Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Đóng góp của phòng lao động thương binh và xã hội trong công tác bảo trợ xã hội ở huyện thanh hà tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.58 KB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

----------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÓNG GÓP CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC BẢO TRỢ
XÃ HỘI Ở HUYỆN THANH HÀ - TỈNH HẢI DƯƠNG

Tên sinh viên

:

NGUYỄN THỊ LAN

Chuyên ngành đào tạo

:

Phát triển nông thôn và khuyến nông

Lớp

:

PTNT&KN51

Niên khóa
Giảng viên hướng dẫn



:
:

2006 - 2010
ThS. ĐỖ THỊ THANH HUYỀN

yªn ngµnh ®µo t


¹o: Kinh tÕ vHÀ NỘI - 2010

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài
này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi
thực hiện để tài.

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Thị Lan

i



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô giáo trong khoa Kinh tế
và phát triển nông thôn, trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, đặc biệt là các
thầy cô giáo trong Bộ môn Phát triển nông thôn, những người đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt bốn năm qua và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến cô giáo ThS Đỗ
Thị Thanh Huyền, người đã giành rất nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội huyện Thanh Hà đã cung cấp và tạo điều kiện cho tôi thu thập những
số liệu cần thiết và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình tôi nghiên cứu tại địa
bàn huyện.
Cuối cùng con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị em,
bạn bè và những người thân đã động viên tinh thần cũng như vật chất trong
thời gian con thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn tất cả mọi người!
Hà nội, ngày 24 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan

ii


TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Việt Nam, hiện nay đang tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn đã đem lại nhiều thành tựu to lớn song cái nghèo và cận nghèo vẫn còn thấy ở
nhiều nơi. Vì vậy cần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội

nhằm phân phối lại một cách công bằng các kết quả tăng trưởng. Quá trình này cần sự
chung tay của toàn xã hội, các tổ chức, cơ quan, đoàn thể trong đó phòng Lao động Thương binh và xã hội là một trong các cơ quan đó. Phòng Lao động – Thương binh và xã
hội thay mặt Đảng và Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội. Bên cạnh những mặt đạt
được phòng Lao động - Thương binh và xã hội vẫn còn tồn tại những vướng mắc, xuất
phát từ những điều đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đóng góp của phòng Lao động Thương binh và Xã hội trong công tác Bảo trợ xã hội ở huyện Thanh Hà - tỉnh Hải
Dương”. Thông qua việc tìm hiểu những đóng góp của phòng Lao động - Thương binh và
Xã Hội trong công tác bảo trợ xã hội ở huyện Thanh Hà - tỉnh Hải Dương, từ đó đưa ra
những phương hướng và giải pháp để phát huy hơn nữa việc thực hiện nhiệm vụ của phòng
trong công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Thanh Hà.
Thanh Hà là một huyện nằm ở phía đông nam tỉnh Hải Dương, cách trung tâm tỉnh
( Thành phố Hải Dương) khoảng 20km, có địa hình thấp từ bắc xuống nam và từ đông
sang tây nhưng nhìn chung khá bằng phẳng. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, Về
mùa mưa có nhiều cơn bão đi qua trên địa bàn đã gây tổn thất không nhỏ đối với sản xuất
và đời sống nhân dân. Đây là nơi mà tập trung số lượng người thiệt thòi được hưởng Bảo
trợ xã hội tương đối lớn, đứng thứ 3 sau huyện Tứ Kỳ và huyện Thanh Miện tỉnh Hải
Dương. Đây cũng là một thách thức lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội đồng thời đảm
bảo công bằng xã hội. Vì vậy nhiệm vụ của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội càng
trở lên quan trọng.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã Hội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
huyện, tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực
lao động, người có công đặc biệt là công tác Bảo trợ xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND huyện theo quy định của pháp luật. Phòng lao
động thương binh và xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự
chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế của UBND huyện; Đồng thời chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội tỉnh Hải Dương

