BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HÀN CHÍ TÚ
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG
CHẤT CẤM DEXAMETHASON ACETAT
TRONG MỸ PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP
SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
NGHỆ AN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
HÀN CHÍ TÚ
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG
CHẤT CẤM DEXAMETHASON ACETAT
TRONG MỸ PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP
SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
Chuyên ngành: Hóa phân tích
Mã số: 60.44.01.18
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN KHẮC NGHĨA
NGHỆ AN
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại phòng thí nghiệm chuyên đề bộ môn Hóa phân tích - Khoa
Hóa - Trường Đại học Vinh và Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm Nghệ An.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- PGS.TS. Nguyễn Khắc Nghĩa đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- TS. Nguyễn Trung Dũng và TS. Mai Thị Thanh Huyền đã đóng góp nhiều ý kiến quí báu
để hoàn thiện luận văn.
- Phòng đào tạo Sau đại học, khoa Hóa học cùng các thầy cô giáo, các cán bộ phòng thí
nghiệm khoa Hóa trường Đại học Vinh, cán bộ và kỹ thuật viên thuộc Trung tâm kiểm nghiệm
Dược phẩm - Mỹ phẩm Nghệ An đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp hóa chất, thiết
bị và dung cụ dùng cho đề tài.
Xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn.
Nghệ An, tháng năm
Người thực hiện
Hàn Chí Tú
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3
1.1. GIỚI THIỆU VỀ MỸ PHẨM 3
1.1.1. KHÁI NIỆM 3
1.1.2. PHÂN LOẠI MỸ PHẨM 3
1.1.3. THÀNH PHẦN CỦA MỸ PHẨM 3
1.1.4. TÁC DỤNG CỦA MỸ PHẨM 4
1.1.5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM MỐC, VI KHUẨN TRONG MỸ PHẨM 4
1.1.6. CÁC THÀNH PHẦN ĐỘC HẠI CHO DA CÓ TRONG MỸ PHẨM 4
1.2. GIỚI THIỆU CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 6
1.2.1. KEM RỬA MẶT NGĂN NGỪA MỤN 6
1.2.2. SỮA RỬA MẶT NHỜN DA 7
1.2.3. SỮA TẮM LUX 8
1.2.4. KEM DƯỠNG DA - LÀNH MỤN 9
1.2.5. KEM DƯỠNG DA 9
1.3. CHẤT CẤM DEXAMETHASON ACETAT 12
1.3.1. CÔNG THỨC HÓA HỌC 12
1.3.2. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA DEXAMETHASON 13
1.3.3. CÁC ĐẶC TÍNH LÂM SÀNG 14
1.4. PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO HPLC 15
1.4.1. NGUYÊN LÝ 15
1.4.2. PHÂN LOẠI 16
1.4.3. PHA TĨNH TRONG SẮC KÝ PHA ĐẢO 17
1.4.4. PHA ĐỘNG TRONG SĂĆ KÝ PHA ĐAO
̉ 19
1.5. CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA SẮC KÝ ĐỒ 22
1.5.1. THỜI GIAN LƯU: RETENION TIME (RT) 22
1.5.2. HỆ SỐ DUNG LƯỢNG K’ 22
1.5.3. ĐỘ CHỌN LỌC (Α) VÀ ĐỘ PHÂN GIẢI (RS) 23
1.5.4. SỐ ĐĨA LÝ THUYẾT N 23
1.5.5. HỆ SỐ BẤT ĐỐI XỨNG T 24
1.6. HỆ THỐNG THIẾT BỊ HPLC 24
1.6.1. BÌNH ĐỰNG DUNG MÔI 25
1.6.2. BỘ KHỬ KHÍ DEGASSE 25
1.6.3. BƠM (PUMP) 25
1.6.4. BỘ PHẬN TIÊM MẪU (INJECTION) 25
1.6.5. CỘT SẮC KÝ 26
1.6.6. ĐẦU DÒ (DETECTOR) 26
iii
1.6.7. BỘ PHẬN GHI TÍN HIỆU 27
1.6.8. IN KẾT QUẢ 27
1.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG 27
1.7.1. PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHUẨN 27
1.7.2. PHƯƠNG PHÁP MỘT MẪU CHUẨN 27
1.7.3. PHƯƠNG PHÁP THÊM 27
1.7.4. PHƯƠNG PHÁP THÊM CHUẨN 28
1.8. ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 28
1.8.1. KHẢO SÁT GIỚI HẠN PHÁT HIỆN (LOD) VÀ (LOQ) CỦA PHƯƠNG PHÁP 28
1.8.2. ĐÁNH GIÁ SAI SỐ VÀ ĐỘ LẶP LẠI CỦA PHÉP ĐO 28
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM 29
2.1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 29
2.1.1. THIẾT BỊ 29
2.1.2. DỤNG CỤ 29
2.1.3. HÓA CHẤT 29
2.2. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU, BẢO QUẢN MẪU VÀ XỬ LÝ MẪU 30
