Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Sách chuyên khảo Đất đồi núi Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.02 KB, 128 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Sách chuyên khảo Đất đồi núi Việt Nam được biên soạn trên cơ sở kế
hoạch đào tạo sau đại học của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đây là
tài liệu chính dùng trong giảng dạy môn "Đất và dinh dưỡng cây trồng" của bậc
cao học ngành trồng trọt của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tài trợ
chính cho biên soạn và in ấn là vốn từ dự án "Quản lý đất và nước ngầm", hợp
tác giữa Trường Đại học Saskatchewan, Canada và Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên.
Trong khi biên soạn, tập thể tác giả đã bám sát phương châm giáo dục của
Nhà nước Việt Nam và gắn liền lý luận với thực tiễn. Đồng thời với việc kế thừa
các kiến thức khoa học hiện đại trên thế giới, các tác giả đã mạnh dạn đưa các
kết quả nghiên cứu mới nhất của Việt Nam vào trong tài liệu, đặc biệt là các kết
quả nghiên cứu ở vùng núi phía Bắc Việt Nam.
Tham gia biên soạn giáo trình này là:
PGS.TS. Nguyễn Thế Đặng (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên)
chủ biên: Biên soạn bài mở đầu, chương IV và V
TS. Đặng Văn Minh (Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên): Biên
soạn chương VI
PGS.TS. Đào Châu Thu (Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội): Biên
soạn chương I, II và III.
Chúng tôi cho rằng đây là cuốn sách tốt, nhưng chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của đồng nghiệp và các độc giả.

Thái Nguyên, ngày 10.03.2003
TẬP THỂ TÁC GIẢ

1



BÀI MỞ ĐẦU

ĐẤT ĐỒI NÚI VIỆT NAM

Toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam có diện tích tự nhiên là 32.924.061 ha, thì
có tới khoảng 3/4 diện tích là đất đồi núi. Đất đồi núi có mặt trên 41 tỉnh thành
của Việt Nam, mặc dù dân cư hiện nay sống ở vùng này chỉ chiếm khoảng 1/3 so
với toàn quốc.
Vùng đồi núi Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng, nó không chỉ là nguồn
tài nguyên quý giá của nền sản xuất nông lâm nghiệp, mà còn có vị trí xung yếu
trong an ninh quốc phòng của đất nước.
Đặc điểm thuận lợi của đất vùng đồi núi Việt Nam là rất đa dạng về các
loại hình thổ nhưỡng và phong phú về khả năng sử dụng. Nhưng trở ngại nổi bật
là do địa hình chia cắt, dốc dễ bị thoái hoá đã kéo theo hàng loạt các vấn đề như
kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống thấp kém...Có thể nói đây là vùng còn
khó khăn nhất đất nước hiện nay.
Tuy nhiên, do vị trí quan trọng của nó và đây là nguồn tài nguyên, là
hướng mở rộng cho phát triển nông lâm nghiệp của đất nước, cho nên chúng ta
cần nắm chắc được quỹ đất đai của vùng này. Trên cơ sở đó định hướng quy
hoạch sử dụng cho có hiệu quả và lâu bền.
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT ĐỒI NÚI TRÊN THẾ GIỚI

Tài nguyên đất trên thế giới có khoảng 13.500 triệu ha, trong đó 1000 triệu
ha (chiếm 14,7%) đất đồi núi có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp. Đó là
nguồn tài nguyên lớn mang tính chiến lược quốc gia của nhiều nước vì giá trị sản
phẩm nông lâm nghiệp lớn, đồng thời đó còn là những vùng đất nuôi sống hàng
trăm triệu người và bảo vệ môi trường sinh thái cho nhân loại.
Diện tích đất đồi núi ở khu vực Đông Nam Á được phân bố ở tất cả các
nước trong khu vực, trong đó nhiều nhất là ở Việt Nam (chiếm 75% tổng diện
tích toàn quốc) và ở Lào (chiếm 73% tổng diện tích toàn quốc). Phần lớn diện

tích đất đồi núi được sử dụng cho lâm nghiệp ( bảo tồn rừng tự nhiên hoặc trồng
rừng khai thác, rừng sinh thái) cũng như được khai thác trồng các loại cây công
nghiệp, cây ăn quả dài ngày. Một phần nhỏ diện tích đất đồi núi dạng thung lũng,
dốc thấp, bình nguyên, cao nguyên (địa hình thấp, khá bằng phẳng hoặc lượn
sóng, thuận lợi cho canh tác thì được sử dụng trồng hoa màu lương thực. Đại bộ
phận hệ thống canh tác vùng đồi núi là canh tác nước trời, trừ diện tích lúa nước
hai vụ dạng ruộng bậc thang hoặc diện tích trồng rau ven bãi bồi các sông suối là
sử dụng nước tưới.

2


Đất đồi núi nói chung có độ màu mỡ cao nếu mới được khai phá hoặc được
sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, độ màu mỡ của đất đồi núi phụ thuộc nhiều vào thành
phần đá mẹ, độ dốc, thảm thực vật hoặc rừng che phủ hoặc vào dòng chảy của
nước mưa. Đã từ lâu qua quá trình chặt phá rừng, khai thác đất trồng trọt, người
ta đã phát hiện đất đồi núi rất nhanh chóng bị suy thoái do hiện tượng đất bị xói
mòn rửa trôi. Vì vậy từ thế kỷ 18 bắt đầu xúc tiến các công trình nghiên cứu các
biện pháp chống xói mòn bảo vệ đất dốc (Volni,1870; các giáo sư trường Đại học
Pardin Mỹ, từ 1951 đến 1958, các nghiên cứu quốc tế của nhiều nước, 1980,
chương trình IBSRAM, CIAT, thập kỷ 90).
Các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn như đắp bờ, san đất tạo ruộng bậc
thang đã đem lại những kết quả giảm và chống xói mòn rõ rệt. Theo Rumbo,
(1982) thì khi đắp bờ, san ruộng độ dốc giảm xuống 2-5 0 thì xói mòn sẽ giảm 1-3
lần. Thí nghiệm của trường đại học Naronnero đã cho thấy tạo bờ, san ruộng bậc
thang đất đồi thì xói mòn sẽ giảm đi từ 7-10 tấn đất/ha.
Để bảo vệ đất dốc, nhiều nước trên thế giới sử dụng cây cỏ 3 lá vào hệ
thống cây trồng, hoặc đưa cây đậu tương vào trồng xen với ngô, hoặc trồng theo
đường đồng mức.
Từ những năm thập kỷ 80-90, hệ thống nông lâm kết hợp và đa dạng hoá

cây trồng trên đất đồi núi đã được thử nghiệm và lan rộng khắp nơi bởi tính ưu
việt về sử dụng đất bền vững và hiệu quả của hệ thống này. Năm 1983, ICRAF
đã đưa ra định nghĩa khá hoàn hảo về hệ thống nông lâm kết hợp: ''Đó là hệ
thống sử dụng đất bao gồm các cây gỗ lâu năm và các cây nông nghiệp hàng
năm hoặc cây thức ăn gia súc, hoặc cả hai trên cùng một mảnh đất đồng thời hay
luân phiên với mục đích cho sản phẩm tối đa và duy trì sản xuất lâu bền do bảo
vệ và tăng cường được độ màu mỡ đất.
Bên cạnh những nghiên cứu kỹ thuật về sử dụng hiệu quả và bảo vệ chống
suy thoái đất dốc, ngày nay sử dụng đất đồi núi bền vững còn đặc biệt chú trọng
đến khía cạnh phát triển kinh tế và xã hội vùng đồi núi nhằm đảm bảo một hệ
thống sử dụng đất bền vững cho đất dốc nói riêng và đất vùng đồi núi nói chung.
Nhóm công tác về "khung đánh giá đất dốc bền vững (Nairobori, 1991) đã nêu
lên quan điểm" Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính
sách và các hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan
tâm môi trường để đồng thời (a) duy trì hoặc nâng cao sản lượng (hiệu quả sản
xuất), (b) giảm rủi ro sản xuất (an toàn), (c) bảo vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên
và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước (bảo vệ), (d) có hiệu quả lâu dài (lâu bền) và
(e) được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận).

3


NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT ĐỒI NÚI TẠI VIỆT NAM

Như chúng ta đã biết, diện tích đất đồi núi nước ta chiếm gần 3/4 diện tích
toàn quốc, khoảng 23,9 triệu ha, do vậy, sử dụng đất đồi núi sản xuất nông lâm
nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế. Trong 9 vùng sinh thái
của Việt Nam thì có 7 thuộc vùng đồi núi.
Tình hình sử dụng đất đồi núi Việt Nam có lịch sử rất lâu đời với tập quán
xa xưa lạc hậu là du canh du cư, phá rừng đốt rẫy, trồng lúa nương, hoa màu

