Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa GS9 tại xã động đạt huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.5 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THU NGA
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA GS9 TẠI XÃ
ĐỘNG ĐẠT, HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành : Kinh tế nông nghiệp
Lớp

: K43 Kinh tế nông nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THU NGA
Tên đề tài:


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG LÚA GS9 TẠI XÃ
ĐỘNG ĐẠT, HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa

: Kinh tế và PTNT

Lớp

: K43 Kinh tế nông nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Hồ Lƣơng Xinh

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa GS9 tại xã

Động Đạt, huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên”, chuyên ngành Kinh tế nông
nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi, luận văn đã sử dụng thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong luận văn
này là trung thực và chưa sử dụng trong bất cứ một công trình nghiên cứu khoa học
nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2015
Sinh viên thực hiện đề tài

Nông Thu Nga


ii

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường. Ban chủ nhiệm Khoa Kinh
tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn
thành khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Động Đạt, huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên với đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống
lúa GS9 tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Thầy cô, cá nhân,
cơ quan và nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nơi đào
tạo, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo Ths. Hồ Lương Xinh giảng viên khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn, người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ tôi
tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài .
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn

sự giúp đỡ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lương,
UBND xã Động Đạt, các ban ngành cùng nhân dân trong xã đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Thái Nguyên, tháng

năm 2015

Sinh viên

Nông Thu Nga


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Gía lúa gạo nguyên liệu tại ĐBSCL ...........................................................9
Bảng 3.1 Một số thông tin chung về các hộ điều tra .................................................15
Bảng 4.1. Tình trạng sử dụng đất của xã Động Đạt qua 3 năm 2012-2014 ..............21
Bảng 4.2 Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Động Đạt ................................24
qua 3 năm 2012 - 2014 ..............................................................................................24
Bảng 4.3 Gía trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Động Đạt .................................26
qua 3 năm 2012 – 2014 .............................................................................................26
Bảng 4.4 Tình hình dân số và lao động của xã Động Đạt qua 3 năm 2012 – 2014 ..27
Bảng 4.5 Diện tích lúa của xã Động Đạt qua 3 năm 2012 – 2014 ............................33
Bảng 4.6 Diện tích, năng suất bình quân và sản lượng sản xuất lúa lai ba dòng GS9
của xã Động Đạt qua 3 năm 2012 - 2014 ........................................................33
Bảng 4.7 Lịch gieo trồng lúa lai ba dòng GS9 và Khang dân tại hai........................35
xóm vụ Đông-xuân ....................................................................................................35
Bảng 4.8 Lịch gieo trồng lúa lai ba dòng GS9 và Khang dân tại hai xóm vụ Mùa .........35

Bảng 4.9 Chi phí giống lúa lai ba dòng GS9 ............................................................36
Bảng 4.10 Bảng ngày công lao động ........................................................................37
Bảng 4.11 Chi phí lao động.......................................................................................38
Bảng 4.12. Diện tích và cơ cấu giống lúa lai ba dòng GS9 gieo cấy của các hộ điều
tra năm 2014 .....................................................................................................39
Bảng 4.13: Năng suất và sản lượng lúa lai ba dòng GS9 năm 2014 .........................40
Bảng 4.14 Mức phân bón cho sản xuất lúa lai ba dòng GS9 theo điều kiện của hộ
gia đình .............................................................................................................42
Bảng 4.15 Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa lai ba dòng GS9 qua điều kiện
kinh tế năm 2014 ..............................................................................................41
Bảng 4.16 Kết quả - Hiệu quả sản xuất 1ha lúa lai ba dòng GS9 qua điều kiện kinh
tế năm 2014 ......................................................................................................45


iv

Bảng 4.17 Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa lai ba dòng GS9 qua khả năng
tiếp cận KHKT năm 2014 ................................................................................46
Bảng 4.18 Kết quả - Hiệu quả sản xuất 1ha lúa lai ba dòng GS9 qua khả năng tiếp
cận KHKT năm 2014 .......................................................................................47
Bảng 4.19: Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất giống lúa lai ba dòng GS9 qua sự
ảnh hưởng của mùa vụ năm 2014.....................................................................49
Bảng 4.20: Kết quả - Hiệu quả sản xuất 1ha lúa lai ba dòng GS9 qua ảnh hưởng của
mùa vụ ..............................................................................................................50
Bảng 4.21 Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa Khang dân năm 2014 ............53
Bảng 4.22 Kết quả - Hiệu quả sản xuất của giống lúa Khang dân qua vụ Mùa và vụ
Đông xuân năm 2014 .......................................................................................54
Bảng 4.23 Kết quả - Hiệu quả sản xuất của giống lúa lai ba dòng GS9 và giống lúa
Khang dân năm 2014 ........................................................................................56


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Sơ đồ nguồn cung cấp giống lúa lai ba dòng GS9 ....................................37


v

MỤC LỤC
Trang

Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa trong học tập ...........................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2
Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .........................................................3
2.1. Cơ sở lý luâ ̣n ........................................................................................................3
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ..............................................................3
2.1.2. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................4
2.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................5
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới năm 2014 .......................5
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam năm 2014......................10
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................13
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................13

