Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích mô hình kim cương để xác định rõ các nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh của huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.13 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU

I.Giới thiệu
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiểu chung: Phân tích Mô hình kim cương để xác định rõ các nhân tố quyết
định lợi thế cạnh tranh của huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
- Mục tiêu cụ thể : Xác định các nhân tố điều kiện( đầu vào), các ngành công nghiệp
phụ trợ có liên quan, những điều kiện về nhu cầu , bối cảnh cho sự ganh đua và chiến
lược của địa phương ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh, xem xét các tác động của những
yếu tố này đến lợi thế cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện nâng cao lợi
thế cạnh tranh cho Huyện Hưng Nguyên.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
- Những nhân tố điều kiện ( đầu vào), các nghành công nghiệp phụ trợ và liên quan,
những điều kiện về nhu cầu, bối cảnh cho sự cạnh tranh và chiến lược của địa phương
tác động như thế nào đến lợi thế cạnh tranh của Huyện Hưng Nguyên?
- Các giải pháp nào nâng cao năng lực cạnh tranh cho Huyện Hưng Nguyên.
- Các giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho huyện Hưng Nguyên ?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Lý thuyết và thực trạng các yếu tố trong mô hình kim
cương ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của huyện Hưng Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung: Đánh giá các nhân tố điều kiện ( đầu vào), các nghành công nghiệp phụ trợ
và liên quan, những điều kiện về nhu cầu, bối cảnh cho sự cạnh tranh và chiến lược của
địa phương và đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Huyện Hưng
Nguyên.


+ không gian, thời gian: Nghiên cứu các nhân tố trong phạm vi huyện Hưng Nguyên
trong 5 năm trở lại đây.
4. Ý nghĩa của nghiên cứu:
Về mặt lý thuyết: nghiên cứu để kiểm chứng sự hợp lý , bổ sung thêm bằng


chứng thực tiễn của mô hình kim cương đối với địa phương cụ thể là huyện Hưng
Nguyên.
Về mặt thực tiễn: Cung cấp luận cứ khoa học cho các giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh cho huyện Hưng Nguyên..
II. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu:
Ly thuyết về lợi thế cạnh tranh do Michael Porter đưa ra những năm 1990 trong cuốn
sách lợi thế cạnh tranh quốc gia. Đây là công trình nghiên cứu của một tập thể của các
nhà khoa học từ nhiều nước: Bồ Đào Nha, Canadda, Thuỷ Điển, Anh…Mục đích của lý
thuyết này là giải thích tại tao các nước lại dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản
phẩm, hay nói cách khác tại sao lại có những quốc gia có lợi thế cạnh tranh về một số
lĩnh vực sản phẩm. Theo lý thuyết này lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện mối
lien kết của 4 nhóm yếu tô đó là (1) Yếu ttoos điều kiện sản xuất, (2) Điều kiện về cầu,
(3) các ngành công nghiệp hỗ trợ và có lien quan,(4) chiến lược cơ cấu mức đọ cạnh
tranh của nghành. Các yếu tố này tác động qua lại với nhau và hình thành năng lực canh
tranh quốc gia.
Trong phạm vi hẹp hơn tác giả vận dụng mô hinhg kim cương để phân tich lợi thế
cạnh tranh của địa phương cụ thể ở đây là nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của huyện
Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An,


III. Thực trạng và phân tích lợi thế cạnh tranh của huyện Hưng Nguyên dựa trên
mô hình kim cương của M.Porter.
1, Điều kiện các yếu tố sản xuất:
Việc đánh giá năng lực cạnh tranh theo yếu tố đầu vào được xây dựng từ năm nhóm đầu
vào, đó là: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyện thiên nhiên, nguồn tri thức, nguồn vốn và
cơ sở hạ tầng. Mỗi nhóm đầu vào lại bao gồm nhiều yếu tố cụ thể hơn.Việc duy trì lợi
thế cạnh tranh phụ thuộc nhiều vào việc đầu vào đó là đầu vào cơ bản hay cao cấp,
được sử dụng phổ biến hay mang tính chất chuyên ngành. Đầu vào cơ bản bao gồm
nguồn tài nguyên, khí hậu, vị trí địa lí, lao động giản đơn và nguồn vốn tài chính. Đầu
vào cao cấp bao gồm: hệ thống hạ tầng viễn thông hiện đại, lao động có tay nghề và

