Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Đời sống văn hoá của giới trẻ đô thị trong bối cảnh hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.7 KB, 125 trang )

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN
CỦA GIỚI TRẺ ĐÔ THỊ
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

1


MỞ ĐẦU
1-Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa
- hiện đại hóa, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào thế giới. Vì thế,
xu thế phát triển và tốc độ thị hóa diễn ra rất nhanh, mạnh, cùng với đó là giao
lưu văn hóa ngày càng mở rộng, tốc độ đô thị hóa nhanh đã khiến cho toàn bộ
đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần tại các đô thị đang mở ra nhiều chiều
hướng phát triển.
Giới trẻ là lớp người đang trong giai đoạn phát triển, trưởng thành, rất
nhậy cảm, thích khám phá và tìm hiểu, dễ tiếp thu cái mới…vì thế họ chính là
những người chịu tác động từ những thay đổi của bối cảnh xã hội và hoàn
cảnh sống một cách nhanh nhất, mạnh nhất. Điều đó cũng được thể hiện rất rõ
trong đời sống văn hóa của họ. Đa dạng và đa cực trong việc tiếp nhận, tiếp
xúc văn hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, khoa học kỹ
thuật, truyền thông…đã khiến cho đời sống văn hóa của giới trẻ ở đô thị hiện
nay có những biến đổi sâu sắc, đa dạng và phức tạp ở cả hai chiều tích cực
cũng như tiêu cực. Trong điều kiện ấy, đời sống văn hóa của giới trẻ ngày nay
vô cùng sôi động, phong phú. Đồng thời đời sống văn hóa ấy cũng tiếp nhận
và chịu ảnh hưởng rất nhiều các yếu tố văn hóa ngoại lai dẫn đến nguy cơ họ
có thể quay lưng lại với những giá trị văn hóa truyền thống, hưởng thụ, chạy
theo những trào lưu phản văn hóa…
Quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực


hiện chiến lược con người, xây dựng và phát triển nguồn lực con người. Giới
trẻ là tương lai, là vận mệnh của đất nước. Xã hội có phát triển và phát triển
bền vững hay không chính là bắt đầu bằng nguồn lực từ những con người trẻ
tuổi. Vì vậy, xây dựng một đời sống văn hóa lành mạnh trong giới trẻ là góp
phần xây dựng, hoàn thiện con người, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của đất nước. Đó cũng là mục tiêu, là chiến lược mà Đảng luôn coi
2


trọng và nhấn mạnh trong nghị quyết của các kỳ đại hội: “Làm cho văn hóa
thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động văn hóa, vào từng người, từng
gia đình, từng tập thể và cộng đồng…tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh
thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự
nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”(Nghị quyết trung ương 5- khóa 8).
Tìm hiểu về đời sống văn hóa của giới trẻ hiện nay nhằm đưa ra một số
kiến nghị, giải pháp nhằm xây dựng một đời sống văn hóa tinh thần tích cực,
lành mạnh, giúp cho giới trẻ tránh được những cạm bẫy, những tệ nạn, những
tác động tiêu cực để họ có thể mang toàn bộ tâm hồn, tài năng, trí tuệ và sức
lực của mình tham gia vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước là mục
tiêu mà đề tài này hướng tới.
2- Lịch sử vấn đề.
Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa là vấn đề thời sự và luôn được sự
quan tâm của Đảng, Nhà nước. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở cơ sở” luôn được nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, rút kinh
nghiệm. Xây dựng đời sống văn hóa của giới trẻ ở đô thị cũng là một bộ phận
trong phong trào ấy. Hơn nữa, Đảng và các cơ quan quản lí cũng rất coi trọng
công tác thanh thiếu niên mà trọng tâm của công tác đó là quá trình xây dựng
đạo đức, tư tưởng, nếp sống, lối sống…trong đó có những vấn đề về xây dựng
đời sống văn hóa cho giới trẻ, vì thế, ngay từ năm 1973 Bộ Văn Hóa Thông

Tin đã có cuốn Công tác giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng; Bàn về xây dựng
nếp sống văn hóa trong thanh niên – Nhà xuất bản Thanh Niên năm 1984; Về
xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở - Viện Văn hóa năm 1987. Đó là những
cuốn sách có tính lí luận và những chỉ đạo về công tác xây dựng văn hóa cho
thanh thiếu niên.
Việc đánh giá về đời sống văn hóa của giới trẻ sinh ra và lớn lên trong
cơ chế kinh tế thị trường, chịu rất nhiều tác động từ quá trình hội nhập văn
hóa hiện nay( môt lớp người mang tính đặc thù cao) cũng được nhiều nhà
3


nghiên cứu đề cập đến ở từng mảng riêng trong đời sống văn hóa của họ như:
Văn hóa truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế hệ trẻ - Nguyễn Hồng Hà
- Nhà xuất bản Văn hóa thông tin – năm 2001; Văn hóa với thanh niên, thanh
niên với văn hóa - Kỷ yếu hội thảo - Ban Tư tưởng văn hóa trung ương - năm
2002; Nhu cầu giải trí của thanh niên - Đinh Thị Vân Chi - Nhà xuất bản
chính trị Quốc gia – năm 2003; Xây dựng lối sống văn hóa trong thanh niên
dưới tác động của toàn cầu hóa và kinh tế thị trường - Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ - Nguyễn thị Đức- năm 2007.
3- Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng đời sống văn hóa giới trẻ hiện nay. Đánh giá
những tác động của quá trình đô thị hóa, của kinh tế thị trường, của hội nhập
văn hóa đến đời sống văn hóa của giới trẻ.
- Khuyến nghị, đề xuất những giải pháp, phương hướng cho công tác
quản lí văn hóa, giáo dục giới trẻ nói chung và xây dựng đời sống văn hóa cho
giới trẻ nói riêng.
4 - Đối tượng nghiên cứu
Giới trẻ và đời sống văn hóa của giới trẻ ở đô thị trong thời kì hội nhập
5- Phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài
Nghiên cứu đời sống văn hóa của giới trẻ tại các đô thị, chủ yếu là các

đô thị lớn. Tuy nhiên, nội hàm của đời sống văn hóa rất rộng và đời sống văn
hóa của giới trẻ không chỉ là những phản ánh về các chỉ số lao động, vui chơi
giải trí, tình yêu, gia đình, sáng tạo khoa học, nghệ thuật, những nhu cầu, lý
tưởng…cũng không chỉ là sự phản ánh những hoạt động sống, hoạt động văn
hoá thể hiện trình độ phát triển của đời sống vật chất và đời sống tinh thần mà
ở đó còn thể hiện những giá trị, phản ánh cả niềm tin, sự khát khao vươn tới
của thế hệ trẻ, một thế hệ năng động nhất, mạnh mẽ nhất của một dân tộc
trong thời đại. Đời sống văn hóa của giới trẻ đô thị ngày nay được phản ánh ở
rất nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống nhưng trong khuôn khổ nhỏ bé

4


của một đề tài cấp cơ sở chúng tôi chỉ tập trung vào những khía cạnh chủ yếu
sau:
-

Trong lao động, thể hiện qua lao động là quan niệm nghề

nghiệp, thu nhập, lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, tính năng động
sáng tạo, ý chí phấn đấu, ý thức tổ chức, kỷ luật…
-

Trong các hoạt động sinh hoạt văn hoá, sử dụng thời gian

rỗi, vui chơi giải trí.
-

Trong tình yêu, hôn nhân, gia đình


-

Trong các mặt trái và những hành vi lệch chuẩn.

