Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

ĐÁNH GIÁ các vấn đề môi TRƯỜNG TRONG dự án THÍ điểm QUY HOẠCH DÙNG đất có LỒNG GHÉP các yếu tố bảo vệ môi TRƯỜNG ở HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI, đề XUẤT các BIỆN PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.83 KB, 41 trang )

Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Đề tài : Đánh giá các vấn đề môi trường trong dự án thí điểm quy hoạch sử
dụng đất có lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường ở huyện Nhơn Trạch
tỉnh Đồng Nai. Đề xuất các biện pháp
Chương I.Cơ sở lý luận về việc lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường
trong quy hoạch sử dụng đất
I.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và lồng ghép các yếu

tố bảo vệ môi trường vào quy hoạch tổng thể.
QHTTPTKTXH
Đối tượng quy hoạch :
- Các ngành, lĩnh vực ( công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy
sản, dịch vụ, thương mại, du lịch, mạng lưới gaio thông, thông tin liên
lạc, thủy lợi, mạng lưới cung cấp điện, mạng lưới cung cấp nước,… )
- Lãnh thổ : các vùng kinh tế, tỉnh, quận huyện,
- Toàn bộ nền kinh tế, xã hội của đất nước
1.

Khái quát về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

2.

Các thành phần của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
- Quy hoạch phát triển xã hội
- Quy hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch phát triển đô thị
- Quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng
- Quy hoạch và sử dụng tài nguyên nước


- Quy hoạch phát triển công nghiệp
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải
- Quy hoạch phát triển du lịch
- Quy hoạch phát triển thương mại và dịch vụ

3.

Vai trò của các yếu tố tài nguyên môi trường trong quy hoạch tổng thể

Nguyễn Thị Thu

1

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

3.1. Là nguồn nguyên liệu để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của
con người. Nó là yếu tố đầu vào của các hệ thống kinh tế xã hội. Do đó sẽ
tạo điều kiện tốt trong quá trình phát triển
3.2. Là môi trường tồn tại và duy trì hoạt động của các quá trình sản xuất và
đời sống. Mọi hoạt động sản xuất đều diễn ra trong môi trường tự nhiên và
xã hội nhất định.Và hoạt động sản xuất bị phá vỡ khi mà môi trường không
đảm bảo được chức năng của mình.
3.3. Các yếu tố tài nguyên môi trường thúc đẩy các hoạt động kinh tế xã hội
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội các yếu tố tài nguyên môi trường
mà thuận lợi thì nó góp phần vào việc tăng hiệu quả các hoạt động kinh tế xã
hội. Ngược lại thì nó cũng chính là yếu tố kìm hãm sự phát triển

3.4. Các hoạt động kinh tế xã hội thúc đẩy các yếu tố tài nguyên môi trường
Bản thân các hoạt động kinh tế xã hội tạo ra nguồn lực trong đó có một mặt
tạo ra tiền đề nội lực bên trong để duy trì và phát triển tài nguyên môi
trường. Ở các nước công nghiệp phát triển có một nền kinh tế tăng trưởng
cao, vì vậy mà họ có vốn cũng như nguồn lực để duy trì được các tài
nguyên, các hệ sinh thái vốn có. Còn ở các nước kém phát triển đời sống
nhân dân còn nghèo đói nên nạn chặt phá rừng bừa bãi, tài nguyên bị tàn phá
môi trường bị hủy hoại.
Các hoạt động kinh tế xã hội là yếu tố kích thích để tài nguyên môi trường
có cơ hội phát triển tốt hơn. Có nguồn lực tài chính và kiến thức về môi
trường nên một nền kinh tế phát triển sẽ chú ý nhiều hơn tới vấn đề môi
trường vì liên quan trực tiếp tới cuộc sống của họ.
4.

Tổng quan về lồng ghép các yếu tố môi trường vào quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế xã hội
Hiện nay trong quá trình phát triển kinh tế xã hội để hướng tới phát triển bền
vững thì không thể thiếu yếu tố môi trường. Tài nguyên môi trường là yếu tố
Nguyễn Thị Thu

2

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

đầu vào của các hoạt động kinh tế xã hội.Ở các nước phát triển thì việc lồng
ghép các yếu tố tài nguyên môi trường vào trong quy hoạch tổng thể đã thục

hiện từ rất sớm.Việc lồng ghép các yếu tố tài nguyên môi trường vào trong
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội có một quá trình lịch sử phát
triển lâu dài mà khởi đầu là từ nhà xã hội học người pháp Leplay (1877)
Sau hội nghị về môi trường và phát triển bền vững được tổ chức tại Rio
De(1992) thì môi trường được quan tâm trên toàn thế giới trong đó vấn đề
kết hợp chính sách môi trường và các chính sách kinh tế xã hội được quan
tâm.Dựa vào việc tham khảo, thu thập số liệu, kết quae của những nghiên
cứu đã có, từ đánh giá của các cơ quan quản lý môi trường về quy hoạch.
Quá trình nghiên cứu đánh giá tuân thủ các nguyên tắn sau :
- Tận dụng các số liệu tư liệu đã có. Kế thừa các công trình nghiên cứu
đã thực hiện trước đó
- Thông qua việc tập hợp số liệu, phân tích xử lý số liệu, kết hợp lhaor
sát bổ sung số liệu khi cần thiết
5.

