Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Trách nhiệm về quản lý bảo vệ môi trường của cơ quan chuyên môn cấp huyện được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2014 như thế nào? Liên hệ thực tế địa phương về kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.4 KB, 16 trang )

Danh mục các từ viết tắt:

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

BVMT

Bảo vệ môi trường

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MT

Môi trường

QH

Quốc hội

QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

1




Câu hỏi số 35:
Trách nhiệm về quản lý bảo vệ môi trường của cơ quan chuyên môn cấp huyện
được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2014 như thế nào? Liên hệ thực tế địa
phương về kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường?

Trả lời

PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
Hiện nay, thế giới mà chúng ta sống đang phải đương đầu với rất nhiều thử
thách. Xét trên các yếu tố của thế giới tự nhiên như nước, rừng, không khí, đất trồng,
đại dương và động vật thì hơn 6 tỷ người tiêu dùng đang làm cạn kiệt “máu của hành
tinh”, làm mờ “những lá phổi của trái đất”, làm cho “bầu trời đen, khí hậu xấu đi”,
làm đất trồng “xơ xác”, làm “ô nhiễm trái tim của trái đất” và hủy diệt các loài động
vật của hành tinh.
Những thách thức trên đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với con người.
Đòi hỏi con người phải trả lời được câu hỏi: Vì sao phải quản lý môi trường? Phải
quản lý môi trường như thế nào?... Xét theo tiềm năng và vốn tri thức khổng lồ hiện
có của loài người thì chúng ta hoàn toàn có thể tìm ra được những phương sách thích
hợp để giải quyết những vấn đề trên.
Môi trường trên diện tích hơn 300 nghìn km 2 của Việt Nam như con thuyền có
mức tải nhất định, nếu quá tải, con thuyền sẽ chìm, hệ thống sinh thái đang phải tải
một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, với sự phát triển dân sinh nhanh. Một lúc nào đó,
con thuyền sẽ quá tải. Đến lúc đó, khả năng cứu vãn khó khăn hơn rất nhiều.
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ luật,
trong đó Luật Bảo vệ Môi trường 2014 được quốc hội nước Việt Nam thông qua
ngày23/6/2014 là văn bản quan trọng nhất. Bộ Luật hình sự, hàng loạt các thông tư,
2



quy định, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện luật môi trường đã được
ban hành. Một số tiêu chuẩn môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều
khía cạnh bảo vệ môi trường được đề cập trong các văn bản khác như Luật Khoáng
sản, Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Đất đai, Luật Phát triển và Bảo vệ rừng...Các
văn bản trên cùng với các văn bản về luật quốc tế được nhà nước Việt Nam phê duyệt
là cơ sở quan trọng để thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Từ những vấn đề đặt ra như trên, tôi xin đề cập đến vấn đề: “ Trách nhiệm về
quản lý bảo vệ môi trường của cơ quan chuyên môn cấp huyện được quy định tại
Luật Bảo vệ môi trường 2014 ”.

PHẦN II: NỘI DUNG

I. Quản lý bảo vệ môi trường.
1.1.Khái niệm quản lý môi trường
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
Quản lý MT là bằng mọi biện pháp thích hợp tác động và điều chỉnh các hoạt
động của con người nhằm làm hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và môi trường, sao
cho vừa thỏa mãn nhu cầu của con người, vừa bảo đảm được chất lượng của môi
trường và không quá khả năng chịu đựng của hành tinh chúng ta.
1.2.Khái niệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường là một nội dung cụ thể của quản lý
Nhà nước. Đó là việc sử dụng các công cụ quản lý trên cơ sở khoa học, kinh tế, luật
pháp để tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo giữ cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã
hội và bảo vệ môi trường. Tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ
3



thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng MT sống và phát triển bền vững kinh
tế xã hội của quốc gia.
1.3. Mục tiêu và nguyên tắc.
1.3.1. Các mục tiêu chủ yếu.
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm MT phát sinh trong hoạt
động sống của con người.
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hành các
chính sách về phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với bảo vệ môi trường, nghiêm
chỉnh thi hành Luật Bảo vệ môi trường .
- Phát triển bền vững KT-XH của quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã
hội bền vững do Rio - 92 đưa ra.
- Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý MT quốc gia và các vùng lãnh thổ.
1.3.2. Các nguyên tắc chủ yếu.
- Hướng công tác quản lý MT tới mục tiêu phát triển bền vững KT-XH đất
nước, giữ cân bằng giữa phát triển và BVMT. Nguyên tắc này cần được thể hiện trong
quá trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp và chĩnh sách nhà
nước, ngành và địa phương.
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng
dân cư trong việc quản lý MT. Môi trường khôgn có ranh giới khôgn gian, do vậy sự
ô nhiễm hay suy thoái thành phần môi trường ở quốc gia, vùng lãnh thổ này sẽ ảnh
hưởng có trực tiếp tới quốc gia khác và các vùng lãnh thổ khác.
- Quản lý MT cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng
hợp thích hợp. Các biện pháp và công cụ quản lý môi trường rất đa dạng, mỗi loại biện
pháp và công cụ trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.
- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái MT cần được ưu tiên hơn
việc phải xử lý, hồi phục MT nếu để gây ra ô nhiễm MT. Phòng ngừa là biện pháp ít
tốn kém hơn xử lý, nếu để xảy ra ô nhiễm.
4



- Người gây ra ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm MT gây
ra và các chi phí xử lý, hồi phục MT đã bị ô nhiễm. Đây là nguyên tắc quản lý môi
trường do các nước OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) đưa ra. Nguyên
tắc được dùng làm cơ sở để xây dựng các quy định về thuế, phí, lệ phí môi trường và
các quy định xử phạt hành chính đối với các vi phạm về quản lý môi trường. Nguyên
tắc trên cần thực hiện phối hợp với nguyên tắc người sử dụng trả tiền, với nội dung là
người nào sử dụng các thành phần môi trường thì phải trả tiền cho việc sử dụng và
các tác động tiêu cực đến môi trường do việc sử dụng đó gây ra.
1.4. Cơ sở quản lý môi trường.
1.4.1. Cơ sở triết học của quản lý môi trường.
Trong triết học người ta bàn nhiều về nguyên lý thống nhất của thế giới vật
chất, trong đó sự gắn bó chặt chẽ giữa tự nhiên, con người và xã hội thành một hệ
thống thống nhất, yếu tố con người giữ vai trò quan trọng. Sự thống nhất của hệ thống
được thực hiện trong các chu trình Sinh Địa Hoá của 5 thành phần cơ bản:
- Sinh vật sản xuất (tảo và cây xanh) có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ các
chất vô cơ dưới tác động của quá trình quang hợp.
- Sinh vật tiêu thụ là toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn, tạo ra các chất thải.
- Sinh vật phân huỷ (vi khuẩn, nấm) có chức năng phân huỷ các chất thải, chuyển
chúng thành các chất vô cơ đơn giản.
- Con người và xã hội loài người.
- Các chất vô cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con người với
số lượng ngày một tăng.
Tính thống nhất của hệ thống “Tự nhiên – Con người – Xã hội” đòi hỏi việc
giải quyết vấn đề môi trường và thực hiện công tác quản lý môi trường phải mang tính
5


toàn diện và hệ thống. Con người cần phải nắm bắt cội nguồn của sự thống nhất đó,
phải đưa ra được những phương sách thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn nẩy sinh
trong hệ thống. Bởi lẽ con người đã góp phần quan trọng vào việc phá vỡ tất yếu