Chúng tôi chọn những vấn đề này và xem như đây là những mặt biểu
hiện tiêu biểu của đời sống văn hóa giới trẻ vì những lý do sau:
- Lao động từ xưa đến nay vốn là phương tiện sinh tồn của con người.
Nhờ lao động mà con người từ sinh vật vô thức trở thành con người có ý
thức và phát triển nền văn minh nhân loại như ngày nay, do đó lao động
chính là thước đo đánh giá trình độ, sự năng động sáng tạo và cả mục tiêu
sống…Tuổi trẻ là lứa tuổi bắt đầu những công việc phát triển sự nghiệp và
sự khẳng định bản thân qua lao động ở thời kỳ sung mãn nhất. Chính vì
vậy mà tinh thần lao động, cách thức lao động, năng suất lao động, ý thức
kỷ luật, khoa học, tính trung thực, tri thức lao động… đó cũng là một trong
những biểu hiện tiêu biểu của đời sống văn hóa của họ.
- Sinh hoạt văn hoá, giả trí là sự thể hiện đậm đặc nhất những biểu
hiện của đời sống văn hóa. Trong toàn bộ hoạt động sống của mình, ngoài
thời gian lao động sản xuất, học tập, ngoài thời gian sinh hoạt gia đình và
xã hội, con người nói chung và giới trẻ nói riêng luôn có những sinh hoạt
cá nhân và nhu cầu thưởng thức văn hoá giải trí, làm đẹp… Đây có thể
xem như những bộc lộ của đời sống tinh thần hết sức phong phú và đa
chiều. Nó hàm chứa cả niềm khát khao đam mê và cả những sai lầm, bồng
5


bột, bởi trước những nhu cầu đòi hỏi của bản thân nếu không có những
định hướng và sự làm chủ được mình, giới trẻ dễ rơi vào chỗ sai lầm, bế
tắc. Các hình thức giải trí và sử dụng thời gian rỗi có thể là đầy thú vị góp
phần xây dựng cho thanh niên một tâm hồn phong phú, một lối sống lành
mạnh nhưng những sản phẩm phi văn hoá cũng có thể đẩy giới trẻ đến

những hành vi, lối sống lệch chuẩn, tha hóa.
- Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình có tốt, có ổn định, xã hội
mới tốt và ổn định được. Cùng với những biến đổi lớn lao trong đời sống
kinh tế, xã hội trong gần 30 mươi năm đổi mới đất nước và hội nhập văn
hóa với thế giới ngày càng sâu rộng, gia đình Việt đang có những biến đổi
sâu sắc cả về cơ cấu, chức năng, cũng như vị thế tầm ảnh hưởng đến mỗi
cá nhân. Gia đình là nơi thể hiện rất rõ những vấn đề về đạo đức, tình
thương, trách nhiệm, tri thức, lối sống và nhân cách. Đời sống gia đình,
văn hóa gia đình là một bộ phận quan trọng của đời sống văn hóa của con
người.
- Tuổi trẻ là tuổi nhân cách đang định hình, nếu những người lớn tuổi
thường hành động theo những trải nghiệm đã qua thì tuổi trẻ là sự khám
phá. Sự khám phá ấy đôi khi bị lệch hướng, bị trả giá, nhất là trong bối
cảnh hiện nay chúng ta đang ở vào lúc giao thời và bước vào thời kì đầu
của hội nhập, quá nhiều cái mới, quá nhiều luồng thông tin, văn hóa khiến
tuổi trẻ của một đất nước vừa thoát nghèo rất dễ bị choáng ngợp, rất dễ
mắc phải những sai lầm, nhất là tại các đô thị lớn, nơi mà gần như là đầu
mối của mọi sự phát triển, tiếp xúc và tiếp nhận
Ở mỗi nội dung trên đời sống văn hóa giới trẻ đô thị trong thời kì hội
nhập đều có mặt tích cực và tiêu cực do những tác động khách quan và chủ
quan. Nghiên cứu và đánh giá một cách đúng mức, khoa học những
nguyên nhân, những nhu cầu, những đòi hỏi của những đặc thù lứa tuổi

6


trong đời sống văn hóa của họ là tiền đề quan trọng để công tác xây dựng
đời sống văn hoá cho giới trẻ đem lại những hiệu quả thiết thực.
6- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

- Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Khảo sát,điền dã, phỏng vấn
- Phát hiện và đánh giá
7- Nội dung của đề tài
Đề tài chia làm 3 chương, không kể mở đầu và kết luận.
Chương 1: Những vấn đề lí luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng đời sống văn hóa của giới trẻ hiện nay qua một số
lĩnh vực văn hóa tiêu biểu
Chương 3: Một số giải pháp xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong
giới trẻ

7


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1. Giới trẻ - đặc điểm tâm lí.
* Giới trẻ: Trong khái niệm của xã hội truyền thống và phổ biến thì một
đời người được chia ra làm 4 giai đoạn: tuổi ấu niên, tuổi thiếu niên, tuổi
thanh niên, tuổi trung niên và tuổi lão niên. Thanh thiếu niên là một giai đoạn
chuyển tiếp về thể chất và tinh thần trong sự phát triển của con người. Sự
chuyển tiếp này liên quan tới những thay đổi về sinh học, xã hội và tâm lý. Sự
bắt đầu hay kết thúc của tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành (thanh niên) khác
biệt theo từng quốc gia, từng xã hội hay nền văn hoá, với những cột mốc nhất
định, những việc được làm hay không được làm. Ở Việt Nam, cho đến nay
lứa tuổi này vẫn chưa hẳn đã thống nhất, vị thành niên (thiếu niên) là lứa tuổi
từ 12, 13 đến 16 hay 18 tuổi, thanh niên là từ 19 – 28 hay 30, thậm chí 35 tuổi
vẫn còn được quy định khác nhau trong các văn bản pháp luật. Trẻ em được
luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp vị thành

niên là dưới 18 tuổi, theo Luật Thanh niên được thông qua vào ngày
29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XI và được Chủ tịch nước công
bố tại lệnh số 24/2005/L/CTN ngày 09/12/2005 thì độ tuổi của thanh niên là
"từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi". Cách hiểu phổ biến và thông thường về độ tuổi
thanh niên là theo tuổi đoàn viên: từ 15 đến 30. Nhưng độ tuổi của hội viên
Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lại quy định đến 35 tuổi. Trong quá trình
soạn thảo Luật Thanh niên, có nhiều loại ý kiến về độ tuổi thanh niên: từ 16
đến 30; từ 16 đến 25; từ 16 đến 35. Dự án Luật Thanh niên mới nhất (lần thứ
17) đưa ra phương án tuổi thanh niên từ 16 đến 35 bởi đây là gian đoạn thanh
niên hoàn thiện về thể chất, lẫn trí tuệ và đạo đức".(Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia).
Dùng khái niệm giới trẻ, người ta thường đề cập một cách chung nhất
đến lứa tuổi vị thành niên và thanh niên mà không bị bó buộc chính xác là từ

