Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tình hình thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại sở tư pháp thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.49 KB, 39 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo thực tập này, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng
dẫn tận tình, chu đáo của các cô trong đoàn thực tập số 3 – Khoa Hành chính
học; đồng chí giám đốc và tập thể cán bộ, công chức, viên chức tại Sở Tư pháp
thành phố Hải Phòng.
Em chân thành cảm ơn trưởng đoàn thực tập – cô Phạm Ngọc Hà; phó
trưởng đoàn thực tập – cô Nguyễn Thị Tuyết Dịu, giáo viên hướng dẫn - cô Đào
Thị Thanh Thủy đã nhiệt tình, quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong
thời gian thực tập vừa qua.
Em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Đào Thị Thanh Thủy đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em về mặt chuyên môn để em hoàn thành bản báo cáo thực
tập này.
Em trân trọng cảm ơn giám đốc Nguyễn Văn Thái, các cô, các bác, các
chú và toàn thể anh, chị em làm việc tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng đã
giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại cơ quan.
Hải Phòng, ngày 03 tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Phùng Phương Ngân
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CUỐI KHOÁ
( Từ 02/3/2009-02/5/2009)
Sinh viên: Phùng Phương Ngân - Lớp KH6A
Đoàn thực tập số: 03
Địa điểm: Sở Tư pháp – Thành phố Hải Phòng
Truởng đoàn: Cô Phạm Ngọc Hà
Phó đoàn: Cô Nguyễn Thị Tuyết Dịu
Giảng viên hướng dẫn: Đào Thị Thanh Thủy


Mục tiêu: - Hoàn thành xuất sắc báo cáo thực tập cuối khoá;
- Áp dụng lý thuyết đã được học vào thực tiễn;
- Làm quen với môi trường làm việc tương lai.
NHẬT KÝ THỰC TẬP
Thời gian Nội dung thực tập Ghi chú
Tuần thứ nhất
( 02/3 đến 6/3/2009 )
- Gặp mặt cán bộ Sở Tư pháp Hải Phòng,
giới thiệu bản thân và mục đích thực tập;
- Làm quen và nhận nhiệm vụ;
- Đọc tài liệu và tìm hiểu khái quát cơ quan
thực tập;
- Hoàn thành sơ lược đề cương báo cáo thực
tập.
Tuần thứ hai
(09/3 đến 13/3/2009 )
- Đọc tài liệu, tìm hiểu chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp;
- Gặp gỡ và giao lưu với cán bộ, công chức,
viên chức tại Sở Tư pháp Hải Phòng;
- Hoàn thành chi tiết đề cương báo cáo thực
tập.
Tuần thứ 3, 4
( 16/3 đến 27/3/2009 )
- Đọc tài liệu, tập làm các nghiệp vụ hành
chính ( kiểm tra văn bản, thể thức văn
bản….)
- Tập soạn thảo văn bản, chỉnh sửa văn bản
theo thông tư 55;
- Tìm tài liệu, hoàn thành sơ lược báo cáo

thực tập.
Tuần 5, 6, 7, 8
( 30/3 đến 24/4/2009 )
- Tiếp tục làm những công việc tuần 2,3,4;
- Chỉnh sữa lỗi kỹ thuật báo cáo thực tập
Tuần 9
( 27/4 đến 29/4/2009 )
30/4-1/5: Nghỉ lễ
- Nộp báo cáo thực tập;
- Tổ chức giao lưu chia tay giữa đoàn thực
tập với trưởng, phó đoàn thực tập, giảng
viên hướng dẫn và cán bộ, công chức viên
chức tại cơ quan thực tập./.
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
3
Bỏo cỏo thc tp tt nghip
Lời nói đầu
Ci cỏch hnh chớnh nc ta, nhm i mi mt cỏch cn bn nn hnh
chính Nh nc vi mc ớch xõy dng mt nn hnh chính trong sch, vng
mnh, cú cht lng chớnh tr v cht lng chuyờn mụn thớch hp vi iu kin
mi, to thun li cho các hot ng sn xut, kinh doanh v phc v nhõn dõn
cú hiu qu cao, góp phn n nh chớnh tr - xó hi, thỳc y kinh t phỏt trin,
gi vng c lp dõn tc. Mục tiêu chơng trình cải cách tổng thể nền hành chính
nớc ta từ 2001-2010 đề ra 4 nội dung cải cách
- Cải cách thể chế của nền hành chính;
- Cải cách bộ máy;
- Cải cách tài chính công;
- Xây dựng một đội ngũ công chức và chế độ công vụ.
Trong chỉ đạo cải cách thể chế Nhà nớc, cải cách thủ tục hành chính là
khâu đột phá. Nú xut phỏt t chớnh nhng yu kộm m nn hnh chớnh ca

