BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
KHOA CHĂM SÓC SỨC KHỎE THEO YÊU CẦU
PHÁC ĐỒ
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
TIỂU MÁU
TIỂU MÁU
I. ĐỊNH NGHĨA
Tiểu máu là tình trạng có sự hiện diện của hồng cầu trong nước tiểu (từ hơn 5HC/QT 40),
có hai loại tiểu máu:
+ Tiểu máu vi thể (microhematuria):
-
chỉ phát hiện trên xét nghiệm phân tích hoặc soi tươi nước tiểu.
-
được định nghĩa khi có hơn 5-7 tế bào HC/quang trường xem dưới kính hiển vi.
-
chỉ được phát hiện tình cờ nhờ xét nghiệm nước tiểu thường qui khi đi kiểm tra sức
khỏe.
+ Tiểu máu đại thể (gross hematuria, frank hematuria):
-
có thể phát hiện bằng mắt thường, nước tiểu từ màu hồng nhạt đến màu đỏ sẫm dạng
cục.
-
có thể làm bệnh nhân đến ngay thầy thuốc.
II. NGUYÊN NHÂN
Tổn thương bất cứ vị trí nào trên đường tiết niệu đều có thể gây tiểu máu. Nguyên nhân
tiểu máu rất nhiều, từ lành tính (gắng sức) cho đến bệnh lý nguy hiểm (ung thư). Thậm
chí sau khi khảo sát toàn diện vẫn không tìm thấy nguyên nhân.
1. Nguyên nhân thông thường nhất của tiểu máu trên BN nam hơn 50 tuổi là bướu
lành TLT (Benign prostatic hyperplasia BPH)[3]
2. Nguyên nhân thông thường ở người trẻ dưới 40 tuổi là sỏi thận, sỏi niệu quản
(kidney stones or ureter stones).[4]
3. Những nguyện nhân thông thường nhất của tiểu máu là:
Do thuốc: thuốc chống đông như Aspirin, Wafarin (Coumadin), Clopidogel (Plavix)
Viêm TLT (prostatitis)[5]
Chấn thương đến bất kỳ thành phần nào của đường tiết niệu hoặc chấn thương TLT
Bướu hoặc ung thư đường tiết niệu, ví dụ như: ung thư bàng quang [5] , ung thư TLT,
ung thư thận…
Viêm đường niệu (Urinary tract infection) do virus,[5] hoặc những bệnh lây qua
đường tình dục (sexually transmitted diseases) đặc biệt ở phụ nữ[5] hoặc do vi khuẩn.
Bệnh thận [5]
4. Những nguyên nhân khác của tiểu máu:
Tiểu máu có tính chất gia đình lành tính (Benign familial hematuria).
Nhiễm Schistosoma haematobium đường niệu (Schistosoma), đây là nguyên nhân
thường gặp ở Trung đông.
Bệnh TB Sickle có thể khiến một số lượng lớn hồng cầu vào đường tiểu, nhưng tỷ lệ
bệnh thấp.
Dị dạnh động tĩnh mạch của thận (Arteriovenous malformation) hiếm.
Hội chứng thận hư
Hoại tử dạng Fibrin (Fibrinoid necrosis).
Dị ứng gây tiểu máu đại thể, thường gặp ở trẻ con.[7].
Tăng áp tĩnh mạch thận trái (Left renal vein hypertension) còn được gọi là “hiện
tượng nutcracker" hoặc hội chứng nutcracker" đây là bất thường mạch máu hiếm gặp
gây nên tiểu máu đại thể.[8]
Nghẽn khúc nối niệu quản chậu (Ureteral Pelvic Junction Obstruction), đây là bệnh
hiếm gặp lành tính xuất hiện từ lúc sanh do niệu quản nghẽn tắc đoạn giữa thận và
bang quang . Tình trạng này có thể gây tiểu máu [9]
Tiểu máu do vận động nhiều (March hematuria) gặp khi vận động mạnh kéo dài như:
chạy bộ, cưỡi ngựa hoặc đạp xe đạp .[10]
Tiểu máu do bệnh lý huyết học, rối loạn đông máu.
Các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp.
III. CHẨN ĐOÁN
III.1 Chẩn đoán xác định:
Tiểu máu khi (1) cặn lắng nước tiểu: >5 hồng cầu/QT 40 với mẫu nước tiểu quay ly tâm
và/hoặc (2) cặn Addis: >5000hồng cầu/phút.
III.2 Chẩn đoán phân biệt:
+ Tiểu Hemoglobine
+ Tiểu Myoglobuline trong bệnh Myoglobinuria
+ Tiểu Porphyrine trong bệnh Porphyria
+ Tiểu Betanin sau khi ăn cà rốt
+ Sau khi uống thuốc Rifamicine, Phenazopyridine…
III.3 Chẩn đoán nguyên nhân:
Đề tìm nguyên nhân tiểu máu phải khai thác tiền sử, bệnh sử, thăm khám BN một
cách toàn diện phối hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng.
(1) Hỏi bệnh sử, tiền sử: Chú ý khai thác các yếu tố sau:
- BN nhìn thấy được nước tiểu có màu đỏ tươi, màu hồng hay tình cờ phát hiện khi làm
xét nghiệm nước tiểu.
- Thuốc men: BN có đang sử dụng các thuốc như giảm đau chống viêm NSAIDs, aspirin,
thuốc kháng đông….
- Các hoạt động gắng sức, chấn thương, kinh nguyệt….
- Tiển sử viêm họng, nhiễm trùng da, nhiễm trùng tiểu, sỏi thận…
- Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư như hút thuốc lá, tiếp xúc hóa chất, xạ trị…
- Tiền sử gia đình có nhiều nguời tiểu máu không, …
- Các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu khó-bí tiểu, tiểu đêm, đau (vị trí và tính
chất đau), sốt…
(2) Khám lâm sàng:
- Đánh giá tổng trạng, da niêm, xuất huyết ngoài da, dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc…
- Khám bụng: các điểm đau niệu quản, đau vùng hố thận, cầu bàng quang, thận to…
- Ở nam khám bộ phận sinh dục ngoài có thể phát hiện viêm, lao hoặc ung thư mào tinh,
tinh hoàn. Khám trực tràng có thề phát hiện viêm, phì đại TLT…
- Ở nữ cần khám phụ khoa để loại trừ nguyên nhân tiểu máu do lẫn máu cùa xuất huyết
âm đạo cũng như ung thư tử cung-buồng trứng xâm lấn..
