Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại lý hàng hải việt nam – VOSA và tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí theo khoản mục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.76 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ
BỘ MÔN: KINH TẾ CƠ BẢN

BÀI TẬP LỚN
MÔN: PHÂN TÍCH HĐKT NGÀNH LOGISTICS
Đề tài: Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của
Công ty cổ phần Đại lý Hàng hải Việt Nam – VOSA và tình
hình thực hiện chỉ tiêu chi phí theo khoản mục.

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

:Th.S Nguyễn Thị Thúy Hồng

SINH VIÊN

: Hoàng Thị Thơ

LỚP

: LQC54-ĐH2

MÃ SINH VIÊN

: 53394

NHÓM

: N03

1




LỜI MỞ ĐẦU
Được đánh giá là một trong những nền kinh tế mới nổi, nhiều triển vọng
và năng động, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế và tầm ảnh hưởng trong
hợp tác quốc tế cũng như trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với tầm quan trọng của mình, ngành vận tải biển được coi là một trong
những ngành kinh tế trọng điểm của quốc gia theo chính sách vươn ra biển. Tuy
nhiên, theo đánh giá của các nhà kinh tế học cũng như các tổ chức uy tín thì vận
tải biển Việt Nam chưa thực sự thu hút được các nguồn đầu tư từ nước ngoài do
các rào cản về thuế quan, thủ tục pháp lý, cơ sở hạ tầng yếu kém cũng như chất
lượng của nguồn nhân lực chưa cao. Đây đang là một trong những vấn đề quan
trọng cần được quan tâm và có những chính sách đúng đắn để các ngành kinh tế
nước ta bắt kịp được những yêu cầu khi Hiệp định đối tác châu Á xuyên Thái
Bình Dương - TPP được đưa vào thực hiện.
Với vị thế là một trong những nhà cung cấp các dịch vụ về vận tải đường
biển lớn nhất của Việt Nam, công ty cổ phần Đại lý Hàng Hải Việt Nam –
VietNam Ocean Shipping Agency (VOSA) luôn đi đầu về đối mới, phát triển và
hoàn thiện các dịch vụ cho khách hàng để duy trì uy tín và chất lượng của công
ty. Nhận thấy tầm quan trọng của ngành vận tải biển, trên cương vị là một sinh
viên em xin chọn đề tài: “Đánh giá chung tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ
yếu và phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của Công ty cổ phần đại
lý hàng hải Việt Nam” cho bài tập lớn của mình. Bài tập lớn gồm 3 phần chính:




Phần 1: Cơ sở lý luận chung.
Phần 2: Nội dung phân tích.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.


Trong thời gian làm bài không tránh khỏi nhiều sai sót, em mong nhận
được ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn. Em xin cám ơn cô Nguyễn Thị
Thúy Hồng cùng toàn bộ thầy cô trong bộ môn Logistics đã giúp đỡ em trong
thời gian qua. Em xin trân trọng cảm ơn.

2


PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế
1.1.1 Khái niệm.
Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu,
đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trên cơ sở
đó đề ra các giải pháp phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp.
Hoạt động kinh tế của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường luôn phải
tuân theo những quy luật kinh tế khách quan như: quy luật cung – cầu, quy luật
giá trị, quy luật cạnh tranh. Đồng thời, chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố bên
trong (nhân tố chủ quan) cũng như những nhân tố bên ngoài (nhân tố khách
quan) doanh nghiệp.
Để chiến thắng trong cạnh tranh, để tồn tại và phát triển buộc lòng doanh
nghiệp phải hoạt động đúng quy luật, phải quản lý tốt và phải đề ra được những
phương án kinh doanh đúng đắn, sáng suốt. Cho nên, nhà quản lý cần phải
thường xuyên nắm bắt đầy đủ thông tin làm cơ sở cho việc ra quyết định. Việc
phân tích những hoạt động kinh tế sẽ cung cấp thông tin về tình hình, về hoạt
động của doanh nghiệp một cách đầy đủ, trên nhiều khía cạnh, nhiều góc độ
giúp tìm ra phương án kinh doanh tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất.
1.1.2 Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh tế:
Phân tích hoạt động kinh tế với một vị trí là công cụ quan trọng của nhận

thức, nó trở thành công cụ quan trọng để quản lý khoa học có hiệu quả các hoạt
động kinh tế. Nó thể hiện chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước.
1.1.3 Mục đích phân tích:
-

Đánh giá kết quả hoạt động kinh tế, kết quả của việc thực hiện các nhiệm
vụ được giao, đánh giá việc chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà

-

nước.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
Xác định nguyên nhân dẫn đến sự biến động các nhân tố làm ảnh hưởng
trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế.
3


-

Đề xuất các biện pháp và phương hướng để cải tiến phương pháp kinh
doanh, khai thác các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2.1 Các phương pháp phân tích sử dụng trong bài
2.1.1 Phương pháp phân chia kết quả kinh tế (phương pháp chi tiết )
Phân chia kết quả kinh tế là việc phân loại kết quả kinh tế thành từng bộ
phận theo một tiêu thức nào đó; việc phân chia kết quả kinh tế giúp ta nắm được
một cách sâu sắc bản chất của sự vật, hiện tượng; nắm được mối quan hệ cấu
thành, mối quan hệ nhân quả và quy luật phát triển của các sự vật, hiện tượng
đó.

