Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

ĐẢNG bộ TỈNH THANH hóa LÃNH đạo THỰC HIỆN “dồn điền đổi THỬA” từ năm 1996 đến năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.08 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

LÊ THỊ HIỀN

ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
“DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA” TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2013

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 62 22 03 15

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2015


Luận án được hoàn thành tại:TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Hồng

Giới thiệu 1:

Giới thiệu 2:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp cơ sở chấm Luận án tiến sĩ họp tại Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, vào
hồi.......giờ.......phút, ngày.......tháng.......năm 2015.

Có thể tìm hiểu Luận án tại:


- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin thư viện - Đại học Quốc gia Hà Nội


MỞ ĐẦU
1

Lý do chọn đề tài
Dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là tiền đề, cơ sở góp phần thúc đẩy nông nghiệp và

nông thôn ở nước ta phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH).
Chủ trương DĐĐT theo hướng tăng quy mô, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một nội
dung quan trọng trong đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất
manh mún, nhỏ lẻ, tạo điều kiện cho hộ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, mùa vụ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quy hoạch kiến thiết lại đồng
ruộng, xây dựng các vùng chuyên canh, kiên cố kênh mương, giao thông nội đồng để chủ động
tưới tiêu, đi lại, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm, từng bước tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn, đưa công tác quản lý ruộng đất, chỉ đạo sản xuất vào nề nếp; ngăn chặn những biểu
hiện tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều hòa nguồn
nhân lực, phát huy lợi thế của mỗi vùng, miền.
Quán triệt, vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng vào thực tiễn địa phương, Đảng
bộ tỉnh Thanh Hóa trong những năm 1996-2013 đã lãnh đạo DĐĐT theo hướng phát triển
hàng hóa quy mô lớn thực hiện CNH, HĐH đất nước. Quá trình đó đã đạt được một số kết
quả nhất định, góp phần cải thiện đời sống người lao động, tạo ra những chuyển biến tích
cực về mặt xã hội.
Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, nhất là những khó khăn của địa hình ruộng đất phức
tạp, dân số đông, nền kinh tế thuần nông, công nghiệp phát triển chậm, điểm xuất phát thấp,
nên quá trình lãnh đạo DĐĐT theo hướng CNH, HĐH của Đảng bộ còn có nhiều bất cập, tiến
độ thực hiện chậm chưa đạt được mục tiêu, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Vì vậy, việc nghiên cứu, tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong quá trình

lãnh đạo thực hiện chủ trương của Đảng về DĐĐT theo hướng CNH, HĐH không chỉ góp phần
đúc rút những kinh nghiệm mà còn cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc giải quyết những vẫn
đề về nhận thức lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh hiện
nay.
Với ý nghĩa đó, tôi quyết định chọn đề tài Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo thực
hiện DĐĐT từ năm 1996 đến năm 2013 để làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu


Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo thực hiện chủ trương của
Đảng về DĐĐT tại địa phương từ năm 1996 đến năm 2013; trên cơ sở đó, chỉ rõ ưu điểm,
hạn chế, rút ra một số kinh nghiệm cho hoạt động DĐĐT hiện tại.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích các yếu tố tác động và chi phối công tác DĐĐT ở tỉnh Thanh Hóa
- Trình bày chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện DĐĐT của Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa từ năm 1996 đến 2013 theo một hệ thống có tính lịch sử.
- Đánh giá ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong quá trình lãnh đạo
thực hiện DĐĐT
- Đúc rút kinh nghiệm từ quá trình thực hiện chủ trương DĐĐT ở tỉnh Thanh Hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Chủ trương và các biện pháp chỉ đạo của Đảng bộ
Thanh Hóa trong quá trình lãnh đạo thực hiện công tác DĐĐT; Các hoạt động thực hiện
DĐĐT ở tỉnh Thanh Hóa.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Các yếu tố tác động và chi phối sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa trong DĐĐT; Các chủ trương, biện pháp về DĐĐT của Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa và sự triển khai thực hiện của các cấp trong tỉnh Thanh Hóa; Luận án tập trung cơ
bản vào hoạt động DĐĐT, tuy nhiên ruộng đất là tư liệu sản xuất gắn bó mật thiết với

người nông dân và liên quan đến mọi hoạt động trong nông nghiệp và nông thôn. Nên
trong quá tŕnh nghiên cứu và khi thể hiện trên luận án, sẽ có những điểm mở rộng để làm
sáng tỏ hơn chủ đề của luận án.
- Về thời gian: Luận án lấy mốc thời gian từ năm 1996 đến năm 2013. Năm 1996
là thời điểm Đảng bộ bắt đầu nhắc đến chủ trương DĐĐT tại Đại hội Đảng bộ lần thứ
XIV và thực hiện thí điểm cuộc vận động DĐĐT tại một số địa phương. Năm 2013 là
mốc thời gian Đảng và Nhà nước thông qua luật sửa đổi đất đai và cũng là năm tác giả
kết thúc quá trình nghiên cứu luận án của mình.
- Về không gian: Tại địa bàn tỉnh Thanh Hóa và có so sánh với một số địa phương
khác.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu: Các văn kiện Đảng và Nhà nước Việt Nam liên quan đến chính
sách ruộng đất và công tác DĐĐT; Các văn bản tài liệu (nghị quyết, chỉ thị, quyết định,


thông tư…), các chương trình kế hoạch, các báo cáo của BCH Đảng bộ, Ban Thường vụ,
Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Thanh Hóa liên quan đến công tác DĐĐT; Tài liệu của các
ban, các cấp, các ngành, các huyện trong tỉnh Thanh Hóa về thực hiện DĐĐT; Các sách
đã xuất bản, các đề tài nghiên cứu khoa học, đề án, bài báo, tạp chí, luận văn, luận án có
liên quan đến đề tài; Nguồn tài liệu khảo sát thực tế ở địa phương, phỏng vấn các cán bộ,
đảng viên, quần chúng nhân dân đã trực tiếp tham gia thực hiện hoặc chứng kiến quá trình
triển khai DĐĐT.
4.2 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương
pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic nhằm trình bày một cách khách quan,
khoa học các sự kiện có phản ánh sự lãnh đạo DĐĐT của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa;
từ đó khái quát, rút ra những kết luận về ưu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm
lịch sử; Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như thống kê, so sánh,
phân tích và tổng hợp, phương pháp khảo sát thực tế, thực địa để làm rõ quá trình lãnh
đạo DĐĐT của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.
5. Đóng góp khoa học của Luận án

- Hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về
DĐĐT theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn từ năm 1996 đến năm 2013.
- Khôi phục chân thực quá trình tổ chức chỉ đạo và kết quả thực hiện DĐĐT
theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến năm 2013 của
Đảng bộ.
- Làm rõ sự phát triển nhận thức của Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo, tổ chức thực
hiện DĐĐT theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn qua các giai đoạn 19962006, 2006-2013; góp phần tổng kết thực tiễn và lý luận, gợi mở những bài học kinh
nghiệm đúc kết trong quá trình Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo DĐĐT theo hướng
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
- Tổng hợp những định hướng cơ bản của Đảng bộ trong quá trình tiếp tục lãnh
đạo thực hiện chủ trương DĐĐT theo hướng đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển kinh tế
bền vững.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Luận án là công trình nghiên cứu lịch sử, được xây dựng từ các nguồn tư liệu
phong phú, và các qua kết quả, sưu tầm điều tra, khảo sát, thực địa tại Thanh Hóa. Bằng


nhiều luận cứ khoa học, tác giả đã tập trung phân tích, lý giải và đánh giá thấu đáo kết
quả lãnh đạo thực hiện DĐĐT của Đảng bộ địa phương có nhiều tiềm năng, nhưng cũng
không ít những khó khăn và thách thức.
- Luận án góp phần đúc kết những kinh nghiệm lịch sử giúp Đảng bộ và các cấp ủy,
các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn…trong tỉnh
có thêm nguồn tư liệu tham khảo trong quá trình tổng kết thực tiễn và xây dựng chủ
trương, chính sách, biện pháp để lãnh đạo thực hiện chủ trương DĐĐT và những định
hướng phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo
- Luận án là nguồn tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu và biên soạn Lịch sử
Đảng bộ tỉnh, lịch sử Đảng bộ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh
Hóa, lịch sử Đảng bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án

được chia thành bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo thực hiện DĐĐT từ năm 1996
đến năm 2006.
Chương 3: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo đẩy mạnh thực hiện DĐĐT từ
năm 2006 đến năm 2013
Chương 4: Một số nhận xét và kinh nghiệm


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về chủ trương, chính sách ruộng đất của Đảng
trong thời kỳ đổi mới có liên quan đến Dồn điền đổi thửa.
Đề tài cấp Bộ năm 2004 -2005 về “Chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện
nay: Thực trạng và giải pháp” của Trần Thị Minh Châu (Khoa Quản lý kinh tế - Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Đề tài cấp bộ "Nghiên cứu thực trạng, đề xuất
hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai về quản lý và sử dụng đất của các doanh nghiệp
Nhà nước cổ phần hóa trong giai đoạn hiện nay" năm 2012 của Bùi Sỹ Dũng (Viện
Nghiên cứu quản lý đất đai). Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc đánh giá tiềm năng đất đai nhằm góp phần sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài
nguyên đất trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam” năm 2011 của Bùi Văn Sỹ (Viện
Nghiên cứu quản lý đất đai). Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu quá trình hình thành của một số
chính sách đổi mới đột phá trong nông nghiệp, nông thôn” do Viện Chính sách và Phát
triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện năm
2005- 2006; đề tài cấp bộ "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất mô hình sử dụng đất nông
nghiệp bền vững phục vụ quy hoạch sử dụng đất" năm 2007 của Đào Đức Mẫn (Viện
Nghiên cứu quản lý đất đai) …Các đề tài đã khái quát về chính sách ruộng đất, nêu lên

thực trạng và giải pháp để nhằm hoàn thiện chính sách ruộng đất, đồng thời đề xuất các
mô hình sử dụng đất bền vững phục vụ cho quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai trong
giai đoạn hiện nay. Đây cũng chính là nguồn tư liệu quý giá tạo tiền đề cơ sở lý luận và
phương pháp nghiên cứu, tiếp cận, giúp cho tác giả hoàn thành luận án nghiên cứu của
mình.
Luận án tiến sỹ năm 1994 của Vũ Văn Châu về “chính sách ruộng đất của Đảng
cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới (1986-1993)”; Luận án tiến sỹ năm 2004 của
Đào Xuân Mùi về “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai ở ngoại thành Hà
Nội”.
Ngoài các đề tài nghiên cứu khoa học và luận án tiến sỹ nêu trên, một số cuốn sách
cũng đã đề cập đến quá trình đổi mới chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước, cụ thể như


sau: Cuốn sách Vấn đề sở hữu ruộng đất trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt
Nam của Hoàng Việt, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1999; Cuốn sách Đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp, thành tựu, vấn đề và triển vọng của Nguyễn Văn Bích, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội năm 1994; Cuốn sách Ruộng đất, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam thời
kỳ cận - hiện đại của Nguyễn Văn Khánh, Nxb.Thế giới, Hà nội năm 2013; Cuốn sách Biến
đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ Sông Hồng trong thời kỳ đổi mới
(Qua khảo sát một số làng xã) của Nguyễn Văn Khánh, Nxb Chính trị Quốc gia, H, năm 2001.
Trong số những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, có thể kể đến
hai công trình nghiên cứu khá trực tiếp và sâu sắc đến tình trạng manh mún, những chính
sách nhằm giảm thiểu tình trạng manh mún về ruộng đất và tác động của nó đến nông
nghiệp Việt Nam. Đó là cuốn Phát triển nông nghiệp và những chính sách đất đai ở Việt
Nam của các tác giả Sally P.Marsh, T.Gordon MacAulay và Phạm Văn Hùng - Trung tâm
nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Ôx-trây-lia và Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội năm
2007 và cuốn Đất đai trong thời kỳ đổi mới, cải cách và nghèo đói của nông thôn Việt
Nam của Martin Ravallion và Dominique van de Walle, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội
năm 2008.
Bên cạnh đó, vấn đề đổi mới chính sách ruộng đất đã được phản ánh khá nhiều

trong các tạp chí như: Đường lối đổi mới của Đảng đối với vấn đề ruộng đất nông
nghiệp, Trương Thị Tiến, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1 năm 1995; Những bất cập hiện
nay của chính sách đất đai và thách thức đối với phát triển tam nông ở Việt Nam ,
Nguyễn Tấn Phát, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 11 năm 2008; Vấn đề đất đai ở nông
thôn Việt Nam, Lê Du Phong, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 355 năm 2007; Đổi mới
chính sách ruộng đất ở Việt Nam và vấn đề ruộng đất của kinh tế hộ nông dân, Trương
Thị Tiến, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5-2004; Quan hệ ruộng đất ở nông thôn, thực trạng
và giải pháp, Nguyễn Hữu Đạt, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 4/1990; Sở hữu ruộng đất
nhìn từ thực tiễn, Nguyễn Văn Quy, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 193/1993 ...
Những công trình nghiên cứu trên đã trình bày có hệ thống quá trình đổi mới tư
duy về đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc lãnh đạo thực hiện
chính sách ruộng đất. Qua đó, các tác giả đã phần nào nêu được thực trạng về tình hình
sử dụng ruộng đất của nước ta và của các tỉnh (ở thời điểm nghiên cứu) và những đóng
góp của việc thực hiện chính sách ruộng đất trong nền kinh tế của đất nước và của mỗi
địa phương; góp phần vào sự hình thành chủ trương mới của Đảng về chính sách ruộng