8


12 hay 13, 30 hay 35… Tiếp cận từ góc độ xã hội học – dân cư có thể coi giới
trẻ là một bộ phận phức hợp các dân cư của một quốc gia ở độ tuổi vị thành
niên và thanh niên. Bộ phận dân cư được coi là “giới trẻ” này chỉ phân biệt
một cách tương đối với các bộ phận dân cư khác trên một tiêu chí là giới hạn
độ tuổi và là một nhóm xã hôi - dân cư động do những quy luật của sự phát
triển một cách hết sức tự nhiên. Đồng thời dù ở trong giới hạn độ tuổi thì giới
trẻ cũng là một nhóm xã hội - dân cư phức hợp do nguồn gốc xuất thân, giới
tính, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi sinh sống với nhiều thói
quen, tập tục…khác nhau. Như vậy có thể thấy: giới trẻ là một nhóm xã hội –
dân cư có tính phức hợp cao, hàm chứa trong đó sự đa dạng về phát triển, về
tâm lí, về nhu cầu và văn hóa.
* Đặc điểm tâm lí: Trong cuộc đời của mỗi con người thì tuổi trẻ có ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Khoảng thời gian đặc biệt có những bước phát

triển nhảy vọt, đó là tuổi trẻ. Đây chính là giai đoạn mỗi con người chuẩn bị
hành trang cho toàn bộ cuộc đời: học vấn, nghề nghiệp, kinh nghiệm, lựa
chọn văn hóa… để định hình dần nhân cách, hệ giá trị của bản thân. Việc
phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người phác họa cho chúng ta thấy rõ
những nét tâm lý đặc trưng cho từng lứa tuổi. Trong mỗi giai đoạn phát triển
các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách quan
và chủ quan. Nhìn chung có thể chấp nhận xác định lứa tuổi của giới trẻ là
giai đoạn lừ 13 - 30 tuổi, tương đối tương đồng với việc phân đoạn từ góc độ
sinh lý học hay xã hội học. Tuy nhiên, ngưỡng tuổi ấy có thể dịch chuyển
chút ít tùy thuộc vào đặc điểm phát triển lịch sử - xã hội, giới và cả đặc điểm
phát triển riêng của mỗi cá nhân.
Hồ Chí Minh đã nói “Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, cuộc đời bắt đầu
bằng tuổi trẻ”. Bước vào tuổi trẻ, các chức năng tâm lý của con người cũng có
nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy.
Hoạt động tư duy của tuổi trẻ rất tích cực, có tính độc lập và phát triển mạnh.

9


Tuổi trẻ có khả năng và rất ưa thích khái quát các vấn đề. Sự phát triển mạnh
của tư duy liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo. Nhờ tư duy khái quát
phát triển trên cơ sở tiếp thu các tri thức chung mang tính phương pháp luận,
tuổi trẻ ý thức được các mối quan hệ giữa các thuộc tính tâm lý và các phẩm
chất nhân cách, có khả năng tạo được một hình ảnh “cái tôi" trọn vẹn và đầy
đủ hơn để từ đó xây dựng các mối quan hệ với người khác và với chính mình.
Biểu tượng về "cái tôi" trong giai đoạn đầu của lứa tuổi thiếu niên thường
chưa thật rõ nét. Do đó tự đánh giá về bản thân không ổn định và có tính mâu
thuẫn. Tôi trong biểu tượng của “cái tôi” rất tuyệt vời song thiếu niên cũng dễ
rơi vào trạng thái nghi ngờ điều đó. A.E.Litrco - một chuyên gia tâm thần học
nổi tiếng của Liên bang Nga về giới trẻ nhận định rằng lứa tuổi từ 13 đến 18

là lứa tuổi khủng hoảng đối với tâm thần học. Ở lứa tuổi này các biểu hiện rối
loạn nhân cách tăng lên rõ rệt. Trên cơ sở phát triển sinh lý, mức độ chín
muồi của quá trình phát triển các đặc điểm sinh lý giới, sự cảm nhận về tính
chất người lớn của bản thân mình thì ở tuổi trẻ không phải là một cảm nhận
chung chung mà liên quan chặt chẽ với việc gắn kết mình vào một giới nhất
định. Từ nhận thức đó, giới trẻ dần dần hình thành những nhu cầu, động cơ,
định hướng giá trị, các quan hệ và các kiểu loại hành vi đặc trưng. Nhu cầu
giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè đồng lứa phát triển mạnh ở lứa tuổi
này đã thực hiện một chức năng quan trọng là giúp tuổi trẻ dần hiểu mình rõ
hơn, đánh giá bản thân chính xác hơn thông qua những cuộc trao đổi thông
tin, trao đổi các đánh giá về các hiện tượng mà họ quan tâm, từ đó dần hình
thành một cái tôi chắc chắn hơn.
Có thể nói, tuy ở vào giai đoạn có những khủng hoảng nhất định về mặt
tâm lí nhưng tuổi trẻ là thời kỳ tích cực và chủ động phát triển tư duy và tính
tự lập, tự khẳng định hoài bão về nghề nghiệp tương lai, về tình yêu cuộc
sống, về sáng tạo, về nghệ thuật, thời trang… Để chuẩn bị bước vào đời, tuổi
trẻ thường trăn trở với các câu hỏi về ý nghĩa và mục đích cuộc sống, về cách
xây dựng một kế hoạch sống có hiệu quả, về việc lựa chọn nghề nghiệp cho
10


phù hợp và có ý nghĩa... Để giải đáp các câu hỏi này, khả năng nhận thức,
đánh giá cũng như khả năng thực tiễn của mỗi cá nhân rất khác nhau, thể hiện
đặc biệt rõ khoảng cách giữa sự phát triển tự phát và sự phát triển có hướng
dẫn của giáo dục với nghĩa rộng của khái niệm này. Ở nước ta hiện nay khi
mà các giá trị xã hội có nhiều biến động, không ít người trẻ tuổi chưa xác
định được ý nghĩa của cuộc sống, không có định hướng nghề nghiệp rõ nét và
do đó cũng không thể lập được cho bản thân một kế hoạch sống cụ thề. Trên
bình diện tâm lý cá nhân nói chung ta thấy rằng, giới trẻ là lớp người có nhiều
nhu cầu, khát vọng, không muốn có một sự kiểm soát từ bên ngoài và của