3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................13
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................13
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...............................................................14
3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................15
3.4. Mô tả mẫu điều tra sản xuất lúa nông hộ tại 2 xóm Cây Thị và Đồng Chằm....15
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................17
3.5.1. Chỉ tiêu phản ánh sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sản xuất của hộ .............17


vi

3.5.2. Các chỉ tiêu tính toán kết quả, hiệu quả ..........................................................17
3.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................................18
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................20
4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ......................................................................20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................20
4.1.2. Hiện trạng về kinh tế - xã hội ..........................................................................23
4.1.3. Đánh giá hiện trạng về công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, di tích, danh
thắng du lịch ..............................................................................................................28
4.1.4. Những thuận lợi và khó khăn ..........................................................................30
4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại xã Động Đạt .....................................32
4.2.1. Tình hình sản xuất ...........................................................................................32
4.2.2. Tình hình tiêu thụ ............................................................................................34
4.2.3. Lịch thời vụ trồng lúa ......................................................................................35
4.3. Kết quả sản xuất lúa lai ba dòng GS9 tại xã Động Đạt năm 2014 .....................36
4.3.1. Kết quả điều tra giống lúa lai ba dòng GS9 qua điều kiện kinh tế của hộ khá,
hộ trung bình và hộ nghèo tại xã Động Đạt năm 2014 .............................................39
4.3.2. Kết quả điều tra giống lúa lai ba dòng GS9 cho 1 ha qua tiếp cận KHKT .....45
4.3.3. Kết quả điều tra giống lúa lai ba dòng GS9 cho 1ha qua sự ảnh hưởng của
mùa vụ .......................................................................................................................48

4.3.4. Một số nhân tố khác ảnh hưởng đến năng suất lúa lai ba dòng GS9 ..............51
4.3.5. CPBQ và KQ – HQSX 1ha lúa Khang dân qua sự ảnh hưởng của mùa vụ....52
4.4. Kết quả - Hiệu quả sản xuất giống lúa lai ba dòng GS9 và giống lúa Khang dân
qua sự ảnh hưởng của mùa vụ ...................................................................................55
4.5. So sánh những thuận lợi và khó khăn , ưu và nhược điểm trong quá trình đầu
tư, sản xuất giữa hai giống lúa đang canh tác ...........................................................57
4.5.1. So sánh những thuận lợi và khó khăn .............................................................57
4.5.2. Ưu và nhược điểm của hai giống lúa ..............................................................58
4.6. Những thuận lợi, khó khăn, nguyện vọng và dự định trong tương lai của hộ
trồng lúa.....................................................................................................................59


vii

4.6.1. Thuận lợi và khó khăn của hộ trồng lúa ..........................................................59
4.6.2. Dự định trong tương lai và nguyện vọng của nông hộ ...................................61
Phần 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH TẾ ..................................................................................................................62
5.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu.................................................................62
5.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất giống lúa lai ba
dòng GS9 ...................................................................................................................62
5.3.Kết luận ...............................................................................................................64
5.4. Kiến nghị ............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
II. Tài liệu tiếng Anh
III. Tài liệu Internet


1


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nông nghiệp là một ngành có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta khi có tới
hơn 70% dân cư sống dựa vào nông nghiệp, không những thế nông nghiệp còn cung
cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của nhân dân và nông nghiệp cũng có
những bước phát triển rõ rệt trong những năm gần đây. Với một nước đi lên từ nền
nông nghiệp nghèo nàn, luôn trong tình trạng thiếu lương thực, nước ta đã trở thành
một nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa gạo. Để có được thành quả này chính
là nhờ chủ trương của Đảng, Nhà nước và khả năng ứng dụng, tìm kiếm kĩ thuật,
mô hình sản xuất mới của người nông dân trên khắp cả nước. Người dân Việt Nam
không ngừng tiếp thu và ứng dụng các loại cây trồng, vật nuôi mới. Họ đã thử
nghiệm và chấp nhận các loại giống mới có hiệu quả kinh tế cao, đối với ngành lúa
gạo Việt Nam việc đưa nguồn giống mới vào sản xuất đã giúp cho người nông dân
tự tin hơn với sản phẩm của mình trên con đường xuất khẩu lúa gạo trên thế giới.
Xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên là một xã đông dân cư,
tương đối phát triển về kinh tế hơn nữa xã có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, lại
có hệ thống sông ngòi chảy qua, là điều kiện rất thuận lợi để canh tác lúa nước. Với
điều kiện thuận lợi như vậy, nhưng người dân địa phương vẫn còn chăn trở trong
việc chọn giống lúa thích hợp để đưa vào sản xuất. Đó là làm sao chọn được loại
giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, kháng sâu bệnh tốt lại cho hiệu quả
kinh tế cao. Trong các nhóm giống mà người dân đang canh tác, GS9 là giống lúa
lai ba dòng hiện đang được sản xuất khá phổ biến ở vùng này bởi năng suất và hiệu
quả kinh tế của giống lúa lai ba dòng GS9 hơn hẳn các loại giống lúa khác.
Với mong muốn đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa lai ba dòng GS9 tại
xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh
giá hiệu quả kinh tế của giống lúa GS9 tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên”. Để thấy được sự ảnh hưởng của giống lúa lai ba dòng GS9 đến quá
trình sản xuất Nông nghiệp của xã



2

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu đặc điểm, thực trạng về giống lúa lai ba dòng GS9 của các hộ gia
đình tiêu biểu của địa phương. Từ đó đánh giá được hiệu quả kinh tế của giống lúa
đó và đưa ra hướng phát triển cho giống lúa này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu các hộ gia đình gieo trồng lúa lai ba dòng GS9 tại xã Động Đạt,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất, các yếu tố thuận lợi, khó
khăn khi canh tác giống lúa lai ba dòng GS9.
- Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế khi so sánh giữa giống lúa lai ba
dòng GS9 và giống lúa khác như Khang Dân, CT18, Quy Tê… để thấy được hiệu
quả của việc sử dụng giống lúa lai ba dòng GS9.
- Khuyến cáo người dân sử dụng giống lúa lai ba dòng GS9 với quy mô rộng lớn.
- Đưa ra những giải pháp khắc phục những tồn tại và phương hướng phát
triển chung.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Củng cố kiến thứ cần thiết về sản xuất nói chung cũng như những kiến thức
thực tiễn ở lĩnh vực nông nghiệp.
- Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nghiên cứu.
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế cho công
tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được kiến thức đã học vào trong thực tiễn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Làm cơ sở cho công tác đánh giá, quy hoạch, lập kế hoạch, nhân rộng và

phát triển loại giống lúa mới để có hiệu quả kinh tế cao cho địa phương.