đất.
1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về thực tiễn DĐĐT ở ngoài tỉnh Thanh Hóa.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Mỹ về “Biến đổi cơ cấu kinh tế- xã hội ở
Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình DĐĐT từ năm 1999 - 2008”. Luận văn thạc sỹ của
Chu Mạnh Tuấn (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) “Nghiên cứu ảnh hưởng của dồn điền
đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất của hộ nông dân ở huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây”.
Luận văn thạc sĩ của Phạm Tô Huyền (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) về “ Quá
trình DĐĐT và tích tụ ruộng đất ở xã Phù Lưu Tế - Huyện Mỹ Đức- Tỉnh Hà Tây (19932008)”. Luận văn thạc sỹ của Võ Tá Đinh (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) về “Thực trạng
và hiệu quả sử dụng đất sau DĐĐT ở tỉnh Hà Tĩnh”; Luận văn thạc sỹ của Lê Thị Thanh
Xuân (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) về “Đánh giá tác động cả chính sách DĐĐT đến
việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”. Luận văn thạc sỹ
của Lê Hồng Thanh (Đại học Nông nghiêp Hà Nội) về “Đánh giá ảnh hưởng của tác
động DĐĐT đến sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân huyện Thanh Thủy, Phú Thọ

giai đoạn 2005 -2010”.
Cuốn sách Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm sau đổi mới của Đặng Kim
Sơn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2006. Cuốn sách Phát triển kinh tế nông nghiệp
nông thôn Việt Nam của Nguyễn Hữu Tiến, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2008.
Cuốn sách Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: Vấn đề và giải pháp của
Lê Quốc Lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2012. Cuốn sách CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ (Qua khảo sát các tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh) của Mai
Thị Thanh Xuân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2004.
Ngoài ra, còn có một số bài viết, tạp chí đề cập trực tiếp đến vấn đề DĐĐT: Các
hình thức tập trung ruộng đất hợp lý để CNH nông nghiệp, Lê Trọng, Tạp chí Nghiên
cứu kinh tế, số 8 năm 2010; Chuyển đổi ruộng đất ở 3 tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh, Mai Thị
Thanh Xuân, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 2 năm 2003; Quan hệ họ hàng với việc
DĐĐT và sử dụng ruộng đất với góc nhìn vốn xã hội ở một làng Bắc Trung Bộ, Nguyễn
Tuấn Anh và Thomese Fluer, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, số 4 năm 2007;
DĐĐT tốn tiền tỷ vẫn manh mún, Nông thôn mới số 227 kỳ 2 tháng 7/2008; Phú Vang
với cuộc vận động DĐĐT , nông thôn mới số 187 kỳ 2 tháng 7/2006; Hiệu quả chuyển
đổi ruộng đất liền vùng liền thửa ở Phong Hải, Nông thôn mới số 186 kỳ 1 tháng
10/2006; Nhờ DĐĐT đã đánh thức tiềm năng vùng đất trũng, Nông thôn mới số 187 kỳ


2 tháng 10/2006…Đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa
học kinh tế nông nghiệp Việt Nam về “ Thực tiễn DĐĐT ở một số tỉnh và đề xuất chính
sách khuyến khích DĐĐT nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Đồng bằng Sông Hồng”.
Những kết quả nghiên cứu của các công trình trên đã góp phần làm sáng tỏ quan
điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về DĐĐT và tích tụ ruộng đất, xác định rõ
những nguyên nhân và đúc kết kinh nghiệm; đồng thời đề xuất những kiến nghị giải pháp
nhằm tiếp tục đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển lên trình độ cao hơn. Những công
trình nghiên cứu đó là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp cho tác giả không chỉ tiếp thu
thêm được nguồn tư liệu để bổ sung, đối chiếu, so sánh mà còn học hỏi được phương
pháp luận và cách tiếp cận vấn đề trong khi nghiên cứu đề tài.

1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu về chính sách ruộng đất và chủ trương Dồn
điền đổi thửa ở Thanh Hóa
Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Hiền về Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất
của Đảng ở tỉnh Thanh Hóa trong những năm 1988 – 2006; Luận văn thạc sỹ của Phùng
Bá Văn (Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh) về “Quản lý sử dụng đất nông - lâm
nghiệp ở Thanh Hóa - Thực trạng và giải pháp”; Luận văn thạc sỹ của Trần Thị Thanh
Huyền (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) về “Đánh giá ảnh hưởng của công tác chuyển đổi
ruộng đất đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Hà Trung - Thanh Hóa”; Luận
văn thạc sỹ của Đào Ngọc Đức (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) về “Đánh giá hiện trạng
và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa”; Luận văn thạc
sỹ của Trần Thị Bích Lân (Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) về “Một số giải pháp
tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”; Luận văn thạc sỹ của
Nguyễn Xuân Tùng (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) về Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử
dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh
Hoá;Luận văn thạc sỹ của Đào Ngọc Đức (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) về Đánh giá thực
trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá; Luận
án tiến sỹ năm 2010 của Nguyễn Văn Vinh về “Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1986 đến 2005”.
Về các bài tạp chí: Có một số bài viết về chính sách ruộng đất và chủ trương
DĐĐT của tỉnh Thanh Hóa trên các tạp chí, cụ thể như sau: Một số kinh nghiệm về lãnh
đạo thực hiện DĐĐT (Qua thực tế Huyện Yên Định, Thanh Hóa), Hoàng Cao Thắng, Tạp
chí Lịch sử Đảng, số 1 năm 2008; DĐĐT nhìn từ thực tiễn Thanh Hóa, Bùi Đức Hòa,


Tạp chí Lịch sử Đảng; Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh Thanh Hóa, Lê
Đình Thắng, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 12 năm 1999;…
Nhìn chung, các hoạt động nghiên cứu về quá trình lãnh đạo thực hiện DĐĐT ở
tỉnh Thanh Hóa cũng chỉ mới dừng lại ở khuôn khổ các hội nghị, hội thảo khoa học, các
đề án, báo cáo, tạp chí mà chưa có công trình nào nghiên cứu tổng kết, đánh giá sâu và
toàn diện về công tác lãnh đạo thực hiện DĐĐT của Đảng bộ dưới góc độ Lịch sử Đảng.

Các luận văn, luận án khi viết về vấn đề chính sách ruộng đất, kinh tế nông nghiệp ở
Thanh Hóa cũng mới chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó của công tác DĐĐT mà chưa
đi sâu phân tích một cách hệ thống về quá trình lãnh đạo thực hiện DĐĐT của Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa.
1.2. Những vấn đề các công trình nghiên cứu chưa làm sáng tỏ
Dưới góc độ lịch sử Đảng, các công trình nghiên cứu khoa học trên mới chỉ đề cập
đến những nội dung liên quan đến đề tài ở từng phần riêng, ở một khía cạnh nào đó mà chưa
đề cập đến một cách cụ thể, toàn diện và có hệ thống về: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa trong quá trình thực hiện DĐĐT ở địa phương; Quá trình tổ chức thực
hiện chủ trương DĐĐT của Đảng ở tỉnh Thanh Hóa; Chưa nhận xét đánh giá những ưu
điểm, hạn chế về quá trình Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo thực hiện DĐĐT từ năm 1996
- 2013; Chưa rút ra những bài học kinh nghiệm về quá trình lãnh đạo thực hiện DĐĐT ở địa
phương.
1.3 Những vấn đề đề tài luận án tập trung nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau:
- Phân tích một cách hệ thống và toàn diện về chủ trương, quá trình chỉ đạo thực hiện
DĐĐT theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa từ
năm 1996 đến năm 2013.
- Phân tích kết quả lãnh đạo DĐĐT theo hướng CNH, HĐH, những thành tựu, hạn
chế, giải pháp trong lãnh đạo của Đảng bộ Thanh Hóa.
- Bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm làm cơ sở khoa học cho việc lãnh đạo
DĐĐT của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống
nhân dân