Các nguyên tắc và các bước kết hợp các yếu tố môi trường vào quy

hoạch tổng thể
5.1 Để kết hợp các yếu tố tài nguyên và môi trường vào quy hoạch tổng thể
phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau :


Phải đảm bảo các yếu tố tài nguyên và môi trường là cơ sở tiền đề

cho phát triển kinh tế xã hội


Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường




Đảm bảo tính ưu tiên : ưu tiên nhấn mạnh vào một số điểm chủ yếu

trong quy hoạch mà những vấn đề đó bảo đảm là chòa khóa để mở các vấn
đề khác

Nguyễn Thị Thu

3

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục



Đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường quan trọng

nhất là hiệu quả về kinh tế


Tăng cường sự tham gia của quần chúng khi thực hiện quy hoạch



Giải quyết được các mâu thuẫn xung đột nảy sinh trong quá trình

thực hiện quy hoạch



Đảm bảo đánh giá độc lập báo cáo về môi trường thường xuyên



Phân tích đầy đủ về chi phí môi trường đặc biệt là những chi phí

cần thiết để phục hồi môi trường


Quy hoạch phải dựa trên các căn cứ pháp lý

5.2

Các bước kết hợp các yếu tố môi trường vào quy hoạch tổng thể

Bước 1 : Đánh giá hiện trạng tạo lập cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi
trường của khu vực cần quy hoạch. Đây là bước tiền đề cho quy hoạch
Ở bước này cần xác định và trình bày đầy đủ thông tin về số liệu và hiện
trạng môi trường vùng. Nêu rõ các tấc động tích cực và tiêu cực giữa môi
trường và các lĩnh vực phát triển chủ yếu về kinh tế xã hội.
Phân tích các vấn đề về môi trường, xác định các điểm nóng về môi trường
và các khu vực nhạy cảm về môi trường, xác định tiềm năng và sức ép môi
trường cho quy hoạch chung toàn vùng.
Bước 2 : Xác định các mục tiêu cần đạt được và các hướng trọng điểm ưu
tiên
- Xác định các mục tiêu kinh tế xã hội cần ưu tiên tập trung, các yếu tố
tài nguyên môi trường cần tập trung.
- Xác định các mục tiêu môi trường và phát triển bền vững cần đạt
được

- Xây dựng quy hoạch cụ thể và các chương trình hướng vào các mục
tiêu ưu tiên

Nguyễn Thị Thu

4

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Bước 3 : Dự thảo ưu tiên phát triển, xây dựng các phương án thay thế
- Kết hợp trọn vẹn và đầy đủ các mục tiêu và hướng ưu tiên của môi
trường vào QHTTPTKTXH
- Xây dựng các phương án nhằm đạt các mục tiêu về phát triển cũng
như các mục tiêu về môi trường
- Tiến hành đánh giá chi phí lợi ích và nhu cầu đầu tư các dự án quy
hoạch.
Bước 4 : Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và đánh giá
các ảnh hưởng tới môi trường
Trong bước này về cơ bản chúng ta phải xây dựng cho được quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội nhưng phải nhìn trước được các vấn đề môi
trường
- Đánh giá phạm vi các yếu tố cần kết hợp các yếu tố tài nguyên môi
trường vào các mục tiêu ưu tiên trong quy hoạch tổng thể.
- Tiến hành xây dựng QHTTPTKTXH có kết hợp các yếu tố tài nguyên
môi trường
- Thực hiện việc kiểm tra khả năng gây ra tác động bổ sung lên các yếu
tố môi trường của các chiến lược quy hoạch phát triển đảm bảo phát

triển bền vững.
- Xem xét dự thảo môi trường trên các phương diện phù hợp với khung
thể chế và chính sách pháp luật của nhà nước.
Bước 5 : Xây dựng các hệ thống chỉ tiêu môi trường
- Nghiên cứu và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu môi trường nhằm đơn
giản hóa thông tin
- Mở rộng việc sử dụng lượng hóa thông tin để xác định và tìn hiểu
nguyên nhân biến động theo thời gian.

