Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA CỬA HÀNG BÁN THUỐC PHỤC VỤ NHÂN DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.46 KB, 14 trang )

VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA CỬA HÀNG BÁN THUỐC PHỤC VỤ
NHÂN DÂN
I. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG VỀ MẠNG LƯỚI CUNG ỨNG THUỐC.
1. Chính sách quốc gia về thuốc của Việt nam:
1.1. Các khái niệm cơ bản: [7]
Chính sách quốc gia về thuốc là tập hợp những chính sách riêng rẽ liên
quan đến thuốc thành một hệ thống hoàn chỉnh.
Chính sách quốc gia về thuốc là công cụ quản lý nhà nước về thuốc nhằm
đảm bảo cung cấp một cách tối ưu thuốc cho người bệnh và người tiêu dùng,
nhằm đạt được mục tiêu sức khoẻ cho mọi người. Chính sách quốc gia về thuốc
là chương trình hành động, là sự cam kết của chính phủ trong việc phối hợp các
ngành nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.2.Mục tiêu chính sách quốc gia về thuốc:
Bác Hồ đã dạy:"Mỗi công dân khoẻ mạnh là góp phần làm cho đất nước
khoẻ hơn”. Vì vậy chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng là một việc hết sức quan
trọng. Các chính sách quốc gia về thuốc ra đời đã kịp thời đáp ứng nhu cầu đó
của nhân dân.
Mục tiêu của chính sách quốc gia về thuốc đảm bảo cung ứng đủ thuốc
có chất lượng và giá cả phù hợp cho nhân dân.
Phục vụ thuốc tận tay người tiêu dùng bằng cách phát huy và hoàn thiện
mạng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng, chú trọng những vùng khó khăn,
miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Đảm bảo chất lượng thuốc trong sản xuất tồn trữ và lưu thông.
Bên cạnh đó các chính sách quốc gia về thuốc còn nhằm tận dụng các
nguồn nhân lực để phát triển ngành công nghiệp dược đáp ứng nhu cầu về thuốc
chữa bệnh cho nhân dân như tổ chức lại ngành dược cho phù hợp với qui chế
mới, phát triển nguồn nhân lực dược phù hợp về cơ cấu, đủ về số lượng và có
trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu khoa
học về dược, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản
xuất, cung ứng và quản lý thuốc; đẩy mạnh hợp tác liên ngành, liên doanh, hợp
tác quốc tế và hợp tác khu vực trong lĩnh vực dược.


1.3. Phần chính sách cụ thể:
* Về vấn đề sử dụng thuốc:
Chính sách để giúp người dân sử dụng thuốc an toàn và hợp lý đó là “
chương trình thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc hợp lý an toàn”. Cụ thể là:
Các quy định về thuốc thiết yếu cho các tuyến điều trị nhằm giúp cho các
tuyến sử dụng thuốc đúng, an toàn và sát thực tế, đạt hiệu quả cao và kinh tế.
Quy định chế độ sử dụng thuốc kháng sinh nhằm chống hiện tượng nhờn
thuốc do thiếu hiểu biết khi dùng thuốc kháng sinh.
Biên soạn dược thuốc quốc gia Việt nam và quy định thống nhất danh
pháp thuốc.
Tiến hành thử nghiệm đánh giá thuốc một cách kỹ lưỡng để đảm bảo sức
khoẻ cho cộng đồng và an toàn cho người sử dụng. Qua đó loại bỏ những thuốc
có nhiều tác dụng phụ, những thuốc kém hiệu quả trong điều trị bệnh ra khỏi
công tác điều trị và lưu thông.
* Về vấn đề cung ứng, xuất nhập khẩu thuốc:
Trong tình hình hiện nay các doanh nghiệp dược nước ta muốn có chỗ
đứng trên thương trường thì phải được cải tổ, tổ chức lại ngành công nghiệp
dược theo hướng chuyên môn hoá hiện đại hoá. Đồng thời khuyến khích mọi
thành phần kinh tế tạo nguồn thuốc và nguyên liệu làm thuốc để xuất khẩu, trên
cơ sở đó tăng nhập khẩu các loại thuốc được phép lưu hành.
Bên cạnh đó quy định danh mục thuốc được lưu hành và đảm bảo cung
cấp đầy đủ thuốc thiết yếu cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
* Về thuốc y học cổ truyền:
Xu hướng của nền y học hiện nay ở nước ta là đông tây y kết hợp và trở
về với các vị thuốc dân tộc. Do đó nhà nước đã có những chính sách khuyến
khích cho việc phát triển khai thác có chọn lọc các bài thuốc gia truyền và các vị
thuốc quí. Đẩy mạnh nghiên cứu các phương pháp chế biến các loại cây, loại
con làm thuốc nhằm tăng cường hiệu quả phòng chữa bệnh.
Xét duyệt để cho phép các loại thuốc y học cổ truyền trong nước và nước
ngoài được phép lưu hành. Ví dụ : cho phép các nhà thuốc đông y trong nước có