iii



Trưởng phòng là người lãnh đạo toàn diện của phòng, chịu trách nhiệm trước uỷ
ban nhân, chủ tịch UBNN huyện và trước pháp luật về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan chuyên môn do mình phụ trách. Đồng thời chấp hành và thực hiện chức năng
chuyên môn của sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương.
Các phó trưởng phòng và các chuyên viên là những người giúp trưởng phòng thực
hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước trong những lĩnh vực khác nhau. Mục đích
hướng tới là thực hiện phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội.
Qua phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là những thông tin dã được công bố
của các cơ quan trong huyện. Ngoài ra các thông tin này cũng được thu thập qua sách,
internet.. và số liệu sơ cấp từ việc phỏng vấn điều tra cán bộ làm công tác Bảo trợ xã hội,
doanh nghiệp tư nhân thực hiện việc đào tạo nghề và tìm việc làm cho đối tượng hưởng
Bảo trợ xã hội. Ngoài ra đã phỏng vấn người dân không hưởng Bảo trợ xã hội Bằng phiếu
điều tra được thiết kế theo những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tôi tiến hành
xử lý số liệu bằng chương trình EXCEL trên cơ sở phân tổ thống kê để tiến hành phân tích
số liệu bằng các phương pháp đã học như: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so
sánh, phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) trong đó có sử dụng công cụ
Biểu đồ VENN để đánh giá những đóng góp của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
trong công tác Bảo trợ xã hội
Hệ thống ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam gồm 4 cấp: Trung
ương, Tỉnh/ thành phố, Huyện, Xã (cấp cơ sở). Đây là hệ thống được tổ chức từ trung
ương đến cơ sở với sự chỉ đạo và quản lý chặt chẽ.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chịu sự đạo của Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội tỉnh Hải Dương và của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Phòng Lao
động – Thương binh và Xã hội có 7 cán Bộ. Ở cấp cơ sở có các cán Bộ chuyên trách và
không chuyên trách ở các xã, thị trấn cùng tham gia phối hợp thực hiện công tác Bảo trợ xã
hội.
Những đóng góp của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Hỗ trợ bằng tiền hàng tháng theo chính sách của đảng và nhà nước cho các đối
tượng hưởng Bảo trợ xã hội. Chính sách này đã phần nào giảm bớt khó khăn trong đời
sống sinh hoạt của các đối tượng hưởng Bảo trợ xã hội.

2. Giúp cho đối tượng Bảo trợ xã hội tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng
chính sách xã hội huyện. Nhờ có sự tiếp cận với vốn vay với lãi suất ưu đãi mà đã tạo điều

iv


kiện để các đối tượng biết hạch toán sử dụng vốn vay có hiệu quả, đặc biệt là hạn chế được
tình trạng cho vay nặng lãi.
3. Trợ giúp các đối tượng hưởng Bảo trợ xã hội trong việc trợ giúp về giáo dục. Vì
giáo dục là biến số quan trọng lý giải cho sự nghèo và nguy cơ gặp rủi ro. Giáo dục góp
phần làm giảm xu hướng gia tăng trẻ em nghiện hút, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em bị
xâm phạm tình dục ảnh hưởng đến trật tự trị an toàn xã hội, hạn chế tình trạng tội phạm xã
hội gia tăng và giảm lây lan bệnh tật tác động xấu đến mục tiêu phát triển và ổn định xã hội
trên địa bàn huyện.
4. Trợ giúp cho đối tượng hưởng Bảo trợ xã hội trong công tác y tế, chăm sóc sức
khoẻ. Hàng năm, phòng lao động thương binh xã hội huyện phối hợp cùng bệnh viện
huyện khám miễn phí cho đối tượng bảo trợ xã hội về các bệnh thường gặp vào các mùa
trong năm. Phối hợp cùng với bệnh viện tâm thần kinh Gia Lộc khám và điều trị bênh cho
những đối tượng tàn tật, Tâm thần phân liệt gặp nguy cơ về sức khoẻ. Phối hợp cùng với
trung tâm bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương trợ cấp về thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng
bảo trợ xã hội. Hỗ trợ phục hồi chức năng cho người tàn tật. Như vậy đã góp phần tích cực
trong việc chăm sóc sức khoẻ cho đối tượng bảo trợ xã hội. Hạn chế phần nào khó khăn
cho những người yếu thế trong xã hội.
5. Trợ giúp nhà ở cho đối tượng hưởng Bảo trợ xã hội. Việc hỗ trợ nhà ở cho các đối
tượng thuộc diện hỗ trợ nhà ở theo các văn bản hướng dẫn của pháp luật đã giúp các đối
tượng Bảo trợ xã hội an tâm trong cuộc sống. Đã tạo cho đối tượng hưởng Bảo trợ xã hội
có niềm tin vào đảng và nhà nước hơn. Giảm bớt tình trạng lang thang không nhà cửa hoặc
ở trong những căn nhà đã xuống cấp, hạn chế rủi ro cho các đối tượng có hoàn cảnh khó
khăn.
6. Trợ giúp các đối tượng hưởng Bảo trợ xã hội trong việc đào tạo nghề và tạo việc

làm. Phối hợp cùng doanh nghiệp tư nhân Tuyết Thịnh trong công tác đào tạo nghề và tìm
việc làm. Lĩnh vực đào tạo nghề ở đây là nghề may. Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội huyện đã phối hợp cùng nhiều cơ quan tổ chức phi chính phủ giúp đỡ các đối tượng
hưởng Bảo trợ xã hội thông qua việc đầu tư máy may và kinh phí cho việc đào tạo nghề.
Sau khi được đào tạo nghề các học viên được tạo việc làm tại doanh nghiệp và giới thiệu
tìm việc làm cho các tổ chức công ty trên địa bàn huyện. Thông qua sự quan tâm và giúp
đỡ này đã tạo điều kiện nâng cao năng lực con người của họ. Sự hòa nhập tham gia vào xã
hội để kéo họ thoát khỏi tình trạng cô đơn tủi hổ và mặc cảm.