trình độ cao. Tầm quan trọng của đầu vào cơ bản trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh
ngày một giảm do nhu cầu sử dụng chúng giảm dần. Ngược lại các đầu vào cao cấp
hiện đang là những đầu vào quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp tạo được lợi thế
cạnh tranh trình độ cao, đó là lợi thế cạnh tranh dựa vào tính chất độc đáo sản phẩm và
công nghệ.Tuy nhiên các đầu vào cao cấp của quốc gia lại được xây dựng từ các nhân
tố đầu vào cơ bản
1.1, Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên, Khí hậu:
Huyện Hưng Nguyên là một huyện đồng bằng tả ngạn Sông Lam.Phía Nam Tỉnh Nghệ
An, Phí Đông giáp thành phố Vinh, phía Bắc và đông bắc giáp Huyện Nghi Lộc và phí
Nam và Đông Nam giáp Sông Lam.Khúc sông dài 25Km là ranh giới tự nhiên giữa
Hưng Nguyên với các huyện Nam Đàn, Đức Thọ và thị xã Hồng Lĩnh.Tổng diện tích
đất tự nhiên 15.914ha, trong đó đất cánh tác 7.421ha, đất lâm ngiệp 2.130ha, đất chuyên
dùng 2.215ha, dân số hơn 112.000 người, trong đó có 20% theo đạo thiên chúa.Hưng
Nguyên là huyện đồng bằng phụ cận thành phố vinh về phí tây, nơi giao nhau của các
tuyến đường QL46 tránh Thành Phố Vinh và đường Ql46 đi quê hương Bác Hồ, cửa
khẩu Thanh thủy. Là một huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chủ yếu sản xuất
nông nghiệp, mà chủ yếu là sản xuất lúa nước. .
1.2. Tai nguyên thiên nhiên:
Huyện hưng Nguyên la huyện nằm giáo Sông Lam khúc sông dài 25km. Huyện co
nhiều tài nguyên thiên nhiên và khoảng sản chất lượng tốt, như: Mỏ Măng gan ở Núi
Thành, Hưng Phú; Đá xây dựng ở Hưng Tây, Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam; Đất
dùng cho sản xuất gạch, ngói có độ mịn cao, và san nền có độ kết dính tốt.....
1.3.Cơ sở hạ tầng:
Những năm qua kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư. Với việc thực hiện lồng
ghép các chương trình, dự án nhất là sau khi triển khai thực hiện chương trình mục tiêu


quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bằng sợ huy động nguồn lực của cộng đồng và sự
hỗ trợ của nhà nước, nhiều công trình được xây dựng mới hoặc được nâng cấp, làm thay
đổi cơ bản bộ mặt nông thôn ở huyện giáp ranh thành phố.