nc ta ó v ang mc phi. Mc tiờu t ra õy l nhanh chúng khc phc
nhng khõu yu kộm, nhng khuyt im ca quỏ trỡnh iu hnh trong cỏc c
quan ng chm trc tip n i sng v hot ng ca nhõn dõn v cỏc doanh
nghip, nh cỏc th tc hnh chớnh trong mt s lnh vc trng im nh u t
nc ngoi vo Vit Nam, xut nhp cnh, cp giy phộp xõy dng v quyn s
dng t, cp phỏt vn u t xõy dng c bn, gii quyt khiu ni, t cỏo ca
cụng dõn. ng thi cng thụng qua vic r soỏt cỏc th tc hnh chớnh hin
hnh m phỏt hin nhng ch cn b sung, i mi trong chớnh sỏch, phỏp lut,
t chc b mỏy, quy ch lm vic v hot ng ca cỏc c quan hnh chớnh nh
nc. Cỏc th tc hnh chớnh c xõy dng v thc hin cn m bo yờu cu
n gin v phự hp, rừ rng, thng nht, ỳng phỏp lut, cụng khai v thun
tin cho vic kim tra ca dõn, ca cỏc c quan chc nng, gúp phn ngn chn
t ca quyn, quan liờu, sỏch nhiu v tham nhng trong b mỏy nh nc.
Phựng Phng Ngõn KH6A Hc vin Hnh chớnh
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tháng 5 năm 1995, khi kiểm điểm 1 năm thực hiện Nghị quyết số 38/CP
về cải cách một bước thủ tục hành chính và triển khai Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Chính phủ đã đề ra chủ trương
đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên 07 lĩnh vực trọng điểm, đồng thời ra
Quyết định cho thí điểm áp dụng mô hình “một cửa” trong việc giải quyết công
việc của công dân, tổ chức.
Thời gian qua, thành phố Hải Phòng đã đặc biệt chú trọng, quan tâm đến
công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa”, coi đó là một nội dung quan trọng trong kế hoạch cải cách hành
chính các cấp của thành phố và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thực
hiện cơ chế “một cửa” góp phần hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, xây
dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân.
Trong thời gian học tập tại Học viện Hành chính, được sự quan tâm của
lãnh đạo Học viện, sự nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô, đồng thời qua thời

gian thực tập tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng, với sự giúp đỡ nhiệt tình của
Ban lãnh đạo Sở cùng các cô, chú Văn phòng Sở, đã giúp em quyết định lựa
chọn và hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài: “ Cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng”.
Ngoài phần Lời nói đầu và Kết luận, báo cáo gồm 03 chương:
- Chương 1. Khái quát chung về Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng.
- Chương 2. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một
cửa” tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng.
- Chương 3. Một số kiến nghị - đề xuất.
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ TƯ PHÁP
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
1. Vị trí, chức năng:
- Sở Tư pháp Hải Phòng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
thành phố Hải Phòng, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật,
kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi
hành án dân sự; công chứng, chứng thực; hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố
nước ngoài; lý lịch tư pháp; luật sư, tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; dịch vụ
bán đấu giá tài sản; giám định tư pháp và các công tác tư pháp khác theo quy
định của pháp luật.
- Sở Tư pháp Hải Phòng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
công tác của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, đồng thời chịu sự chỉ đạo,
kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
Theo Quyết định số 1185/2006/QĐ-UBND, ngày 01 tháng 6 năm 2006
của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc ban hành Quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Hải Phòng, Sở Tư

pháp trực tiếp đảm nhiệm những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
2.1 Trình Ủy ban nhân dân thành phố chương trình, kế hoạch dài hạn, 5
năm và hàng năm về lĩnh vực quản lý của Sở phù hợp với quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và tổ chức, hướng dẫn thực hiện chương
trình, kế hoạch đó sau khi được phê duyệt.
2.2 Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
- Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố trình Ủy ban nhân
dân thành phố phê duyệt, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố.
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị về
công tác tư pháp trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật và phân cấp
của Chính phủ.
- Tham gia soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ
quan chuyên môn khác của Ủy ban nhân dân chủ trì soạn thảo theo sự phân công
của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Thẩm định và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố nội
dung thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân thành phố ban hành theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố.
- Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tư pháp.
2.3 Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp
luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
- Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân các quận, huyện, thị xã; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện,

