Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.37 KB, 39 trang )

Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm qua công tác giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ
chế “một cửa” luôn được Chính phủ, các ngành, các cấp quan tâm và đầu từ chú
trọng trên cả nước. Đặc biệt trong những năm gần đây Chính phủ đang quan tâm
đầu tư về cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại tại cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương thì công tác giải quyết các thủ tục hành chính theo
cơ chế “một cửa” càng được nâng cao và có sự đổi mới. Sự triển khai xây dựng,
đưa vào hoạt động của bộ phận “một cửa” “một cửa liên thông” hiện đại của các
cấp giúp cho nền hành chính trở nên dân chủ, minh bạch, có tính chuyên nghiệp
hơn; mang lại sự thuận tiện cho người dân; đổi mới và nâng cao năng lực hoạt
động của cơ quan hành chính Nhà nước; tạo lập niềm tin của nhân dân vào cơ
quan Nhà nước. Công cuộc CCHC nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói
riêng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Vì vậy việc nghiên cứu về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành
chính và rút ra tổng kết cho địa phương là rất cần thiết. Chính vì những lý do đó
mà em chọn đề tài: Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã
Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với mong muốn hoàn thiện kiến thức
ở trường, áp dụng có hiệu quả vào công tác quản lý hành chính, đóng góp ý kiến
để nâng cao chất lượng mô hình “một cửa” đang được thực hiện tại xã nhà. Do
thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều, nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy
cô ở Học viện Hành chính quốc gia và lãnh đạo, cán bộ, công chức làm việc tại
UBND xã Cát Hải cùng các bạn để bài khóa luận thêm hoàn thiện.
Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 1

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín



Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

 Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung
của bài khóa luận bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về xã Cát Hải (Đơn vị thực tập)
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chức năng theo
cơ chế “một cửa” tại UBND xã Cát Hải
Chương 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị về cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Cát Hải.
MỤC LỤC KẾ HOẠCH THỰC TẬP CHI TIẾT
(từ ngày 21 tháng 01 năm 2015 đến ngày 21 tháng 02 năm 2015)
STT Hoạt động

Thời gian

Kết quả

01

Đến UBND xã ký xác nhận thực tập Tuần 1: Từ ngày
và nhận phòng thực tập; giới thiệu 21/01/2015 đến
về đề tài thực tập, làm quen và giới ngày 23/01/2015
thiệu bản thân với cơ quan thực tập

02


Tìm hiểu cơ quan, phòng thực tập;
Mượn tài liệu liên quan làm báo cáo
thực tập; Học hỏi kinh nghiệm
trong quá trình làm việc tại phòng;
Tập trung, tổng hợp tài liệu làm
báo cáo; Hoàn thiện báo cáo; Xin
nhận xét của đơn vị thực tập; Kết
thúc thực tập.

03

Vận dụng những kiến thức đã được Sau khi thực tập Được đơn vị
học vào công việc thực tiễn; Hiểu xong
thực tập ủng hộ
rõ hơn về bộ máy đơn vị thực tập
tận tình và
nói riêng và của cơ quan Nhà nước
nhận xét đánh
giá cao.
nói chung để tích lũy kinh nghiệm
cho bản thân.

Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 2

Được cơ quan
tiếp nhận và
tận tình giúp
đỡ

Tuần 2 đến tuần 4: Hoàn thành tốt


Từ
ngày nhiệm vụ trong
26/01/2015 đến quá trình thực
ngày 21/02/2015 tập.

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

CHƯƠNG I
1. Giới thiệu tổng quan về xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định
* Vị trí địa lý
Cát Hải là một xã ven biển, có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực phía
Đông huyện Phù Cát. Phía Đông xã giáp biển Đông, phía Nam giáp thôn Trung
Lương của xã Cát Tiến, phía Tây giáp núi Bà, phía Bắc giáp thôn Chánh Thiện
của xã Cát Thành.
* Điều kiện tự nhiên
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã 43,87km2, trong đó đất nông nghiệp là 428
ha, đất lâm nghiệp và có khả năng trồng cây công nghiệp 814,6 ha, đất chuyên
dùng 37,4 ha, đất ở 26,85 ha, đất chưa sử dụng 2.966 ha. Đất đai xã Cát Hải chủ
yếu là đất cát bạc màu, còn lại là đất cát ven biển và đất phù sa. Đất đai ở Cát
Hải rất thích hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày... Vùng đất
đồi núi rộng lớn cho ngững cây gỗ quý, dược liệu và đá núi làm nguyên liệu để
sản xuất vật liệu xây dựng. Vùng đất bãi biển được trồng cây Dương liễu để che
chắn gió, cát; một số diện tích được cải tạo đưa vào trồng các loại cây ăn quả.
Cát Hải có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài trong 4

tháng, từ tháng 9 đến tháng 12, gây lũ lụt, ngập úng ở một số nơi trong xã với
mức trung bình là 0,5 đến trên 1m. Thời gian ngập úng keo dài từ 5 – 10 ngày.
Mùa khô kéo dài trong vòng 7 đến 8 tháng, từ tháng 12 năm trước đến tháng 8
năm sau. Vào tháng 6 và tháng 7 có gió nóng từ phía Tây thổi về làm cho nhiệt
độ tăng cao (từ 36 – 37oC khi cao điểm lên đến 38 – 39oC). Đất có thành phần
cát nhiều, khó giữ ẩm nên khi có gió Tây Nam kết hợp với trời không mưa,
nguồn nước khan hiếm thì ruộng đồng hay bị khô hạn, nứt nẻ chân chim.

Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 3

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

Thời xưa, giao thông ở vùng đất Cát Hải hầu như chỉ dựa vào đường biển
là chính. Theo đường biển, nhân dân có thể đi lại, vận chuyển hàng hóa vào
Quy Nhơn ra Đề Gi (xã Cát Khánh) và các nơi khác. Giữa các thôn chạy dọc
núi Bà có đường liên thôn, có 3 đèo dốc phải đi bộ một thời và thường xuyên bị
hư hỏng. Hàng năm trên địa bàn điều xảy ra bão lụt, nước, cát, đá từ núi Bà đổ
xuống chia cắt các tuyến đường giao thông vì vậy đi lại rất khó khăn. Sau ngày
miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhất là trong thời kỳ đất nước đổi mới, con
đường huyết mạch do tỉnh đầu tư chạy qua xã Cát Hải đã từng bước được nâng
cấp, từ cấp phối, bê thông xi măng, cho đến nhựa hóa; từ đó mà việc đi lại trong
nhân dân ngày càng thuận tiện, tạo điều kiện cho địa phương phát trển KT – XH
và củng cố quốc phòng, an ninh.
Núi Bà là một dãy núi và gò đồi kế tiếp nhau, kéo dài từ xã Cát Hanh đến
xã Cát Hải. Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của các xã mảng nam và

bắc Phù Cát gắn chặt với núi Bà. Nếu đi bằng đường bộ, muốn đến xã Cát Hải
phải vượt qua 3 đèo, 4 động cát. Kề sát biển có 3 đèo thông sang phía Đông Bắc
là đèo Sậy, đèo Vũng Tô (giữa thôn Tân Thanh và Vĩnh Hội), đèo Chánh Oai.
Dưới chân núi Bà là các làng mạc được hình thành từ bao đời nay.
Núi Bà uy nghi, huyền diệu với bao điều kỳ bí mà mỗi nơi mỗi chốn, mỗi
cái tên đều có một sự tích. Ở địa phận thôn Vĩnh Hội, trên ngọn núi cao có 2
khối đá, một cao, một thấp trông tựa hình người. Từ phía biển nhìn vào giống
như một người đàn bà bế con đang ngóng nhìn ra biển khơi chờ chồng trở về.
Dân địa phương gọi đó là đá Hòn Vọng Phu. Khối đá xanh đứng hoài dưới nắng
mưa cùng năm tháng trở thành biểu tượng cho lòng thủy chung của nghĩa vợ
chồng trong tâm thức dân gian:

“Núi Bà một dãy xanh xanh
Vọng Phu còn đó, sao anh chưa về.”

Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 4

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, núi Bà
trở thành căn cứ vững chắc của cách mạng. Bộ Chỉ huy Khu Đông tỉnh Bình
Định, Huyện ủy Phù Cát, Chi bộ và lực lượng du kích của các xã đều đặt tại núi
Bà. Từ đây, mọi chủ trương, kế hoạch hành động được truyền đi khắp vùng,
phát động toàn quân, toàn dân vùng dậy, giáng cho quân xâm lược và bè lũ tay
sai bán nước những trận đòn chí mạng. Bọn Mỹ - Ngụy - Nam Triều Tiên đã

điên cuồng đánh phá núi Bà bằng mọi cách, từ dội pháo, ném bom, hành quân
càn quét cho đến rải độc hóa học nhằm “Lật đá núi Bà, bắt cộng sản” nhưng
chúng càng lún sâu vào thất bại bỡi núi Bà đã che chở, nuôi dưỡng phong trào
cách mạng và trở thành nơi chôn thây quân thù:
Núi Bà cao tít tầng mây
Chờ ngày giặc đến, chôn thây không về.
Biển ở địa phương quanh năm có mặt nước trong xanh. Ven biển là những
bãi cát trắng mịn, có nhiều bãi đá dọc bờ biển. Suốt chiều dài 14,5km bờ biển có
nhiều cảnh quang đẹp, là điều kiện khá lý tưởng cho du khách khắp nơi đến
thưởng ngoạn. Vùng biển nơi đây có đặc điểm là bãi ngang, không có khu vực
nước sâu nên tàu thuyền từ 1.000 tấn trở lên không vào được. Trước đây tàu
thuyền của địa phương chỉ đánh bắt thủy sản quanh bờ. Từ sau ngày giải phóng
đến nay, ngư dân của xã đã sắm sửa được tàu có công suất từ 30CV đến 150CV
để duy chuyển ngư trường, đánh bắt hải sản xa bờ. Bãi biển có từ lâu đời, được
trồng trên đó là những rừng cây Dương để chắn cát bay vào phủ lấp đồng ruộng.
Rừng dương ven biển không chỉ có giá trị lớn về mặt lâm nghiệp mà còn tạo
cảnh quang đẹp và góp phần giữ cân bằng sinh thái ở nông thôn.
Trên địa bàn xã Cát Hải có một số con suối như: suối Xối, suối Đá Bàn,
suối Dũng Ồ, suối Cây Ké. Các con suối trên lần lượt chảy xuông các hồ, đập
Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 5

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

như: hồ Tân Thắng, hồ Đá Bàn, đập Đá Bàn, đập Thanh Hà, đập điều tiết Thanh
Hà và đập Chánh Oai. Các ao, hồ đập cung cấp một phần nước tưới cho sản