-Về giao thông: Quy hoạch giao thông trên địa bàn từng bước được thực hiện.
Hầu hết các tuyến đường, từ quốc lộ đến đường huyện, đường xã đều được thảm
nhựa hoặc đổ bê tông, đảm bảo thông suốt bốn mùa, các phương tiện giao thông và
người đi lại thuận lợi.
Hưng Nguyên là huyện đồng bằng phụ cận thành phố vinh về phí tây, nơi giao
nhau của các tuyến đường QL46 tránh Thành Phố Vinh rất thuận tiện cho các tuyến
xe bắc Nam và đường Ql46 đi quê hương Bác Hồ, cửa khẩu Thanh thủy. có tuyến
đường du lịch sinh thái, đường Giao thông 8b nối cầu cửa tiền với các xã Hưng Mỹ,
Hưng tiến, hưng Xuân.., đườn Gt 8A rất thuận tiện cho giao thông đi lại.
+ Có đường sắt bắc nam đi qua
+ Đường huyện: Với tổng 21 tuyến đường có chiều dài 138km kết nối các xã và
các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ hình thành mạng lưới giao thông xương sống của
huyện. Đến nay cơ bản đã được nhựa hoá đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật của bộ giao
thông – Vận tải.
+ Đường xã:
Huyện Hưng Nguyên có 22 xã và 01 thị trấn trong đó có một số bộ phận dân cư của
một số xã sinh sống ngoài Đê Sông Lam. Thi trấn Hưng Nguyên là trung tâm kinh tế
chính trị, văn hoá của huyện và có 6 cụm kinh tế có thể hình thành được thị tứ như:
Hưng tây, hưng Yên Nam, Hưng Châu, Hưng Thông, Hưng xá, hưng Đạo, hiện
trạng hệ thống giao thông đường xã gồm 117 tuyến tổng chiều dài 183km nhin
chung phần lớn là đường nhựa, đường Bê tông Xi măng và cấp phối.Giao thông đã
thông suốt bốn mùa. Xe ôto vận tải đi lại thuận lợi cả 23 xã thị Trấn.
+ Đường thôn xóm: tổng chiều dài 618.3km, trong đó có 3km đường nhựa,
mặt đường rộng 3m, nền đưởng rộng 6m, tình trạng trung binhg. Có 446.3km đường
bê tông xi măng, mặt đường rộng 2.5-3m, nền đường rộng 5-6m, tình trạng trung
binh; có 6,9km đường đá dăm, tình trạng xấu’ 53.9km đường cấp phối, tình trạng
xấu. Có 123.3km đường đất tình trạng xấu, Thời gian tới nâng cấp lên đường loại A
đường đồng bằng.
Nhiều công trình dự án quan trọng được nhà nước đầu tư phát huy tốt có hiệu quả như :
Đường du lịch sinh thái Ven Sông Lam; Đường QL1A tránh Thành phố Vinh; đường

Nguyễn Văn trỗi; đường nguyễn Trường Tộ; đường Gt 8A, 8B, đường GT phục vụ nhà


máy Bia Sài Gòn Sông Lam, đường nối khu di tích Tổng bí thư Lê Hồng Phong và Kim
Liên, đường 72m, Khu công nghiệp Becamek Thái Bình Dương
Các dự án do doanh nghiệp đầu tư như: trung tầm đào tạo sát hạch lái xe Hưng Mỹ, Đền
thờ Thái Phúc Hưng Phú, các cửa hang kinh doanh xăng dầu (Hiện tại Hưng Nguyên có
6 cây xăng nằm rải rác toàn huyện), bãi dừng chân tuyến xe Bắc Nam
Dự án Xây dựng nâng cấp Đập Thạch Tiền đây lag dự án lớn, tương lai sẽ là điểm
đến của ngành Du lịch của tỉnh Nghệ An.
Trong 5 năm đã xây dựng được 37,7km đường nhựa, 48km đường Bê tông, 08 trụ sở
làm việc, 09 nhà văn hoá, 15 trường học cao tầng, 47 công trình thuỷ lợi, 11 trạm y tế
xã và một số công trình trọng điểm khác.
Hạ tầng công cộng: Các trụ sở UBND xá có 23/23 xã trong đó có 1 thị trấn,
hệ thồng điện đảm bảo sinh hoạt và sản xuất kinh doanh đảm bảo 100%.
Về Hệ thống cấp thoát nước Với mạng lưới nhà máy nước tính đến thời điểm hiện nay
đủ đáp ứng nhu cầu sở dụng nước của huyện. ( Nhà máy nước Thi trấn, công suất
600m3/ngày đêm, nhà máy nước Hưng Tân phục vụ cho 1.035 hộ sử dụng...). Hiện nay
Huyện đang đầu tư xây dựng Nhà máy nước Hưng Nguyên, Hưng Thắng, Hưng
Phúc...Hệ thống cấp nước sạch nông thôn phát triển mạnh trong vài năm gần đây, năm
2015 85 % số hộ nông thôn được dùng hợp vệ sinh.
Các công trinh thuỷ lợi cơ bản đầy đủ, tuy nhiên quy mô chỉ mới phục vụ tưới tiêu nội
bộ. Hệ thống tiêu nước chưa thực sự đảm bảo, về mùa mưa lũ vẫn xảy ra hiện tượng
ngập úng nhiều nơi.
Hệ thống viễn thông thông tin, đến nay truyền hình cáp chỉ mới phục vụ trong phạm vi
Thị trấn Hưng Nguyên và một số xã lân cận Thị trấn, các truyền hình kỷ thuật số và
internet có thể cấp đến từng hộ gia đình.
Dich: vụ công cộng:
Hệ thống trường học tương đối đã hoàn chỉnh. Hiện nay tất cả các xã đều có các trường
học mầm non, tiểu học, THCS. Toàn huyện có …..trường tHPT với cơ sở hạ tầng đảm