3

Phần 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luâ ̣n
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
* Kinh tế hộ:
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng,
bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.
Theo Ellis - 1988 thì "hộ nông dân là các nông hộ, thu hoạch các phương tiện
sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm
trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi việc tham
gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao.
* Đặc điểm kinh tế hộ:
Là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng.
Hộ nông dân là đơn vị sản xuất nhưng với quy mô nhỏ, họ cũng có đầy đủ
các yếu tố, các tư liệu phục vụ sản xuất. Đó là các nguồn lực sẵn có của nông hộ
như: lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật, công cụ… Từ các yếu tố sản xuất đó nông hộ
sẽ tạo ra các sản phẩm cung cấp cho gia đình và xã hội. Do sản xuất với quy mô
nhỏ nên số lượng hàng hóa tạo ra của từng hộ là không lớn. Tư liệu sản xuất không
đầy đủ nên chất lượng của sản phẩm làm ra cũng chưa cao.
Hộ nông dân là đơn vị tiêu dùng. Các sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng cho nhu
cầu tiêu dùng của gia đình họ là chính, nếu còn dư họ sẽ cung cấp ra thị trường bằng
cách trao đổi hoặc buôn bán. Cũng có một số nông hộ chuyên sản xuất để cung cấp
ra thị trường. Hoạt động sản xuất chính của các nông hộ là trồng trọt và chăn nuôi.
Trước kia, hầu hết các nông hộ đều sản xuất để cung cấp cho nhu cầu của gia đình
họ. Đó là đặc tính tự cung tự cấp của các hộ nông dân. Nhưng trong quá trình phát

triển của đất nước, các hộ nông dân cũng đã có những bước đổi mới khá quan trọng.
Họ đã tiến hành sản xuất chuyên canh để cung cấp sản phẩm cho xã hội. Điều đó
cũng có nghĩa là họ phải hoàn thiện tư liệu sản xuất để tăng năng suất lao động,
nâng cao hiệu quả kinh tế.


4

Do đa số các hộ nông dân đều thiếu tư liệu sản xuất: thiếu đất đai, kỹ thuật...
nên họ thường đầu tư sản xuất thấp, họ luôn tránh rủi ro. Cũng vì vậy nên hiệu quả
kinh tế mang lại của nông hộ thường không cao. Chỉ có một số nông hộ mạnh dạn
đầu tư với quy mô lớn, năng suất lao động cao nên thu nhập của họ cũng khá cao
nhưng mức độ rủi ro cũng khá lớn. Đa số các nông hộ đều chọn cho mình cách sản
xuất khá an toàn đó là họ luôn trồng nhiều loại cây khác nhau trong cùng một thời
kỳ hoặc chăn nuôi nhiều vật nuôi một lúc. Điều này làm cho sản phẩm của họ luôn
đa dạng nhưng số lượng thì không nhiều. Điều đó đồng nghĩa với việc họ tránh
được rủi ro, nếu giá cả hàng hóa này giảm xuống thấp thì còn có hàng hóa khác.
Nhưng cách sản xuất này không mang lại hiệu quả cao cho nông hộ.
* Vai trò kinh tế hộ:
Tuy các hộ nông dân còn sản xuất một cách nhỏ lẻ, quy mô không lớn, năng
suất chưa cao, hiệu quả kinh tế chưa cao... nhưng không thể phủ nhận vai trò quan
trọng của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp. Các hộ nông dân đã sử dụng
những điều kiện sẵn có để sản xuất, ổn định cuộc sống. Điều đó cũng giải quyết
được một số lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội.
Ngoài việc tạo ra các thành phẩm phục vụ cho nhu cầu của gia đình và xã
hội, kinh tế hộ nông dân còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên
liệu, hàng hóa, dịch vụ, là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất lớn đến với
người tiêu dùng. Vì mô hình kinh tế hộ có quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư không
lớn, công tác quản lý khá dễ dàng so với các loại hình sản xuất khác nên kinh tế hộ
thường được chọn làm điểm khởi đầu. Mô hình kinh tế hộ rất phù hợp với những

nông hộ có ít vốn, chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, tư liệu sản xuất còn hạn
chế. Nó cũng là tiền đề cho sự phát triển các loại hình sản xuất khác [5].
2.1.2. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) trong Nông nghiệp: là tổng hợp các hao phí về lao
động và lao động vật chất hóa để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp. Nó thể hiện
bằng cách so sánh kết quả sản xuất đạt được với khối lượng chi phí lao động và chi
phí vật chất bỏ ra. Lúc đó ta phải tình đến việc sử dụng đất đai và nguồn dự trữ vật


5

chất, lao động, hay nguồn tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp (vốn sản xuất, vốn
lao động, vốn đất đai). Nghĩa là tiết kiệm tối đa các chi phí mà thực chất là hao phí
lao động để tạo ra một đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của quá trình
sản xuất. Nó được xác định bằng so sánh kết quả với chi phí bỏ ra.
Hiệu quả xã hội: Là kết quả của các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh
công ích, phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội như tạo việc làm, xoá đói giảm
nghèo, giảm tệ nạn xã hội...
Hiệu quả môi trường: Thể hiện bảo vệ tốt hơn môi trường như tăng độ che
phủ mặt đất, giảm ô nhiễm đất, nước, không khí...
Trong các loại hiệu quả thì hiệu quả kinh tế là quan trọng nhất, nhưng không
thể bỏ qua hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
Vì vậy khi nói tới hiệu quả kinh tế người ta thường có ý bao hàm cả hiệu quả
xã hội và hiệu quả môi trường [4].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới năm 2014
Trong tháng hai, giá cả Thế giới có giảm nhỏ hơn so với tháng trước đó. Gía
gạo sau đó có xu thế ổn định dựa trên các nguồn tin từ các nước nhập và xuất khẩu
gạo. Ấn Độ tiếp tục chi phối giá gạo trên thị trường thế giới bằng cách đưa ra thị