thị xã kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân các phường, xã, thị trấn theo quy định của pháp luật.
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định các biện pháp xử
lý theo quy định của pháp luật đối với văn bản trái pháp luật.
2.4 Về phổ biến, giáo dục pháp luật:
- Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố kế hoạch phổ biến, giáo dục
pháp luật hành năm ở thành phố; tổ chức, hướng dẫn thực hiện kế hoạch sau khi
được phê duyệt.
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Làm Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật thành phố.
- Chủ động biên soạn, biên tập và phát hành các tài liệu sách, báo phục vụ
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố theo sự phân công
của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Xây dựng và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo pháp luật
các cấp trên địa bàn thành phố.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật
ở phường, xã, thị trấn và các cơ quan đơn vị khác trên địa bàn thành phố theo
quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với Sỏ Văn hóa – Thông tin giúp Ủy ban nhân dân
thành phố hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước của thôn, làng, khu dân
cư phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế ở địa phương.
2.5 Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác
pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, các
doang nghiệp nhà nước của thành phố.
2.6 Hướng dẫn, kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố
theo quy định của pháp luật.
2.7 Quản lý Nhà nước về tổ chức, hoạt động công chứng của các Phòng

công chứng thuộc Sở theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ trong hoạt động chứng thực của Ủy ban nhân dân các
quận, huyện, thị xã và các phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố.
2.8 Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về công tác thi
hành án dân sự trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật; thực hiện
một số nhiệm vụ về quản lý tổ chức, cán bộ của các cơ quan thi hành án dân sự
trên địa bàn thành phố theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2.9 Về quản lý hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài và lý lịch
tư pháp:
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn
thành phố.
- Chịu trách nhiệm giải quyết các công việc về hộ tịch, quốc tịch, nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban
nhân dân thành phố.
- Cấp Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về việc cập nhật nội dung
Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật.
2.10 Quản lý luật sư và hoạt động tư vấn pháp luật:
- Trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cho phép thành lập, tổ
chức lại, giải thể Đoàn luật sư.
- Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty
luật hợp danh, Chi nhánh Văn phòng luật sư, Chi nhánh Công ty luật hợp danh,
Trung tâm tư vấn pháp luật; Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật trên địa bàn
thành phố theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đăng ký hoạt động, đăng ký thay đổi nội dung Giấy phép
thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài ở Việt Nam trên địa bàn thành
phố theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của các tổ chức hành nghề

luật sư của Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam trên
địa bàn thành phố cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định
của pháp luật.
- Theo dõi việc thuê luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, việc hợp tác
hành nghề, việc nhận luật sư tập sự Việt Nam của tổ chức hành nghề luật sư
nước ngoài tại Việt Nam, việc thuê và hoạt động hành nghề của luật sư nước
ngoài tại Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh Việt Nam trên địa bàn thành
phố.
- Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật cho tư vấn viên pháp luật.
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra hoạt động của Đoàn luật sư,
tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam, tổ chức hành nghề luật su nước ngoài
tại Việt Nam và Trung tâm tư vấn pháp luật theo thẩm quyền.
2.11 Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước và trực tiếp tổ
chức một số hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính
sách ở địa phương theo quy định của pháp luật.
2.12 Giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về công tác giám
định tư pháp, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại trong phạm vi thành phố
theo quy định của pháp luật.
2.13 Xây dựng, trình ủy ban nhân dân thành phố chương trình cải cách
hành chính trong lĩnh vực tư pháp và tổ chức thực hiện chương trình đó sau khi
được phê duyệt.
2.14 Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về lĩnh vực tư pháp thuộc
phạm vi quản lý của Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, lãng
phí theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công của Ủy ban nhân dân
thành phố.
2.15 Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực tư pháp thuộc phạm vi quản lý
của Sở theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công, ủy quyền của Ủy

ban nhân dân thành phố.
2.16 Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý
nhà nước trong hoạt động quản lý tư pháp ở cấp quận, huyện, thị xã.
2.17 Thống nhất với Sở Nội vụ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
ban hành tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng phòng. Phó Trưởng phòng Tư
pháp các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
2.18 Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố ra Quyết định quy định số lượng cán bộ, công chức tư pháp – hộ tịch
của các phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố.
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.19 Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ công nghệ, xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về tư pháp.
2.20 Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình
hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao theo quy định
của Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tư pháp.
2.21 Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
của Sở; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ làm
công tác tư pháp trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
2.22 Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân
cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.
2.23 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân thành phố giao.
3. Tổ chức và biên chế:
- Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Hải Phòng gồm có:
3.1 Lãnh đạo Sở có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc
Giám đốc là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Thành ủy, Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước
pháp luật về các hoạt động của Sở.
Giám đốc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định bổ nhiệm,

