế nhà cung cấp và sản
phẩm của nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán
của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Bên cạnh đó thông tin, uy tín của nhà cung
cấp cũng có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh
nghiệp.
Đối với sản phẩm trà xanh, có thể thấy quyền lực thương lượng của các nhà
cung ứng là không lớn bởi lẽ nguồn nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm chủ
yếu là nguồn cây chè xanh, đường và một số hương liệu khác, mà những loại
nguyên liệu nói trên có rất nhiều nhà cung ứng khác nhau trên thị trường có thể
đáp ứng được nhu cầu cho công ty. Chè thì được thu mua từ chính những người
nông dân tại những khu vực trồng chè lớn và nổi tiếng, và dễ có thể thấy rằng
quyền lực thương lượng của những người nông dân tại Việt Nam là rất nhỏ, thậm
chí không có. Đối với các nhà cung cấp đường, thì riêng ở Việt Nam đã có đến
hàng mấy chục nhà máy đường, đó là chưa tính đến các nhà cung cấp đường nhập
khẩu mà các nhà cung cấp đường từ bên ngoài. Do đó mà áp lực cạnh tranh và
quyền lực đàm phán từ các nhà cung cấp đường đối với ngành trà xanh là không
Nhóm 01
Page 5
Các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành
2011
lớn. Như vậy đây sẽ là lợi thế cho ngành trà xanh phát triển và giảm các chi phí đầu
vào, hạ giá thành sản phẩm.
4.Quyền lực thương lượng của người mua.
Theo Michael Porter, Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh
hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
ngành.Khách hàng được phân làm 2 nhóm:Khách hàng lẻ, nhà phân phối.
Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong
ngành thông qua quyết định mua hàng.
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp
lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành.Quy mô, tầm quan trọng, chi
phí chuyển đổi khách hàng, thông tin khách hàng.
a.Áp lực từ phía khách hàng lẻ
Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm trong thời kỳ 2001 - 2010 đạt 7,2%;
GDP bình quân đầu người năm 2010 ước khoảng 1.200 USD. Với mức
này, Việt Nam đã chuyển vị trí từ nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước
có mức thu nhập trung bình thấp.
Theo kết quả của MasterCard công bố ngày 15.2.2011: Việt Nam đứng
đầu khu vực châu Á về ưu tiên ăn uống và giải trí với 89%, tiếp theo là
Hàn Quốc 78% và Hong Kong 75%.
Do đó với VN thị trường nước giải khát được người dân chú trọng và
giành sự quan tâm lớn.
Người tiêu dùng Việt nam đã quan tâm hơn đến sức khỏe và tìm kiếm
những loại thức uống có lợi cho sức khỏe có thể làm cân bằng lối sống bận
rộn và những chế độ ăn kiêng ngặt nghèo. Hầu hết lối sống cư dân đô thị
đã hiện đại hóa trong vài năm qua. Vì vậy, những sản phẩm chế biến sẵn,
tiết kiệm thời gian, cung cấp năng lượng và có lợi cho sức khỏe để duy trì
Nhóm 01
Page 6
Các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành
2011
nhịp độ nhanh theo yêu cầu của những cơ hội kinh doanh đang xuất hiện
tại Việt Nam.
Khi thâm nhập vào lĩnh vực này, đặc biệt là đồ uống xuất phát từ trà xanh
mà tiên phong là công ty Tân Hiệp Phát mặc dù có nhiều lợi thế nhưng vẫn
có những áp lực nhất định từ phía khách hàng lẻ. Áp lực ta dễ nhận thấy
đó là an toàn vệ sinh chất lượng sản phẩm và môi trường. Điển hình với trà
xanh Không Độ thì những thông tin về việc sử dụng hương liệu quá hạn
năm 2009 mặc dù sau đó được đính chính nhưng vẫn có những ảnh hưởng
đến uy tín và mức độ tiêu thụ sản phẩm.
Khi tung ra thị trường sản phẩm trà xanh Không Độ năm 2006 Tân Hiệp
Phát đã nám bắt đúng tâm lý vì sức khỏe của người tiêu dùng và lợi ích
của trà xanh thì người Việt đều biết đến từ xa xưa không cần Tân Hiệp
Phát tốn nhiều công sức truyền bá để người mua tin vào lợi ích của trà
xanh. Do là người đi tiên phong nên ngày đầu ra mắt trà xanh Không Độ
chưa xuất hiện đối thủ cạnh tranh cộng thêm tiện lợi và sức khỏe. Trà xanh
Không Độ đã mang lại thành công lớn cho Tân Hiệp Phát. Như vậy trong
giai đoạn này quyền lực thương lượng của người mua thấp. Ngay cả khi
giá của trà xanh Không Độ cao hơn 20% so với C2 của ULC thì người tiêu
dùng vẫn chấp nhận dùng Trà xanh Không Độ. Và trà thảo Mộc Dr.Thanh
cũng tiếp nôi thành công của trà xanh Không Độ được người mua lựa chọn
và tiêu dùng.
b.Áp lực từ phía nhà phân phối.