đủ điều kiện hành nghề được hoạt động, mở cửa cho phép các nhà thuốc đông y
Trung quốc được lưu hành tại Việt nam.
Có các chính sách tạo nguồn và bảo vệ nguồn dược liệu để sản xuất
thuốc.
*Về vấn đề đào tạo nhân lực dược:
Nhà nước có những chính sách nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của
các cán bộ dược như:
Đầu tư thích hợp cho các cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và số
lượng các loại cán bộ dược.
Cải tiến mục tiêu chương trình và nội dung đào tạo. Bên cạnh đó để phù
hợp với thời đại cần tiến hành đào tạo lại, đào tạo nâng cao theo chuyên ngành
để thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ dược.
* Tăng cường công tác quản lý về dược.
Tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung, kiểm tra, thanh tra, xử lý việc thực hiện các qui
chế đã và sẽ ban hành.
* Thông tin về thuốc và giáo dục y tế.
Thực hiện cơ chế thông tin về thuốc đã ban hành để đảm bảo việc thông tin về
thuốc đúng luật và đúng cơ chế chuyên môn.
Tổ chức các hình thức thông tin, giáo dục những hiểu biết thông thường
về thuốc và sử dụng thuốc trong cộng đồng.
* Tổ chức lại ngành dược từ các cơ quan quản lý, sản xuất cung ứng, xuất
nhập khẩu, khoa dược bệnh viện…
* Nghiên cứu khoa học, hợp tác trong và ngoài nước về dược:
Trên các lĩnh vực sản xuất, cung ứng, sử dụng, kiểm tra chất lượng và
quản lý thuốc.
* Kinh tế, tài chính, giá thuốc:
Nhà nước sẽ giành tỉ lệ thích đáng về tài chính cho việc sản xuất, cung
ứng thuốc.
Có chính sách về giá thuốc thích hợp đảm bảo cho việc thực hiện thành
công chính sách quốc gia về thuốc ở Việt nam.