bào công tác giảng dạy và học;
Hệ thống chợ nông thôn tương đối đầy đủ mở trên các xã.Hiện toàn huyện có khoảng
15 chợ nông thôn được đầu tư theo quy mô theo chợ hạng 3.
- Hệ thống thuy lợi:
Hiện nay Hưng Nguyên có hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh, toàn huyện có 89
trạm bơm, trong đó có địa phương quản lý 73 trạm, xí nghiệp Thủy nông Nam quản lý
16 trạm, có 4 hồ chứa, 362 km kênh tưới, trong đó xí nghiệp quản lý 169,5km; kênh Lê
Xuân Đào dài 6,4km; Kênh Hoàng Cần dài 13,5 km, kênh Gai dài 16,7km, Kênh Thấp


dài 13,5km.... Hàng năm huyện đã huy động hàng ngàn công lao động để nạo vét kênh
mương và bồi đắp đê sạt lở. Hiện nay cơ bản đã chủ động tưới tiêu cho sản xuất và cung
cấp nước cho sinh hoạt.
- Hệ thống cấp điện:
Đến nay toàn huyện có 1 trạm trung thế tại Thị trấn , có 70 trạm biến áp hạ thế các loại,
tổng công suất 14.090KVA, đường dây cao thế dài 58,13km, đường dây hậ thế 0,4km
dài 361,66km đã có mạng lưới điện quốc gia hoàn chỉnh đến tất cả các xã trong huyện.
Cơ bản đáp ứng yêu cầu của nhân dân, có 100% số hộ dùng điện.
Tuy nhiên tốc độ phụ tải ngày càng tăng nhanh, mật độ phụ tải nhanh, tập trung ở TT
Hưng nguyên, trong khi đó tại đây chỉ có 1 trạm bơm lại đang đầy tải. Các khu công
nghiệp mới tiếp tục xây dựng, nếu không sớm đầu tư xây dựng đường dây và trạm mới
sẽ thiếu điện.
1.4.Hạ tầng thông tin liên lạc:
Hạ tầng thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông được đầu tư đồng bộ, chất lượng dịch
vụ ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của người dân..Sóng điện thoại
di động được phủ sống trên toàn bộ phạm vi huyện. Đã có 100% xá có điện thoại. Tỷ lệ
thâm nhập Internet cao và tăng nhanh, được hỗ trợ bởi cơ cấu dân số trẻ.
Nói chung cơ sở vật chất và mạng lưới hiện đại, dầy đủ loại hình dịch vụ có thể đáp
ứng nhanh các nhu cầu về thong tin liên lạc trong nước và quốc tế. Nhờ dự tự do hóa
cạnh tranh hiện nay ngoài nhà cung cấp VNPT còn có sự xâm nhập mạnh mẽ vào thị

trường thông tin như Viettel, FPT và một số mạng khác.Hạ tầng thông tin khá tốt đấp
đứng được nhu cầu cảu người dân.
Nhận thức được Viễn thông là một yếu tố hạ tầng then chốt cho sự pahts triển kinh tế,
nên Huyện đã đầu tư và áp dụng vào các hệ thống hoạt động trong các lĩnh vực.Tiếp
tục đẩy mạnh đổi mới chất lượng các thiết bị công nghệ tốc độ cao, an toán đảm bảo
thông tin liên lạc.Tổ chức mạng lưới bưu cục hợp lý, xây dựng mạng lưới viễn thông
đồng bộ rộng khắp. Phát triển các dịc vụ mới đang có sức mạnh cao như điện thoại
đường dìa VoIP giá rẻ, điện thoại di ddoongfh, dịc vụ internet không dây phù hợp với
điều kiện địa hình xã vùng cao.
1.5.Hệ thống Tài chính:
Hiện nay toàn huyện có 01 trụ sở chính và 02 chi nhánh của Ngân hang Nông Nghiệp
và Phát triển Nông Thôn, 03 quỹ tín dụng mỡ tại các xã, một Ngân hang chính sách,
một trụ sở quỹ tình thương, 01 chi nhánh của Ngân hang công thương phục vụ nhu cầu
cho vay tín dụng chuyển tiền và gui tiết kiệm.