miễn nhiệm theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp
quy định và theo các quy định về quản lý công tác cán bộ.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công
tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ công tác
được phân công.
Phó Giám đốc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Tư
pháp quy định và theo đề nghị của Giám đốc và các quy định về quản lý công
tác cán bộ.
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Việc khen thưởng, miễn nhiệm, cho từ chức, kỷ luật Giám đốc, Phó Giám
đốc thực hiện theo quy định của pháp luật.
3.2 Cơ cấu tổ chức của Sở:
Các tổ chức giúp việc Giám đốc Sở: Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, Phòng
kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Phòng tuyên truyền pháp luật, Phòng Hộ
tịch – Quốc tịch, Phòng tư pháp bổ trợ.
Các đơn vị trực thuộc Sở: Phòng công chứng số 1, Phòng công chứng số
2, Phòng công chứng số 3, Phòng công chứng số 4, Phòng công chứng số 5,
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước - thành phố, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá
tài sản – thành phố.
• Sơ đồ tổ chức bộ máy của Sở Tư pháp Hải Phòng:
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
Giám đốc
P.Giám đốcP.Giám đốc P.Giám đốc
Phòng
kiểm tra
văn bản
QPPL

Văn
phòng
Sở
Thanh
tra Sở
Phòng
Hộ tịch
– Quốc
tịch
Phòng
tuyên
truyền
pháp
luật
Phòng
Tư pháp
bổ trợ
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Biên chế của Sở Tư pháp:
Căn cứ vào khối lượng, tính chất, đặc điểm nhiệm vụ quản lý nhà nước về
công tác tư pháp của thành phố, căn cứ các quy định về chức danh, tiêu chuẩn
ngạch công chức, viên chức; Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với Giám đốc Sở
Nội vụ trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định biên chế hàng năm của Sở
Tư pháp.
4. Bộ phận “ một cửa” thuộc Văn phòng Sở Tư pháp Hải Phòng
Bộ phận “ một cửa”của Sở Tư pháp Hải Phòng được thành lập theo Quyết
định số 07/QĐ-STP, ngày 19 tháng 3 năm 2007. Theo đó, cơ cấu tổ chức và hoạt
động của bộ phận này được quy định như sau:
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” độc lập,

chuyên trách ( gọi tắt là bộ phận “một cửa” ) thuộc Văn phòng Sở Tư pháp để
tiếp nhận, đề xuất, giải quyết và trả kết quả các việc về Hộ tịch – Quốc tịch, Lý
lịch tư pháp và các việc khác cho tổ chức và công dân theo quy định của pháp
luật.
- Trưởng Bộ phận “một cửa” là Lãnh đạo Văn phòng Sở do Giám đốc Sở
quyết định và phân công.
Bộ phận “một cửa” chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của
Giám đốc Sở; chịu sự quản lý về chuyên môn, hành chính của Chánh Văn phòng
Sở.
- Việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết và trả kết quả tại bộ phận “một cửa”
được thực hiện theo các quy định về thủ tục, thời hạn, lệ phí đối với từng loại
việc do cơ quan có thẩm quyền ban hành, theo Quy chế tổ chức và hoạt động
của Bộ phận “một cửa” và theo các Quy trình nội bộ do Giám đốc Sở Tư pháp
ban hành.
- Biên chế của Bộ phận “một cửa” do Giám đốc Sở Tư pháp sau khi thống
nhất với Giám đốc Sở Nội vụ quyết định.
Hiện nay, Bộ phận “một cửa” của Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng có 04
người phụ trách: 01 Phó Chánh Văn phòng và 03 chuyên viên.
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ TƯ PHÁP
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
I/. Một số vấn đề chung về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế “một cửa”
1.Thủ tục hành chính
1.1 Khái niệm:
Trong nghiên cứu thủ tục hành chính, có nhiều quan niệm về phạm vi cụ
thể của khái niệm thủ tục hành chính.