v


7. Nâng cao hiệu quả làm việc của cán Bộ cấp xã. Tổ chức tập huấn cho cán Bộ các
xã về thực hiện chính sách của nhà nước. Tập huấn có sự tham gia, cùng nhau trao đổi đã
giúp Nâng cao kỹ năng nghề nghiêp, ít tốn kém về kinh phí, thời gian cho việc triển khai
thực hiện. Có sự tham gia đánh giá của cán Bộ xã, biết được những ý kiến phản hồi từ
chính những người dân trong huyện thông qua cán Bộ xã, quản lý và theo dõi đối tượng
một cách chính xác, hạn chế việc làm sai, không đúng với chủ chương chính sách của nhà
nước. Thực hiện đúng, trung thực, chính xác đối tượng. Giải quyết vấn đề sát thực và ý
nghĩa cho các đối tượng bảo trợ xã hội.
8. Những đóng góp của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thanh Hà
đã tác động tích cực đến những nhóm người thiệt thòi, nhóm người yếu thế trong xã hội họ
đã gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và trong sinh hoạt. Họ được hưởng
Bảo trợ xã hội. Với nhiều hoạt động của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã thực
hiện kế hoạch giảm nghèo đạt và vượt so với chỉ tiêu của huyện đề ra là 0.01% năm 2007.
Năm 2008 vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 0,015%. Năm 2009 vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra
là 0.018%. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã giúp đối tượng hưởng Bảo trợ xã
hội tự tin hơn trong cuộc sống, có vai trò trong việc nâng cao khả năng vượt lên chính
mình của các đối tượng Bảo trợ xã hội. Từ đó tạo đà cho việc phát triển kinh tế cũng như
đảm bảo công bằng xã hội. Hạn chế rủi ro và tệ nạn xã hội phát sinh trên địa bàn huyện.

Tóm lại, những đóng góp của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thanh Hà
là cần thiết và quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội.

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN....................................................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................xi
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ .....................................................................................xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................xiii
PHẦN I. MỞ ĐẦU.................................................................................................................1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...............................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................................3

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3
1.3.2 Phạm vi nội dung...................................................................................................3
1.3.3 Phạm vi thời gian...................................................................................................3
1.3.4 Phạm vi không gian...............................................................................................3
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................................4

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................4
2.1.2 Hề thống ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được tổ chức từ trung ương
đến địa phương...............................................................................................................4
2.1.3 Khái niệm về Bảo trợ xã hội .................................................................................5

2.1.4 Hệ thống Bảo trợ xã hội........................................................................................7
2.1.5 Khái niệm về nông thôn và phát triển nông thôn..................................................7
2.2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn:........................................................................................8

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN.................................................................................20
2.2.1 Lịch sử hình thành ngành Lao động – Thương binh và Xã Hội .........................20
2.2.2 Lịch sử hình thành ở trên thế giới.......................................................................22
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.............................................................25

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI.........................................25
3.1.1 Điều kiện tự nhiên...............................................................................................25
3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội của huyện Thanh Hà...................................................26

So sánh(%)......................................................................................................27
Qua bảng 3.2 ta thấy dân số của huyện tăng lên qua 3 năm. Từ năm 20072009 dân số tăng là 26450 người. .....................................................28
ĐVT: Người....................................................................................................29
30
3.1.2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của huyện Thanh Hà
.............................................................................................................35
Thanh Hà là một huyện đất chật người đông. Trong những năm qua, nền kinh
tế của huyện đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ song kinh tế nông

vii


nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập GDP năm 2009
toàn huyện là 636992 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt
hơn 4 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp- tiểu thủ
công nghiệp, xây dựng dịch vụ năm 2009 là 49,5% – 16,0% – 34,5%.
.............................................................................................................35

Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện,
đúng hướng, đảm Bảo đủ lương thực. Giá trị nông sản hàng hóa trên 1
đơn vị diện tích tăng 3,3%. Năng suất lúa đạt 118,5 tạ/ha. Sản lượng
lương thực đạt 47600 tấn bình quân lương thực đầu người đạt 292 kg.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dần theo hướng tích cực. Năm
2009, cơ cấu đạt là trồng trọt 62%, chăn nuôi 35%, dịch vụ 3%. Gắn
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi với thế mạnh từng vùng sản
xuất. Thực hiện có hiệu quả đề án nuôi trồng thủy sản nước lợ và
chuyên canh cây lúa cao sản, cây vụ đông. Mạnh dạn thay đổi cơ cấu
các trà giống lúa, đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống.
Trong 5 năm tới đã chuyển đổi 2290 ha lúa sang trồng cây ăn quả, đưa
diện tích cây ăn quả lên tới 6744 ha. Trong đó diện tích cây vải là
5595 ha. Tổng giá trị ngành trồng trọt đạt 218,4 tỉ đồng, tăng 16,17%
so với năm 2000. Giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp đạt 36,4
triệu đồng, có mô hình đạt 50 triệu đồng/ha ở các xã Liên Mạc, Cẩm
Chế. Quyết Thắng...............................................................................35
Chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sản phát triển mạnh cả về số lượng và chất
lượng. Hình thức chăn nuôi công nghiệp, trang trại ngày càng mở
rộng. Trong đó, đàn lợn đạt 67120 con, đàn bò đạt 2110 con, đàn trâu
đạt 1501 con, gia cầm là 757000 con. Diện tích nuôi trồng thủy sản
đạt 702 ha, sản lượng đạt 1850 tấn, tăng 16,10% so với năm 2008. Giá
trị ngành chăn nuôi đạt 111,2 tỉ đồng. Hoạt động dịch vụ trong nông
nghiệp được mở rồng, đa dạng, hiệu quả hơn, từng bước giải phóng
lao động trong nông thôn. Giá trị sản xuất tăng từ 8,2 tỉ năm 2000 lên
12,4 tỉ năm 2009..................................................................................36
Tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...................................................36
Mở rộng ngành nghề, tập trung khai thác chế biến nông sản truyền thống như
vải sấy, dệt chiếu, mây tre đan, sấy hành tỏi, sản xuất vật liệu xây

viii



dựng, đồ mộc đân dụng. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng đạt 238 tỉ đồng, tăng bình quân 9,5%/năm. Hoạt động thương
mại dịch vụ phát triển đa dạng phù hợp với cơ chế thị trường. Giá trị
sản xuất ngành dịch vụ đạt 232 tỉ đồng, tốc độ tăng 8,7%/năm..........36
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................36
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...................................................................36
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin..........................................................................36

(Nguồn: tác giả tổng hợp)...............................................................................38
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin...............................................................................39
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin.........................................................................39
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..............................................................................40
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................42

4.1 TỔ CHỨC CỦA PHỒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
.............................................................................................................42
4.1.3 Tình hình đội ngũ cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thanh Hà 46
4.1.4 Tình hình thực hiện công tác BTXH qua 3 năm 2007 – 2009 của huyện Thanh
Hà.................................................................................................................................49

4.2 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI...................53
4.2.1 Hỗ trợ bằng tiền hàng tháng theo chính sách của Đảng và Nhà nước cho các đối
tượng thuộc diện hưởng Bảo trợ xã hội........................................................................53
4.2.2 Giúp đối tượng Bảo trợ xã hội tiếp cận với nguồn tín dụng của Ngân hàng chính
sách xã hội huyện Thanh Hà........................................................................................55
4.2.3 Trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội về giáo dục.............................................58
4.2.4 Trợ giúp các cho đối tượng Bảo trợ xã hội trong công tác y tế, chăm sóc sức

khoẻ .............................................................................................................................60
4.2.5 Trợ giúp Nhà ở cho đối tượng hưởng Bảo trợ xã hội..........................................62
4.2.6 Trợ giúp đối tượng Bảo trợ xã hội trong việc học nghề và vấn đề việc làm.......64
4.2.7 Nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ cấp xã...................................................68
4.2.8 Xóa đói giảm nghèo cho đối tượng hưởng Bảo trợ xã hội..................................70

4.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA PHÒNG LAO
ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HUYỆN TRONG CÔNG
TÁC BẢO TRỢ XÃ HỘI...................................................................71
4.3.1. Đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ được giao của cán bộ làm công tác Bảo trợ
xã hội............................................................................................................................71
4.3.2 Nhìn nhận cuả đối tượng hưởng Bảo trợ xã hội về vai trò của phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Thanh Hà.....................................................................75
4.3.2 Nhìn nhận cuả người dân sống trong cộng đồng về đóng góp của phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội huyện Thanh Hà..........................................................77
4.3.3 Các tổ chức cơ quan đoàn thể trong công tác Bảo trợ xã hội tại huyện Thanh Hà
......................................................................................................................................78

ix


4.3.4 Những Thành tích và hạn chế của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
huyện và những yếu tố ảnh hưởng đến sự hạn chế trong công tác Bảo trợ xã hội.......80
4.4.1 Phương hướng.....................................................................................................82
4.4.2 Giải pháp.............................................................................................................83
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................88