Khu vực tài chính mở rộng mạnh mẽ. Các Ngân hàng như ngân hàng NN & PTNT, NH
TM CP và các tổ chức tín dụng đã chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp
với tình hình địa phương và khả năng của đơn vị. Đa dạng hóa hình thức và nâng cao
chất lượng phục vụ , đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu hoạt động tín dụng nông thôn, tạo
điều kiện ưu tiên tập trung vốn phục vụ phát triển kinh tế địa phương, nhất là đáp ứng
nhu cầu vốn cho các lĩnh vực, ưu tiêncho người dân vay vốn để mở rộng sản xuất
gôm :( Nông nghiệp,nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ,).. Đồng thời
khuyến khích và tạo điều kiện cho các chi nhánh ngần hàng thương mại cổ phần, ngân
hàng đầu tư phát triển mở tại Thị trấn để có huy động hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi
trong nhân dân và đầu tư cho các thành phần kinh tế. Nâng cao hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng trên cơ sở đổi mới và hiện đại hóa công nghệ, xây dựng đội ngủ cán bộ
đủ trình độ quản lý, sử dụng các thiết bị hiện đại đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển
ngày càng cao của nên kinh tế
1.6.Hạ tầng hành chính:

Theo bộ thủ tục hành chính áp dụng cho cấp huyện ban hành theo quyết định số
3369/QĐ-UBND ngày 16/07/2009 về việc công bố Bộ thủ tục hành chính chung áp
dụng tại cấp huyện trên địa bàn Nghệ An.
Qua đó thấy công tác cái cách trên địa bàn nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói
riêng cho các lĩnh vực đã có những bước tiến thay đổi đáng kể trong nhưng năm gần
đây. Với việc đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng giải quyết công việc
trong nội bộ cơ quan nhà nước và nâng cao chất lượng phục vụ các tổ chức cá nhân có
thủ tục hành chính, áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn
được các ngành các cấp trên địa bàn quan tâm thực hiện đã tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp, người dân trong việc làm thủ tục hành chính.
Tuy vậy nhưng trong quá trình thực hiện đã xuất hiện nhiểu hạn chế nhược điểm như:
Chưa hoàn toàn khách quan, nawngjk về định tính và nhất là thiếu sự tham gia đánh giá
của người dân và doanh nghiệp. Từ hạn chế đó đòi hỏi phải xây dựng cơ chế theo giõi
đánh giá xếp hạng cải cách hành chính của các cấp một cách có hiệu quả chính xác hơn.
1.7. Nguồn nhân lực:
Dân số huyện Hưng Nguyên năm 2014 là 112.000 người
Các chỉ tiêu về phát triển Giáo dục đào tạo tương đối tốt. Giáo dục đào tạo đang có
bước chuyển trên một số lĩnh vực. từng bước thực hiện tốt công tác xã hội hóa ngành
giáo dục, huy động đại bộ phận các tầng lớp nhân dân tham gia. Đội ngũ giáo viên tiếp
tục được chuyển hóa.Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy được chính quyền, ngành luôn
quan tâm đầu tư bổ sung hoàn chỉnh.Do đó chất lượng giáo dục luôn được cải thiện,


