Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

vai trò, vị trí, chức năng của quyền hành pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.16 KB, 8 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Chủ đề:

VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA
QUYỀN HÀNH PHÁP

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN CẢNH HỢP
Môn: Quyền hành pháp và quản lý nhà nước
Học viên thực hiện:
1. Quách Bé Xiếu. MSHV: 1421020161
2. Phan Thu Thảo. MSHV: 1523020086
3. SANTI SEN ETHAVISOUK. MSHV: 1422020356

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016

VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA QUYỀN HÀNH PHÁP


1. Khái niệm quyền hành pháp
Theo quan niệm phổ biến hiện nay trong các sách báo chính trị - pháp lý, quyền lực
nhà nước được tạo thành từ ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc phân tách quyền
lực nhà nước thành ba quyền nói trên bắt nguồn từ học thuyết tam quyền phân lập mà cha đẻ
của nó là John Locke. Học thuyết của ông sau đó được phát triển bởi nhà xã hội học và luật
học người Pháp Montesquieu. Theo Montesquieu, hành pháp là quyền thi hành những điều
hợp với quốc tế công pháp, tức quyền cai trị theo luật. Đối với mối quan hệ với quyền lập
pháp, quyền hành pháp chỉ có quyền ngăn cản mà không có quyền kiến nghị lên ngành lập


pháp hay thảo luận cùng ngành lập pháp1. Như vậy, khái niệm quyền hành pháp ra đời cùng
với học thuyết tam quyền phân lập. Về bản chất, quyền hành pháp là quyền tổ chức thi hành
pháp luật, áp dụng pháp luật vào các tình huống cụ thể trong đời sống, là cầu nối giữa lập
pháp và nhân dân.
Ngày nay quyền hành pháp trở thành quyền lực trung tâm trong cơ cấu quyền lực nhà
nước của các nhà nước dân chủ và pháp quyền. Thực tiễn của các nhà nước chỉ ra rằng,
quyền hành pháp càng chủ động, càng năng động, sáng tạo, không thụ động, ỷ lại, chờ đợi
trong mối quan hệ với quyền lập pháp là một trong những nhân tố quan trọng để đất nước
giàu mạnh. Vì thế, quyền hành pháp được mở rộng so với trước đây rất nhiều, không còn
nguyên nghĩa với quan niệm quyền hành pháp lúc ban đầu của Montesquieu. Quyền hành
pháp được quan niệm khá phổ biến trong các nhà nước dân chủ và pháp quyền theo các nội
dung sau: Một là, quyền hành pháp không chỉ bó hẹp trong việc chấp hành luật mà còn là
quyền chủ động khởi xướng, hoạch định chính sách quốc gia. Hai là, quyền hành pháp
không chỉ là quyền hành chính nhà nước, tức là quyền cai trị hay quản lý nhà nước theo
pháp luật, hay là quyền đưa pháp luật vào cuộc sống một cách thụ động mà còn là quyền
điều hành các chính sách2.
1

Nguyễn Đăng Dung, Quyền hành pháp và quyền hành chính nhà nước cao nhất, tr. 1
/>2

GS.TS. Trần Ngọc Đường, vai trò và trách nhiệm của quyền hành pháp trong quy trình lập pháp,
/>rong_quy_trinh_lap_phap


Ở Việt Nam khái niệm về quyền hành pháp khá “xa lạ” bởi vì lý thuyết về xã hội chủ
nghĩa không thừa nhận có sự phân quyền, mà thừa nhận quyền lực nhà nước là thống nhất.
Dần dần, quan điểm về khoa học luật ngày càng đổi mới và tiến bộ, thay đổi nhận thức của
giới học thuật về quyền lực của nhà cầm quyền ở nước ta. Tuy nhiên, Nhà nước ta chỉ thừa
nhận các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như một nguyên lý mang tính tổ chức- kỹ

thuật trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
Sự ghi nhận khái niệm quyền hành pháp ở nước ta lần đâu tiên trong Điều 2 Hiến pháp
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp.”. Thuật ngữ “quyền hành pháp” chỉ được nhắc đến duy nhất trong Hiến pháp 1992
(sửa đổi, bổ sung năm 2001) và không được cụ thể hoá trong bất kỳ văn bản nào. Hiến pháp
năm 2013 của nước ta thừa nhận quyền hành pháp như là một nhánh quyền trong sự thống
nhất của quyền lực nhà nước, có sự phân công và phối hợp giữa ba quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Đồng thời cũng khẳng định tại khoản 1 Điều 94 Hiến pháp 2013: “Chính
phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền hảnh pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.”. Trong sự thống
nhất của ba quyền thì Chính phủ thực hiện quyền hành pháp.
Quyền hành pháp ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc thi hành pháp luật mà nó
còn bao gồm cả việc quản lý, điều hành, lãnh đạo các hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực
của đời sống xã hội. Trong cơ cấu quyền lực nhà nước, Ở Việt Nam, các chủ thể thực hiện
quyền hành pháp không chỉ có Chính phủ, các cơ quan hành pháp ở Trung ương, mà một số
các cơ quan nhà nước ở địa phương cũng thực hiện quyền lực này3. Đây là một trong các
nhánh quyền lực có sự đụng chạm mạnh nhất tới quyền và lợi ích của công dân trong quá
trình thực thi và quản lý. Như vậy, quyền hành pháp ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa rộng
và là quyền hành chính. Quyền hành pháp là hoạt động thi hành pháp luật và điều hành các
hoạt động quản lý nhà nước trên tất các lĩnh vực
2. Vị trí, vai trò của quyền hành pháp
3