xuất lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản.
* Nguồn gốc xã Cát Hải ngày nay
Trước cách mạng Tháng Tám – 1945, làng Tân Thắng, Chánh Oai thuộc
Tổng Trung Chánh; làng Tân Lý, Thanh Hà, Vĩnh Hội thuộc Tổng Chánh Lộc.
Sau bầu cử Quốc hội đầu tiên (6/1/1946) theo chủ trương của Trung ương
bỏ Cấp tổng thành lập Cấp xã. Tổng Trung Chánh được chia thành nhiều xã,
trong đó có xã Tân Phong gồm có các thôn Tân Thắng và Chánh Oai. Tổng
Chánh Lộc cũng chia nhiều xã, trong đó có xã Đại Từ, gồm các làng Tân Lý,
Vĩnh Hội, Thanh Hà, Hưng Lương và Xương Lý.
Từ 3/1948 đến cuối 1983, 2 làng Tân Thắng và Chánh Oai thuộc xã Cát
Khánh; 3 làng Tân Lý, Vĩnh Hội, Thanh Hà thuộc xã Cát Chánh. Sau đó các
thôn Tân Lý và Thanh Hà hợp nhất thành thôn Tân Thanh, thuộc xã Cát Chánh.
Từ ngày 1/1/1984, 2 thôn Tân Thắng và Chánh Oai của xã Cát Khánh
nhập với 2 thôn Vĩnh Hội và Tân Thanh của xã Cát Chánh lập thành xã Cát Hải.
Trải qua bao thế hệ, vùng đất Tân Thắng, Chánh Oai, Tân Thanh và Vĩnh
Hội của xã Cát Hải ngày nay được tạo lập và phát triển vừa mang đậm sắc thái
riêng của người Việt, vừa lại có nét riêng đậm đà tính cách của những cư dân
vùng biển, “Ăn đằng sóng, nói đằng gió” nhưng rất mộc mà, chất phác, đôn
hậu, thủy chung...
Trong thời kỳ thực dân phong kiến, trước Cách mạng Tháng Tám năm
1945 cư dân ở các thôn Tân Thắng, Chánh Oai, Tân Thanh và Vĩnh Hội còn rất
thưa thớt vì đường sá đi lại khó khăn, điều kiện thiên nhiên không mấy ưu đãi...
Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 6

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết


Trong kháng chiến chống Mỹ các thôn Tân Thắng, Chánh Oai, Tân Thanh
và Vĩnh Hội từng là căn cứ cách mạng, nơi dừng chân nghỉ dưỡng của các đơn
vị bộ đội tỉnh, huyện... Những địa danh như: Hòn Đụn (thôn Tân Thanh), hố
Văn Cảnh, hang Ông Đình và hang Mũi Đá Vang (thôn Tân Thắng), hồ Bà Mùi
(thôn Vĩnh Hội)... gắn liền với đội công tác xã Cát Khánh và Cát Chánh.
Cư dân xã Cát Hải hầu hết là dân tộc Kinh, có nguồn gốc từ Miền Bắc
vào. Toàn xã có hàng chục dòng họ, trong đó những dòng họ chiếm tỷ lệ lớn
như: Nguyễn, Lê, Bùi, Phạm, Ngô, Đào, Đinh, Đoàn, Trịnh,Trần, Hồ, Hà, Võ,
Phan, Đồng, Đặng...
Trước đây, nhà cửa của nhân dân còn đơn sơ. Hiện nay hầu hết là nhà cấp
4 kiên cố và nhà cao tầng, tuy có nét hiện đại bên ngoài nhưng bố trí sắp xếp
bên trong vẫn mang cốt cách truyền thống dân tộc Việt Nam.
* Về kinh tế
Là một mảnh đất nằm sát ven biển và chủ yếu là đất cát bạc màu, thiếu
nước tưới nên trước đây vùng đất này gặp những khó khăn trong phát triển kinh
tế nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Nhưng với bản chất thông minh, cần cù, chịu
khó từ bao đời nay, người dân địa phương đã không ngừng khắc phục những
hậu quả của thiên tai, lăn lộn với nắng mưa, chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh
tế cao, khoan giếng khai thác mạch nước ngầm tại chỗ tưới nước chống hạn để
xây dựng cho mình một đời sống kinh tế ổn định.
Nghề đánh bắt hải sản có từ lâu đời. Ngoài đánh bắt tuyến lộng gồm: cá
cơm, mành ruốt, ghẹ, tôm hùm giống... và còn vươn ra khơi xa để khai thác
những loại thủy hải sản quý như: tôm, mực, cá... Nghề nuôi trồng thủy hải sản
chỉ mới bắt đầu phát triển trong những năm gần đây như: nuôi tôm công nghiệp,
cá nước ngọt..., bước đầu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương...
Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 7

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín



Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

* Về văn hóa, xã hội
Đời sống tinh thần của nhân dân địa phương từ bao đời nay rất phong phú.
Qua đấu tranh để cải tạo thiên nhiên, đấu tranh để bảo vệ quê hương, đất nước,
người dân địa phương đã xây dựng cho mình một sắc thái văn hóa độc đáo của
người dân xứ biển: cần cù chịu khó, hiếu học, dám nghĩ, dám làm; trọng đạo lý,
sẵn sàng xả thân vì nghĩa cả, vì độc lập tự do của tổ quốc.
1.1. Chức năng, nhiệm vụ của CB, CC và CB không chuyên trách
thuộc Ủy ban nhân dân xã Cát Hải
+ Công chức Văn phòng - Thống kê: Trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo
UBND xã về công tác thống kê tổng hợp tình hình phát triển KT-XH, QP-AN ở
địa phương, ghi chép biên bản hội họp, quản lý tài sản cơ quan,…
+ Công chức Tư pháp hộ tịch: Tham mưu giúp UBND xã quản lý Nhà
nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm Pháp luật, kiểm tra văn bản, phổ
biến giáo dục Pháp luật, chứng thực hộ tịch, hòa giải mâu thuẫn trong nhân dân
và các công tác Tư pháp khác.
+ Công chức địa chính xây dựng, môi trường, giao thông thủy lợi, nông,
lâm, ngư nghiệp: Tham mưu giúp UBND xã thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước về đất đai - xây dựng, việc chuyển quyền - chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, các vấn đề khác có liên quan đến đất đai, các tác động ảnh hưởng đến môi
trường..., quản lý về giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, bờ bao chống lũ,
quy hoạch vùng sản xuất cây trồng chất lượng cao, quản lý các lĩnh vực nông,
lâm, ngư nghiệp về nuôi, trồng và đánh bắt thủy hải sản và các chính sách hỗ trợ
trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 8


Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

+ Công chức lao động thương binh - xã hội: Tham mưu với UBND xã về
quản lý nhà nước đối với toàn bộ các hoạt động thuộc lĩnh vực lao động việc
làm, chính sách TBXH, chăm lo gia đình có công với cách mạng trên địa bàn xã
theo đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
+ Cán bộ gia đình và trẻ em: Thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND
xã quản lý Nhà nước các công việc thuộc lĩnh vực gia đình và trẻ em trên địa bàn
xã theo đúng chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.
+ Cán bộ phụ trách Đài truyền thanh: Tham mưu giúp UBND xã thực
hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng,
Pháp luật của Nhà nước và của địa phương.
+ Cán bộ Văn hóa thông tin - thể thao: Tham mưu giúp UBND xã quản
lý các điểm dịch vụ Internet, karaoke, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục
thể thao trên địa bàn xã, trang trí hội, họp và các lễ hội...
+ Cán bộ, Công chức Kế toán tài chính: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu
cho UBND xã trong việc theo dõi thanh quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước
trên địa bàn xã. Thực hiện công tác lập bộ các nguồn thu do cấp trên quy định và
các nguồn thu ngân sách địa phương.
+ Cán bộ Văn thư - Thủ quỹ - Lưu trữ: Thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân
sách, lưu trữ công văn đến và đi, đóng dấu UBND xã, in ấn văn bản.

Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 9


Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của xã Cát Hải:
* Sơ đồ khối chính quyền

* Sơ đồ tổ chức bộ máy giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa”

(1) Nộp HS
Tổ
chức,
công
dân
(4) Trả KQ

Bộ

Cơ quan

phận

phối hợp

“một

(2) Chuyển


cửa”
của

quan

(3) Trả KQ
Bộ phận chuyên
môn của cơ quan
chủ trì

chủ trì

Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 10

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức
Hiện tại, Số lượng CB, CC đang làm việc tại UBND xã theo biên chế là 11
người, lao động hợp đồng đang chờ chỉ tiêu thi công chức 4, cán bộ hợp đồng là
12. Đây là nguồn lực quan trọng giúp UBND xã thực hiện được các nhiệm vụ,
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
* Đội ngũ cán bộ, công chức tại các bộ phận thuộc UBND xã Cát Hải
STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên bộ phận
Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND
Văn hóa xã hội
Tư pháp hộ tịch
Tài chính kế toán
ĐC, XD, MT, GTTL, N,L,NN
Đài truyền Thanh
Công an Thường trực
Ban Chỉ huy Quân sự xã
Văn phòng – Thống kê
Văn thư, thủ quỹ, lưu trữ

Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 11

Số lượng cán bộ, CC
3
4
2
2
4

3
4
2
2
1

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

CHƯƠNG II
2. Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chức năng theo cơ chế
“một cửa” tại UBND xã Cát Hải
* Thuận lợi
Đề án cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” của UBND xã
Cát Hải tuy đã được xây dựng và triển khai khá chậm nhưng hiệu quả, đề án
được thực hiện trong một môi trường thuận lợi. Biểu hiện:
Thứ nhất, hiện nay CCHC đã và đang là một vấn đề bức xúc và mang tính
thời sự không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới. CCHC nói chung
và cải cách thủ tục hành chính nói riêng đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức
quan tâm, đồng thời nó cũng là nhu cầu, nguyện vọng cấp bách của nhân dân
trong thời kỳ đổi mới.
Thứ hai, Quyết định 181/2003/QĐ-TTg, ngày 04-9-2003 về việc ban hành
Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa
phương và gần đây nhất là Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08-11-2011 của
Chính Phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà
nước giai đoạn 2011 - 2020. Bên cạnh đó còn có các văn bản luật làm hành lang

pháp lý cho việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính như: Luật khiếu nại, tố
cáo, luật doanh nghiệp 2014, luật đất đai 2014, luật công chứng..
Thứ ba, lãnh đạo xã từ Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam
đều thống nhất chủ trương. Lãnh đạo các cơ quan đơn vị trực thuộc xã và các
thôn trong xã quán triệt tư tưởng và quyết tâm thực hiện kế hoạch cải cách thủ
tục hành chính của xã. Điều đó chứng tỏ lãnh đạo của xã Cát Hải rất quan tâm
chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính.
Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 12

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

Thứ tư, đội ngũ CB, CC của UBND xã nhìn chung về trình độ, kinh
nghiệm công tác đã có những tiến bộ rõ ràng, do đó có những đóng góp không
nhỏ vào thành tích chung của xã. Hiện nay họ đang cố gắng nâng cao trình độ để
theo kịp yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức.
Thứ năm, xã Cát Hải tiến hành thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo
cơ chế “một cửa” trong hoàn cảnh nhiều mẫu hành chính về cải cách thủ tục
hành chính đã được xây dựng và đi vào hoạt động có hiệu quả…. UBND xã Cát
Hải có điều kiện nghiên cứu, vận dụng, xác định hướng cải cách phù hợp với
điều kiện thực tiễn của địa phương nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
* Khó khăn
Trong quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một
cửa” tại UBND xã Cát Hải đã gặp phải không ít khó khăn. Cụ thể như:
Một là, đây là lần đầu tiên UBND xã tiến hành triển khai mô hình “một
cửa” tại xã nên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

Hai là, ngân sách địa phương hàng năm dành cho công tác CCHC còn khó
khăn. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn lạc hậu điều này đã gây ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng của việc thực hiện đề án cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Cát Hải.
Ba là, CB, CC để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới chưa
tích cực nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về CCHC.
Bốn là, một số văn bản của Nhà Nước còn chồng chéo, khó thực hiện, vì
vậy văn bản hướng dẫn cần phải được chi tiết cụ thể hơn. Nhiều các văn bản
Nghị định, Thông tư hướng dẫn của các luật còn mâu thuẫn với Luật hiện hành.
Năm là, việc phối kết hợp giữa các bộ phận chuyên môn với UBND xã về
quản lý và điều hành CB, CC tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính còn có
Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 13