(3) Cận lâm sàng: Các XN CLS được chỉ định dựa trên bệnh sử khai thác được và
khám lâm sàng.
Nhóm xét nghiệm nước tiểu, sinh hóa máu, miễn dịch:
Tổng phân tích nước tiểu: Ngoài HC phải chú ý đến sự hiện diện của các thành
phần khác như đạm niệu, trụ niệu, BC…
Cặn Addis:
Soi cặn lắng nước tiểu: đánh giá hình dạng HC.
Tế bào học nước tiểu: tìm sự hiện diện của tế bào bất thường, tế bào ác tính của tế
bào biểu mô đường tiết niệu.
Chức năng thận: BUN, creatinin máu…
Cấy nước tiểu giữa dòng trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng đường tiểu
(NTĐT)
Đo canxi, acid uric nước tiểu/24 giờ: lượng canxi bài tiết trong nước tiểu
> 4mg/kg/24giờ là bất thường.
Các XN miễn dịch: ASO, ANA, ds DNA, bổ thể C3 C4, ANCA, anti GBM,
cryoglobulins, hepatitis B and C serologies, VDRL, HIV…
Các XN huyết học: CTM, đông máu toàn bộ, cấy máu, điện di hemoglobulin trong
chẩn đoán hình cầu hình liềm…
Kháng nguyên bướu TLT (PSA), bướu bàng quang (BTA: bladder tumor
antigen)…
Nhóm xét nghiệm chẩn đoán hình ánh:
Siêu âm bụng: giúp phát hiện bệnh thận tắc nghẽn, thận đa nang, sỏi, u bướu…,
giúp đánh giá kích thức và cấu trúc thận…
Chụp bụng không sửa soạn (KUB): tìm sỏi cản quang hệ niêu.
Chụp hệ niệu cản quang (UIV-IVP): giúp chẩn đoán sỏi, lao, dị dạng và u bướu
đường tiết niệu. UIV có thể gây nguy cơ bệnh thận do thuốc cản quang và có thể bỏ
sót u bướu đường tiết niệu trên khi kích thước <3mm.
CT scan: đây là phương pháp tốt nhất để phát hiện sỏi (độ nhạy 94-98%), bướu đặc
đuờng tiết niệu, áp xe thận và quanh thận.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp đường niệu ngược dòng có cản quang (retrograde pyelogram)
Chụp động mạch thận
Nội soi bàng quang: giúp xác định được hầu hết những nguyên nhân gây tiểu máu
của đường tiết niệu dưới, đặc biệt là các khối u ở BQ-TLT cũng như thấy được
điểm chảy máu.
Nội soi thận-niệu quản: được thực hiện trong trường hợp nội soi bàng quang phát
hiện tiểu máu một bên hoặc ở những BN tiểu máu đại thể tái phát nhưng tất cả XN
hình ảnh học nói trên đều không thấy bất thuờng.
Sinh thiết thận: khi các xét nghiệm trên chưa rõ chẩn đoán hoặc khi có bằng chứng
của bệnh nhu mô thận, nên xem xét đến việc sinh thiết thận để giúp chẩn đoán
chính xác tổn thương giải phẫu bệnh.
IV. THEO DÕI, ĐIỀU TRỊ VÀ TIÊN LƯỢNG:
1. Theo dõi:
Một số BN tiểu máu sau khi tầm soát các XN đều âm tính, nguyên nhân chưa được xác
định nhưng sau đó có thể triển thành bệnh lý. Vì thế nên khuyên BN phải theo dõi định
kỳ.
Việc theo dõi gồm: đo huyết áp, tổng phân tích nước tiểu, XN tế bào học nước tiểu
thường xuyên mỗi 6, 12, 24 và 36 tháng cho đến khi hết tiểu máu. Sau 3 năm theo dõi
nếu các XN đều âm tính, có thể chấm dứt việc theo dõi BN.
Đối với BN nam trên 50 tuổi cần kiểm tra định kỳ PSA máu hàng năm để tầm soát ung
thư TLT.
2. Điều trị:
Tiểu máu chỉ là môt triệu chứng, không phài là một bệnh nên việc điều trị phụ thuộc
vào nguyên nhân. Tiểu máu đơn độc nói chung và tiểu máu lành tính không cần điều trị
đặc hiệu.
Tiểu máu đuợc xem là lành tính trong trường hợp: gắng sức, giao hợp, chấn thương,
nhiễm siêu vi, nhiễm trùng đuờng tiểu, đặt thông tiểu. Những trường hợp này, kiểm tra
lại NT sau 48-72 giờ, thường tiểu máu tự hết. Riêng nhiễm trùng đường tiểu kiểm tra
lại NT 6 tuần sau đợt điều trị kháng sinh.
Nếu BN vẫn còn tiểu máu, phải làm các XN toàn diện để tầm soát nguyên nhân.
3. Tiên luợng: phụ thuộc vào nguyên nhân. Tiểu máu đơn độc tiên lượng tốt.
V. LƯU ĐỒ CHẨN ĐOÁN
ĐÁNH GIÁ TIỂU MÁU
TIỂU MÁU
Protein niệu (>500mg/24g)
Hồng cầu biến dạng hoặc trụ hồng cầu
Tiểu mủ, trụ bạch
cầu
Cấy nước tiểu
Eosinophils nước
tiểu
Đánh giá huyết học và huyết
thanh:
cấy máu, ANCA,
XN bổ thể, cryoglobulins,
hepatitis B and C serologies,
VDRL, HIV, ASO
Điện di Hemoglobin
Tế bào học nước tiểu
TPTNT
Acid uric, can xi trong nước tiểu 24 giờ
UIV +/- Siêu âm Thận
Chụp đường niệu ngược dòng
hoặc chụp động mạch thận
Sinh thiết thận
Sinh thiết thận (mở)
Nội soi bàng quang
CT Scan thận
Theo dõi định kỳ
Tổng phân tích nước tiểu
Sinh thiết thận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ^ Hebert, DN.; Nadasdy, T.; Nadasdy, G.; Agarwal, G.; Mauer, M.; Agarwal, AK.; Khabiri,
H.; Nagaraja, HN. et al. (Mar 2006). "Proposed pathogenesis of idiopathic loin painhematuria syndrome.". Am J Kidney Dis 47 (3): 419–27. doi:10.1053/j.ajkd.2005.11.029.