khách quan là sự thống nhất biện chứng giữa tự nhiên – con người – Xã hội. Chính vì
vậy khoa học về quản lý môi trường, hay sinh thái nhân văn chính là sự tìm kiếm của
con người nhằm nắm bắt và giải quyết các mâu thuẫn, tính thống nhất của hệ thống
“Tự nhiên – con người – Xã hội”.
1.4.2. Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ của quản lý môi trường.
Khoa học về môi trường là một lĩnh vực khoa học mới, thực sự nó xuất hiện và
được phát triển mạnh từ những năm 1960 trở lại đây, làm cơ sở cho nghiên cứu, đúc
rút kinh nghiệm, phát hiện những nguyên lý, quy luật môi trường giúp cho việc thực
hiện quản lý môi trường.
Nhờ những kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động
sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa.
Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn
thám, tin học được phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới giúp cho việc Quản lý môi
trường hiệu quả hơn.
1.4.3. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường.
Hiện nay Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế
thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường mọi nguyên lý hoạt động được dựa trên cơ sở
cung và cầu của thị trường, thông qua cạnh tranh, hoạt động phát triển và sản xuất
của cải vật chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hoá theo giá trị. Loại
hàng hoá có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh, ngược lại
những hàng hoá kém chất lượng và giá thành cao thì sẽ không có chỗ đứng. Trên
6


cơ sở những nguyên lý của kinh tế thị trường, người ta đã đưa ra các chính sách
hợp lý và các công cụ kinh tế để điều chỉnh và định hướng hoạt động phát triển
sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường.
1.4.4. Cơ sở luật pháp cho Quản lý môi trường.
Cơ sở luật pháp cho quản lý môi trường thực chất là các văn bản về luật quốc tế

và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế về môi trường thực chất là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm
quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế
trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và
môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn bản luật quốc tế về môi trường
đã được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các
quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về “Môi trường và con
người” tổ chức năm 1972 tại Stockholm, Thuỵ điển và sau hội nghị thượng đỉnh Rio
1992, Brazin đã có rất nhiều văn bản luật quốc tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến
nay đã có hàng ngàn các văn bản luật quốc tế về môi trường, trong số đó đã có nhiều
văn bản được chính phủ Việt nam ký kết.
Trong phạm vi quốc gia, chúng ta cũng đã có nhiều văn bản pháp lý liên quan
đến bảo vệ và quản lý môi trường. Văn bản quan trọng nhất là Luật bảo vệ môi trường
được quốc hội thông qua ngày 27/12/1993.
Các văn bản pháp luật Quốc tế và Quốc gia là cơ sở quan trọng để thực hiện
công tác quản lý Nhà nước vể bảo vệ môi trường.
II. Luật bảo vệ môi trường 2014.
Luật Bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7, thông qua ngày 23/6/2014.

7


Luật Bảo vệ môi trường 2014 trên tinh thần kế thừa các nội dung của Luật Bảo
vệ môi trường 2005, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật BVMT
2005. Luật hóa chủ trương của Đảng, các chính sách mới về BVMT; mở rộng và cụ
thể hóa một số nội dung về BVMT nhằm đáp ứng yêu cầu BVMT trong giai đoạn
mới. Ngoài ra, Luật BVMT 2014 cũng đã xử lý những trùng lặp và mâu thuẫn với các
luật khác để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; tạo tiền đề pháp lý để
xây dựng các nghị định về BVMT, sắp xếp lại trật tự các chương, điều, câu chữ đảm

bảo tính logic và khoa học. Luật BVMT 2014 gồm 20 chương và 170 điều, tăng 5
chương và 34 điều so với Luật BVMT 2005. Về cơ bản Luật BVMT 2014 có những
nét đổi mới so với Luật BVMT 2005 về các nội dung: Giải thích thuật ngữ, Nguyên
tắc BVMT, Những hành vi bị nghiêm cấm, Quy hoạch bảo vệ môi trường, Đánh giá
tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, Bảo
vệ môi trường biển và hải đảo, bảo vệ môi trường đất, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Trong đó, tại các Điều từ 65 – 67 đã quy định rõ, chi tiết chức năng cơ quan quản lý
và tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường đối với các hình thức tổ chức sản xuất tập
trung đang phổ biến hiện nay tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, cụm công nghiệp.
III. Trách nhiệm về quản lý bảo vệ môi trường của cơ quan chuyên môn cấp
huyện được quy định tại Luật BVMT 2014.
3.1. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND cấp
huyện.
Theo khoản 2, điều 143 của Luật BVMT 2014 quy định trách nhiệm QLNN về
bảo vệ môi trường của UBND cấp huyện như sau:
- Ban hành theo thẩm quyền quy định, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường;
- Tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường;
- Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền;
8