hangfnawm xếp thứ 5-6 toàn tỉnh. Năm học 2014-2015 tỷ lệ học sinh hoàn thành
chương trình Tiểu học là 99,8%, công nhận tốt nghiệp thcs LÀ 96,8%, tốt nghiệp THPT
là 99,6%, kết quả thi đại học, cao đẳng la 40% cao hơn bình quân cả tỉnh.Toàn huyện đã
hoàn thành chương trình phổ cập THCS và tiểu học, phổ cấp mầm non đạt 91,5%. Năm
2012-2013 dự kiến có thêm 4-5 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số đạt chuẩn quốc
gia lên 33/61 trường chiếm 54,1%, ước năm 2015 có 37 trường, chiếm 60,7%.
Huyện có mở được hai trung tâm hướng nghiệp đào tạo nghề đó là : Trung tâm hươngd

nghiệp dạy nghề vfa trung tâm đào tạo lái xe..
Mở các trung tâp học tập cộng đồng ở các xã, Thị trấn. Đề án xử lý giáo viên dôi dư,
luân chuyển giáo viên, giao quyền tự chủ biên chế và kinh phí cho các lớp giai đoạn
2010-2015, đề án kiên cố hóa trường lớp giai đoạn 2008-2012 phát huy tốt và hiệu quả.
Các chương trình đào tạo nghề giải quyết việc làm , giảm nghèo được quan tâm. mở các
lớp dạy nghề như gò hàn, may mặc...để đáp ứng nhu cầu thực tế.
Hàng năm giải quyêt việc làm bình quân la 2.834 người ( trong đó xuất khẩu lao động
1.111 người) cao hơn các năm trước, tỷ lệ đào tạo nghề tăng từ 40% năm 2010 lên 55%
năm 2015 có thể đáp đứng nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực cho các nhà đàu tư. Tuy
nhiên chất lượng đào tạo còn nhiều bất cấp , không đáp ứng được nhu cầu về mặt chất
lượng và nhu cầu của thị trường dân đến lao động không có việc làm rất lớn do thiểu kỹ
năng.
1.8.Khoa học kỷ thuật:
Trong nhưng năm gần đây, trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đã ứng dụng roognj
rãi khoa học kỹ thuật cụ thể là: lựa chọn giống lúa có năng suất cao tính chống chịu các
thời tiết khí hậu khắc nghiệt và với các loại sâu bệnh.
Huyện đã chủ trương đưa giống bí xanh vào trong trên quy mô rộng toàn huyện, Phát
triển các mô hình chuồng trại. ĐĐưa các giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao và ít dịch
bệnh.Đã thành công trong việc chuyển đất trồng cây hang nam sang trông cam xã Đoài
có năng suất cao tại các xã Hưng yên, Hưng trung.
2.Chiến lược cơ cấu và cạnh tranh ngành:
Theo thống kê
Huyện Hưng Nguyên là huyện chủ yếu sản xuất Nông nghiệp chủ yếu la trồng lúa
nước,Hưng Nguyên là huyện phụ cận Thành phố Vinh, gần thị trường tiêu thụ nông sản,
hàng hoá và dịch vụ, có điều kiện tiếp cận nhanh với sự phát triển chung của cả tỉnh.
Ngành Nông - Lâm -Ngư Nghiệp:


Là Ngành đứng thứ 3, nhưng Ngành Nông nghiệp giữa vai trò quan trọng, là nên tảng
cho kinh tế xã hôi Huyện Hưng Nguyên Phát triển. Với dự hội tụ các các lợi thê về địa

hình , đất đai, nguồn nước, có vị trí giao thương rộng mở, lại ở cạnh Thành phố Vinh,
nên Huyện Hưng Nguyên rất có điều kiện tiếp cận và đầu tư hiện đại hóa nông nghiệp
với nhiều thành phần kinh tế gắn với phát triển của thị trường và sự phát triển của các
;ĩnh vực, các ngành kinh tế khác.
Trong cơ cấu nội ngành thì ngành nông nghiệp vẫn chiếm ưu thê snooir trội, đến thủy
sản và cuối cùng là Lâm nghiệp: năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp la 92,6%, thủy sản
5,9%, Lâm nghiệp la 1, 5%, tương ứng năm 2013 là 92,2%, 6,1%, 1,7% và ước năm
2015 sẽ là 92,4%, 6,2%, 1,4% ;