ngắn ngày. Vì vậy diện tích đất bị thoái hoá tăng nhanh chóng (đến nay có
khoảng nửa triệu ha đất xói mòn trơ sỏi đá), diện tích đất có độ che phủ rừng
giảm rõ rệt từ 43% năm 1945 xuống còn 28% năm 1993. Mất rừng kéo theo sự
thoái hoá đất (đất bị bạc màu hoá, xói mòn trơ sỏi đá), làm mất đi chức năng
phục vụ sinh thái của rừng là điều hoà khí hậu và bảo vệ nguồn nước. Đã có lúc
diện tích đất trống đồi núi trọc vùng đồi núi lên đến 13 triệu ha.
Các nghiên cứu về đất và sử dụng đất đồi núi ở nước ta đã và đang được
đặc biệt chú ý. Ngay từ những năm sau hoà bình, các nhà thổ nhưỡng Việt Nam
đã cùng chuyên gia Liên Xô (cũ) V.M. Fridland đã dày công điều tra, phân tích
các loại đất vùng đồi núi, xác định các quá trình hình thành đất đặc trưng của
vùng nhiệt đới nóng ẩm như quá trình Feralit, Lateritic, Alit, Magalit-Feralit...
Về sử dụng đất đồi núi, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã phân cấp
độ dầy tầng đất và độ dốc của các loại đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử
dụng đất có hiệu quả và lâu bền. Từ những năm 60 các cơ quan nghiên cứu đất
như Vụ Quản lý Ruộng đất, Viện Thổ nhưỡng Nông hoá đã tập trung vào nghiên
cứu các biện pháp kỹ thuật chống xói mòn đất, bảo vệ đất dốc (Nguyễn Trọng
Hà, 1962; Bùi Quang Toản, 1965; Bùi Ngạnh, Nguyễn Xuân Cát, 1970-1980;
Chu Đình Hoàng,1976; Nguyễn Văn Tiễn, 1988; Thái Phiên với chương trình
IBSRAM, 1990-1999; Nguyễn Thế Đặng, 1991 - 2000...).
Từ những năm của thập kỷ 80 và 90 đến nay, các chương trình nghiên cứu
và sử dụng đất đồi núi tập trung vào các dự án đánh giá đất và xây dựng các mô
hình sản xuất như hệ thống nông lâm kết hợp, hệ thống vườn ao chuồng rừng
(VACR) và trang trại sản xuất rừng đồi, vườn đồi....
Các chương trình phát triển lâm nghiệp xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo
về vùng đầu nguồn, xây dựng thôn bản mới, quy hoạch sử dụng đất có người dân
cùng tham gia, xây dựng và cải thiện thị trường nông thôn, ngân hàng và tín
dụng nông thôn... là những hoạt động hữu hiệu và vô cùng quan trọng góp phần
bảo vệ đất và sử dụng đất đồi núi hợp lý nhất.
Tuy nhiên cũng chưa có 1 tài liệu nào tập hợp và đề cập đầy đủ về đất đai
vùng đồi núi, nhất là đồi núi phía Bắc Việt Nam. Vì vậy, các thông tin được tập


4


hợp trong quá trình này sẽ là căn cứ quan trọng cho các hoạch định chính sách và
các nhà khoa học sử dụng cho hoạt động của mình, với mục tiêu là để sử dụng
hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này.

5


CHƯƠNG I
SỰ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐẤT ĐỒI NÚI VIỆT NAM
1.1. SỰ HÌNH THÀNH ĐẤT VÙNG ĐỒI NÚI

1.1.1. Vị trí địa lý vùng đồi núi Việt Nam
Việt Nam nằm gọn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, trên bán đảo
Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á, Bắc giáp Trung Quốc, Tây giáp Lào
và Campuchia, Đông và Nam giáp Thái Bình Dương. Toàn bộ lãnh thổ có hình
chữ S kéo dài theo hướng Bắc - Nam, từ 8 o33 vĩ độ Bắc đến 23o23 vĩ độ Bắc.
Việt Nam là một góc của lục địa Châu Á vừa tiếp nối với bờ Đông, vừa tiếp nối
với bờ Nam của lục địa, với đường biên giới lục địa giáp Trung Quốc, Lào,
Campuchia kéo dài khoảng 3.730 km, đại bộ phận là vùng đồi núi và đường bờ
biển dài khoảng 3.260 km. Vị trí này làm cho nước ta trở thành yết hầu giao
thông quan trọng của vùng Đông Nam Á với các cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương
và nối liền các tuyến đường hàng hải Quốc tế.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam không lớn (329.240,61 km 2)
song có đến 3/4 diện tích là đồi núi với địa hình rất phức tạp và thảm thực vật
nhiệt đới phong phú. Toàn bộ vùng đồi núi Việt Nam được chia thành các vùng
sinh thái khác nhau, đó là vùng Đông Bắc, vùng Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn,

vùng Tây Bắc, một phần lớn diện tích vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Hai dãy núi cao nhất
là dãy Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc và dãy núi Trường Sơn chạy dọc suốt miền
Trung. Núi cao nhất ở phía Bắc là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m, ở phía Nam là
đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất vùng đồi núi
1.1.2.1. Các quá trình kiến tạo địa chất, địa hình và đá mẹ
Trên bản đồ địa chất bán đảo Đông Dương nói chung và của Việt Nam nói
riêng cho thấy tình hình địa chất của nước ta rất phức tạp, đa dạng, đặc biệt là ở
vùng đồi núi.
- Nhìn toàn cảnh kiến trúc địa chất của Việt Nam có thể mô tả tóm tắt như
sau: Dọc theo đường đứt gẫy sông Chảy trở lên phía Bắc và Đông Bắc là miền
nền Hoa Nam và miền uốn nếp Katazia, hay còn gọi là miền Caleđoni Đông
Nam Á. Đồng bằng Bắc Bộ được coi là vùng trũng. Phần Tây Bắc và Bắc
Trung Bộ nằm trong hệ uốn nếp Mêzôzôi Việt Nam-Lào. Phần Tây Nguyên và
Nam Trung Bộ thuộc khối Inđôsini Việt Nam-Lào-Campuchia. Đồng bằng Nam
Bộ thuộc vùng trũng. Những kiến trúc địa chất trên trải qua lịch sử kiến tạo địa
chất phức tạp của cả vùng bán đảo Đông Dương đã tạo nên các kiểu địa hình rất

6


đa dạng và phức tạp, là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và tính chất
đất của Việt Nam. Hướng của các đường đứt gẫy hoặc các phức nếp lồi lõm của
các miền uốn nếp thường tương ứng với hướng sông, hướng núi và cũng chính là
ranh giới các đơn vị kiến trúc địa chất trên toàn lãnh thổ.
- Những tài liệu về kiến tạo địa chất của Việt Nam đều cho thấy Việt Nam
nằm trong khu vực nền cổ Indônêxia với phạm vi là địa khối Kon Tum vào giai
đoạn vận động tạo sơn Calêđônic (Ocđôvic, thượng Silua). Khối nhỏ Kon Tum
này đã bị tách ra khỏi nền cổ Inđônêxia bởi thung lũng Sê Con và Rãnh Nam Bộ.

Chính tạo sơn Hecxini đã tạo thành dãy Trường Sơn và khối núi Nam Trung Bộ.
Những hoạt động Macma (xâm nhập và phún xuất) trong giai đoạn này cũng rất
quan trọng, làm cho đá trầm tích của dãy Trường Sơn và khối núi Nam Trung Bộ
bị kết tinh và biến chất mạnh. Vận động Hecxini có tính chất quyết định đối với
kiến tạo địa chất phía Nam Việt Nam vì sau giai đoạn này khối nhỏ Kon Tum ít
chịu hoặc không chịu ảnh hưởng của vận động kiến tạo nữa. Cho tới "Tân sinh
đại", lãnh thổ Việt Nam hoàn toàn bước vào giai đoạn phát triển lục địa. Các quá
trình xâm thực và bào mòn lâu dài đã khiến cho lãnh thổ trở thành một bán bình
nguyên rộng lớn. Vận động tạo núi Hymalaya phía Bắc không tạo nên những
uốn nếp mới ở phía Nam nhưng đã ảnh hưởng lớn đến đặc điểm hình thái của địa
hình, đồng thời vận động này cũng đã tạo nên những hoạt động Macma xâm
nhập và phun trào ở nước ta.
- Tình hình kiến tạo địa chất của vùng đồi núi Việt Nam có thể được mô
tả như sau:
• Vùng đồi núi phía Bắc có thể chia ra các đơn vị : Việt Bắc và Đông Bắc,
Tây Bắc, Trường Sơn Bắc :
+ Việt Bắc và Đông Bắc là khu vực đồi núi với địa hình tương đối thấp.
Hướng các dãy núi thường có dạng vòng cung xoè nan quạt, đỉnh quy tụ về dãy
núi Tam đảo, các nan xoè ra về phía biên giới Việt-Trung. Phía Tây Bắc của khu
này là vùng núi cao chia cắt mạnh, cấu tạo bởi các đá biến chất như Gơnai, phiến
Mica, Philit, rải rác có Granit. Phía Bắc dọc biên giới Việt-Trung là khối núi đá
vôi với địa hình "Karst" phức tạp. Phía Nam là vùng núi thấp giữa sông Lô và
sông Gâm với đá gốc chủ yếu là philit xen lẫn đá vôi. Về phía Đông Bắc gồm
các đồi núi có độ cao dưới 600m, phần lớn cấu tạo từ đá sét và cát kết. Thoải
xuống vùng đồng bằng là các đồi thấp có đỉnh khá bằng cấu tạo từ đá phiến sét
hoặc cát kết, xen giữa đồi thấp là các thung lũng chứa các trầm tích dốc tụ.
+ Khu Tây Bắc được đặc trưng bởi dãy núi cao, và cao nguyên chạy dài
theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, chi phối khắp khu vực cho tới Đà Nẵng thuộc
miền Trung Trung Bộ trùng với các yếu tố đứt gẫy của kiến tạo địa chất. Tây
Bắc là vùng có những dãy núi cao nhất của Việt Nam với độ cao trung bình tới