Chương 2
ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA TỪ NĂM 1996 ĐẾN 2006
2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo thực hiện Dồn điền đổi thửa của
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa.
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa
2.1.2. Thực trạng về đất nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa trước năm 1996.
- Từ năm 1988 đến năm 1996 việc chỉ đạo thực hiện chính sách ruộng đất của
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa có những mặt tích cực: nông dân đã tự chủ sản xuất trên mảnh
đất của mình, khơi dậy tiềm năng lao động tự nguyện của người nông dân, đồng thời tạo
sự gắn kết giữa người nông dân và ruộng đất.
- Bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề nảy sinh như đất bị chia nhỏ, manh mún,...gây
khó khăn cho việc đầu tư cơ giới, chăm sóc, thu hoạch và mất rất nhiều công lao động.
Chính vì vậy, trong giai đoạn tiếp theo để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn với quy
mô lớn theo hướng CNH, HĐH, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cần phải đề ra các giải pháp nhằm
khắc phục hạn chế này. Và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc vận động “Dồn
điền đổi thửa” sau này.
2.2 Chủ trương Dồn điền đổi thửa của Đảng và của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
từ năm 1996 đến năm 2006
2.2.1 Chủ trương của Đảng
Chủ trương này bắt đầu được nhắc đến từ sau Hội nghị chuyên đề về chuyển đổi
đất nông nghiệp do Tổng cục Địa chính tổ chức tại Hà Tây cũ năm 1997. Đến ngày
20/2/1998, Thủ tướng chính phủ đã ra Chỉ thị số 10/1998/CT-Tgg “về việc đẩy mạnh và
hoàn thiện việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp”, Chỉ thị
đã đề cấp đến vấn đề khuyến khích các hộ nông dân dồn đổi ruộng đất cho nhau để khắc
phục tình trạng ruộng đất quá phân tán và manh mún.
Ngày 26/8/1998, Tổng cục Địa chính đã ban hành công văn số 1551/1998/CVTCĐC về việc tổ chức Hội nghị chuyên đề “Chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp khắc
phục tình trạng manh mún, phân tán trong sản xuất”. Hội nghị đã tổng kết tình hình


chuyển đổi ruộng đất, báo cáo kinh nghiệm và kết quả thực hiện việc chuyển đổi ruộng
đất nông nghiệp của các tỉnh trong cả nước.
Tiếp đó, tháng 11 năm 1998 Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã

thông qua Nghị quyết 06-NQ/TW về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Nghị quyết đã xác định một trong những vấn đề cấp bách hiện nay để phát triển nông
nghiệp, nông thôn thực hiện CNH - HĐH đất nước là tích tụ ruộng đất
Về vấn đề giao đất, sử dụng đất trống đồi trọc và đất rừng Nghị quyết 06-NQ/TW
ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị và Ban chấp hành TW cũng đã nêu lên: “Đẩy mạnh
việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho nông dân,
giải quyết những tranh chấp và khiếu kiện về đất đai; đảm bảo mỗi khoảnh đất, khoảnh
rừng đều có chủ quản lý hợp pháp, cụ thể…” [48; tr.45].
Văn kiện Đại hội IX (2001) phần định hướng phát triển các ngành và vùng đối với
nông nghiệp, nông thôn đã chỉ rõ: “Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo
hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và sinh thái
từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút lao động ở
nông thôn” [53;tr.168]. Đồng thời trong phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5
năm 2001 -2005 nêu rõ: “chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế
nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh phù hợp với tiềm năng lợi thế
về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương” [53; tr.16]
Hội thảo khoa học với chủ đề: “chuyển đổi ruộng đất và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, nông thôn” do viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương phối hợp với
UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức vào ngày 10-11/5/2001 tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên.
Hội thảo đã nêu lên tình trạng manh mún về ruộng đất, tính đến năm 2001 cả nước có
khoảng 11 triệu hộ nông dân đang quản lý và sử dụng trên 80 mảnh ruộng với diện tích
rất khác nhau. Bình quân mỗi hộ có từ 5 - 10 mảnh, cá biệt có hộ có tới 30 mảnh.
Tiếp đó, Ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa IX đã
thông qua Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
cũng đã đề cập đến vấn đề DĐĐT: “Khuyến khích tạo điều kiện cho kinh tế hộ nông dân
DĐĐT, tập trung ruộng đất theo chính sách của nông nghiệp để phát triển sản xuất hàng
hóa, mở mang ngành nghề” [54; tr.34].
Ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) ra



Nghị quyết số 15-NQ/TW về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn thời kỳ 2001 - 2010. Nghị quyết cũng chỉ ra những chủ trương, biện pháp, chính
sách nhằm thúc đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu là các chính
sách về ruộng đất
Ngày 26/11/2003, để hoàn thiện hơn cơ sở pháp lý cho việc giao quyền sử dụng
ruộng đất cho nông dân, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật đất đai 1993 (có
hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004). Luật đất đai năm 2003 có 7 chương, 146 điều, so với
Luật đất đai năm 1993 có nhiều hơn 43 điều và dài gấp 3 lần Luật đất đai năm 1987.
Tóm lại, chủ trương DĐĐT của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về cơ bản là bám
sát với thực tế vận động và phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. DĐĐT đã
và đang trở thành động lực thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nâng cao đời sống nông dân ở nông thôn.
2.2.2 Chủ trương DĐĐT của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn tỉnh lần thứ XIV (2425/12/1996) tại thành phố Thanh Hóa. Đại hội tổng kết tình hình kinh tế - xã hội trước
năm 1996 và đưa ra những mục tiêu cụ thể trong giai đoạn từ năm 1996 - 2001: “Về khắc
phục và đẩy mạnh nền kinh tế nông nghiệp nông thôn”. Trong đó, Đại hội cũng đã đề ra
nhiệm vụ quan trọng “Dồn đổi các ô, thửa trong mỗi hộ dân, tạo điều kiện cho người
nông dân sở hữu những cánh đồng rộng” [149; tr.78].
Ngày 10/01/1998, Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về những nhiệm vụ trọng
tâm chủ yếu trong năm 1998. Trong đó có nhiệm vụ “tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực
hiện chủ trương đổi điền dồn thửa đối với đất nông nghiệp”. Tiếp đó, Ban thường vụ
Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 13 CT/TU ngày 3/9/1998 “về cuộc vận động thực hiện
DĐĐT, tạo điều kiện cho hộ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp”. Từ thực tiễn chỉ
đạo làm điểm, Ban thường vụ Tỉnh ủy chủ trương mở cuộc vận động tổ chức thực hiện
DĐĐT, tạo điều kiện cho nông dân thâm canh sản xuất. Phấn đấu đến giữa năm 2000
hoàn thành xong cơ bản ở các huyện đồng bằng và ở những xã miền núi có điều kiện.
Những chủ trương, giải pháp cụ thể của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã thể hiện quyết
tâm lãnh đạo nhân dân từng bước giải phóng sức sản xuất, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh
của tỉnh, từng bước thực hiện DĐĐT theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.
2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện Dồn điền đổi thửa và kết quả đạt được của

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến 2006.
2.3.1 Hiện tượng tự phát DĐĐT ở một số địa phương.


