Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Chương 1 tổ chức lao động và định mức kỹ thuật công đoạn quấn ống sợi dọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.1 KB, 15 trang )

CHƯƠNG 1:

TỔ CHỨC LAO ĐỘNG VÀ ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT
CỦA QUÁ TRÌNH QUẤN ỐNG SỢI DỌC
1.1 ĐẶC TRƯNG TÓM TẮT CỦA QUÁ TRÌNH
Quấn ống sợi trên máy quấn ống là quá trình công nghệ chuẩn bị cho công đoạn
dệt. Việc quấn ống do công nhân ống đảm nhiệm; mỗi công nhân trông coi môt số
cọc sống sống cùng làm việc ở chỗ làm việc; đây là đặc trưng cùa công nhân đứng
nhiều máy.

Người ta quấn ống sợi trên máy quấn ống để chuẩn bị gia công ở những công
đoạn sau bằng cách hình thành các ống sợi sử dung thuận tiện (các ống sợi, suốt
sợi,..);(sợi quấn trên các ống đòi hỏi phải có hình dạng, kích thước theo đúng yêu
cầu, phù hợp với năng suất lao động, đảm bảo năng suất máy móc, ở công đoạn
quấn ống và các công đoạn sau ( công đoạn mắc, công đoạn xe hoặc dệt kim); quấn
ống còn làm nhiệm vụ chuẩn bị sợi ngang cho các máy dệt không thoi; để kiểm tra
sợi và loại trừ những đoạn sợi không đảm bảo chất lượng ( bị gút, rối,… làm sạch
sợi ( loại tạp chất, bụi,…)
Chất lượng của việc nối sợi (hình dạng mối nối, kích thước mối nối, độ chặt
của mối nối, chiều dài của mối nối,...) có được trống khi quân ống cân phải tạo điều
kiện tốt cho các công đoạn sau gia công được liên tục.
Khi quấn ống để dệt các loại vải kỹ thuật thì bắt buộc phải nối bằng mối nối tự
thắt.
Sau khi quấn ống, sợi phải bền hơn và sạch hơn.
Sợi cần phải được quấn trên các ống có vỏ nhẵn, để tở ra được dễ dàng, không
bị vướng đứt khi gia công ở các công đoạn sau. Muốn vậy trống thời gian quấn ống
ra búp sợi cần thiết phải giữ cho sức căng sợi được đều đặn. Soi bị quá căng trống
quá trình quấn ống sẽ ảnh hưởng xấu đến tính chất sợi. Sau khi quấn ống, sợi cần
giữ được tính chất đàn hồi.
Máy quấn ống làm việc có tính chất chu kỳ, theo thời gian cần thiết để gia
công xống một đơn vị sản phẩm (ống sợi hay suốt sợi).


Ví dụ: Khi lấy các thành phẩm ra khỏi máy, lắp các lõi ống cũng như lắp các ống
có sợi vào máy thì máy không bị dừng mà nó chỉ ngừng làm việc ở các búp sợi đã
quấn xống. Trên các máy quấn suốt ngang tự động thì việc lấy các suốt đã đầy sợi
và lắp các lõi suốt tiến hành hoàn toàn tự động.
Trên các máy quấn ống có bộ phận tự động dừng để nâng các búp sợi không
cho làm việc khi sợi bị đứt hay hết sợỉ).Trên các máy tự động quấn suốt, tùy theo
từng loại cũng có những bộ phận tự động dừng khi sợi bị đứt.
1.2. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHỤC VỤ MÁY ỐNG:


Trách nhiệm của những người phục vụ máy quấn ống là đứng máy hoặc theo
phương pháp đi tua có hệ thống theo một đường tua đã quy định.
Ví dụ: Đối với máy M.150 thì có dạng đi tua “con lắc”, hoặc là đứng máy theo
phương pháp “đứng canh”, nếu công nhân trông nom số lượng cọc ít (từ 6 - 8 cọc).
Trống quá trình lao động, công nhân ống phải quan sát tình hình quấn ống và
phải hết sức chú ý đến việc giữ được phân đoạn trên máy.
Các ống sợi cần được tở ra theo thứ tự và đều đặn trống khu vực người công
nhân phục vụ. Các búp sợi cũng phải được hình thành một cách có thứ tự.
Việc quấn ống sợi trên máy quấn ống đòi hỏi cần phải mất nhiều công lao
động (vừa làm tay, vừa dùng máy). Chính vì vậy mà cân phải sử dụng thời gian lao
động một cách hợp lý. Để sử dụng hợp lý thời gian lao động của thợ đứng máy ống,
việc chọn số cọc đứng phục vụ có ý nghĩa quan trọng. Khu vực phục vụ của công
nhân ống được bố trí hợp lý là cho họ đứng nhiều cọc nếu trình độ tay nghề khá,
còn trình độ tay nghề kém thì bố trí đứng ít cọc.
Ví dụ: Công nhân chỉ có thể đạt được một năng suất cao khi có đủ khả năng lắp
các ống sợi vào máy một cách liên tục, và trên mỗi cọc không có những giờ chết do
không có công nhân làm. Do vậy, công nhân ống nên phục vụ một số cọc không
lớn (nếu ở nhà máy có máy dư).
Nếu công nhân phải phụ trách quá nhiều cọc thì sẽ có sự lãng phí năng suất
của cả các cọc khác trống khu vực phục vụ. Hiện tượng này cũng xảy ra khi nhiều