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

nhiều mặt lúng túng, đùn đẩy trách nhiệm công việc nên chưa tạo được cơ chế
làm việc đồng bộ.
Sáu là, Cát Hải là một xã miền núi, mà cũng vừa là xã bãi ngang ven biển
dân cư chủ yếu làm nông nghiệp - ngư nghiệp, trình độ dân trí chưa cao nên việc
tiếp nhận thông tin và thực hiện về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một
cửa” và CCHC ở địa phương còn nhiều hạn chế.
Tóm lại, bên cạnh những thuận lợi, những mặt đã làm được trong quá trình
thực hiện cải cách thủ tục hành chính thì UBND xã Cát Hải cần từng bước khắc
phục những khó khăn nêu trên, để tạo tiền đề cho việc tiếp tục thực hiện cải cách
thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” và tiến đến thực hiện Quyết định

02/2012/UBND của UBND tỉnh Bình Định về thực hiện cơ chế “Một cửa” “Một
cửa liên thông” hiện đại tại địa phương đạt được hiệu quả cao hơn nữa.
2.1 Tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một
cửa" tại UBND xã Cát Hải
2.1.1 Căn cứ cơ sở pháp lý để tổ chức Bộ phận “một cửa” tại UBND xã
Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08-11-2011 của Chính Phủ về
việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn
2011-2020; Quyết định số 492/QĐ-UBND, ngày 06-10-2011 của UBND tỉnh
Bình Định về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện về CCHC, trọng tâm
là cải cách thủ tục hành chính của tỉnh giai đoạn 2011-2015; Quyết định 27/QĐUBND, ngày 10-4-2012 của UBND huyện Phù Cát về việc ban hành Kế hoạch
CCHC giai đoạn 2011-2015. Phấn đấu trong năm 2015 cơ sở vật chất trang thiết
bị được đầu tư, từng bước hiện đại hóa đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ.
Trên cơ sở những căn cứ pháp lý nêu trên, UBND xã đã triển khai xây
dựng kế hoạch và thực hiện Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một
cửa” gắn liền với công tác CCHC của địa phương. Đồng thời, xây dựng quy chế
Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 14

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

hoạt động và làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính
cũng như sự phối kết hợp giữa các ban ngành chuyên môn trong việc giải quyết
hồ sơ hành chính cho công dân, tổ chức, đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, công khai,
minh bạch trong việc giải quyết hồ sơ hành chính của công dân, bước đầu đã
mang lại những thay đổi tích cực trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho
công dân, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ.

2.2. Tổ chức và hoạt động của Bộ phận “một cửa” tại UBND xã
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh
Bình Định, UBND huyện Phù Cát và UBND xã Cát Hải đã xây dựng và ban
hành hàng loạt các đề án, quyết định, kế hoạch để triển khai áp dụng mô hình
giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” trên địa bàn toàn tỉnh và
UBND xã Cát Hải. Đồng thời, hệ thống lại chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
để xác định mức độ trách nhiệm của các CB, CC thực thi nhiệm vụ. Trên cơ sở
đó, UBND xã ban hành quy định tạm thời thực hiện các thủ tục hành chính và
trình tự giải quyết hành chính tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ; Tiến hành
mẫu hoá các quy trình, thủ tục để công khai tại bộ phận “một cửa” các lĩnh vực
đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Ngày 28/4/2012, UBND xã Cát Hải đã thành lập bộ phận tiếp nhận hồ sơ và
trả kết quả. Đây là một thay đổi căn bản bước đầu trong giao dịch của người dân
với các CB, CC của UBND xã. Người dân không phải tìm gặp lãnh đạo, cán bộ
chuyên môn, để giải quyết công việc tránh được phiền hà, nhũng nhiễu và những
tiêu cực có thể phát sinh, vì vậy đã được dư luận đồng tình ủng hộ.
2.2.1. Vị trí pháp lý của Bộ phận “một cửa”
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính trực thuộc UBND xã, do
Phó Chủ tịch UBND khối VHXH làm Trưởng “Một cửa”, các CB, CC do UBND

Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 15

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

xã điều động từ cán bộ chuyên môn có liên quan tới lĩnh vực “một cửa” và chịu

sự quản lý trực tiếp của Phó Chủ tịch UBND khối VHXH.
* Mối quan hệ phối hợp giữa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với các CB,
CC chuyên môn
Bộ phận “một cửa” của UBND xã có mối quan hệ mật thiết đối với HĐND
và UBND xã và các CB, CC chuyên môn trong việc phối hợp hoạt động giải
quyết hồ sơ hành chính cho công dân, tổ chức. Để Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả có thể hoạt động được theo đúng quy định của luật pháp, đòi hỏi phải có sự
phối hợp với các bộ phận khác trong UBND và phải có sự chỉ đạo, giám sát chặt
chẽ của lãnh đạo. Cụ thể là:

 Lãnh đạo UBND xã phụ trách Bộ phận “Một cửa” có nhiệm vụ:
- Quản lý thời gian làm việc hàng ngày của CB, CC thuộc Bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả.
- Nắm hình hình tiếp nhận, giải quyết, trả hồ sơ của CB, CC thuộc Bộ
phận; kết hợp với các ngành, ban chuyên môn kịp thời giải quyết những vấn đề
vướng mắc xảy ra, đặc biệt là những hồ sơ thuộc trách nhiệm giải quyết của
nhiều bộ phận chuyên môn liên quan.
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành Quy chế, Nội quy Bộ phận;
chấn chỉnh về tác phong, lề lối làm việc của CB, CC; kịp thời chấn chỉnh những
sai sót trong quá trình giải quyết công việc đối với công dân.
- Nhận xét, đánh giá đối với CB, CC được UBND xã điều động từ các bộ
phận chuyên môn đến theo Pháp lệnh CB, CC. Báo cáo Chủ tịch UBND xã xem
xét, xử lý đối với những CB, CC không thực hiện đúng nội quy, quy chế hoạt
động của Bộ phận.
- Báo cáo với Chủ tịch UBND xã theo định kỳ tháng, quý, năm về tình
hình và kết quả thực hiện công tác của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ
Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 16