Ở đây, ta có thể đưa ra một định nghĩa tổng quan nhất về thủ tục hành
chính như sau: “ thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định
trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định cho
bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính
nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và các cá nhân công dân”.
Có thể khẳng định rằng, thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng
giữa cơ quan nhà nước với dân, với các tổ chức khác. Chiếc cầu nối này có thể
tạo ra khả năng làm bền chặt các mối quan hệ của quá trình quản lý, làm cho nhà
nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
1.2 Quá trình cải cách thủ tục hành chính được thực hiện trong thời gian
qua
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã đề ra công
cuộc đổi mới một cách toàn diện. Trong hoạt động quản lý nhà nước, cải cách
nền hành chính nhà nước đã được đặt ra chính thức trong Văn kiện Đại hội lần
thứ VII của Đảng năm 1991. Trong những năm 1992, 1993, 1994, thực hiện chủ
trương của Đảng, Chính phủ đã đề ra và tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương
trình và chỉ đạo một số việc về cải cách nền hành chính nhà nước như đẩy mạnh
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý hành chính, chấn chỉnh tổ chức bộ máy quản
lý, xây dựng quy chế công chức, tiến hành sửa đổi một số thủ tục hành chính.
Ở giai đoạn đầu thực hiện đổi mới các thủ tục hành chính tuy chưa làm
được nhiều và triệt để nhưng thực tế cho thấy, đây là điều kiện hết sức cần thiết,
vì các thủ tục hành chính lúc đó quả thật đang gây ra nhiều khó khăn cho việc
vận hành bộ máy quản lý hành chính ở các cấp, các ngành.
Đó là những căn cứ mà Chính phủ đã dựa vào để ban hành Nghị quyết
38/CP ngày 4/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải
quyết công việc của công dân và tổ chức với mục đích đẩy mạnh hơn nữa quá
trình cải cách hành chính. Cùng các văn bản khác của Đảng và nhà nước, Nghị

quyết 38/CP là sự thể chế hóa chủ trương của Đảng, là căn cứ pháp lý quan
trọng và trực tiếp của cải cách thủ tục hành chính trong mấy năm qua.
Theo đó, trong quá trình thực hiện, Đảng và Chính phủ đã ban hành và bổ
sung rất nhiều văn bản hướng dẫn và điều chỉnh nhằm triển khai tốt nhất nội
dung cải cách thủ tục hành chính. Thực tế cho thấy, sau khi thực hiện cải cách
một bước thủ tục hành chính, chúng ta đã làm được khá nhiều việc có ý nghĩa.
Bước đầu, niềm tin giữa nhà nước và công dân đã được củng cố, ý thức tự chịu
trách nhiệm trước pháp luật của các tổ chức và công dân đã được nâng cao. Nhờ
giảm bớt các thủ tục phiền hà mà nhiều việc được giải quyết nhanh hơn, hiệu
quả hơn. Một tư duy mới về quản lý nhà nước đã hình thành và ngày càng phát
huy tác dụng.
2. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”
2.1 Khái niệm: ( Theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007
của Thủ tướng Chính phủ )
Cơ chế ”một cửa” là cơ chế giải quyết c«ng việc của tổ chức, c¸ nh©n, bao
gồm cả tổ chức, c¸ nh©n nước ngoài (sau đ©y gọi là tổ chức, c¸ nh©n) thuộc
tr¸ch nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chÝnh nhà nước, từ hướng dẫn,
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu
mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hµnh chÝnh nhµ níc.
Bản chất của mô hình thủ tục hành chính ”một cửa” là nhằm giảm bớt các
thủ tục hành chính rườm rà và không cần thiết, tập trung việc giải quyết các dịch
vụ hành chính vào một đầu mối thống nhất để tiện lợi cho người dân và các tổ
chức khi có yêu cầu giải quyết công việc mà Nhà nước cần quản lý. Người dân
và tổ chức khi có nhu cầu liên hệ với cơ quan Nhà nước, chỉ đến một nơi nhất
định để nộp các hồ sơ cần thiết theo sự hướng dẫn của các cơ quan chức năng và
nhận kết quả giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền cũng chính tại nơi đó.
Về phía Nhà nước, việc thiết lập quy trình giải quyết công việc trong thực tế tùy