7


2000m. Dãy núi Hoàng Liên Sơn được cấu tạo bởi đá Granit kéo dài từ Tà Lèng
qua Fanxipăng xuống Puxahình chia 2 lưu vực sông Hồng và sông Đà. Đây là hệ
thống núi cao nhất và đồ sộ nhất Đông Dương. Xương sống của khu Tây Bắc là
các dãy núi đá vôi chạy dài từ Lai Châu xuống tận Ninh Bình, Thanh Hoá ngăn
cách lưu vực sông Mã và sông Đà tạo nên một dải cao nguyên "Karst", điển hình
là cao nguyên Mộc Châu ở độ cao 800-1000m cấu tạo chủ yếu bởi đá Cacbonat
tuổi M2 khá đặc trưng cho một vùng Kaste già. Dãy núi tả ngạn sông Đà cấu tạo
bởi trầm tích Triat gồm đá phiến sét, đá cát kết, một ít đá vôi. Dãy núi Sông Mã
chạy dọc biên giới Việt-Lào chủ yếu được tạo bởi đá cát kết, cuội kết, đôi khi
xen kẽ là đá Granit. Cấu tạo địa chất của khu Tây Bắc như trên đã tạo nên địa
hình chia cắt mạnh, khá phức tạp, hiểm trở.
Một điểm đáng lưu ý là chạy dọc Sông Đà, từ Sơn La theo hướng Tây
Bắc-Đông Nam đến Thanh Hoá còn có một dải đá phún xuất Spilit, Pocphirit,
Secpentinit và từ Như Xuân đến Phủ Quỳ là những dải đồi thấp, lượn sóng khá
bằng phẳng hình thành từ đá Bazan (sản phẩm của núi lửa phun trào) xen lẫn đá
phiến sét.
Ngoài kiểu địa hình núi và cao nguyên, Tây Bắc còn có các thung lũng và
bồn địa khá rộng kiểu lòng chảo như Điện Biên, Than Uyên và thung lũng sông
Đà, Mai Châu...
+ Dãy Trường Sơn Bắc bắt đầu từ dãy núi sông Cả với khối Puloát cao
2452m, Pulaileng cao 2711m cấu tạo bởi Granit và Rilonit. Từ dải đá vôi Con
Cuông đến núi đá vôi Quảng Bình là vùng đồi với nhiều lòng chảo. Núi Hoành
sơn giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình cao 1044m cấu tạo bởi Granit. Dãy Trường
Sơn Bắc kéo đến đèo Hải Vân, xen giữa là khu đồi thấp lượn sóng đỉnh bằng của
Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ được cấu tạo bởi đá Bazan. Địa hình núi khá phức
tạp với các nhánh núi đâm nhô ra sát biển tạo thành các đèo như đèo Ngang, đèo
Hải Vân. Sườn Đông của dãy Trường Sơn Bắc rất dốc, sườn Tây thì thoải dần

nên nhiều sông ở khu vực này có đầu nguồn ở độ cao trên 500m hạ thấp đột ngột
tạo nên vách thung lũng dựng đứng, xâm thực mạnh (như sông Hương của Huế).
• Vùng đồi núi phía Nam được chia thành các đơn vị : Trường Sơn Nam,
Tây Nguyên, Đông Nam bộ.
+ Dãy Trường Sơn Nam bắt đầu từ biên giới Việt Lào từ Nam đèo Hải
Vân đến mũi Dinh, bao bọc lấy sườn Đông của Tây Nguyên chạy song song với
bờ biển miền Nam Trung bộ có những nhánh đâm ra biển tạo thành các đèo như
Cù Mông, đèo Cả. Các dải núi gồm những ngọn núi cao 700 – 800 m, sườn dốc
đứng, địa hình hiểm trở. Miền thượng du các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng là vùng
núi cao hơn 1000m. Sông Ba là ranh giới phân chia dãy Trường Sơn Nam thành

8


hai phần : phần cao hơn là khối núi Kon Tum, tiếp là dãy Ngọc Linh cao 2598m.
Phần phía Nam thấp xuống là khối cực Nam Trung bộ với ngọn núi Ca Kinh cao
1762m, ngọn Chư Rơ Pan cao 1571m, ngọn Chư Ta Ry An cao 1331m. Đến
Khánh Hoà, núi lại cao vọt lên và ăn sâu vào đất liền với các ngọn Chư Hô Mu
cao 2051m, Chư Yang Sin cao 1405m. Hầu hết các ngọn núi cao kể trên đều cấu
tạo bởi đá gốc Granit, các đồi núi thấp hơn thì cấu tạo bởi các đá kết tinh Gơnai,
phiến Mica, Riolit. Đồi núi tại Phú Yên thì cấu tạo bởi những mảng đá Bazan
nằm xen kẽ với Rilonit và Granit.
+ Khu vực Tây Nguyên nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn Nam thuộc vùng
Nam Trung bộ bao gồm một loạt các cao nguyên liên tiếp nhau : Kon Tum, Gia
Lai, Đắc Lak, Đà Lạt, Lâm Đồng, Snarô. Một diện tích lớn đất của các cao
nguyên này được hình thành trên đá Bazan, sản phẩm dung nham núi lửa phun
trào của một loạt các núi lửa hoạt động vào thời kỳ kỷ đệ tứ. Chính vì vậy mà địa
hình vùng núi phía Tây này khá cao nhưng lại bằng phẳng hoặc lượn sóng theo
dòng chảy dung nham tạo nên vùng cao nguyên rộng lớn, đất có tầng dày, độ
màu mỡ cao với tên gọi là Tây Nguyên. Các cao nguyên đó là:

 Cao nguyên Kon Tum - Gia Lai có độ cao trung bình 700-800 m, thấp dần về
phía Tây Nam, tới thung lũng Ia-Đrăng chỉ còn 200m. Đại bộ phận cao
nguyên Gia Lai được phủ đá Bazan, núi Chư Hơ Đrông ở phía Tây Nam hiện
còn lộ rõ một miệng núi lửa cũ. Biển hồ trên cao nguyên Gia Rai cũng là một
miệng núi lửa điển hình. Thung lũng sông Ia-Đrăng lộ ra đá phiến kết tinh, ở
sông Ia-Iốp là đá cát kết, khoảng giữa sông Ia-Iốp và sông Ia-Heo là một
khối Đa xit và đầu nguồn sông Ia-Heo là núi Chư Pha cao 732m cấu tạo bởi
đá Granit, ngăn cách cao nguyên Kon Tum-Gia Rai với cao nguyên Đắc Lak.
 Cao nguyên Đắc Lak có độ cao trung bình 500m, thấp dần về phía Nam. Hồ
Lak nằm ở khu trũng ăn thông với sông Krông Ana, về phía Tây, địa hình cao
nguyên cũng thoải dần xuống lũng sông Srê pốc. Đá Bazan chiếm diện tích
lớn tạo nên diện tích đất Bazan đỏ nâu với địa hình lượn sóng hoặc bằng
phẳng cho cao nguyên. Về phía biên giới Lào đại bộ phận là đá cát kết tuổi
khác nhau, núi Chư Kling còn có Riolit, dưới chân núi có Andezit. Vùng
trũng Krông Ana có đá cát kết và đá phiến đen kỷ đệ tam, chứng tỏ nơi đây
có một vết sụt vào kỷ đó.
 Cao nguyên Đà Lạt cao hơn hẳn các cao nguyên khác, độ cao trung bình là
1500m, diện tích hẹp, địa hình ít bằng phẳng. Đồi núi ở đây cấu tạo chủ yếu
bởi đá phiến sét, cát kết và Granit, có rất ít đá Bazan. Phía Bắc và Đông cao
nguyên là 2 ngọn núi cấu tạo bởi đá Đaxit, đó là núi Lang Biang cao 2159m
và núi Bi Đúp cao 2286m.

9


 Cao nguyên Lâm Đồng cao trung bình 1000m, địa hình bằng phẳng và rộng
hơn cả, cấu tạo chủ yếu bởi đá Bazan. Đây đó nhô lên vài mỏm núi cao như
Ia Đung cao 1971m cấu tạo bởi đá Đa xit, núi Bơ Rain cao 1884m cấu tạo bới
đá Granit. Xung quanh khối Bazan và dưới chân các núi cao là các phiến sét
và cát kết tuổi khác nhau.

 Cao nguyên Snarô có diện tích nhỏ nhất với độ cao từ 800-1000m, phía Bắc
giáp cao nguyên Đắc Lak, phía Nam cách cao nguyên Lâm Đồng bởi sông Đa
Dung. Phía Đông cao nguyên chủ yếu là đá Bazan, phía Tây chủ yếu là đá
phiến sét và cát kết.
* Vùng Đông Nam bộ là những dải đồi cấu tạo từ đá Bazan thấp và bằng
phẳng kéo dài từ chân các cao nguyên Lâm Đồng và Snarô xuống giáp đồng
bằng Nam bộ (vùng Lộc Ninh, An Lộc, Xuân Lộc).
1.1.2.2. Điều kiện khí hậu
 Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa: Theo vị trí địa lý, lãnh thổ Việt
Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới Bắc bán cầu và thuộc khu vực gió
mùa Đông Nam Á. Vì vậy nhìn chung khí hậu nắng lắm mưa nhiều là điều kiện
khá thuận lợi cho việc sinh trưởng các loài thực vật nhiệt đới cũng như phát triển
sản xuất nông nghiệp theo phương thức tăng vụ cây trồng trong năm.
 Do toàn bộ lãnh thổ kéo dài trên 15 vĩ độ, độ cao tuyệt đối (so với mặt nước
biển) biến thiên lớn, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc nên
chỉ có phần phía Nam là có khí hậu nhiệt đới điển hình, còn phía Bắc và đặc
biệt vùng núi cao là vùng khí hậu nhiệt đới, có ảnh hưởng của những yếu tố á
nhiệt đới. Trên toàn lãnh thổ hình thành 3 kiểu khí hậu phổ biến :
- Mùa hè nóng, mùa đông lạnh và ít mưa (ở Bắc bộ)
- Mưa nhiều vào cuối hè và nửa đầu mùa đông (ở Trung Bộ, trừ Tây
Nguyên và Ninh Thuận)
- Quanh năm nóng, mưa nhiều vào mùa hè, khô hạn về mùa đông (ở Nam Bộ,
Tây Nguyên và Ninh Thuận )
 Do đặc điểm vị trí địa lý và địa hình phức tạp của Việt Nam nên khí hậu phân
hoá rõ rệt theo khu vực.
- Vĩ độ và độ cao tuyệt đối là nhân tố quyết định chi phối tính địa đới của đất
vùng đồi núi. Quá trình Feralit hoá xảy ra ở phía Bắc trên giới hạn độ cao đến
1000m, trong khi đó ở phía Nam giới hạn độ cao của quá trình này lên đến
1.500m.
- Hướng sườn dốc trong cùng một địa đới khí hậu cũng là yếu tố cần xem xét về

biến đổi của khí hậu, nhiều nơi cho thấy sự tái sinh rừng nhanh hơn ở các sườn dốc
hướng Bắc, trong khi đó sườn dốc hướng Nam cỏ và cây bụi lại mọc nhiều hơn.