Trong quá trình sản xuất, một số hộ nông dân ở tỉnh Thanh Hóa đã tự phát chuyển
đổi ruộng đất cho nhau, trước tiên là giữa các hộ trong nội tộc gia đình, sau đó là phạm vi
thôn, xóm. Năm 1995 một số địa phương đã tự nguyện chuyển đổi ruộng đất.
Như vậy, việc tự phát DĐĐT ở một số địa phương tỉnh Thanh Hóa cho thấy đây là
một xu hướng phù hợp với thực tiễn từng địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển sản
xuất, hộ gia đình chủ động bảo quản đất đai, cải tạo bồi bổ đất, nông dân phấn khởi cải
tạo bồi bổ đất, nông dân phấn khởi tin tưởng là động lực mãnh mẽ thúc đẩy sản xuất.
Trong từng hộ nông dân đã xuất hiện sự phân bố lại lực lượng lao động, giảm phần lớn
lao động không có việc làm. Bố trí sắp xếp cơ cấu kinh tế của từng hộ được thay đổi phù
hợp. Đất đai của từng hộ được quản lý chặt chẽ. Vì vậy, tình hình lấn chiếm đất trái phép,
sử dụng đất không đúng mục đích ít xẩy ra. Mọi mâu thuẫn phát sinh trong quá trình sản
xuất được người dân thỏa thuận giải quyết nhanh chóng.
2.3.2 Chỉ đạo làm thí điểm DĐĐT
Ngày 27/8/1997, UBND Tỉnh đã có công văn số 1657 CV-NN/UB “về việc tập
trung chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm về quản lý đất đai”, trong đó nhấn mạnh về việc
chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể các địa phương tiếp tục thực hiện DĐĐT, cụ thể: “Các huyện
đồng bằng tiến hành vận động nông dân chuyển đổi ruộng từ ô, thửa nhỏ thành ô thửa lớn
và phải coi đây là một nhiệm vụ quan trọng cần tập trung chỉ đạo trong những năm tới.
Mỗi huyện làm thí điểm một, vài xã để rút kinh nghiệm triển khai ra diện rộng…” [226;
tr.3].
Tính đến tháng 7/1998, đã có 21 xã thuộc 14 huyện đã hoàn thành công tác thí
điểm DĐĐT, những vướng mắc về tư tưởng và cách làm trong quá trình triển khai đã
được tháo gỡ từng bước.
Nhìn chung qua 21 xã làm điểm, bước đầu có một số xã trong quá trình triển khai
gặp khó khăn về công tác tư tưởng và cách xây dựng phương án. Song được sự chỉ đạo
chặt chẽ của huyện, thị và ngành địa chính nên cả 21 xã triển khai đều đạt kết quả tốt, qua

một hai vụ sản xuất đem lại hiệu quả rõ rệt.
2.3.3 Tiến hành Dồn điền đổi thửa trên quy mô toàn tỉnh
Ngày 2/11/1998, UBND tỉnh có kế hoạch số 2301- UB/NN về thực hiện việc tạo
điều kiện cho nông dân phát triển sản xuât nông nghiệp. Nội dung của kế hoạch UBND
tỉnh là cụ thể hóa những yêu cầu của chỉ thị 13 của Ban thường vụ tỉnh ủy. Kế hoạch đã
nêu lên mục đích, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện công tác
DĐĐT.


Ngày 17/10/2001, Sở Địa chính đã báo cáo kết quả thực hiện chỉ thị 13CT/TU của
Ban thường vụ Tỉnh ủy về cuộc vận động DĐĐT, phương hướng, giải pháp tiếp tục thực
hiện công tác QLĐĐ sau DĐĐT, nhằm phát huy những kết quả đạt được, tạo điều kiện
cho hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng đất đai có hiệu quả, hướng tới một
nền sản xuất hàng hóa đa dạng và phong phú.
Sau 3 năm thực hiện chỉ thị 13 CT/TU: trên địa bàn 16 huyện, thị đồng bằng, đã
đạt được một số kết quả. Số xã chuyển đổi xong, nhân dân nhận đất mới sản xuất là 391
xã, thị trấn với diện tích là 1120.468ha, bằng 84,3% diện tích đất nông nghiệp của 16
huyện, thị đồng bằng. Ở những vùng đất tham gia chuyển đổi giảm được 50,8% số thửa,
bình quân diện tích 1 thửa tăng từ 331m 2/ thửa lên 683 m2/ thửa, bình quân 7,8 thửa/hộ
nay còn 3,8 thửa/hộ. Số xã đã và đang đo đạc chỉnh lý bản đồ, hoàn thiện hồ sơ địa chính
sau chuyển đổi là 221 xã, chỉnh lý xong cơ bản là 136 xã. Số xã sau khi hoàn thành hồ sơ
địa chính, đã cấp GCNQSD đất đến thửa cho hộ nông dân là 9 xã. Đa số ở các xã sau
chuyển đổi ruộng đất số thửa/hộ còn < 5 thửa/hộ, bình quân diện tích thửa sau khi chuyển
đổi >500m2. Hệ thống kênh mương được quy hoạch lại hoàn chỉnh hơn, đất công ích đã
được tập trung. Các huyện đạt yêu cầu là thị xã Bỉm Sơn, Nga Sơn, Vĩnh Lộc, Hậu Lộc…
các huyện còn lại tiến độ trung bình, riêng huyện Tĩnh Gia chưa đạt được yêu cầu đề ra,
còn quá chậm [125; tr.7].
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong 10 năm đầu lãnh đạo thực hiện chủ trương DĐĐT Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa
đã đạt được một số kết quả đáng kể, quy hoạch lại đồng ruộng, chuyển dịch cơ cấu kinh

tế hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông
nghiệp, phân công lại lao động, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Những kết quả
bước đầu đạt được đã tạo những tiền đề vật chất, tinh thần quan trọng cho Đảng bộ và nhân
dân Thanh Hóa trong những chặng đường phát triển tiếp theo.
DĐĐT là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đã được Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa vận dụng sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của địa phương. Trong giai
đoạn đầu thực hiện chủ trương DĐĐT, mục đích DĐĐT của các hộ nông dân là chuyển đổi ruộng
đất cho nhau để khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, thuận lợi cho việc canh tác, sản xuất
nông nghiệp. Các hộ nông dân trong quá trình canh tác sản xuất đã thấy những vấn đề bất cập do