thuộc vào điều kiện cụ thể của các cơ quan. Vấn đề là làm thế nào để giải quyết
hợp lý, nhanh chóng các yêu cầu của công dân, không dẫm đạp, đùn đẩy lẫn
nhau, không kéo dài một cách vô lý để dân mất lòng tin vào các cơ quan Nhà
nước.
2.2 Sự cần thiết khách quan của việc áp dụng cơ chế một cửa trong quản
lý hành chính Nhà nước
Có thể nói rằng, việc thực hiện cơ chế “một cửa” trong quản lý hành
chính nhà nước là cải cách hành chính mang tính tất yếu khách quan xuất phát từ
hoàn cảnh lịch sử và đòi hỏi cấp thiết của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội.
Biểu hiện ở một số phương diện sau:
• Nền hành chính truyền thống – tạo tiền đề lịch sử cho nền hành
chính Việt Nam hiện đại có được những điều kiện lịch sử thực sự thuận lợi để
phát triển và hoàn thiện.
Lịch sử hành chính Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển đánh dấu
bằng sự kiện hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc. Tuy nhiên, trong quá
trình hình thành từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XIX, nền hành chính Việt Nam
không hoàn toàn là trí tuệ và tâm huyết của dân tộc ta. Mà sự lớn lên đó có du
nhập những yếu tố của một nền hành chính đô hộ, kìm hãm và tạm thời của
phong kiến phương Bắc đặt tại nước ta suốt hơn một nghìn năm Bắc thuộc.
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
• Nền hành chính hiện đại Việt Nam vào sau thế kỷ XXI còn
mang nặng tính truyền thống, chưa có được sự chuyển biến sâu sắc trong cung
cách làm việc cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ hành chính.
Nền hành chính của thế kỷ 21 tại Việt Nam còn bộc lộ rất nhiều những
thiếu sót. Và một trong những căn bệnh trầm kha là tình trạng quan liêu, giấy tờ
phức tạp của thủ tục hành chính. Tình trạng này kéo dài trong nhiều thập kỷ qua
ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - chính trị đất nước. Hệ quả trực
tiếp của nó là:

- Doang nghiệp nước ngoài không muốn đầu tư vào Việt Nam vì thủ tục
hành chính quá phức tạp;
- Tồn tại hiện tượng doanh nghiệp trong nước hoạt động sản xuất kinh
doanh một cách trái phép do việc đăng ký kinh doanh quá lâu;
- Những yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân chậm được phản ánh tới các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, làm giảm lòng tin của nhân dân vào nhà nước
và pháp luật;
• Mặt khác nước ta đi lên từ một nước tiểu nông nên trình độ dân
trí có những hạn chế nhất định.
Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách tích cực,
tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhưng việc người dân có thể hiểu rõ về cơ
quan công quyền và địa điểm để giải quyết những công việc liên quan trực tiếp
đến quyền lợi của mình vẫn là một vấn đề nan giải. Từ việc không hiểu rõ dẫn
đến tình trạng khi có thắc mắc, khi cần giao dịch với cơ quan công quyền, công
dân thường không biết phải nộp đơn từ, khiếu nại ở đâu.
• Bước sang thế kỷ 21, quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa trở
thành xu thế chung phổ biến trên toàn thế giới.
Thủ tục hành chính trở thành cánh cửa hội nhập, hợp pháp hóa những
hình thức kinh doanh, tạo điều kiện cho doang nghiệp trong nước và nước ngoài
trở thành pháp nhân trong quan hệ kinh tế thị trường. Cải cách thủ tục hành
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
chính theo hướng đơn giản và hiệu quả nhất trở thành lựa chọn chung cho các
quốc gia đang trên con đường hội nhập, trong đó có Việt Nam.
• Xuất phát từ thực tế yếu kém của nền hành chính nước ta.
Theo kết quả điều tra từ những năm 90, thì nền hành chính của nước ta
được đánh giá là kém hiệu quả, là nguyên nhân chính kéo theo một nền kinh tế
chậm phát triển và không năng động. Từ những thủ tục hành chính thiếu đồng
bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử

lý công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước với
công dân và tổ chức. Những phiền hà, sách nhiễu xuất phát từ hạn chế của hệ
thống thủ tục cũ, nhiều thủ tục không còn phù hợp dẫn tới không khuyến khích
được đầu tư, giảm lòng tin của người dân và doanh nghiệp vào Nhà nước…
Từ tất cả những nguyên nhân trên cho thấy, cải cách thủ tục hành chính
trở thành một tất yếu, đòi hỏi các nhà quản lý phải thực sự quan tâm tới. Trong
đó, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” được coi là một giải pháp
hợp lý và khoa học.
2.3 Các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa
- Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
- Công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và
thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
- Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân.
- Đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ phận, cơ quan
hành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân.
2.4 Các cơ quan có thẩm quyền áp dụng cơ chế “một cửa”
- Văn phòng Ủy ban nhân dân, các sở và cơ quan tương đương (sau đây
gọi là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh) thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
là Ủy ban nhân dân cấp huyện);
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân
cấp xã);
- Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa
phương của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
2.5 Quy trình chung trong giải quyết công việc theo cơ chế "một cửa”