Ta có thể phân chia kết quả kinh tế theo những cách sau:


Phân chia theo các bộ phận cấu thành: cách phân chia này giúp đánh giá
ảnh hưởng của từng bộ phận đến kết quả kinh tế. Chẳng hạn, chi tiêu giá
thành đơn vị sản phẩm được chi tiết theo các khoản mục chi phí, chi tiêu
doanh thu chi tiết theo mặt hàng hoặc chi tiết theo từng phương thức tiêu



thụ…
Phân chia theo thời gian: Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Việc phân chia theo thời gian
để phân tích giúp việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong từng
khoảng thời gian được chính xác, tìm ra được các giải pháp có hiệu quả
cho từng quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, nó còn giúp tìm
ra phươn án sử dụng thời gian lao động một cách hiệu quả nhất. Chẳng



hạn, phân chia kết quả theo từng quý, từng năm, từng tháng…
Phân chia theo không gian (địa điểm): Kết quả kinh doanh thường là đóng
góp của nhiều bộ phận hoạt động trên những địa điểm khác nhau. Chi tiết
theo địa điểm sẽ làm rõ hơn sự đóng góp của từng bộ phận đến kết quả
chung của toàn doanh nghiệp. Chẳng hạn, doanh thu của một doanh
nghiệp thương mại có thể chi tiết theo từng của hàng, theo từng vùng.

4



2.1.2 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích, nhằm xác định kết
quả kinh tế, kết quả thực hiện nhiệm vụ… Vận dụng phương pháp này đòi hỏi
người phân tích phải nắm các vấn đề sau:
-

Tiêu chuẩn so sánh: Là chỉ tiêu gốc làm căn cứ để so sánh.
Chỉ tiêu gốc bao gồm: Số kế hoạch, định mức, dự toán kỳ trước.



Nếu số gốc là số kỳ trước: tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá
mức biến động, khuynh hướng hoạt động của chỉ tiêu phân tích qua hai

hay nhiều kỳ.
• Nếu số gốc là số kế hoạch: tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá
tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra.
• Số gốc là số trung bình ngành: tiêu chuẩn so sánh thường sử dụng khi
đánh giá kết quả của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của các
doanh nghiệp có cùng quy mô trong cùng ngành.
-

Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu kinh tế phải đáp ứng các yêu cầu sau:




-

Phải phản ánh cùng một nội dung kinh tế.

Phải có cùng một phương pháp tính toán.
Phải có cùng một đơn vị tính.

Kỹ thuật so sánh:


So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ
gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy sự biến động về khối

lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích.
• So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số
kỳ gốc của chi tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, mối quan
hệ, tốc độ phát triển... của chỉ tiêu phân tích.
• So sánh bằng số bình quân: Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số
tuyệt đối (năng suất lao động bình quân, tiền lươn bình quân…) hoặc dưới
dạng số tương đối (tỷ suất lợi nhuận bình quân, tỷ suất chi phí bình
quân…) So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh đặc điểm chung của
một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất.
5


2.1.3 Phương pháp phân tích- Phương pháp cân đối.
Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối
quan hệ tổng đại số. Cụ thể để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến
chỉ tiêu nghiên cứu chỉ việc tính chênh lệch giữa trị số kỳ nghiên cứu và trị số
kỳ gốc của nhân tố đó, không cần quan tâm đến các nhân tố khác.
Nội dung của phương pháp:
Giả sử có một chỉ tiêu kinh tế được viết dưới dạng phương trình như sau:
y = a.b.c





Bước 1: Xác định chỉ tiêu phân tích: A
Bước 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng: a, b, c
Bước 3: Xác định phương trình kinh tế
y =a + b - c



Bước 4: Xác định đối tượng phân tích



Bước 5: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động

-

của chỉ tiêu phân tích
Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích y

-

Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích y

-

Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố c đến chỉ tiêu phân tích y

-


Mức độ ảnh hưởng tương đối của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích y

-

Mức độ ảnh hưởng tương đối của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích y

-

Mức độ ảnh hưởng tương đối của nhân tố c đến chỉ tiêu phân tích y

Bước 6: Tổng hợp kết quả tính toán, rút ra kết luận và kiến nghị
-

Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối

-

Mức độ ảnh hưởng tương đối

6


 Lập bảng phân tích
Kỳ gốc
STT

Chỉ tiêu

1

2
3

Nhân tố 1
Nhân tố 2
Nhân tố 3
Tổng thể

Quy


Tỷ trọng
(%)

Kỳ NC
Quy


Tỷ trọng
(%)

100

100

7

So sánh
(%)


Chênh
lệch

MĐAH
đến y (%)

-


PHẦN 2: NỘI DUNG PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1 Lịch sử hình thành, phát triển và chức năng, ngành nghề kinh doanh
của công ty VOSA.
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
-

Công ty Đại lý Tàu biển Việt Nam, nay là Công ty cổ phần Đại lý
Hàng hải Việt Nam, thành lập ngày 13/03/1957 theo Nghị định số

-

50/NĐ của Bộ Giao thông và Bưu điện.
Ngày 08/08/1989: Công ty Đại lý Tàu biển Việt Nam được đổi tên
thành Đại lý Hàng hải Việt Nam theo Quyết định số 1436 QĐ/ TCCB-

-

LĐ của Bộ Giao thông vận tải.
Ngày 12/05/1993, Đại lý Hàng hải Việt Nam (VOSA) được thành lập

lại theo Quyết định số 885/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ Giao thông Vận tải,
là doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt

-

Nam.
Ngày 30/12/2005, Bộ Giao Thông Vận Tải ra Quyết định số 5099/QĐBGTVT về việc “Phê duyệt phương án và chuyển Đại lý hàng hải Việt
Nam đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Hàng hải

-

Việt Nam thành công ty cổ phần”.
Ngày 31/03/2006, Bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng tại

-

Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh.
Ngày 14/06/2006, Đại hội cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Đại lý

-

Hàng hải Việt Nam.
Ngày 20/10/2006, Công ty Cổ phần Đại lý Hàng hải Việt Nam nhận
Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: 4103005432 do phòng đăng
ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp. Công ty
cổ phần chính thức đi vào hoạt động từ ngày này. Giấy Chứng nhận
Đăng ký đã được bổ sung, sửa đổi lần thứ 06 (ngày 13/12/2013), với
mã số doanh nghiệp: 0300437898

1.1.2 Thông tin và ngành nghề kinh doanh của công ty.

8


Thông tin cơ bản về công ty:


Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ HÀNG HẢI VIỆT

NAM.
• Tên tiếng Anh: VIETNAM OCEAN SHIPPING AGENCY






CORPORATION.
Tên viết tắt: VOSA CORPORATION.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0300437898.
Vốn điều lệ: 116.500.000.000 đồng.
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 116.500.000.000 đồng.
Địa chỉ: Lầu 5 Petroland Tower, Số 12 Tân Trào, P.Tân Phú, Q.7, TP






HCM.
Số điện thoại: (84 - 8) 54161820 – 54161821 – 54161822.