2.2.1. LẤY MẪU 30
2.2.2. CÁC SƠ ĐỒ XỬ LÝ MẪU 30
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 32
2.3.1. KHẢO SÁT CÁC ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU 32
2.3.2. XÂY DỰNG ĐƯỜNG CHUẨN 32
2.3.3. KHẢO SÁT GIỚI HẠN PHÁT HIỆN (LOD) VÀ GIỚI HẠN ĐỊNH LƯỢNG (LOQ) CỦA PHƯƠNG PHÁP 32
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM 33
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1. KHẢO SÁT TÌM ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 35
3.1.1. KHẢO SÁT VẠCH PHỔ HẤP THỤ 35
3.1.2. KHẢO SÁT TỈ LỆ PHA ĐỘNG 36
3.1.3. KHAO
̉ SAT́ TỐC ĐỘ DÒNG 37
3.1.4. KHAO
̉ SAT́ XAĆ ĐIN
̣ H KHOAN
̉ G NỒNG ĐỘ TUYẾN TÍNH 38
3.2. XÂY DỰNG ĐƯỜNG CHUẨN, XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN PHÁT HIỆN (LOD) VÀ GIỚI HẠN ĐỊNH
LƯỢNG
(LOQ) CỦA DEXAMETHASON ACETAT 39
3.2.1. GIỚI HẠN PHÁT HIỆN (LOD) 41
3.2.2 GIỚI HẠN ĐỊNH LƯỢNG (LOQ) 41
3.3. ĐÁNH GIÁ SAI SỐ VÀ ĐỘ LẶP LẠI CỦA PHÉP ĐO 42
3.4. TỔNG KẾT CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG PHÂN TÍCH DEXAMETHASON ACETAT TRONG MẪU
PHÂN TÍCH
42
3.5. ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỂ PHÂN TÍCH MỘT SỐ MẪU MỸ PHẨM 44
3.5.1. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG DEXAMETHASON ACETAT MỘT SỐ MẪU MỸ PHẨM 44
3.5.2. XÁC ĐỊNH ĐỘ LẶP LẠI HÀM LƯỢNG DEXAMETHASON ACETAT CÓ TRONG MẪU MỸ PHẨM 45
3.6. CÁC SẮC ĐỒ CỦA PHÉP ĐO HPLC 47
3.6.1. SẮC ĐỒ MẪU TRẮNG 47
iv
3.6.2. CÁC SẮC ĐỒ MẪU CHUẨN DEXAMETHASON ACETAT CÓ NỒNG ĐỘ KHÁC NHAU 48
3.6.3. SẮC ĐỒ CÁC MẪU MỸ PHẨM 58
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
Tiếng Việt 69
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT
HPLC
:
Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid
Chromatography)
LOD
:
Giới hạn phát hiện (Limit of detection)
LOQ
:
Giới hạn định lượng (Limit of quantitation)
MeOH
:
Methanol
ACN
:
Acetonitril
HPLC-MS
:
Sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép nối đầu dò khối phổ
SKPB
:
Sắc ký phân bố
SKPT
:
Sắc ký pha thường
SKPĐ
:
Sắc ký pha đảo
TLC
:
Sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatography)
KPH
:
Không phát hiện
vi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Nang lông bị bít tắc, viêm nhiễm khi sử dụng mỹ phẩm 5
Hình 1.2. Kem rửa mặt ngăn ngừa mụn Acnes 6
Hình 1.3. Sữa rửa mặt Z 7
Hình 1.4. Sữa tắm LUX 8
Hình 1.5. Kem dưỡng da - Lành mụn B2 9
Hình 1.6. Kem dưỡng da VITAL CARE VITAMIN E CREME 10
Hình 1.7. Hình ảnh cấu trúc không gian dexamethason acetat 13
Hình 1.8. Bề mặt silica đã thủy phân 17
Hình 1.9. Tạo nhánh trên bề mặt silica 18
Hình 1.10. Cấu trúc của cột ODS 18
Hình 1.11. Cấu trúc cột LC-DB 19
Hình 1.12. Cấu trúc cột có gốc isopropyl 19
Bảng 1.1. Tính chất của một số pha động trong sắc ký lỏng 20
Hình 1.13. Độ nhớt của hỗn hợp nước và dung môi hữu cơ ở 25oC 21
Hình 1.14. Sơ đồ hệ thống HPLC 24
Hình 1.15. Đồ thị kỹ thuật đường chuẩn thêm chuẩn 28
Hình 2.1. Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Agilent 1100 29
A. Sơ đồ xử lý chất chuẩn 30
B. Sơ đồ xử lý mẫu mỹ phẩm 31
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát vạch đo phổ của dexamethason acetat 35
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tỉ lệ pha động của dexamethason acetat 37
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát tốc độ dòng 37
Bảng 3.4. Khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính 38
Hình 3.1. Đồ thị khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính
của dexamethason axetat 39
Bảng 3.5. Số liệu xây dựng đường chuẩn 40
Hình 3.2. Đồ thị đường chuẩn của dexamethason acetat 41
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá sai số và độ lặp lại của phép đo 42