(Theo Quyết định 181/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ)
2.5.1 Tổ chức, công dân có yêu cầu giải quyết công việc trực tiếp liên hệ
với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
2.5.2 Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có
trách nhiệm xem xét yêu cầu, hồ sơ của tổ chức, công dân:
- Tiếp nhận và viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả theo quy
định. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức,
công dân bổ sung, hoàn chỉnh.
- Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc phạm vi giải
quyết thì hướng dẫn để tổ chức, công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền
giải quyết.
2.5.3 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm chuyển hồ sơ của tổ
chức, công dân đến bộ phận có chức năng để giải quyết.
2.5.4 Các bộ phận có liên quan có trách nhiệm giải quyết hồ sơ của tổ
chức, công dân do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ chuyển đến, trình lãnh
đạo có thẩm quyền ký và chuyển về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo đúng
thời gian quy định.
2.5.5 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ nhận lại kết quả giải quyết
công việc và trả lại tổ chức, công dân theo đúng thời gian đã hẹn, thu phí, lệ phí
theo quy định của pháp luật.
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.5.6 Trường hợp giải quyết hồ sơ không đúng thời gian như đã hẹn thì bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, công dân
biết lí do và hẹn ngày trả kết quả.
* Sơ đồ cơ chế nhiều cửa trong giao dịch giải quyết quan hệ hành chính
trước đây:
* Sơ đồ cơ chế “một cửa” trong giao dịch giải quyết quan hệ hành chính
hiện nay:

Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
BÊN A
( Công dân, tổ
chức có nhu cầu
giải quyết quan
hệ hành chính )
BÊN B
( Các cơ quan công
quyền tham gia giải
quyết quan hệ hành
chính )
1
2
………………………
…………………………….
BÊN A
( Công dân, tổ
chức có nhu cầu
giải quyết quan
hệ hành chính )
Cửa giao dịch
Nhận, trả kết quả
hồ sơ hành chính
BÊN B
( Các cơ quan
công quyền
cùng tham gia
giải quyết quan
hệ hành chính )
20

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
* Sơ đồ quy trình giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa”
( Cấp tỉnh, thành phố )
Chú thích:
Hướng giải quyết công việc: Tham khảo ý kiến :
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
Công dân,
tổ chức
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
Phòng chuyên
môn nghiệp vụ
Lấy ý kiến của cơ
quan liên quan
Lãnh đạo sở, ngành,
UBND quận, huyện
Lãnh đạo UBND
tỉnh, thành phố
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
II/. Tình hình thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”
tại Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng
Tháng 5 năm 1995, khi kiểm điểm 1 năm thực hiện Nghị quyết số 38/CP
về cải cách một bước thủ tục hành chính và triển khai Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Chính phủ đã đề ra chủ trương
đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên 07 lĩnh vực trọng điểm, đồng thời ra
Quyết định cho thí điểm áp dụng mô hình “một cửa” trong việc giải quyết công
việc của công dân, tổ chức, khởi đầu mở rộng thí điểm tại 03 đơn vị quận, huyện
của thành phố Hồ Chí Minh, sau đó mở rộng thí điểm ra 06 sở trọng điểm của
thành phố.
Tại Hải Phòng, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp và chủ đề “Năm đẩy

mạnh cải cách hành chính 2007” của thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp đã ban
hành Quyết định số 07/QĐ-STP ngày 19/3/2007 về việc thành lập và đưa bộ
phận “Một cửa độc lập, chuyên trách” của Sở Tư pháp ( Sở Tư pháp Hải Phòng
đã thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” từ ngày
31/3/2004 ); chỉ đạo toàn Ngành từ thành phố đến Quận, Huyện, Thị xã và Xã,
Phường, Thị trấn thực hiện nghiêm các quy định về cải cách hành chính, về thủ
tục, trình tự, thời hạn giải quyết các việc của Ngành liên quan đến dân; xây dựng
cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, độc lập, khách quan trong nội bộ từng
cơ quan, đơn vị, khắc phục tình trạng khép kín, thiếu công khai, minh bạch, dễ
nảy sinh tiêu cực và tăng cường phân cấp quản lý theo hướng “giao quyền chủ
động hơn nữa cho chính quyền địa phương”.
1. Cơ sở pháp lý thực hiện cơ chế “một cửa” tại Sở Tư pháp thành phố
Hải Phòng:
- Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2001-2010;
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 27 tháng 4
năm 2006 phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2006-2010;
- Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa
liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
- Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính
trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010;
- Nghị quyết số 07/2006/NQ-HĐND ngày 07/4/2006 Kỳ họp thứ 6
Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIII và Đề án số 1187/ĐA-UBND ngày
08/3/2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về đẩy mạnh cải cách hành chính giai