Nguyễn Thị Thu

5

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Bước 6 : Kết hợp các kết quả đánh giá môi trường vào dự thảo cuối cùng của
quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội được lựa chọn
- Xây dựng bản thảo cuối cùng của QHTTPTKTXH có kết hợp đầy đủ
các yếu tố môi trường.
- Xây dưng bản thảo quy hoạch môi trường như một bộ phận không thể
thiếu được của QHTTPTKTXH.
Bước 7 : Xem xét bản dự thảo lần cuối của quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội để xác nhận nội dung môi trường đã đáp ứng theo những yêu
cầu trong luật bảo vệ môi trường đề ra hay chưa.
Cơ quan quản lý môi trường rà soát các báo cáo nghiên cứu môi trường và
các kế hoạch hành động môi trường xác định là đã đạt yêu cầu và đã được
lồng ghép vào bản thảo quy hoạch.

Bước 8 : Thẩm định và phê duyệt
- Các cơ quan chức năng thẩm định QHTTPTKTXH trong đó có quy
hoạch môi trường và xác nhận nghĩa vụ thực thi các nội dung trông
quy hoạch tổng thể.
- Nhà nước phê duyệt quy hoạch tổng thể và quy hoạch trở thành văn
bản pháp lý có giá trị thi hành trong các cấp các ngành.
II.
1.

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch môi trường
Sự cần thiết phải gắn kết quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch môi

trường
Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) trước hết được hiểu là việc tổ chức, sắp
xếp các đối tượng không gian phù hợp với chức năng và mục tiêu sử dụng
trong một thời gian xác định. Như vậy, khi nói đến quy hoạch có nghĩa là
phải trả lời được những câu hỏi sau: "Làm gì ?", "ở đâu?", "Làm như thế
nào?" và "Trong thời gian bao lâu?".

Nguyễn Thị Thu

6

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Khi tiến hành lập quy hoạch môi trường (QHMT) cho một vùng, trước tiên
phải trả lời những câu hỏi nêu trên. Tuy nhiên, QHMT là một dạng quy

hoạch đặc biệt có nhiệm vụ điều hoà mối quan hệ kinh tế - xã hội - môi
trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để thực hiện được nhiệm vụ
này, người làm quy hoạch phải xem xét, đánh giá tác động bất lợi tới môi
trường của việc sử dụng từng đơn vị đất đai, từ đó đề xuất những giải pháp
phù hợp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động bất lợi đó.
Từ phân tích trên cho thấy, giữa QHMT và QHSDĐ có mối quan hệ mật
thiết hữu cơ với nhau.
Như vậy, QHMT gắn với QHSDĐ là sự hoạch định, tổ chức, sắp xếp các
giải pháp bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm từ quá
trình sử dụng đất đai bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững KT - XH của
vùng quy hoạch.
2.

Nội dung của quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch sử dụng đất

Để tiến hành QHMT gắn với QHSDĐ thì qui trình và nội dung thực hiện
như sau

Nguyễn Thị Thu

7

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

- Điều kiện tự nhiên & phát triển
KTXH
- Quá trình sử dụng đất

- Các tác động của quá trình tự
nhiên
- Tác động của HTSDĐ
- Các tai biến địa chất
- Tác động của QHSDĐ

Thu nhập thông tin
Đánh giá HTMT
Dự báo DBMT

- Mục tiêu & các chỉ tiêu BVMT
- Các phương án và nhu cầu SDĐ
BVMT
- Bằng văn bản
- Bằng bản đồ

Đề xuất QHMT
Thuyết minh
QHMT

Hình 1. Qui trình và nội dung QHSDĐ gắn với QHMT
2.1

Thu thập thông tin

Để thực hiện nội dung này cần kế thừa tổng hợp có chọn lọc tất các nghiên
cứu có liên quan từ các cơ quan và các chuyên gia trong và ngoài nước. Các
tài liệu thường mang tính riêng lẻ và thiếu đồng bộ gây nhiều khó khăn trong
xử lý thông tin. Vì vậy phải kiểm tra chỉnh sửa thông tin bằng công tác điều
tra khảo sát theo một hệ thống tiêu chí nhất định.

2.2

Đánh giá hiện trạng môi trường

Đối với quy hoạch môi trường trước hết cần quan tâm đánh giá quy hoạch
không gian đặc biệt là QHSDĐ. Do vậy, các dữ liệu môi trường được thu
thập và những khuyến nghị đưa ra đều dựa trên cơ sở là các đơn vị không
gian đã được xác định. Cách tiếp cận này sẽ dẫn đến xem xét việc sử dụng
các đơn vị đất đai và môi trường mà thông qua đó sẽ liên kết được các chỉ
tiêu kinh tế và môi trường với nhau.
2.3 Dự báo diễn biến môi trường