PMID 16490620.
2. ^ />3. ^ Digital Urology Journal > HEMATURIA Information provided by GU Logic (800) 4518107. Retrieved on Dec 19, 2009
4. ^ Blood in Urine: Causes & Treatment by MariAnne, senior nurse. Aug 22, 2006
5. ^ a b c d e f Hematuria Causes Original Date of Publication: 15 Jun 1998. Reviewed by: Stacy
J. Childs, M.D., Stanley J. Swierzewski, III, M.D. Last Reviewed: 10 Jul 2008
6. ^ Koshy, CG.; Govil, S.; Shyamkumar, NK.; Devasia, A. (Jan 2009). "Bladder varices--rare
cause of painless hematuria in idiopathic retroperitoneal fibrosis.". Urology 73 (1): 58–9.
doi:10.1016/j.urology.2008.06.039. PMID 18722652.
7. ^ Graham, DM.; McMorris, MS.; Flynn, JT. (Nov 2002). "Episodic gross hematuria in
association with allergy symptoms in a child.". Clin Nephrol 58 (5): 389–92.
PMID 12425491.
8. ^ Russo, D.; Minutolo, R.; Iaccarino, V.; Andreucci, M.; Capuano, A.; Savino, FA. (Sep
1998). "Gross hematuria of uncommon origin: the nutcracker syndrome.". Am J Kidney Dis
32 (3): E3. PMID 10074588.
9. ^ Ureteral Pelvic Junction Obstruction (UPJ) / Ureteral Obstruction
10. ^ William Williams Keen, John Chalmers Da Costa, ed (1908). Surgery, Its Principles and
Practice. 4. W. B. Saunders Company. />page 239
11. medicinenet.com, en.wikipedia.org, nhipcauykhoa.net
12. Nguyễn Thị Ngọc Linh (2009) “ Tiểu máu”, Bệnh học Nội khoa, Bộ môn Nội – ĐHYD
Tp.HCM, NXBYH, tr. 420-432
Tp HCM, ngày 15/10/2010
Trưởng khoa
Người soạn thảo
Đã xem và xác nhận
Đã ký
TS. BS Huỳnh Kim Phượng
BS Nguyễn Thị Bích Liên,
TS. BS Huỳnh Kim Phượng
BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
KHOA CHĂM SÓC SỨC KHỎE THEO YÊU CẦU
QUY TRÌNH
KHÁM VÀ KIỂM TRA
SỨC KHỎE TỔNG QUÁT
I. Giới thiệu :
Cuộc sống của con người ngày càng đòi hỏi nhiều về vật chất cũng như tinh thần, song song với
đòi hỏi đó là sức khỏe, là vốn quí nhất của con người. Họ luôn tìm đến những trung tâm y tế có uy tín để
kiểm tra sức khỏe. Do đó bệnh viện Chợ Rẩy đã thành lập Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu.
Họat động của Khoa Chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu bao gồm chức năng kiểm tra sức khỏe tổng
quát định kỳ hàng năm nhằm mục đích phát hiện bệnh sớm và kịp thời ngăn chặn các loại bệnh lý để từ
đó sẽ tư vấn hướng điều trị, cách phòng bệnh và có kế hoạch theo dõi bệnh cho mọi đối tượng ở các lứa
tuổi khác nhau.
II.
Quy trình:
Các bước của Quy trình khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm
QUẦY TIẾP NHẬN
- Hướng dẫn làm hồ sơ kiểm tra sức khỏe theo lứa
tuổi.
- Chụp hình , làm thẻ
ĐIỀU DƯỠNG
(Kiểm tra sinh hiệu. . . )
BÁC Sĩ
(Hỏi bệnh, tìm hiểu tiền sử cá nhân và gia đình, khám bệnh…)
DƯỚI 30 TUỔI
- CTM
- ĐH
- Bilan Lipid máu
- Acid Uric máu
- SGOT, SGPT,
GT
- BUN-Creatinin,
- TPTNT.
-Tìm máu ẩn/ phân
- Tầm soát VGSV
B, C
- ECG
- XQ phổi
- SA bụng
*Nữ (đã có quan hệ
tình dục):
+khám phụ khoa
+Pap’s mear
TỪ 30 -40 TUỔI
- CTM
- ĐH
- Bilan Lipid máu
- Acid Uric máu
- SGOT, SGPT,
GT
- BUN-Creatinin,
- TPTNT
-Tìm máu ẩn/ phân
- Tầm soát VGSV
B, C
- ECG
- XQ phổi
- SA bụng
*Nữ :
+ khám phụ khoa
+ Pap’s mear
+ SA tuyến vú
TỪ 40- 50 TUỔI
- CTM
- ĐH
- Bilan Lipid máu
- Acid Uric máu
- SGOT, SGPT,
GT,
- BUN-Creatinin,
- TPTNT
-Tìm máu ẩn/ phân
- Tầm soát VGSV
B, C
- ECG
- XQ phổi
- SA bụng
- Siêu âm tim
* Nữ :
+ khám phụ khoa
+ Pap’s mear
+ SA tuyến vú
+ Chụp nhũ ảnh
* Nam: PSA (tầm
soát K TLT)
TRÊN 50 TUỔI
- CTM
- ĐH
- Bilan Lipid máu
- Acid Uric máu
- SGOT, SGPT,
GT
- BUN-Creatinin
- TPTNT
-Tìm máu ẩn/ phân
- Tầm soát VGSV
B, C
- ECG
- XQ phổi
- SA bụng
- Siêu âm tim
* Nữ :
+ khám phụ khoa
+ Pap’s mear
+ SA tuyến vú
+ Chụp nhũ ảnh
+Đo mật độ xương
* Nam: PSA (tầm
soát K TLT)
Xét nghiệm
chuyên biệt
theo yêu cầu
của Bác sĩ
KHI CÓ KẾT QUẢ CLS
BN trở lại gặp Bác sĩ
* TƯ VẤN
- Điều trị bệnh
- Hướng dẫn cách phòng bệnh
- Hẹn tái khám định kỳ
* HỘI CHẨN
CHUYÊN KHOA
nếu có bệnh lý chuyên khoa sâu
như thần kinh, tim mạch, ung thư
thư….