cọc không làm việc, nhiều ống sợi của các vị trí khác nhau không tở sợi, và lúc đó
tình hình lãng phí năng suât của các cọc sẽ phụ thuộc vào sô lượng cọc cùng một
lúc không làm việc do không có công nhân lắp ống sợi. Nói tóm lại, thời gian
không làm việc của mỗi cọc phụ thuộc vào thời gian cần thiết để người đứng máy
ống lắp ống sợi.
Điều này quan sát thấy rất đúng trống điều kiện công nhân ống chịu trách
nhiệm với số lượng cọc quá lớn. Trường hợp công nhân ống chưa đứng hết mức
phục vụ thường gặp trống công nghiệp tơ, len và lanh; trống trường hợp này thì
công nhân ống không quá bận với thời gian lắp ống, điều này gọi là “nghỉ trống lao
động” tức là lúc này công nhân ống đợi tìm sợi đứt hoặc đợi đưa sợi đến.
Để sử dụng các ống khía một cách hợp lý và có được năng suất lao động cao,
cần phải giải phóng công nhân ống khỏi các công việc phụ: vận chuyển sợi và hòm.
Những công việc đó nên giao cho công nhân khác.
Nếu không để công nhân phục vụ một số cọc nhiều hơn, có thể sử dụng
phương pháp tăng tốc độ quấn ống (Nếu điều kiện cho phép và không ảnh hưởng
xâu đến chất lượng sợi và tinh trạng máy móc, để sử dụng hết thời gian lao động
của họ. Khi đó phải chú ý rằng mức tính toán đứng máy của công nhân ống phụ
thuộc vào tốc độ dài khi cuốn sợi (với các điều kiện khác như nhau) và đôi khi việc


thay đổi tốc độ quấn sợi theo hướng tăng hay giảm đều làm cho mức tính toán đứng
máy thay đổi.
Khi để cho công nhân ống làm hết sức mình thì tốc độ quấn sợi hầu như
không ảnh hưởng gì đến năng suất lao động của họ, vì năng suất lao động gần như
không thay đổi do phải chờ đợi (trống trường hợp làm việc với tốc độ quấn sợi thấp
và sổ cọc do một người phục vụ nhiều và trống trường họp làm việc với tốc độ
quấn sợi cao nhưng số cọc phục vụ ít), tuy nhiên số cọc do một người phục vụ ảnh
hưởng chính đến khả năng làm việc của công nhân.
Năng suất lao động của người công nhân ống phụ thuộc nhiều vào khối lượng
sợi trên ống sợi và cũng phụ thuộc nhiều vào tốc độ hoàn thành các thao tác.

Việc phục vụ máy quấn suốt tự động khác với việc phục vụ các máy khác, vì
người công nhân không phải thay các lõi ống và lắp suốt. Máy làm những công
việc này tự động. Công nhân quấn suốt về cơ bản chỉ phải lắp lõi suốt hộp suốt để
sau đó máy thay thế cho các suốt đã quấn xống một cách tự động.
Công nhân quấn suốt có thể chỉ phục vụ máy quấn suốt tự động hoặc cùng
phục vụ với công nhân cắm suốt. Công nhân cắm suốt với công việc căm suốt vào
ô máy thì tránh được công việc nặng nhọc của công nhân quấn suốt nhưng những
tiêu hao thòi gian không năng suất trống khi di chuyển sẽ tăng lên khá nhiều vì họ
phải phục vụ một số lượng lớn máy. Ngoài ra, cách tổ chức lao động như vậy sẽ
đem vào công việc những yếu tố mầm mống của những việc không có người phụ
trách. Thực tế đã xảy ra những bất hợp lý của việc cùng bố trí công nhân quấn suốt
và công nhân lắp suốt trên máy quấn suốt tự động.
Năng suất lao động của công nhân quấn suốt cũng phục thuộc vào tính đúng
đắn cùa việc tô chức chỗ làm việc, giao và nhận ca, bảo dưỡng thiết bị, cũng như
phương pháp kế hoạch hóa lao động trống ca có tốt hay không.
Thợ chữa máy có trách nhiệm chính với tình trạng của máy móc; họ phải tiến
hành công việc tu sửa hàng ngày, xem xét dự phòng thiết bị. Công nhân ông cũng
phải có trách nhiệm đối với các nhiệm vụ đã giao ở khu vực máy mình phụ trách.
Họ cần phải thông báo kịp thời cho thợ chữa máy những trục trặc của máy trống
khi làm việc, vì như vậy để ngăn ngừa sự cố tốt hơn là phải khắc phục khi đã xảy
ra.
1.2.1. Tổ chức nơi làm việc của công nhân ống:
Chỗ làm việc của công nhân ống là phần chiếm đất của máy móc, cơ cấu nơi
chứa các phương tiện vật liệu kỹ thuật cần thiết cho việc thực hiện quá trình lao
động không bị gián đoạn.
Tình trạng thiết bị cần phải phù hợp với nguyên tắc sử dụng thiết bị.


Để nâng cao hiệu quả lao động, nơi làm việc của công nhân ống cần có:
• Đủ số cọc cho công nhân đứng để tận dụng được sức công nhân (xác định chi sô