trường với giá thấp nhất. Các nước xuất khẩu gạo truyền thống đang phải cạnh tranh
thương mại quyết liệt với Ấn Độ, đặc biệt là ở thị trường Châu Phi cận Sahara và
các Trung Đông. Do nhu cầu nhập khẩu gạo trên thế giới năm 2014 giảm 11%,
tranh chấp giá cả có thể được kích hoạt lại trong vài tháng tới, nước thua trong cuộc
đua này dự báo sẽ là Thái Lan, Việt Nam và Hoa Kỳ. Trong khi Ấn Độ và Pakistan
vốn có lợi thế ở thị trường Châu Phi về mặt địa lý, ngoại giao sẽ tăng số lượng gạo
xuất khẩu và có thể đạt vị trí đầu trong bảng xếp hạng thế giới.
* Sản lượng
Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc FAO sản lượng lúa thế giới đạt
852 triệu tấn (tương đương 503,6 triệu tấn gạo) tăng 1% so với 497,8 triệu tấn năm


6

2013. Sản lượng tăng do mở rộng diện tích canh tác lên đến 174 triệu ha, chủ yếu
diễn ra ở các nước Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc , Ấn Độ và Indonesia là 3 nước
chiếm 2/3 sản lượng gạo thế giới trên thị trường. Nguyên nhân do giá lúa tăng vọt
đã khiến nông dân mạnh dạn đầu tư vượt qua trở ngại bất lợi thời tiết ở nhiều nơi và
giá cả đầu vào tăng vọt.
Tại Châu Á được đánh giá là khu vực có sự tăng trưởng khiêm tốn với sản
lượng lúa gạo năm 2014 là 679 triệu tấn, chỉ tăng 0,2%, tương đương 1,1 triệu tấn
so với năm 2013. Điều này phản ảnh sự tăng trưởng chậm ở một số nước như Ấn
Độ, Indonesia, Nepal,Sri Lanka và Thái Lan. Trái lại, Băng-la-đét, Trung Quốc,
Mianma, Pakistan, Philippines và Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng tốt nhờ
nhưng biện pháp hỗ trợ từ phía chính phủ.
Tại Châu Phi khá lạc quan với sản lượng tăng 3,8% (tương đương 1 triệu tấn)
ở mức 28,3 triệu tấn (trong đó gạo đã xay xát là 18,5 triệu tấn). Đặc biệt là sự phục
hồi của Madagascar từ vụ lúa thất bại năm 2013 nhờ lượng mưa đầy đủ và tỷ lệ mắc
sâu bệnh giảm. Tình hình cũng được cải thiện rõ rệt ở khu vực Đông Phi, với sản
lượng ước tính tăng 3% so với năm 2013; khu vực Tây Phi khiêm tốn hơn một chút.

Tổ chức FAO dự báo sản lượng lúa khu vực Mỹ La-tinh và vùng biển
Caribean năm 2014 sẽ đạt 28,6 triệu tấn (trong đó gạo đã xay xát là 19,1 triệu tấn),
ít hơn 600 nghìn tấn so với tháng 4/2014, song vẫn tăng 1,3% so với năm 2013. Sản
lượng lúa gạo đặc biệt giảm mạnh ở Brazil, ngoài ra các nước Achentina, Bolivia,
Colombia và Ecuado, nơi mùa vụ chính của năm 2014 cũng đã được thu hoạch hết.
Do ảnh hưởng tiêu cực của lượng mưa nhiều và suy giảm về giá nên sản lượng gạo
tại Bolivia, Colombia, Ecuado, Pêru và Uruguay cũng bị giảm mạnh. Tuy nhiên, sản
lượng tại Achentina, Brazil, Cuba, Guy-a-na và Paraguay được dự báo vẫn sẽ tăng
so với năm ngoái.
Tại Châu Âu, mặc dù diện tích canh tác bị thu hẹp nhưng năng suất được
cải thiện đã giúp sản lượng gạo trong khối EU được dự báo vẫn giữ ở mức ổn
định, đạt mức của năm 2013. Đặc biệt Nga được dự báo sẽ có sự phục hồi chính
thức về sản lượng.


7

Tại Bắc Mỹ, USDA đưa ra dự đoán sản lượng lúa gạo sẽ phục hồi 19% so
với năm trước nhờ có sự tăng trưởng tới 23% về diện tích canh tác, bất chấp việc
mùa vụ bắt đầu muộn do mưa trái mùa và nhiệt độ thấp dưới mức trung bình.
Tại khu vực châu Đại Dương, những đánh giá chính thức cho thấy mức sụt
giảm 29% về sản lượng ở Australia (nơi mùa vụ đã kết thúc). Đây là mức sụt giảm
khá mạnh so với kết quả năm 2013 do việc thiếu nước tưới tiêu trong gieo trồng.
*Lượng gạo giao dịch thế giới
Trong năm 2013, chỉ có 37,3 triệu tấn gạo được giao dịch toàn cầu, chiếm
7,7% tổng sản lượng - theo số liệu của FAO. Tất cả các nới ngoại trừ Nam Mỹ đều
có nhu cầu mua gạo tăng như ở Châu Á (Bangladesh, Trung Quốc và Indonesia) và
Châu Phi (Ai Cập, Ghana, Nigeria, Senegal). Những nước xuất khẩu tăng bao gồm
Ấn Độ, Thái Lan; đạt kỉ lục có Arhentina, Brazil và Việt Nam. Trái lại xuất khẩu
gạo của Trung Quốc, Ai Cập, Pakistan và Mỹ giảm, do giá gạo trong nước tăng cao