* CHỈ ĐỊNH LÀM THÊM XN
CHUYÊN KHOA SÂU
nếu tình trạng bệnh lý còn nghi ngờ
ví dụ như : lao phổi, ung thư …
Chú thích: Riêng Xn tìm máu ẩn/ phân còn nhiều hạn chế , khó thực hiện do XN không thuận lợi đối cới
người dân khi đến kiểm tra tổng quát lần đầu , do đó sẽ hẹn vào lần tái khám kế.
Bộ xét nghiệm đối với trường hợp đã nhiễm Viêm gan siêu vi B
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
5HBV (HBsAg, HBsAb, HBeAg, HBeAb, Anti HBc)
HBV/HBV- DNA định lượng
Men gan (AST – ALT),Gamma GT
Chức năng thận (BUN – Creatinin)
Bilirubin (TP, TT, GT)
Tầm soát ung thư gan (AFP)
Siêu âm bụng tổng quát
Siêu âm Doppler gan (khi có chỉ định của Bác sĩ)
CT Scan bụng có cản quang (khi có chỉ định của Bác sĩ)
Bộ xét nghiệm đối với trường hợp đã nhiễm Viêm gan siêu vi C:
1
2
3
4
5
6
7
8
HCV/HCV- RNA định lượng
Men gan (AST – ALT),Gamma GT
Chức năng thận (BUN – Creatinin).
Bilirubin (TP, TT, GT).
Tầm soát ung thư gan (AFP).
Siêu âm bụng tổng quát.
Siêu âm Doppler gan (khi có chỉ định của Bác sĩ).
CT Scan bụng có cản quang (khi có chỉ định của Bác sĩ)
Bộ xét nghiệm đối với bệnh đái tháo đường:
1
2
3
4
Khám tổng quát, khám mắt, soi đáy mắt.
Xn máu: HbA1C, đường huyết lúc đói, test dung nạp Glucose, ion đồ, bộ Lipid, men gan.
NT: TPTNT, Microalbumin niệu
ECG, XQ Tim Phổi thẳng
Bộ xét nghiệm Tầm soát Ung thư :
1. CA15.3: Ung thư Vú
2. CA 12.5 Ung thư Tử cung, Buồng trứng
3. Cifra 21.1: Ung thư Phổi
4. NSE : Ung thư Phổi tế bào nhỏ
5. CEA: Ung thư đường Tiêu hóa, tuyến giáp.
6. CA 19.9: Ung thư tụy, Dạ dày, Mật, Đại tràng.
7. AFP: Ung thư Gan
8. PSA: Ung thư Tiền liệt tuyến
9. HCG: Ung thư Buồng trứng.
Bộ xét nghiệm Tầm soát bệnh lý Tuyến giáp :
1. XN máu: FT4, TSH.
2. Siêu âm tuyến giáp.
3. Xạ hình tuyến giáp.
Thời gian trả kết quả:
Dự kiến kết quả kiểm tra SK sẽ được trả trong ngày
Riêng đối với trường hợp có làm thêm XN chuyên khoa sâu, thời gian trả kết quả phụ thuộc vào
từng XN cụ thể.
Chú thích từ viết tắt :
CTM: Công thức máu, ĐH: Đường huyết, TPTNT: Tổng phân tích nước tiểu.
VGSV: Viêm gan siêu vi, XQ: X quang, SA: Siêu âm, XN: Xét nghiệm
CLS: Cận Lâm sàng, BN: Bệnh nhân, TLT: Tiền liệt tuyến
Bilan Lipid máu gồm các XN: Cholesterol, LDL_C, HDL-C, Triglyceride.
III. Kết luận :
“Sức khỏe là vàng” người có sức khỏe là có tất cả, vì sức khỏe không thể mua được hoặc đổi
được bằng những vật chất khác nên chúng ta phải tự bảo vệ và giữ gìn. Vì vậy, việc khám sức khỏe tổng
quát định kỳ là rất cần thiết vì nó giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời đồng thời giúp phòng ngừa bệnh
tật theo phương châm : “phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Tp HCM, ngày 15/10/2010
Trưởng khoa CSSK-TYC
Đã xem và xác nhận
TS. BS Huỳnh Kim Phượng
Người soạn thảo
Đã ký
BS Nguyễn Thị Bích Liên
BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
KHOA CHĂM SÓC SỨC KHỎE THEO YÊU CẦU
PHÁC ĐỒ
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
RỐI LOẠN LIPID MÁU
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU
I.ĐẠI CƯƠNG
-
-
-
-
Hai lipid chính trong máu là cholesterol và triglyceride, chúng được gắn và chuyên chở nhờ
protein và tạo thành phức hợp đại phân tử gọi là lipoprotein. Những Lipoprotein chủ yếu là
chylomicron, lipoprotein tỉ trọng rất thấp(pre-)(VLDL), lipoprotein tỉ trọng thấp(-)(LDL),
lipoprotein tỉ trọng cao(-)(HDL)
Rối loạn lipid máu thường gặp là thứ phát từ rối loạn chuyển hóa khác hoặc do sử dụng thuốc.
Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố khởi đầu cho quá trình hình thành và phát triển
của xơ vữa động mạch, của bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim. Bệnh
động mạch vành và các bệnh lý xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây tử vong chính ở các
nước phát triển, tỉ lệ tử vong do các dạng bệnh lý này đang ngày càng tăng lên ở các nước đang
phát triển.
Từ năm 1998, Hội Tim mạch Việt nam đã có khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid
máu1.
Đánh giá nguy cơ tim mạch là bước đầu tiên trong xử trí rối loạn lipid máu, cần phải xác định
là đã có bệnh động mạch vành hay chưa, có các yếu tố nguy cơ tương đương với bệnh mạch
vành hay không (đái tháo đường, bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên, phình động mạch chủ
bụng, bệnh động mạch cảnh có triệu chứng, nguy cơ động mạch vành trong 10 năm tới >20%).
Nếu có ≥2 yếu tố nguy cơ, phải thực hiện đánh giá nguy cơ bệnh mạch vành trong 10 năm tới
theo thang điểm Framingham.2 Ngoài ra, còn phải đánh giá các yếu tố nguy cơ khác như béo
phì, ít vận động thể lực, chế độ ăn dễ gây xơ vữa, tăng lipoprotein (a), tăng Homocystein, …
Xác định yếu tố nguy cơ và bệnh lý nền giúp xác định LDL-C mục tiêu khi điều trị.