5.1 KẾT LUẬN...............................................................................................88
5.2 KIẾN NGHỊ..............................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................91
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

( Th
%C6%B0%C6%A1ng_binh_v%C3%A0_X%C3%A3_h%E1%BB%99i).........................91
6. Nguồn tin và ảnh: ............................................................91
/>PHỤ LỤC.............................................................................................................................92

x


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua năm 2007-2009..................................27
ĐVT: ha...............................................................................................................................27
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2007-2009..........................29
Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Thanh Hà năm 2009......................................32
Bảng 4.1.Thực trạng chất lượng cán bộ làm công tác Bảo trợ xã hội ở huyện Thanh Hà. .48
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác Bảo trợ xã hội .......................................................49
Bảng 4.3 Tổng hợp kết quả hoạt động tín chấp vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội huyện
tháng 5/2009.........................................................................................................................57
Bảng 4.4 Trình độ học vấn của trẻ em thuộc đối tượng Bảo trợ xã hội qua 3 năm 20072009 .....................................................................................................................................59
(ĐVT: Người)...........................................59
Bảng 4.4 Kết quả thực hiện công tác y tế cho đối tượng Bảo trợ xã hội.............................60
Bảng 4.6 Kết quả đóng góp của phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội về hỗ
trợ Nhà ở
.........................................................63
Bảng 4.6 Kết quả đào tạo nghề và tìm việc làm cho đối tượng Bảo trợ xã hội....................66
Bảng 4.8 Kết quả thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo của huyện qua 3 năm 2007-2009
..............................................................................................................................................70
Bảng 4.9 Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao..............................................................71
Bảng 4.10 Bố trí công việc được giao..................................................................................74
Bảng 4.11 Ý kiến đánh giá của đối tượng hưởng Bảo trợ xã hội về của phòng những đóng

góp của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
........................................75
Bảng 4.12 Đánh giá của người dân về những đóng góp của phòng
Lao động Thương binh và Xã hội huyện Thanh Hà
............................................................77

xi


DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ
Đồ thị 3.1 Đối tượng Bảo trợ xã hội và đối tượng không được Bảo trợ xã hội
qua 3 năm 2007 - 2009..............Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức của ngành Lao động -Thương binh và
Xã hội ...........4
Đồ thị 3.1 Đối tượng Bảo trợ xã hội và đối tượng không được Bảo trợ xã hội qua 3 năm
2007 - 2009...........................................................................................................................30
Sơ đồ 4.1: Thể hiện bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội huyện Thanh Hà........................................................................................................42
Sơ đồ 4.2: Các mức trợ cấp hàng tháng...............................................................................53
Sơ đồ 4.3: Các tổ chức cơ quan đoàn thể trong công tác Bảo trợ xã hội.............................79
Sơ đồ 4.4: Khung bảo trợ xã hội của Guhan (1994).............................................................84
Sơ đồ 4.5: Các biện pháp giảm rủi ro, nâng cao năng lực....................................................85
cho đối tượng hưởng BTXH................................................................................................85

xii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
LAO ĐỘNG - THƯƠNG

BINH VÀ XÃ HỘI
UBND
CP
BTXH
BHYT
NHCS
BNNPTNT
BKHĐT
BTC
SL
CC
BQ
ĐVT
TTLT



Ý nghĩa
Lao động - Thương binh và Xã hội
Ủy ban nhân dân
Chính phủ
Bảo trợ xã hội
Bảo hiểm y tế
Ngân hàng chính sách
Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn
Bộ kế hoạch đầu tư
Bộ tài chính
Số lượng
Cơ cấu
Bình quân

Đơn vị tính
Thông tư liên tịch
Nghị định
Quyết định

xiii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam, với sự nghiệp đổi mới từ năm 1986 đến nay thì đất nước
đang có sự chuyển mình sâu sắc từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại những
thành tựu đáng kể. Tăng trưởng kinh tế mỗi năm đạt tốc độ 7-8%. Tỷ lệ người
nghèo đói giảm đáng kể từ 70% vào những năm 80 xuống còn 29% hiện nay.
Tỷ lệ người biết đọc biết viết hiện nay được duy trì ở mức cao, hiện nay là
94%. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay tăng gấp đôi so với đầu những
năm 1990. (1)
Mặc dù kinh tế tăng trưởng và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn song
cái nghèo và cận nghèo vẫn còn thấy ở nhiều nơi, đặt ra nhiều thách thức lớn
về phát triển con người ở Việt Nam. Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta
vẫn tiếp tục ở mức thấp so với thế giới, đặc biệt thu nhập ở nông thôn, nơi cư
trú của hơn 70% dân số. Hiện nay chỉ số phát triển con người của Việt Nam
vẫn nằm ở mức thấp trong nhóm các nước đang phát triển. Tính dễ bị tổn
thương trước những biến động của quá trình phát triển kinh tế còn gặp nhiều
hạn chế do những mất cân đối vĩ mô trong cơ cấu kinh tế. Những xung lực thị
trường mạnh mẽ làm gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong bối
cảnh các chính sách việc làm, Bảo trợ xã hội và các thiết chế lao động đã
không theo kịp những đòi hỏi của thực tiễn. Bên cạnh đó phải kể đến những
khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt khi tập trung thực hiện mục tiêu

“Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội” nhằm phân phối lại một cách công
bằng các kết quả tăng trưởng. Mặt khác nước ta chịu hậu quả nặng nề của
chiến tranh, của thiên tai bão lụt và hạn hán xuất hiện trong một năm ngày
càng lớn và những diễn biến rất phức tạp, khó lường trước của ô nhiễm và sự
tàn phá môi trường, hội nhập khu vực và toàn cầu hoá ngày nay còn đặt đất

1


nước trước những thách thức và nguy cơ của những cú sốc kinh tế, những tệ
nạn xã hội, những rủi ro đang rình rập người dân. Từ những khó khăn và
thách thức đó dẫn đến hệ quả trực tiếp làm trầm trọng hơn những bất bình
đẳng và tính dễ bị tổn thương, những đối tượng thiệt thòi rất cần sự trợ giúp
của xã hội, đó cũng là nhu cầu tất yếu khách quan và cần thiết của mọi xã hội,
khi mà một bộ phận thành viên trong xã hội không đủ khả năng tự đảm Bảo
cuộc sống họ là những đối tượng yếu thế trong xã hội. Nhà nước, cộng đồng
và gia đình có trách nhiệm Bảo đảm an toàn cuộc sống của họ tạo điều kiện
cho họ hòa nhập với cuộc sống cộng đồng có như vậy thì xã hội mới đảm Bảo
được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội một cách đồng đều và bền
vững. Thanh Hà là một huyện đất chật người đông. Song song với việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn thì việc thực hiện tiến trình
công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn cùng những sự quan tâm đến việc
đảm Bảo công bằng cho người dân thì Thanh Hà đã có những bước phát triển
đáng kể: Cơ sở hạ tầng khang trang hơn, mức sống người dân thêm phần nâng
lên, số hộ nghèo giảm đi, trẻ em được nuôi dạy chu đáo hơn và đặc biệt là
những đối tượng Bảo trợ xã hội được quan tâm hơn cả về vật chất lẫn tinh
thần. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội. Những
đổi mới này không thể không nhắc đến vai trò của phòng Lao động - Thương
binh và xã hội huyện Thanh Hà. Vậy phòng Lao động - Thương binh và xã
hội huyện có vai trò gì cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện? Làm thế

nào để nâng cao vai trò của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện?
Sau đây tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đóng góp của phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội trong công tác Bảo trợ xã hội ở huyện Thanh Hà
tỉnh Hải Dương”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung

2


Tìm hiểu sự đóng góp của phòng Lao động - Thương binh và xã hội trong
công tác Bảo trợ xã hội từ đó đưa ra định hướng, giải pháp nhằm nâng cao vai trò
của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tới việc phát triển kinh tế xã hội
cùng với việc đảm Bảo công bằng xã hội của huyện Thanh Hà - tỉnh Hải Dương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá các cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến
công tác Bảo trợ xã hội
- Tìm hiểu sự đóng góp của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
huyện Thanh Hà trong công tác Bảo trợ xã hội
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự đóng góp của phòng Lao
động - Thương binh và Xã hội huyện Thanh Hà trong công tác Bảo trợ xã hội
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phòng Lao động - Thương binh và
xã hội, các cán bộ và nhân viên trong phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội ở huyện, các cán bộ cấp xã, những nhóm người hưởng Bảo trợ xã hội trên
địa bàn huyện Thanh Hà.
1.3.2 Phạm vi nội dung
Đề tài đi vào tìm hiều sự đóng góp của phòng Lao động - Thương binh
và Xã hội trong công tác Bảo trợ xã hội ở huyện Thanh Hà. Đề tài không đi

sâu vào tất cả những lĩnh vực mà phòng đảm nhiệm. Công tác Bảo trợ xã hội
là lĩnh vực mà phòng có nhiều hoạt động và cũng gặp khó khăn. Đây là hoạt
động có ý nghĩa trong việc đảm Bảo phát triển kinh tế gắn với công bằng xã
hội nhất và giảm bất bình đẳng trên địa bàn huyện Thanh Hà.
1.3.3 Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài là từ 13/12-20/5
1.3.4 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Thanh Hà - tỉnh Hải Dương.