Số fax: (84 - 8) 54161823 – 54161824.
Website: –
Mã cổ phiếu: VSA, giá niêm yết ngày 28/4/2016: 29,000 VNĐ tại
sàn giao dịch chứng khoán HCM (Vietstock, 2016)

Ngành nghề kinh doanh:







Đại lý tàu biển. Đại lý, kiểm đếm hàng hóa.
Môi giới và dịch vụ hàng hải.
Dịch vụ logistics.
Đại lý vận tải (giao nhận kho vận, kho ngoại quan).
Vận tải đa phương thức quốc tế.
Kinh doanh kho bãi.

1.1.3 Cơ cấu tổ chức
Ban lãnh đạo của công ty gồm 4 bộ phận chính là:
-

Đại hội cổ đông.
Ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị.
Ban điều hành.

Dưới quyền ban điều hành gồm 4 phòng chuyên môn:

-

Phòng Tài chính kế toán.
Phòng Tổ chức tiền lương.
Phòng Kinh tế đối ngoại.
Phòng Quản lý đầu tư.

Ngoài ra, VOSA còn có các chi nhánh, công ty con, công ty liên doanh tại
các tỉnh, thành phố như:Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, North Freight,
Orimas, Bến Thủy, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Sài Gòn,
9


Vitamas, Samtra, Cần Thơ, VOSA Land, Yusen Logistics Transport VN, NYK
Line Vietnam, China Shipping Vietnam.
Lãnh đạo hiện nay của công ty là:




Ông Phạm Mạnh Cường – Chủ tịch HĐQT.
Ông Vũ Xuân Trung - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
Ông Hoàng Việt – Trưởng ban kiểm soát.

1.1.4 Cơ sở vật chất và tài sản của công ty.
Công ty có cơ sở vật chất rất tốt phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh,
cung cấp các dịch cụ chính, đó là hệ thống kho bãi, văn phòng đại diện tại các
chi nhánh ở các tỉnh, thành phố phát triển về vận tải, kho bãi và các trung tâm
kinh tế lớn của đất nước như: TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Trong năm 2014, VOSA đã bắt thực hiện và hoàn thiện cũng như đưa vào

sử dụng các dự án được đầu tư như:


Dự án nhà kho thức ăn chăn nuôi tại cảng Cái Lân hợp tác cùng Bunge –

Tập đoàn thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới.
• Mở rộng văn phòng chính của công ty tại tòa nhà Petroland.
• Tiến hành đấu thầu và xây dựng nhà kho chứa hàng tổng hợp 1C với diện
tích hơn 4000 m² tại khu kho bãi Cái Lân.
• Thực hiện các thủ tục về giải phóng mặt bằng cho dự án Trung tâm điều
hành Sản xuất – Kinh doanh VOSA ở số 1 bến Vân Đồn.
1.1.5 Khó khăn và thuận lợi trong sản xuất kinh doanh của công ty.
1.1.5.1 Khó khăn.
Trong năm 2014, công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh do tình hình kinh tế khó khăn chung của cả nước và tình hình kinh tế
chưa ổn định trên toàn cầu.


Điều này đã tác động mạnh đến sự sụt giảm giao thương hàng hóa, qua đó
trực tiếp tác động đến ngành vận tải, nhất là các hãng vận tải biển khi mà
cước phí hàng hóa phải giảm trong khi lượng hàng hóa vận tải không ổn
định.
10




Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải và
logistics nhằm duy trì doanh nghiệp và tồn tại. Nhất là việc các hãng tàu
và tập đoàn logistics lớn của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt


Nam cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nội địa.
• Tình hình chính trị căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc khiến hàng
hóa mậu dịch qua biên giới không ổn định, khiến cho dịch vụ kho bãi gặp
nhiều khó khăn, các chi phí đầu vào tăng.
1.1.5.2 Thuận lợi.
Tuy đối mặt với nhiều khó khăn kể trên, VOSA vẫn được vượt qua và tiếp
tục là một trong những điểm sáng hiếm hoi trong các doanh nghiệp về vận tải
biển Việt Nam khi mà kinh doanh luôn có lợi nhuận sau thuế đạt trên 30 tỉ đồng.


Công ty không bị ảnh hưởng nhiều từ các khoản nợ dài hạn cũng như việc

tăng lãi suất cho vay như các doanh nghiệp khác trong ngành.
• Công ty đã và đang thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh doanh với các
khách hàng có lượng hàng lớn và ổn định như Sinotrans, Bunge,… Nên
nguồn hàng ổn định và đảm bảo thu về lợi nhuận cho công ty.
• Công ty được hưởng các ưu đãi về thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp
từ Nhà nước cho các hoạt động sản xuất kinh doanh chính.

11


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC
CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ SẢN XUÂT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY.
2.1 Mục đích, ý nghĩa của việc phân tích.
2.1.1 Mục đích.



Đánh giá tình hình tổng quát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp trong những năm gần đây
• Đánh giá được việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và các chính sách
nhà nước đã yêu cầu và đặt ra cho các doanh nghiệp
• Đề xuất các biện pháp khắc phục những khó khăn, điểm yếu ở hiện tại
đồng thời đưa ra các phương hướng, kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp
trong tương lai nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
cho doanh nghiệp
2.1.2 Ý nghĩa.
Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp
các nhà quản trị nhìn nhận được những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp
từ đó đưa ra được những biện pháp tối ưu nhất để khắc phục những điểm yếu và
đồng thời ra những quyết định đúng đắn cho việc khai thác, phát huy những
điểm mạnh, những tiềm năng của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả, tối ưu hóa lợi nhuận cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do vậy, việc đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là
hoạt động quan trọng và cần thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp.