hay do sản lượng thấp.
Sang năm 2014, lượng gạo được giao dịch thương mại trên Thế giới đạt 40,7
triệu tấn, tăng 4% so với năm 2013. Về xuất khẩu, việc chính phủ Thái Lan mở kho
hàng dự trữ khiến giá gạo giảm trong vài tháng trở lại đây đã giúp nước này lấy lại
được lợi thế cạnh tranh của mình. Sản lượng gạo bội thu cũng đưa kim ngạch xuất
khẩu gạo của một số nước như Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Guyana và Paraguay
tang mạnh. Tuy nhiên, lợi thế mà Thái Lan đang có, giúp nước này duy trì được vị
trí thứ nhất trên thị trường gạo thế giới, đã ảnh lớn đến kim ngạch xuất khẩu của
một số nước trong đó có Ấn Độ. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu gạo của
Argentina, Pakistan, Uruguay Hoa Kỳ dự kiến năm 2014 có xu hướng giảm.
Sản lượng lúa gạo dự trữ năm 2014 ước tính khoảng 4,6 triệu tấn, tăng so với
mức dự báo hồi đầu năm của tổ chức FAO; từ đó, nâng tỷ lệ dự trữ dành cho tiêu
dùng thế giới từ 35,6% năm 2012/13 lên mức 35,9%, tập trung chủ yếu ở các nước
đang phát triển. Trong số các nước xuất khẩu, Thái Lan và Việt Nam được dự báo
sẽ kết thúc niên vụ với sản lượng dự trữ nhiều hơn so với các quốc gia khác như Ấn
Độ, Pakistan và Hoa Kỳ. Về phía các nhà nhập khẩu, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng


8

lượng gạo dự trữ. Mặt khác, các nhà nhập khẩu truyền thống như Bangladesh,
Indonesia, Cộng hòa Iran, Madagascar, Nigeria, Philippines và Nam Phi có thể kết
thúc niên vụ với sản lượng dự trữ thấp hơn các quốc gia còn lại.
*Điểm qua giá gạo xuất khẩu của một số nước
Tại Ấn Độ, giá gạo xuất khẩu hầu như không thay đổi trong tháng 12/2013, với
loại 5% tấm ở mức khoảng 405-415 USD/tấn. Tuy nhiên so với một năm trước đây, giá
hiện thấp hơn khoảng 15 USD/tấn. Trong bối cảnh chung, nhu cầu gạo Ấn Độ từ các
khách hàng Châu Phi cũng yếu, kể cả Nigeria. Tuy nhiên, giá gạo trên thi trường nội
địa Ấn Độ tăng mạnh. Gía gạo bán buôn trung bình tại Ấn Độ trong tháng 11 đạt
khoảng 2.931 rupee/tạ trong tháng 10/2013 và tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm

2013. Đây là mức giá cao nhất, ít nhất kể từ thàng 1/2011. Tính theo USD giá gạo bán
luôn trung bình ở Ấn Độ hiện khoảng 473 USD/tấn (theo tỷ giá hiện hành) tăng khoảng
5% so với tháng trước và tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2012.
Tại Pakistan, giá gạo tăng 5USD/tấn (1,5%) trong vòng một tháng qua, trong
đó giá xuất khẩu gạo basmati tăng trung bình 31% lên mức cao nhất kể từ tháng
1/2011 (1.296USD/tấn) và gạo phi – basmati tăng trung bình khoảng 9% lên
698USD/tấn. Nguyên nhân bởi xuất khẩu mạnh sang Trung Quốc và chi phí sản
xuất tăng. Tuy nhiên, so với một năm trước đây giá gạo tại Pakistan hiện giảm
khoảng 35USD/tấn (13%), với loại 5% tấm hiện ở mức 385USD/tấn. Dự báo giá sẽ
duy trì ở mức hiện nay sang đầu năm mới bởi hoạt động xuất khẩu khá sôi động ở
các cảng biển và nhu cầu cao từ khách hàng Trung Quốc, nhờ lợi thế giá rẻ. Tuy
nhiên do tình trạng đình công ở cảng biển, cước phí vận chuyển gia tăng, ảnh hưởng
tới các nhà xuất khẩu trong những tháng cao điểm (tháng 12 đến tháng 2). Để hoàn
thành những hợp đồng đã ký, các nhà xuất khẩu có thể phải chịu lỗ bởi chi phí vận
chuyển tăng cao. Theo nguồn tin từ Pakistan, giá xuất khẩu trung bình gạo basmati
của nước này trong 4 tháng đầu tài khóa này là 931USD/tấn, giảm khoảng 3% so
với khoảng 962USD/tấn cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá xuất khẩu trung bình gạo
phi – basmati là 556USD/tấn, tăng khoảng 16% so với giai đoạn tháng 7-10/2012.
Tại Mỹ, giá gạo tăng khoảng 5USD/tấn trong một tháng qua nhưng hầu như


9

không thay đổi so với một năm trước đây, với loại 5% tấm hiện ở mức 595USD/tấn.
Mỹ đã xuất khẩu khoảng 3,1 triệu tấn gạo từ đầu năm tới nay. Ngành gạo Mỹ đang
chờ đợi kết quả cuộc đấu thầu Iraq. Một trong những khách hàng truyền thống.
Tại Việt Nam, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tháng 12 tăng khoảng 10% so
với tháng trước và tăng khoảng 5USD/tấn so với một năm trước. Hiện loại 5% tấm
giá chào ở mức 425-430USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất kêt từ ngày 5/12/2012
(khi đạt 440USD/tấn, FOB), do kí được hợp đồng với Philippines và đã qua mùa

thu hoạch nên giá gạo trong nước cũng tăng mạnh. Gía xuất khẩu trung bình trong
11 tháng đầu năm 2013 giảm khoảng 5,5% so với cùng kì năm trước, từ
456USD/tấn xuống 431USD/tấn (FOB). Gía lúa gạo trên thị trường trong nước tiếp
tục nhích tăng trong hai tuần đầu tháng 12 bởi nguồn cung không còn dồi dào khi đã
qua vụ thu hoạch và hợp đồng xuất khẩu mới ký với Philippines bổ sung thêm động
cơ tăng giá. Tuy nhiên sang tuần thứ ba giá đã giảm nhẹ, khi việc giao hàng đợt một
cho Philippines hoàn tất.
Bảng 2.1: Gía lúa gạo nguyên liệu tại ĐBSCL
ĐVT: (đồng/kg)
Loại lúa, gạo

