Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.46 KB, 11 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN IAPA
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC TRONG DẠY HỌC
MÔN TIN HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHAN
BỘI CHÂU

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Mai
Ngày sinh: 20/07/1989
Tổ: Toán – lý
Chức vụ: Giáo viên

Iapa, 15/03/2016


MỤC LỤC

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................3
I. Lí do chọn đề tài........................................................................................3
1. Cơ sở lí luận......................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................3
II. Phạm vi ứng dụng đề tài...........................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG.................................................................................5
I. Lợi ích của bảng tương tác và phần mềm active inspire...........................5
II. Nội dung sử dụng bảng tương tác trong soạn bài và giảng dạy môn
tin học..........................................................................................................5
1. Tổng quan về môn tin học THCS......................................................5
2. Sử dụng bảng tương tác trong giảng dạy tin học...............................6
2.1. Ứng dụng đơn giản của bảng tương tác.....................................6


2.2. Ứng dụng Activeinspire trong soạn giảng.................................7
2.3. Kết hợp Active Inspire với các phần mềm khác........................8
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................10
I. Kết quả kiểm nghiệm ứng dụng đề tài.......................................................10
II. kết luận.....................................................................................................10
III. Một số đề xuất để việc sử dụng bảng tương tác ngày càng phổ biến và
hiệu quả.........................................................................................................10
1. Đối với giáo viên..........................................................................................10

2. Về phía nhà trường và các cấp quản lý.............................................11

2


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Trong thời đại ngày nay CNTT là giải pháp quan trọng cần triệt để khai
thác khi dạy và học, không thể dạy học theo một lối mòn cũ kĩ mà cần phải
đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng ứng dụng CNTT.
Mục tiêu mà ngành giáo dục cần phải hướng đến đó là chuỗi phát triển
từ nền tảng cơ bản nhất là tạo các Bài giảng điện tử, phát triển đồng bộ để đạt
đến ngưỡng của một trường học điện tử, tạo tiền đề vững chắc để xây dựng
nên một nền giáo dục điện tử tại Việt Nam.
Ứng dụng CNTT vào dạy học có nghĩa là việc đầu tiên mà người giáo
viên phải thực hiện là có bài giảng điện tử. có Bài giảng điện tử cần phải được
hiểu thống nhất như là một PPDH trong đó giáo viên khai thác tiện ích của
CNTT để thiết kế các nội dung học tập nhằm giúp học sinh không chỉ lĩnh hội
kiến thức, kỹ năng phát triển tư duy, nhận thức mà còn phát triển cả kỹ năng
xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp…

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Trong những năm trở lại đây, phong trào thi đua soạn bài giảng điện tử
nhằm đổi mới PPDH đã được nhiều giáo viên hưởng ứng tích cực. Đây được
coi là con đường ngắn nhất để đi đến đích của chất lượng dạy học trong nhà
trường.
Mặt khác hiện nay đa số giáo viên đều đã quá quen sử dụng Powerpoint
để soạn bài giảng điện tử, phần mềm này chỉ có ưu điểm về mặt trình diễn
chứ chưa thể khai thác hết các tiềm năng sẵn có của CNTT. Đặc biệt hơn là
giáo viên còn quá lệ thuộc vào tiết dạy khi sử dụng Powewpoint để soạn bài
giảng điện tử , điều tối kỵ hơn nữa là trong tiết dạy còn quá lạm dụng vào các
hiệu ứng bay nhảy và màu sắc sặc sở khi trình diễn bằng Powerpoint.
3