Bảng 3.7. Các điều kiện đo dexamethason acetat phương pháp HPLC 42
vii
Bảng 3.8. Lượng cân các mẫu mỹ phẩm 44
Bảng 3.9. Kết quả đo của mẫu phân tích 44
Bảng 3.10. Kết quả phân tích dexamethason acetate có trong mẫu KD2 45
Hình 3.3. Sắc đồ mẫu trắng 47
Hình 3.4. Sắc đồ mẫu chuẩn dexamethason acetat có nồng độ 0,5 ppm 50
Hình 3.5. Sắc đồ mẫu chuẩn dexamethason acetat có nồng độ 1,0 ppm 52
Hình 3.6. Sắc đồ mẫu chuẩn dexamethason acetat có nồng độ 2,0 ppm 54
Hình 3.7. Sắc đồ mẫu chuẩn dexamethason acetat có nồng độ 3,0 ppm 54
Hình 3.8. Sắc đồ mẫu chuẩn dexamethason acetat có nồng độ 5,0 ppm 55
Hình 3.9. Sắc đồ mẫu chuẩn dexamethason acetat có nồng độ 6,0 ppm 56
Hình 3.10. Sắc đồ mẫu chuẩn dexamethason acetat có nồng độ 6,5 ppm 57
Hình 3.11. Sắc đồ mẫu MP-KR05 - Kem rửa mặt ngăn ngừa mụn Acnes 59
Hình 3.12. Sắc đồ mẫu MP-SR01 - Sữa rửa mặt Z 61
Hình 3.13. Sắc đồ mẫu MP-ST04 - Sữa tắm LUX 63
Hình 3.14. Sắc đồ mẫu MP DK 02 - Kem dưỡng da - Lành mụn B2 65
Hình 3.15. Sắc đồ mẫu MP DK 03 - Kem dưỡng da
vital care viitamin E creme 67
1
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Vào những năm gần đây Việt Nam phát triển rất nhanh về mặt kinh tế đời sống của người dân
ngày càng được nâng cao yêu cầu làm đẹp được mọi người quan tâm, nhất là các chị em phụ nữ...
[9].
Đây cũng là yếu tố giúp cho ngành mỹ phẩm nước ta phát triển rất mạnh về số lượng và chất
lượng cũng như đa dạng về sản phẩm. Nhưng chúng ta vẫn còn hạn chế về kiến thức làm đẹp và
chăm sóc da một cách thiếu khoa học như sử dụng các loại mỹ phẩm, kem dưỡng da, kem bôi da
không rõ nguồn gốc [14]. Trong mỹ phẩm có chứa những thành phần nguy hại hoặc loại mỹ phẩm,
kem dưỡng da không phù hợp với làn da của từng người thì việc làm đẹp sẽ trở nên vô cùng nguy
hiểm, có tác dụng ngược lại với mong muốn làm đẹp của chúng ta. Cùng với một số nhà sản xuất
bất chấp sự an toàn của người tiêu dùng đã trộn một số thuốc vào trong các mỹ phẩm, đặc biệt là
các chất thuộc nhóm glucocorticoid, những glucocorticoid rẻ tiền, dễ kiếm và thường được sử dụng
để trộn trong mỹ phẩm. Glucocorticoid là thuốc có tác dụng chống viêm mạch, chống dị ứng, ức
chế miễn dịch,... và thuốc phải bán theo đơn.
Các mỹ phẩm trộn glucocorticoid có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: teo da, xơ
cứng bì, viêm da đỏ ửng, giản mao mạch, mụn trứng cá hoặc bội nhiễm nấm, vi khuẩn, vi rút ,....
[22, 28].
Xuất phát từ những vấn đề trên, Ngày 2/9/2003, Việt Nam đã ký kết "Hiệp định về Hệ thống
hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm"[1]. Theo đó đã có quy định nhóm glucocorticoid là chất
bị cấm sử dụng trong mỹ phẩm.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài:“Nghiên cứu xác định hàm lượng chất cấm
dexamethason acetat trong mỹ phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)”.
Để thực hiện đề tài chúng tôi đề ra các nhiệm vụ sau:
1. Khảo sát tìm điều kiện tối ưu của phương pháp phân tích
- Khảo sát vạch phổ hấp thụ
- Khảo sát tỉ lệ pha động
- Khảo sát tốc độ dòng
2. Khảo sát xác định khoảng nồng độ tuyến tính
3. Khảo sát lập phương trình đường chuẩn của dexamethason acetat
4. Xác định giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) của dexamethason
acetat
5. Đánh giá sai số và độ lặp lại của phép đo
6. Áp dụng kết quả nghiên cứu để phân tích một số mẫu mỹ phẩm
II. Bố cục của luận văn
2
Luận văn gồm 63 trang với 11 bảng số liệu, 31 hình: Mở đầu 2 trang; Chương I: Tổng quan
31 trang; Chương II: Phương pháp nghiên cựu và thực nghiệm 7 trang; Chương II: Kết quả nghiên
cứu và thảo luận 19 trang; Kết luận 1 trang; Tài liệu tham khảo 3 trang gồm 28 tài liệu tham khảo.