và ống sợi, chọn tốc độ quấn ống).
• Có đủ số kéo nối cần thiết, kéo nối phải có lưỡi sắc, cắt sợi tốt và không làm đứt
sợi, kéo nối cần được tạo mối nối tốt.
• Bố trí các cọc cấm ống đúng.
• Có băng tải để mang các lõi ống.
• Có nơi để đổ lõi ống.
• Có đủ số sợi dự trữ để đảm bảo cho công việc không bị gián đoạn.
• Có chổi lông và các dụng cụ cần thiết khác cho công việc.
Lối đi giữ các máy không nên chứa nhiều hòm đựng ổng sợi, hay nhiều xe di
chuyển,..
Công nhân cẩn phải làm cả hai tay, mỗi tay làm một công việc riêng nhưng
phải phối hợp với nhau. Cả hai tay của công nhân ống phải được thoải mái.
Ví du: Các kéo nối phải được bắt chặt vào máy ở một chỗ nào đó để nó không hạn
chế sự chuyển động của tay công nhân và không gây thương tật (mà thường gọi là
vùng “chết”) khoảng cách giữa các kéo nối cần phải chọn theo khả năng sao cho
công nhân có thể nối được mà không phải làm các thao tác thừa. Kéo nối cần được
mắc trên máy bằng các móc và đặt ở phía tay phải của công nhân sao cho việc lấy
ra và để vào được nhanh chóng sau khi mài (không nên gắn cứng vào máy).
Giá cắm ống cần được bố trí cho đúng so với cái dẫn sợi theo mặt phẳng
ngang và mặt phăng đứng. Vị trí của giá cắm ống không đúng có thể gây ra độ đứt
lớn và làm cho công việc của người đứng máy nặng nhọc. Khoảng cách từ phía
dưới cái dẫn sợi cho đến đầu trên của giá căm ổng cần thay đổi cho phù hợp với
chiều cao sợi cuốn trên ống.
Ví du: Khi quấn các ống sợi lớn thì giá cắm cần phải bố trí như thế nào để khoảng
cách từ đầu trên của giá căm tới cái dẫn sợi phải phù hợp với loại ống và chi số sợi.
Ở các mặt máy ống, cần phải lắp các băng tải để thu nhặt các lõi ống cho vào
bao. Để không làm lẫn lộn các loại ống khác nhau và sau đó không phải dọn lại thì
trên mỗi máy cần phải quân một loại sợi con.
Các lõi ống (ống côn) cần được chuẩn bị từ trước, đặt trên giá máy giữa các
cọc.

Phía trên giá máy được dùng để chứa các ống sợi đã đánh xống. Công nhân
vận chuyên sợi phải mang sợi đến cho công nhân đứng máy kịp thời. Sợi được
mang từ kho xếp vào hòm đặt ờ lối đi giữa các máy và đặt ở phía sau công nhân
đứng máy. Công nhân cần phải lấy các ống đỏ bỏ rải ra trống thùng máy ở phía
dưới. 15-20 phút trước khi kết thúc công việc quấn ổng cho một loại sợi, công nhân
đánh ông phải đề nghị người vận chuyển sợi chuyển các sợi của lô sau tới.
Những ống sợi không đúng chất lượng, nếu cần phải chuyển sang quấn ống ở
các máy chuyên dùng để gỡ những ống sai quy cách thì công nhân phải chuyển
sang để vào một nơi quy định.


Sợi phế phẩm sinh ra trống quá trình quấn ống, công nhân quấn lên ngón tay
đeo nhẫn ở bàn tay trái và sẽ định kỳ gỡ ra cho vào túi của yếm lao động, sau đó
lấy ra và cho vào góc của hòm máy dưới.
Khi kết thúc công việc, công nhân ống phải thu nhặt bông phế, sợi phế của ca
và để vào nơi quy định.
Ví du: Trên máy cần thiết phải có những bàn chải bằng lông, kiểu chân dím để
luồn vào những chỗ khó khăn như cọc cắm ống sợi côn, cơ cấu tự hãm, cái dẩn sợi.
Việc phẩy bụi trên máy phải theo trình tự sau: Giá trên của máy — cọc cắm giá ống
soi côn và giá của nó — trục quấn ống — cơ cấu tự hãm — cái dẫn sợi (bộ phận
khống chế sức căng) — băng tải — giá cắm ống - giá máy dưới — khung máy.
Việc vệ sinh phây bụi của công nhân ổng nên dùng các bàn chải lông (không
cần lau bằng vải nỉ) và lau máy thì chỉ cần sử dụng giẻ rách. Trước khi làm sạch
máy, công nhân ống cần lấy các ống sợi côn, các ống sợi ra bao bọc lại để cho bụi
không bám vào sợi.
 Nhận và giao ca:

Trước khi bắt đầu công việc, công nhân ống cần rửa sạch tay, chít khăn lên
đầu, xoắn tay áo, quàng yếm lao động có túi để giữ sợi phế.
Trên khu vực máy mình phục vụ, công nhân ống cần kiểm tra chỗ làm việc

mà người thay ca trao lại (kiểm tra các cọc cắm loi ống sợi có tốt không, cơ cấu tự
động nâng - hạ các ống sợi có làm việc không, cự ly khe lọc sợi có đúng hay
không, kéo cắt sợi, nối sợi có sắc và bắt được sợi hay không, các búp sợi quấn xống
có hình dạng đúng không, quấn có đúng quy cách khồng, mật độ quấn ống có đảm
bảo không; các vật liệu cần cho công việc, các ống sợi con tở sợi có tốt hay không,
máy có được làm sạch tốt không, sàn nhà có sạch không). Bất kỳ một khuyết điểm
nào phạm phải thì người thợ quấn ống phải báo ngay cho người giao ca hay thợ sữa
chữa máy biết và phải yêu cầu khắc phục những khuyết điểm đó.
Trước khi kết thúc ca làm việc từ 7 - 10 phút, công nhân cần tiến hành sống
sống với lao động sản xuất những công việc chuẩn bị cho giao ca, vệ sinh máy
móc, cùng với những người nhận ca lắp các ống sợi, và ghi lại hình dáng của búp
sợi. Sau đó trao lại sợi cho người nhận ca.
Sau khi chuẩn bị chỗ làm việc và loại trừ tất cả các khuyết điểm, nếu như
không có ý kiến phê bình gì từ người nhận ca thì công nhân đứng máy sẽ giao lại
khu vực máy.
 Bảo dưỡng thiết bị:
Để các trục quấn ống làm việc bình thường, các cọc ống làm việc tốt và hạn
chế những lãng phí năng suất, công nhân ống cần phải quan sát trống thời gian làm
việc tình hình kỹ thuật của các bộ phận cho ra sản phẩm của máy, kiểm tra các công