GS.TS. Phạm Hồng Thái, Sự liên tục của hành pháp và quyền lực hành chính, Khoa luật Đại học Luật Hà Nội.


Quyền hành pháp là một trong ba nhánh quyền lực cơ bản trong hệ thống quyền lực
của đất nước. Vai trò của quyền hành pháp trong nhà nước tư sản khác rất nhiều so với vai
trò của quyền hành pháp trong nhà nước XHCN. Trong nhà nước tư sản, quyền hành pháp

không chỉ có vai trò là thi hành pháp luật, tức thi hành ý chí của lập pháp thông qua việc
thực hiện chức năng quản lý- điều hành mà quan trọng hơn là hoạch định đường lối chính
trị; còn trong các nước XHCN thì quyền hành pháp chủ yếu là quản lý- điều hành, còn
đường lối chính trị do đảng cầm quyền quyết định4. Ở Việt Nam, quyền hành pháp có vai trò
nổi trội hơn so với các quyền lập pháp và tư pháp, chẳng hạn như: khoảng 90% dự án luật do
Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao nhất trình, ban hành các văn bản hướng dẫn
Luật, Pháp lệnh của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan tư pháp khi muốn
thành lập, xây dựng trụ sở cũng phải được sự đồng ý của Chính phủ...
Thứ nhất, Quyền hành pháp có vị trí tính chất thi hành pháp luật (hay gọi tính chấp
hành): Tính chấp hành của hành pháp là khả năng làm cho pháp luật được thực hiện trên
thực tế bằng sức mạnh của nhà nước, hay nói một cách khác là khả năng đưa pháp luật vào
đời sống của các cơ quan nắm giữ quyền hành pháp. Với tính chất là cơ quan chấp hành của
Quốc hội như Hiến pháp năm 2013 đã quy định, Chính phủ là chủ thể cơ bản thực hiện quyền
hành pháp. Chính phủ có trách nhiệm đưa pháp luật vào đời sống xã hội và đảm bảo cho
mọi chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước được thực hiện và được tuân thủ một cách
nghiêm minh. Chính phủ Việt Nam trong quá trình chấp hành Hiến pháp, pháp luật của
Quốc hội, chỉ có nhiệm vụ thực thi đúng và đầy đủ mà không có quyền “phủ quyết” như ở
một số nước tư bản. Không có tính chất chấp hành của Chính phủ - chủ thể nắm quyền
hành pháp chủ yếu ở Trung ương thì các văn bản pháp luật của nhà nước không thể thực
hiện được. Bên cạnh đó Uỷ ban nhân dân các cấp cũng là các cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân. Các chủ thể này thực hiện quyền hành pháp ở địa phương.
Thứ hai, ngoài tính chất chấp hành, quyền hành pháp ở Việt Nam còn hàm chứa
tính chất hành chính. Hành chính nói một cách ngắn gọn nhất đó là hoạt động quản lý, điều
hành và phục vụ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội trong đó hành chính
công (hành chính nhà nước) giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Ngoài tính chất chấp hành, các
4

PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp, Quyền hành pháp trong cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước .



cơ quan hành pháp ở Việt Nam còn được xác định là các cơ quan hành chính Nhà nước,
thực hiện chức năng quản lý, điều hành. Tính hành chính làm cho quyền hành pháp có tính
độc lập tương đối, có khả năng phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình trong việc
quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội.
3. Chức năng của quyền hành pháp
Chức năng của quyền hành pháp được thể hiện trong hai chức năng chính: chức năng
chính trị và chức năng quản lý nhà nước.
Trước hết, là chức năng chính trị-quyết định đường lối chính trị đối nội, đối ngoại
thông qua thông điệp hằng năm của Chính phủ. Ở Việt Nam, chức năng chính trị của quyền
hành pháp rất hạn chế, bởi vì Việt Nam mang đặc thù của các nước theo chế độ xã hội chủ
nghĩa, đề cao vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền duy nhất là đảng cộng sản Việt Nam,
đường lối chính trị do Đảng quyết định và được thể hiện trong nghị quyết trung ương đảng.
Hai là, quyền hành pháp có chức năng năng quản lý nhà nước, đây là chức năng quan
trọng và chủ yếu nhất của quyền hành pháp, được cụ thể hóa thành các chức năng sau 5:
Thứ nhất, chức năng đảm bảo an ninh-chính trị-trật tự an toàn xã hội: trật tự an toàn
xã hội là một trong những giá trị xã hội lớn và bảo đảm trật tự và an toàn xã hội là yêu cầu
luôn có tính bức thiết. Xét về mặt lịch sử, chức năng bảo vệ trật tự và an toàn xã hội xuất
phát từ chức năng cảnh sát, được hình thành sớm nhất và luôn được chú trọng đầu tư nhiều
nhất cả về tổ chức bộ máy, lực lượng con người và các điều kiện vật chất kỹ thuật. Đây là
chức năng đặc thù của quyền hành pháp, có ý nghĩa rất quan trọng nhưng đồng thời cũng hết
sức phức tạp, được tiến hành thường xuyên về thời gian, rộng khắp về không gian và địa
điểm và có tác động trực tiếp tới tất cả mọ người dân, mọi tổ chức. Việc thực hiện tốt chức
năng bảo đảm trật tự và an toàn xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện các chức
khác và trong con mắt của người dân đó là biểu hiện rất cụ thể, rõ nét về sức mạnh và uy tín
của nhà nước. Ngược lại, sự yếu kém trong lĩnh vực bảo đảm trật tự và an toàn xã hội sẽ có

5

Nguyễn Thị Hà, Luận văn thạc sỹ: Quyền hành pháp và tổ chức quyền hành pháp ở Việt Nam,
/>


ảnh hưởng xấu tới việc thực hiện các mặt hoạt động khác của nhà nước như quản lý kinh tế,
văn hóa, giáo dục...
Thứ hai, chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân:Chức năng này
thể hiện trách nhiệm của nhà nước mà trước hết là các cơ quan hành pháp đối với công dân.
Chức năng này bao gồm nhiều hoạt động cụ thể và được tiến hành một cách chủ động, linh
hoạt bằng nhiều phương pháp khác nhau như theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử
lí kịp thời các hành vi vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đồng thời cũng là
những hoạt động thường nhật được tiến hành theo đề nghị, yêu cầu của công dân. Trong xu
hướng mở rộng dân chủ và phát huy quyền lực nhân dân, phát huy yếu tố con người, các
quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, khối lượng
các quyền cơ bản của công dân ngày càng được ghi nhận nhiều hơn thì phạm vi của chức
năng bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp của công dân ngày càng mở rộng và việc thực hiện
có hiệu quả chức năng này có ý nghĩa chính trị xã hội ngày càng lớn, tạo ra niềm tin của
nhân dân đối với quyền hành pháp nói riêng và quyền lực nhà nước nói chung.
Thứ ba, chức năng tổ chức thực thi pháp luật: Với tính chất là cơ quan chấp của cơ
quan lập pháp, cơ quan hành pháp phải tiến hành các hoạt động của mình phù hợp với các
quy định của các văn bản pháp luật do các cơ quan lập pháp ban hành, áp dụng đúng đắn
pháp luật để giải quyết các công việc cụ thể thuộc chức năng nhiệm vụ,q uyền hạn được giao
đồng thời phải tiến hành các hoạt động để bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực
hiện trong thực tế đời sống như phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân, kiểm
tra việc thực hiện pháp luật, kịp thời ngăn chặn và xử lí kịp thời các vi phạm pháp luật. Bên
cạnh đó, các cơ quan hành pháp còn có chức năng lập quy, ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật để cụ thể hóa, giải thích, hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật để
cụ thể hóa, giải thích, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật do các cơ quan lập pháp
ban hành, kịp thời điệu chỉnh các quan hệ mới phát sinh, đáp ứng nhu cầu quản lý, điều
hành. Hoạt động lập quy có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần khắc phục sự thiệu pháp luật và
bảo đảm cho hệ thống hành pháp hoạt động thông suốt, nhất quán.