Từ thực tiễn trên tôi thấy cần phải cụ thể hóa một số phần mềm mang
tính ưu việt hơn để phục vụ tốt cho việc đổi mới PPDH và khai thác hết các
tiềm năng của CNTT. Phần mềm ACTIVINSPIRE-STUDIO kết hợp với bảng
tương tác ACTIVBOARD là một trong những giải pháp tuyệt vời cho một tiết
dạy có ứng dụng CNTT và khắc phục được những hạn chế khi soạn bài giảng
điện tử như đã nêu ở trên. Sau hơn một năm làm quen và ứng dụng soạn giảng
trên bảng điện tử, tôi nhận thấy được nhiều ưu điểm cũng như tồn tại cần khắc
phục của thiết bị công nghệ mới này. Vì vậy, tôi xin chia sẻ một vài kinh
nghiệm về sử dụng bảng điện tử trong việc giảng dạy môn tin học đã đúc rút
được, qua đó nhằm chứng minh việc sử dụng bảng và chương trình
activeinspire hoàn toàn không phải là một việc khó khăn đòi hỏi trình độ công
nghệ thông tin cao như mọi người vẫn nghĩ mà chỉ cần những thao tác hết sức
đơn giản kết hợp với những ứng dụng hết sức quen thuộc đã được dùng nhiều
trên máy vi tính và máy chiếu.
II. PHẠM VI ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI
Trong phạm vi của Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Sử dụng bảng

tương tác trong dạy học môn tin học tại trường THCS Phan Bội Châu” tôi đề
cập đến các tính năng ưu việt và một số công cụ cơ bản nhất của phần mềm
nhằm đáp ứng cho việc giáo viên soạn và giảng được một bài giảng điện tử
theo hướng đổi mới PPDH đối với môn tin học tại trường THCS.

4


PHẦN II: NỘI DUNG
I. LỢI ÍCH BẢNG TƯƠNG TÁC VÀ PHẦN MỀM ACTIVE INSPIRE
• Tạo môi trường tương tác toàn diện.
• Thu hút sự tập trung chú ý, tham gia của học sinh ngay cả những em
thụ động, e ngại nhất. Kích hoạt khả năng tư duy, sáng tạo của học
sinh.
• Tạo bài giảng phù hợp với nhu cầu của học sinh.
• Giúp học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về
các hình ảnh, sự vật, âm thanh, hiện tượng…
• Khuyến khích học sinh xây dựng các khái niệm thông qua thực hiện và
thử nghiệm.
• Tạo bài học vui nhộn.
• Nâng cao năng lực của học sinh và chuyên môn của giáo viên.
• Có thư viện tài nguyên phong phú và đầy đủ công cụ hỗ trợ giáo viên
soạn giáo án một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả.
II. NỘI DUNG SỬ DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC TRONG SOẠN BÀI VÀ
GIẢNG DẠY MÔN TIN HỌC
1. TỔNG QUAN VỀ MÔN TIN HỌC THCS
Đối với môn tin học rất khó dạy khi giáo viên hoàn toàn không được
dùng máy tính để minh họa hay thực hành các thao tác mẫu của bài học. Nếu
thầy và trò trên lớp được học tập hoàn toàn với phấn và bảng (học chay), việc
tiếp thu kiến thức bài học có thể suy giảm đến 90%. Mặc dù theo thiết kế của

chương trình và cố gắng của các tập thể tác giả sách giáo khoa việc trình bày
các kiến thức của bài học đã cố gắng độc lập tối đa với các thao tác cụ thể trên
máy tính, việc truyền đạt của giáo viên vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc minh
họa hay trình diễn trên máy tính.
Nhiều kiến thức và bài học được diễn đạt thông qua các bước thực hành
5