cụ, dụng cụ ở chỗ làm việc và phải báo kịp thời cho thợ sửa máy biết vê những
khuyết điểm đó.
Máy ống cần phải có chất lượng thiết bị như thế nào đó để tạo điều kiện tốt
cho quá trình quấn ống: Trống mỗi búp sợi có cùng một chiều dài, có cùng một mật
độ, có cùng một đường kính. Bề mặt của trục chính máy, những bộ phận dẫn sợi
phải nhẵn. Các bộ phận quay, của máy phải hơn, nhạy.
Việc khống chế khe lọc tạp do thợ sửa máy làm yà điều chinh tùy theo chi số
sợi. Trưởng ca kiểm tra theo chế độ và dựa trên các mẫu để kiểm tra.
Công nhân ống phải làm vệ sinh khu vực máy của mình theo những chu kỳ đã

định và theo các nội dung đã ban hành. Việc kiểm tra máy với từng loại chi số cần
phải làm sau khi quấn xống mỗi hòm ống sợi (ngoài ra còn phải làm sạch và kiểm
tra trước khi giao ca).
Công nhân ống phải quét sạch bụi trống các bộ phận dẫn sợi, khe lọc sợi. Việc
làm sạch khu vực máy mình sản xuất, công nhân cần làm ít nhất 1 lần/tuần, sau khi
kết thúc công việc.
Các bộ phận chung của máy (bệ, giá máy) được kiểm tra và làm sạch tùy theo
chế độ ở nhà máy quy định.
1.2.2. Nội dung cơ bản các thao tác chính và các tiêu hao thời gian của công
nhân ống (Máy ống M.150):
Công nhân ống phải hoàn thành các thao tác một cách đứng đắn, nhanh nhẹn,
không có những động tác thừa, cụng một lúc làm cả hai tay.
Nếu rút ngắn các tiêu hao thời gian để làm xống các thao tác thì độ bận rộn
của công nhân sẽ giảm bớt. Như vậy, với vùng phục vụ lớn thì đòi hỏi số cọc dừng
do chờ đợi công nhân ổng đến ít.hơn.
Với những thao tác làm nhanh, đúng, những công nhân ống tiên tiên đã đạt
được năng suất lao động khá cao, năng suất thiết bị cao; họ đã gia công được sợi có
chất lượng loại ưu và tiết, kiệm được nguyên vật liệu.
 Lắp các ống sợi con:

Cách thực hiên: Tay phải của công nhân cầm chân ống, cùng một lúc tay trái lấy
lõi ống sợi con bỏ nó vào băng tải. Sau đó tay trái tìm đầu sợi trên ống sợi con, và
giữ lấy, sau đó quấn vào ngón tay đeo nhẫn của tay trái. Tay phải đặt ống sợi con
vào giá cắm ống sợi con và cùng một lúc tay trái luồn sợi vào cái dẫn sợi. Sau đó
lại luồn sợi vào bộ phận điều chỉnh sức căng và cái lọc sợi. Tay phải hãm búp sợi,
tay trái bắt lấy sợi trên búp sợi và cũng quấn đầu sợi này vào ngón tay đeo nhẫn.
Ngón tay trỏ và ngón tay cái của tay phải nắm lấy các đầu sợi đã chập vào với nhau
và cách tay trái một khoảng từ 4 - 6cm. Phần giữa của các đầu sợi đã chập sẽ đặt
vào thân kéo cách cựa kéo lcm. Tay phải chuyển động tròn, quấn sợi vào thân kéo
nối, tay phải đưa về phía trái, đưa lên phía trên và lại đưa về bên phải. Đưa nhanh



tay trái về phía phải, hất lên trên để đưa các đầu sợi luồn dưới cựa và ăn vào lưỡi
của kéo nối. Tay phải lôi sợi từ thân kéo nối, kéo mạnh và tạo thành nút nối, cắt các
đầu sợi phế, phần sợi phế này còn lại ở tay trái và sợi đã nối thì ờ tay phải. Tay phải
giữ cho sợi khỏi xoắn lại, đồng thời tay trái ấn vào cần máy cho ống làm việc.
Điểm ghi: Bắt đầu là lúc chạm tay vào ống sợi, kết thúc là lúc buông tay ra khỏi sợi
hay ấn vào cần máy cho ống chạy.
Tiêu hao thời gian: 8 giây/lần nếu gia công sợi chi số cao hon N = 85 thì mất 8,5
giây/lần. Khi gia công quấn ống sợi màu, sợi hỗn họp thì tiêu hao thời gian tăng
khoảng 0,5 giây.
 Loại sợi đứt (nối đứt):