10


- Chế độ mưa tập trung vào mùa hè cũng là yếu tố nổi bật thúc đẩy sự phá
huỷ đá sâu sắc và tạo nên tầng đất dày cho nhiều loại đất đồi núi. Tuy nhiên, yếu
tố này đồng thời cũng gây nên hiện tượng rửa trôi xói mòn đất khá mãnh liệt ở
các đất đồi núi dốc hoặc bị mất thảm thực vật dẫn đến hiện tượng kết von đá
ong hoá hoặc tạo ra những loại đất bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá, là mối hiểm hoạ
cho sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi.
• Các vùng khí hậu gắn liền với các vùng sinh thái khác nhau sau đây:
Vùng Đông Bắc:
Đây là vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc nên có
nhiệt độ mùa đông thấp nhất, thấp hơn các nơi khác từ 1-3 oC. Biên độ nhiệt độ
năm là 13-14oC, nhiệt độ trung bình /năm của vùng Cao Bằng, Lạng Sơn từ 2022oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1276mm, phân bố không đều trong toàn
vùng, bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, số ngày mưa trong năm từ 120-160 ngày.
Lượng bốc hơi - PET thường từ 900-1100mm/ năm.
Vùng Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn:
Đường ranh giới của vùng này với vùng Đông Bắc là dải Ngân Sơn, Cốc
Xo đến khối Tam Đảo và với vùng Tây Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn. Khí hậu
quanh năm duy trì độ ẩm cao, mưa nhiều với các tần suất mưa lớn nhất nước ta.
Lượng mưa dao động qua nhiều năm, năm mưa lớn nhất đạt 3000mm, năm mưa
ít nhất lượng mưa không quá 1500mm. Hiện tượng mưa phùn cuối năm phổ
biến, số ngày mưa lên đến hơn 50 ngày/năm. Nhiệt độ mùa đông ấm hơn vùng
Đông Bắc từ 1-2 độ, nhưng ở các núi cao có khả năng băng giá, sương muối.
Trong mùa đông nhiệt độ trung bình ngày thường xuống dưới 15 oC, có 10
ngày/mùa xuống thấp đến 10OC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất cũng ít khi
vượt 28oC. Lượng PET từ 1.000 - 1100mm/năm, ở vùng núi cao PET từ 900 1000mm/năm. Số giờ nắng chỉ từ 1400 - 1600 giờ/năm, thay đổi theo khu vực

khá rõ. Từ tháng 4 trở đi, số giờ nắng tăng nhanh và đạt cực đại vào tháng 7.
Vùng Tây Bắc:
Do cấu trúc địa hình đặc biệt, vùng Tây Bắc bị che khuất cả hai luồng gió
mùa chính. Luồng gió nào khi đến vùng này cũng gây nên hiệu ứng "Phơn" làm
biến tính khí hậu: Mùa đông thì khô lạnh hơn, mùa hè thì khô nóng hơn bởi gió
Tây (gió Lào). Tại các thung lũng bồn địa mùa khô kéo dài 4 đến 5 tháng.
Nhiệt độ vào mùa hè khá cao, tháng nóng nhất có nơi lên tới trên 40 oC,
mùa đông thì lạnh, có sương muối hoặc băng giá ở vùng núi cao. Nhiệt độ thấp
nhất có nơi xuống -1 đến -1,5oC. Tổng lượng nhiệt bình quân của vùng là 80008100oC/năm.

11


Tình hình mưa của vùng phân hoá mạnh, mùa mưa bắt đầu khá sớm. Phía
Bắc của vùng như Mường Tè lượng mưa/năm khá cao 2000-3000mm, trong khi
đó ở phía Nam chỉ đạt từ 1400-1600mm, cá biệt như ở Yên Châu chỉ đạt
1108mm/nămvới số ngày mưa 11 ngày/năm.
Vùng Bắc Trung bộ:
Mùa đông vẫn còn tương đối lạnh với gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung
bình từ 16-19oC. Mùa hè nhiệt độ trung bình 28-29oC nhưng chịu ảnh hưởng
mạnh của gió Tây khô và nóng (từ 15-30 ngày/năm), ảnh hưởng trực tiếp của
bão. Số giờ nắng đạt 1500-1700 giờ.năm, lượng bức xạ thực tế 105-130
kcal/cm2/năm. Tổng nhiệt độ là 8900-9000oC/năm.
Lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đều, trung bình năm ở Tây Hiếu
là 1268mm, ở phía Bắc lên đến 2399mm, nhưng ở phía Nam chỉ có 1300mm.
Vùng duyên hải Nam Trung bộ:
Điều kiện khí hậu chuyển đổi rõ rệt, không có mùa đông lạnh, mùa mưa
chênh lệch dần về tháng 9 đến tháng 12 hoặc tháng 1. Nhiệt độ trung bình năm
từ 25oC trở lên. Biên độ nhiệt độ trong năm giảm rõ rệt, chỉ còn từ 3-5 oC. Nhiệt
độ tối thấp từ 10-12oC ở các vùng núi, nhiệt độ tối cao vào mùa hè thường từ 4142oC, tổng nhiệt độ năm của vùng cao nhất là 9600-9700 oC. Số giờ nắng trong

năm từ 2000-2300 giờ, bức xạ quang hợp rất lớn từ 85-96kcal/cm 2/năm, số ngày
khô nóng lên đến 35-50 ngày/năm, thiếu ẩm từ 3-4 tháng, lượng PET trên
1400mm/năm.
Đặc biệt trong vùng này có khu vực Phan Rang là nơi khô hạn, chịu ảnh
hưởng khí hậu bán khô hạn rõ rệt. Lượng mưa trong năm chỉ đạt 700-800mm.
Vùng Tây Nguyên:
Khí hậu trong năm chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3. Nhiệt độ trung bình năm từ 21-23 oC,
riêng ở lòng chảo Cheo Reo là 25 oC. Tháng nóng và khô nhất là tháng 3 và 4,
tháng lạnh nhất là tháng 1. Biên độ nhiệt độ biến đổi mạnh theo từng khu vực,
theo năm và từng ngày. Biên độ ngày và đêm từ 8-10 oC, có thể nói ở Tây
Nguyên có bốn mùa xuân hạ thu đông trong một ngày đêm. Nhiệt độ tối thấp
thay đổi giữa các khu vực từ 5-8o C, tối cao cũng khoảng 5oC. Tổng nhiệt độlà
8500oC. Số giờ nắng từ 2000-2450 giờ/năm, các tháng nắng có số giờ nắng tới
200-260 giờ/tháng. Bức xạ quang hợp đạt 80kcal/cm2/năm.
Lượng mưa trong mùa mưa rất lớn, trung bình năm là 1600-1800mm,
nhiều nơi mưa liên tục trong 5 tháng với lượng trên 200mm/tháng (trừ ở Cheo
Reo). Tổng lượng PET trong năm cũng khá lớn từ 1200-1400mm/năm, đặc biệt
vào tháng 3 là tháng khô hạn nhất.
12


Vùng Đông Nam bộ:
Khu vực núi cao và trung bình có khí hậu khác với vùng đồi thấp và đồng
bằng. Nhiệt độ trung bình năm vùng núi là 21 oC, vùng đồng bằng là 25oC. Biên
độ nhiệt độ ngày đêm trong các tháng mùa đông là 10-14 oC, các tháng mùa hè là
7-9oC, Nhiệt độ tối thấp là 12oC, tối cao là 38oC. Tổng nhiệt độ là 9600-9700 oC.
Số giờ nắng trong năm không vượt quá 2000 giờ, bức xạ quang hợp đạt 7580kcal/cm2/năm.
Lượng mưa trong năm khá nhiều, thường có từ 7-8 tháng lượng mưa liên
tục vượt 10mm/tháng. Tháng 7,8 có lượng mưa lớn nhất. Khu vực núi thì đủ ẩm

quanh năm, đồng bằng chỉ đủ ẩm trong 9 tháng. Lượng PET ở vùng núi từ 11001200mm/năm, ở đồng bằng từ 1400-1600mm/năm.
1.1.2.3. Tình hình thuỷ văn
Có thể nói Việt Nam là đất nước của sông và suối, có nghĩa hệ thống sông
suối từ Bắc đến Nam rất phong phú và đa dạng, tạo thành một mạng lưới giao
thông đường thuỷ thuận lợi và là nguồn cung cấp nước dồi dào cho con người và
sản xuất nông lâm nghiệp, là môi trường đánh bắt và nuôi cá nước ngọt phong
phú. Đặc biệt các hệ thống sông suối của Việt Nam còn tham gia rất tích cực vào
quá trình hình thành đất phù sa, tạo nên những vùng đồng bằng rộng lớn và phì
nhiêu, đặc biệt là vùng đồng bằng hệ thống sông Hồng phía Bắc và vùng đồng
bằng sông Cửu Long phía cực Nam. Tuy nhiên, tình hình thuỷ chế của các con
sông trên lãnh thổ Việt Nam cũng rất khác nhau do nguồn gốc hình thành, địa
hình, độ dài và lượng dòng chảy, điều kiện khí hậu mùa mưa và mùa khô, do tác
động của con người (đắp đê, ngăn sông, đào kênh mương) đã gây nên những tác
động khá lớn về chế độ nước, lượng nước sông, chất lượng phù sa bồi đắp các
châu thổ. Trong mục này chỉ xin nêu những đặc điểm thuỷ văn chính của các
vùng sinh thái vùng đồi núi vì nơi đây cũng chính là nơi đầu nguồn hoặc là khu vực
chảy qua của hầu hết các con sông của Việt Nam.
 Vùng Đông Bắc và Việt Bắc-Hoàng Liên Sơn:
Là khu vực đầu nguồn của các sông chính là sông Bằng Giang, sông Kỳ
Cùng, sông Thái Bình với 3 nhánh là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam,
sông Đà phía sườn Tây và sông Thao phía sườn Đông dãy Hoàng Liên Sơn,
Sông Lô, sông Gâm. Đây cũng chính là khu vực đầu nguồn của sông Hồng, con
sông lớn nhất ở phía Bắc nước ta đã bồi tụ nên phần lớn đồng bằng sông Hồng phì
nhiêu ngày nay.
 Vùng Tây Bắc:
Là khu vực đầu nguồn của hai sông lớn là sông Đà và sông Mã. Thượng
nguồn sông Mã có xâm thực từ 80-180t/km 2/năm, các dòng sông có lượng dòng
13