người lớn tuổi. Họ có cảm xúc cao và dễ bị kích thích, có sự lý tưởng hoá
quan niệm sống và muốn thành đạt một cách tối đa, nhanh chóng dẫn đến
biểu hiện nôn nóng cũng như tính thiếu kiên định về lập trường đạo đức và
nghề nghiệp trong tương lai.
Giới trẻ vừa là một phạm trù lứa tuổi, vừa như một phạm trù xã hội học dân cư có đặc trưng: đã có sự trưởng thành về sinh lý, song có phần thiếu ổn
định về tâm lý, còn hạn chế về khả năng và kinh nghiệm sống để tham gia
một cách có trọng lượng, có uy tín vào các thiết chế xã hội, để tiếp nhận và kế
thừa bản sắc văn hoá dân tộc. Ở những người trẻ tuổi còn thiếu tính tích cực
chính trị xã hội, nguyên do một phần do thiếu nhận thức đầy đủ, ít kinh
nghiệm và một phần do thiếu chỉ dẫn giáo dục của gia đình và xã hội, chưa va
đập thực tế, ít kinh nghiệm dẫn đến bản lĩnh cá nhân còn non nớt, dễ thay đổi,
giải quyết vấn đề nhiều khi còn nôn nóng... Sự tự ý thức của tuổi trẻ thường
mang tính cực đoan, đôi khi có cả sự xung đột, thiếu ổn định về nhân cách, lý
tưởng và niềm tin. Tính trẻ, năng động, ưa thử nghiệm, dễ phạm sai lầm và
xung đột với thế hệ đi trước là đặc điểm chung của giới trẻ. Tuổi trẻ là sản
phẩm của thời đại mà họ đang sống, vì vậy bên cạnh những ảnh hưởng mà họ
được trao truyền, giáo dục của thế hệ đi trước thì họ luôn có lựa chọn của
riêng mình và thế hệ mình. Ngoài ra, trong thời đại toàn cầu hóa văn hóa họ
còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố văn hóa, tri thức, kinh nghiệm, giá trị và
11


lựa chọn của các cộng đồng và cá nhân khác trên thế giới. Tuổi trẻ - đó là thời
kỳ yêu cái mới, thích cái vui, chuộng cái đẹp, có tính nhạy cảm cao, tính sôi
nổi, linh hoạt, táo bạo, sống nặng tình cảm hơn lý trí, dễ hướng tương lai, dễ
tiếp nhận, chóng quên quá khứ… tất cả những thuộc tính này ảnh hưởng rất
nhiều tới sự lựa chọn văn hóa, lối sống và phát triển nhân cách của họ.
1.2. Đô thị và đô thị ở Việt Nam.
Trong quá trình vận động, do kinh tế phát triển, con người có nhu cầu
sống ngày càng cao hơn, một bộ phận dân cư lao động tách ra khỏi sản xuất

nông nghiệp để hoạt động thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, quản
lý xã hội… những người này và gia đình của họ tập trung lại, sinh sống tại
các địa điểm phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có đặc điểm
chủ yếu là lao động phi nông nghiệp. Ở đó có sự gia tăng về mật độ dân số và
các công trình kiến trúc. Dân cư từ các vùng dồn về tìm kiếm việc làm, sinh
sống và đô thị hình thành dần dần với các kết cấu hạ tầng vật chất cũng như
hạ tầng văn hóa có những đặc điểm khá khác biệt. Như vậy, đô thị được hình
thành xuất phát từ lịch sử phát triển kinh tế xã hội, do sự phân công lao động
xã hội mà chủ yếu là thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động trong nông
nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt
được những tiêu chuẩn sau:
- Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh
thổ như: vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung ương; vùng
huyện hoặc tiểu vùng trong huyện.
- Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỷ lệ lao động
phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; cơ sở hạ tầng
phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu
chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại
12


đô thị, quy mô dân số ít nhất là 4000 người và mật độ dân số tối thiểu
phải đạt 2000 người/km2.
Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đô thị luôn là động lực thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Quá trình đô thị hóa là quá trình tập
trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô
thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Quá trình đô thị hóa là kết quả
của các hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội rất khác nhau. Nếu các đô thị

Phương Tây hình thành và phát triển chủ yếu do các nhu cầu phát triển kinh tế
thì các đô thị ở Việt Nam ra đời và phát triển thường gắn liền với nhu cầu
quản lí của bộ máy Nhà nước. Vì thế đô thị ở Việt Nam thường hiện diện như
là những trung tâm chính trị và văn hóa. Do đặc điểm này nên đô thị xưa
thường bao gồm hai bộ phận: “Đô” là nơi hoạt động của trung tâm hành
chính, chính trị; “Thị” là phường nghề, phố nghề, mạng lưới chợ… là nơi sinh
sống của thị dân và các hoạt động kinh tế. Các đô thị Việt Nam vẫn có mối
quan hệ mật thiết với nông thôn trên nhiều phương diện, không chỉ ở các hoạt
động kinh tế, quan hệ dân cư mà cả ở đời sống văn hóa, các nếp sinh hoạt, ăn
mặc, ứng xử…
Ngày nay đô thị hoá được xem là vấn đề hết sức quan trọng của Việt
Nam. Quá trình đô thị hóa gần như gắn liền với quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Sau gần 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị
hoá diễn ra hết sức nhanh chóng, các đô thị ở Việt Nam đã có sự phát triển
vượt bậc. Năm 1990 các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó cả nước
mới có khoảng 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá vào khoảng 17-18%), đến năm
2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Tính đến nay, cả nước có
khoảng 700 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 44 thành
phố trực thuộc tỉnh, 45 thị xã và trên 500 thị trấn. Bước đầu đã hình thành các
chuỗi đô thị trung tâm quốc gia: Các đô thị trung tâm quốc gia gồm Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế. Các đô thị trung tâm

13


vùng gồm các thành phố như: Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu, Buôn Ma
Thuột, Nha Trang, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Hoà Bình…
Các đô thị trung tâm tỉnh gồm các thành phố, thị xã giữ chức năng trung tâm
hành chính-chính trị, kinh tế, văn hoá, du lịch-dịch vụ, đầu mối giao thông; và
các đô thị trung tâm huyện; đô thị trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn,

các đô thị mới. Nhìn chung các đô thị ở nước ta đang phát triển nhanh cả về
số lượng, chất lượng và đảm nhiệm được vai trò trung tâm phát triển công
nhiệp, tiểu thủ công nghiệp, chuyển giao công nghệ, thương mại - du lịch dịch vụ, trung tâm phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực, thúc đẩy tăng trương GDP…
Mặc dù vậy nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia có tỉ lệ đô thị hóa thấp,
phần lớn các đô thị ở Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ. Đô thị hóa góp phần
đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân.
Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày
càng nhanh. Tuy nhiên, thực trạng phát triển đô thị và đô thị hóa ở Việt Nam
những năm qua cho thấy, phần lớn đô thị Việt Nam hiện nay vẫn rất yếu kém
trong xây dựng các thành tố không gian - vật chất đô thị, nhất là các đô thị
vừa và nhỏ. Kết cấu hạ tầng đô thị Việt Nam còn chưa đáp ứng nhiều tiêu
chuẩn của đô thị văn minh, hiện đại, cũng như chính sự phát triển đô thị và
nhu cầu thiết yếu của người dân đô thị. Kết cấu hạ tầng đô thị yếu kém cùng
tình trạng đô thị hóa nhanh đã đẩy một bộ phận lao động dư thừa từ nông thôn
ra thành thị, tạo thêm gánh nặng cho khu vực đô thị. Sự xâm nhập của các giá
trị văn hóa nông thôn vào đô thị đã và đang tạo ra sự pha trộn phức tạp về văn
hóa đô thị, chênh lệch về văn hóa và mức sống giữa các tầng lớp cư dân đô thị
ngày càng lớn, dẫn đến sự mất cân bằng trong sinh thái đô thị. Dân cư đô thị
bị phân hóa sâu sắc, một bộ phận dân cư giàu lên nhanh chóng bên cạnh tầng
lớp nghèo, lang thang cơ nhỡ, sống tạm bợ trong các khu nhà ổ chuột, thiếu
các điều kiện tối thiểu, không có cơ hội được hưởng đầy đủ các chính sách an