3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về mỹ phẩm
1.1.1. Khái niệm
- Theo cách hiểu thông thường, mỹ phẩm có nghĩa là sản phẩm làm đẹp, dùng chủ yếu cho
phái nữ, nhằm giúp họ trở nên xinh đẹp hơn.
- Theo từ điển y dược, mỹ phẩm được định nghĩa là sản phẩm được chế tạo nhằm mục
đích làm sạch cơ thể, tăng thêm vẻ đẹp, làm tăng sức hấp dẫn, làm thay đổi diện mạo bên ngoài,
giúp bảo vệ nuôi dưỡng các mô bên ngoài cơ thể [14].
- Theo định nghĩa trên, mỹ phẩm đã không còn là một sản phẩm làm đẹp thông thường mà
mang ý nghĩa của dược phẩm. Đó cũng chính là lý do mà các nhà sản xuất cũng như các bác sĩ da
liễu luôn khuyên người tiêu dùng sử dụng mỹ phẩm một cách đúng đắn và thận trọng [14].
1.1.2. Phân loại mỹ phẩm
Thông thường mỹ phẩm được chia làm ba loại [9, 13, 14, 19]:
+ Loại thứ nhất là mỹ phẩm bề ngoài: Các sản phẩm trang điểm bề mặt (sản phẩm make
up, sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc…). Các sản phẩm này chỉ tác động đến vẻ bề ngoài chứ không
đi sâu vào sinh lý da.
+ Loại thứ hai là mỹ phẩm dự phòng, bao gồm các sản phẩm chăm sóc da, dưỡng da dành
cho việc làm chậm lại các biến đổi sinh lý của da (lão hóa, khô da) và bảo vệ chống lại các tác nhân
bên ngoài (ô nhiễm, ánh nắng, chất kích ứng): Kem chống nắng, sữa dưỡng ẩm, nước hoa hồng,…
+ Loại thứ ba là các sản phẩm sửa chữa được dùng khi người ta đã thất bại trong dự
phòng. Đối mặt với các tổn thương người ta phải chăm sóc, khắc phục chúng bằng các sản phẩm
như là làm căng, làm ẩm, làm láng, tái sinh, giảm béo, chống rụng tóc,…Với chuyên khoa da liễu,
các tổn thương thuộc về lĩnh vực của da như: vảy nến, chàm, mụn trứng cá,… Dược mỹ phẩm về
da là một công cụ bổ sung hiệu quả cho các điều trị y khoa.
Ngoài ra còn có thể phân loại mỹ phẩm theo các bộ phận mà nó cho tác dụng như sau:
+ Da: xà bông tắm, sữa tắm, phấn hồng, phấn nền, bột thơm, nước hoa, chất làm trắng, chất
làm mềm, nước hoa, kem chống nắng, kem dưỡng da,…
+ Lông tóc: dầu gội, dầu xả, thuốc nhuộm tóc, thuốc duỗi tóc, thuốc uốn tóc, gel vuốt tóc,
kem tẩy lông, kem cạo râu,…
+ Mắt: bút kẻ mắt, kẻ lông mày, kem chải mi, mi mắt giả
+ Môi: son môi, chất làm ẩm môi, chất làm bóng môi,…
+ Móng tay, chân: sơn, thuốc tẩy sơn,...
1.1.3. Thành phần của mỹ phẩm
Mỹ phẩm chủ yếu có hai thành phần:
- Thành phần cơ bản của hệ nhũ tương.
4
- Các thành phần phụ khác: gồm chất làm đặc, chất làm mềm, chất bền nhũ, chất bảo quản,
chất có tính chất trị liệu, màu, mùi [6, 19].
1.1.4. Tác dụng của mỹ phẩm
- Tùy theo từng loại mỹ phẩm và mục đích sử dụng có những tác dụng sau:
- Lớp kem thoa lên da như là “tấm chăn” lọc tia mặt trời, làm giảm tác hại của tia UV đối
với da. Mỹ phẩm chứa các loại vitamin chống các tác nhân gây lão hoá, các lớp che chắn chống ô
nhiễm từ môi trường.
- Giúp làn da mịn màng, săn chắc, ngăn ngừa và hạn chế mụn phát triển.
- Có tác dụng làm trắng da, nhất là sử dụng vào ban đêm vì đêm là thời điểm lý tưởng nhất
để da hấp thụ các dưỡng chất làm trắng da do quá trình trao đổi chất của các tế bào diễn ra mạnh
mẽ.