chảy từ 30-75l/s/km2, hệ số dòng chảy tới 0,6. Vì vậy đây là vùng bị xói mòn
mạnh. Sông Đà chảy qua một vùng núi cao chia cắt và hiểm trở, có nguồn nước
dồi dào được khai thác làm nguồn thuỷ điện cho cả nước.
 Vùng miền Trung:
Phần lớn các sông ở đây bắt nguồn từ dãy Trường Sơn địa hình cao, dốc,
từ núi ra biển rất hẹp nên dòng chảy ngắn, tốc độ dòng chảy lớn, lượng phù sa rất
ít, phần lớn là cấp hạt thô, cát. Mùa mưa, lượng xâm thực của các sông lớn từ
120-180t/km2/năm. Lượng dòng chảy từ 80-200l/s/km 2, hệ số dòng chảy từ 0,40,6. Mùa khô, các con sông đều thiếu nước gây hạn hán cho sản xuất nông
nghiệp, một số sông còn bị nhiễm mặn nước biển.
 Vùng Tây Nguyên:
Lượng dòng chảy của các sông thay đổi từ 20-501l/s/km 2, theo mùa mưa
và mùa khô rõ rệt, riêng lưu vực sông Ba có lượng dòng chảy nhỏ hơn hẳn.
 Vùng Đông Nam bộ:
Có các sông Đồng Nai, sông Bé và sông Sài Gòn. Lượng dòng chảy năm
từ 25-501l/s/km2, hệ số dòng chảy từ 0,4-0,8.
1.1.2.4. Điều kiện thảm thực vật
Do vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, nước và đất đai chi phối mạnh, thảm
thực vật của Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Tác động trở lại, các chủng,
loài thực vật đó đã góp phần tạo nên độ màu mỡ của các loại đất nhiệt đới của
nước ta. Theo Thái Văn Trừng (1971), trên cơ sở phân tích phát sinh học và tác
động của con người, thảm thực vật Việt Nam được chia ra các nhóm, loài, kiểu,
kiểu phụ... Ngoài những loài thực vật nhiệt đới đặc hữu như lim, săng lẻ, dâu
tằm, dừa, phong lan..., Việt Nam còn là nơi hội tụ của nhiều loài động thực vật di
cư từ khắp vùng Đông Nam Á sang và từ Trung Quốc xuống.
Quần thể thực vật Việt Nam được phân bố theo các vùng sinh thái khá rõ
rệt, vùng núi cao gồm các kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới, vùng đồi trung du là
các kiểu trảng cây gỗ, cây bụi, cỏ, lau.. Vùng đồng bằng chủ yếu là các quần thể
cây cỏ thân bụi và hoà thảo, các loại cây thân gỗ là những loại cây ăn quả,cây
công nghiệp hoặc rừng do con người trồng và tái tạo. Đặc biệt ở những vùng đồi
núi đã bị con người khai phá và toàn bộ các vùng đồng bằng được con người sử

dụng sản xuất, thảm thực vật tự nhiên đã bị mất hẳn hoặc bị tàn phá, thay vào đó
là một hệ cây trồng lương thực thực phẩm phong phú hoặc đất bị bạc màu hoá, bị
bỏ trống hoang hoá hoặc bị xói mòn trơ sỏi đá. Một số đặc trưng thực vật vùng
đồi núi Việt Nam như sau:

14


Vùng đồi núi phía Bắc và Trường Sơn Bắc:
Nhìn chung các loại rừng đã bị khai phá mạnh ở độ cao dưới 600m trở
xuống, nhiều nơi chỉ còn lại rừng thứ sinh, xa van và đồi núi trọc.
 Trên độ cao 700m có kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới với
thành phần thực vật gồm các họ long não, họ dẻ, họ mộc lan, họ ausau...Dưới
thấp hơn 700m là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với các loài
cây họ dầu, họ dẻ, họ xoan, bồ đề, nứa, vầu, ràng ràng...
 Vùng Tây Bắc trên cao hơn 1000m có các kiểu rừng thưa lá kim và kiểu rừng
rụng lá theo mùa, như du sam, thông 3 lá, thông nhựa, kim giao.
 Vùng Trường Sơn Bắc, chủ yếu là các kiểu rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới
với các họ như họ bàng, họ tử vi, họ xoan, họ bồ hòn, họ trôm, họ đậu và kiểu
rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với họ long não, họ dẻ, họ mộc lan,
họ dầu, họ re, họ bồ lan...
 Trên các vùng đã bị khai phá có thể trồng các loại cây lâm nông nghiệp như
hồi, dẻ, quế, Pơmu, du san, thông, cánh kiến, chè, cây ăn qủa, cây dược liệu,
cây lương thực ngắn ngày...
Vùng Tây Nguyên :
Khác với các vùng sinh thái khác, Tây Nguyên có thảm thực vật là các
kiểu rừng kín lá rộng và lá kim á nhiệt đới thuộc vùng núi và cao nguyên với sự
phân hoá rõ rệt theo độ cao.
- Trên cao 100m là kiểu rừng kín lá rộng và lá kim mưa ẩm á nhiệt đới,
kiểu rừng lá kim ẩm ôn đới và kiểu rừng thưa lá kim hơi khô á nhiệt đới. Các

loài thực vật đặc trưng là họ thông (thông 3 lá, thông Đà Lạt), họ chè, họ dẻ (dẻ
cau, dẻ gai).
- Dưới 1000m là kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới và trảng cây
bụi, cỏ cao khô nhiệt đới. Loài thực vật chủ yếu gồm họ dầu, họ bàng, họ sở, họ
tuế, họ thầu dầu, họ xoài, họ cỏ lúa. Đây chính là vùng có nhiều loại cây gỗ quý
của rừng nhiệt đới nước ta.
- Trên các khu vực đất đồi đã khai thác, phát triển mạnh các loại cây công
nghiệp nhiệt đới dài ngày như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, cây ăn quả như mít, bơ,
dứa, các loại cây lương thực, thực phẩm như lúa, ngô, sắn, lạc, vừng, đậu tương.
Nơi đây cũng có khả năng mở rộng diện tích đồng cỏ chăn thả đại gia súc.
Vùng Đông Nam bộ:
Thảm thực vật vùng này rất đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm, kiểu khí hậu
vùng thấp dưới 1000 m. Điển hình là kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới
chiếm hầu như toàn bộ diện tích vùng.Thành phần thực vật chủ yếu gồm các họ
dâu tằm, họ xoan, họ đậu, họ tử vi, họ trôm. Một phần nhỏ diện tích phía Đông
15


có kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với các loại cây họ dầu như dầu
đỏ, dầu song nàng, dầu cát, dầu chai...Tuy nhiên rừng ở đây bị phá mạnh, đến
nay tỷ lệ rừng chỉ còn 21,5%, rừng giàu chỉ còn 2,9%, trữ lượng rừng dến năm
1992 chỉ còn khảng 10 triệu m3 gỗ.
Hệ thống cây trồng vùng này cũng rất phong phú với cây công nghiệp dài
ngày là cao su, hồ tiêu, điều, cây công nghiệp ngắn ngày là lạc, đậu tương, thuốc
lá, mía, dâu tằm, bông, cây lương thực, thực phẩm như lúa, ngô, khai các loại rau
xanh. Cây ăn quả là sầu riêng, chôm chôm, mít Tố nữ...
1.1.2.5. Hoạt động của con người tác động đến quá trình hình thành đất vùng
đồi núi
Kể từ khi loài người bắt đầu chuyển đổi cuộc sống từ hái lượm sang trồng
trọt và chăn nuôi, những tác động sản xuất nông nghiệp rồi sau đó là lâm nghiệp

đã là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển của
các loại đất của mỗi quốc gia. Dưới các hoạt động khai phá, đất, trồng tỉa, tưới
nước, bón phân, thu hoạch bằng các biện pháp thô sơ đến kỹ thuật máy móc hiện
đại, các chất hoá học, nhằm thu được những sản phẩm nông nghiệp nhiều và tốt
nhất cho mình, con người đã tạo ra những loại đất khác với bản chất thiên nhiên
của chúng theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Bao quát chung các loại đất
của Việt Nam cũng cho thấy hầu hết các loại đất vùng đồng bằng, vùng duyên
hải và vùng đồi núi thấp đã được con người khai phá sử dụng lâu đời và triệt để.
Đặc biệt trong những thập kỷ qua, con người đã tấn công mạnh mẽ và ồ ạt lên
những vùng đồi núi cao và dốc ở khắp các tỉnh vùng đồi núi nước ta do sức ép
tăng dân số và nhu cầu đời sống ngày một gia tăng.
Những tác động tích cực:
- Trải qua hàng nghìn năm sản xuất nông nghiệp, với kinh nghiệm truyền
thống và đặc biệt với những bước tiến của khoa học nông nghiệp hiện đại của
những thập kỷ qua, nhiều loại đất đã được sử dụng hợp lý, được bảo vệ, cải tạo
và bồi dưỡng để duy trì và tăng độ màu mỡ tăng khả năng sản xuất, trong đó có
diện tích đất đáng kể của vùng đồi núi.
- Trên các vùng đồi núi, chính sách định canh định cư, chống phát nương,
đốt rẫy, du canh, kiến thiết ruộng bậc thang , xây dựng đường, băng đồng mức
chống xói mòn trên sườn đồi dốc, trồng cây phân xanh, cây phủ đất giữ ẩm...đã
tạo nên những loại hình sử dụng đất bền vững và bảo vệ đất dốc có hiệu quả. Các
loại rừng đầu nguồn được bảo vệ, diện tích rừng trồng đã phủ xanh một phần
diện tích đất trống đồi núi trọc, trả lại môt trường tự nhiên cho đất rừng, phục hồi
chất hữu cơ cho đất. Sự phát triển gần đây của các trang trại nông lâm kết hợp,
vườn quả, đồng cỏ chăn thả trên các diện tích đất trống đồi núi trọc, đất đã bị
16


thoái hoá nghiêm trọng, bị xói mòn rửa trôi thực sự khảng định vai trò và khả
năng bảo vệ và cải tạo đất tích cực của con người. Những hoạt động tích cực trên