Chỉ tiêu tổng hợp

Năm
2007

1-GTSX(Trđ-SS 2010)

719.775

2.GTSX(Trđ-HH)

628.831

Năm 2010


Thực

3338

hiện


1.387.947

Năm

Năm 2015

2013

QĐ3338

734.421

800.952

2.500.472

Tốc độ phát t

Thực

2008-

2011-

hiện

2010

2013


868.592

0.50

3.Cơ cấu nội ngành
NN

90.2

92.6

92.2

92.2

LN

2.2

1.5

1.7

1.5

TS

7.6


5.9

6.1

6.9

(Nguôn: Cụ thống kê tỉnh, thống kê huyện và tính toán dự án)
Hưng Nguyên đã chuyển đổi thành công diện tích đất trồng cây hàng năm năng suất
thấp sang trồng cam xã đoài và chanh rải vụ cho thu nhâp cao tại các xã Hưng Yên
Nam, Hưng Yên Bắc, Hưng Truing.Tăng diện

- Độ mở của nền kinh tế
Nền kinh té có độ mở cao:
Những cải cách về kinh tế được khởi xướng, nền kinh tế mở cửa các daonh nghiệp tư
nhân và DNNN được thành lập và được nhận các yêu đâĩ và đối xử ưuddiax đặc biệt ở

2.93


địa phương. Quá trình mở cửa kinh tế của Việt Nam nói chung và địa phương nói riêng
về Thương mại và đầu tư dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng.
Tổng nhu cầu vốn đàu tư toàn xã hôi giai đoạn 2016-2020 khoảng 13.000 tỷ. Được huy
động từ các nguồn khác nhau như Nguồn từ ngân sách nhà nước ước khoảng 2.600 tỷ
đồng, chiếm 20% tổng vốn đầu tư. Bao gồm cả ngân sách TW và tỉnh đầu tư trên địa
bàn( Ngân sách TW khoảng 30-40%)chủ yếu đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế vfa xã hội
như: xây dựng đường giao thông, các công trình thủy lợi, phúc lợi công cộng..., Nguồn
vốn từ các doanh nghiệp ước khoảng 7.150 tỷ đồng chiếm 55% tổng nhu cầu vốn đầu
tư. Nguồn vốn đầu tư này trực tiếp đàu tư phát triển sán xuất: sản xuất NVL. chế biến
NLTS....
Vốn đầu tư từ nước ngoài: bao gồm FDI và ODA nguồn vốn này chiếm tỷ trọng thấp

ước khoảng 650 tỷ( chiếm 5% tổng vốn) nhưng có vị trí rất quan trọng, việc thu hút đầu
tư beeb ngoài không chỉ tạo vốn mà là cơ hội để đổi mới công nghệ , đào tạo cvans bộ
kỷ thuất và mở rộng thị trường.
Nguồn vốn tự có trong dân: chủ yếu huy động thông qua giá trị ngày công của người dâ
đóng góp, khuyến khích tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu và có khả năng đầu tư phát
triển kinh tế trang trai..chiếm khoảng 5% tương đường với 650 tỷ đồng.từ vốn vay ước
khoảng 1.950 tỷ đồng ( chiếm 15% tổng vốn).
Năm 2014 Hưng Nguyên có 21 dự án với tổng mức đầu tư là 598.209 triệu đồng. Trong
đó 15 công trình dự án chuyển tiếp, 6 công trình khởi công mới.Hoàn thành đưa vào sử
dụng 5 công trình: đường nối Ql46 vào xóm 7 xã Hưng Đạo, tuyến kênh chính của hệ
thống kênh tưới Thạch tiền, duy tu, sửa chữa đường Nguyễn Văn trỗi, khu tái đinh cư
xã Hưng Lợi, cầu vào trụ sở UBND xã Hưng Thông, nhà tả vu, hữu vu thuộc Khu lưu
niệm cố tổng bí thư Lê Hồng Phong, hạng mục mương thoát nước kéo dài của khu tái
định cư tại khối 1 xã Hưng đạo.
- Chính sách và thực thi chính sách cạnh tranh
Hưng Nguyên là một huyện cũng như các huyện khác của Tỉnh Nghệ An, tại thời điểm
xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế đều nằm trong bối cảnh chưa được đánh giá và
dự báo một cách đầy đủ, khách quan khoa học về nhưng cơ hội thách thức có thể xẩy ra.
Nên có những mục tiêu đề ra chưa sát, hoặc quá cao, hoặc chưa klhai thác hết tiềm năng
và lợi thế vốn có.
Do vậy kinh nghiệm trong việc áp dụng đầy đủluận cạnh tranh còn yếu. Trên đó rất ít
doanh nghiệp nhận thức đượ những vi phạm tiềm tàng, cả từ phía họ và tư nhân trong
nước. với khu vực tư nhân, các chương trình đào tạo và phổ biến kiến thức về pháp luật
cạnh tranh cần được coi là ưu tiên hàng đầu.