- Hằng năm, tổ chức đánh giá và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
- Truyền thông, phổ biến, giáo dục chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về
khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan giải quyết các vấn đề
môi trường liên huyện;
- Chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu để xảy ra ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng trên địa bàn.
3.2.Trách nhiệm của UBND cấp huyện trong việc bảo vệ môi trường trong
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3.2.1. Trách nhiệm của UBND cấp huyện trong việc bảo vệ môi trường
cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung.
Theo khoản 3, điều 67, Luật BVMT 2014 quy định trách nhiệm UBND cấp
huyện trong việc bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập
trung.
- Kiểm tra, thanh tra việc xây dựng và triển khai phương án bảo vệ môi trường
tại cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung;
- Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về công tác bảo vệ môi trường tại
cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung.
9


- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.
3.2.2.Trách nhiệm của UBND cấp huyện trong việc Bảo vệ môi trường làng nghề.
Theo khoản 5, điều 70, Luật BVMT 2014 Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân
cấp huyện có làng nghề được quy định như sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường làng
nghề trên địa bàn;
- Hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác bảo vệ môi trường làng nghề.
3.3. Trách nhiệm của UBND cấp huyện trong việc quản lý chất thải.
Theo điều 88, Luật BVMT 2014 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các
cấp trong quản lý chất thải:
- Lập, phê duyệt, tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải
trên địa bàn.
- Đầu tư xây dựng, tổ chức vận hành công trình công cộng phục vụ quản lý chất
thải trên địa bàn.

- Ban hành, thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải
theo quy định của pháp luật.
IV. Kết quả thực hiện công tác QLNN về môi trường tại huyện Na
Rì – tỉnh Bắc Kạn.
4.1. Kế hoạch triển khai thi hành Luật BVMT năm 2014 trên
đại bàn huyện Na Rì.

10


Nhằm triển khai kịp thời, thống nhất, đồng bộ, có hiệu quả nhằm sớm đưa các
quy định của Luật bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống ngay khi Luật có hiệu lực thi
hành thì UBND Na Rì đã ban hành Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 07/5/2015 về
triển khai thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2014 trên địa bàn huyện Na Rì.
Nội dung của kế hoạch như sau: Quán triệt, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến
Luật BVMT năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho lãnh đạo, công chức
các cơ quan, tổ chức, đơn vị từ huyện đến cơ sở; công chức phụ trách môi trường xã,
thị trấn; hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện nhằm nâng cao
nhận thức chính sách, pháp luật về BVMT, hạn chế các hành vi vi phạm do không
hiểu biết pháp luật về BVMT gây ra, góp phần ổn định chính trị, trật tự - an toàn xã
hội, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững.
4.2. Kết quả thực hiện công tác QLNN về môi trường tại
huyện Na Rì.
4.2.1 Tình hình khai thác khoáng sản.
Những năm gần đây huyện Na Rì có rất nhiều khó khăn, bất cập trong công tác
quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện. Nạn khai thác khoáng sản trái
phép bùng phát khiến môi trường nhiều nơi bị ô nhiễm nặng nề, ăn cắp tài nguyên
quốc gia, băm nát lòng sông, hủy hoại môi trường. Sự vào cuộc quyết liệt của các cơ
quan chức năng đã hạn chế cơ bản tình trạng này, bằng nhiều nỗ lực ngăn chặn, tình
trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện Na Rì đã giảm đi rất nhiều,