đã góp phần bảo vệ và tăng cường độ màu mỡ của đất, tăng khả năng sản xuất của
đất và thiết thực bảo vệ môi trường sinh thái của đất.
Tác động tiêu cực :
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, con người cũng đã gây ra biết bao
tác hại cho đất và môi trường sinh thái của đất, đặc biệt nước ta đã trải qua hàng
ngàn năm sản xuất nông nghiệp lạc hậu và chiến tranh tàn phá dữ dội, ngay cả
việc tàn phá rừng của vùng đồi núi.
- Trên đất vùng đồi núi: Tập quán du canh du cư, di cư tự do, phá rừng,
đốt nương bừa bãi đã gây nên mất rừng, xói mòn rửa trôi đất nghiêm trọng. Nạn
ngập lụt, lũ ống, lũ quét về mùa mưa, khô hạn, cháy rừng vào mùa khô đã trở
thành mối hiểm hoạ của nhiều vùng như ở Tây Bắc, Việt Bắc. Hiện nay loại đất
kết von đá ong hoá, xói mòn trơ sỏi đá xuất hiện phổ biến ở nhiều vùng đồi núi.
Diện tích đất trống đồi núi trọc quá nhiều, diện tích rừng chỉ còn khoảng 30%,
quá thấp so với quy định (của quốc tế là 40%).
- Việc đốt phá rừng đầu nguồn của vùng đồi núi cũng ảnh hưởng đến chế
độ nước của các loại đất vùng đồng bằng, mùa mưa đất bị ngập lụt, úng nghiêm
trọng, mùa khô thì thiếu nước, hạn chế diện tích trồng vụ đông và vụ xuân, đất bị
bạc màu, chai cứng.
- Do sức ép dân số ngày càng tăng, nhất là ở vùng đồng bằng và duyên
hải, việc mở mang và phát triển đô thị, khu công nghiệp, một diện tích lớn đất
trồng trọt bị chuyển đổi thành đất thổ cư, đất xây dựng làm hình thái đất bị xáo
trộn, tính chất đất bị thay đổi, thoái hoá.
Từng hoạt động tích cực và tiêu cực của con người tác động đến các loại
đất khác nhau như thế nào sẽ được trình bày chi tiết hơn ở chương II về các loại
đất đồi núi Việt Nam.
1.1.3. Các quá trình chính hình thành đất vùng đồi núi Việt Nam
Lớp đất mặt tơi xốp của lục địa được hình thành bởi 5 yếu tố tự nhiên, đó
là sinh vật, khí hậu, địa hình, đá mẹ, tuổi thời gian và yếu tố con người. Dưới tác
động của các yếu tố đó với mức độ và cường độ khác nhau, đến nay các loại đất
trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đã được hình thành, phát triển

theo những hướng rất khác nhau, tạo nên những đặc điểm và tính chất cũng như
khả năng sử dụng rất khác nhau, hay ta nói một cách ngắn gọn là các đất ngày
nay đã có các quá trình hình thành khác nhau. Nghiên cứu các quá trình hình
thành đất vô cùng cần thiết và quan trọng vì chúng sẽ giúp các nhà khoa học đất
hiểu được nguồn gốc phát sinh, các yếu tố trội tác động đến quá trình hình thành
17


nên những đặc tính riêng biệt của mỗi loại đất và mối quan hệ của đất với môi
trường sinh thái của chúng. Các quá trình hình thành đất cũng là lời giải đáp cho
nhiều người chúng ta khi nghiên cứu đất Việt Nam có câu hỏi "Tại sao Việt Nam
có nhiều loại đất và loại phụ đất đến thế?". Hiểu biết các quá trình hình thành đất
còn giúp chúng ta lựa chọn đúng những biện pháp khoa học kỹ thuật của sản
xuất nông lâm nghiệp để khai thác hợp lý khả năng sản xuất của đất đồng thời
ngăn chặn kịp thời những diễn biến thoái hoá của đất, cải tạo đất theo ý muốn sử
dụng có hiệu quả và lâu bền.
Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, tình hình địa chất, địa
hình, thuỷ văn đa dạng và khá phức tạp, thảm thực vật nhiệt đới và á nhiệt đới đã
tạo ra nguồn sinh khối hàng năm khá lớn. Phần lớn diện tích đất Việt Nam cũng
đã được khai phá sử dụng khá lâu đời và triệt để, tác động của con người đến đất
như đã nói ở trên là rất lớn. Vì vậy có thể nói so với nhiều quốc gia khác trên thế
giới , đất Việt Nam nói chung và đất đồi núi nói riêng chịu khá nhiều các quá
trình hình thành đất khác nhau để từ đó tạo nên nhiều loại và loại phụ đất khác
nhau. Trong chương mục này chỉ xin nêu tóm tắt các quá trình hình thành đất
chính của các loại đất vùng đồi núi.Từng diễn biến cụ thể của các quá trình hình
thành các loại đất và ảnh hưởng của chúng đến tính chất đất cũng như khả năng
sử dụng đất sẽ trình bày chi tiết hơn ở các chương sau khi nói về từng loại đất cụ thể.
1.1.3.1. Quá trình tích luỹ tương đối sắt nhôm (feralit hoá):
Đây là quá trình hình thành đất điển hình của vùng đồi núi nước ta trong
điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, với độ cao từ 200m đến 1000m ở phía Bắc

và đến 1500m ở phía Nam. Quá trình tích luỹ tương đối sắt nhôm trong đất gắn
liền với sự rửa trôi các cation kiềm thổ (Ca 2+, Mg2+) và Silic làm cho đất có màu
vàng đỏ nhưng rất chua, với các loại đất có tên là Ferralic Agrisols, Ferasol
(theo phân loại của FAO-UNESCO). Các loại đất này chiếm diện tích chính
vùng đồi núi nước ta và hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau, nên đất có
màu sắc, tầng dầy, đặc tính lý hoá học rất khác nhau. Đây là vùng đất chính phát
triển các loại cây dài ngày (cây rừng nhiệt đới, cây công nghiệp nhiệt đới và
hàng loạt các cây ăn quả), cây ngắn ngày (cây lương thực, hoa màu nước trời,
cây lúa nước trên ruộng bậc thang). Đặc điểm chi tiết của quá trình này sẽ được
trình bày cụ thể trong phần mô tả các loại đất đồi núi.
1.1.3.2 Quá trình tích luỹ tuyệt đối sắt nhôm (kết von đá ong hoá)
Quá trình này thường xảy ra ở vùng đồi núi thấp, nơi có mực nước ngầm
thay đổi theo mùa mưa/khô xen kẽ và mặt đất đã bị mất thảm thực vật, đất khô
cằn. Khi mặt đất đã bị mất lớp thảm thực vật, mùa mưa, mực nước ngầm hứng
chứa nước từ lớp đất trên chảy mang theo nhiều muối sắt dễ tan. Đến mùa khô,
18


đất mặt trống trải, bị bốc hơi mạnh muối sắt dạng khử sẽ bị oxy hoá thành dạng
Oxyt sắt hoặc Hydroxyt sắt kết tủa lại thành hạt cứng - hạt kết von, hoặc thành
tảng - dạng đá ong.
Qúa trình tích luỹ tuyệt đối sắt nhôm là quá trình thoái hoá đất nghiêm
trọng, đất bị đá ong hoá, bị kết von, rất khó khăn hoặc không còn khả năng
trồng trọt.
1.1.3.3. Quá trình glây hoá:
Trên các đất phù sa ngòi suối hoặc sông thuộc các thung lũng và lòng chảo
hoặc các các ruộng bậc thang trồng lúa nước của chân sườn đồi , trên đất dốc tụ
địa hình thấp trũng bị ngập nước hoặc trồng lúa nước liên tục, tầng đất phía dưới
có mực nước ngầm nông sẽ xảy ra quá trình yếm khí hình thành nên một tầng
sét xám xanh, dẻo quánh gọi là tầng glây. Nếu tầng glây này ở độ sâu lớp đất

dưới 60cm thì thuận lợi cho việc giữ nước trồng lúa , song nếu tầng glây xuất
hiện quá nông trên 30cm thì đất sẽ bị úng, bí, chặt, ảnh hưởng đến các loại cây
trồng, đặc biệt là hoa màu.
1.1.3.4. Quá trình lầy thụt, than bùn hoá:
Đất ở địa hình thấp trũng luôn luôn bị ngập dưới một lớp nước, tạo cho
lớp đất mặt một tầng bùn nhão lầy thụt hoặc ở những vùng trũng ngập nước, ẩm
liên tục có chứa nhiều xác hữu cơ ở tầng đất dưới thì sẽ tạo thành lớp than bùn
do điều kiện phân giải yếm khí các chất hữu cơ. Đất này chiếm diện tích nhỏ
chạy dài theo các khe núi đồi. Đất lầy thụt thường gây khó khăn cho việc đi lại
và sản xuất. Quá trình than bùn hoá tạo nên ở những khe dộc hứng chứa nhiều
chất hữu cơ, có thể khai thác dạng than bùn này làm phân bón hữu cơ cho cây
trồng.
1.1.3.5. Quá trình tích luỹ chất hữu cơ (mùn hoá):
Dưới tác dụng của các thảm thực vật của đất, sau chu kỳ sinh trưởng của
các loại cây trồng, sinh khối của chúng trả lại cho đất sẽ được phân giải và tổng
hợp thành chất hữu cơ mới của đất, đó là chất mùn màu đen. Quá trình này xảy
ra phổ biến ở vùng đồi núi còn nhiều rừng và thảm cỏ, là nguyên nhân tạo độ phì
tiềm tàng cho đất. Chính vì vậy, ở những nơi còn giữ được rừng và thảm cỏ tự
nhiên, độ phì của đất khá cao do hàm lượng chất hữu cơ và mùn trong đất cao.
Trên những vùng núi cao trên 2000m có mây mù và nhiệt độ thấp gần như
quanh năm thì quá trình tích luỹ chất hữu cơ hoặc mùn hoá chiếm ưu thế tạo ra
loại đất mùn trên núi cao, không có tầng đất B mà chỉ có tầng tích luỹ mùn A và
tầng đá mẹ C. Nếu đất có quá trình alit mạnh (tích luỹ nhôm) thì được gọi là đất
mùn alit trên núi cao