Nguyễn Thị Thu

8

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Dự báo diễn biến môi trường nhằm phân tích xác định các ảnh hưởng
trong tương lai của QHSDĐ đối với môi trường. Từ đó có các biện pháp
đề xuất các biện pháp giảm nhẹ các tác động môi trường trong tương lai
2.4 Đề xuất QHMT
Căn cứ vào các phân tích đánh giá về môi trường để đưa ra các đề xuất về
môi trường. Các đề xuất chỉ tiêu cụ thể và thời gian đạt được : chỉ tiêu
cấp nước sạch và tỉ lệ số người cấp nước sạch, diện tích cây xanh. Từ các
chỉ tiêu trên các chuyên gia quy hoạch sẽ tính toán nhu cầu sử dụng đất
cho từng giải pháp quy hoạch nhằm đạt các chỉ tiêu đề ra đồng thời sắp

xếp thứ tự ưu tiên thực hiện từng biện pháp trên cơ sở nhu cầu thực tế tại
nơi quy hoạch.
2.5 Thuyết minh QHMT
Bằng văn bản : Tổng hợp toàn bộ các nội dung đã thực hiện
Bằng bản đồ : Trình bày một cách trực quan không gian quy hoạch và các
giải pháp bảo vệ môi trường.
III.

Lồng ghép đất đai và môi trường

1.Khái niệm
Lồng ghép đất đai vào môi trường là vấn đề còn khá mới ở Việt Nam. Có
quan điểm cho rằng lồng ghép đất đai và môi trường là giải pháp hướng tới
việc tích hợp các quy định về đất đai và về môi trường sao cho hai lĩnh vực
này chỉ cần một đạo luật duy nhất điều chỉnh. Nhưng cũng có quan điểm cho
rằng lồng ghép đất đai và môi trường là quá trình lồng ghép hai chiều theo
đó yêu cầu bảo vệ môi trường được lồng ghép vào pháp luật đất đai và yêu
cầu bảo vệ đất đai được lồng ghép vào pháp luật bảo vệ môi trường. Cũng có
quan điểm cho rằng lồng ghép đất đai và môi trường là một giải pháp để
giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà khi điều chỉnh các vấn đề đất đai
và môi trường bằng hai hệ thống quy phạm khác nhau.
Nguyễn Thị Thu

9

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục


Trên thế giới thì quan niệm rằng lồng ghép đất đai và môi trường chỉ được
hiểu là lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường vào các quy định liên quan
tới đất đai chứ không có chiều ngược lại. Tóm lại lồng ghép đất đai và môi
trường là lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường vào các quyết định liên
quan tới đất đai nhằm sử dụng đất đai bền vững.
2. Ích lợi của việc lồng ghép
Việc thực hiện lồng ghép đất đai và môi trường sẽ mang lại những ích lợi
sau :
- Góp phần đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong mọi quyết định liên
quan tới sử dụng đất đai. Đảm bảo đất đai sử dụng theo hướng phát triển bền
vững
- Góp phần tiết kiệm chi phí bảo vệ môi trường : ngăn ngừa các tác hại ngoài
dự kiến đối với môi trường, có biện pháp chủ động phòng ngưaf các tác hại
gây ra cho môi trường.
- Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường:
đưa vấn đề bảo vệ môi trường gần gũi, gắn kết với từng hành vi của chủ thể
trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, sinh hoạt.
Thực hiện tốt chủ trương lồng ghép đất đai và môi trường là giải pháp quan
trọng để đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững trong mọi ngành mọi lĩnh vực
của nền kinh tế cũng như toàn xã hội.
Tuy nhiên thực hiện lồng ghép đất đai vào môi trường cũnh đặt ra rất nhiều
thách thức đối với công tác quản lý nhà nước. Muốn lồng ghép hiệu quả thì
phải thực hiện cho được những vấn đề sau :
- Loại quyết định nào liên quan đến đất đai cần được lồng ghép
- Yêu cầu bảo vệ môi trường cần được lồng ghép là các yêu cầu nào? Yêu
cầu ấy có quan hệ như thế nào với các quyết định liên quan tới đất đai.