12


2.2 Phân tích tình hình SXKD giai đoạn 2013-2014 của VOSA
Bảng 2.1: Chỉ tiêu đánh giá kết quả SXKD của VOSA.

STT
I

Chỉ tiêu
GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG


Đơn vị
Đồng

Kỳ gốc
(Năm 2013)

Kỳ nghiên cứu
(Năm 2014)

So sánh
(%)

Chênh lệch

804.350.560.337

843.121.917.651

104,82

38.771.357.314,00

705

698

99.01

-7.00


1.140.922.781

1.207.911.057

105,87

66.988.276

II
1

LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG
Tổng số lao động

Người

2

Năng suất lao động bình quân

Đồng/người/kỳ

3
4
III
1
2
3
IV

1
2
3
4

Tổng quỹ lương
Tiền lương bình quân
TÀI CHÍNH
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận
QUAN HỆ NGÂN SÁCH
Thuế GTGT
Thuế thu nhập DN
BHXH
Thuế khác

Đồng
Đồng/người/tháng

102.975.153.804
12.172.004

103.478.720.568
12.354.193

100.49
101.5

503.566.764.00

182.189.00

Đồng

804.350.560.337
762.223.266.100
35.399.320.585

843.121.917.651
782.075.041.200
51.038.725.577

104,82
102,6
144,2

38.771.357.314,00
19.851.775.100,00
15.639.404.990,00

Đồng

44.018.964.444
7.238.383.782
58.240.420
28.197.447.831

11.474.577.393
8.294.739.293
68.195.659

33.684.103.086

26,06
114,59
117,09
119,45

-32.544.387.050,00
1.056.355.511,00
9.955.239,00
5.486.655.250,00

13


2.2.1 Đánh giá chung.
Qua bảng phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy
nhìn chung các chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp đều tăng trong đó tăng mạnh
nhất là chỉ tiêu lợi nhuận (kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 44,2%), tăng ít nhất
là 2 chỉ tiêu: tổng quỹ lương (kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc 0,49%) và tiền lương
bình quân (kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tăng 1,5%); chỉ có chỉ tiêu tổng số lao
động bình quân và chỉ tiêu thuế giá trị gia tăng là giảm so với kì gốc, trong đó
chỉ tiêu tổng số lao động bình quân giảm 0,99% tương ứng với giảm 7 nhân
viên, chỉ tiêu giá trị gia tăng giảm 73,94%.
∗ Về chỉ tiêu sản lượng:
Qua bảng phân tích ta thấy sản lượng của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu so với
kỳ gốc tăng 4,82% tương ứng tăng 38.771.357.314,00 đồng. Như vậy có thể nói
việc thực hiện về chỉ tiêu sản lượng của doanh nghiệp tốt.
∗ Về các chỉ tiêu lao động, tiền lương:
Trong nhóm này hầu hết các chỉ tiêu đều tăng, duy chỉ có chỉ tiêu: tổng số lao

động bình quân giảm 0,99% của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tương ứng với 7
nhân viên. Tăng nhiều nhất là chỉ tiêu năng suất lao động bình quân ở kỳ nghiên
cứu so với kỳ gốc tăng 5,87% tương ứng với tăng 66.988.276 đồng mỗi nhân
viên. Tổng quỹ lương tăng 1,5% ở kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc tương ứng với
503.566.764,00 đồng. Tiền lương bình quân tăng 1,5% ở kỳ nghiên cứu so với
kỳ gốc tương ứng với 182.189,00 đồng/ người/ tháng.
∗ Về các chỉ tiêu tài chính:
Qua bảng phân tích ta thấy tổng doanh thu của doanh nghiệp kì nghiên cứu so
với kỳ gốc tăng 4,82% tương ứng với chênh lệch là 38.771.357.314,00 đồng; tổng
chi phí của doanh nghiệp tăng 2,6% so với kì gốc tương ứng với 19.851.775.100,00
đồng, do tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng cao hơn so với tổng chi phí làm
cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng so với kỳ gốc là 44,2% tương ứng với tăng
15.639.404.990,00 đồng.

∗ Về các chỉ tiêu quan hệ với ngân sách:
Qua bảng phân tích ta thấy các chỉ tiêu của nhóm quan hệ ngân sách hầu hết là

tăng, chỉ có chỉ tiêu thuế giá trị gia tăng là giảm ,chỉ tiêu này giảm so với kỳ gốc
là 73,94% ( ứng với giảm 32.544.387.050,00 đồng). Chỉ tiêu thuế thu nhập doanh
14


nghiệp tăng so với kỳ gốc 14,59% ( ứng với 1.056.355.511,00 đồng), tiếp đến là
chỉ tiêu thuế BHXH tăng so với kỳ gốc 17,09% (ứng với 9.955.239,00 đồng), cuối
cùng là chỉ tiêu thuế khác tăng 19,45% ( ứng với 5.486.655.250,00 đồng).
2.2.2

Đánh giá chi tiết

2.2.2.1 Chỉ tiêu giá trị sản lượng

Giá trị sản lượng của công ty năm 2014 là hơn 843 tỷ đồng, năm 2013 là
gần 804 tỷ đồng. So với năm 2013 thì giá trị sản lượng của công ty năm 2014
cao hơn 38 tỷ đồng, tương đương với mức tăng tương đối là 4,82%. Nguyên
nhân có sự tăng như vậy là do:
-