những điểm nóng về khai thác vàng trái phép đã cơ bản lắng dịu. Tuy nhiên, tại một
số khu vực, tình trạng khai thác cát nhỏ lẻ vẫn còn diễn ra, đặc biệt là trên sông Bắc
Giang, đoạn chảy qua địa phận xã Lam Sơn. Tuy nhiên những bài học về giải pháp
quản lý thì vẫn luôn là vấn đề “nóng”.
Về việc đưa đất đã hoàn thổ vào khai thác, sử dụng: Các xã Lạng San và Lương
Thượng (Na Rì) có một số điểm mỏ khai thác khoáng sản. Những diện tích này đã
được doanh nghiệp hoàn thổ, bàn giao, đất cấp cho các doanh nghiệp khai thác
11


khoáng sản tại xã Lương Thượng, Lạng San đa số có nguồn gốc là đất sản xuất nông
nghiệp. Tổng diện tích đất hoàn thổ sau khi khai thác khoáng sản mà doanh nghiệp
bàn giao cho địa phương quản lý lên tới mấy chục héc-ta. Quan sát thực tế tại các diện
tích đất đã hoàn thổ sau khai thác khoáng sản tại Lương Thượng, nhiều chỗ người dân
thấy đất bỏ không đã ý tự bồi thêm đất màu để canh tác ngô. Đặc thù của các địa
phương miền núi là địa hình chia cắt, đất trồng ngô lúa rất ít. Vì thế, vài chục héc-ta
đất sau khai thác khoáng sản chưa bàn giao cho địa phương, hoặc đã bàn giao mà địa
phương chưa có phương án sử dụng, chưa bàn giao lại cho người dân để phục vụ sản
xuất là một sự lãng phí không nhỏ. Trước tình hình trên, mới đây phòng chuyên môn
đã tham mưu cho UBND huyện Na Rì ra Văn bản số 485/UBND-TNMT ngày
12/6/2015, đôn đốc các xã Lạng San, Lương Thượng “khẩn trương xây dựng phương
án sử dụng đất mỏ vàng sa khoáng đã bàn giao cho địa phương”. Theo đó, các bước
tiến hành xây dựng phương án sử dụng đất các mỏ đã bàn giao trình cơ quan có thẩm
quyền xem xét theo quy định của Luật Đất đai 2013.
4.2.2. Bảo đảm môi trường khi chế biến dong riềng.
Dong riềng của tỉnh Bắc Kạn đang hứa hẹn sản lượng trên 100.000 tấn củ, cùng
với đó là hàng loạt cơ sở chế biến miến đang tích cực chuẩn bị vào mùa. Trong đó,
huyện Na Rì trồng được 502,9ha dong riềng. Tính đến thời điểm này, bà con nông
dân đã thu hoạch được trên 107ha, năngsuất ước đạt 700tạ/ha, sản lượng ước đạt
35.203 tấn. Tiềm năng kinh tế từ chế biến dong riềng là rất lớn, nhưng chế biến sao

cho bảo đảm môi trường là điều các doanh nghiệp phải lưu tâm.
Phế phẩm sau chế biến dong riềng chủ yếu là các hợp chất hữu cơ nhưng mức
độ ô nhiễm của chúng không vì thế mà thấp đi. Nếu không khắc phục triệt để khi thải
ra sông, suối sẽ gây ô nhiễm nước nghiêm trọng. Để sản xuất ra 1 kg miến dong,
lượng bã dong thải ra tương ứng là 9-10 kg tươi, từ đó dễ thấy mỗi năm ở một làng
nghề có thể thải ra hàng vạn tấn bã dong tươi. Lượng bã này chỉ mới được tận thu rất