Cách thực hiện: Thao tác loại sợi đứt (nối sợi) là một thao tác lặp đi lặp lại rất
nhiều lần theo số lần lắp ống sợi, còn trong quá trình quấn ống của một ống thì ít
phải nối vì đứt, và thời gian phụ thuộc vào việc tìm ra đầu sợi nằm trên ống sau khi
đứt.
Trường hợp 1: Đầu sợi nằm ở bộ phận làm sạch hoặc nằm ở phía trên bộ phận này,
công nhân ống dùng tay phải giữ lâu phần sợi ở phía dưới cái dẫn sợi và kéo sợi ra
khỏi bộ phận làm sạch và cái dẫn sợi. Quấn đầu sợi vào ngón tay đeo nhẫn của bàn
tay trái, rồi dùng tay trái luồn lại sợi vào cái dẫn sợi. Sau đó luôn sợi vào bộ phận
điều chinh sức căng và bộ phận làm sạch. Tay trái tìm đẩu sợi trên búp sợi và sau
đó quấn vào ngón tay đeo nhẫn. Ngón tay trỏ và ngón tay cái giữ các đẩu sợi đã
chập vàớ với nhau và cách tay trái một khoảng từ 4 - 6cm. Phân của hai sợi đã chập
ờ giữa hai tay sẽ đặt lên cán của kéo nối cách cựa kéo lcm. Dùng tay phải đưa vòng
quanh, quấn sợi quanh cán kéo nối theo chiều qua ừái, đưa lẽn trên, qua phải. Đưa
nhanh tay trái về phía phải và hất lên trên, đưa sợi lọt vào cựa kéo và móc vào lưỡi
kéo. Tay phải lôi sợi khỏi cán kéo trong khi quấn, sợi tạo mối nối và cắt đầu sợi
phế. Khi đó đầu sợi phế sẽ còn lại ở tay trái, còn sợi đã được nôi thi ở tay trái. Tay
phải giữ sợi sao cho không làm cho sợi bị xoăn, đông thời tay trái ân cân nâng hạ

búp sợi, ngón tay cái giữ thanh an toàn (để tránh làm hỏng cần nâng hạ).
Trường hợp 2: Đầu sợi đứt nằm lại phía dưới của cái dẫn sợi và thấy được. Công
nhân ống dùng tay trái giữ lấy đầu sợi của ống sợi, gỡ sợi ra và quấn vào ngón tay
đeo nhẫn một vòng. Tay trái luồn sợi vào cái dẫn sợi, sau đó tiếp tục làm lại các
thao tác trên.
Trường hợp 3: Đầu của ống sợi nằm lại dưới cái dẫn sợi, nhưng khó trông thấy và
khó gỡ ra. Công nhân ống dùng tay phải lấy ống sợi con ra khỏi cọc. Tay trái tìm và
giữ lấy đầu sợi tìm được của ống sợi con, gỡ sợi ra và quấn một vòng vào ngon tay


đeo nhẫn, tay phải cắm trả lại ống sợi con vào cọc. Tay trái luồn sợi vào cái dẫn sợi
và sau đó tiếp tục các thao tác như đã mô tả ờ trên.
Điếm ghi: Bắt đầu là lúc chạm tay vào sợi. Kết thúc là lúc tay rời khỏi sợi hoặc ấn
vào tay mở máy cho ống khía làm việc.
Tiêu hao thời gian: 6 giây/lần, nếu gia công sợi chi số cao hơn N = 85 thi mất 6,5
giây/lần. Khi gia công quấn ống sợi màu, sợi hỗn hợp thì tiêu hao thời gian tăng
khoảng 0,5 giây.
 Thay búp sợi:

Cách thực hiện: Việc thay búp sợi thành phẩm được công nhân ống làm khi ống sợi
đạt được kích thước quy định cho từng chi số sợi, công việc này được làm cùng lúc
với việc lắp ông sợi vào hoặc là loại sợi đứt. Việc thay búp sợi được thực hiện như
sau: công nhân ống nâng búp sợi đang quay lên, và hãm không cho nó quay bằng
tay phải (nếu búp sợi vẫn tiếp tục quay theo quán tính), sau đó đút ngón tay giữa
của bàn tay trái vào lỗ của búp sợi ờ bán kính nhỏ, còn ngón cái của bàn tay này tỳ
vào búp sợi. Bàn tay trái nắm chặt búp sợi, hai tay lấy búp sợi khỏi cọc. Tay phải
đặt búp sợi lên giá trên của máy, cho đường kính to xuống dưới đồng thời tay trái
dắt đầu sợi vào cọc cắm lõi ống sợi. Tay trái giữ lõi côn (lõi ống sợi) còn tay phải
giữ số hiệu công nhân ống. Tay trái lắp lõi côn vào cọc cắm ống sợi, trong khi đó
tay phải giữ số hiệu sẽ cho kẹp vào giữa cọc cắm ống sợi và lõi côn. Tay trái bẻ cọc

cắm ống sợi vào vị trí làm việc, đồng thời tay phải nâng số hiệu. Trong khi quay lõi
côn quanh cọc cắm và tay giữ sợi, cần tạo sức căng để quấn 1 số vòng tại 1 chỗ trên
lõi côn. Làm như vậy để có vòng sợi trên lõi côn. Trong khi lấy búp sợi và cắm lõi
côn vào cọc thì người tay quay cọc cắm lõi 145°, sau đó tay trái ấn vào tay mở máy
cho lõi côn làm việc.
Khi đưa ống sợi vào làm việc, công nhân ống cần đặt tay trên giá cắm lõi côn một
lúc để làm sao cho lớp sợi đầu tiên quấn chặt vào lõi.
Điểm dấu: Bắt đầu là lúc chạm tay vào búp sợi, kết thúc là lúc rời tay ra khỏi máy.
Tiêu hao thời gian: 15 giây/búp sợi, trong đó đóng dấu nhãn hiệu và đánh dấu búp
sợi đã làm xong là 2 giây. Khi gia công loại sợi có chi số N > 85 thì mất khoảng
15,5 giây/búp sợi.
1.2.3. Đặt kế hoạch làm việc:
Năng suất lao động cao chỉ có thể đạt được trong điều kiện công nhân ống
phục vụ một số cọc thích hợp để quá trình quấn ống không bị gián đoạn.
Để đảm bảo điều kiện trên, trường hợp vùng làm việc tương đối lớn thì người
công nhân ống phải phục vụ các cọc theo kiểu đi tua. Công nhân sẽ bắt đầu đi từ
đầu trái của máy và phục vụ lần lượt các cọc (từ cọc thứ nhất cho đến các cọc sau)