14


sinh xã hội, nảy sinh nhiều vấn nạn, gây khó khăn cho quản lý phát triển xã
hội đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.
1.3. Khái niệm đời sống văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác

nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Chúng ta đều biết rằng, Văn hoá luôn là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh
thần của xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của một đất nước, một thời
đại. Dân tộc nào, xã hội nào cũng có các thể chế kinh tế, thể chế chính trị, có
các phong tục, tập quán, có cách thức tổ chức đời sống với các nhu cầu: lao
động, ăn, mặc, ở, sáng tạo nghệ thuật và hưởng thụ v. v… Song tổ chức thực
hiện những điều đó như thế nào, mức độ và cách thức thỏa mãn nhu cầu đó
như thế nào? Đó là đời sống xã hội trong đó có đời sống văn hóa. Đời sống
văn hoá là một mặt của đời sống xã hội. Tuy đời sống xã hội có bao gồm cả
đời sống kinh tế, đời sống chính trị, đời sống riêng cá nhân, gia đình nhưng
theo quan niệm về văn hoá thì bất cứ hành vi sống nào cũng có văn hoá cả.
Con người đã sống là phải lao động, phải giao tiếp, quan hệ. Qua lao động,
giao tiếp con người tự bồi dưỡng mình, sáng tạo, hưởng thụ… Cho nên đời
sống văn hoá chính là những hành vi sống biểu hiện một trình độ văn hoá, nó
bao gồm các hoạt động của xã hội, của tập thể, của từng cá nhân nhằm một
mục đích văn hoá tức là hoàn thiện con người. Nói tới đời sống văn hoá là
phải có những hoạt động giáo dục, nâng cao tri thức, hoạt động thông tin,
truyền thông, hoạt động văn hóa, sáng tạo nghệ thuật, xây dựng phong tục tốt
đẹp, giữ gìn, nâng cao sức khoẻ, xây dựng gia đình, văn hóa gia đình …
Như vậy, đời sống văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội phản ánh
nhu cầu văn hoá của xã hội. Nhu cầu của xã hội có hai loại cơ bản: nhu cầu
vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu cầu vật chất đảm bảo cho sự tồn tại vật
chất của con người với tư cách là một sinh thể sống. Nhu cầu tinh thần được
đáp ứng đảm bảo cho con người tồn tại như một sinh thể xã hội, tức là một
15


nhân cách văn hoá. Tuy nhiên, sự phân biệt này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối
vì thực chất, nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần thường thống nhất với
nhau trong hoạt động sống của con người. Nhu cầu văn hoá thể hiện phương

diện chất lượng hoạt động sống của con người nhằm hướng tới cái đúng, cái
tốt và cái đẹp trong cả lĩnh vực hoạt động vật chất và tinh thần.
Hoạt động văn hoá là một bộ phận của hoạt động xã hội nhằm tạo ra các
thành tựu văn hoá vừa thoả mãn nhu cầu về văn hoá, vừa hướng con người tới
các giá trị của cái đúng, cái tốt và cái đẹp, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
Hoạt động văn hoá bao gồm quá trình sáng tạo, sản xuất, bảo quản phổ biến
và tiêu dùng các sản phẩm văn hoá.
Các sản phẩm văn hoá khác với các sản phẩm vật chất thông thường
khác ở chỗ nó mang giá trị và ý nghĩa tinh thần, độc đáo, không lặp lại, có khả
năng nâng cao nhận thức và tình cảm của con người, góp phần bồi dưỡng tâm
hồn và trí tuệ, nhân cách và bản lĩnh cho con người. Sản phẩm văn hoá bao
gồm hai loại: Sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể. Sản phẩm văn hoá vật
thể là loại sản phẩm văn hoá tồn tại hữu hình dưới dạng vật thể như các công
trình kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, các tác phẩm văn học, các di tích lịch sử
văn hoá, danh lam thắng cảnh, cổ vật bảo vật, các di tích khảo cổ học… Sản
phẩm văn hoá phi vật thể là loại sản phẩm văn hoá không hiện hữu một cách
cố định, tồn tại dưới dạng các quan niệm về giá trị và chuẩn mực xã hội, được
ghi nhận và lưu truyền trong ký ức của xã hội. Đó là các huyền thoại, truyền
thuyết, các lễ hội, tín ngưỡng dân gian, các anh hùng dân tộc, các nhân thần
có công dựng nước và giữ nước, các loại hình nghệ thuật trình diễn như vũ
điệu, âm nhạc, hò vè, sân chơi cổ truyền, đờn ca tài tử…các giá trị văn hoá
tinh thần của dân tộc như chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân đạo, ý thức
cộng đồng, tinh thần khoan dung, đề cao nghĩa tình, đạo lý, lạc quan yêu đời.
Đó là các giá trị về đạo đức, pháp lý và thẩm mỹ của dân tộc như lương tâm,
phẩm giá, danh dự, trách nhiệm…

16


Các sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể là cơ sở để tạo nên môi

trường văn hoá tinh thần liên kết sức mạnh của các nhóm xã hội và các thế hệ,
tạo nên sức sống của dân tộc trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Đồng thời, chính môi trường văn hoá này đã nuôi dưỡng và hình thành các
thế hệ tiếp nối nhau để xây dựng và phát triển đất nước. Môi trường văn hoá
là thiên nhiên thứ hai để nuôi dưỡng và phát triển nhân cách của con người.
Các sản phẩm văn hoá tác động đến cộng đồng thông qua các thiết chế văn
hoá - xã hội như gia đình, trường học, trung tâm văn hoá, thư viện, cơ quan
thông tin đại chúng… Đây là “cốt vật chất” để tổ chức và chuyển tải các giá
trị văn hoá đến cộng đồng.
Tóm lại, đời sống văn hoá là toàn thể các hoạt động sống của con người
nhằm làm thoả mãn nhu cầu văn hoá, hướng con người đến các giá trị chân,
thiện, mỹ và đến con người nhân văn. Đời sống văn hóa bao gồm tất cả nội
dung và cách thức, hình thức hoạt động văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu
hưởng thụ và phát triển của con người trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất
định. Đó cũng là quá trình hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa vì sự
phát triển của con người và cộng đồng. Đời sống văn hóa ở ngay trong cuộc
sống hằng ngày, trong mỗi con người, mỗi gia đình và cộng đồng nhất định,
với những biểu hiện cụ thể trong lao động, sản xuất, trong tín ngưỡng, lễ hội,
trong ứng xử, trong lối sống, nếp sống, trong các sinh hoạt văn hóa…
1.4. Đời sống văn hóa đô thị
Đặc trưng của đô thị là sự tập trung, tích tụ dân cư phi nông nghiệp nên
quan hệ cư trú, ứng xử và đời sống văn hóa cũng có nhiều sự khác biệt. Văn
hóa đô thị được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động và tương
tác xã hội của người đô thị. Văn hóa đô thị và đời sống văn hóa đô thị do đó
có thể hiểu một cách khái quát là quá trình thay đổi cách thức hoạt động và
quan hệ văn hóa của người đô thị., nhờ đó có thể dẫn đến việc hình thành phát