Một vấn đề nữa đó là hai cơ quan quản lý cạnh tranh mới thành lập và cạnh tranh
chuyên ngành có sự chồng chéo về trách nhiệm về khâu xử lý các khiếu kiện.
- Cạnh tranh không bình đẳng giữa các doanh nghiệp:
3, Các nghành hỗ trợ và liên quan:

Trình độ phát triển của cụm ngành .
Sự tồn tài và mức đọ năng động của các cụm ngành:
Hưng
Quá trình chuyên môn hóa và các quần tụ về mặt địa lý của các hoạt động kinh tế tưng tự nhau
diễn ra một cách tự nhiên.
Cụm ngành là tập hợp trong một khu vực địa lý nhất định các công ty có mối quan hệ tương
tác chặt chẽ và các tổ chức có liên quan cùng hoạt động trong một lĩnh vực nhất định, gắn kết
với nhau với tính bổ sung và các đặc điểm chung. Trên thực tế các công ty riêng lẻ thường
phải đối mặt với những vấn đề cấp đọ ngành mà bản thân các công ty không thể tự giải quyết
được. Khi đó cách tiếp cận theo cụm ngành sẽ giúp tăng năng ực cạnh tranh chung cho cả
ngành- điều khó có thể đạt được thông uqa việc hỗ trợ của các công ty riêng lẻ.
Ở Hưng Nguyên mô hình sơ khai của cụm ngành là các làng nghề truyền thống đã được hình
thành một cách tự nhiên từ lâu đời và thường tập trung chuyên môn hóa vào các sản phẩm thủ
công truyền thống. Các cụm ngành công nghiệp nhẹ hoặc chế biến xuất khẩu ( vd như: Ngành
điện tử, dệt may, nước giải khát, VLXD...)
Ngành Công Ngiệp - Xây dựng
Năm 2008 đến nay trong điều kiện khó khăn bởi các tình hình suy thái kinh tế chung toán cầu,
trong nước và trong vùng, nhất là sau khi thực hiện nghị quyết 11/NQ-CP về giảm đầu tư
công, nhiều công trình dự án bị chững lại, triển khai chậm nên mức độ đầu tư xây dựng bị ảnh
hưởng mạnh ( mặc dù sau đó có nghị quyết 13/NQ-CP ngày 15/5/2012 về một số giải pháp
nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh). Nhưng với huyện Hưng Nguyên bị ảnh
hưởng không lớn bằng các địa phương khác.
Nghành Công Nghiệp - Xây dựng của huyện trong thời gian này vẫn có tăng trưởng khá.
Tổng giá trị tăng thêm ( giá SS 20101) năm 2010 đạt 540.000tr.d, đạt 87,5% chiếm tỷ trọng
40,3%, đến năm 2013 tăng lên 60.982tr.đ nhưng tỷ trọng giảm còn 38.68%, ước năm 2015 đạt
695.746 tr.đ, tỷ trọng 38,9%..
Công Nghiệp - TTCN ở Hưng Nguyên có thế mạnh về sản xuất VLXD, sản xuất nước gải
khát, phát triển các làng nghề truyền thống...Do điều kiện kinh tế khó khăn, giá cả tăng nên có
sản phẩm CN-TTCN vượt mục tiêu nhưng cũng không it sản phẩm chưa đạt.





×