Doanh nghiệp thực hiện chính sách đầu tư xây dựng phát triển có chiều sâu với
hiệu quả cao nhất: Thực hiện các dự án đầu tư, cơ sở hạ tầng, kho bãi, đầu tư
mua sắm phương tiện như xe, cẩu, trang thiết bị hiện đại …để nâng cao năng lực
cạnh tranh, phục vụ cho việc phát triển chuỗi dịch vụ logistics; mở rộng quan hệ
hợp tác với nước ngoài. Cụ thể dự án nhà kho thức ăn chăn nuôi Bunge – Quảng
Ninh (giá trị dự án được phê duyệt hơn 45 tỷ đồng) đã hoàn thành; dự án nhà
kho chứa hàng tổng hợp 1C với quy mô xây dựng 4.031,7 m 3 đã được phê duyệt
vào tháng 09/2014. Đây là nguyên nhân chủ quan có tác động tích cực đến sản

lượng của doanh nghiệp.
 Biện pháp: Tiếp tục thực hiện chính sách phát triển có chiều sâu với hiệu quả
cao nhất. Hoàn thành các dự án đúng tiến độ để đảm bảo hiệu quả hoạt động của
-

doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đầu tư liên doanh với các thân chủ lớn, các hãng tàu, các công ty
cung cấp dịch vụ logistics lớn trên thế giới như: công ty Yusen Logistics
Singagpore, công ty NYK Line, hãng tàu China Shipping Group để từng bước
vươn ra thị trường quốc tế. Đây là nguyên nhân chủ quan có tác động tích cực

đến sản lượng của doanh nghiệp.
 Biện pháp: Doanh nghiệp tiếp tục duy trì tỷ lệ vốn góp, quan hệ tốt đẹp với các
-


thân chủ lớn, các hãng tàu, các công ty cung cấp dịch vụ logistics.
Công ty đưa vào sử dụng kho thức ăn chăn nuôi Bunge qua đó thực hiện cam kết
kinh doanh được ký kết giữa VOSA với tập đoàn thức ăn chăn nuôi hàng đầu
thế giới Bunge theo đó mỗi tháng sẽ có một tàu hàng rời chở thức ăn chăn nuôi
15


có trọng tải lớn hơn 70.000DWT của tập đoàn Bunge cập cảng Cái Lân và sử
dụng nhà kho thức ăn chăn nuôi mới được xây dựng. Đây là nguyên nhân chủ
quan có tác động tích cực đến sản lượng của doanh nghiệp.
 Biện pháp: Thực hiện cam kết kinh doanh đã được ký kết với tập đoàn Bunge
-

như đã thỏa thuận, nâng cao uy tín của doanh nghiệp và lòng tin của đối tác.
Năm 2014 nền kinh tế phục hồi sau giai đoạn nền kinh tế biến động 2012 –
2013, các hợp đồng từ giá trị sản xuất dịch vụ đại lý tàu tăng 3,11% ở kỳ nghiên
cứu so với kỳ gốc tương đương tăng hơn 25 tỷ đồng. Làm cho tổng giá trị sản
lượng tăng hơn 25 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân khách quan có tác động tích cực

đến sản lượng của doanh nghiệp
 Biện pháp: Hoàn thành tốt các hợp đồng dịch vụ đại lý tàu đã ký kết, phát huy
2.2.2.2
-

hết năng lực của doanh nghiệp trong khi nền kinh tế phục hồi trở lại.
Chỉ tiêu lao động – tiền lương
 Tổng số lao động bình quân
Tổng số lao động bình quân trong toàn công ty năm 2014 là 705 người, năm
2013 là 698 người, như vậy tổng số lao động trung bình năm 2014 thấp hơn 7
người so với năm 2013, tương đương với giảm 0,99%. Nguyên nhân là do

+ Trong năm 2014 có một số nhân viên lâu năm về hưu và doanh nghiệp
chưa tuyển thêm được nhân viên phù hợp với vị trí bị bỏ trống. Bởi vậy tổng số
lao động bình quân trong năm giảm. Tuy nhiên việc này không ảnh hưởng nhiều
đến việc vận hành của doanh nghiệp, mức độ ảnh hưởng không đáng kể, công
việc vẫn được hoàn thành tốt, đảm bảo hiệu quả của doanh nghiệp. Đây là nhân
tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp.

 Biện pháp: Doanh nghiệp tuyển thêm các nhân viên trẻ có tay nghề và trình độ

cũng như các kỹ năng tốt phục vụ doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp xây dựng phương án phát triển nguồn nhân lực cho các kế
hoạch trung và dài hạn. Cụ thể là đã cử nhân viên đi học tập, bổ sung kiến thức
để đưa phần mềm quản trị Lemon3 - ER vào sử dụng từ ngày 01/07/2012.
LEMON3-ERP là một hệ thống phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp
(Enterprise Resources Planning - ERP) có thể ứng dụng ở hầu hết các phòng ban
trong một doanh nghiệp (Ví dụ: Phòng Kỹ thuật, Thiết bị vật tư, kế toán, kinh
16


doanh, phòng hành chính nhân sự, ...) để giúp các phòng ban thực hiện công
việc nhanh chóng và hiệu quả. Để phát huy tối đa công dụng cũng như chức
năng của phần mềm, doanh nghiệp đã đưa 2 nhân viên đi học tập ở nước ngoài,
nâng cao trình độ chuyên môn sử dụng hiệu quả phần mềm. Do đó tổng số lao
động bình quân của doanh nghiệp đã giảm so với năm 2013. Đây là nguyên
nhân chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp.
 Biện pháp: Doanh nghiệp tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, kiến thức

cho các nhân viên.
+ Trước đây doanh nghiệp thuê các chuyên viên nước ngoài về ứng dụng
phần mềm quản trị Lemon3 - ER vào sử dụng. Hiện nay phần mềm đã được vận

hành ổn định trong doanh nghiệp với đội ngũ nhân viên tiếp quản được phần
mềm và các chuyên viên này cũng hết thời gian trong hợp đồng lao động với
công ty nên đã trở về nước. Do đó tổng số lao động bình quân năm 2014 giảm
so với năm 2013. Đây là nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến hoạt
động của doanh nghiệp.
 Biện pháp: Doanh nghiệp khuyến khích bộ phận đã tiếp quản được phần mềm cả

về kỹ năng lẫn chuyên môn.
+ Hai nhân viên xin nghỉ việc vì lý do cá nhân dẫn đến tổng số lao động năm
2014 giảm so với năm 2013. Đây là nguyên nhân khách quan có tác động tiêu
cực đến hoạt động của doanh nghiệp.
 Biện pháp: Doanh nghiệp tuyển thêm nhân viên bổ sung vị trí còn trống.
 Năng suất lao động bình quân

Năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp trong năm 2014 là
1.207.911.056 đồng/người, năm 2013 là 1.140.922.781 đồng/người. Như vậy,
năng suất lao động bình quân năm 2014 so với năm 2013 tăng 66.988.276
đồng/người (tương đương với tăng 5,87). Năng suất lao động bình quân trong
doanh nghiệp tăng là do một số nguyên nhân sau:
17


+ Áp dụng phần mềm quản trị Lemon3 - ER vào sử dụng đã giúp doanh
nghiệp quản trị tốt hơn nguồn nhân lực. Tuy số lượng lao động giảm nhưng việc
quản trị nhân lực trong công ty tốt dẫn đến năng suất lao động tăng. Đây là
nguyên nhân chủ quan có tác động tích cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp: Sử dụng phần mềm quản trị Lemon – ER hiệu quả, phát huy tối đa
năng lực quản trị của doanh nghiệp dựa vào bộ phận quản lý và phần mềm
Lemon – ER.
+ Doanh nghiệp đã xây dựng các phương án phát triển nguồn nhân lực trong

giai đoạn trung và dài hạn. Chất lượng dịch vụ khách hàng được nâng cao, xây
dựng đội ngũ nhân viên lành nghề với chuyên môn và thái độ phục vụ chuyên
nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ quan có tác động tích cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp: Doanh nghiệp tiếp tục phát triển nguồn nhân lực hiệu quả trong giai
đoạn trung và dài hạn
+ Trải qua một năm so với năm 2013 trình độ tay nghề của nhân viên năm
2014 đã được rèn luyện, nâng cao hơn năm 2014. Đây là nguyên nhân khách
quan có tác động tích cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp: Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thi đua về giá trị sản xuất, bồi
dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng của nhân viên.
+ Doanh nghiệp đã áp dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nâng
cao cơ sở hạ tầng, giúp cho nhân viên hoàn thành công việc tốt hơn như nhà kho
1C, kho thức ăn chăn nuôi bunge,… Đây là nguyên nhân chủ quan có tác động
tích cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp: Doanh nghiệp áp dụng hiệu quả khoa học, công nghệ; đào tạo nhân

-

viên sử dụng khoa học, công nghệ đạt được hiệu quả tốt nhất.
 Tổng quỹ lương
Tổng quỹ lương của doanh nghiệp trong năm 2014 là 103.478.720.568 đồng,
năm 2013 là 102.975.153.804 đồng. Như vậy, tổng quỹ lương năm 2014 so với
năm 2013 tăng 503.566.764 đồng/người (tương đương với tăng 0,49%). Năng
suất lao động bình quân trong doanh nghiệp tăng là do một số nguyên nhân sau:
+ Trong năm 2014 doanh nghiệp có cơ hội ký kết các hợp đồng có giá trị
đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp như: vận chuyển cho dự án đầu tư 20 tỷ
USD của công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa tại+ Hà Tĩnh, … Lợi
nhuận của doanh nghiệp tăng dẫn đến phân bổ trong quỹ lương của doanh
18



nghiệp tăng. Đây là nguyên nhân chủ quan có tác động tích cực đến doanh
nghiệp.
 Biện pháp: Có những chính sách lương, thưởng khuyến khích nhân viên làm
việc hiệu quả, thu về nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
+ Trong năm 2014, Chính phủ ban hành nghị định 103/2014NĐ-CP tăng
mức lương tối thiểu vùng. Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu ở vùng 1 áp dụng
mức 2.700.000 đồng/tháng dẫn đến quỹ lương của doanh nghiệp tăng. Đây là
nguyên nhân khách quan có tác động tích cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp: Thực hiện đúng các chính sách của chính phủ và nhà nước nhằm

khẳng định vị trí và uy tín của doanh nghiệp.
+ Ngày 04/03/2014 thành viên hội đồng quản trị thông qua tờ trình số
80/TT-TGĐ của Tổng giám đốc về xây dựng quỹ tiền lương tăng lên thành 58
đồng/1.000 đồng lợi nhuận hợp nhất. Đây là nguyên nhân chủ quan có tác động
tích cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp: Doanh nghiệp tiến hành thực hiện đề xuất của Tổng Giám đốc trong

tờ trình đã được thông qua bởi HĐQT về xây dựng quy chế mới cho quỹ tiền
lương.
+ Từ ngày 01/7/2013, thì tất cả các doanh nghiệp (bao gồm nhà nước và
ngoài nhà nước) áp dụng thống nhất quy định về thang lương, bảng lương
tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ. Không còn tính
hệ số lương như quy định cũ tại Nghị định 205. Đây là nguyên nhân khách quan
tác động tích cực đến tổng quỹ lương của doanh nghiệp.
 Biện pháp: Áp dụng đúng quy định về thang lương, bảng lương theo Nghị định

-

của Chính phủ.