12


ít làm thức ăn chăn nuôi (lợn, ngan, ngỗng). Số còn lại bị bỏ thối làm ô nhiễm nguồn
nước mặt, nước ngầm và ô nhiễm mặt đất cũng như bầu không khí.
Nhằm giúp các cơ sở chế biến dong riềng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Sở
Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với Viện Môi trường Nông nghiệpViện khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện dự án xây dựng mô hình xử lý chất
thải từ quá trình chế biến tinh bột dong riềng làm thức ăn gia súc và phân bón hữu cơ
tại xã Côn Minh, huyện Na Rì (Bắc Kạn).
Mục tiêu của dự án là xây dựng được các mô hình xử lý nguồn nước bị ô nhiễm
trong quá trình chế biến dong riềng đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, mô
hình sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ chất thải của quá trình chế biến tinh
bột dong riềng để làm phân bón cho cây trồng, mô hình chế biến và sử dụng bã dong
riềng để làm thức ăn bổ sung cho chăn nuôi.
Sau hai năm thực hiện, dự án đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Dự
án đã điều tra hiện trạng sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất dong riềng tại thôn
Bản Lài, xã Côn Minh, huyện Na Rì. Xây dựng được các chuyên đề, gồm tổng quan
về các giải pháp sử dụng chế phẩm vi sinh dùng để xử lý làm phân bón hữu cơ vi sinh
và dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, tổng quan về các giải pháp sử dụng công nghệ
sinh hoá dùng để xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất tinh bột dong riềng trong
nước và trên thế giới, chuyên đề đánh giá kết quả xử lý bã thải từ quá trình sản xuất
tinh bột dong riềng theo hướng thân thiện với môi trường.


13


PHẦN III: KẾT LUẬN
Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng
con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng sự
phát triển của mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển
là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách
tiêu cực tới môi trường. Vấn đề là phải làm sao cho môi trường tuy biến đổi nhưng
vẫn thực hiện đầy đủ được ba chức năng cơ bản của nó là: tạo cho con người một
không gian sống với phạm vi và chất lượng tiện nghi cần thiết; cung cấp cho con
người những tài nguyên cần thiết để sản xuất, sinh sống; nơi chôn vùi các phế thải sản
xuất và sinh hoạt giữ không cho phế thải làm ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường
phát triển bền vững.

14


Tài liệu tham khảo
1. Luật BVMT số 55/2014/QH13 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2008) Bài giảng Quản lý môi trường cho
sự phát triển bền vững, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia 2008.
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Phước (2010) Giáo trình Quản lý chất lượng môi
trường, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội – 2010.

Web site tham khảo:
1. />2. />3. />
15



Mục lục
Trong triết học người ta bàn nhiều về nguyên lý thống nhất của thế giới vật chất, trong đó sự
gắn bó chặt chẽ giữa tự nhiên, con người và xã hội thành một hệ thống thống nhất, yếu tố con
người giữ vai trò quan trọng. Sự thống nhất của hệ thống được thực hiện trong các chu trình
Sinh Địa Hoá của 5 thành phần cơ bản:........................................................................................5
Sinh vật sản xuất (tảo và cây xanh) có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ dưới
tác động của quá trình quang hợp..................................................................................................5
Sinh vật tiêu thụ là toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn, tạo ra các chất thải................5
Sinh vật phân huỷ (vi khuẩn, nấm) có chức năng phân huỷ các chất thải, chuyển chúng thành
các chất vô cơ đơn giản.................................................................................................................5
Con người và xã hội loài người.....................................................................................................5
Các chất vô cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con người với số lượng ngày
một tăng.........................................................................................................................................5
1.4.2. Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ của quản lý môi trường........................................6
1.4.3. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường.................................................................................6
1.4.4. Cơ sở luật pháp cho Quản lý môi trường............................................................................7
Cơ sở luật pháp cho quản lý môi trường thực chất là các văn bản về luật quốc tế và luật quốc
gia về lĩnh vực môi trường............................................................................................................7
Mục lục................................................................................................................................................16

16



×