17



triển và tạo ra cấu trúc văn hóa mới của đô thị theo thời gian và những cấp độ
khác nhau. Đô thị hóa đòi hỏi con người phải chuyển động theo tốc độ chuyển
động của nó. Tức là, một khi, nơi nào đó đã có hiện tượng đô thị hóa, thì nơi
ấy đòi hỏi một lối sống khác, một cách ứng xử văn hóa khác, thậm chí khác
hẳn với lối sống, với nếp ứng xử văn hóa trước đây.
Như trên đã nói, đặc điểm đô thị Việt Nam là sự gắn kết mật thiết hai
chiều với nông thôn từ dân cư đến kinh tế và văn hóa, vì thế “Văn hóa đô thị
có thể nói là một thể phức hợp giữa văn hóa bác học (hàn lâm, chuyên
nghiệp), văn hóa dân gian và văn hóa đại chúng. Tại đô thị, tập trung các cơ
quan văn hóa chuyên nghiệp, giới trí thức, vì thế văn hóa bác học phát triển
(khoa học, giáo dục, văn hoạc, mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn…). Đô thị tập
trung các cộng đồng dân cư khác nhau nên mỗi cộng đồng dân cư lại có văn
hóa dân gian của mình. Tại đô thị do tính giao lưu văn hóa cao, sống động và
với sự tập trung của phương tiện thông tin đại chúng nên văn hóa đám đông
(đại chúng) cũng phát triển” (Nguyễn Thanh Tuấn- biến đổi văn hóa đô thị
Việt Nam hiện nay, NXB Văn hóa – Thông tin & Viện Văn hóa, tr 28 HN
2006. Cơ sở để thúc đẩy những biến đổi của văn hóa cũng như đời sống văn
hóa đô thị nằm ở các nhân tố biến đổi tư tưởng, kinh tế, biến đổi khoa học kỹ
thuật; Ở sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa trong và ngoài nước; Ở sự phát triển
dân số về quy mô cơ cấu và chất lượng dân số; Ở sự phát triển các thiết chế
xã hội – văn hóa v. v…
Kết cấu đời sống xã hội và quan hệ cư trú, ứng xử khiến cho đời sống
văn hóa của người đô thị cũng có sự khác biệt nhất định so với nông thôn.
Nếu quan hệ cư trú - ứng xử ở nông thôn theo kết cấu: gia đình – họ mạc –
xóm giềng – làng xã – xã hội thì ở đô thị theo kết cấu giản lược hơn: gia đình
– hàng xóm – xã hội, điều đó có nghĩa là: người thành thị khi bước chân ra
khỏi nhà đã hoà mình với xã hội rồi. Nếu môi trường thiên nhiên, sinh thái ở
nông thôn là sự giao hòa giữa nhà – vườn – cổng làng – cánh đồng thì ở đô thị

18



là: nhà – ngõ – phố - nơi làm việc. Sự khác biệt về mối quan hệ cư trú và môi
trường khiến cho văn hóa và đời sống văn hóa đô thị hẳn nhiên có những đặc
trưng khác biệt. Ở nông thôn, mỗi gia đình có thể tự túc được lương thực,
thực phẩm, còn ở thành phố, con người phải phụ thuộc vào dịch vụ… Nhu
cầu tiêu dùng của người đô thị thường cao hơn, đa dạng hơn và hướng tới sự
khá giả. Vì vậy, dịch vụ công không thể thiếu đối với cư dân đô thị. Đây có
thể được xem như là một nét văn hóa rất riêng biệt của đô thị. Kết cấu đời
sống xã hội và điều kiện phát triển ở đô thị tạo nên tính mở của văn hóa đô thị
khiến đời sống văn hoá đô thị có tính cơ động và biến đổi cao. Trong môi
trường giao lưu nhiều và đa dạng hơn hẳn nông thôn, đô thị hẳn nhiên là nơi
dễ bị tác động và cũng dễ tác động đến khu vực khác những xu hướng, trào
lưu về chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học, lối sống…Đặc biệt trong khung
cảnh hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay thì tính cơ động và biến đổi không chỉ
có ở đời sống văn hóa đô thị như một sản phẩm tự nhiên mà còn là nhu cầu
sinh tồn và phát triển của đô thị. Thực tế đã chứng minh rằng: mỗi đổi thay
đến với một đất nước bao giờ cũng bắt đầu từ đô thị. Từ kinh tế, các sản phẩm
tiêu dùng cũng như các sản phẩm văn hóa. Ngày nay đời sống nông thôn cũng
không còn khép kín như xưa nữa, nhưng dù sao mức độ mở, mức độ cơ động
và tốc độ biến đổi của nó vẫn khác xa với đô thị. Chính tính mở và điều kiện
giao lưu, tiếp xúc cũng làm cho văn hoá đô thị thể hiện tính văn minh hơn
nông thôn. Văn minh là trình độ đạt được trong sự phát triển của văn hoá vật
chất và văn hoá tinh thần của loài người trong từng giai đoạn. Nói đến văn
minh thông thường chúng ta cũng nghĩ đến những gì vượt trội đi trước, mẫu
mực… Với cả hai nghĩa đó, văn hoá đô thị trong mỗi thời đại đều là nơi trưng
bày những gì hiện đại, mới mẻ, tiêu biểu, mẫu mực… cho mỗi quốc gia. Đó
luôn là cái đích mà các vùng khác vươn tới. Tuy nhiên, nói đô thị có tính văn
minh, không có nghĩa là mọi việc ở đây đều tốt đẹp. Trong sự đi trước, vượt
trội của đô thị có cả văn hoá và cả phản văn hoá.


19


Con người ở đô thị có rất nhiều mối quan hệ, ngoài quan hệ gia đình,
thân tộc, hàng xóm, còn có quan hệ đồng nghiệp, bạn hàng, đối tác. đồng
hương, nhóm cùng sở thích…Vì thế người đô thị thường có nhiều quan hệ
giao tiếp công cộng và thường tìm cách thỏa mãn những nhu cầu giao tiếp,
văn hóa, tinh thần…bằng các dịch vụ. Tính chất và cách ứng xử ở đô thị cũng
khác với nông thôn. Văn hóa ứng xử của người đô thị có phần thiên về quan
hệ trên cơ sở luật pháp và thị trường nhiều hơn, người đô thị sống sòng phẳng
và có vẻ “lạnh lùng” hơn. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, sự
phân hóa nghề nghiệp, thu nhập, nhanh chóng dẫn đến sụ phân hóa tư tưởng,
đạo đức, lối sống… và cuối cùng là sự phân tầng về văn hóa. Sự phân hóa
giàu nghèo ở đô thị hiện nay đang tăng lên đã thúc đẩy sự phân tầng trong đời
sống văn hóa nói chung và việc hình thành nhân cách của các tầng lớp dân cư
đô thị nói riêng.
Đặc trưng nổi bật của văn hóa đô thị là tính phức hợp và tính biến đổi
cao. Đời sống văn hóa đô thị có mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển chung
của kinh tế xã hội đô thị, nó bị tác động, chi phối ảnh hưởng của kinh tế - xã
hội thành thị. Vì thế nên tùy thuộc vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội
mà các phương thức sinh hoạt văn hóa và sự biểu hiện của nó cũng có sự phát
triển tương ứng. Sự biến đổi của đời sống văn hóa đô thị là một diễn trình
thường thấy trong các đô thị hiện đại, ở đó biến đổi văn hóa thường chuyển từ
trạng thái thuần nhất đơn giản sang trạng thái không thuần nhất phức tạp để
đạt đến tính năng động ở một trình độ biểu hiện cao hơn của đời sống văn
hóa.
Vì thế, những biến đổi của đô thị trong quá trình đô thị hóa tăng tốc có
tác động đa chiều đến đời sống văn hóa các đô thị lớn nói chung và ở các đô
thị Việt Nam nói riêng. Nhìn chung, tuy vẫn chưa hết tính chất quá độ từ nông