II.NGUYÊN NHÂN
Rối loạn lipid máu là hậu quả tử sản xuất quá nhiều hoặc khiếm khuyết thanh thải VLDL-C
hoặc tăng chuyển đổi từ VLDL-C thành LDL-C hoặc thứ phát sau rối loạn chuyển hóa khác.
II.1.Rối loạn lipid máu thứ phát sau rối loạn chuyển hóa khác là dạng thường gặp nhất
- Béo phì: tăng TG, giảm HDL-C
- Lối sống tĩnh tại: giảm HDL-C
- Đái tháo đường: tăng TG, tăng cholesterol toàn phần
- Nghiện rượu: tăng TG, HDL-C
- Nhược giáp: tăng cholesterol toàn phần
- Cường giáp: giàm cholesterol toàn phần
- Hội chứng thận hư: tăng cholesterol toàn phần
- Suy thận mãn: tăng cholesterol toàn phần, tăng TG
- Bệnh gan(xơ gan): giảm cholesterol toàn phần
- Bệnh gan tắc nghẽn: tăng cholesterol toàn phần
- Bệnh ác tính: giảm cholesterol toàn phần
- Bệnh cushing ( sử dụng steroid) tăng cholesterol toàn phần
- Thuốc ngửa thai: tăng TG, cholesterol toàn phần
- Lợi tiểu: tăng TG, cholesterol toàn phần
- Ức chế beta: tăng cholesterol toàn phần, giảm HDL-C
II.2. Rối loạn lipid nguyên phát: ít gặp, liên qua đến rối loạn gen
II.2.1.Tăng cholesterol gia đình:
II.2.1.1 Tăng cholesterol gia đình đồng hợp tử, tần suất khoảng 1/1triệu trường hợp, là tình trạng
không có hoặc có rất ít thụ thể của LDL trên bề mặt tế bào dẫn đến tổng hợp LDL bất thường, bệnh
tim xuất hiện sớm tử niên thiếu và đa phần tử vong do bệnh tim ở tuổi 20-30.
II.2.1.2. Tăng cholesterol gia đình dị hợp tử, tần suất khoảng 1/500 trường hợp, người bệnh có 50%
lượng thụ thể LDL so với bình thưởng, tăng LDL-C và cholesterol toàn phần, bệnh tim mạch sớm có
thể có xanthoma.
II.2.2. Khiếm khuyết apolipoprotein B 100 gia đình: biểu hiện giống trường hợp tăng cholesterol gia
đình dị hợp tử
II.2.3. Tăng cholesterol gia đình kết hợp tăng triglycerides: tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
II.2.4. HLD-C thấp
II.2.4.1. Rối loạn nguyên phát gồm giảm alphalipoprotein gia đình, tăng triglycerides nguyên phát..
II.2.4.2. Nguyên nhân thứ phát gồm hút thuốc, béo phì, ít vận động, thuốc,..
III.TẦM SOÁT VÀ PHÂN LOẠI RỐI LOẠN LIPID MÁU
- Theo NCEP khuyến cáo nên tầm soát rối loạn lipid máu ở người ≥20 tuổi mỗi 5 năm, nhưng
theo đề nghị của American College of Physcians và the United States Preventive Services Task
Force thì nên bắt đầu tầm soát rối loạn lipid máu ở nam từ 35 tuổi và ở nữ từ 45 tuổi, trừ khi có
tiền sử gia đình hoặc có biểu hiện có biểu hiện rối loạn chuyển hóa khác.3
- Xét nghiệm Lipoprotein phải được thực hiện sau bữa ăn từ ≥12 giờ, gồm xét nghiệm
cholesterol toàn phần, triglycerides, HDL-C, LDL-C, lipoprotein.
- Có nhiều cách phân loại rối loạn lipid máu, hai phân loại thường dùng:
Phân loại của Fredrickson ( có bổ sung của Tổ chức Y tế Thế giới)
Nhóm
Tăng Lipoprotein
Tăng lipid
Chylomicron
TGs
I
LDL-C
Cholesterol
IIa
LDL-C và VLDL-C
TGs và cholesterol
IIb
VLDL-C và chylomicron
TGs và cholesterol
III
VLDL-C
TGs
IV
Chylomicron và VLDL
TGs và cholesterol
V
Phân loại theo EAS (European Atherosclerosis Society)
Loại
Tăng cholesterol
Tăng triglycerides
Thành phần lipoprotein tăng
LDL
VLDL
Thành phần lipid tăng
Cholesterol toàn
Triglycerides
phần
Thể tăng kết hợp
LDL+VLDL
Cholesterol toàn phần
+triglycerides
IV.ĐIỀU TRỊ
IV.1. Không dùng thuốc
- Thay đổi lối sống
- Hạn chế thực phẩm chứa cholesterol và axit béo bão hòa là biện pháp hiệu quả nhất làm giảm
LDL-C và TG, khuyến cáo của Hội Tim mạch Hoa kỳ và NCEP lượng chất béo trung bình ở
người lớn ≤30% tổng calori nhập vào trong 24h, hạn chế thức ăn chiên xào,…
- Giảm cân nặng càng gần BMI<22 càng tốt
- Hoạt động thể lực: ngồi tại chỗ<2h/ngày , và tăng thời gian hoạt động mạnh >60p/ngày, 3-4
lần/tuần
- Ngừng hút thuốc lá,…
IV.2. Điều trị với thuốc: Các thuốc
Thuốc
Cơ chế
Nhóm statin Ức chế HMGCoA reductase,
ngăn chận tổng
hợp cholesterol
Tách acid mật
Tăng oxyt hóa
cholesterol thành
axit mật
Fibrate
Là chất đồng vận
cho yếu tố
chuyển nhân,
kích thích sự tổng
hợp các men oxyt
hóa axit béo làm
giảm TG
Nicotinic axit
Chưa rõ
ức chế ly giải mỡ
ở mô mỡ, giảm
ester hóa TG tại
gan,..