Nguyễn Thị Thu

10


Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

- Qui trình thực hiện việc lồng ghép ra sao (trình tự, thủ tục tiến hành,trách
nhiệm các bên liên quan)
- Lồng ghép có thể dẫn tới việc người ra quyết định phải chịu nhiều ràng
buộc hơn trong việc ra quyết định của mình, vì thế quá trình ra quyết định
khó khăn, phức tạp và tốn kém hơn.
- Lồng ghép có thể dẫn tới người sử dụng đất phải thực hiện nhiều thủ tục
hơn, phải đáp ứng nhiều yêu cầu hơn so với bình thường, vì vậy người sử
dụng đất có thể cảm thấy khó chịu với việc lồng ghép này.
2. Nội dung lồng ghép đất đai và môi trường
Lồng ghép về mặt kĩ thuật bao gồm :
- Xác định các mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các
quy hoạch kế hoạch ngành có tác động tới môi trường.
- Xác định các vấn đề môi trường, xu thế diễn biến môi trường, điểm
nóng môi trường của khu vực wuy hoạch. Đây sẽ là yếu tố được đưa
vào phần dữ liệu hiện trạng cải quá trình lập quy hoạch.
- Xác định các biện pháp lập quy hoạch giúp giải quyết một số vấn đề
môi trường.
- Lựa chọn tiêu chuẩn môi trướng sẽ được sử dụng dể đánh giá tác động
môi trường của các phương án quy hoạch
- Mô tả chi tiết các tác động về mặt môi trường của các phương án quy
hoạch chính.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho bảo vệ môi trường cho kì quy hoạch
3. Các bước của quy trình lồng ghép :
Bước 1 : Xác định bối cảnh và mục đích của quy hoạch

- Xác định cách tiếp cận và thiết lập tổ chức cho QHSDĐ
- Xem xét các chỉ tiêu kinh tế xã hội có ảnh hưởng tới quy hoạch và
môi trường
Nguyễn Thị Thu

11

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

- Thu thập và xem xét quy hoạch của các ngành khác trong khu vực
- Xác định mục tiêu cho quy hoạch sử dụng đất
- Lựa chọn các chỉ số cơ bản sẽ dùng để đánh giá các phương án quy
hoạch
Bước 2 : Điều tra và thu thập các dữ liệu nền cần thiết, phân tích xu thế
- Xác định các vấn đề cơ bản về đất đai và môi trường
- Phân tích tác động của các hình thức sử dụng đất đối với môi trường
- Phân tích các bên liên quan
- Thu thập dữ liệu nền
- Đánh giá xu thế sử dụng đất và xu thế môi trường.
Bước 3 : Đánh giá tiềm năng đất đai và xây dựng các phương án quy hoạch
- Đánh giá tiềm năng đất đai trong mối quan hệ với các xu thế sử dụng
đất đai trong tương lai
- Phân tích khả năng cải thiện môi trường thông qua QHSDĐ
- Xác định hướng quy hoạch thông qua các chỉ tiêu về môi trường, tiêu
chí các yêu cầu bảo vệ môi trường
- Xây dựng kịch bản
- Xây dựng phương án quy hoạch cho từng kịch bản

Bước 4 : Thẩm định các phương án và lựa chọn phương án tối ưu
- Phân tích và so sánh các tác động về mặt kinh tế xã hội và môi trường
của các phương án quy hoạch
- Lấy các ý kiến liên quan và các cơ quan quản lý về các phương án quy
hoạch
- Lựa chọn phương án thích hợp nhất để cụ thể hóa
Bước 5: Xây dựng quy hoạch và lập báo cáo môi trường liên quan
- Xây dựng bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử
dụng đất triển khai
Nguyễn Thị Thu

12

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

- Đề xuất biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường
- Đề xuất quy hoạch
- Xây dựng báo cáo đánh giá môi trường
- Lấy ý kiến quy hoạch được đề xuất
Bước 6 : Phê duyệt
- Phê duyệt quy hoạch đề xuất và báo cáo đánh giá môi trường
- Kết luận cuối cùng của UBND huyện về quy hoạch có lồng ghép
Bước 7 : Thực hiện và giám sát
- Công khai quy hoạch
- Giám sát việc thực hiện quy hoạch
4.Những nội dung lồng ghép cụ thể
4.1 Lồng ghép vào quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về

bảo vệ môi trường
a. Yêu cầu về nội dung
-Trong các văn bản quy phạm pháp luật phải có các quy định về bảo vệ môi
trường đất
- Trong các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải chú ý đến mục tiêu môi
trường
- Các quyết định liên quan đến việc sử dụng đất đai phải đảm bảo yêu cầu
phát triển bền vững.
b.Yêu cầu về quá trình xây dựng
- Phải tham khảo ý kiến của cộng đồng trong quá trình ra quyết định
- Phải có sự phân tích đánh giá về khả năng tác động của các văn bản pháp
luật về bảo vệ môi trường.
- Phải có ý kiến đánh giá, bình luận về mặt môi trường của các chuyên gia
có kinh nghiệm hoặc các cơ quan chuyên trách.
4.2 Lồng ghép vào quyết định điều tra cơ bản về đất đai
Nguyễn Thị Thu

13

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

- Đối với hoạt động điều tra cơ bản về đất đai ngoài điều tra các thông số cơ
bản về chất đất, cơ cấu sử dụng đất, thổ nhưởng, thành phần đất cần có sự
điều tra về hiện trạng môi trường đất, tình trạng môi trường đất trên khu vực
điều tra
- Xây dựng bản đồ đất đai : nên có sự lồng ghép bản đồ hiện trạng môi
trường vào bản đồ đất đai từ để có một cái nhìn tổng quan.