Hãng tư vấn Mỹ A.T.Kearney công bố báo cáo thường niên về chỉ số bán
lẻ toàn cầu (GRDI), theo đó. Năm 2007 VN đứng vị trí thứ 4, năm 2008
vươn lên vị trí dẫn đầu, năm 2009 rơi xuống vị trí thứ 6, năm 2010 đứng vị
trí 14. Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến xếp hạng thị trường bán lẻ hấp dẫn đầu tư.
Tuy nhiên theo Theo bà Loan, năm nay, thị trường bán lẻ hiện đại sẽ tiếp
tục tăng trưởng mạnh mẽ, được người tiêu dùng ưa thích nhiều hơn và là
Nhóm 01
Page 7
Các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành
2011
kênh tiêu dùng ngày càng quan trọng. Trong năm 2011, chúng ta sẽ có một
số thay đổi đáng kể. Cụ thể, siêu thị lớn phát triển tới mức cao nhất trong
năm 2011- 2012 và chậm dần tại các đô thị lớn. Các hình thức siêu thị nhỏ
hơn ngày càng phổ biến và kết hợp. Hệ thống siêu thị tổng hợp và chuyên
lương thực, thực phẩm. Đặc biệt, các trung tâm mua sắm, cửa hàng bách
hóa chuyên các sản phẩm trung – cao cấp với những phát triển mới sẽ đáp
ứng đa dạng nhu cầu người tiêu dùng. Năm 2011 cũng là năm ghi nhận sự
hình thành và cạnh tranh mạnh mẽ của các nhãn hiệu bán lẻ như
CoopMart, BigC, HaproMart, Fivimart… Đặc biệt, kênh bán lẻ qua mạng
trực tuyến sẽ khởi sắc trong năm 2011. Do có rất nhiều kênh phân
phối,nhà phân phối khác nhau từ đó dẫn tới việc áp lực từ phía nhà phân
phối đối với ngành là không cao vì công ty có thể dễ dàng tìm được các
nhà phân phối thay thế để đưa sản phẩm tới với người tiêu dùng.
5.Quyền lực tương ứng của các bên liên quan.
Các bên liên quan bao gồm: các tổ chức tín dụng, cục kiểm định chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, các hiệp hội thương mại, cơ quan chức
năng, các cổ đông, các nhóm liên quan đặc biệt khác….
Do nhu cầu của con người ngày càng tăng, thị hiếu tiêu dùng nước giải
khát không gas ngày càng tăng với dẫn chứng đó chính là sự đánh giá của
Tập đoàn San Miguel (Philippines), Việt Nam là 1 trong 5 thị trường nước
giải khát không cồn có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng thống kê của Trung tâm
xúc tiến thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh, mặt hàng nước giải khát
hầu như không bị tác động. Tuy nhiên, do thiếu kiểm soát nên thị trường
nước giải khát đang đứng trước hiện trạng thực, giả lẫn lộn. Như 1 tất yếu,
DN chạy theo lợi nhuận từ nhu cầu ngày càng tăng đã không ít chuyện thật
giả về sản phẩm, các sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
Thống kê của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, hiện
có trên 1.000 cơ sở sản xuất nước giải khát với quy mô từ hai nhãn hàng
trở lên. Bên cạnh đó, còn có lượng không nhỏ các cơ sở sản xuất chui.
Điển hình là vụ việc các cơ quan chức năng phát hiện ra lô hàng hương
liệu chế biến nước giải khát quá hạn của công ty Tân Hiệp Phát đã khiến
Nhóm 01
Page 8
Các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành
2011
uy tín của công ty nói chung và của nhãn hiệu trà xanh không độ nói riêng
bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vì sức khỏe người tiêu dùng, cần có những biện pháp cụ thể hơn nữa để
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Định kỳ tiến hành thanh tra giám sát.
Ngoài ra, thay vì quản lý bằng tiêu chuẩn, bằng văn bản pháp luật thì
ngành chức năng phải xây dựng các tiêu chuẩn an toàn quốc gia, quy định
các tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nước
giải khát. Sản phẩm nào có chứng nhận hợp quy mới được phép lưu thông
trên thị trường. Kêu gọi các doanh nghiệp tham gia và tổ chức tốt các
chương trình từ thiện, chăm sóc môi trường và các hoạt động khác.
6.Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành.
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với
nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh.
Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các
đối thủ
Hiện nay, các doanh nghiệp nội tại trong ngành có thể kể đến những tên
tuổi nổi tiếng như Coca-cola, Pepsi, Tân Hiệp Phát, URC, Tribeco,… Năm
2006 được xem là năm mà tỉ lệ tăng trưởng các ngành hàng ở các khu đô
thị Việt Nam lên rất cao, và nước giải khát được xem là một ngành hàng
có mức tăng trưởng vũ bão
Cú knock- out của chàng tí hon -Trà Không Độ -Vua trà ở Việt Nam
Nhãn hiệu phát triển nhanh nhất ở Việt Nam trong giai đoạn này cũng thuộc
về mặt hàng phát triển nhanh nhất ở Việt Nam: “trà chế biến sẵn”. Vì trà là
loại nước giải khát được tiêu thụ lớn nhất ở nội địa và có thể được xem là loại
thức uống của dân tộc, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi Tân Hiệp Phát một công ty Việt Nam có tầm nhìn xa và sự thấu hiểu cặn kẽ nhu cầu tiêu
dùng đã nhận ra tình yêu trà của người Việt và đã biết đổi mới một trong
những loại nước giải khát lâu đời và gần gũi nhất của Việt Nam và cả thế giới
thành một loại nước giải khát mới.
Trà Xanh Không Độ của Công ty Tân Hiệp Phát phát triển với tốc độ đáng
kinh ngạc, tăng trưởng 190% ở các khu đô thị Việt Nam từ tháng 11/2006 đến
tháng 11/2007 (theo số liệu của TNS Worldpanel về tiêu dùng tại gia qua
khảo sát 2.150 hộ gia đình ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ).
Nghiên cứu thị trường các mặt hàng trà chế biến sẵn có tốc độ phát triển trên
Nhóm 01
Page 9
Các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành
2011
80% trong cùng một khoảng thời gian, có thể kết luận rằng Trà Không Độ đã
đơn thương độc mã phát triển và chi phối cả ngành hàng này. Thị phần tăng
17% đã khiến Trà Không Độ trở thành “Vua trà chế biến sẵn ở Việt Nam”.
Trong khi đó các nhãn hàng “ăn theo” như Trà xanh C2 của URC Việt Nam
cũng phát triển mạnh với thị phần tăng 7%, nhưng thật sự vẫn còn nhỏ so với
Trà Không Độ. Sau đó là hàng loạt các nhãn hiệu trà xanh đóng chai khác lần
lượt ra đời như 100, Wonderfarm, Anuti, Asao…và đến tháng 8/2008, khi
Pepsi, một thương hiệu toàn cầu với những sản phẩm nước giải khác nổi tiếng
cũng nhảy vào thị trường này thì cuộc đua giành vị trí xanh trong trái tim
ngừơi tiêu dùng đã thực sự trở nên gây cấn.
Khi đề cập đến tác dụng của trà, khoảng nữa số mẫu nghiên cứu nhận biết
được chức năng của trà. NTD cho rằng trà có tác dụng "giải nhiệt", "mát
cho cơ thể", " tính táo trong công việc" và "tốt cho sức khỏe"
Đã qua rồi cái thời nước sôi hoặc một tách trà nóng đơn giản được sử dụng
để làm tỉnh táo cơ thể và tinh thần. Ngày nay, người tiêu dùng có nhiều
tiền hơn để dập tắt cơn khát của mình với nhiều loại nước giải khát ngon
miệng, nhiều dinh dưỡng và tiện lợi. Mặt khác người tiêu dùng Việt Nam
đã quan tâm hơn đến sức khỏe và tìm kiếm những loại thức uống có lợi
cho sức khỏe có thể làm cân bằng lối sống bận rộn và những chế độ ăn
kiêng ngặt nghèo.
Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến
cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn như rào cản
về công nghệ, vốn đầu tư, sự rang buộc với người lao động, các cam kết
với chính phủ và các tổ chức liên quan, các ràng buộc chiến lược, kế
hoạch…
KẾT LUẬN
Chúng ta thấy rằng các lực lượng cạnh tranh càng mạnh, càng hạn chế
khả năng để các công ty hiện tại tăng giá và có được lợi nhuận cao hơn.
Hay nói cách khác, các lực lượng cạnh tranh mạnh có thể xem như một
sự đe dọa tới sự phát triển của các doanh nghiệp hiện tại về lợi nhuận.
Nhưng mặt khác, nó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành, khi
các doanh nghiệp nội tại phải cải tiến cơ sở vật chất, nâng cao chất
lượng sản phẩm, giảm chi phí để tăng sức mạnh cạnh tranh.
Nhóm 01
Page 10
Các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành
2011
Sức mạnh của năm lực lượng có thể thay đổi theo thời gian, khi các
điều kiện ngành thay đổi, do đó cần nhận thức về những cơ hội và nguy
cơ, do thay đổi của năm lực lượng sẽ đem lại, để xây dựng các chiến
lược thích ứng cho doanh nghiệp.
Nhóm 01
Page 11