ức chế hấp thu
cholesterol tại
ruột non
Ezetimibe
Tác dụng trên lipid
Giảm LDL-C 1855%, giảm TG: 730%, tăng HDL-C 515%
Tác dụng phụ
Đau cơ, nhức đầu,
chướng bụng, nổi
mẩn đỏ, tăng men
gan,..
Giảm LDL-C:1030%, tăng HDL-C:35%, không ảnh hưởng
TG
Giảm TG: 20-50%,
giảm LDL-C:5-20%,
tăng HDL-C:10-20%
Táo bón, chướng
bụng, đầy hơi,
buồn nôn,..
Tăng GDL-C:1535%,giảm LDL-C:525%, giảm TG:2050%
Đỏ bừng da, rối
loạn tiêu hóa,
viêm gan,…
Giảm LDL-C:18%,
giảm nhẹ TG và tăng
nhẹ HDL-C
Khó tiêu , đau
bụng, tiêu chảy
Liều
Simvastatin:
5-80mg/ngày
Atorvastatin:
10-80mg/ngày
Rosuvastatin:
10-20mg/ngày…
Cholestiramine:
8-32g/ngày
Colestipol:
10-40g/ngày
Gemfibrozil:
600mgx2/ngày
Clofibrate:
1gx2/ngày
Fenofibrate:
200-300 mg/ngày
1-3gx3/ngày
10mg/ngày
Tăng lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL-C), giảm lipoprotein tỉ trọng cao (HDL-C), tăng triglycerides
(TG) là những yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh động mạch vành, mức độ LDL-C càng cao thì nguy cơ
bị bệnh động mạch vành càng lớn4.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy LDL-C là mục tiêu hàng đầu trong điều trị rối loạn lipid
máu, khi đưa LDL-C < 70mg% thì có thể làm giảm thêm tỉ lệ biến cố mạch vành 22%. 4,5
Mức LDL-C (mg%)
Nguy cơ
mục tiêu
mục tiêu non HDL
thay đổi lối sống
dùng thuốc
<100
Tối
ưu
<70
<130
≥70
≥100
Cao
<130 Tối ưu <100
<160 ≥100
≥130
Cao-Trbình
≥130
≥160
Trung bình
<130
<160
≥160
≥190
Thấp
<160
<190
Việc điều trị nên tiến hành lúc đang nằm viện vì cơn mạch vành cấp nếu bệnh nhân chưa điều trị trước
đó, kèm theo chế độ ăn kiêng theo NCEP là lượng mỡ bão hòa khoảng 7% tổng lượng calori và lượng
cholesterol hàng ngày<200mg, cần hạn chế thêm đường và rượu.
Mức Triglycerides (mg%)
≥500
200-499
150-199
Dùng thuốc giảm TG
Dùng thuốc
Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống
-đưa LDL-C về mục tiêu
-giảm non HDL-C
Thay đổi lối sống
V.THEO DÕI
Lần 1:
- Đánh giá bước đầu, đánh giá nguy cơ tim mạch & nguy cơ bệnh mạch vành trong
10năm tới.
- Điều trị không dùng thuốc nếu yếu tố nguy cơ tim mạch ≤1 và nguy cơ bệnh mạch vành
trong 10năm tới ≤10%
Lần 2: xét nghiệm lại 6 tuần sau lần 1
Lần 3: xét nghiệm 6 tuần sau lần 2
Bắt đầu điều trị nếu không đạt mục tiêu
Khi điều trị: xét nghiệm định kỳ
- 2-3 tháng/lần
- 4-6 tuần/lần nếu có nguy cơ tim mạch, bệnh mạch vành
Khi đạt mục tiêu: xét nghiệm 3-6 tháng/lần
VI.PHÒNG NGỪA
Chủ yếu là tác động lên lối sống:
- Giảm ăn mỡ bão hòa và cholesterol
- Tăng cường hoạt động thể lực
- Kiểm soát cân nặng
Điều trị rối loạn lipid bằng thuốc khi LDL-C quá cao hoặc có quá nhiều yếu tố nguy cơ
VII.LƯU ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID MÁU: Bảng 1
VIII. CÁC KHÁI NIỆM
1. Yếu tố nguy cơ chính theo NCEP (National Cholesterol Education Program Adult Treatment
Panel III Guidelines)
- Hút thuốc
- Tăng huyết áp( huyết áp≥140/90mmHg hoặc đang sử dụng thuốc hạ áp)
- Tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm( nam <55t, nữ <65t)
- HDL cholesterol thấp <40mg/dL
- Tuổi nam≥ 45t, nữ ≥55t
2. Ước tính nguy cơ bệnh động mạch vành trong 10 năm theo thang điểm Framingham
Dựa vào 5 yếu tố: tuổi, mức HDL-C, mức cholesterol toàn phần, hút thuốc lá, trị số HA tâm thu
Tuổi
Điểm số
Nam
Nữ
20-34
-9
-7
35-39
-4
-3
40-44
0
0
45-49
3
3
50-54
6
6
55-59
8
8
60-64
10
10
65-69
11
12
70-74
12
14
75-79
13
16
HDL-C (mg%)
≥60
50-59
40-49
<40
Điểm số nam (nữ)
-1(-1)
0(0)
1(1)
2(2)
Cholesterol
toàn phần
<160
160-199
200-239
240-279
≥280
20-39
0(0)
4(4)
7(8)
9(11)
11(13)
40-49
0(0)
3(3)
5(6)
6(8)
8(10)
Thuốc lá
Không hút thuốc
Hút thuốc
20-39
0(0)
8(9)
Huyết áp tâm thu (mmHg)
<120
120-129
130-139
140-159
≥160
40-49
0(0)
5(7)
Điểm số nam (nữ)
50-59
0(0)
2(2)
3(4)
4(5)
5(7)
Điểm số nam (nữ)
50-59
0(0)
3(4)
Chưa điều trị nam (nữ)
0(0)
0(1)
1(2)
1(3)
2(4)
60-69
0(0)
1(1)
1(1)
2(3)
3(4)
70-79
0(0)
0(1)
0(1)
1(2)
1(2)
60-69
0(0)
1(2)
70-79
0(0)
1(1)
Đang điều trị nam (nữ)
0(0)
1(3)
2(4)
2(5)
3(6)
Tổng số điểm
Nguy cơ 10 năm (%) nữ
<9
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
≥25
<1
1
1
1
1
2
2
3
4
5
6
8
11
14
17
22
27
≥30
Tổng số điểm
<0
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
≥17
Nguy cơ 10 năm (%) nam
<1
1
1
1
1
1
2
2
3
4
5
6
8
10
12
16
20
25
≥30
Bảng 1:
Cholesterol toàn phần, HDL-C,
Triglycerides, lipoprotein (chylomicron
LDL, VLDL)
Đối tượng tầm soát
<20 tuổi : khi có nguy cơ xơ vữa ĐM, tiền sử BMV sớm
ở cha mẹ, ông bà, anh chị,..