4.3 Lồng ghép vào quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quy hoạch sử dụng đất
+ Nội dung quy hoạch
• Phải có mục tiêu bảo vệ môi trường đất và môi trường tại khu vực
đó
• Phải có nội dung về việc sử dụng đất cho mục đích xây dựng cơ sở
hạ tầng bảo vệ môi trường.
+ Về quy trình
* Phải lập báo cáo tác động môi trường chiến lược
* Phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư vào quy hoạch
* Phải có ý kiến của các nhà chuyên môn và các chuyên gia về tác động của
quy hoạch tới môi trường.
- Kế hoạch sử dụng đất
+ Nội dung kế hoạch
4.4 Lồng ghép vào quyết định giao đất cho thuê đất
Giao đất, cho thuê đất và cho phép nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp
cho các cá nhân hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở cần
lồng ghép các vấn đề sau đây :
- Người được giao đất phải làm cam kết bảo vệ môi trường đất được
giao, cho thuê, đặc biệt không được sử dụng các hóa chất độc hại làm

Nguyễn Thị Thu

14

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục


ô nhiễm đất ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng khai thác đất
được giao.
- Các thông số về môi trường đất cần được báo cho người cho thuê đất
và giao đất.
Giao đất và cho thuê đất phục vụ các dự án sản xuất kinh doanh nên lồng
ghép các vấn đề sau đây :
- Phải đảm bảo đúng quy định về đánh giá tác động môi trường
- Quá trình đánh giá tác động môi trường cần phải có sự tham gia của
cộng đồng
- Chủ dự án phải làm các cam kết bảo vệ môi trường trong quá trình
thực hiện dự án
- Cộng đồng được phép giám sát việc tuân thủ nghĩa vụ bảo vệ môi
trường của chủ dự án.
4.5 Lồng ghép vào các quyết định thu hồi đất và quyết định xử phạt vi phạm
liên quan đến việc sử dụng đất
- Quyết định thu hồi đất nên lồng ghép các vấn đề sau : bổ sung quy định về
cơ sở để thu hồi đất trong luật đất đai:
Người sử dụng đất có hành vi làm ô nhiễm đất vi phạm nghĩa vụ bảo vệ
môi trường trong quá trình sử dụng đất tùy theo mức độ mà bị xử phạt vi
phạm hành chính.
- Quyết định xử phạt liên quan tới đất : Bổ sung các quyết định về xử
phạt vi phạm do gây ô nhiễm đất vi phạm nghĩa vụ bảo vệ môi trường
vào luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4.6 Lồng ghép trong hoạt động truyền thông pháp luật về đất đai
Trong hoạt động truyền thông về đất đai cần có sự lồng ghép các nội dung
yêu cầu về bảo vệ môi trường để người dân có thể hiểu được quyền và nghĩa
vụ của họ liên quan đến đất đai và quá trình sử dụng đất. Trên các phương
Nguyễn Thị Thu

15


Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

tiện thông tin đại chúng cần có các nội dung về môi trường đề người dân có
thể hiểu được sự cần thiết về bảo vệ môi trường. Có thể đưa môi trường vào
trong trường học để học sinh có thể tiếp thu và nhận thức về môi trường từ
đó có ý thức bảo vệ môi trường.
5. Đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược với vấn
đề lồng ghép đất đai và môi trường.
Trong các quy định về đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác
động môi trường bao hàm các biểu hiện của chính sách lồng ghép đất đai và
môi trường. Đánh giá tác động môi trường chính là quá trình lồng ghép các
vấn đề về môi trường trong quy hoạch và xây dưng, được tiến hành trước
khi một dự án kinh tế xã hội được thực hiện. Chủ dự án phải có cam kết bảo
vệ môi trường trong các giai đoạn của dự án trước khi tiến hành dự án, trong
quá trình thực hiện dự án và sau khi dự án hoàn thành. Các quyết định liên
quan đến dự án đầu tư, kinh doanh, dịch vụ đều liên quan đến các quyết định
về đất đai nên sự lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường vào quá trình ra
quyết định cũng chính là lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi trường vào trong
quy hoạch và sử dụng đất.
Đánh giá môi trường chiến lược là việc lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi
trường vào quá trình xây dựng và ra quyết định thực hiện các kế hoạch quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội. Qua việc đánh giá môi trường chiến lược
người lập kế hoạch quy hoạch phải tuân thủ các yêu cầu bảo vệ môi trường
trong quá trình ra quyết định của mình. Hầu hết các hoạt động xây dựng, quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội đều liên quan đến đất đai do vậy thực hiện
đánh giá môi trường chiến lược cũng là thực hiện việc lồng ghép các vấn đề

bảo vệ môi trường trong quá trình quy hoạch và sử dụng đất.
Việc lồng ghép môi trường vào quy hoạch và sử dụng đất có nhiều hình
thức biểu hiện cụ thể chứ không phải chỉ là đánh giá tác động môi trường và
Nguyễn Thị Thu