- Mỹ phẩm cũng giúp loại bỏ những tế bào chết trên da và giữ ẩm cho da.
- Mỹ phẩm tác động sâu vào bên trong da giúp kích thích, tái sinh tế bào da, phục hồi làn
da, tạo một làn da tươi khỏe [9, 12, 13].
1.1.5. Sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn trong mỹ phẩm
- Do các loại mỹ phẩm thường có độ ẩm và nhiệt độ rất thích hợp để nấm mốc, vi khuẩn
sinh sôi nảy nở.
- Ngoài nhiệt độ và độ ẩm, còn có những yếu tố khác cũng là điều kiện thuận lợi để nấm
mốc, vi khuẩn phát triển như: độ pH, nguồn dinh dưỡng trong mỹ phẩm
- Nấm mốc có khả năng đồng hoá các loại hydrocacbon phức tạp giống như lignin,
cellulose, tinh bột, gelatin,... Có được khả năng này là do nấm là những sinh vật hoá dị dưỡng
(chemoheterotroph), có hệ thống enzym ngoại bào rất phát triển. Các enzym sau khi đã tiết ra môi
trường xung quanh, chúng phân huỷ các hydrocacbon phức tạp thành các phân tử nhỏ, sau đó các
phân tử này được vận chuyển qua màng vào tế bào. Đó là nguồn dinh dưỡng để nấm xây dựng các
thành phần cần thiết cho tế bào.
- Sự đơn giản về nguồn dinh dưỡng, khả năng chống chịu với các điều kiện khắc nghiệt của
môi trường, cùng với các phương thức sinh sản đa dạng của nấm đã giúp cho chúng phát triển rất
nhanh với số lượng lớn.
Tới thời điểm hiện nay (2010), có khoảng 2500 loài nấm đã được ghi nhận trên lãnh thổ
Việt Nam, trong số đó khoảng 1400 loài thuộc 120 chi là những loài nấm lớn (macro fungi). Hay
gặp trên các bãi cỏ, trên những đống lá mục, cũng có khi ký sinh trên cơ thể thực vật khác. Nó
thường bắt đầu sinh sôi và nảy nở ở những nơi thời tiết ẩm thấp....[3, 14, 19].
1.1.6. Các thành phần độc hại cho da có trong mỹ phẩm
Mỹ phẩm được bào chế theo nhiều dạng, nhiều mùi, nhiều màu sắc khác nhau theo
những công thức, nguyên liệu cũng khác nhau. Có nhiều loại mỹ phẩm được tạo từ các
thành phần nguyên liệu khác nhau nhưng thường được trộn từ các loại mỹ phẩm Trung
5
Quốc, thuốc tây, và các loại hóa chất dùng trong công nghiệp.
Trong mỹ phẩm thường có những thành phần hóa học gây hại cho da. Theo điều tra, đa
số các loại mỹ phẩm đều có chứa: nhiều hóa chất độc hại như thủy ngân, hydroquinone,
glucocorticoid, acide salicylique, iode, hydrogen peroxyde,… Những chất này thường gây
nên hiện tượng phồng rộp da, nhiễm trùng da, tức ngực, nôn mửa, phổi bị ứ nước, thậm
chí còn có thể dẫn đến suy thận, suy gan,…
Hình 1.1. Nang lông bị bít tắc, viêm nhiễm khi sử dụng mỹ phẩm
Đặc biệt, các chất thuộc nhóm glucocorticoid trong mỹ phẩm là mối đe dọa cực kì
nguy hiểm cho làn da và sức khỏe của bạn [3, 22, 28].
Các thành phần độc hại cho da có trong mỹ phẩm đã được quy định theo "Hiệp
định về Hệ thống hòa hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm". Các quốc gia của Hiệp hội
các nước Đông Nam Á (ASEAN) ký ngày 2 tháng 9 năm 2003 đã tham gia hiệp định này
ngoại trừ Đông Timor. Hiệp định này ký ngày 2 tháng 9 năm 2003 và có hiệu lực vào ngày
1/1/2008 [1].
6
1.2. Giới thiệu các đối tượng nghiên cứu
1.2.1. Kem rửa mặt ngăn ngừa mụn
Hình 1.2. Kem rửa mặt ngăn ngừa mụn Acnes
Số thứ tự:
01
Kỹ hiệu mẫu:
14KSMP006
Mã số mẫu:
KR05
Tên mẫu: Kem rửa mặt ngăn ngừa ngừa mụn Acnes
Thành phần: Water, Glycerin, Palmitic acid, Butylene Glycol, Polyethylene Glycol Monostearate,
Myristic Acid, Potassium hydroxide, Lauric Acid, Clea Europaea Fruit oil, Lauric Acid
Diethanolamide,
Potassium,
Lauroyl
Glutamate,
Isopropylmethylphenol,
Dipotassium
Glycymhizinate, Tocopheryl Acetate, Magnesium Ascorbyl, Phosphate, Saxifraga, Ethanol,
Potassium Cloride, Sodium Hydroxide, Lauryl Hydroxy sultaine, Chromium Oxide, Cl 77492,
Lactic Fragranca.