thôn sang đô thị, nhưng đời sống văn hóa đô thị Việt Nam ngày càng đa dạng
hóa, biến đổi nhanh hơn, phức tạp hơn theo chiều hướng hiện đại, hội nhập
20


với thế giới. Có thể nói rằng, bản chất của quá trình đô thị hóa và phát triển
đô thị ở Việt Nam hiện nay nằm ở quá trình biến đổi văn hóa từ nông thôn
sang đô thị với những đặc trưng tiêu biểu như: đa dạng hóa, phức tạp hóa,
hiện đại hóa, tốc độ hóa,… trong đó chứa đựng nhiều yếu tố tích cực nhưng
cũng không ít những tiêu cực, trái chiều.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đang làm thay đổi tập quán
sản xuất, kinh doanh của người đô thị theo hướng công nghiệp hóa, đa thành
phần, đa dạng dịch vụ theo kinh tế thị trường. Sự biến đổi văn hóa sản xuất,
kinh doanh đang thúc đẩy nhanh quá trình dân chủ trong lĩnh vực văn hóa,
xác lập ngày càng đầy đủ hơn các quyền và nghĩa vụ của người dân, của các
nhóm cư dân đô thị trong sáng tạo, phát huy, bảo tồn và hưởng thụ văn hóa.
Điều kiện mức sống được cải thiện, người dân đô thị ngày càng đa dạng hóa
nhu cầu tiêu dùng, chú trọng đến chất lượng các loại hình dịch vụ văn hóa, có
nhiều chọn lựa cách thức hưởng thụ giá trị văn hóa. Chính đặc điểm của văn
hóa đô thị đã thúc đẩy sự đổi mới, đa dạng hóa nhu cầu tiêu dùng hưởng thụ
văn hóa thông tin. Việc sản xuất hàng hóa có tính công nghiệp của cư dân đô
thị làm tăng mức độ giao lưu và nhu cầu thông tin và các dịch vụ công cộng.
Thông thường mức tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa chính là mặt cơ bản phản
ánh đời sống văn hóa trong đó có các nhu cầu của đời sống vật chất và đời
sống tinh thần.
Trong tổ chức đời sống văn hóa, người dân đô thị đã: cơ bản khắc phục
được tác phong sản xuất nhỏ, trì trệ, luộm thuộm, manh mún; hình thành tác
phong công nghiệp hiện đại; xây dựng được ý thức chấp hành pháp luật, ý
thức công dân và ý thức cá nhân. Xã hội công dân đang manh nha hình thành
ở khu vực đô thị. Tuy nhiên, sự tác động của cách thức sản xuất kinh doanh

trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế cũng làm nảy sinh
nhiều vấn đề về văn hóa không phù hợp với văn hóa dân tộc như sự thẩm lậu
và lưu hành các loại hình văn hóa “trái luồng”, độc hại (sách báo, băng đĩa, sự
21


phát triển thái quá ngoài tầm kiểm soát của các loại hình dịch vụ văn hóa nhạy
cảm như karaoke, vũ trường, Internet, báo chí, xuất bản…). Tình trạng văn
hóa nghe nhìn, mạng xã hội phát triển mạnh khiến văn hóa đọc, viết đang bị
mai một là một ví dụ tiêu biểu về phong cách sống của cư dân đô thị hiện đại.
Đối với cư dân đô thị, kinh tế thị trường thậm chí đã làm thay đổi thế
giới quan, nhân sinh quan, tình cảm và tâm lý của họ. Về mặt tích cực, kinh tế
thị trường làm thay đổi thái độ đối với lao động của người thành thị: tất cả
phải vươn ra thị trường, tất cả phải kiếm được việc làm, phải có thu nhập,
không trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước và sự bố thí của xã hội.
Thái độ đối với gia đình, bạn bè, xã hội cũng có sự thay đổi theo hướng hiện
đại, đó là sự thông cảm, sẻ chia và tôn trọng tự do cá nhân (sống và làm việc
theo Hiến pháp và pháp luật). Người dân đô thị ngày nay đã dần cải thiện
được tính ích kỷ, tự ti của người nông dân, vượt qua được các hủ tục lạc hậu
trong tổ chức đời sống.... Nhân cách văn hóa người dân đô thị trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ tiếp tục
được hình thành theo hướng tích cực nhiều hơn, có nhiều đặc trưng khác với
nhân cách văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Sự khác biệt lớn nhất sẽ
là sự hình thành nhân cách công dân với đặc trưng là khẳng định cái “tôi”, cái
cá nhân nhiều hơn và ít bị chi phối bởi cộng đồng. Thái độ đối với lao động
nghề nghiệp của người dân đô thị có những thay đổi tích cực, bươn chải thị
trường tìm kiếm việc làm để có thu nhập cao, có việc làm phù hợp với năng
lực… Về mặt tiêu cực, với bản chất là cạnh tranh, kinh tế thị trường là mảnh
đất màu mỡ cho sự nảy sinh và phát triển chủ nghĩa cá nhân vị kỷ nuôi dưỡng
bản năng thấp hèn của con người. Nhiều mối quan hệ chỉ được giải quyết

thông qua giá trị của đồng tiền, kể cả quan hệ ruột thịt trong một gia đình.
Một bộ phận cư dân đô thị sống lạnh lùng, quá coi trọng giá trị đồng tiền, tôn
sùng vật chất, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống…
1.5. Đời sống văn hóa giới trẻ đô thị
22