ruộng đất manh mún, gây khó khăn cho sản xuất, do đó giữa các hộ đã tự phát chuyển đổi ruộng
đất để sản xuất được thuận lợi, tuy nhiên việc các hộ tự phát chuyển đổi ruộng đất cho nhau gặp
phải khó khăn đó là việc xác nhận giấy tờ chuyển đổi ruộng đất về mặt pháp lý, hầu hết các hộ tự
thỏa thuận miệng với nhau hoặc viết giấy chuyển đổi nhưng không có người làm chứng và xác
nhận của chính quyền địa phương. Do đó, ruộng đất chuyển đổi giữa các hộ với nhau rất dễ gây
tranh cãi, chính quyền địa phương khó quản lý và giải quyết vấn đề ruộng đất không triệt để.
Trước những khó khăn của việc các hộ tự phát chuyển đổi ruộng đất cho nhau như vậy nên Đảng
bộ tỉnh đã đề ra chủ trương hướng dẫn nhân dân làm điểm ở một số địa phương và sau đó nhân
rộng ra toàn tỉnh. Có thể nói rằng, trong 10 năm đầu thực hiện chủ trương DĐĐT Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, đây là giai đoạn mà công tác DĐĐT được Đảng bộ
coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, do đó công tác DĐĐT được triển khai trên quy mô
toàn tỉnh đặc biệt là sau chỉ thị 13-CT/TU về vấn đề DĐĐT của tỉnh ủy.
Mặc dù vậy trong giai đoạn này tiến độ thực hiện chủ trương DĐĐT vẫn còn chậm,
chưa đạt được mục tiêu đề ra, một số huyện còn chưa thể triển khai DĐĐT do địa hình khó
khăn, phức tạp, đặc biệt là một số huyện miền núi. Do đó, trong thời gian tiếp theo Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục tăng cường đẩy mạnh lãnh đạo thực hiện chủ trương DĐĐT, để
hoàn thành mục tiêu đề ra, mở rộng quy mô sử dụng đất nông nghiệp, phát triển hàng hóa
theo định hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn.



Chương 3
ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HÓA LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN DỒN
ĐIỀN ĐỔI THỬA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2013
3.1 Yêu cầu mới và chủ trương đẩy mạnh dồn điền đổi thửa
3.1.1 Những yêu cầu mới đặt ra trong thực hiện DĐĐT
Chủ trương mới của Đảng về DĐĐT
Những vấn đề đặt ra trong thực hiện DĐĐT ở tỉnh Thanh Hóa
3.1.2 Chủ trương đẩy mạnh thực hiện DĐĐT của Đảng bộ Thanh Hóa.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (2006) nhấn mạnh đến “tổng kết việc
thực hiện DĐĐT Chỉ thị 13-CT/TU ngày 03/9/1998 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về cuộc
vận động; tiếp tục thực hiện DĐĐT, tích tụ đất đai, phát triển kinh tế trang trại và kinh tế
hợp tác xã; phát triển quan hệ liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong việc cung
ứng dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm”.
Hội nghị lần thứ mười ba Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVI) họp ngày
13/10/2008 đã đề ra giải pháp “khuyến khích việc tích tụ và tập trung ruộng đất, tạo điều
kiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học
- kỹ thuật và đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng giá trị thu nhập trên
đơn vị diện tích”.
Tiếp đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đưa ra giải pháp đầu tiên là: “tiếp
tục đẩy mạnh cuộc vận động DĐĐT, khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất tạo điều kiện thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng tập trung, quy mô lớn, đẩy mạnh chuyển giao
công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất…từng bước hình thành các khu nông
nghiệp công nghệ cao và vùng nông nghiệp công nghệ cao” [188; tr.43].
Ngày 29/02/2012 Tỉnh ủy đã ra chỉ thị số 10-CT/TU “về việc tăng cường lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2012 - 2015”. Chỉ thị đã “chỉ đạo tổng kết thực tiễn những kinh nghiệm hay, cách
làm sáng tạo trong thực hiện DĐĐT và vận động nhân dân hiến đất, tạo quỹ đất công
ích phát triển trang trại, phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ; cũng như tổng kết rút kinh nghiệm mô hình các chủ trang trại, các doanh nghiệp

nông nghiệp thuê đất của các hộ gia đình để tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển
sản xuất hàng hóa chuyên canh, quy mô lớn”


Những chủ trương, định hướng phát triển của Đảng bộ về cuộc vận động DĐĐT
có ý nghĩa rất quan trọng cho các ngành, các cấp triển khai thực hiện, tạo sự chuyển biến
tích cực cho nông nghiệp, nông thôn toàn tỉnh theo hướng CNH, HĐH trong những tiếp
theo.
3.2 Tăng cường chỉ đạo thực hiện và kết quả đạt được
3.2.1 Tăng cường các biện pháp thực hiện DĐĐT
Thực hiện chủ trương của Ban thường vụ Tỉnh ủy tại Chỉ thị số 13-CT/TU ngày
3/9/1998, UBND tỉnh đã hướng dẫn các sở, ban, ngành liên quan, Cấp ủy, Chính quyền
các cấp một số địa phương đã ban hành chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch và xây dựng phương
án thực hiện DĐĐT lần 2.
Như vậy, với chủ trương tăng cường đẩy mạnh thực hiện DĐĐT, Đảng bộ tỉnh đã
khuyến khích và chỉ đạo sát sao các huyện ủy tiếp tục thực hiện DĐĐT gắn liền với việc xây
dựng nông thôn mới. DĐĐT trong giai đoạn 2006-2013 được thực hiện theo hai hình thức
chủ yếu là: chia lại ruộng đất và chuyển đổi quyền sử dụng đất.
Như vậy, do công tác phổ biến, tuyên truyền, vận động được tiến hành thường
xuyên, liên tục trong cả quá trình triển khai thực hiện, bằng nhiều hình thức phong phú
nên chủ trương của Tỉnh ủy, các quy định về pháp luật đất đai của Nhà nước và các chỉ
thị, nghị quyết, kế hoạch, phương án thực hiện của cấp ủy, chính quyền địa phương về
thực hiện DĐĐT đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, được đại đa số người dân đồng tình
ủng hộ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quy hoạch, sử dụng và quản
lý Nhà nước về đất đai.
3.2.2 Kết quả thực hiện DĐĐT
So với giai đoạn 1996- 2006, giai đoạn 2006 -2013 có thêm 4 huyện (Thạch
Thành, Cẩm Thủy, Như Thanh, Ngọc Lặc) triển khai DĐĐT. Sau khi thực hiện DĐĐT,
các xã đã đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp được 252.406 giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho 148.221 hộ với diện tích là 24.768 ha. Sau gần 20

năm thực hiện DĐĐT diện tích đất nông nghiệp trên toàn tỉnh đã có những biến động so
với trước khi thực hiện DĐĐT. Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 tăng 50.231,45 ha so
với kỳ kiểm kê đất đai năm 2005 và tăng 172.226,72 ha so với năm 2000 [188; tr.39].


