Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hướng dẫn ôn tập môn xã hội học phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.18 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: XÃ HỘI HỌC PHÁT TRIỂN / PHÁT TRIỂN HỌC

Mục đích
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập
và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của
giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.
Nội dung hướng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâm
của môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc
kỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập
kỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng
dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc
những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất
minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.

-1-


PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1: Dẫn nhập phát triển học, những khái niệm cơ bản
Những khái niệm cơ bản cần chú ý: tăng trưởng kinh tế, phát triển, phát triển bền
vững


Bối cảnh ra đời của môn học phát triển học
Những nội dung nghiên cứu của xã hội học phát triển
Chương 2: Nghèo đói và bất bình đẳng trong phát triển
Khái niệm nghèo, nghèo tương đối, nghèo tuyệt đối
Hai tranh luận về nghèo đói: xã hội là nguyên nhân gây nên nghèo đói và chính
những người nghèo là nguyên nhân của tượng nghèo đói
Nguyên nhân của nghèo đói
Bất bình đẳng là gì?
Đo lường bất bình đẳng
Nhận thức về quá trình phát triển từ bên dưới
Chương 3: Lý thuyết hiện đại hóa
Bối cảnh xã hội cho sự ra đời các mô hình phát triển
Quan điểm của các nhà xã hội học cổ điển về hiện đại hóa: Marx, Durkheim,
Weber,…
Lý thuyết hiện đại hóa: những đặc điểm của xã hội truyền thống và hiện đại
Hai vấn đề cần chú ý về khái niệm hiện đại hóa: xu hướng lấy châu Âu làm trung
tâm và xu hướng lấy con người hiện tại, xã hội hiện tại làm trung tâm
Nhận xét về lý thuyết hiện đại hóa
Chương 4: Lý thuyết về tình trạng chậm phát triển
Quan điểm của chủ nghĩa Marx về giai cấp và xung đột giai cấp
Lý thuyết của Frank về tình trạng phụ thuộc của thế giới thứ Ba
Chương 5: Dân số và phát triển
Bức tranh dân số thế giới
Mối quan hệ giữa dân số và phát triển
Một số câu hỏi về mối liên hệ giữa dân số và phát triển
Kết luận
-2-


Chương 6: Toàn cầu hóa và phát triển

Toàn cầu hóa là gì?
Các kích thước của toàn cầu hóa?
Toàn cầu hóa tại các quốc gia đang phát triển

-3-


PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1: Dẫn nhập phát triển học, những khái niệm cơ bản
Những khái niệm cơ bản của môn học: tăng trưởng kinh tế, phát triển là gì? Phát
triển bền vững là gì?
o Sinh viên cần chú ý đến sự khác biệt về mặt ý nghĩa của ba khái niệm trên.
Tăng trưởng kinh tế chủ yếu nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế, phát triển là một
khái niệm nhấn mạnh đến nội hàm của cả 3 yếu tố (kinh tế-xã hội-môi
trường), khái niệm phát triển bền vững và lịch sử của khái niệm
Bối cảnh ra đời của môn học: sinh viên cần nắm vững bối cảnh thế giới sau chiến
tranh thế giới lần thứ II. Sự ra đời của xã hội học phát triển là một đòi hỏi tất yếu
trong giai đoạn các quốc gia xây dựng mô hình phát triển
Những nội dung nghiên cứu chủ yếu của xã hội học phát triển
Đọc chương I trong TLHT từ trang 1-6
Sinh viên trả lời câu hỏi: 1,2 trong TLHT
Chương 2: Nghèo đói và bất bình đẳng trong phát triển
Các khái niệm cần nắm vững: Nghèo đói là gì? Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối
là gì? Bất bình đẳng là gì?
Sinh viên cần nắm vững: những cơ sở để đo lường nghèo đói? Những nguyên nhân
dẫn đến hiện tượng nghèo đói?
Sinh viên cần nắm vững hai tranh luận chủ yếu về nghèo đói của Lewis và Ryan
Bất bình đẳng xã hội là gì? Cơ sở đo lường bất bình đẳng?
Tại sao giải quyết bất bình đẳng xã hội lại là vấn đề quan trọng tại các quốc gia?
Sinh viên cần chú ý đến những hệ quả về mặt kinh tế-xã hội-an ninh,v.v nếu như