3


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.2 Hề thống ngành Lao động - Thương binh và Xã hội được tổ chức từ
trung ương đến địa phương
Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội

Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tỉnh

Phòng Lao động - Thương binh
và Xã hội huyện

Ban Lao động - Thương binh và
Xã hội xã
Sơ đồ 2.1: Hệ thống tổ chức của ngành Lao động -Thương binh và
Xã hội
Hệ thống ngành Lao động – Thương binh và Xã hội ((LĐ - TB&XH)

Việt Nam gồm 4 cấp: Trung ương, Tỉnh/ thành phố, Huyện, Xã (cấp cơ sở).
Đây là hệ thống được tổ chức từ trung ương đến cơ sở với sự chỉ đạo và quản
lý chặt chẽ.
2.1.2.1 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, lao
động, tiền lương, tiền công, Bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo

4


hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có
công, Bảo trợ xã hội, Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng,
chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và
xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý Nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh
vực do Bộ quản lý. (2)
2.1.2.2 Sở Lao động - Thương binh và xã hội
Là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, có chức năng quản lý Nhà
nước và phụ trách một số mặt công tác sự nghiệp về lĩnh vực Lao động
-Thương binh và Xã hội trên địa bàn tỉnh theo luật pháp chính sách của Nhà
nước quy định. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo về
chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và sự chỉ
đạo trực tiếp toàn diện của UBND tỉnh. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà
nước theo đúng thể thức. (3)
2.1.2.3 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mưu, giúp UBND
huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động, người có
công…đặc biệt là lĩnh vực Bảo trợ xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền
hạn theo sự uỷ quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu
và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế của UBND
huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh. (4)
2.1.3 Khái niệm về Bảo trợ xã hội
- Theo Ngân hàng thế giới (WB): Bảo trợ xã hội là những biện pháp
công cộng nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình cộng đồng đương đầu và
kiềm chế nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và
những bấp bênh thu nhập.

5


Nhấn mạnh sự kiềm chế nguy cơ là cơ sở của Bảo trợ xã hội. Bảo trợ
xã hội vừa là mạn lưới an toàn, vừa là bàn đạp thông qua sự phát triển nguồn
vốn con người
- Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): Bảo trợ xã hội là sự cung cấp
phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua các cơ chế Nhà nướ hoặc
tập thể nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp.
Nhấn mạnh đến chiều cạnh Bảo hiểm và mở rộng tạo việc làm cho
những đối tượng ở khu vực kinh tế không chính thức.
- Theo Ngân hàng phát triển châu á (ADB): Bảo trợ xã hội đề cập đến
một hệ chính sách công nhằm giảm nhẹ tác động bất lợi của những biến động
đối với các hộ gia đình và cá nhân.
Nhấn mạnh đến tính dễ bị tổn thương của con người nếu không có sự
Bảo trợ xã hội tác hại của thiếu Bảo trợ xã hội đối với vốn con người
- Theo cơ quan quốc tế phát triển (ODI): Bảo trợ xã hội đề cập những
hành động công ích nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, nguy cơ gây sốc
và sự bần cùng hoá, là những điều không thể chấp nhận được về mặt xã hội.
Nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương và bần cùng hoá. Bảo trợ xã hội

được hướng vào những người thuộc tầng lớp có hoàn cảnh không ai muốn
trong xã hội.
- Ở Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức hay
thống nhất về Bảo trợ xã hội. nguyên nhân là do Bảo trợ xã hội là một khái
niệm mới mẻ đối với một đất nước vừa thoát khỏi một nền kinh tề kế hoạch
hóa tập trung, quan liêu mệnh lệnh sang một nền kinh tế thị trường đang mở
cửa ra bên ngoài. Tuy vậy theo các chuyên gia nghiên cứu và các cám bộ
công tác trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội đã đưa ra định nghĩa về Bảo trợ xã hội
là sự hỗ trợ trực tiếp cho các gia đình nghèo và dễ bị tổn thương, Bảo hiểm xã
hội, và các hoạt động khác nhằm giảm tính dễ bị tổn thương gây ra bởi những
nguy cơ như thất nghiệp, tuổi già và khuyết tật. (1)

6


2.1.4 Hệ thống Bảo trợ xã hội
Hệ thống này dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước là chính. Đây cũng là
một kênh phân phối lại thu nhập quốc dân cho từng nhóm đối tượng gắn với
những điều kiện nhất định hoặc trong những trường hợp cấp bách nhất định
những khoản trợ giúp hoặc hỗ trợ bằng hiện vật và bằng tiền, không xem xét
đến sự đóng góp trước đó mà chỉ cần kiểm tra về những khó khăn và nhu cầu
thiết yếu của người gặp rủi ro khi bản thân họ không tự lo được cuộc sống tối
thiểu hay sức lực của họ không thể vượt qua những rủi ro đó. Bảo trợ xã hội
được coi là “lưới đỡ cuối cùng” trong hệ thống mạng lưới an sinh xã hội. Hoạt
động Bảo trợ xã hội trong những năm gần đây đã thực hiện tốt hai chức năng
cơ bản: cứu trợ và trợ giúp phát triển. Nguồn tài chính của hệ thống này rất đa
dạng và phong phú, ngoài nguồn chính từ ngân sách Nhà nước, còn huy động
từ sự đóng góp, quyên góp của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức... thể hiện
truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái của dân tộc ta.(1)
2.1.5 Khái niệm về nông thôn và phát triển nông thôn.