Những đặc điểm, đặc trưng riêng của tâm lí lứa tuổi khiến cho đời sống
văn hóa của giới trẻ tuy không thể thoát ly khỏi đời sống văn hóa đô thị nói
chung nhưng vị thế đặc biệt của nhóm xã hội - dân cư này đã khiến cho đời
sống văn hóa của họ có những đặc thù, sắc thái riêng. Với đặc điểm là trẻ,
năng động, hệ giá trị chưa định hình và đang thử nghiệm, kiểm nghiệm những
gì là tiếp thu từ truyền thống, từ thời đại, từ tiếp xúc với nhiều nền văn hóa
khác nhau để sáng tạo, hình thành hệ giá trị mới và những lựa chọn sống mới.
Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những lựa chọn trong đời sống văn hóa của
giới trẻ.
Cộng hưởng từ những đặc điểm tâm lí lứa tuổi và điều kiện phát triển,
giao lưu, tiếp xúc ở đô thị, đương nhiên đời sống văn hóa của giới trẻ ở đô thị
sẽ tiếp nhận nhiều cái mới hơn, có nhiều biến đổi hơn, sôi động hơn, phong
phú hơn…nhất là trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và toàn cầu
hóa với tốc độ ngày càng gia tăng hiện nay. Nét cơ bản của đời sống văn hóa
của giới trẻ hiện nay là gắn bó với đời sống văn hóa dân tộc. Tuy nhiên giới
trẻ lại thường nhìn nhận sự đổi mới của xã hội phần lớn như không phải
người trong cuộc. Vì vậy, nhiều nhóm thanh thiếu niên chưa được chuẩn bị để
tham gia tích cực với tính cách là những người khởi xướng và vai trò chủ đạo
của mọi thay đổi trong xã hội. Họ còn bị tác động của quá trình xã hội hoá
diễn ra trong thời đại kinh tế tri thức của kinh tế thị trường, của xã hội bùng
nổ thông tin và ảnh hưởng của những nhân tố không kiểm soát được, đôi khi
còn chịu luôn cả sự chi phối của các nhân tố tâm lý cực đoan nên dễ hình
thành lối sống thứ cấp như: tuyệt đối hóa nhu cầu, sở thích cá nhân, thích ứng

nhanh với các hành vi văn hóa ngoại lai, đam mê các cuộc đua xe tốc độ lớn
và âm thanh mạnh….
Quy mô của các cuộc cải cách và đổi mới xã hội càng rộng thì xu thế
hình thành văn hóa thứ cấp càng dễ có cơ hội phát triển. Nhịp độ biến đổi của
đời sống xã hội cũng dẫn tới chỗ những điều kiện và các chuẩn mực giá trị đã
23


trải qua sự xã hội hoá, trở nên khác biệt giữa các thế hệ, vừa có tính đồng
thuận, vừa có sự mâu thuẫn. Ngoài ra quy luật càng cho thấy rằng: tuổi càng
lớn thì năng lực thích nghi càng giảm, khả năng nắm bắt và tiếp thu cái mới
càng hạn chế. Các nhóm người trẻ tuổi cùng lứa dễ cảm nhận cái mới cùng
các chức năng xã hội, vì thế những biểu hiện văn hoá nhóm đậm đặc hơn
khiến cho lớp người trẻ có những lựa chọn một đời sống văn hóa có những
đăc trưng riêng và dần hình thành cơ chế văn hóa ứng xử, giao tiếp, lý tưởng,
lối sống, cách sống thích ứng với nhau. Để tự khẳng định mình, họ phải làm
cho xã hội ngạc nhiên, sửng sốt, làm tâm điểm của sự chú ý bằng những ngôn
ngữ, lối sống đặc thù. Điều này biểu hiện bằng những phản ứng đôi khi cực
đoan, thái độ ngông nghênh và hành vi ứng xử sai phạm chuẩn mực xã hội. Ví
dụ: say mê tổ chức nhóm và các cuộc thi, hoặc theo đuổi mốt thời trang, đam
mê thần tượng một cách thái quá, phô trương thân hình bằng cách ăn mặc gợi
cảm, đầu tóc cố tình làm cho khác lạ khi xuất hiện trước đám đông, trên các
trang quảng cáo ở các chuyên mục thời trang, phim ảnh nhằm đáp ứng tính
hiếu kỳ cá nhân, sử dụng các chất gây nghiện để tăng cảm giác, bùng nổ việc
tổ chức các buổi lễ sinh nhật theo cách đua đòi tốn phí, sự tham gia của một
số lượng khá lớn thanh thiếu niên vào các sinh hoạt lễ nghi tôn giáo chỉ vì
mục tiêu lễ bái cầu may, cầu tài, cầu lộc, cầu tình, cầu danh, quá tin vào số
phận, lực lượng siêu nhiên dẫn đến mê tín dị đoan…
Bên cạnh đó, một bộ phận thanh thiếu niên chưa nhận thức được đầy đủ
quá trình cải cách đổi mới, đứng trước những khó khăn thách thức của đất

nước hiện nay về kinh tế, xã hội, những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ
chế thị trường đã có những thái độ chỉ trích, phê phán đất nước một cách chủ
quan, phiến diện, một bộ phận thờ ơ với chính trị, sống tôn thờ chủ nghĩa cá
nhân, chỉ lo làm ăn, vun vén lợi ích, làm giàu cho bản thân, gia đình, không
tham gia sinh hoạt trong các đoàn thể, cũng như các hoạt động xã hội khác.
Đứng trước ranh giới mỏng manh giữa cái xấu và cái tốt, những nhóm người
trẻ tuổi này dễ rơi vào những biểu hiện cực đoan. Hiện tượng đua xe tốc độ
24


cao, lối sống hưởng thụ cá nhân, sống cơ hội, thực dụng, buông thả, ăn chơi
đua đòi, sùng bái sách báo, phim ảnh đồi truỵ, đam mê nhạc giật gân, cuồng
thần tượng, luôn kiếm tìm cảm giác mới, mạnh bằng rượu mạnh, ma tuý, sinh
hoạt tình dục bản năng..tất cả tạo nên một lối sống, đời sống phiến loạn, phù
phiếm, xa lạ với những giá trị nhân văn.
Đề cập đến những hạn chế của giới trẻ hiện nay, văn kiện đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay bên cạnh những
ưu điểm đang có những biểu hiện phức tạp và chiều hướng phát triển đáng lo
ngại. Việc phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với chính trị, chạy theo lối sống thực
dụng tầm thường, tỷ lệ thanh niên mắc tệ nạn xã hội tăng nhanh…tình trạng
thiếu việc làm trong thanh niên khá trầm trọng”.
Rõ ràng, trong giới trẻ, theo từng độ tuổi, nghề nghiệp, hứng thú và
hướng sống đã hình thành những nhánh văn hoá, đời sống văn hóa khác nhau.
Song mặc dù tính phức tạp, nhạy cảm, luôn biến động vẫn là đặc trưng hiện
tình của đời sống văn hóa giới trẻ, nhưng nhìn nhận chung trong sự phát triển
của gần 30 năm đất nước đổi mới, mở cửa, có thể nói rằng, thế hệ trẻ Việt
Nam trong quá trình phát triển văn hoá mới mẻ, văn hóa đặc thù và phong
phú của mình, họ chẳng dễ dàng gì lãng quên hay từ bỏ các giá trị văn hoá
truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc và khát vọng lý tưởng cao đẹp của cha
anh. Họ hiểu rằng không có nguồn cội dân tộc vững bền thì không thể có

động lực và nguồn sống để phát triển văn hoá, lối sống của tuổi trẻ. Do đó,
không nên phủ định hoặc tuyệt đối hoá lối sống, văn hoá của giới trẻ, cũng
không thể coi những biểu hiện mới của đời sống văn hoá, của lối sống giới trẻ
là mâu thuẫn hay xung đột với văn hoá và lối sống truyền thống. Điều cơ bản
là phải nhận thức đúng đắn về bản chất và mối quan hệ biện chứng giữa
những hiện tượng của những biểu hiện mới mẻ trong văn hoá giới trẻ với văn
hoá truyền thống để từ đó có những giải pháp tích cực, nhằm tạo ra sự hoà
nhập, kế thừa và phát triển trong văn hóa giới trẻ, bảo tồn và phát huy những

25


×