và phải làm tất cả những việc cần thiết trong quá trinh đi tua. Sau đó, công nhân
phải nhanh chóng quay lại cọc thứ nhất và bắt đàu công việc phục vụ máy.
Nếu như trong khu vực phục vụ có những ống sợi không hoạt động do đứt sợi,
thì trong quá trình quay lại ống sợi đẩu tiên công nhân cần phải nối đứt sợi đó trước
và cho cọc làm việc.
Lưu ý: Khi di chuyển về phía trước (phía phải) công nhân ống làm lần lượt tất cả
những công việc cần làm ở khu vực phục vụ, còn khi di chuyển về phía sau (qua
trái) công nhân chi nối sợi đứt. Thứ tự phục vụ cọc như vậy tạo điều kiện tốt cho
việc phân đoạn ống sợi, tức là lắp vào và dỡ ra các ổng sợi một cách tuần tự. Người
công nhân ống cần rèn luyện cho mình thói quen làm việc nhịp nhàng theo thứ tự
khi lắp ống sợi. Nên có sự chuẩn bị trước các ống sợi sẽ thay thế cho các ống sợi đã

tở hết sợi.
Trường hợp quấn ống các loại sợi có chi số thấp và vùng phục vụ co hẹp (ví
dụ chỉ phục vụ 8 cọc) công nhân ông sẽ làm việc theo phương pháp đứng canh, tức
là công nhân sẽ làm khi cần thiết bất kể là thao tác ở cọc, ống sợi nào, phía máy
nào của họ. Theo cách này thì công nhân sẽ đứng ở giữa khu vực máy phục vụ, và
làm bất cứ một thao tác nào theo phương pháp phân tán, tức là làm theo từng nhóm.
Khi lấy các búp sợi đầy ra khỏi máy, hợp lý nhất là lấy tất cả các búp sợi mà
công nhân phụ trách ra. Làm như vậy sẽ rút ngắn được thời gian tiêu hao cho việc
bàn giao, thống kê tính toán của công nhân ông. Như vậy trong thời gian lấy sản
phẩm ra khỏi máy, công nhân chỉ làm hai việc: thay ống sợi và nối sợi đứt.
Việc phục vụ máy sẽ hợp lý nếu công nhân ống chọn số cọc đứng thế nào đó
để tận dụng vừa đủ sức của họ. Nếu công nhân làm chưa hết sức thì có sự gián
đoạn không tránh khỏi vì rằng khi đó công nhẩn đã lắp xong toàn bộ ống mà ống
đầu tiên vẫn chưa quấn xong. Trong thời gian chờ cho sợi của ống này quấn xong,
công nhân bắt buộc phải ngừng công việc thay ống sợi, và chỉ có thêm công việc
nối đứt một cách không có thứ tự, sợi đứt xuất hiện bất kỳ trong những cọc khác
nhau ở khu vực phục vụ, tức là công nhân sẽ phục vụ máy theo kiểu đứng canh.
Khi đó không thể tránh khỏi những thời gian chết do công nhân ống phải chờ đợi,
làm tăng tiêu hao thời gian di chuyển, và kết quả là năng suất lao động giảm, trái
với trường hợp phục vụ một số cọc vừa đủ và phục vụ theo phương pháp đi tua
điều hòa.
Năng suất máy ống được tính toán theo số lượng sợi được quấn, và tính theo
khối lượng sợi của từng công nhân quấn được. Theo cách này, người ta xác định
mức gia công của công nhân ống theo khối lượng tính bằng kg. Người ta xác định
mức gia công không phụ thuộc vào tốc độ dài quấn ống, trong điều kiện công nhân
ống phục vụ một số cọc vừa đủ và sử dụng hết khả năng lao động đối với những
công việc chính có liên quan đến việc thay ống sợi.


1.3 CƠ SỞ TÍNH TOÁN MỨC GIA CÔNG CỦA CÔNG NHÂN ỐNG:

Theo chu kỳ để xác định thời gian quấn ống của một ống sợi.
Mức gia công của công nhân ống được tính hằng số ống sợi quấn được trong
một ca sản xuật (Hn) và xác định theo công thức sau:
Hn = H1 . Hop . T (ống/ca)

(1.1)

Trong đó:
Hn - Số ống sợi mà 1 cọc quấn được trong 1 giờ.
Hop - Mức tính toán về số cọc phục vụ của công nhân.
T - Thời gian làm việc trong một ca (420 phút)
H1 = A. K (ống/cọc/giờ) (1.2)
Trong đó:
A—Năng suất lý thuyết (ống/cọc/giờ)
K—Hệ số thời gian có ích.
A = 60.V/ N.G
Trong đó:
V - Tốc độ quấn ống trung bình của sợi (m/phút).
N - Chi số của sợi quấn ống.
G - Khối lượng sợi trên ống (g).
Khi giải bài toán theo công thức trên, có thể trị số V chưa biết. Trong quá trình quấn
ống, trong trường hợp quấn ống chéo, tốc độ trung bình của búp sợi (v) tính bằng m/phút
và được xác đinh theo công thức:
V = K’c .V2b + V2H
Trong đó:
K’c – Hệ số tính toán đến độ trượt của búp sợi trên ống khía.
Vb - Tốc độ quay của ống khía (m/phút).|
VH - Tốc độ dài trung bình của khe dẫn sợi (m/phút).