và thao tác cụ thể trên máy tính. Rất nhiều bài học (ví dụ các bài học Chương
trình bảng tính) được diễn đạt hoàn toàn thông qua các thao tác cụ thể với
phần mềm.
Nếu các tiết lý thuyết học tại phòng thực hành sẽ có một số hạn chế
như: Phòng học rộng nên việc quản lý học sinh gặp khó khăn; Học sinh ít chú
ý bài vì nhiều lý do như chú ý tới máy tính, nói chuyện riêng…; lãng phí điện;
… Vì vậy việc sử dụng bảng tương tác là rất hợp lí vì giáo viên có thể hướng
dẫn trực tiếp các thao tác cho học sinh trên máy tính thông qua bảng ACTIVE
BOARD
2. SỬ DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC TRONG GIẢNG DẠY TIN HỌC
Có thế nói, khoa học kỹ thuật- công nghệ thông tin đóng vai trò như
chiếc đòn bẩy, còn giáo viên với những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của
mình là điểm tựa để đưa học sinh tiếp cận với chân trời tri thức. Tất nhiên,
nếu không có khoa học kỹ thuật mới thì chúng ta vẫn có thể đưa học sinh đến
đích nhưng cần nhiều thời gian và nỗ lực hơn. Trên thực tế, không phải tiết
học nào cũng nhất thiết phải dùng đến máy tính và bảng tương tác, nếu có thể
sử dụng hợp lý các công cụ này thì bài giảng sẽ sinh động và đạt hiệu quả tốt
hơn nhiều. Dưới đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc rút được sau
một thời gian ứng dụng bảng tương tác vào giảng dạy.
2.1. ỨNG DỤNG ĐƠN GIẢN CỦA BẢNG TƯƠNG TÁC.
Nói đến bảng tương tác, người ta nghĩ ngay đến công cụ soạn giảng kết
hợp trình chiếu activeinspire. Tuy nhiên, bảng tương tác cũng có thể đóng

chức năng đơn giản tương tự như một màn hình máy chiếu bình thường dành
cho những ai vừa tiếp cận và chưa thành thạo các phần mềm soạn thảo mới
cũng như chưa biết cách điều chỉnh bút tương tác.
Với những bài giảng powerpoint sẵn có, người dạy chỉ cần kết nối bảng
với máy tính thông qua cáp màn hình và dây nối với loa thì đã có thể sử dụng
bảng tương tác để trình chiếu. Ưu điểm của thiết bị này là có thể trình chiếu
6


với cỡ chữ Times New Roman 24 mà vẫn đủ to và rõ đối với học sinh ở cuối
lớp
Tuy nhiên, cách sử dụng này có mặt hạn chế vì giáo viên và học sinh
không thể viết lên bảng do không có bảng phụ.
2.2. ỨNG DỤNG ACTIVEINSPIRE TRONG SOẠN GIẢNG.
Activeinspire là một ứng dụng có nhiều điểm nổi trội hơn hẳn so với
các phần mềm soạn thảo và trình chiếu khác như Violet hay Powerpoint. Để
sử dụng chức năng tương tác, giáo viên cần kết nối máy tính và activeboard
thông qua cả 2 cổng USB và cổng màn hình.
Nói đến ứng dụng của activeinspire, đầu tiên phải kể đến nguồn dữ liệu
phong phú được sắp xếp hợp lý trong gói trình duyệt tài nguyên của
activeinspire. Không chỉ có hình ảnh theo từng chủ đề, phần mềm này còn
trang bị rất nhiều file âm thanh theo chủ đề, giúp tiết kiệm tối đa thời gian tìm
hình ảnh trực quan và chèn âm thanh khi soạn giảng. Thư viện ý tưởng sư
phạm cũng là nơi giáo viên có thể lấy ra nhiều tài liệu thú vị hoặc những hiệu
ứng được làm sẵn và thay đổi sao cho phù hợp với bài giảng của mình. Đồng
thời các bước thực hiện phức tạp trong powerpoint đã được hoàn toàn đơn
giản hóa trong active inspire.
Việc chèn âm thanh lại càng đơn giản, không cần phải vào insert 
hyperlink, chọn file cần chọn, rồi mới chèn vào slide; tất cả các quá trình đó
được thay bằng động tác kéo thả trong activeinspire.