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín



Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

hành chính. Xây dựng kế hoạch công tác, đồng thời đề xuất với UBND xã các
vấn đề có liên quan, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

 Các bộ phận chuyên môn liên quan có nhiệm vụ phối hợp với Bộ phận
“một cửa” như sau:
- Vào sổ theo dõi, cập nhật các hồ sơ đã được ký và đóng dấu xác nhận, do
Bộ phận tiếp nhận và trả kết của của UBND xã chuyển đến.
- Trưởng các bộ phận chuyên môn liên quan có trách nhiệm phân công
CB, CC xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định.
- Nếu hồ sơ không giải quyết được, hoặc cần phải xem xét lại thì bộ phận
chuyên môn phải có văn bản gửi về Bộ phận “một cửa” để trả lời công dân.
- Các Bộ phận chuyên môn không trực tiếp nhận hồ sơ thuộc các lĩnh vực
giải quyết theo cơ chế “một cửa” của công dân. Hồ sơ không có chữ ký xác nhận
của Trưởng Bộ phận “Một cửa” và không có dấu của Bộ phận “một cửa” của
UBND xã, được coi là hồ sơ không hợp lệ.
- Hồ sơ liên quan đến nhiều Bộ phận chuyên môn thì các Bộ phận chuyên
môn chịu trách nhiệm chính phải phối hợp với các Bộ phận chuyên môn khác để
cùng giải quyết.
- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các CB, CC được phân công
làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của UBND xã.
 Trưởng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính
- Quản lý thời gian làm việc của CB, CC thuộc Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả theo lịch phân công.
- Theo dõi, nắm tình hình và trực tiếp kiểm tra, kiểm soát toàn bộ việc tiếp

nhận và trả kết quả theo lịch phân công.

Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 17

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

- Trực tiếp cùng với công chức tiếp nhận hồ sơ giải thích, hướng dẫn quy
trình thủ tục, điều kiện giải quyết đối với những hồ sơ phức tạp.
- Kiểm tra đôn đốc, chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình làm
việc của CB,CC trong việc tiếp nhận, xử lý và trả kết quả cũng như việc giao tiếp
với tổ chức, công dân.
- Ký các văn bản đề nghị các Bộ phận chuyên môn thực hiện các nội dung,
thủ tục xác minh, cho ý kiến để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định và
ký các văn bản khác được UBND, Chủ tịch UBND ủy quyền.
- Trực tiếp xin ý kiến Chủ tịch UBND xã giải quyết đối với những hồ sơ
công việc phức tạp, hoặc có những ý kiến chưa thống nhất trong giải quyết một
công việc cụ thể giữa các Bộ phận chuyên môn có liên quan.
- Báo cáo Chủ tịch UBND xã về tình hình thực hiện công tác của Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả bằng văn bản theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng
năm và đột xuất.
- Kiểm tra, đôn đốc các Bộ phận chuyên môn thực hiện các công việc mà
tổ chức, công dân yêu cầu trong thời gian quy định.
- Đề nghị UBND xã khen thưởng hoặc có kỷ luật CB, CC trong Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả theo quy định của pháp luật.
* CB, CC tiếp nhận và trả kết quả

- Trực tiếp kiểm tra, xem xét các yêu cầu của tổ chức và công dân để bổ
sung hoàn chỉnh.
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ các thủ tục theo quy định thì tiếp nhận.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức, công
dân bổ sung, hoàn chỉnh.
Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 18

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

+ Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc thẩm quyền giải
quyết hoặc không thuộc các lĩnh vực thực hiện cơ chế “một cửa” thì hướng dẫn
cụ thể để tổ chức, công dân hiểu và không nhận hồ sơ.
- Lập phiếu tiếp nhận và hẹn ngày hoàn trả hồ sơ. Soạn thảo các văn bản
cần thiết khác để giúp cho tổ chức, công dân hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ.
- Chuyển hồ sơ của tổ chức, công dân đến Bộ phận chuyên môn để xử lý.
- Sau khi có kết quả từ Bộ phận chuyên môn, trả kết quả giải quyết cho tổ
chức, công dân theo đúng thời gian quy định.
- Đối với những hồ sơ phức tạp, khó xử lý hoặc chưa có sự thống nhất
giữa các Bộ phận chuyên môn liên quan, CB, CC phải chủ động báo cho Trưởng
Bộ phận “một cửa” để xin ý kiến giải quyết.
- Thu phí và lệ phí theo quy định.
- Hàng ngày phải vào sổ theo dõi việc tiếp nhận và trả kết quả.
Như vậy, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và các cán bộ có thẩm quyền
cũng như các Bộ phận chuyên môn có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau.
CB, CC làm việc tại Bộ phận “một cửa” là cánh tay phải đắc lực của UBND xã,

đảm bảo cho việc giải quyết yêu cầu, hồ sơ hành chính của dân được nhanh, gọn,
tiết kiệm được thời gian và tiền bạc. Đồng thời, hoạt động của Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả hồ sơ hành chính đạt được nhiều hiệu quả thì sẽ nâng cao hơn nữa
lòng tin của nhân dân vào bộ máy chính quyền Nhà nước ở địa phương. Ngược
lại, quản lý lỏng lẻo, giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức trì trệ tại Bộ phận
này có thể gây ra nhiều hệ quả không đáng có như: kiện cáo, khiếu nại…Có thể
nói, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” còn góp phần tăng cường
mối quan hệ giữa các Bộ phận chuyên môn, tạo ra một hệ thống phối hợp hoạt
động nhịp nhàng của bộ máy hành chính Nhà nước tại địa phương.
Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 19