19


Trên độ cao từ 1000 đến 1500m với khí hậu tương đối lạnh (15-20 oC),
chất hữu cơ phân giải yếu thì mùn cũng được tích luỹ khá (4-10%). Quá trình

mùn hoá này tạo ra đất mùn vàng đỏ trên núi.
1.1.3.6. Qúa trình bạc màu hoá:
Đất bị nghèo thành phần khoáng sét, chất hữu cơ cũng như các nguyên tố
vô cơ do sự rửa trôi hoặc thấm trôi của nước trên bề mặt đất hoặc theo chiều sâu
tầng đất. Sự khoáng hoá chất hữu cơ mạnh do đất bị khô hạn hoặc quá tơi xốp.
Lớp đất mặt thường có màu xám , thành phần cát bụi, mất kết cấu, rất nghèo chất
hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác. Quá trình này thường xảy ra ở các vùng đồi
thấp bị khai phá sử dụng lâu đời mà đất không được bảo vệ, bồi dưỡng, thảm
thực vật và cây trồng phát triển kém, tạo sinh khối kém.
1.1.3.7. Quá trình chua hoá đất :
Các cation kiềm và cation kiềm thổ như Na +, K+, Ca2+, Mg2+ bị mất dần
trong đất do quá trình rửa trôi, cây hút làm chất dinh dưỡng mà con người không
chú ý bổ sung kịp thời, đất chỉ còn lại các cation gây chua (H +, Al3+) và các gốc
axit. Quá trình này thường xảy ra ở các đất đồi núi bị khai phá làm nương rẫy,
trồng trọt liên tục với phương thức độc canh, lạc hậu, đất bị thoái hoá, rửa trôi
xói mòn mạnh.
1.1.3.8. Quá trình rửa trôi, xói mòn:
Trên các sườn đồi núi cao, dốc, nhất là các vùng rừng và thảm thực vật đã
bị phá huỷ mạnh, đất bị hoang trống thì vào mùa mưa nhiệt đới, đất bị rửa trôi,
xói mòn, tạo thành các rãnh xói mòn và lớp đất mặt bị mỏng dần, nhiều nơi trơ
ra lớp sỏi, tầng đá phía dưới, gọi là đất xói mòn trơ sỏi đá. Những đất này hầu
như không còn khả năng sản xuất và trồng rừng, và là loại đất điển hình cho diện
tích đất trống đồi núi trọc ở các vùng đồi núi.
1.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐẤT VÙNG ĐỒI NÚI VIỆT NAM

Có thể nói một cách khái quát rằng vùng đồi núi Việt Nam với diện tích
đất chiếm 3/4 diện tích đất đai toàn quốc có các đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã
hội đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với vùng đồng bằng châu thổ có địa hình
khá bằng phẳng, điều kiện hình thành và phát triển đất phù sa khá đồng nhất, các
loại đất mang tính phi địa đới và ít phức tạp hơn.

1.2.1. Đất đồi núi hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau và phân bố xen
kẽ, manh mún
Đặc điểm này được thể hiện rất rõ trong mục 1.1.2 ở trên vì vậy khi
nghiên cứu đất đồi núi chúng ta bắt buộc phải sử dụng đến bản đồ địa chất và
lịch sử kiến tạo địa chất Việt Nam. Đấy cũng chính là cơ sở khoa học phân loại
20


đất đồi núi dựa vào đá mẹ (xem phần các loại đất đồi núi ở chương II). Các loại
đá mẹ khác nhau thực sự đã quyết định nhiều tính chất lý hoá học và khả năng sử
dụng của các loại đất đồi núi nước ta. Đất vàng nhạt trên đá cát và cát kết với
tầng mỏng, nhiều cát, nghèo dinh dưỡng của vùng đồi núi Quảng Ninh có độ phì
và khả năng sản xuất kém xa đất đỏ nâu trên đá bazan tầng dày, tỷ lệ sét cao, khá
giàu dinh dưỡng của vùng cao nguyên Tây Nguyên. Đất đỏ vàng trên đá phiến
sét, đá vôi, đá biến chất thường có tầng đất dày hơn nhiều các đất vàng đỏ, vàng
nhạt trên đá granit, đá cát , đá quăczit, phù sa cổ.
1.2.2. Địa hình cao, chia cắt mạnh và dốc
Đây là một đặc điểm giúp chúng ta phân biệt rõ nhất giữa vùng đồi núi với
vùng đồng bằng duyên hải. Đặc điểm này cũng là nguyên nhân của các hiện
tượng rửa trôi xói mòn trên cao, dốc và tích luỹ dưới chân, khe núi, tạo nên
những loại đất đặc thù cho vùng đồi núi nước ta. Các dạng địa hình, địa mạo
vùng đồi núi cũng rất phức tạp và đa dạng đã chi phối mạnh các quá trình hình
thành đất và các xu thế thoái hoá đất đồi núi. Toàn bộ diện tích vùng đồi núi
nước ta được chia thành các dạng địa hình chính như sau
Địa hình núi cao:
Độ cao trung bình trên 2000 m, chiếm 0,5% diện tích toàn quốc, phần lớn
là khu vực các đỉnh núi cao như:
- Thượng nguồn sông Chảy
- Núi Phan Xi Păng-Pu Luông tạo nên dãy Hoàng Liên Sơn
- Dãy Trường Sơn Bắc thuộc Khu Bốn cũ

- Dãy Trường Sơn Nam thuộc Tây Nguyên và Nam Trung Bộ
Trên độ cao này khí hậu mang tính á nhiệt đới, nhiệt độ thấp, ẩm độ cao
(mây mù quanh năm), đặc trưng cho quá trình hình thành đất mùn alit trên núi
cao. Địa hình cao lại rất dốc (>25 0) nên hầu như không có khả năng phát triển
nông nghiệp, là khu vực rừng đầu nguồn chủ yếu.
Địa hình núi trung bình:
Độ cao từ 1000 m đến 2000 m, chiếm 10% diện tích toàn quốc. Quá trình
xâm thực và bào mòn khá mạnh mẽ, phân bố ở các khu vực:
- Vòng cung sông Chảy, Ngân Sơn -Yên Lạc, Phia Bjooc thuộc vùng
Đông Bắc, Việt Bắc
- Lưu vực sông Mã, tả ngạn sông Đà thuộc vùng Tây Bắc
- Dãy Trường Sơn Bắc thuộc Bắc Trung Bộ
- Dãy Trường Sơn Nam thuộc Nam Trung Bộ
Địa hình cao lại bị chia cắt mạnh, sườn núi rất dốc (thường >25 0) nên việc
sản xuất nông nghiệp rất hạn chế. Quá trình hình thành đất phổ biến là tích luỹ mùn
21


và feralit yếu, tạo ra đất mùn vàng đỏ trên núi cao. Các loại rừng nhiệt đới và á
nhiệt đới phát triển cùng các loại cây dược liệu và hoa màu, cây ăn quả á nhiệt đới.
Địa hình núi thấp và đồi:
Thường có độ cao <1000 m, chiếm diện tích lớn nhất của vùng đồi núi và
chiếm 45% diện tích toàn quốc, có quá trình xâm thực và bào mòn mạnh. Có thể
nói đây là dạng địa hình phức tạp nhất của vùng đồi núi, các núi không cao lắm
nhưng dốc (độ dốc biến thiên mạnh từ 80 đến trên 250), xen kẽ với những đồi và
thung lũng, bồn địa tạo ra những khu vực chia cắt mạnh với các quá trình hình
thành đất khác nhau. Điển hình nhất là quá trình feralit tạo nên đất đỏ vàng, quá
trình tích đọng cacbonat và mùn tạo nên các loại đất đen dưới thấp, quá trình kết
von đá ong hoá, quá trình rửa trôi xói mòn và bạc màu hoá đặc trưng cho các loại
đất suy thoái. Dạng địa hình này phổ biến ở khắp các vùng đồi núi và là nơi sinh

sống của các dân tộc ít người, các khu vực lớn là Đông Bắc, Việt Bắc-Hoàng
Liên Sơn, Tây Bắc, Duyên hải Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông
Nam Bộ . Đất đai đã và đang được khai phá, sử dụng khá triệt để phát triển nông
lâm nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp vì vậy khá lớn (khoảng 1,2 triệu ha)
nhằm đảm bảo lương thực cho các dân tộc sống tại vùng.
Địa hình núi và cao nguyên:
Phân bố ở độ cao <1.500 m, địa hình tuy khá cao nhưng ít bị chia cắt,
dạng lượn sóng hoặc khá bằng phẳng, ít dốc. Đây là những vùng thuận lợi nhất
cho các quá trình hình thành đất và cho hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp
vùng đồi núi nước ta. Quá trình feralit chiếm ưu thế tạo nên những vùng đất đỏ
vàng trên đá vôi hoặc đá bazan rộng lớn của vùng cao nguyên, rất thuận lợi cho
việc trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới. Tại địa hình thấp hơn (các bồn địa
và thung lũng) của khu vực này là quá trình tích đọng cácbonat và mùn tạo nên
các khu vực đất đen màu mỡ, là vùng sản xuất hoa màu, lương thực chính. Hạn
chế lớn nhất của vùng này, nhất là trên các cao nguyên đá vôi là thiếu nước
nghiêm trọng về mùa khô cho cả cây trồng và con người. Dạng địa hình này
được phân bố ở những khu vực nhất định, quan hệ chặt với kiến tạo địa chất đá
vôi hoặc đá bazan như sau:
- Địa hình núi-cao nguyên đá vôi: Phân bố chủ yếu ở phía Bắc và Bắc
Trung Bộ tại Đông Bắc và Việt Bắc-Hoàng Liên Sơn (cao nguyên Đồng Văn, Hà
Giang..), khu Tây Bắc với cao nguyên Mộc Châu và Sơn La, một vài cao nguyên
nhỏ hẹp của khu vực Duyên Hải Bắc Trung Bộ. Diện tích đất có khả năng sản
xuất nông nghiệp khoảng 200.000 ha, độ cao >1000 m nhưng khá bằng phằng,
tầng dày, độ phì nhiêu khá, tuy nhiên thiếu nước.