Thứ hai, soạn bài tập, câu đố, trò chơi trên activeinspire đơn giản hơn
hẳn so với trên powerpoint do giáo viên không cần phải đánh máy đáp án
trước rồi dùng hiệu ứng hình ảnh che đi mà chỉ cần trình chiếu bài tập sau đó
khi giảng có thể tự để học sinh khoanh tròn đáp án.
Thứ ba, khi soạn giáo án hay soạn Bài giảng điện tử môn tin học ta có
thể sử dụng nhiều chức năng của Activeinspire để hỗ trợ như:
*

Thiết bị ghi màn hình (Screen Recorder):
7


Công cụ này cho phép ghi lại bất kỳ thứ gì đang diễn ra trên màn hình
một tập tin video (*.AVI) mà nó có thể được giữ lại trên trang flipchart hoặc
lưu vào một thư mục tuỳ ý.
→ Đối với môn Tin học khi soạn Bài giảng điện tử có thể sử dụng chức
năng này để ghi lại cách thực hiện các thao tác và chèn vào bài giảng. ví dụ
như ghi lại thao tác Lưu một file Excel.
*

Máy ảnh (Camera):
Công cụ này cho phép tạo ra một hình chụp nhanh những gì có trên

màn hình và đưa nó vào trang flipchart, bảng nhớ tạm hoặc vào thư mục Tài
nguyên dùng chung hoặc Tài nguyên của tôi. Có nhiều tuỳ chọn cho phép tuỳ
chỉnh kích thước và hình dạng của hình chụp nhanh.
→ Khi soạn giáo án hay soạn Bài giảng điện tử Giáo viên có thể chụp
hình các thao tác hoặc phần nào đó của cửa sổ phần mềm để minh họa trong
giáo án, hay trong bài giảng để học sinh dễ nắm bắt hơn.
Sử dụng Activeinspire, giáo viên vừa có thể trình chiếu, vừa có thể tạo

điều kiện để học trò tự tìm tòi và tăng tính tương tác trong quá trình giảng
dạy. Việc tương tác trực tiếp lên bảng giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn
với bài học, trong các tiết lý thuyết hoặc bài tập còn có thể khuyến khích các
em viết lên bảng, cả lớp cùng phát hiện lỗi sai và rút kinh nghiệm thay vì phải
sửa lỗi từng em một.
2.3. KẾT HỢP ACTIVE INSPIRE VỚI CÁC PHẦN MỀM KHÁC
Sử dụng chức năng chú giải trên màn hình, ta có thể kết hợp sử dụng
bảng tương tác với nhiều phần mềm khác như Microsoft Word, PDF, và
Powerpoint. Nhờ vào ghi chú bằng Activeinspire, giáo viên có thể đến lớp mà
không cần những bài giảng điện tử lập trình sẵn mà chỉ cần tài liệu soạn sẵn
trên word, phần mềm sách giáo khoa hoặc pdf sách giáo khoa tin học. Đặc
biệt với chức năng chú giải trên màn hình, giáo viên có thể sự dụng bài giảng
8


bằng Powerpoint để giảng dạy mà vẫn có thể tương tác được với các công cụ
của Activeinspire như bút,…
Đặc thù của môn tin học THCS là học các phần mềm trên máy tính như
Word, Excel, Pascal, Powerpoint,… nên việc sử dụng bảng tương tác để
hướng dẫn trực tiếp cho học sinh các thao tác là rất hợp lý. Học sinh có thể
quan sát được các thao tác một cách rõ ràng, và có thể thực hành lại ngay trên
bảng tương tác, từ đó học sinh sẽ tiếp thu và nhớ bài tốt hơn.
Trong quá trình học tin học và làm bài tập, đôi khi chỉ nói thôi chưa đủ
để học sinh nắm được bài, một số học sinh có thể nghe sai ý của giáo viên dẫn
đến ghi chú sai. Sử dụng phần mềm sách giáo khoa điện tử kết hợp với bút
tương tác, giáo viên có thể chỉ rõ từng điểm quan trọng, gạch chân dưới vị trí
cần thiết giúp học sinh dễ dàng theo kịp bài. Với những tiết bài tập giáo viên
không nhất thiết phải soạn bài giảng điện tử và ghi sẵn đáp án mà có thể
thông qua bảng điện tử để phóng to nội dung sách giáo khoa hoặc bài tập rồi
để học sinh trực tiếp sửa bài trên bảng và chiếu cho cả lớp xem. Như vậy, bài

giảng sẽ dễ hiểu hơn.
Ngoài những phương tiện kể trên, activeinspire có thể dùng kết hợp với
nhiều phương tiện khác như windows media để trình chiếu video và dừng lại
ở những điểm quan trọng, dùng viết ghi chú giải lên hình ảnh đang được
chiếu; kết hợp với Google chrome để hướng dẫn học sinh tra cứu tư liệu
mạng;