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

2.2.2. Thời gian làm việc
Do đặc thù làm việc của mô hình “một cửa” là có sự phối hợp hoạt động
giữa các Bộ phận chuyên môn trong giải quyết hồ sơ hành chính, vì vậy thời gian
làm việc của Bộ phận “một cửa” cũng được quy định phù hợp Bộ phận “một
cửa” làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (Nghỉ Chủ nhật và các ngày lễ,
tết theo quy định). Giờ làm việc trong ngày được quy định buổi gáng: từ 07h30 11h30; buổi chiều: từ 13h30 - 15h30.
Hết ngày làm việc cán bộ thu phí, lệ phí có trách nhiệm kiểm kê phí, lệ phí
đã thu, nộp kho bạc Nhà nước theo chế độ quản lý tài chính.
2.2.3. Quy trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”
Tại Bộ phận “một cửa” của UBND xã Cát Hải được thực hiện theo cơ chế
đại diện: các Bộ phận có trách nhiệm liên quan trong quá trình xây dựng quy chế
phối hợp sẽ thống nhất với nhau về việc uỷ quyền cho Bộ phận chuyên môn chủ

trì tiếp nhận tất cả các loại hồ sơ liên quan đến phần việc của Bộ phận chủ trì và
phần việc của CB, CC sẽ phối hợp và thu phí, lệ phí của các phần việc này. Trên
cơ sở các quy định về thủ tục đã thống nhất, Bộ phận chủ trì phân loại và chuyển
hồ sơ đến các Bộ phận cần phối hợp để giải quyết theo thẩm quyền. Các Bộ phận
phối hợp sau khi giải quyết công việc xong chuyển kết quả lại cho Bộ phận chủ
trì để trả cho đối tượng.
* Quy trình giải quyết các công việc được diễn giải như sau:
(1). Tiếp nhận hồ sơ
Khi tiếp nhận hồ sơ của tổ chức cũng như của công dân; CB, CC của Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm:
- Xem xét, kiểm tra kỹ các loại giấy tờ cần thiết của từng loại hồ sơ;
- Hướng dẫn việc kê khai, bổ sung (nếu thiếu);
Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 20

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

- Tiếp nhận các hồ sơ đã được kiểm tra đúng yêu cầu, viết phiếu hẹn trả kết
quả theo quy định.
- Những hồ sơ thuộc các lĩnh vực được quy định giải quyết tại Bộ phận
“một cửa” cho công dân và tổ chức thì các phòng, ban chuyên môn không trực
tiếp nhận. Hồ sơ không có kiểm tra xác nhận của Bộ phận “một cửa” được coi
là không đủ điều kiện để xem xét.
(2). Xem xét giải quyết hồ sơ của các Bộ phận chuyên môn liên quan
- Các Bộ phận chuyên môn chịu trách nhiệm giải quyết các hồ sơ thuộc
quyền hạn của Bộ phận do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến.

- Hồ sơ liên quan đến nhiều Bộ phận chuyên môn thì cần xem xét nội dung
chủ yếu liên quan đến Bộ phận chuyên môn nào để báo cáo UBND xã quy định
trách nhiệm phối hợp giải quyết.
(3). Thẩm quyền ký giải quyết công việc
Đối với những loại công việc UBND xã quy định thuộc thẩm quyền của
CB, CC chuyên môn thì phải giải quyết, phê vào văn bản và trình Chủ tịch hoặc
Phó Chủ tịch UBND ký sau đó chuyển lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
(4). Trả kết quả
Sau khi nhận hồ sơ đã giải quyết của các Bộ phận chuyên môn, các cán bộ
thụ lý trực tiếp mang hồ sơ đến Bộ phận Văn thư để đóng dấu; ghi sổ theo dõi;
cập nhật thông tin vào máy tính; hướng dẫn cách nộp phí, lệ phí theo quy định và
trả kết quả hồ sơ theo đúng ngày ghi trên giấy biên nhận hồ sơ.
Những hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết hoặc cần có thêm thời gian để
nghiên cứu thêm thì các Bộ phận chuyên môn cần thông báo bằng văn bản về lý
Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 21

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

do cụ thể và chuyển đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thông báo cho tổ
chức hoặc công dân được biết và viết phiếu hẹn lại.
2.3. Hệ thống thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại
UBND xã Cát Hải
UBND xã Cát Hải vào tháng 4/2012 đến nay thực hiện cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế “một cửa”. Bao gồm các lĩnh vực sau:
2.3.1. Lĩnh vực đất đai

Hiện nay, các hồ sơ hành chính trong lĩnh vực đất đai được giải quyết theo
cơ chế “một cửa”, điều đó đã giảm sự phiền hà, đi lại của công dân, so với việc
thực hiện theo cơ chế “nhiều cửa” trước đây thì người dân không phải đi lại
nhiều, trước đây người dân phải mất thời gian đi lại nhiều lần để thực hiện xong
thủ tục này, thì từ khi cơ chế "một cửa" được đưa vào áp dụng tại địa phương, số
lần đi lại được rút ngắn, người dân chỉ đến để bộ phận "một cửa" để nghe hướng
dẫn về hồ sơ, nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận một cửa. Tuy nhiên, thời
gian giải quyết hồ sơ hành chính lại kéo dài và thường trễ hẹn trả kết quả.
2.3.2. Thừa kế tài sản
* Hồ sơ gồm có: - Đơn xin chuyển (của người chuyển) (04 bản).
- Đơn xin nhận (của người nhận) (04 bản).
- Sơ đồ khu đất xin chuyển.
- Giấy chứng nhận QSDĐ theo luật đất đai quy định của chủ sử dụng đất cũ
hoặc các giấy tờ có liên quan, biên bản họp gia đình hoặc di chúc, bản án của tòa
án xử thừa kế theo pháp luật (01 bản chính và 01 bản phô tô).
- Sơ yếu lý lịch của người nhận quyền sử dụng đất (02 bản gốc).
- CMTND phô tô có chứng thực của người nhận và người chuyển QSDĐ.
Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 22