vấn đề bất bình đẳng trong các quốc gia không được giải quyết
Nhận thức về quá trình phát triển từ bên dưới là gì? Tại sao nhận thức này lại quan
trọng trong xã hội hiện nay? Sinh viên cần chú ý đến việc vận dụng quan điểm này
đối với nghề nghiệp mà mình sẽ ứng dụng trong tương lai
Đọc chương 2 trong TLHT từ trang 7-19
Chương 3: Lý thuyết hiện đại hóa
Sinh viên cần nắm vững khái niệm: hiện đại là gì? Hiện đại hóa là gì?
Cần chú ý đến hai vấn đề quan tâm xuất phát từ khái niệm hiện đại hóa (xu hướng
lấy châu Âu làm trung tâm và con người hiện tại, xã hội hiện tại làm trung tâm)
Sinh viên cần nắm quan điểm của các nhà xã hội học cổ điển về hiện đại hóa như:
Marx (hiện đại hóa gắn với quá trình hiện thành chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư
sản-vô sản), Durkheim (hiện đại hóa gắn với quá trình biến chuyển từ xã hội truyền
-4-


thống sang xã hội hiện đại, gắn với sự đoàn kết từ cơ học chuyển sang hữu cơ),
Weber (hiện đại hóa gắn với quá trình duy lý hóa và sự hình thành chủ nghĩa tư bản
dựa trên nền đạo đức Tin lành trong chủ nghĩa tư bản)
Chú ý đến sự khác biệt về (kinh tế, gia đình, phân tầng xã hội, thay đổi xã hội,…)
giữa hai loại hình xã hội truyền thống và xã hội hiện đại
Nhận xét về những ưu, khuyết điểm của lý thuyết hiện đại hóa
Đọc chương 3, 4 trong TLHT từ trang 21-35
Chương 4: Các lý thuyết về tình trạng chậm phát triển
Sinh viên cần nắm những khái niệm cơ bản: chậm phát triển là gì? Thế giới thứ 3 là
gì? Giai cấp là gì? Chủ nghĩa tư bản là gì?
Những lập luận của Marx về xung đột giai cấp? sự hình thành chủ nghĩa tư bản
Tại sao sự phân công lao động lại dẫn đến tình trạng xung đột trong thế giới tư bản?
sự khác nhau trong quan điểm về phân công lao động giữa Marx và Durkheim là gì
(một bên cho rằng phân công lao động đem lại sự tha hóa và một bên cho rằng phân
công lao động là cần thiết và nó là cơ sở cho sự đoàn kết và hiện đại hóa)

Những lập luận của Frank về tình trạng phụ thuộc của thế giới thứ Ba?
Những phê phán đối với lý thuyết của Frank (mơ hồ về mặt ý nghĩa, không giải
thích được lý do tại sao các quốc gia phải thụ thuộc và không phải lúc nào tình
trạng phụ thuộc cũng dẫn đến tình trạng chậm phát triển)
Đọc TLHT từ trang 36-56
Chương 5: Dân số và phát triển
Sinh viên cần nắm những khái niệm: dân số là gì?
Những đặc điểm của bức tranh dân số thế giới (6 đặc điểm)
Một số lý thuyết chính yếu giải thích về mối quan hệ giữa dân số và phát triển
o Lý thuyết của Malthus
o Lý thuyết Simon
o Quan điểm trung hòa (Rumani, 1984)
Sinh viên trả lời hai câu hỏi về mối quan hệ giữa dân số và phát triển:
o Có phải sức ép dân số gây nên tình trạng nghèo đói và thiếu thốn lương thực
hiện nay trên thế giới hay không? (sự bất bình đẳng trong phát triển, bất bình
đẳng giữa các quốc gia, vùng miền,... mới là nguyên nhân chính gây nên
nghèo đói
o Tại sao những quốc gia nghèo, đang phát triển lại thường đông dân, những
nước nghèo, người nghèo thường sinh đông con (chú ý không đi vào phê
phán cá nhân, chú ý đến những tiếng nói của người nghèo, nước nghèo trong
-5-


việc sinh đông con. Việc sinh đông con là một sự lựa chọn duy lý của người
nghèo để họ ứng phó với tình trạng mất an toàn về sinh kế và lương thực)
Nhận xét về mối quan hệ giữa dân số và phát triển (có mối quan hệ biện chứng, chú
ý đến sự xung đột trong cách nhìn nhận vấn đề gia tăng dân số trên thế giới giữa
nhóm những quốc gia phát triển đối với các quốc gia chậm phát triển). Nhóm nước
giàu thường phê phán nước nghèo là không duy lý, là nguyên nhân của đói nghèo
toàn cầu trong khi nước nghèo họ lại lập luận rằng việc sinh đông con là một sự