9


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI
Việc sử dụng bảng tương tác trong giảng dạy môn tin học nói chung đã
đạt kết quả khá khả quan. Hầu hết các em tỏ ra thích thú với việc có thể trực
tiếp tham gia vào bài giảng và viết lên bảng cảm ứng nên tỏ ra tích cực tham
gia xây dựng bài hơn. Đặc biệt trong những tiết bài tập, và các tiết thao tác
nhiều trên bảng học sinh hoạt động nhóm sôi nổi hơn và nghiêm túc hơn. Mặc
dù thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ và chưa quen với việc viết bảng, song các
em đã nhanh chóng thích nghi và cải thiện chữ viết và kỹ năng thao tác trên
bảng.
II. KẾT LUẬN
Có thể thấy, mặc dù việc sử dụng bảng điện tử trong giảng dạy tin học
vẫn còn một số hạn chế nhất định những đã mở ra những triển vọng và tiềm
năng mới trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tăng cường tính
tích cực chủ động và khả năng tương tác của học sinh trong lớp học. Hy vọng
trong tương lai gần, bảng điện tử sẽ là một thiết bị đồng hành với tất cả các
giáo viên và bút điện tử sẽ được dùng thay thế cho phấn viết bảng độc hại.
III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỂ VIỆC SỬ DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC
NGÀY CÀNG PHỔ BIẾN VÀ HIỆU QUẢ
1. Đối với giáo viên:

Để có một giờ dạy hiệu quả trên activeboard, mỗi giáo viên cần phải
trang bị những kỹ năng cơ bản về sử dụng bảng.
Thực hành thường xuyên là điều kiện quan trọng để chúng ta có thể
hiểu rõ hơn những tính năng của bảng và những tình huống sư phạm có thể
phát sinh trong quá trình giảng dạy trên thiết bị này.
Ngoài ra, tự xây dựng một nguồn tư liệu hữu ích và chia sẻ lài liệu, bài
giảng giữa các thành viên trong tổ chuyên môn cũng sẽ giúp chúng ta tiết
10


kiệm thời gian soạn giảng, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong quá
trình giảng dạy sau này. Bên cạnh đó cần có thêm những tiết sinh hoạt chuyên
môn để chia sẻ những vướng mắc trong giảng dạy và hỗ trợ lẫn nhau về mặt
kỹ thuật.
2. Về phía nhà trường và các cấp quản lý.
Sở giáo dục đào tạo và nhà trường cần tăng cường tập huấn cách thức
sử dụng phần mềm ở cả cấp độ cơ bản và chuyên sâu cho tất cả giáo viên để
nhanh chóng áp dụng một cách nghiêm túc vào thực tế dạy học.
Nhà trường cần có tiêu chí liên quan đến danh thi đua của giáo viên về
việc ứng dụng phần mềm vào dạy học trên lớp, chẳng hạn một học kỳ mỗi
giáo viên phải dạy tối thiểu hai tiết dạy ứng dụng CNTT có sử dụng bảng
tương tác.
Mỗi trường nên có nhiều hơn một phòng học được trang bị bảng
Activboard nhằm góp phần vào việc đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá.
Cần có những buổi hội thảo, trao đổi rút kinh nghiệm giữa các giáo
viên về cách thức sử dụng, thực tế áp dụng,… của phần mềm ActivInspireStudio.
Ia Mrơn, ngày 15 tháng 03 năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Mai


11



×