Gía 20/1/2014

Gía 21/11/2014

Gía 20/12/2014

Lúa khô tại kho loại thường

5.350-5.500

5.300-5.450

5.500-5.700

Lúa dài

5.550-5.700

5.600-5.700


6.000-6.350

Gạo nguyên liệu loại 1 làm ra

7.250-7.400

7.300-7.400

7.600-7.800

7.100-7.250

7.000-7.150

7.250-7.550

8.000-8.100

8.300-8.950

Gạo 15% tấm

7.700-7.750

8.000-8.150

Gạo 25% tấm

7.350-7.450


7.650-8.150

gạo 5% tấm
Gạo nguyên liệu làm ra gạo
25% tấm
Gạo thành phẩm 5% tấm
không bao bì tại mạn

(Nguồn:Nông nghiệp Việt Nam, 2014)
Các thương lái cũng mua thêm lúa từ Campuchia về chế biến để tiêu thụ.
Hiện lúa mới IR50404 tại đồng Campuchia giá 4.900đ/cân thương lái chở sang bán


10

hơn 5.100đ/cân. Một số dân bán buôn tiểu ngạch thường chọn mua lúa Sóc chế biến
ra gạo đặc sản bán 11.000đ/cân và lúa mùa KDM (Khao Dak Mali) chế biến gạo
thơm hương lài bán sỉ 14.500đ/cân, giá bán lẻ 16.000-17.000đ/cân.Gía xuất khẩu
trung bình trong 11 tháng đầu năm 2013 giảm khoảng 5,5% so với cùng kỳ năm
trước, từ 456USD/tấn xuống 431USD/tấn (FOB) [9].
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại Việt Nam năm 2014
Năm 2014, thị trường gạo thế giới diễn biến khó lường, nguồn cung các nước
xuất khẩu dồi dào, lượng tồn kho lớn, tạo áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường.
Các nước nhập khẩu tiếp tục thực hiện chính sách nhập khẩu theo hướng tăng
cường sản xuất trong nước, đa dạng hóa nguồn cung và phương thức nhập khẩu.
Tác động của hiện tượng El Nino, dịch bệnh Ebola, diễn biến tình hình chính trị-xã
hội bất ổn tại một số khu vực đã tác động ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu gạo
của Việt Nam. Đồng thời, cũng làm gia tăng cạnh tranh xuất khẩu tại các thị trường
trọng điểm truyền thống của Việt Nam ở khu vực Châu Á.

Trong năm 2014, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 135 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả những thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore...Trong đó, thị trường Châu Á chiếm gần 77%, tăng
trưởng gần 24 %, thị trường Châu Mỹ chiếm trên 7,6%, tăng trưởng trên 4,6%, thị
trường Châu Úc chiếm 0,88%, tăng trưởng trên 12%, thị trường Trung Đông chiếm
trên 1,2 %, tăng trưởng gần 33% về lượng so với cùng kỳ năm 2014. Các thị trường
xuất khẩu trọng điểm truyền thống của Việt Nam cơ bản được giữ vững và có tăng
trưởng đáng kể. Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thị trường
Philippines tăng trưởng trên 285%, thị trường Indonexia tăng trưởng gần 128%, thị
trường Trung Đông tăng trưởng gần 33% về lượng so với cùng kỳ năm 2013. Cơ cấu
chủng loại gạo xuất khẩu tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, gạo cấp thấp
đã giảm trên 28% về lượng, thay vào đó là tăng trưởng mạnh xuất khẩu gạo thơm đạt
trên 1,52 triệu tấn, tăng gần 35% về lượng so với cùng kỳ năm 2013.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận nêu trên, sản xuất, xuất
khẩu gạo của Việt Nam hiện nay vẫn đang tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn,


11

thách thức. Nhu cầu thị trường nhập khẩu một số thị trường truyền thống không ổn
định, cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng. Một số thị trường bị sụt giảm như
châu Phi. Một số thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo gặp khó khăn về tài chính,
vốn cho sản xuất, kinh doanh và xây dựng vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, một số
vấn đề cấp thiết đặt ra cần tiếp tục quan tâm giải quyết như công tác quy hoạch
vùng sản xuất, tổ chức sản xuất lúa theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật và quy trình sản xuất, chế biến lúa gạo, giảm chi phí sản xuất,
nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu gạo, công tác xúc tiến thương mại, xây
dựng chiến lược phát triển thị trường gạo…
Dự kiến sản lượng lúa trong nước năm 2015 đạt 43,81 triệu tấn. Sau khi trừ
tiêu dùng nội địa khoảng 28,1 triệu tấn, lượng lúa hàng hóa cần tiêu thụ cả năm