Trong công thức trên, cả 3 đại lượng đều chưa biết.

Để có thể xác định đuợc hệ số quy chuẩn về độ trượt của búp sợi trên ống khía
người ta cần làm những thí nghiệm kinh nghiệm, trên cơ sở này xác định đươc tính
ổn định của hệ số.
Muốn vậy, đầu tiên người ta cân lỗi búp sợi (lõi thường hay lõi côn) sau đó lắp
các lõi này lên giá cắm búp sợi và đo toàn bộ thời gian quấn ống đến khi búp sợi có
kích thước nhất định. Người ta xác định kích thước búp sợi bằng chuông báo hiệu
hoặc bằng mẫu đo. Thòi gian gia công các búp sợi được đo trên cơ sở thực nghiệm.


Trong khi tiến hành đo trong bảng quan sát, người ta chỉ thống kê thời gian làm
việc của búp sợi, còn thời gian không quấn sợi thi không được để ý tới, và việc
thống kê chung không được kể tới. Vì trong quá trình tiến hành thí nghiệm có thể
xảy ra trường hợp: trong sụốt quá trình quấn ống cho đến khi đầy búp sợi có một số
lần đo bị gián đoạn do nhiêu nguyên nhân (do sợi bị đứt, do chờ công nhân ống lắp
lõi búp sợi, do ống khía dừng để thợ sửa chữa kiểm tra chất lượng hoặc sửa chữa
hàng ngày,...). Sau khi tiến hành thí nghiệm, người ta tập hợp tất cả các lần đo riêng
lẻ để có được các thời gian quấn ống riêng lẻ và có được tổng số thời gian thực tế
(phút) gia công xong một búp sợi.
Sau khi búp sợi đã gia công xong, người ta cân khối lượng của nó, trong đó lõi
búp sợi đã được cân trước. Sau đó trừ đi khối lượng lỗi búp sợi để tìm được khối
lượng sợi (gam) trên búp.
Sau đó kiểm tra chi số sợi quấn trên búp sợi thì nghiệm và dựa trên cơ sở chi
số sợi thực tế (trên mẫu) của sợi, sẽ xác định được chiểu dài (mét) sợi quấn trên
búp sợi.
Sau khi đem chiều dài sợi thực tế đã có trên búp sợi chia cho thời gian thực tế
quấn ống sợi, người ta xác định được tốc độ quấn ống thực te Vf (phút).
Thời gian lý thuyết quấn sợi trên ống Vf và Vp (không tính đến độ trượt của
ống sợi so với ống khía) được xác định theo công thức:
Vp = V2b + V2H
(1.5)

Và sau cùng, tỉ số giữa Vf và Vp sẽ cho ta hệ số tính đến độ trượt giữa ống sợi
và ống khía:
K ’c = V f / V p
(1.6)

Để xác định một cách chính xác giá trị K c cần tiến hành một số thí nghiệm
(khoảng 10 lần) và tính giá trị trung binh, giá trị này có thể dùng cho tất cả các quá
trình tính toán sau này và coi như là một quy chuẩn.
Phần trăm độ trượt của búp sợi so với ống khía được tính toán theo công thức:
%C = (l - K’c).100
(1.7)
Việc kiểm tra quy chuẩn về độ trượt của búp sợi trên ống khía trong sản xuất
trên thực tế có thể giới hạn nghiên cứu trong một ống sợi. Trong trường hợp đó,
người ta tở sợi từ ống sợi vào và quấn lên búp sợi ra, đo thời gian quấn ống, rồi sau
đó sợi lại được tở ra trên một guồng và xác định tốc độ thực tế của quá trình quấn
sợi Vf (m/phút)  Xác định được K’c
Tốc độ quay của ống khía Vb (m/phút) được xác định theo công thức:
Vb = π.D.n / 1000
(1.8)


Trong đó:
D – Đường kính ống khía (mm)
n - Số vòng quay của ống khía trong vòng một phút (vòng/phút).
Với
n = [(nM.(DM – h))/(Db – h)].Kc

(1.9)

nM - Số vòng quay của mô tơ trong một phút (vòng/phút).

Dm - Đường kính pu li mô tơ (mm).
Db - Đường kính pu li gắn trên trục quấn ống (mm).
h - Chiều sâu của rảnh pu li (mm).
Kc - Hệ số trượt của pu li từ mô tơ đến trục quấn ống.
Tốc độ dài trung bình của khe dẫn sợi VH (m/phút) được xác dịnh theo công
thức:
VH = hs.N /1000
(1.10)
Trong đó hs là bước trung bình của rãnh ống khía (mm), được xác định hàng
cách chia tổng số chiều dài của ba bước rãnh ông khía cho 3. Ví dụ: với D =77mm
thì hs = (43 + 52 + 61)/3 = 52mm.
Hệ số thời gian có ích trong khi ống khia làm việc (K) được xác định theo
công thức:
K = Ka . Kb
(1.11)
Với Ka là hệ số thành phần, biểu hiện tỉ số giữa thời gian máy và tổng thời gian
quấn sợi. Đại lượng này được xác định theo công thức:
Ka = TM / (TM + Ta + Tc)
(1.12)
Trong đó:
TM - Thời gian máy tở hết một ống sợi (giây). T M còn là đại lượng nghịch đảo của
năng suất lý thuyết cọc sợi, nó được xác định theo công thức:
TM = (60.N.G) / V
(1.13)
Tc - Thời gian ngừng làm việc của các cọc sợi do ngừng trùng, thời gian
này phụ thuộc vào thời gian tờ hết một ống sợi (giây).
Ta - Thời gian công nghệ phụ để phục vụ một ống sợi, không vượt quá
thời gian máy (giây).
Đại lượng Ta được xác định như sau:
Ta = t1.y1 + t2.y2+ t3.y3