 Tiền lương bình quân
Tiền lương bình quân doanh nghiệp trong năm 2014 là 12.354.193
đồng/người/tháng, năm 2013 là 12.172.004 đồng/người/tháng. Như vậy tiền
lương bình quân năm 2014 so với năm 2013 tăng 182.189 đồng/người/tháng
(tương đương với tăng 1,5%). Tiền lương bình quân trong doanh nghiệp tăng là
do một số nguyên nhân sau:
19


+ Tổng quỹ lương tăng do thực hiện các chính sách của chính phủ dẫn đến
tiền lương bình quân tăng. Đây là nguyên nhân khách quan có tác động tích cực
đến doanh nghiệp
 Biện pháp: Thực hiện các chính sách của Chính phủ, phân bổ hợp lý tổng quỹ

lương.
+ Trong kỳ vừa qua hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra tốt;
bên cạnh đó nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao uy tín và
năng lực cạnh tranh doanh nghiệp đã quyết định nâng mức thưởng cho cán bộ
công nhân viên. Các khoản thưởng tăng kéo theo tiền lương bình quân cũng tăng
theo. Đây là nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp: Bên cạnh nâng mức thưởng cho người lao động doanh nghiệp cũng

giúp đỡ các nhân viên có hoàn cảnh khó khăn.
+ Với những công việc đòi hỏi nhân viên phải làm việc trực tiếp ngoài trời,
việc xếp dỡ các loại hàng hóa có cả hàng hóa độc hại ảnh hưởng không ít đến
sức khỏe nhân viên doanh nghiệp phải trích thêm tiền phụ cấp. Điều này sẽ làm
tăng tiền lương bình quân. Đây là nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng tích cực.
 Biện pháp: Doanh nghiệp kiểm soát việc làm ngoài giờ của nhân viên, đảm bảo

nhân viên có đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc.

+ Để hoàn thành dự án, nhiều nhân viên làm thêm giờ. Dẫn đến tiền lương
chi trả cho các nhân viên đấy sẽ nhiều hơn. Làm cho tiền lương bình quân tăng.
Đây là nguyên nhân chủ quan có tác động tích cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp: Tiến hành thưởng cho những nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của

mình.
2.2.2.3
Chỉ tiêu tài chính
 Tổng doanh thu

Qua bảng phân tích ta thấy tổng doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ
nghiên cứu tăng 4,82% so với kỳ gốc (ứng với 38.771.357.314 đ). Việc doanh
thu có biến động tăng có thể do các nguyên nhân sau:
+ Giá trị sản lượng của doanh nghiệp tăng đến 4,82% như đã phân tích ở
phần giá trị sản lượng, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả về giá trị sản lượng kéo
20


theo doanh thu của doanh nghiệp tăng. Đây là nguyên nhân chủ quan có tác
động tích cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp: Doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, hoàn thành các hợp

đồng đã ký kết.
+ Doanh nghiệp đã không ngừng nâng cao vị thế và uy tín của doanh
nghiệp mình như đầu tư và liên kết với các công ty cung cấp dịch vụ logistics
lớn trên thế giới như: công ty Yusen Logistics Singagpore, công ty NYK Line,
hãng tàu China Shipping Group làm cho lượng đơn đặt hàng của doanh nghiệp
tăng lên đáng kể. Làm cho tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng. Đây là
nguyên nhân chủ quan có tác động tích cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp: Tiếp tục thu hút các khách hàng tiềm năng, phát huy tối đa năng lực

của doanh nghiệp để làm tăng giá trị sản lượng nhưng cũng chú ý đến điều tiết
các hợp đồng phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.
+ Một số thân chủ đại lý vận tải dù đã chấm dứt hợp đồng đại lý nhưng tiếp
tục ủy thác một số công việc nên doanh thu vẫn tăng. Đây là nguyên nhân khách
quan có tác động tích cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp: Doanh nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của doanh nghiệp,

hoàn thành tốt các hợp đồng đã ký kết.
+ Công ty làm dịch vụ trọn gói cho một số lô hàng nên doanh thu cũng tăng
lên vì trong đó bao gồm cước vận tải, công tác vận chuyển quặng sắt với
Fomosa tại Hà Tĩnh được tiếp tục trong năm 2014 góp phần làm tăng doanh thu.
Đây là nguyên nhân chủ quan có tác động tích cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp: Phát triển, hoàn thành tốt dịch vụ trọn gói để tăng doanh thu cho

-

doanh nghiệp.
 Tổng chi phí
Qua bảng phân tích ta thấy tổng chi phí của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu
tăng 2,6% so với kỳ gốc (ứng với 19.851.775.100 đồng). Việc chi phí có biến
động tăng có thể do các nguyên nhân sau:
+ Doanh nghiệp đầu tư các dự án nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng như Trung
tâm điều hành SXKD VOSA – số 1 Bến Vân Đồn, dự án nhà kho chứa hàng

21


tổng hợp C1, dự án mua sàn nhà văn phòng tòa nhà Petrland … Đây là nguyên
nhân chủ quan có tác động tích cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp: Quá trình quyết toán đưa dự án vào sử dụng doanh nghiệp phải quản


lý tốt chi phí để tránh tình trạng phát sinh thêm các chi phí nằm ngoài kế hoạch.
+ VOSA triển khai dự án chuyển đổi công năng sử dụng từ tòa nhà hỗn hợp
văn phòng và khách sạn trước đây của VOSA Quảng Ninh sang kinh doanh
khách sạn. Cải tạo 866 m2 bao gồm 1 trệt và 6 tầng lầu với tổng kinh phí hơn 2
tỷ đồng. Dẫn đến tổng chi phí tăng. Đây là nguyên nhân chủ quan có tác động
tích cực đến doanh nghiệp.
 Biện pháp: Thực hiện quyết toán và đưa khách sạn vào khai thác nhanh chóng,

đúng tiến độ, đảm bảo về chất lượng của dự án.
+ VOSA thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ với nhân viên trong
doanh nghiệp theo đúng quy định của Pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động
của Công ty cũng như Thỏa ước lao động tập thể tăng.
 Biện pháp: Đảm bảo môi trường làm việc công bằng, bình đẳng, thực hiện đầy