Thứ tư, chức năng tài phán: Chức năng tài phán là mặt hoạt động không thể thiểu của
các cơ quan hành pháp để tiến hành xem xét và xử lý đối với các vi phạm của công dân hoặc
nhân viên của bộ máy nhà nước, khi các vi phạm này chưa đến mức truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc áp dụng trách nhiệm dân sự. Các chế tài được áp dụng trong trường hợp này là
các chế tài hành chính, vật chất và kỉ luật. Chức năng có ý nghĩa quan trọng, nó bảo đảm cho
quyền hành pháp được tôn trọng, bảo vệ trật tự xã hội, bảo đảm kỉ luật lao động và bảo vệ
các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
Thứ năm, chức năng quản lý, điều hành: Chức năng này có nội dung rất rộng, xuyên
suốt tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao, an ninh, quốc phòng với các
mặt hoạt động hết sức phong phú và phức tạp như tài chính, ngân sách nhà nước, kế toàn,
kiểm toán, thống kê, chứng khoán, tín dụng, bảo hiểm, tài sản công, khoa học, công nghệ,
môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ bản, bưu chính
viễn thông, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch, đô thị...Do tính chất
và phạm vi quản lý rộng lớn và phức tạp đó, chức năng quản lý và điều hành của quyền hành
pháp một mặt phải dựa trên cơ sở các quan điểm, chính sách, nghị quyết của Đảng, bảo đảm
cho các hoạt động đó phù hợp với hiến pháp và luật nhưng mặt khác nó đòi hỏi cơ quan
hành pháp phải có đủ năng lực và thẩm quyền để giải quyết tất cả các vấn đề thuộc phạm vi
quản lí, điều hành 1 cách nhanh chóng và có hiệu quả. Quản lí, điều hành là quá trình bao
gồm nhiều giai đoạn với nhiều biện pháp và hoạt động khác nhau như kế hoạch hóa, tổ chức,
chỉ đạo, kiểm tra, xử lí...và đòi hỏi phải có đầy đỉ các điều kiện như nhân sự, thông tin, pháp
luật, tài chính...Vì vậy, chức năng quản lí, điều hành luôn có quan hệ mật thiết với các chức
năng khác và đòi hỏi cơ quan hành pháp phải chủ động tạo lập các điều kiện, đề ra chủ
trương và giải pháp phù hợp. Ví dụ, đề có cơ sở tiến hành có hiệu quả chức năng quản lý,
điều hành thì bên cạnh việc căn cứ vào cơ sở pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành, cơ
quan lập pháp còn phải căn cứ vào các đường lối, chính sách của Đảng và yêu cầu thực tế để
ban hành văn bản quy phạm pháp luật để tạo cơ sở cho việc quản lý, điều hành thống nhất và
thông suốt trong toàn bộ hệ thống; sắp xếp, bố trí, phát triển và quản lý các nguồn nhân lực
để bảo đảm cho bộ máy có đủ năng lực thực thi quyền lực...Điểm này cho thấy rõ tính độc
lập, chủ động của quyền hành pháp. Thực tiễn cũng cho thấy rằng, chính xuất phát từ nhu



cầu quản lý điều hành các hoạt động thực tiễn và việc chủ động, sáng tạo giải quyết các vấn
đề, nhất là các vấn đề có sự biến đổi hoặc phát sinh mới 1 cách kịp thời và có hiệu quả của
cơ quan hành pháp là 1 trong những yêu tố quan trọng để hình thành cơ sở khoa hoạc và
thực tiễn cho việc hoàn thiện các đường lối, chính sách, pháp luật bảo đảm tình thống nhất
và phát huy sức mạnh của quyền lực nhà nước nói chung.
Thứ sau, chức năng tổ chức bộ máy hành pháp: Xuất phát từ tính chất đặc thù của
quyền hành pháp, bộ máy hành pháp là cơ cấu lơn nhất của bộ máy nhà nước, vì vậy làm
phát sinh yêu cầu phải có chức năng này. Để xây dựng được bộ máy hành pháp mạnh, gọn
nhẹ thì cần phaikr có nhiều điều kiện và phải tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ, mà trước
hết là phải có cơ sở pháp lý vững chắc và đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực để
hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước nói
chung và bộ máy hành pháp nói riêng do cơ quan lập pháp ban hành giữ vị trí đặc biệt quan
trọng. Tuy nhiên, cơ sơ pháp lí đó chưa đủ để có thể xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp
theo yêu cầu, vì vậy đòi hỏi phải có sự cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan hành pháp. Ví dụ, để bộ có thể hoạt động có hiệu quả theo đúng chức năng thẩm
quyền đượcc giao thì cần phải có nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về vị trí, tính
chất, chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền và cơ chế tổ chức và hoạt động, để sắp xếp, bố trí cán
bộ, phát triển và quản lí nguồn nhân lực của bộ máy hành pháp thì cần phải có văn bản quy
định cụ thể tiều chuẩn, cách thức tuyển chọn, bổ nhiệm, khen thưởng, kỉ luật...Bên cạnh đó,
những quy định về thủ tục tiến hành các hoạt động để giải quyết các mối quan hệ theo chiều
dọc và chiều ngang, giữa các cơ quan hành pháp với nhau, giữa cán bộ của các cơ quan đó
với công dân...cũng hết sức phức tạp và thuộc về quyền hành pháp. Ngoài ra, các hoạt động
tác nghiệp đặc thù trong lĩnh vực tổ chức bộ máy của quyền hành pháp cũng là những nội
dung thuộc chức năng này.



×