Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu hướng dẫn ôn tập và kiểm tra môn kinh tế phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.47 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VÀ LUẬT

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mục đích
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập
và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của
giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.
Nội dung hướng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâm
của môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc
kỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập
kỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng
dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc
những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất
minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế phát triển | Trang 1


PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 2: Tăng trưởng và phát triển .
- Giới thiệu những đặc điểm của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế thế giới.
- Các vấn đề cơ bản về tăng trưởng, phát triển và các công cụ đo lường phát triển.
- Sự phân chia các nhóm quốc gia trên thế giới, đặc điểm và các tiêu chí phân loại.


Chương 3: Các lý thuyết phát triển
- Giới thiệu các lý thuyết, các mô hình tăng trưởng và phát triển tiêu biểu.
- Những ưu điểm, hạn chế
- ứng dụng của các lý thuyết và mô hình này.
Chương 4: Nghèo đói và bất bình đẳng
- Vấn đề nghèo đói và bất bình đẳng trong quá trình phát triển.
- Nguyên nhân, chiến lược giảm nghèo và bất bình đẳng.
- Đo lường nghèo đói và bất bình đẳng
Chương 5: Các nguồn vốn cho phát triển
- Giới thiệu đặc điểm của các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao.
- Các nguồn vốn cho phát triển, đặc điểm và vai trò của các nguồn vốn trong quá
trình phát triển.
- Vốn con người
- Vốn tri thức
Chương 6: Nông nghiệp và phát triển
- Giới thiệu vai trò của nông nghiệp đối với phát triển.
- Vấn đề sở hữu đất đai, ứng dụng công nghệ và huy động các yếu tố đầu vào cho
phát triển nông nghiệp.
- Chính sách trợ giá trong nông nghiệp
Chương 7: Công nghiệp và phát triển
- Giới thiệu vai trò của công nghiệp đối với phát triển.
- Định hướng và chiến lược phát triển công nghiệp trong quá trình phát triển.
- Những ưu điểm, hạn chế của các chiến lược công nghiệp hóa và việc lựa chọn
chiến lược công nghiệp hóa của các quốc gia.

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế phát triển | Trang 2


Chương 8: Quan hệ kinh tê quốc tế và phát triển
- Giới thiệu các nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đặc điểm, vai trò và những vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 9: Phát triển bền vững
- Giới thiệu những vấn đề cơ bản trong mối quan hệ giữa môi trường và phát triển
bền vững

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế phát triển | Trang 3


PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 2: Tăng trưởng và phát triển
Tổng quan về tăng trưởng và phát triển kinh tế thế giới.
- Công nghiệp hoá thế kỉ 20: Quá trình phát triển công nghiệp và sản lượng quốc
gia như thế nào? Sự mở rộng của các nước?
- Kinh tế thế giới sau chiến tranh thế giới lần 2: Tăng trưởng của các nước sau chiến
tranh như thế nào?
- Đọc tài tài liệu Kinh tế phát triển_ Chủ biên Nguyễn Trọng Hoài trang 5-7
- Câu hỏi thảo luận tài liệu Kinh tế phát triển_ Chủ biên Nguyễn Trọng Hoài trang
25
Tăng trưởng, phát triển và phúc lợi xã hội
- Tăng trưởng kinh tế: Khái niệm? đo lường?
- Phát triển kinh tế: Khái niệm?
- Đọc tài tài liệu Kinh tế phát triển_ Chủ biên Nguyễn Trọng Hoài trang 18-19
Đo lường tăng trưởng và phát triển
- Nhóm chỉ tiêu kinh tế: Bao gồm các chỉ tiêu nào? cách tính từ chỉ tiêu kinh tế?
hạn chế của các chỉ tiêu?
- Nhóm chỉ tiêu xã hội: Phân tích chỉ số phát triển con người HDI
- Nhóm Chỉ tiêu đánh giá tiến bộ môi trường
- Đọc tài tài liệu Kinh tế phát triển_ Chủ biên Nguyễn Trọng Hoài trang 27-46
Chương 3: Các lý thuyết phát triển
Giới thiệu lý thuyết cổ điển đối với sự phát triển.