đủ, chế độ với nhân viên trong doanh nghiệp.
+ Năm 2014, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn trong giai đoạn
khó khăn và nhiều biến động bất thường, tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ mất
giá ảnh hưởng đến các khoản nợ nước ngoài, mua TSCĐ phục vụ hoạt động của
doanh nghiệp … Dẫn đến tổng chi phí tăng. Đây là nguyên nhân khách quan có
tác động tiêu cực đến doanh nghiệp.
2.2.2.4 Quan hệ ngân sách
 Thuế GTGT
-

Thuế GTGT của năm 2014 là 11,47 tỷ đồng và năm 2013 là 44,01 tỷ đồng, năm
2014 thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp ít hơn so với năm 2013 là gần
32,54 tỷ đồng, tăng 73,94% vì nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chủ quan:




Doanh nghiệp từ doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hình thức Công ty Cổ
phần nên được hưởng chế độ thuế GTGT thay đổi. Cụ thể là: Mức thuế GTGT

22


cho các dịch vụ đại lý tàu, vận tải thủy là 10% và thuế GTGT là 0% cho các dịch
vụ cung cấp cho tàu nước ngoài.
 Biện pháp: Doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ để duy trì
lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
+ Nguyên nhân khách quan:


Nhu cầu của đối tác vận chuyển hàng hóa giảm dẫn đến số lượng hàng hóa

doanh nghiệp vận chuyển giảm.
 Biện pháp: Doanh nghiệp thu hút các khách hàng có nhu cầu bằng các chính

-

sách giảm giá cước, ưu đãi cho các đối tác vận chuyển nhiều.
 Thuế TNDN
Thuế TNDN của năm 2014 là 8,29 tỷ đồng và năm 2013 là 7,24 tỷ đồng, năm
2014 thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp nhiều hơn so với năm 2013 là gần

-

1,05 tỷ đồng, tăng 4,59%.

 Thuế BHXH
Thuế BHXH của năm 2014 là 68,19 tỷ đồng và năm 2013 là 58,24 tỷ đồng, năm
2014 thuế BHXH mà doanh nghiệp phải nộp nhiều hơn so với năm 2013 là gần
10 triệu đồng, tăng 7,09% do các nguyên nhân sau:
+ Trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp thực hiện trích bảo hiểm xã hội theo
nghị định mới của chính phủ quy định về mức trích bảo hiểm xã hội .Chi phí bảo
hiểm xã hội ảnh hưởng không đáng kể đến tổng chi phí nhưng nó cũng góp phần
làm tăng chi phí từ đó làm tăng giá thành sản phẩm.
+ Một số cán bộ quản lý của doanh nghiệp có nhiều sáng tạo giúp nâng cao
hiệu quả quản lý doanh nghiệp, tích cực chủ động trong việc tìm hiểu thị trường,
tìm kiếm nguồn hàng mới. Vì vậy trong năm qua đã được đề bạt, nâng cao mức
tiền lương cơ bản. Dẫn đến chi phí BHXH cũng tăng theo.
+ Chính phủ đã đưa ra chính sách tăng mức lương cơ bản cho công nhân.
Mà tiền đóng bảo hiểm xã hội lại đượcc trích ra từ tiền lương của công nhân.
Chính vì vậy, tiền lương cơ bản của người lao động tăng, thuế bảo hiểm xã hội
mà công ty đóng cho nhà nước cũng tăng lên.
+ Doanh nghiệp tăng lương theo trình độ làm việc, cấp bậc cũng như thành
quả làm việc. Bên cạnh đó còn tăng theo thâm niên làm việc lâu năm, chính vì
thế bảo hiểm xã hội cũng tăng.
23


 Biện pháp:

+ Công ty nên tích cực quan tâm động viên khích lệ công nhân viên, làm
tròn nghĩa vụ của mình đối với họ.
+ Công ty tiếp tục thực hiện đóng đầy đủ phí bảo hiểm xã hội cho người lao
động, để người lao động an tâm làm việc.
2.3


Tiểu kết
Qua việc đánh giá tình hình sản xuất chung của doanh nghiệp ta thấy hầu

hết các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng.Nó cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động
hiệu quả. Doanh nghiệp kinh doanh có lãi thông qua giá trị sản xuất tăng dẫn
đến doanh thu và lợi nhuận tăng. Vì vậy, doanh nghiệp tiếp tục phát huy những
thế mạnh của mình đưa ra các chính sách phù hợp phát triển doanh nghiệp để
doanh nghiệp ngày càng khẳng định vai trò và vị thế của mình trong nước và
quốc tế.

24


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU CHI PHÍ
THEO KHOẢN MỤC CỦA CÔNG TY VOSA
3.1 Mục đích, ý nghĩa
3.1.1 Mục đích
• Đánh giá chung tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí theo một số khoản mục của
doanh nghiệp
• Xác định được những nhân tố ảnh hưởng và tính toán mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố tới chỉ tiêu chi phí
• Đưa ra các biện pháp và phương hướng giải quyết nhằm giảm bớt những chi phí
không cần thiết cho doanh nghiệp từ đó nâng cao chất lượng hoạt động kinh
doanh cho doanh nghiệp.
• Là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn, chính xác về chiến
lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
3.1.2 Ý nghĩa
Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí theo các khoản mục để giúp
các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá trực diện những khoản chi phí mà doanh
nghiệp phải bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh đã phù hợp, hiệu quả và

tối ưu nhất hay chưa. Từ đó để đưa ra những biện pháp, phương hướng giải
quyết tối ưu nhất để giảm thiểu những khoản chi phí không cần thiết và giúp
doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
3.2 Nội dung phân tích
Chỉ tiêu phân tích: Tổng chi phí ( )
- Nhân tố ảnh hưởng:
+ Chi phí nhân công (
+ Chi phí nguyên vật liệu
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí bán hàng
-Phương trình kinh tế:
-Đối tượng phân tích: Biến động tuyệt đối của chỉ tiêu chi phí
25


×