Số công bố chất lượng: 0891/12/CBMP - QLD
Ngày SX/Số lô: 31/03/2013
Hạn dùng: 31/03/2016
7
Nơi sản xuất: Công ty TNHH ROHTO MENTHOLATTUM
1.2.2. Sữa rửa mặt nhờn da
Hình 1.3. Sữa rửa mặt Z
Số thứ tự:
02
Kỹ hiệu mẫu:
14KSMP002
Mã số mẫu:
Tên mẫu: Sữa
SR02
rửa mặt Z
Thành phần: Stearic Acid 10%, PEG 400, Vitamin E 0,1%, Tinh dầu nghệ 1%, Triethanolamide
1%, Glycerin 2%, Glycerin Stearate 3%, Methyl & Propyl Paraben 0,3%, Hương liệu 0,3%, Nước
vừa đủ 100%.
Số công bố chất lượng: 000237/09/CBMP-HCM
Ngày SX/Số lô: 26/01/13
Hạn dùng: 26/01/16
Nơi sản xuất: Công ty Kim nga II Cosmetics
8
1.2.3. Sữa tắm LUX
Hình 1.4. Sữa tắm LUX
Số thứ tự:
Kỹ hiệu mẫu:
03
14KSMP018
Mã số mẫu:
ST04
Tên mẫu: Sữa tắm LUX
Thành phần: Water, Myristic acid, Laury acid, Potassium Hydroxide, Sodium Laureth Sulfate,
Myistic Acid, Cocamidopropyl, Betaine, Lauric acid, Potassium Chloride, Sodium Laureth Sulfate,
Patr....acid, Perfume, Glycol Distearate, Pru...Avium(Sweet Cherryl), Seed Oil, Cocamidopropyl
Beta..., Hydroxypropyl, Methylcellulose, Cetearyl Alcohol, Cetearyl Glucoride, Paim Kenelamide
MEA, Fragrance, Glycol Distearate, Sidium PCA, Phenoxyethanol, Tetrasodiom EDTA,
Imidaazolidinyl Urea, Guar Hydroxypropul Trinonium Chloride. Sodium Chloride, Citric Acid,
Cl4700, Cl17200.
Số công bố chất lượng: 0642/11/CBMP - QLD
Ngày SX/Số lô: 31/02/2014
Hạn dùng: 31/02/2016
9
Nơi sản xuất: Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam
1.2.4. Kem dưỡng da - Lành mụn
Hình 1.5. Kem dưỡng da - Lành mụn B2
Số thứ tự:
05
Kỹ hiệu mẫu:
14KSMP014
Mã số mẫu:
KD02
Tên mẫu: Kem dưỡng da - Lành mụn B2
Thành
phần:
Water,
Glycerin,
Steartrimonium
Cloride,
Dicocodimonium
Cloride,
Cyanoccobalamim, Steartrimonium Bromide, Fragrance Butylene Glycol, Isopropyl Alcohol,
Jasminuim Officinale Oil.
Số công bố chất lượng:
Ngày SX/Số lô: 18/04/2013
Hạn dùng: 18/04/2015
Nơi sản xuất: Cơ sở chế biến mỹ phẩm Vinh Tân
1.2.5. Kem dưỡng da
10
§
Hình 1.6. Kem dưỡng da VITAL CARE VITAMIN E CREME
Số thứ tự:
Kỹ hiệu mẫu:
04
14KSMP02
Mã số mẫu:
KD03
Tên mẫu: KEM DƯỠNG DA VITAL CARE VITAMIN E CREME
Thành phần: Vitamin E, Vitamin A, Vitamin D, Water, Paraffinum liquidum, isopropyl Myristate,
Caprylic Capric Triglycerides,, Tocopherol, Cetyl Alcohol, Niacinamide, Octyl Methoxy
Cinnamate, Sorbitan, Stearate, Polyoxyethylene, Stearate, Phenoxyethanol, Fragrances.
Số công bố chất lượng: 0121/09/CBMP- HCM
Ngày SX/Số lô: 12/2013
11
Hạn dùng:
12/2016
Nơi sản xuất: Vital Care - USA
12
1.3. Chất cấm dexamethason acetat
1.3.1. Công thức hóa học
Cấu tạo
§
Cấu trúc không gian dexamethason acetat
13
Hình 1.7. Hình ảnh cấu trúc không gian dexamethason acetat
Dexamethasone acetat
Công thức phân tử: C24H31FO6
Khối lượng trung bình: 434.497711
Khối lượng Monoisotopic: 434,21048
Tên
khoa
học:
9-fluoro-11,17-dihydroxy-16-methyl-3,20-dioxopregna-1,4-dien-21-yl
acetat [22].