20t-40 tuổi: tầm soát mỗi 5 năm,
≥40 tuổi : tầm soát thường qui 1-2 năm
Đánh giá các yếu tố nguy cơ đi kèm
Yếu tố nguy cơ tim mạch chính:
Hút thuốc lá
Tăng huyết áp,
HDL-C thấp (<40mg%),
Gia đình có tiền sử BMV sớm nam<55t, nữ <65t,
Tuổi: nam ≥45t, nữ≥55t
Nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành theo Framingham:
<10%, 10-20%, >20%
Nguy cơ xơ vữa động mạch:
Đái tháo đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá, béo phì,..
Yếu tố nguy cơ khác
Ít vận động, chế độ ăn,..
Chẩn đoán rối loạn lipid máu theo phân loại Fredrickson (có bổ sung của Tổ chức Y tế thế giới)
Nhóm
Tăng Lipoprotein
Tăng lipid
Chylomicron
TGs
I
LDL-C
Cholesterol
IIa
LDL-C và VLDL-C
TGs và cholesterol
IIb
VLDL-C và chylomicron
TGs và cholesterol
III
VLDL-C
TGs
IV
Chylomicron và VLDL
TGs và cholesterol
V
<40
≥60
HDL-C (mg%)
thấp
cao
Nguy cơ
Cao
Cao-trbình
Trung bình
Thấp
LDL-C (mg%)
<100
tối ưu
100-129 gần tối ưu
130-159 cao giới hạn
160-189 cao
≥190
rất cao
Mức LDL-C (mg%)
mục tiêu
mục tiêu non HDL thay đổi lối sống dùng thuốc
<100 Tôi ưu <70
<130
≥70
≥100
<130 Tối ưu <100
<160
≥100
≥130
<130
<160
≥130
≥160
<160
<190
≥160
≥190
Thay đổi lối sống
Chế độ ăn nhiều xơ, ít béo bão hòa
Giảm cân nặng BMI<22
Hoạt động thể lực: ngồi tại chỗ<2h, và tăng thời
gian hoạt động mạnh >60p/ngày, 3-4 lần/tuần
Ngừng hút thuốc lá,…
Cholesterol toàn phần
(CT mg%)
<200
bình thường
200-239 cao giới hạn
≥240
cao
>500
Dùng thuốc giảm TGs
Thay đổi lối sống
Theo dõi lipid máu
Lần 1: đánh giá bước đầu + điều trị không
dùng thuốc: thay đổi lối sống, giảm cân,..
Lần 2: xét nghiệm lại 6 tuần sau lần 1
Lần 3: xét nghiệm 6 tuần sau lần 2
Bắt đầu điều trị nếu không đạt mục tiêu
Khi điều trị: xét nghiệm định kỳ
+ 2-3 tháng/lần
+ 4-6 tuần/lần nếu có nguy cơ tim mạch,
bệnh mạch vành
Khi đạt mục tiêu: xét nghiệm 3-6 tháng/lần
Triglycerides
(TGs mg%)
<150
bình thường
150-199 cao giới hạn
200-499 cao
≥500
rất cao
Mức Triglycerides (mg%)
200-499
150-199
Dùng thuốc
Đưa LDL về mục tiêu
-đưa LDL về mục tiêu Thay đổi lối sống
-giảm non HDL
Thay đổi lối sống
Thuốc
Lựa chọn đầu
LDL Non HDL Statin
TGs
Fibrate
TCvàTGs
-TGs <500mg% Statin
-TGs ≥500mg% Fibrate
Lựa chọn thứ hai
Fibrate
Statin,N-3 acid béo
Fibrate
N-3 acid béo,
niacin, statin
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xử trí rối loạn lipid máu. Khuyến cáo số 06 của Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam (1998)
2. Xử trí rối loạn lipid máu. Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu
của Hội Tim mạch học quốc gia Việt nam (2008)
3. Executive Summary of The Third Report of The National Cholesterol Education Program
Expert Panel on Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults
(Adult Treatment Panel III). JAMA 2001; 285:2487-2497.
4. Heart Protection Study Collaborative Group. MRC/BHF Heart Protection Study of cholesterol
lowering with simvastatin in 20,536 high-risk individuals: a randomised placebo controlles
trial. Lancet 2002:360:7-22
5. Randomised trial of cholesterol lowering in 4444patients with coronary heart disease: the
Scandinavian Simvastatin Survival Study(4S). Lancet 1994;344:1383-1389.
Tp HCM, ngày 15/10/2010
Trưởng khoa CSSK-TYC
Đã xem và xác nhận
TS. BS Huỳnh Kim Phượng
Người soạn thảo
Đã ký
ThS. BS Lê Đình Minh Nhân
BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
KHOA CHĂM SÓC SỨC KHỎE THEO YÊU CẦU
PHÁC ĐỒ
TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ
TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ
I. GIỚI THIỆU
Ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở nữ giới và là ung thư
thường gặp nhất ở nữ. Theo cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới thì ung thư vú chiếm tỷ lệ khoảng
21%trong tổng số các loại ung thư ở nữ trên toàn cầu.(1)
Tại Anh trong một chương trình tầm soát Ung thư vú hơn 19 triệu phụ nữ phát hiện 117.000 trường
hợp ung thư năm 2000.(3)
Tại Mỹ trong năm 2006 khoảng 212.920 phụ nữ được chẩn đoán ung thư vú trong đó có 14.970
trường hợp tử vong.(4)
Tại Việt Nam Ung thư vú là một loại ung thư rất phổ biến ở phụ nữ, đứng thứ hai trong các ung thư
phụ khoa sau ung thư cổ tử cung tại miền Nam (theo thống kê của Trung tâm Ung Bướu TP. HCM) và
đứng hàng đầu trong các ung thư phụ khoa ở các tỉnh phía Bắc, theo ghi nhận ung thư quần thể, tỉ lệ mắc
bệnh chuẩn theo tuổi năm 2003 là 17,4/100 000 dân, ở Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) là 19,4, ở Hà
Nội (2001-2004) là 29,7. (5)
Tại các nước đang phát triển, các chương trình tầm soát được tiến hành bằng cách khám hàng loạt cho
các phụ nữ khỏe mạnh > 35 tuổi, đã làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú lên đến 30%.(1)
II. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA UNG THƯ VÚ
Các yếu tố nguy cơ cao bao gồm:
-
Phụ nữ trên 50 tuổi.