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Giai đoạn đẩy mạnh lãnh đạo thực hiện DĐĐT theo hướng CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn (2006-2013), Đảng bộ Thanh Hóa đã có nhiều cố gắng, bám sát vào
đường lối đổi mới của Đảng, vận dụng sáng tạo vào địa phương, tổ chức triển khai thực
hiện DĐĐT trên từng địa bàn, từng huyện và đã thu được kết quả ngày càng cao. Với chủ
trương tăng cường đẩy mạnh thực hiện DĐĐT trên quy mô toàn tỉnh, Đảng bộ đã chỉ đạo
các huyện tiếp tục thực hiện DĐĐT, nhờ đó diện tích đất nông nghiệp đã được quy
hoạch, sử dụng và quản lý một cách hợp lý.
Trong những năm 2006-2013, Đảng bộ tỉnh đã chủ trương đẩy mạnh thực hiện
DĐĐT, Tỉnh ủy đã chỉ đạo rất quyết liệt xuống các Huyện ủy và các Huyện ủy cũng đã
đề ra các Chỉ thị, Nghị quyết, kế hoạch cụ thể để chỉ đạo các địa phương tích cực thực
hiện. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện DĐĐT, các địa phương đã không đạt được kết
quả như mong muốn, tiến độ thực hiện DĐĐT vẫn còn chậm, một số địa phương còn
chưa triển khai thực hiện DĐĐT theo đúng kế hoạch. Sở dĩ có những hạn chế, yếu kém
như vậy là do vai trò lãnh đạo của một số tổ chức cơ sở Đảng chưa thật sự phát huy, các
cấp ủy chưa làm tốt việc kiểm tra đôn đốc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng
ủy cấp trên về DĐĐT. Tư duy đổi mới của các cấp ủy và đảng viên ở nhiều cơ sở còn
chậm, chưa có sự thống nhất về nhận thức trong các định hướng phát triển kinh tế và
DĐĐT, quy hoạch ruộng đất. Công tác tư tưởng ở một số địa phương, cơ sở chưa sâu sắc,
một bộ phận không ít cán bộ đảng viên còn bảo thủ, trì trệ, tính chủ động sáng tạo chưa
cao; nhiều vấn đề nảy sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện chưa được giải quyết
kịp thời, các chủ trương phát triển còn bất cập, làm cho quá trình thực hiện DĐĐT diễn ra
chậm, không đồng đều trong các huyện và các địa phương trong huyện.



Chương 4
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4. 1. Một số nhận xét
4.1.1 Những ưu điểm trong lãnh đạo thực hiện DĐĐT của Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa.
Thứ nhất, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã đề ra chủ trương, biện pháp thực hiện
DĐĐT sát hợp với thực tiễn.
Thứ hai, Đảng bộ Thanh Hóa luôn coi trọng lợi ích kinh tế và quyền làm chủ
ruộng đất thực sự của nông dân, luôn đặt lợi ích của người nông dân lên hàng đầu, từ đó
khơi dậy động lực trong sản xuất, góp phần tạo nên những thành tựu trong nông nghiệp.
Thứ ba, Đảng bộ đã triển khai tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực
hiện DĐĐT và ban hành nhiều cơ chế, chính sách, giải pháp đúng đắn, thiết thực, kịp thời,
phù hợp với tình hình của địa phương.
Thứ tư, Đảng bộ Thanh Hóa đã gắn DĐĐT với quá trình phát triển nông nghiệp,
nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình lãnh đạo thực hiện DĐĐT, Đảng bộ
Thanh Hóa còn một số hạn chế, yếu kém chưa được khắc phục.
4.1.2 Những hạn chế trong lãnh đạo thực hiện DĐĐT
Thứ nhất, sự chỉ đạo thực hiện DĐĐT của Đảng bộ chưa thực sự sâu sát, còn buông lỏng,
do đó tiến độ thực hiện DĐĐT còn chậm, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra.
Thứ hai, việc tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
nhà nước về DĐĐT ở một số huyện còn hạn chế và thiếu quy hoạch tổng thể.
Thứ ba, Đảng bộ tỉnh chưa có những biện pháp hiệu quả để phá bỏ tập quán canh tác
nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, tâm lý ngại thay đổi trong một bộ phận nông dân.
Thứ tư, Dồn điền đổi thửa dẫn đến một số vấn đề tiêu cực của xã hội: phân hóa
giàu nghèo; sức ép về vấn đề việc làm cho lao động nông thôn và nảy sinh các tệ nạn xã
hội.
4.2. Một số kinh nghiệm trong lãnh đạo thực hiện DĐĐT của Đảng bộ Thanh
Hóa.
Một là, trong lãnh đạo DĐĐT, phải quán triệt đường lối chung của Đảng đồng thời

vận dụng sát với thực tiễn địa phương, đề ra chủ trương, giải pháp phù hợp.


Hai là, để lãnh đạo thực hiện DĐĐT có hiệu quả, phải phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, thực hiện nguyên tắc tập trung, công bằng, tạo sự đồng thuận trong quá trình lãnh
đạo DĐĐT.
Ba là, cần cụ thể hóa chủ trương DĐĐT bằng các văn bản chỉ đạo và các chương
trình, kế hoạch cụ thể, xây dựng các mô hình điểm, đặc biệt chú trọng công tác tổng kết
thực tiễn
Bốn là, tăng cường công tác tư tưởng, phát huy vai trò của cấp ủy và tính tiên
phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Năm là, DĐĐT phải gắn liền với việc giải quyết đồng bộ các biện pháp nhằm phát
triển kinh tế hàng hóa lớn theo hướng CNH, HĐH và giải quyết các vấn đề an sinh xã
hội.
- DĐĐT phải gắn liền với việc quy hoạch, quản lý, sử dụng đất nông nghiệp và
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
- DĐĐT để tích tụ ruộng đất phải gắn với phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả
và xây dựng nông thôn mới.
- DĐĐT phải gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển
công nghiệp, dịch vụ và phân công lại lao động trong nông nghiệp.
- DĐĐT phải gắn liền với việc giải quyết việc làm
- DĐĐT gắn với việc giải quyết những vấn đề an sinh xã hội


KẾT LUẬN
Sau gần 20 năm thực hiện cuộc vận động DĐĐT, cùng với cả nước, Đảng bộ tỉnh
Thanh Hóa đã tập trung trí tuệ, tìm ra nhiều giải pháp lãnh đạo phát triển KT- XH, thực
hiện DĐĐT nhằm phát triển nền kinh tế nông nghiệp với quy mô lớn theo hướng CNH,
HĐH. Nền nông nghiệp Thanh Hóa từ trạng thái độc canh, manh mún, tự cấp, tự túc, đã
từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa trên cơ sở tập trung, chuyên canh, ứng dụng