chọn lựa phù hợp với hoàn cảnh của họ)
Đọc chương 8 trong TLHT từ trang 57-61
Chương 6: Toàn cầu hóa và phát triển
Sinh viên cần nắm khái niệm toàn cầu hóa là gì? Tại sao toàn cầu hóa lại là một
khái niệm có nhiều tranh cãi hiện nay trên thế giới (sinh viên cần chú ý đến lịch sử
của khái niệm toàn cầu hóa (ra đời tại các quốc gia phát triển nhằm phân chia lại sự
ảnh hưởng trên toàn thế giới, toàn cầu hóa có lợi cho các quốc gia phát triển, không
có sự thống nhất về tiến trình lịch sử cấu tạo nên khái niệm toàn cầu hóa…)
Các kích thước của toàn cầu hóa: có 4 kích thước: kinh tế, chính trị, văn hóa, môi
trường
Toàn cầu hóa ảnh hưởng như thế nào đến các quốc gia đang phát triển?
o Toàn cầu hóa ảnh hưởng tích cực đến các quốc gia đang phát triển như thế
nào?
o Toàn cầu hóa ảnh hưởng tiêu cực đến các quốc gia đang phát triển như thế
nào? (về kinh tế, môi trường, xã hội và văn hóa,..)
Sau khi trả lời những câu hỏi trên sinh viên cần trả lời câu hỏi sinh viên ủng hộ hay
phản đối quá trình toàn cầu hóa?

-6-


PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
Hình thức kiểm tra, kết cấu đề và hướng dẫn cách làm bài
Đề thi sẽ là đề mở, kết cấu bao gồm ba câu hỏi được chia đều cho mỗi chương
(mỗi chương học sẽ ra một câu hỏi)
Ba câu tự luận sẽ được chia như sau:
o Câu 1: sẽ là câu kiểm tra kiến thức lý thuyết của sinh viên, sinh viên cần
chú ý đến những khái niệm cơ bản, đặc điểm của kiến thức cơ bản như
là: phát triển là gì? Những yếu tố nào thúc đẩy cho sự ra đời của môn
phát triển học? những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghèo đói,.v.v. (3

điểm)
o Câu 2: thường sẽ là một câu hỏi bao gồm phần kiến thức cơ bản trong tài
liệu học tập và phần lý luận của sinh viên. Sinh viên cần phải nắm vững
khái niệm lý thuyết để có thể vận dụng vào việc lý giải những vấn đề đặt
ra (3 điểm)
o Câu 3: sẽ là 1 câu hỏi lý luận, sinh viên sẽ trình bày những lập luận của
mình để chứng minh cho 1 vấn đề nào đó có liên quan đến các chương
kiến thức trong môn học
Khi làm bài sinh viên cần chọn câu nào dễ làm trước, thường những câu đầu là
những câu dễ
Sinh viên làm ngắn gọn, những phần phải trình bày quan điểm cá nhân, sinh
viên cần chú ý những lập luận của mình có khách quan và logic, giảng viên sẽ
không chấm theo sự đúng sai mà sẽ chấm trên cơ sở lập luận của sinh viên
Không chép nguyên si trong sách ra
Không chép bài của người khác và không cho người khác chép bài mình.
Những bài làm giống nhau sẽ không được tính điểm

-7-


PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN

ĐỀ THI
Môn thi: Xã hội học phát triển/phát triển học

Thời gian: 90 phút

Sinh viên được tham khảo tài liệu khi làm bài

Câu 1: Hãy trình bày bối cảnh ra đời của môn Xã hội học phát triển? (3 điểm)

Câu 2: Hãy trình bày bức tranh dân số hiện nay? Có phải sức ép gia tăng dân số hiện nay
gây nên tình trạng nghèo đói và thiếu thốn lương thực? (3 điểm)
Câu 3: Hãy trình bày và so sánh các quan điểm của các nhà xã hội học về lý thuyết hiện
đại hóa? Nhận xét về ưu điểm và hạn chế của lý thuyết này? (4 điểm)
-----HẾT-----

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1: (3 điểm)
-

Xã hội học phát triển là một chuyên ngành lớn mạnh tại Châu Âu từ nửa cuối thế
kỷ XX

-

Gắn với sự xuất hiện của một số trung tâm nghiên cứu tại Anh (Sussex..), tại các
nước thuộc thế giới thứ 3 và sự hình thành của nhiều tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc
như: ILO, Ngân hàng Thế giới (WB)

-

Tại các quốc gia Tây Phương, xuất hiện những mô hình phát triển sau thế chiến lần
II. Những nghiên cứu về xã hội và kinh tế bắt đầu nhận được sự quan tâm của toàn
xã hội. Trong đó, sự đóng góp của nhiều nhà xã hội học tiền phong như Marx,
Durkheim, Weber về những mô hình xã hội tiền công nghiệp và công nghiệp làm
nhiệm vụ soi sáng cho những giải thích về sự biến chuyển xã hội.