-
Đã bị ung thư vú một bên.
-
Tiền căn gia đình vừa bên cha vừa bên mẹ có người bị ung thư vú.
-
Tiền căn ung thư vú ở thế hệ 1: mẹ, chị,em gái.
-
Bản thân có ung thư buồng trứng,hoặc ung thư nội mạc tử cung.
-
Sanh con đầu lòng sau 35 tuổi.
-
Không cho con bú.
-
Độc thân hoặc sanh ít.
-
Tiền căn có xạ trị hoặc tiếp xúc phóng xạ.
-
Có kinh sớm trước 12 tuổi.
-
Mãn kinh sau 55 tuổi.
-
Mập phì.
Việc chỉ định lịch trình thực hiện và các xét nghiệm cận lâm sàng trong qui trình khám và tầm soát ung
thư vú tùy thuộc vào việc phân loại các của đối tượng thuộc nhóm nguy cơ hay không. Chương trình
theo dõi và điều trị là rất quan trọng đối với các Bác sĩ ở hệ phòng khám vì đối với nhóm nguy cơ việc
thực hiện tầm soát sẽ phải được tuân thủ theo qui trình nghiêm ngặt hơn.
III. QUI TRÌNH TẦM SOÁT UNG THƯ VÚ
Người bệnh muốn được phát hiện sớm cần phải thực hiện các bước sau:
A.Tự khám vú theo hướng dẫn :
Khám vào ngày thứ 8 của kỳ kinh hằng tháng theo hai tư thế đứng và nằm, ở trần:
Tư thế đứng soi mình trước gương hai cánh tay buông xuôi hai bên hông, rồi đổi tư thế hai tay để
phía sau mông, nghiêng nhẹ người tới trước quan sát cả hai vú để xem có gì thay đổi về :
*Kích thước của hai vú (một bên lớn hơn thường lệ, hoặc teo nhỏ lại)
*Da vú (da cam, da bị lõm xuống ở một vùng nào đó)
*Núm vú có bị kéo lệch hay tụt vào không ?
*Ấn nhẹ núm vú xem có máu hay chất dịch tiết ra ở đầu núm vú không?
Tư thế nằm ngữa dùng tay tự kiểm tra để phát hiện cục u hoặc khối bất thường bằng cách:
*Khám vú phải thì kê gối hoặc khăn xếp lại dưới vai bên phải, tay phải để sau ót, dùng
các ngón tay trái (bàn tay phải xòe thẳng), nhẹ nhàng ép sát tuyến vú vào thành sườn, bắt
đầu phần trên rồi đến phần dưới của vú, cuối cùng là núm vú.
*Khám vú trái thì đổi ngược tư thế lại.
*Cuối cùng là nên sờ vùng nách hai bên để xem có u hoặc hạch nách không.
B. Khám kiểm tra định kỳ vú mỗi năm theo sơ đồ sau đối với những phụ nữ khỏe mạnh: Bảng 1
Nếu thực hiện tốt các bước trên thì sẽ phát hiện được ung thư vú ở các giai đoạn rất sớm hoặc với các
khối u với kích thước < 1cm và không có di căn hạch.
Lợi ích của phương thức này là một phương thức phát hiện sớm ung thư ít tốn kém, không sang chấn và
chi phí chấp nhận được.
IV.CHẨN ĐOÁN
1.Lâm sàng: Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng
* Ghi nhận tiền căn gia đình và bản thân.
*Khám lâm sàng:
-
Có thể không ghi nhận bất thường hoặc có
-
Đau vú
-
Ung nề ở vú
-
Rỉ nước, máu ở núm vú
-
Viêm
-
Sờ thấy khối u
-
Co kéo da, biến dạng vú
2.Cận lâm sàng: Các xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện
*Chụp X Quang vú: phân loại theo chỉ số BI-RARD tuỳ thuộc hình ảnh chi tiết của tuyến vú,
có thể thấy những điểm vôi hóa rất nhỏ. Nhũ ảnh đóng vai trò quan trọng trong tầm soát ung thư
vú. Là phương tiện duy nhất cho phép khám phá phát hiện tổn thương mà khám lâm sàng không
phát hiện được,có những tổn thương chỉ thấy được trên x quang như hình ảnh bất xứng đậm độ
hay xáo trộn cấu trúc khu trú vì vôi hoá tuy nhiên x quang vú bị hạn chế trong trường hợp mô
tuyến loại 3 đến 4 và ít có giá trị trong trường hợp phụ nữ trẻ dưới 30 tuổi hoặc đang mang thai,
hoặc đang cho con bú, hoặc trên những vú đã được chiếu tia. Rất ít tổn thương lành tính của
tuyến vú có hình ảnh x quang điển hình.
*MRI vú: đặc biệt trong những trường hợp không thực hiện Xquang vú.
*Siêu âm vú: giúp phân biệt rõ một tổn thương dạng nang với một tổn thương dạng đặc, tổn
thương với những hình ảnh nghi ngờ như độ hồi âm kém, đường bờ không đều,cấu trúc âm
không đồng nhất,hình dạng không rõ, giảm âm sau tổn thương, có trục dọc. Ngoài ra, với siêu
âm người phụ nữ không có nguy cơ nhiễm tia X, thích hợp cho phụ nữ có thai và phụ nữ trẻ.
*FNA : dùng một kim hút nhỏ lấy một mẫu bệnh phẩm được thực hiện bằng phương pháp chọc
hút qua hương dẫn cuả siêu âm. Âm tính giả có thể xảy ra khi thật sự là ung thư mà mũi kim
không chạm bướu.
*Sinh thiết trọn u: là xét nghiệm có ý nghĩa chẩn đoán xác định thực hiện khi chọc hút không
cho chẩn đoán xác định