công nghệ tiến tiến, năng suất và hiệu quả ngày càng cao. Các mô hình kinh tế hiệu quả
được hình thành và phát triển ngày càng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
1. Quá trình lãnh đạo DĐĐT, góp phần thực hiện nông nghiệp, nông thôn theo
hướng CNH, HĐH của Đảng bộ là quá trình từng bước hoàn thiện về chủ trương, biện
pháp, sự chỉ đạo tổ chức thực hiện. Trong quá trình đó, Đảng bộ đã quán triệt và vận dụng
đường lối của Đảng vào thực tiễn địa phương, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, bổ sung,
điều chỉnh định hướng, đề ra chủ trương, biện pháp và tổ chức chỉ đạo thực hiện phù hợp.
Thông qua quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cuộc vận động DĐĐT, các cấp ủy và
chính quyền địa phương được rèn luyện, vượt qua nhiều thử thách, khó khăn, bám sát
thực tiễn, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp vơi nguyện vọng của nhân dân.
Những kết quả đạt được, thể hiện rõ tính đúng đắn trong các chủ trương của Đảng bộ;
đồng thời, là thực tiễn sinh động minh chứng sự đúng đắn trong đường lối đổi mới, trước
hết là đổi mới tư duy kinh tế của Đảng.
2. Trong quá trình lãnh đạo DĐĐT, Đảng bộ chú trọng chỉ đạo UBND tỉnh, các
cấp ủy Đảng, các sở ban ngành nhằm đạt một số mục tiêu: Khắc phục ruộng đất manh
mún, nhỏ lẻ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh
tế; quy hoạch, sử dụng và quản lý đất nông nghiệp một cách hợp lý; hình thành và phát
triển các mô hình kinh tế hiệu quả; đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế hàng hóa, nâng
cao đời sống của nhân dân, thực hiện an sinh xã hội... Đây cũng chính là kết quả của quá
trình Đảng bộ tích cực vận dụng sáng tạo đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước
vào thực tiễn cụ thể của tỉnh.
3. Bên cạnh những thành công, những kết quả đạt được đó, trong quá trình lãnh
đạo DĐĐT theo hướng CNH, HĐH của Đảng bộ từ năm 1996 đến năm 2013 còn tồn tại
những mặt hạn chế: Tiến độ thực hiện chủ trương DĐĐT còn chậm, chưa đạt được mục
tiêu đề ra; việc quy hoạch, sử dụng và quản lý ruộng đất chưa hiệu quả, những vấn đề về


tranh chấp ruộng đất vẫn còn tồn tại; các vấn đề về giải quyết việc làm, phân công lại lao
lao động ở nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn…Nhìn chung, kinh tế Thanh Hóa mặc dù
đã có sự chuyển biến đáng kể, tuy nhiên kinh tế nông nghiệp vẫn phát triển mang tính

chất thuần nông, sản xuất nhỏ, chưa đáp ứng được quá trình CNH, HĐH. Sở dĩ có những
hạn chế trên là do hiệu quả lãnh đạo DĐĐT chưa cao; trình độ quản lý của cán bộ còn
yếu, chạy theo phong trào, thành tích của cấp trên giao; tư duy đổi mới của cấp ủy và đảng
viên còn chậm, còn thiếu sự thống nhất về nhận thức trong các định hướng về DĐĐT; tính
bảo thủ, tư tưởng trông chờ ỷ lại kéo dài và còn phổ biến; một số chủ trương, chính sách
chưa hợp lòng dân; một số phương thức chuyển đổi ruộng đất, mô hình kinh tế chưa phù hợp
với từng giai đoạn, từng vùng và từng địa phương, nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung.
Công tác tư tưởng chưa được giải quyết kịp thời, nhiều vấn đề lý luận trong
DĐĐT chậm được giải đáp, làm cho quá trình lãnh đạo DĐĐT diễn ra còn lúng túng,
không đồng đều trong các địa phương của tỉnh. Đặc biệt là các huyện miền núi với địa
hình phức tạp, tập quán sản xuất lạc hậu nên việc triển khai DĐĐT còn chậm và khó có
khả năng thực hiện. Vì vậy, trong giai đoạn tiếp theo Đảng bộ cần đề ra những chủ
trương thích hợp nhằm khai thác triệt để lợi thế, tiềm năng kinh tế của khu vực miền núi.
4. Những ưu điểm và hạn chế, những thành công và chưa thành công của Đảng bộ
tỉnh Thanh Hóa trong quá trình lãnh đạo DĐĐT theo hướng CNH, HĐH để lại nhiều kinh
nghiệm quý báu về sự lãnh đạo của Đảng bộ. Dù còn một số những hạn chế, nhưng những
kết quả mà Đảng bộ đạt được là hết sức cơ bản, quan trọng, khẳng định trong thực tế vai trò
lãnh đạo của Đảng bộ, nguyên nhân quan trọng, quyết định đến kết quả của quá trình DĐĐT
theo hướng CNH, HĐH nói riêng trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa nói
chung là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng bộ.
Những nét nổi bật trong bức tranh kinh tế nông nghiệp Thanh Hóa sau gần 30 năm
đổi mới là sự phản ánh khách quan kết quả quá trình thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo cuộc
vận động DĐĐT đầy gian khó của Đảng bộ tỉnh. Những thành tựu bước đầu cũng như
những yếu kém, hạn chế trong quá trình lãnh đạo DĐĐT của Đảng bộ tỉnh đã thể hiện rõ
nét đặc thù của một tỉnh đất rộng, người đông, có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó
khăn, đã biết vươn lên hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Thành công của Đảng bộ Thanh Hóa
đã góp phần phản ánh những vấn đề chung trong lãnh đạo DĐĐT của Đảng trong thời kỳ
đổi mới.



Tóm lại, chủ trương về DĐĐT của Đảng và Nhà là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp
với xu thế phát triển của đất nước nói chung và thực tiễn nông nghiệp, nông thôn Thanh
Hóa nói riêng. Tuy nhiên, khi triển khai vào thực tiễn Thanh Hóa thì chủ trương về
DĐĐT còn nhiều vướng mắc, khó khăn và kết quả đạt được chưa cao, sản xuất nông
nghiệp vẫn “dậm chân tại chỗ”, chưa có nhiều chuyển biến so với trước khi DĐĐT, nông
nghiệp chưa tạo ra các sản phẩm lớn và chất lượng không đủ sức cạnh tranh với thị
trường. Vậy đâu lý do? Liệu có phải chủ trương DĐĐT không phù hợp với thực tiễn, hay
quá trình triển khai thực hiện chưa đúng?. Có thể khẳng định rằng: chủ trương về DĐĐT là
hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với thực tiễn nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa. Tuy nhiên
lý do nông nghiệp Thanh Hóa vẫn “dậm chân tại chỗ”, chưa tạo ra bước đột phá là vì Đảng
bộ tỉnh chưa giải quyết triệt để và đồng bộ các giải pháp để giải quyết bài toán hậu DĐĐT.
Bởi chủ trương về DĐĐT mới chỉ là cơ sở, tiền đề, là bước đầu để tiến hành CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn. Nếu chỉ dừng lại ở chủ trương DĐĐT mà không có giải pháp tiếp
theo để giải quyết vấn đề hậu DĐĐT như vấn đề việc làm, phương thức sản xuất, ứng dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất...và không hướng tới việc tích tụ ruộng đất để làm ăn lớn,
tạo ra nhiều cánh đồng mẫu lớn, thì mục tiêu của DĐĐT về phát triển kinh tế hàng hóa với
quy mô lớn theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa khó có thể
đạt được.


×