-

Sự lớn mạnh và ảnh hưởng của học thuyết tiến hóa, trong đó có tiến hóa về mặt xã

hội

-

Sự gia tăng những nghiên cứu về các quốc gia thuộc thế giới thứ 3. Quá trình giải
phóng dân tộc cùng với sự hình thành những mô hình nhà nước.

-

Sự xuất hiện của nhiều những nghiên cứu về các quốc gia, nhất là những nước
nghèo, kém phát triển

-8-


-

Trên hết, đây là giai đoạn mà thế giới phải trải qua những thử thách về môi trường
và xã hội. Những trận động đất, sóng thần đã tác động lớn đến suy nghĩ của toàn
cầu về mục đích và ý nghĩa của sự phát triển

-

Sự tranh cãi về khái niệm phát triển cũng như những mô hình phát triển diễn ra
rộng khắp và vẫn chưa đi đến hồi kết cho đến ngày hôm nay.

Câu 2: (3 điểm)
Bức tranh dân số thế giới: (1,5đ)
-


Dân số thế giới đạt cột mốc 7 tỷ (10/4/2011)

-

Đa số tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển

-

Mức sinh sản giữa hai nhóm nước đang phát triển và phát triển có sự khác biệt lớn.

-

Tình trạng tử vong của trẻ em: nước kém phát triển gấp 81 lần so với nước phát
triển

-

Qui mô dân số ở các nước đang phát triển lớn và tăng nhanh hơn nhiều so với các
nước đã phát triển

-

Tỷ lệ trẻ em dưới 14 tuổi trong tổng dân số ở các nước đang phát triển cũng cao
hơn nhiều so với các nước đã phát triển

Có phải gia tăng dân số gây nên nạn đói?(1,5đ)
-

Báo cáo phát triển toàn cầu (1982) cho rằng nạn đói có nguyên nhân từ tình trạng
thiếu an toàn về công ăn việc làm, nghĩa là nó mang bản chất xã hội hơn là tình

trạng thiếu lương thực

-

Vấn đề không phải là sản xuất mà là tiếp cận với việc sản xuất

-

Không phải sự gia tăng dân số là nguyên nhân gây nên nạn đói mà sự phân bố bất
bình đẳng tài nguyên trong xã hội mới là nguyên nhân.

Câu 3: (4 điểm)
-

Sinh viên trình bày quan điểm của các nhà xã hội học cổ điển: Marx, Durkheim,
Weber và Tonnies

Ưu điểm:
+ Hiện đại hóa là một mô hình phát triển trong xã hội, một mô hình lớn nhất và ảnh
hưởng đến nhiều quốc gia nhất cho đến ngày nay
+ Đã giải thích cho sự phát triển của các xã hội phương Tây (không còn bó hẹp
trong những lối lý giải của Weber nữa) và sự phổ biến cũng như ảnh hưởng của
mô hình này đến toàn thế giới
+ quá trình hiện đại hóa sẽ khuyến khích sự phát triển cho những nước nghèo,
chậm phát triển thông qua việc trợ giúp về kinh tế, giáo dục, kỹ thuật …đồng thời
xóa đi những hạn chế trong xã hội của các quốc gia
Khuyết điểm:
+ Hiện đại hóa đưa ra khái niệm mơ hồ về truyền thống và hiện đại
-9-



+ Đã không giải thích được quá trình hiện đại hóa
+ Truyền thống và hiện đại không phải lúc nào cũng loại trừ nhau
+ Vai trò của gia đình hạt nhân trong quá trình hiện đại hóa
+ Lạm dụng từ “động lực thành tựu”
+ Tầm quan trọng của vai trò và kỳ vọng truyền thống
+ Không tính đến những tác động của chủ nghĩa thực dân và đế quốc trong thế giới
thứ Ba

- 10 -



×