16

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

đánh giá tác động môi trường chiến lược mà còn lồng ghép vào các quyết
định liên quan tới đất đai như cho thuê đất và giao đất, quyết định thu hồi đất
6. Cơ sở cho việc lồng ghép đất đai và môi trường
6.1 Cơ sở khoa học
Xuất phát từ mối quan hệ giữa đất đai và môi trường. Đất là thành phần của
môi trường vừa là đầu vào của nhiều quá trình sản xuất mà có khả năng gây
tác động xấu tới môi trường. Lồng ghép đất đai vào môi trường xuất phát từ
hiện trạng sử dụng đất không theo đúng tiêu chuẩn, yêu cầu bảo vệ môi
trường đã gây ô nhiễm môi trường đất : sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất
nông nghiệp, thải các chất độc hại không qua xử lý vào môi trường đất,…
- Ô nhiễm môi trường đất : Ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học không
đúng kĩ thuật, dư thừa đạm và lân gán tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các
loại phân vô cơ thuộc nhóm supephotphat, KCl, K2SO4 có tính axit làm chua
đất, xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất làm giảm tính sinh hoạt của
đất và giảm năng suất cây trồng
Ô nhiễm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật : Lượng hóa chất tồn dư trong
đất gây độc hại cho các sinh vật trong đất và gây ô nhiễm môi trường
đất.Lượng hóa chất tồn dư này có ảnh hưởng lâu dài đến môi trường đất.

Theo các kết quả nghiên cứu thì hiện nay hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật
trong đất trung bình từ 0,5 – 1kg/ha/năm, ở nhiều nơi phát hiện lượng tồn dư
thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
Ô nhiễm môi trường đất do chất thải công nghiệp : Trong chất thải công
nghiệp có hàm lượng các kim loại nặng như asen, Cd, Cr cao thì ảnh hưởng
đến môi trường đất gây ô nhiễm đất.
- Suy thoái đất : Ở đây chủ yếu là quá trình xói mòn và rửa trôi đất, suy thóa
hóa học, đất mất chất dinh dưỡng trở nên nghèo nàn và bạc màu, cằn cỗi
không thể canh tác trồng trọt được. Hiện tượng đất bị chua, có nhiều độc tố
Nguyễn Thị Thu

17

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

gây ảnh hưởng cho cây trồng. Hiện nay còn xuất hiện hiện tượng hoang mạc
hóa đất không thể sử dụng được nữa.
Suy thoái đất dẫn đến giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm đa dạng
sinh học. Suy thoái đất còn dẫn đến quá trình xói mòn và rửa trôi đất diễn ra
nhanh hơn. Sự tích tụ các chất độc hại, kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng
khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe con
người.
Vì vậy trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai phải chú ý tới mối quan
hệ hài hòa giữa kinh tế và môi trường đảm bảo phát triển bền vững. Muốn
phát triển bền vững thì phải đảm bảo được mục tiêu phát triển kinh tế và
mục tiêu về môi trường, xã hội. Trong những tài nguyên mà con người sử
dụng bao gồm có cả đất, nước, những sinh vật gắn liền với đất. Việc sử dụng

các tài nguyên đó không được dẫn đến sự suy thoái hay phá hoại tài nguyên
đất vì sự tồn tại của loài người có quan hệ mật thiết với việc duy trì khả năng
sản xuất của chúng. Do vậy để giải quyết các vấn đề trên cần lồng ghép môi
trường vào các quy hoạch sử dụng đất và vấn đề này phải đưa vào trong
pháp luật.
Hiện nay quá trình đô thị hóa ngày càng nhiều nên việc chuyển đổi mục
đích sử dụng đất không thể tránh khỏi. Ngày càng nhiều diện tích đất bị thu
hồi để quy hoạch nếu không có biện pháp sử dụng hợp lý thì sẽ dẫn tới ô
nhiễm môi trường đất, suy thoái đất. Do vậy các biện pháp bảo vệ môi
trường đất và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này là rất cần thiết.
6.2 Cơ sở chính trị
Phát triển kinh tế thì tất yếu dẫn tới các vấn đề về môi trường. Nhiều khi
phát triển kinh tế phải đánh đổi bằng ô nhiễm môi trường. Hướng tới việc
phát triển bền vững nên vấn đề môi trường hiện nay trở thành mối quan tâm
chính trị được đưa ra xem xét một cách cụ thể. Quá trình hội nhập kinh tế
Nguyễn Thị Thu