Tính chất lý hóa
Bột kết tinh màu trắng hoặc gần như trắng, đa hình. Dễ tan trong ethanol 96% và aceton,
khó tan trong methylen clorid, thực tế không tan trong nước.
Dexamethasone acetat chứa từ 97,0 đến 103,0% C24H31FO6 ở dạng khan.
1.3.2. Tác dụng dược lý của dexamethason
Dexamethason là dẫn xuất của glucocorticoid, do đó dexamethason có các đặc tính chất
của glucocorticoid và đặc biệt nó có hoạt tính chống viêm mạnh, ức chế miễn dịch..., nhất trong số
các dẫn xuất của glucocorticoid. Dexamethason mạnh hơn hydrocortison 30 lần, mạnh hơn
prednisolon 7 lần.
14
Về tác đụng chống viêm
Glucocorticoid tự nhiên (có sẵn trong cơ thể do tuyến thượng thận tiết ra) và glucocorticoid
tổng hợp hữu cơ đều có hoạt tính chống viêm mạnh, có thể ức chế ở giai đoạn phiên mã của các
yếu tố có vai trò quan trọng trong phản ứng viêm [22].
- Các glucocorticoid chống lại các biểu hiện của quá trình viêm dù do bất kỳ nguyên nhân
gì (cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn, tia xạ, miễn dịch), đó là do glucocorticoid:
Làm giảm tác dụng hoặc ức chế các chất trung gian gây viêm như các cytokin
(interleukin,TMF, GM-CSF) ecosanoid (prostaglandin, leukotrien) giảm phóng thích histamin từ tế
bào.
Làm giảm sự tập trung bạch cầu tại ổ viêm như neutrophil, đại thực bào và giảm cả hoạt
tính của bạch cầu này.
- Glucocorticoid còn làm giảm chức năng của nguyên bào sợi, do đó làm giảm suất
collagen và glycosaminglycan do đó giảm sự hình thành mô liên kết. Điều này góp phần ức chế quá
trình viêm mãn tính nhưng cũng làm chậm lành vết thương [25, 28].
Về tác dụng ức chế miễn dịch
- Glucocorticoid làm giảm sản sinh kháng thế (immunoglobulin).
- Glucocorticoid làm giảm các thành phần bổ thể trong máu.
Nhờ các tác dụng trên mà glucocorticoid chữa được phản ứng quá mẫn, kháng viêm, nhưng
điều đó làm mất đi đáp ứng viêm có tính bảo vệ, làm giảm khã năng đề kháng nên dễ nhiễm khuẩn,
nhiễm nấm.
Sự giảm tạo collagen được ứng dụng để trị sẹo lồi và ngăn cản sự phát triển của tổ chức
sừng trong một số bệnh về da nhưng làm chậm tiến trình lành vết thương [28].
1.3.3. Các đặc tính lâm sàng
Dexamethasone acetat là tá dược [8, 22, 28]:
Chỉ định:
Các chỉ định dùng liều pháp glucocorticoid như: kháng viêm, dị ứng, viên khớp, viêm đa
khớp, viêm da dị ứng, ức chế sự phân chia tế bào da và biểu bì.
Chống chỉ định:
Mẫn cảm với dexanethason acetat.
Nhiễm nấm da, bôi chỗ trầy xước, nhiễm virus tại chỗ hoặc nhiễm khuẩn lao, lậu chưa
kiểm soát được bằng thuốc kháng khuẩn và khớp bị hủy hoại nặng.
Thận trọng:
Người bị loãng xương, hoặc mới phẫu thuật ruột, loét dạ dày - tá tràng, đái tháo đường,
tăng huyết áp, suy tim, suy thận, lao thì cần phải theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực các bệnh đó
nếu cần phải dùng dexamethason.
Tương tác thuốc:
-
Các
barbiturat,
phenytoin,
rifampicin,
rifabutin,
carbamazepin,
ephedrin,
15
aminoglutethimid có thể làm tăng thanh thải corticosteroid nên làm giảm tác dụng điều trị.
- Corticosteroid đối kháng tác dụng của các tác nhân gây hạ đường huyết (kể cả Insulin),
thuốc hạ huyết áp và thuốc lợi tiểu. Corticosteroid làm tăng tác dụng hạ kali huyết của
acetazolamid, các thiazid lợi tiểu quai, carbenoxolon.
- Sự thanh thải salicylat tăng khi dùng đồng thời với corticoid, vì vậy khi ngừng corticoid
dể bị ngộ độc salicylat.
- Các thuốc lợi tiểu làm giảm kali huyết (ví dụ thiazid, furosemid) và amphotericin B có
thể làm tăng tác dụng giảm kali huyết của glucocorticoid.
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: ADR ≥ 1/100
- Rối loạn điện giải: hạ kali huyết, giữ natri và nước gây tăng huyết áp và phù nề.