2015 khoảng 14,9 triệu tấn, tương đương khoảng 7,7 triệu tấn gạo. Dự kiến xuất
khẩu gạo năm 2015 là 6,7 triệu tấn: dự báo tình hình thị trường gạo thế giới năm
2015, nhất là khu vực Châu Á – nơi sản xuất và tiêu thụ gạo nhiều nhất thế giới , sẽ
gặp nhiều khó khăn hơn năm 2014, do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu sụt
giảm . Bên cạnh đó là những biến động và rủi ro phát sinh từ nhu cầu giải quyết tồn
kho ở các nước xuất khẩu lớn, nhất là Thái Lan.
Cạnh tranh được dự báo là sẽ gay gắt giữa các nguồn cung cấp, bao gồm
Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Myanmar. Gần như các yếu tố sụt giảm từ
năm 2014 tiếp tục gia tăng và tạo áp lực lên thị trường gạo năm 2015. Dự báo
thương mại gạo toàn cầu năm 2015 ở mức 42,6 triệu tấn, gần như không đổi so với
năm 2014, nhưng tăng nhẹ so với 41,9 triệu tấn dự báo hồi tháng 12/2014. Tuy
nhiên xuất khẩu gạo trong năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn do phải cạnh tranh gay
gắt giữa các nước dẫn đầu về xuất khẩu. Ngoài ra, các thị trường truyền thống của
Việt Nam như Philippines và Indonesia tăng cường sản xuất, thực hiện chính sách
tự túc lương thực, đã tạo thêm áp lực. Năm 2014, Trung Quốc là nước nhập khẩu
gạo Việt Nam nhiều nhất , với khoảng 2 triệu tấn, chiếm trên 30% lượng gạo xuất
khẩu. Năm 2015, quốc gia này sẽ kiểm soát, ngăn chặn nhập khẩu gạo qua biên
giớivà đẩy mạnh nhập khẩu chính ngạch nên sẽ khó khăn cho các doanh nghiệp


12

Việt Nam. Châu Phi là thị trường lớn thứ hai của gạo Việt Nam nhưng năm 2014,
Thái Lan, Ấn Độ đã giành đến 60% thị trường nên dự báo gạo Việt Nam sẽ còn bị
cạnh tranh quyết liệt hơn trong năm 2015.
Xét về chủng loại gạo xuất khẩu bao gồm: gạo 15% tấm chiếm 165.873
tấn, chiếm 27% tổng lượng gạo xuất khẩu tháng 9; gạo 5% tấm đạt 156.780 tấn,
chiếm 26%; gạo thơm jasmine đạt 153.573 tấn, chiếm 25%; gạo 25% tấm đạt
11.506 tấn, chiếm 2%; gạo nếp đạt 69.522 tấn, chiếm 11%; và gạo tấm đạt
47.329 tấn, chiếm 8%.

Trong năm 2014 cả nước đã xuất khẩu tổng cộng 7,5 triệu tấn gạo. Trong đó,
các thị trường xuất khẩu gạo chính bao gồm:Trung Quốc đạt 2,1 triệu tấn (chiếm
32%); Philipines đạt 1,4 triệu tấn (chiếm 22%); Châu Phi đạt 800.000 tấn (chiếm
12%); Malaysia đạt 450.000 tấn (chiếm 7%); Indonesia đạt 350.000 tấn (chiếm
5%); Cuba đạt 300.000 tấn (chiếm gần 5%); các thị trường khác khoảng 1,1 triệu
tấn (chiếm 17%) [11].


13

Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ dân đang gieo trồng giống lúa lai ba dòng GS9 và các giống lúa khác
như: (Khang dân, CT18…) tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu và khảo sát tại 2 xóm Cây Thị và Đồng chằm thuộc
xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
* Phạm vi về thời gian
Thời gian tiến hành thực tập đề tài từ 2/2015 – 5/2015. Số liệu điều tra là số
liệu hộ thể hiện năm 2014.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Động Đạt, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Nêu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của giống lúa lai GS9.
- So sánh hiệu quả kinh tế của giống lúa lai ba dòng GS9 với giống lúa khác
như : ( Khang Dân, CT18…)
- Đánh giá khả năng áp dụng và phổ biến của giống lúa lai ba dòng GS9 tại

địa phương.
- Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển giống lúa lai ba dòng GS9 tại xã
Động Đạt , huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Đưa ra một số phương hướng và biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất
lúa lai ba dòng GS9 ở địa phương.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu gián tiếp liên quan đến: diện tích trồng, sản
lượng, giá cả, công tác khuyến nông, sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật…tại
UBND Xã Động Đạt; thông tin qua một số sách, báo, internet có liên quan.


14

3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Là phương pháp phỏng vấn trực tiếp những người có kinh nghiệm, uy tín ở
địa bàn nghiên cứu.
3.3.2.1. Khảo sát và đánh giá nhanh thực trạng gieo trồng giống lúa lai ba dòng GS9
Trước tiên, tôi đã lựa chọn phương pháp khảo sát thực tế và đánh giá nhanh
thực trạng gieo trồng giống lúa lai vì phương pháp này giúp cho tôi có cái nhìn sơ
bộ và tổng quan về đối tượng cần nghiên cứu. Đồng thời, nó giúp tôi có thể kiểm tra
lại tính chính xác GS9 của những tài liệu số liệu đã thu thập được từ đó xử lý thông
tin tốt hơn trong bước tổng hợp phân tích. Thông qua khảo sát thực tế, tôi có thể
đưa ra nhận xét chung về thực trạng gieo trồng lúa và năng suất mà giống lúa đã
mang lại cho các hộ gia đình tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Trong khi khảo sát, ngoài việc thu thập thông tin từ phỏng vấn, còn sử dụng
thêm phương pháp quan sát và ghi chép để từ đó chọn ra các hộ điều tra phù hợp
với nội dung nghiên cứu và có tính đại diện cao cho vùng.
3.3.2.2. Điều tra và phỏng vấn trực tiếp người dân
Ngoài phương pháp khảo sát thực tế và đánh giá nhanh thực trạng gieo trồng,

tôi còn áp dụng phương pháp điều tra thống kê. Áp dụng phương pháp này, trong
bài tôi sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên. Có 23 thôn(xóm) trong đó 2 thôn Cây Thị và thôn Đồng Chằm
trồng lúa lai ba dòng GS9 với tổng diện tích 120ha, tổng số hộ trong 2 thôn là 263
hộ. Tôi quyết định chọn 70/263 hộ vừa sử dụng giống lúa lai ba dòng GS9 và giống
lúa khác như: Khang dân, CT18…
Mỗi phiếu tương ứng với thông tin từ một hộ dân. Phiếu điều tra bao gồm
30 câu hỏi.
Ngoài ra, tôi còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp người dân, trong đó có cả
phỏng vấn cá nhân (trò chuyện thân mật với từng cá nhân), Phỏng vấn người cung
cấp thông tin chính (cán bộ xã, trưởng xóm).
3.3.2.3. Tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu
Khi tiến hành phương pháp này, tôi tiến hành các công việc sau:


15

- Thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu các
quy định trong gieo trồng giống lúa lai ba dòng GS9
- Hệ thống các tài liệu số liệu rời rạc sẵn có về đặc điểm tự nhiên, xã hội
của xã Động Đạt, thực trạng gieo trồng giống lúa lai
- Phân tích, đánh giá các số liệu sẵn có, kết quả phân tích được, đánh giá kèm
theo việc so sánh với các giống lúa khác từ đó đưa ra được kết luận về hiệu quả
kinh tế của giống lúa lai ba dòng GS9 tại địa phương
- Cuối cùng, tôi tổng hợp kết quả điều tra người dân qua bảng hỏi, phân tích
và đánh giá hiệu quả cả của giống lúa một cách hợp lý.
3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
3.3.3.1. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập thông tin, sử dụng phần mềm Excel để tính toán kết quả
(KQ), hiệu quả sản xuất lúa (HQSX).

3.3.3.2. Phương pháp so sánh
Tiến hành các thao tác so sánh kết quả, hiệu quả sản xuất sản xuất 2 vụ lúa:
vụ Đông Xuân và vụ Mùa của giống lúa lai ba dòng GS9; so sánh giữa giống lúa lai
ba dòng GS9 và giống lúa khác mà người dân canh tác hiện tại.
3.4. Mô tả mẫu điều tra sản xuất lúa nông hộ tại 2 xóm Cây Thị và Đồng Chằm
Bằng phương pháp chọn mẫu, phỏng vấn trực tiếp 70 hộ nông dân sản xuất
lúa lai ba dòng GS9 và giống lúa Khang dân trên địa bàn 2 xóm Cây Thị, Đồng
Chằm với bảng câu hỏi được thiết kế chi tiết từ trước. Sau đây là một số mô tả về
mẫu điều tra đối với các nông hộ trồng lúa.
Bảng 3.1 Một số thông tin chung về các hộ điều tra
Chỉ tiêu

ĐVT

Hộ Khá

Hộ TB

Hộ Nghèo

1. Số hộ điều tra
2. Trình độ học vấn của chủ hộ
- Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
3. Số nhân khẩu/hộ
4. Số lao động bình quân/hộ
5. Diện tích đất canh tác/hộ

Hộ


48

14

8

Bình quân
chung
23,33

%
%
%
Người
Lao động
ha

10,42
35,42
54,16
5
3
0,20

42,86
14,28
42,86
5
3

0,17

12,5
62,5
25
5
3
0,17

21,93
37,4
40,67
5
3
0,18

(Nguồn: Điều tra và tính toán tổng hợp, 2015)


16

*Số hộ điều tra
Qua điều tra 70 hộ trong đó có 48 hộ khá chiếm 68,5%, 14 hộ trung bình
chiếm 20% và còn lại là hộ nghèo chiếm 12,8%
*Trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa của người lao động trên địa bàn cũng tương đối cao. Số
liệu ở trên cho thấy trình độ văn hóa trải đều qua 3 cấp: cấp 1 chiếm 21,93%, cấp 2
chiếm 37,4%, cấp 3 chiếm tỷ lệ cao nhất 40,67%. Nó phản ánh khả năng tiếp thu,
ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, phản ánh tình trạng quản lý kinh tế và
khả năng tổ chức sản xuất của nông hộ. Trình độ văn hóa ảnh hưởng tới việc tiếp

thu, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật để hạn chế rủi ro, nâng cao kết quả
sản xuất, tuy nhiên cũng còn tùy thuộc vào khả năng áp dụng thực tế, sự nhạy bén
trong cách xử lý những bất trắc xảy ra trong quá trình canh tác, thời điểm phòng trừ
bệnh, bón phân cho cây lúa, giá cả nông sản…
*Số nhân khẩu
Trong tổng số 70 hộ điều tra thì hầu hết lao động tham gia canh tác là nhân khẩu
trong gia đình, chỉ có thuê lao động trong khâu làm đất và khi thu hoạch. Số nhân khẩu
trong gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập bình quân trên đầu người. Một gia đình
đông nhân khẩu, sự đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống bị hạn chế, mức thu nhập chưa cao.
Số người trong gia đình gắn liền với vấn đề đói nghèo, mức sống thấp. Số nhân khẩu
của các hộ trung bình 1 hộ có 5 người và lao động chính trong nông nghiệp là 3 người
với diện tích đất canh tác trung bình trên 1 hộ là 0,18ha
* Tình hình sử dụng vốn của bà con nông dân
Mặc dù có rất nhiều nguồn vay như vay từ các Ngân hàng chính sách xã hội,
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội phụ nữ… Nhưng qua điều tra
người dân địa phương không vay từ nguồn vốn nào, tất cả các chi phí đầu tư người
dân đều tự túc do họ có khả năng chi trả được cho chi phí đầu tư của mình. Vì vậy
mà không có hộ nông dân nào vay vốn để đầu tư vào sản xuất lúa.
Đa số các nông hộ canh tác lúa với quy mô trung bình và nhỏ, họ cho biết:
Với giống lúa cho năng suất như thế này họ muốn mở rộng diện tích trồng lúa và


×