- Nông thôn nhìn dưới góc độ quản lý có thể hiểu: Là vùng sinh sống của
tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào
hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị
nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.
- Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới ( 1975): Phát triển nông thôn là
một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện về kinh tế, xã hội của một nhóm
người cụ thể - người nghèo ở nông thôn. Nó giúp những người nghèo nhất
trong xã hội được hưởng lợi ích từ sự phát triển.
- Trong điều kiện Việt Nam, tổng hợp các quan điểm từ các chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của chính phủ thì: “Phát triển nông thôn là một quá
trình phát triển có chủ ý một cách bền vững về kinh tế - xã hội, văn hóa, môi
trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Quá

7


trình này, trước hết là do chính chủ thể người dân nông thôn và có sự hỗ trợ
tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác. (6)
2.2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn:
2.2.1.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03
tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh; dự thảo nghị quyết, nghị
định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng
năm của Bộ đã được phê duyệt, các dự án, đề án và văn bản quy phạm pháp
luật khác theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực
lao động, người có công và xã hội.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương trình mục tiêu quốc gia,
các công trình, dự án quan trọng về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước
của Bộ; các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền
chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý
Nhà nước của Bộ; phê duyệt các đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch thuộc
thẩm quyền quyết định của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà
nước của Bộ.
4. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.
5. Về lĩnh vực việc làm và Bảo hiểm thất nghiệp

8


a. Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách việc
làm, chính sách phát triển thị trường lao động, chỉ tiêu tạo việc làm mới và
khuyến khích tạo việc làm mới; về tuyển dụng và quản lý lao động Việt Nam
và lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; về chính sách việc làm đối với
đối tượng đặc thù, lao động dịch chuyển; về lao động bị mất việc làm trong
sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước;
b. Hướng dẫn cơ chế thực hiện các dự án của Chương trình mục tiêu
quốc gia về việc làm theo thẩm quyền;
c. Quy định về điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của cơ sở giới
thiệu việc làm;
d. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm;
e. Tổ chức hệ thống thông tin thị trường lao động; thu thập, cung cấp
cơ sở dữ liệu về thị trường lao động cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu;

f. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật
về Bảo hiểm thất nghiệp.
6. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng
a. Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;b. Phát triển thị trường lao
động ngoài nước;
c. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn lao động
đi làm việc ở nước ngoài; quy định nội dung, chương trình và chứng chỉ bồi
dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước
ngoài;
d. Quy định về Giấy phép; quyết định việc cấp, đổi, thu hồi Giấy phép
hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

9


e. Tổ chức, hướng dẫn việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát
việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp;
f. Phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức và chỉ đạo công tác quản lý, xử
lý những vấn đề liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng;
g. Quản lý Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
7. Về lĩnh vực dạy nghề
a. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và chủ trì phối hợp với Bộ, ngành liên
quan hướng dẫn về chính sách, chế độ dạy nghề và học nghề;
b. Quy hoạch mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung
tâm dạy nghề theo thẩm quyền; quy định điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt
động của cơ sở dạy nghề; điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề, trường trung cấp

nghề; quy chế mẫu trung tâm dạy nghề; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị
dạy nghề;
c. Quy định chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp
nghề; danh mục nghề đào tạo; quy chế tuyển sinh, thi, kiểm tra, công nhận tốt
nghiệp; mẫu bằng, chứng chỉ nghề; quy chế cấp bằng, chứng chỉ nghề;
d. Quy định nguyên tắc, quy trình và tổ chức chỉ đạo việc xây dựng tiêu chuẩn
kỹ năng nghề quốc gia; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề
quốc gia;
e. Quy định tiêu chuẩn, quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề;
f. Quyết định thành lập trường cao đẳng nghề; công nhận Hội đồng quản trị,
ban giám hiệu trường cao đẳng nghề tư thục theo thẩm quyền.
8. Về lĩnh vực lao động, tiền lương, tiền công
a. Hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập
thể, kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; hướng dẫn việc giải quyết tranh
chấp lao động và đình công;

10


×