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

* Thời gian giải quyết: 10 ngày từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.4. Chứng nhận các giấy tờ thuộc lĩnh vực tư pháp
2.4.1. Chứng thực bản sao từ sổ gốc, chứng thực chữ ký
* Hồ sơ gồm có: - Bản sao CMTND, hộ khẩu của người đi chứng thực

(trong trường hợp chứng thực chữ ký).
- Bản sao các giấy tờ chứng thực.
* Thời gian giải quyết: Trong ngày làm việc.
2.4.2. Đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, giới tính,
bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch
* Hồ sơ gồm có: - CMTND và sổ hộ khẩu.
- Bản chính giấy khai sinh và Giấy chứng nhận của cơ quan y tế.
- Biên bản xác nhận giới tính, dân tộc, hộ tịch.
- Đơn xin thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch, xác định lại dân
tộc, giới tính.
- Quyết định thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch, xác định lại
dân tộc, giới tính.
* Thời gian: 03 ngày làm việc (Có vướng mắc 5 ngày nữa).
2.4.3. Cấp lại bản chính giấy khai sinh
* Hồ sơ gồm có: - Tờ khai theo mẫu;
- Giấy khai sinh bản chính cũ (nếu có);
- Sổ đăng ký khai sinh hiện đang lưu trữ tại UBND xã (phô tô có công
chứng).
* Thời gian giải quyết: 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2.5. Lĩnh vực Thương binh - xã hội
Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 23

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia

GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

Quy trình này áp dụng để thực hiện xác nhận chính sách ưu đãi đối với

người có công, do CB, CC Lao động - Thương binh và xã hội thực hiện.
Bao gồm:
 Xác nhận chính sách ưu đãi đối với người có công.
 Xác nhận con thương binh, liệt sĩ và đối tượng chất độc da cam.
 Xác nhận thủ tục thăm viếng, tiếp nhận hài cốt liệt sỹ.
 Xác nhận miễn giảm thuế sử dụng đất.
 Xác nhận miễn giảm cho các hộ nghèo.
* Hồ sơ gồm có: Đơn xin xác nhận, hộ khẩu, CMTND.
* Thời gian giải quyết : trong ngày làm việc.
Nhìn chung, việc xây dựng các quy trình giải quyết thủ tục hành chính
trong cách lĩnh vực theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Cát Hải đều dựa theo
những quy định chung nhất của các văn bản pháp luật.
2.6. Nhận xét, đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế "một cửa" tại
UBND xã Cát Hải
2.6.1. Những kết quả đạt được
Một là, việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế “một cửa” tại UBND xã đã giảm phiền hà rất lớn cho công dân, tổ chức
Qua 3 năm (2012 - 2014) triển khai cải cách thủ tục hành chính theo cơ
chế “một cửa”, hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính
“một cửa” đã đi vào nề nếp, bước đầu đã giải quyết nhanh, gọn, thuận tiện với
thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực đã đảm bảo đơn giản, rõ ràng, đúng pháp
luật cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra. Từ khi hoạt động đến nay, trung bình
mỗi ngày, lượng công dân, tổ chức và doanh nghiệp đến làm việc là 20-30
Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 24

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín


Học viện hành chính Quốc gia


GV hướng dẫn: PGS. TS Đinh Thị Minh Tuyết

lượt/người/ngày; các kiến nghị, yêu cầu hướng dẫn trình tự thủ tục được giải
quyết kịp thời, tại chỗ theo tinh thần công khai, bình đẳng góp phần giảm thiểu
được thời gian và công sức đi lại của người dân.
Hai là, hồ sơ, thủ tục hành chính đã được cải tiến theo hướng công
khai với quy trình đơn giản hơn so với “nhiều cửa”
Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính đã thực hiện việc
niêm yết công khai thủ tục, các khoản phí, lệ phí, mẫu hoá các giấy tờ, quyền,
nghĩa vụ của tổ chức, công dân, quy tắc ứng xử, trách nhiệm của CB, CC trong
thực thi nhiệm vụ, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giải
quyết công việc, đồng thời tạo cơ chế giám sát của tổ chức, công dân đối với
hoạt động của cơ quan Nhà nước.
Ba là, thời gian giải quyết công việc được rút ngắn, cơ bản đã giải quyết
được số lượng lớn hồ sơ của tổ chức, công dân
Từ khi thực hiện cơ chế “một cửa”, thời gian hoàn thiện hồ sơ của công
dân, tổ chức và giải quyết công việc ở UBND xã đã được rút ngắn hơn. Cụ thể:
Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đối với yêu cầu của một lượt
khách hàng được rút ngắn, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai, trước đây công dân
phải đi lại 12 lượt thì đến nay chỉ còn đi lại 3 lượt, trong lĩnh vực tư pháp và lĩnh
vực thương binh xã hội thì các thủ tục được thực hiện trên tinh thần nhanh, gọn,
thuận tiện nên công việc được giải quyết nhanh chóng ngay trong buổi làm việc,
người dân không phải đi lại chờ đợi buổi sau giải quyết như trước đây. Trên 97%
thủ tục được giải quyết đúng hạn, còn một số trường hợp chậm trễ là do cán bộ
có thẩm quyền ký, giải quyết đi họp, đi vắng nên bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả không kịp hoàn trả kết quả hồ sơ hành chính cho người dân.

Lớp Đại học Hành chính: KH10 - TC82 25

Sinh viên: Nguyễn Đức Tín



×