- Lý thuyết về các giai đoạn tăng trưởng của Rostow: Nêu lý thuyết phát triển, ưu
và hạn chế của lý thuyết, ứng dụng khi hoạch định chính sách phát triển.
- Các lý thuyết cổ điển về tăng trưởng và phát triển: Nêu lý thuyết phát triển, ưu và
hạn chế của lý thuyết, ứng dụng khi hoạch định chính sách phát triển.
- Lý thuyết về các giai đoạn tăng trưởng của Rostow: Nêu lý thuyết phát triển, ưu
và hạn chế của lý thuyết, ứng dụng khi hoạch định chính sách phát triển.
- Mô hình tăng trưởng Harrod-Domar: Nêu lý thuyết phát triển, ưu và hạn chế của
lý thuyết, ứng dụng khi hoạch định chính sách phát triển.
- Lý thuyết phát triển của Lewis: Nêu lý thuyết phát triển, ưu và hạn chế của lý
thuyết, ứng dụng khi hoạch định chính sách phát triển.
- Kiểu hình chuyển đổi cơ cấu thực nghiệm của Chenery: Nêu lý thuyết phát triển,
ưu và hạn chế của lý thuyết, ứng dụng khi hoạch định chính sách phát triển.
- Đọc tài tài liệu Kinh tế phát triển_ Chủ biên Nguyễn Trọng Hoài trang 51-57
Các mô hình đương thời về phát triển và kém phát triển
- Đọc tài tài liệu Kinh tế phát triển_ Chủ biên Nguyễn Trọng Hoài trang 69-73
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế phát triển | Trang 4


- Mô hình Tân cổ điển Solow
Một số kiến thức sau cần năm vững
- Hàm sản xuất
- Quan hệ giữa tăng trưởng và vốn
- Quan hệ giữa tăng trưởng và dân số
- Tiến bộ công nghệ và tăng trưởng dân số
- Đọc tài tài liệu Kinh tế phát triển_ Chủ biên Nguyễn Trọng Hoài trang 85-99
Chương 3: Nghèo đói và bất bình đẳng
Sự nghèo đói:
Các khái niệm và kỹ năng cần nắm vững:
- Khái niệm: Thế nào là nghèo đói?
- Nguyên nhân: các nguyên dân dẫn đến nghèo đói, đặc biệt là ở Việt Nam. Nguyên

nhân nào là quan trọng nhất? Tại sao?
- Đo lường nghèo đói: Các đại lượng nào để đo lường nghèo đói? ý nghĩa của
chúng ra sao?
- Đọc tài tài liệu Kinh tế phát triển_ Chủ biên Nguyễn Trọng Hoài trang 113-117
Bất bình đẳng
- Khái niệm
- Đo lường bất bình đẳng: Tập trung phân tích chỉ tiêu về đường công lozen, hệ số
gini, cách tính hệ số gini,
- Bất bình đẳng và phát triển
Chiến lược tăng trưởng và bất bình đẳng
- Nghèo và bất bình đẳng tại Việt Nam
- Nghèo và bất bình đẳng về kinh tế
- Nghèo và bất bình đẳng ở khía cạnh phi kinh tế
- Nỗ lực giảm nghèo và bất bình đẳng: Những thành tựu và thách thức đặt ra
Đọc tài tài liệu Kinh tế phát triển_ Chủ biên Nguyễn Trọng Hoài trang 134-154
Chương 5: Các nguồn vốn cho phát triển
Vốn con người
- Khái niệm
- Đặc điểm
- Đầu tư cho giáo dục và y tế
Vốn tri thức
- Khái niệm
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế phát triển | Trang 5


- Đặc điểm, vai trò
Vốn tri thức và phát triển
Đọc tài tài liệu Kinh tế phát triển_ Chủ biên Nguyễn Trọng Hoài trang 165-181
Chương 6: Nông nghiệp và phát triển
Vai trò của nông nghiệp trong quá trình phát triển:

- Tìm hiểu đặc trưng của ngành sản xuất nông nghiệp và đóng góp của chúng trong
quá trình phát triển đất nước?
Sở hữu đất đai và cải cách ruộng đất
Công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
- Tìm hiểu phương pháp truyền thống trong sản xuất nông nghiệp?
- Phương pháp hiện đại hoá công nghệ?
Chính sách trợ giá trong nông nghiệp
- Phân tích chính sách trợ giá trong nông nghiệp: Giải quyết bài toán "người nông
dân được mùa nhưng thu nhập bị giảm"
- Chính sách trợ giá trong nông nghiệp ảnh hưởng như thế nào đế quá trình phát
triển ở các nước đang phát triển
Chương 7: Công nghiệp và phát triển
Vai trò của công nghiệp trong quá trình phát triển
- Quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp như thế nào trong quá trình phát triển?
- Các mối liên kết công nghiệp xảy ra như thế nào?
Định hướng phát triển công nghiệp
- Định hướng đầu tư
- Lựa chọn về công nghệ
- Lựa chọn qui mô
- Khu vực kinh tế phi chính thức
Các chiến lược phát triển công nghiệp
- Phát triển ngành công nghiệp non trẻ
- Thay thế nhập khẩu
- Hướng về xuất khẩu
Chương 8: Quan hệ kinh tê quốc tế và phát triển
Quan hệ giữa FDI và tăng trưởng
Chính sách FDI

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế phát triển | Trang 6



Viện trợ nước ngoài
- Tổng quan
- Tác động của viện trợ đối với tăng trưởng và phát triển
- Tăng hiệu quả của viện trợ
Nợ nước ngoài và khủng hoảng tài chính
- Nợ nước ngoài tại các nước đang phát triển
- Khủng hoảng nợ: Nguyên nhân và hệ quả
Thương mại quốc tế
- Mối quan hệ giữa ngoại thương và tăng trưởng
- Đặc điểm của thương mại quốc tế
- Chiến lược xuất khẩu và các biện pháp hỗ trợ
Chương 9: Phát triển bền vững
Kinh tế và môi trường
Phát triển bền vững và chi phí môi trường
Dân số, tài nguyên và môi trường
Nghèo đói và môi trường
Tăng trưởng và môi trường
Biến đổi khí hậu
Quy mô suy thoái môi trường và các vấn đề môi trường toàn cầu

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế phát triển | Trang 7


PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
1. Hình thức kiểm tra và kết cấu đề
Đề kiểm tra chỉ có tự luận: bao gồm 3 câu hỏi : phần bài tập 1 câu hỏi và lý thuyết
2 câu
Phần lý thuyết gốm 2 câu hỏi: mỗi câu hỏi 3 điểm:
Kiến thức dùng cho 2 câu hỏi này trải dài trong tất cả các chương đã học

Phần tự luận có 2 bài tập Tổng cộng 4 điểm:
o Bài 1 bao hàm các kiến thức từ chương 2 đến chương 3
o Bài 2 bao hàm kiến thức ở chương 3,
2. Hướng dẫn làm bài phần tự luận
Trước hết phải tìm yêu cầu của bài, gạch dưới và đọc thật kỹ để làm đúng và vừa
đủ theo yêu cầu của bài. Làm thừa so với yêu cầu sẽ không được tính điểm, mất
thời gian vô ích.
Không cần làm bài theo thứ tự. Câu dễ làm trước.
Các yêu cầu tính toán cần làm cẩn thận ở ngoài và chép vào theo một thứ tự để
tránh bỏ sót.
Chú ý đơn vị tiền tệ thống nhất để tránh nhầm lẫn, chọn một đơn vị phù hợp tùy
theo số tiền (ví dụ nếu tất cả đều lớn 1 triệu, dùng đơn vị là triệu).
Phần lý thuyết ngắn gọn và trình bày theo hiểu biết của mình. Không chép từ sách
vào, nếu chép sẽ không được tính điểm.
Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế phát triển | Trang 8


PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Thời gian: 90 phút, được phép tham khảo tài liệu giấy khi làm bài thi.
Nội dung đề thi:
A-

Lý Thuyết: (6 điểm)

Câu số 1: (3 điểm) Trình bày mô hình tăng trưởng kinh tế HARROD - DOMAR. Nêu
ưu nhược điểm, hạn chế của mô hình và sự vận dụng mô hình này vào điều kiện tăng
trửong kinh tế của Việt Nam hiện nay.