2. Quan điểm , chủ trương về thuốc ở Việt nam.
2.1. Những điều cơ bản về phân phối thuốc:
Trong mọi hoạt động xã hội, bất cứ ở lĩnh vực nào, nếu tổ chức và nội
dung không được xác định một cách vững chắc và ổn định trong một thời gian
tương đối dài, mà cứ mỗi lúc lại có sự đổi thay, hoặc có nhiều ngoại lệ, thì hoạt
động đó trở nên lộn xộn và khó đem đến một kết quả tích cực. Đối với một
ngành nào đó sau khi một đương lối chiến lựơc xây dựng và phát triển được
vạch rõ ràng, biện pháp tổ chức phải được đặt ra hàng đầu, đổi mới là nội dung
và kế hoạch cụ thể, việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ thực hiện được nêu ra sau
cùng. Riêng trong phạm vi tổ chức, các loại hình hoạt động với mối liên hệ lẫn
nhau và kết thành một hệ thống chặt chẽ là yêu cầu bức thiết để có thể triển khai
chiến lược.
Cho nên, nếu có hiện tượng thiếu ổn định, thiếu trật tự trong một lĩnh
vực, đầu tiên phải tìm nguyên nhân trong tổ chức.
Trong mấy năm qua, và mãi đến bay giờ dư luận và xã hội liên tục cho
rằng có sự “lộn xộn” trên mặt trận lưu thông phân phối thuốc men, nội bộ
ngành cũng có nhận định như vậy và rõ ràng là nhân dân không yên tâm. Như
vậy chắc trong tổ chức có điều gì chưa ổn, hãy xem xét xem lỗ hở ở chỗ nào.
Mục tiêu chiến lược cơ bản của việc cung ứng thuốc men là với nhận
thức thuốc là hàng hoá đặc biệt, đưa thuốc có chất lượng cao tới tận tay người
bệnh, trong điều kiện hợp lý và đảm bảo an toàn, không nhầm lẫn, phù hợp với
khả năng tài chính của dân. Trong mọi hoàn cảnh, AN TOÀN là tiêu chí cao
nhất. Cung ứng trong cơ chế thị trường, tức là không bao cấp, mà mua bán như
đối với mọi hàng hoá khác, có bán buôn và bán lẻ.
Nhà nước lại không giữ độc quyền trong lĩnh vực này, nên các đơn vị
mua bán có cả trong và ngoài quốc doanh, hoạt động song song trong điều kiện
bình đẳng như nhau.
Mua bán thuốc là một hoạt động thương mại, tuy phụ thuộc vào cung cầu,
lợi nhuận được quan tâm trên hết, nhưng vì chế độ nước ta là chế độ vì dân, hơn
nữa thuốc chữa bệnh lại là nhu cầu vào bậc nhất của cuộc sống nên cần có sự

quản lý chặt chẽ về giá cả, thậm chí nhà nước còn phải có chính sách hỗ trợ cho
những vùng khó khăn, vùng sâu, miền núi, vùng dân tộc ít người.
Cũng do tính chất hàng hoá đặc biệt, nên thuốc không phải bất cứ ai cũng
phân phối được, mà phải được giao cho dược sĩ là những cán bộ khoa học kỹ
thuật đượcđào tạo trong mục đích này với thời hạn 5 năm, để đảm bảo an toàn
cao nhất. Ngoài ra nguyên tắc phân công đã được qui định: Thầy thuốc (bác sĩ)
khám bệnh, định bệnh, chỉ định thuốc (tức cho toa); dược sĩ căn cứ vào toa mà
giao thuốc và bán thuốc.
Chất lượng thuốc men được xem là yếu tố quyết định kết quả điều trị,
đồng thời cũng là một trong những điều kiện an toàn, được hết sức coi trọng nên
đòi hỏi có những yêu cầu đặc biệt về sản xuất, tồn trữ, bản quản, giao nhận theo
dõi sử dụng phải được kiểm tra chặt chẽ, không để vi phạm.
Những điều nêu trên là những nguyên tắc chỉ đạo tổ chức và hoạt động
của việc cung ứng thuốc men, quốc doanh và tư nhân phải thực hiện như nhau.
Tổ chức cơ sở trong lĩnh vực này là đơn vị bán lẻ được gọi là “hiệu
thuốc” nếu thuộc vốn Nhà nước (quốc doanh) là “nhà thuốc” nếu thuộc vốn tư
nhân. Hai loại đơn vị chỉ có một điểm khác nhau duy nhất là nguồn vốn, còn
mọi luật pháp, qui chế Nhà nước đều phải thực hiện như nhau; tuyệt đối không
thể có ưu tiên hay đặc cách nào khác cho loại đơn vị này hay loại đơn vị kia, dù
ngoài phố hay khuôn viên bệnh viện. Vì thiếu dược sĩ đại học, nên Nhà nước có
chấp nhận việc tổ chức những vùng nông thôn hẻo lánh các đại lý, do một dược
sĩ trung học phụ trách với một danh mục mặt hàng nhất định phù hợp với nhu
cầu của địa bàn và khả năng của dược sĩ.

×