- Nội tiết và chuyển hóa: hội chứng dạng cushing, giảm bài tiết ACTH, teo tuyến thượng
thận, giảm dung nạp glucid.
- Cơ xương: teo cơ hồi phục, loãng xương, gãy xương bệnh lý, nứt đốt sống, hoại tử
xương vô khuẩn.
- Tiêu hóa: loét dạ dày tá tràng, loét chảy máu, loét thủng, viêm tụy cấp.
- Da:
+ Teo da (thường gặp ở mặt và quanh miệng).
+ Da ửng đỏ hoặc có nhiều vết lằn
+ Có vết bầm máu, rậm lông
+ Làm trầm trọng trứng cá đỏ (rosacea)
+ Mất sắc tô da từng phần
+ Che đậy nhiễm khuẫn và xuất hiện nấm da
- Thần kinh: mất ngủ, sảng khoái.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Quá mẫn, đôi khi gây choáng phản vệ, tăng bạch cầu, huyết khối tắc mạch, tăng cân, ngon
miệng, buồn nôn, khó ở, nấc, áp xe vô khuẩn.
Lượng dùng:
Loại dược này chỉ dùng theo đơn của bác sỹ.
1.4. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC
1.4.1. Nguyên lý
Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) ra đời năm 1967-1968 trên cơ sở phát
triển và cải tiến từ phương pháp sắc ký cột cổ điển. HPLC là một phương pháp chia tách trong đó
pha động là chất lỏng và pha tĩnh chứa trong cột là chất rắn đã được phân chia dưới dạng tiểu phân
hoặc một chất lỏng phủ lên một chất mang rắn, hay một chất mang đã được biến bằng liên kết hóa
học với các nhóm chức hữu cơ.
16
Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) phát triển rất nhanh từ cuối những năm 1980. Việc sử
dụng các chất nhồi có kích thước nhỏ (5-10 (m) làm cho hiệu quả tách của phương pháp này tốt
hơn so với phương pháp lỏng cổ điển.
Có thể nói một cách đơn giản HPLC là một sắc ký cột (column chromatography) đi kèm
với một detector nhạy để có thể phát hiện được các chất tách ra trong quá trình chạy sắc ký. Với
những tiến bộ kỹ thuật về cột, detector đã chuyển sắc ký cột thành phương pháp phân tích có tốc độ
nhanh và hiệu suất cao. Loại này cần phải có hệ thống bơm cao áp để đẩy pha động với áp suất cao
đến khoảng 30 Mpa (300 atm) nhằm tạo dòng chảy với lưu lượng vài mililit/phút qua cột tách.
Lượng mẫu phân tích bằng HPLC chỉ cần khoảng 20 (l.
Phương pháp này ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến vì nhiều lý do: có độ nhạy
cao, khả năng định lượng tốt, thích hợp tách các hợp chất khó bay hơi hoặc dễ phân hủy nhiệt.
Phạm vi ứng dụng của phương pháp HPLC rất rộng, như phân tích các hợp chất thuốc trừ sâu,
thuốc kháng sinh, các chất phụ gia thực phẩm trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, môi trường…
Sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) có khả năng tách các hợp chất đặc thù như:
- Các hợp chất cao phân tử và ion thuộc các đối tượng nghiên cứu y học, sinh học, …
- Các hợp chất tự nhiên không bền.
- Các hợp chất kém bền nhiệt, các chất dễ nổ.
Các hợp chất trên gồm có: nucleozit, nucleotit, axit amin, đường, polisacarit, sắc tố thực
vật, axit hữu cơ, lipit không phân cực và phân cực, chất màu, dược phẩm, chất hoạt động bề mặt,
vitamin, kháng sinh, …
Điều khác biệt giữa HPLC và GC là trong phương pháp HPLC, mẫu chỉ cần làm hoà tan
mà không cần làm bay hơi, do đó HPLC có thể phân tích được các chất mà không sợ gây ra sự
phân hủy nhiệt trong quá trình phân tích [17, 21].
1.4.2. Phân loại
Dựa vào sự khác nhau về cơ chế tách chiết sử dụng trong HPLC, người ta chia HPLC
thành 4 loại:
Sắc ký hấp phụ hay sắc ký lỏng rắn(adsorption/liquid chromatography).
Sắc ký phân bố (partition chromatography).
Sắc ký ion (ion chromatography).
Sắc ký rây phân tử (size exclusion/gel permeation chromatography).
Trong đó, sắc ký phân bố (SKPB) được ứng dụng nhiều nhất vì có thể phân tích được
những hợp chất từ không phân cực đến những hợp chất rất phân cực, hợp chất ion có khối lượng
phân tử không quá lớn (< 3000).
SKPB được chia thành hai loại dựa trên độ phân cực tương đối giữa pha tĩnh và pha động:
sắc ký pha thường (hay còn gọi là sắc ký pha thuận) - SKPT (normal phase chromatography) và sắc
ký pha đảo - SKPĐ (reversed phase chromatography).