22


- Địa hình núi - cao nguyên bazan: Tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên,
gồm các cao nguyên như Kon tum-Gia Rai, Đắc Lắc, Đà Lạt, Sna Ro, Lâm

Đồng. Trừ cao nguyên Đà Lạt với độ cao 1500m, ít bằng phẳng, độ cao của các
cao nguyên Tây Nguyên từ 500 đến 1000m, địa hình bằng phẳng và lượn sóng
liền dải nối tiếp nhau tạo thành vùng cao nguyên rộng lớn nhất nước ta. Đất đỏ
nâu đặc trưng cho quá trình Feralit mạnh với tầng dày , cấu trúc tốt, độ màu mỡ
cao do sản phẩm đá núi lửa bazan. Vì vậy, có thể nói dạng địa hình núi-cao
nguyên bazan này có diện tích đất lớn nhất và thuận lợi nhất cho sản xuất nông
nghiệp miền núi của nước ta, đặc biệt với các loại cây công nghiệp nhiệt đới (cà
phê, hồ tiêu, cao su, chè). Tỷ lệ sử dụng đất cho nông nghiệp vùng đồi núi rất cao,
chiếm 1.143.000 ha trong 1.360.000 ha đất tự nhiên.
Địa hình bán bình nguyên:
Phân bố thành những dải đất hẹp, khá bằng phẳng thuộc khu vực Easup, Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ. Đất được hình thành chủ yếu trên đá cát, bột kết nghèo
dinh dưỡng. Các bán bình nguyên này có tổng tích ôn cao, khô nóng, thuận lợi cho
việc trồng các cây dài ngày nhiệt đới, phổ biến là cây điều.
Địa hình thung lũng và trũng giữa núi:
Dạng địa hình này tạo nên những bồn địa và cánh đồng khá bằng phẳng
trên các cao độ khác nhau của vùng đồi núi, nhiều nhất là các thung lũng bồn địa
vùng đồi núi đá vôi Tây Bắc (cánh đồng Mường Thanh, Điện Biên, lòng chảo
Yên Châu, thung lũng Mai Châu), các thung lũng hẹp rải rác của Hà Giang, Yên
Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng (bồn địa Quỳnh Nhai, Quang Huy,
Than Uyên, Văn Chấn, Tuyên Quang), thung lũng sông Ba, Cheo Reo vùng Tây
Nguyên.... Mặc dù dạng địa hình này có diện tích nhỏ so với diện tích toàn vùng
đồi núi nhưng lại là nơi tập trung dân cư với mật độ cao nhất của miền núi đồng
thời cũng là những trọng điểm sản xuất nông nghiệp của vùng bởi thường đó
cũng là các lưu vực của đầu nguồn sông, của các suối lớn. Quá trình tích đọng
các sản phẩm rửa trôi từ sườn núi cao (đất, sản phẩm cacbonat, mùn) cũng như
quá trình bồi tụ phù sa sông và suối đã tạo nên các loại đất giàu chất dinh dưỡng,
đủ nước, địa hình thấp và bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
1.2.3. Tiềm năng đất lớn
Đây là đặc điểm ưu việt của vùng đồi núi Việt Nam được thể hiện ở những

khía cạnh sau đây :
Tổng diện tích đất đồi núi chiếm 3/4 diện tích toàn quốc, phân bố ở 7/9
vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Đây chính là quỹ đất quan trọng để Việt
Nam có được rất nhiều sản phẩm lâm nghiệp (các loại gỗ và dược liệu) cũng như
sản phẩm nông nghiệp (các loại cây công nghiệp nhiệt đới và cây ăn quả). Trong
23


số 10.027.265 ha đất chưa sử dụng của toàn quốc thì đất đồi núi là 7.699.383 ha,
chiếm hơn 70%.
Đất đồi núi gồm nhiều loại đất khác nhau, với điều kiện khí hậu, địa hình,
tính chất đất và chế độ nước khác nhau tác động đến sự phát triển rất đa dạng và
phong phú của các thực vật tự nhiên cũng như các loại cây trồng của vùng này.
Những đất còn rừng và mới khai phá thì khá đến giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt
giàu chất hữu cơ vì vậy khi trồng trọt không đòi hỏi mức độ thâm canh cao như ở
vùng đồng bằng.
Mật độ dân số vùng đồi núi thấp hơn nhiều so với vùng đồng bằng, vì vậy
quỹ đất sản xuất chia cho các nông hộ lớn hơn vùng đồng bằng nhiều, nông dân
có khả năng mở rộng diện tích, phát triển sản xuất, làm giàu bằng sản xuất nông
lâm nghiệp. Họ còn được giao một diện tích nhất định đất lâm nghiệp để quản lý,
bảo vệ hoặc để trồng rừng mới. Nhiều nơi trên vùng đồi núi, các nông dân giỏi
có thể nhận thêm đất đồi núi hoang hoá hoặc chưa sử dụng để khai phá, cải tạo
thành các trang trại cây công nghiệp, cây ăn quả hoặc nông lâm kết hợp hoặc
rừng trồng khai thác lâm sản...., làm giàu cho chính gia đình mình đồng thời sử
dụng hợp lý đất đồi núi, cải thiện môi trường sinh thái vùng này.
Đại bộ phận vùng núi cao và một phần núi trung bình là những khu vực
đầu nguồn nước của các con sông của nước ta. Nơi đây là rừng nhiệt đới nguyên
sinh hoặc thứ sinh với hàng ngàn dòng suối, khe nước chảy tạo ra đầu nguồn
sông hoặc là khu vực dòng chảy của các sông bắt nguồn từ vùng đồi núi Trung
Quốc, Miến Điện, Lào chảy vào Việt Nam. Vì vậy diện tích đất núi vùng đầu

nguồn nước này rất quan trọng, vừa là nơi cung cấp cho thảm rừng nhiệt đới Việt
Nam nhiều loại gỗ quý, động vật hoang dã, vừa bảo vệ và điều phối nguồn nước
và phù sa cho vùng đồng bằng và duyên hải. Khu vực rừng đầu nguồn nào bị tàn
phá thì hàng năm sẽ xảy ra lũ quét, đất sụt tại vùng đồi núi và ngập lụt ở vùng đồng bằng
là những hiểm hoả lớn cho đời sống và sản xuất của con người.
1.2.4. Sự suy thoái của đất vùng đồi núi.
Đặc điểm này xuất hiện gắn liền với sự chặt phá rừng, đốt rừng, làm
nương rẫy, sử dụng đất bừa bãi, phương thức canh tác đất dốc lạc hậu của con
người, đặc biệt các hiện tượng suy thoái đất diễn ra nhanh trong những thập niên
gần đây. Sự suy thoái đất của vùng đồi núi không chỉ gây tác hại đến khả năng
sản xuất của đất mà nghiêm trọng hơn là đã phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái tự
nhiên của vùng đồi núi, làm mất thảm thực vật tự nhiên, mất nguồn dự trữ và khả
năng điều hành nước của rừng, gây thảm hoạ thiên tai hạn hán, lũ lụt, thay đổi
khí hậu trong vùng. Sự suy thoái của đất đồi núi đã làm thay đổi gần như hoàn
toàn cảnh quan tự nhiên của nhiều khu vực đồi núi.

24


CHƯƠNG II
CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH VÙNG ĐỒI NÚI VIỆT NAM
2.1. GIỚI THIỆU VỀ PHÂN LOẠI ĐẤT
2.1.1. Khái niệm chung về phân loại đất
Phân loại đất là một khoa học chuyên ngành của khoa học đất, phân chia
các loại đất của vùng hay khu vực ra thành các nhóm, các loại, các đơn vị khác
nhau dựa trên những cơ sở và tiêu chuẩn được quy định theo các phương pháp
phân loại và mục đích sử dụng của các trường phái nghiên cứu đất hoặc của mỗi
quốc gia.
Cơ sở phân loại đất của mỗi trường phái quan điểm, mỗi quốc gia tuy có
khác nhau song đều thống nhất rằng các loại đất được xếp vào cùng một nhóm,

một loại/đơn vị đều phải có những quy định về đặc điểm và tính chất khá đồng
nhất hoặc tương tự, phải cùng có những khả năng sử dụng và bảo vệ cải tạo. Các
loại đất được phân loại thành các tên khác nhau phải phù hợp với tiêu chuẩn quy
định của mỗi hệ thống phân loại và phải được phổ cập sử dụng. Việc phân chia,
xắp xếp và đật tên cho các cấp đơn vị đất khác nhau phải theo một hệ thống phân
vị những loại và những chỉ tiêu thống nhất. Các cấp phân loại đất khác nhau
trong hệ thống phân loại đất phục vụ cho công tác điều tra và đánh giá đất ở các
phạm vi nghiên cứu sử dụng đất khác nhau.
2.1.2. Hệ thống phân loại đất
Để công tác phân loại đất triển khai nhanh và kết quả phân loại có chất
lượng, mỗi chương trình phân loại đất đều xây dựng một hệ thống phân loại
chung. Nội dung của hệ thống phân loại đất bao gồm:
* Cơ sở xây dựng hệ thống :
- Quan điểm (trường phái)
- Điều kiện điều tra phân loại
- Tính khoa học và thực tiễn
* Nội dung phương pháp phân loại đất
* Các quy định chỉ tiêu điều tra đất và phân loại đất
* Các kết quả điều tra, mô tả, phân tích đất
* Bảng hệ thống phân loại đất
* Bản báo cáo thuyết minh hệ thống phân loại đất
2.1.3. Bảng phân loại đất
Bảng phân loại đất thể hiện tên và sự sắp xếp các loại đất theo hệ thống và
chỉ tiêu thống nhất để điều tra xây dựng bản đồ đất hoặc nghiên cứu của đánh giá
đất.
25


×