Câu số 2: (3 điểm) Trình bày chiến lược sản xuất hàng hóa trong nước thay cho hàng
hóa nhập khẩu. Việt Nam có thể thay thế nhập khẩu có hiệu quả ở những hàng hóa nào?
Tại sao? Đề xuất các giải pháp thực hiện.
B-

Bài Tập: (4 điểm)
Câu 1) (1,5 điểm)
Năm gốc (2000)
Sản
lượng

Giá bán

Máy thu hình (TV) (triệu cái)
Lúa mì (triệu tấn)

Năm hiện hành (2012)
Giá bán

(đô la)

Sản
lượng

10

250

80


100

150

120

300

180

(đô la)

a- Tính tốc độ tăng trưởng GDP theo Giá năm gốc?
b- Tính tốc độ tăng trưởng GDP theo Giá năm hiện hành? Nêu nhận xét về hai kết quả
trên.
Câu 2) Có số liệu ở một nước như sau: (2,5 điểm)
Thóc: sản lượng đạt được: 12 triệu tấn, giá bán: 200 đô la/tấn. Sắt: sản lượng đạt
được: 20 triệu tấn, giá bán: 350 đô la/tấn. Dịch vụ: số người làm việc: 7 triệu người,
giá trị tạo ra: 600 đô la/người/năm. Dân số: 18 triệu người.
a- GDP nước này đạt được là bao nhiêu? Thu nhập bình quân đầu người của người
dân nước này là bao nhiêu? (0,5 điểm)
b- Tỉ lệ tiết kiệm để đầu tư của nước này là 30% của GDP và hệ số ICOR là 4. Vậy
tổng số tiết kiệm để đầu tư nước này có được là bao nhiêu? Tốc độ tăng trưởng nước
này có thể đạt được là bao nhiêu? Với tỉ lệ tăng dân số bình quân năm là 3%, tốc độ
cải thiện thu nhập bình quân đầu người nước này có thể đạt được là bao nhiêu? Với
tốc độ thu nhập bình quân đầu người đạt được như thế thì sau 5 năm thu nhập đầu
người nước này đạt được là bao nhiêu? Và sau bao nhiêu năm thì thu nhập bình quân
đầu người của người dân nước này sẽ tăng lên gấp 3 lần? (2 điểm)

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế phát triển | Trang 9



ĐÁP ÁN MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
A- Lý thuyết (6 điểm)
Câu số 1: (3 điểm)
-Trình bày mô hình Harrod – Domar. Nêu công thức mô hình: gy=s/ICOR (2 điểm)
-Ưu Điểm: giúp hoạch định, dự đoán, tính toán tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
-Nhược điểm: chưa giải thích được trường hợp ICOR tăng lên do đầu tư theo hướng
đầu tư nhiều vào máy móc công nghệ thì ảnh hưởng thế nào vào tăng trưởng
-Liên hệ tình hình đầu tư Việt Nam (1 điểm)
Câu số 2: (3 điểm)
-Trình bày chiến luợc sản xuất hàng hóa thay thế cho nhập khẩu. Nêu biện pháp
thường áp dụng khi thực hiện chiến lược (2 điểm)
-Nêu các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam có thể sản xuất thay thế nhập khẩu dựa vào
lợi thế so sánh
-Đề xuất các giải pháp hỗ trợ việc thực hiện chiến lược (1 điểm)
B – Bài Tập (4 điểm)
1) (1,5 điểm)
a- g= (250 đô la x 80 triệu)+(120 đô la x 300 triêu)/ (250 đô la x 10 triệu)+(120 đô la
x 150 triêu) = 2,7317 = 273, 17%
b- g= (100 đô la x 80 triệu)+(180 đô la x 300 triêu)/ (100 đô la x 10 triệu)+(180 đô la
x 150 triêu) = 2,2142 = 221,42 %. Tốc độ tăng trưởng tính theo Giá hiện hành thấp
hơn tốc độ tăng trưởng tính theo Giá năm gốc là do giá hàng hóa công nghiệp gỉảm
nhanh trong khi sản lượng hàng công nghiệp lại tăng nhanh so với sự thay đổi ở
hàng hóa nông nghiệp
2) (2,5 điểm)
a- (0,5 điểm) GDP = (200 đô la x 12 triệu)+(350 đô la x 20 triệu)+(600 đô la x 7
triệu) = 13600 triệu đô la
GDP/ người = 13600 triệu đô la/18 triệu = 755,55 đô la
b- (2 điểm) S = s xY=13600 triệu đô la x 0,3 = 4080 triệu đô la

g = s/ICOR=30%/4= 7,5%; g (GDP/người) = 4,37%
GDP/người 5 năm sau = PCI(t)= 935,71 đô la; n = 25,68 hay 26 năm
------------------------------

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế phát triển | Trang 10



×