đoạn 2006-2010;
- Quyết định số 351/2007/QĐ-UBND ngày 08/3/2007 của Ủy ban
nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện chủ đề “Đẩy mạnh cải cách
hành chính 2007”;
- Quyết định số 1185/2006/QĐ-UBND ngày 01/6/2006 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hải Phòng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thành phố Hải Phòng.
2. Các quy định để thực hiện cơ chế “một cửa” tại Sở Tư pháp thành
phố Hải Phòng
2.1 Các lĩnh vực giải quyết theo cơ chế “một cửa”:
- Hộ tịch – Quốc tịch;
- Lý lịch tư pháp;
- Công chứng;
- Chứng thực.
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.2. Quy định về giải quyết các thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa”
- Các quy định được niêm yết công khai tại bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả theo cơ chế “một cửa” của Sở Tư pháp;
- Thời gian giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tính từ khi nhận
hồ sơ hợp lệ, theo giờ hành chính vào các ngày làm việc trong tuần;
- Lệ phí thu theo quy định của Nhà nước;
- Việc kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chỉ được thực hiện tại Bộ
phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”. Bộ phận này có trách
nhiệm xem xét hồ sơ, nếu hồ sơ đã đầy đủ theo đúng quy định thì vào sổ thụ lý,
viết phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng
dẫn việc bổ sung hoàn thiện; nếu yêu cầu, dề nghị không thuộc thẩm quyền giải
quyết của Sở Tư pháp thì hướng dẫn tới cơ quan, cấp có thẩm quyền để giải
quyết.

2.3 Nhiệm vụ của các bộ phận
Nhiệm vụ của cán bộ công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành
chính chịu sự quản lý của Sở Tư pháp do Phó Chánh Văn phòng phụ trách điều
hành.
* Tổ trưởng bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả có nhiệm vụ:
- Tiếp nhận hồ sơ hành chính của công dân, tổ chức sau khi thẩm định
tính hợp pháp và đầy đủ của hồ sơ hành chính;
- Chuyển hồ sơ được tiếp nhận đến bộ phận chuyên môn thụ lý, theo dõi,
đôn đốc việc giải quyết thủ tục hành chính và kết quả cho công dân, tổ chức;
- Phân công nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho cán bộ tại bộ
phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
- Báo cáo tình hình hoạt động, đề xuất biện pháp nâng cao năng lực hoạt
động của các bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính và cải cách thủ tục hành chính
với Giám đốc Sở Tư pháp;
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm theo pháp lệnh cán bộ công chức
những cán bộ làm việc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ
tục hành chính. Gửi nhận xét, đánh giá cho Giám đốc Sở Tư pháp khi cán bộ có
vi phạm quy chế hoạt động của bộ phận tiếp nhận hồ sơ hành chính;
- Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của bộ phận tiếp nhận hồ sơ và
trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính với Giám đốc Sở và cơ quan hành
chính cấp trên.
* Cán bộ được phân công tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính phải là người
có năng lực, trình độ quản lý Nhà nước, am hiểu pháp luật, thành thạo chuyên
môn, nghiệp vụ, nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hành chính làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên
cần được đào tạo, bồi dưỡng để mỗi cán bộ đều có khả năng có thể tiếp nhận tất
cả hồ sơ hành chính thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp.

Cán bộ bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành
chính có nhiệm vụ:
- Kiểm tra tính hợp pháp đầy đủ của hồ sơ, hướng dẫn cụ thể nếu hồ sơ
chưa đầy đủ để công dân, tô chức hoàn thiện;
- Cập nhật số liệu hồ sơ hành chính hàng ngày vào sổ tiếp nhận và trả kết
quả hồ sơ, sau đó bàn giao cho các cán bộ chuyên môn của từng lĩnh vực; Kiểm
tra, đôn đốc cán bộ chuyên môn trả kết quả thụ lý theo đúng thời gian quy định;
- Tất cả hồ sơ khi cán bộ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ chuyển đến cá ban,
ngành phải được đại diện ban, ngành ký vào sổ theo dõi (ngày nhận, ngày giao )
và giao lại cho cán bộ tiếp nhận;
- Lưu trữ hồ sơ sau khi thủ tục hành chính đã được giải quyết xong, trả
kết quả và hướng dẫn công dân, tổ chức nộp lệ phí đúng quy định;
- Hướng dẫn công dân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết nếu
hồ sơ không thuộc thẩm quyền tiếp nhận.
Phùng Phương Ngân KH6A – Học viện Hành chính
25

×