Trong đó:

(1.14)


t1 - Quy chuẩn thời gian để lắp búp sợi (giây).
t2 - Quy chuẩn thời gian để nối môt búp sợi đứt (giây).
t3 - Quy chuần thời gian đê thay ống sợi (giây).
y1, y2, y3 - Số lần xảy ra trên một ống sợị, tương ứng với các thời gian t1 ,t2 ,t3.
Để cho trị số của Ta gần sát với đặc trưng quá trình quấn ống và chi số sợi của
nhóm mặt hàng, người ta có thể lấy Ta với độ chính xác ±5%.
Thời gian gián đoạn trong khi làm việc của các cọc sợi do ngừng trùng được
tính toán như sau: Đầu tiên có lãng phí do ngừng trùng biểu diễn bằng sô tuyệt đối:
Tc = TM.C/100

(giây)

(1.15)

Trong đó: - C là tỉ lệ tính bằng % của thời gian ngừng trùng các ống sợi so với
thời gian máy chạy một ống sợi.
Trong trường hợp trên, đại lượng này không hạn chế trong một phạm vi nào
đó, vì máy ống không phải là một máy sản xuất ra sản phẩm cuối cùng của nhà máy
dệt, như máy dệt.
Trị số C được xác định theo công thức sau:
C = 5 a (%)
(1.16)
Trong đó: - a là tiêu hao thời gian quấn ống trên một con suốt (ống sợi thành
phẩm của nhà máy sợi) tính bằng phần trăm so với thời gian máy chạy, và được xác
định theo công thức:

a = (T3/ TM) .100 (%)
(1.17)
Tiêu hao thời gian đánh một ống sợi (một ống sợi chưa làm xong một thành phẩm)
T3 được xác định theo công thức:
T3 = Ta + t4.y4 + t5.y5 + t6.y6 + t7.y7 + t8.y8
(1.18)
Trong đó:
t4 - Quy chuẩn thời gian bốc ống sợi rải vào trong hòm máy, thời gian này
trùng với thời gian máy (giây).
t5 - Quy chuẩn thời gian để rải các lõi búp sợi (lõi côn) lên giá máy, thời gian
này trùng với thời gian máy (giây).
t6 - Quy chuẩn thời gian lấy các ống sợi đầy ra khỏi máy, thời gian này trùng
với thời gian máy (giây). Thời gian này chỉ được tính nếu như việc lấy ống sợi
ra là do công nhân ông làm.
t7 - Quy chuẩn thời gian thay các vòng pa-ra-phin, thời gian này trùng với thời
gian máy (giây). Thao tác này do công nhân ống làm khi đánh ống sợi dùng
cho dệt kim. Trong trường hợp máy đang xét t7 = 0.


t8 - Quy chuẩn thời gian một lần đi tua, thòi gian này trùng vói thời gian máy
(giây).
y4, y5,- y6,- y7 y8 – Số lần xảy ra trên một ống sợi, tương ứng với các thời gian
t4, t5, t6, t7, t8.
Để cho đại lượng T3 gần sát với với đặc trưng của quá trình quấn ống và chi số
của sản phẩm đã thiết kế trên máy này, có thể lấy T3 chính xác trong phạm vi ±5%.
Kb là hệ sô thành phần, biểu hiện quan hệ giữa thời gian làm việc thực tế trong suốt
một ca và thời gian một ca làm việc. Đại lượng này được xác định theo công thức:
Kb = (T – Tb) / T

(1.19)


Trong đó:
T - Thời gian một ca làm việc (phút).
Tb - Thời gian phục vụ nơi làm việc cần thiết để chuẩn bị cho cả khu vực người
công nhân tham gia lao động, và không vượt quá thời gian máy (do nhiều loại công
nhân làm trong khi máy ngừng làm việc), và được xác định như sau:
Tb = t9 + t10 + t11 + t12 + t13 + t14+ t15

(1.20)

Trong đó:
t9 - Quy chuẩn thời gian để đo búp sợi khi giao ca (phút).
t10 - Quy chuân thời gian để quạt bụi cho máy và quét sàn trong một ca (phút).
t11 - Quy chuẩn thời gian để bôi hơn máy trong một ca (phút).
t12 - Quy chuẩn thời gian để giao, nhận ca (phút).
t13 - Quy chuẩn thời gian để sửa chữa và xem xét dự phòng hàng ngày đối với máy
móc, tính binh quân cho một ca (phút).
t14 - Quy chuẩn thời gian để làm những công việc phụ trong sản xuất cúa công nhân
ống trong một ca (phút).
t15 – Quy chuẩn thời gian để nghỉ ngơi và làm những việc cá nhân của công nhân
ống trong một ca (phút).
Trị số Tb hoàn toàn phụ thuộc vào chi số sợi gia công và mặt hàng (phạm vi
sai số là ±5%) vì vậy nó ổn định vả trong việc tính toán ta có thể sử dụng nó như
một quy chuẩn thời gian mở rộng.
Công thức để xác định mức phục vụ tính toán của công nhân ống vói độ bận
rộn hoàn toàn đầy đủ Hop (trường họp này K3 = 1) có dạng sau:
Hop = (TM+Ta+Tc ) / T3

(1.21)



Hệ số bân rộn của công nhân (quy ước) K3 được xác định theo công thức sau:
K3 = [Hn.T3 + 60. (t9+ t10+ t11+ t12+ t14)] / T (1.22)
Trong đó đại lượng T được tính bằng giây:
Mức phục vụ của công nhân ống (kg/giờ):
Hb = Hn .G /1000

(1.23)



×