18

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

quốc tế làm cho môi trường ngày càng được các nước quan tâm hơn nhất là
các quốc gia phát triển. Việt nam hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường
đang là một trong những bức xúc gây nhiều tranh cãi như vụ công ty Vedan
xả thải không qua xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng sông Thị Vải đang là vấn
đề nóng trong mấy năm nay. Ô nhiễm nhiều nơi gây ra nhiều vụ kiện trong
công chúng. Đảng và nhà nước đã có những chính sách cụ thể về bảo vệ môi

trường như :
- Chỉ thị số 36- CT/TW ngày 25/06/1998 của bộ chính trị ban chấp
hành trung ương khóa VIII về tăng cường công tác bảo vệ môi trường
trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã xác định mục
tiêu cần đạt được trong công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững là : Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phục hồi và cải thiện môi
trường của những nơi những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng
sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công
nghiệp, khu đô thị và nông thôn góp phần phát triển kinh tế nâng cao
đời sống của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2000 phải đạt các mục tiêu
mà đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra.
- Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng tiếp tục đề ra
tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa từng bước cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường. Phát triển kinh tế nhanh
có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Nghị quyết 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của bộ chính trị ban chấp
hành trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam về bảo vệ môi trường
trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã chỉ rõ bảo vệ
môi trường vừa là mục tiêu vừa là một trong những nội dung cơ bản
Nguyễn Thị Thu

19

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục


của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng ngành từng địa
phương. Khắc phục tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế xã hội
mà coi nhẹ bảo vệ môi trường.
- Ngày 22/02/2005 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số
34/2005/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động của chính phủ
thực hiện nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/1004 của Bộ Chính
trị về bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc
gia 2001 đến 2010 và Kế hoạch hành động môi trường quốc gia 20012005 khẳng định quan điểm : “Công tác bảo vệ môi trường là sự
nghiệp của toàn đảng toàn dân; là nội dung cơ bản không thể tách rời
trong đường lối chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
các cấp, các ngành…”
- Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục
khẳng định : coi trọng việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ
môi trường trong mọi hoạt động kinh tế xã hội, xử lý tốt mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế đo thị hóa với bảo vệ môi trường đảm bảo phát
triển bền vững.
Trong các chủ trương chung về bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế,
trong các văn kiện của Đảng cũng đề cập tới vấn đề lồng ghép môi trường và
đất đai. Văn kiện hội nghị lần thứ 7 BCHTW khóa IX khẳng định: Khai thác
sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, phát huy tối đa tiềm
năng tiềm lực về đất; đầu tư mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và bảo
vệ đất canh tác nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và môi trường sinh
thái theo quy hoạch và kế hoạch của nhà nước.

Nguyễn Thị Thu

20


Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Việc lồng ghép đất đai và môi trường được đưa vào trong các văn kiện
của Đảng, chủ trương đường lối của Đảng. Đây chính là cơ cở chính trị quan
trọng trong việc lồng ghép đất đai và môi trường ở Việt Nam hiện nay.
6.3 Cơ sở pháp lý
Trong các văn bản quy phạm pháp luật vấn đề lồng ghép đất đai và môi
trường đã bắt đầu được thể chế hóa. Ngay từ khi luật bảo vệ môi trường ra
đời vào 1993 đã yêu cầu phải đánh giá tác động môi trường trước khi tiến
hành dự án. Cũng có nghĩa là các dự án đầu tư có sử dụng đất đai cũng phải
làm thủ tục đánh giá tác động môi trường. Do vậy các yêu cầu về bảo vệ môi
trường được chấp hành nagy từ giai đoạn thi công xây dựng dự án cho đến
giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động.
Luật đất đai 2003 cũng đã có quy định bước đầu tạo cơ sở pháp lý cho
việc lồng ghép đất đai và môi trường ví dụ như điều 11 nêu rõ việc sử dụng
đất đai đảm bảo các nguyên tắc sau đây : tiết kiệm có hiệu quả, bảo vệ môi
trường và không làm ảnh hưởng đến lợi ích của những người sử dụng đất
xung quanh.
Vấn đề phát triển bền vững được nêu rõ trong luật bảo vệ môi trường 2005:
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt
chẽ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi
trường. Luật bảo vệ môi trường 2005 đã có nhiều nội dung cụ thể theo
hướng bảo vệ môi trường như bảo vệ môi trường trong phát triển nông, lâm,
thủy sản, bảo vệ môi trường trong các làng nghề, bảo vệ môi trường trong
các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực sản
xuất kinh doanh. Vấn đề môi trường được quan tâm nhiều hơn.

7. Nhận diện các vấn đề cần có sự lồng ghép

Nguyễn Thị Thu

21

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Lồng ghép đất đai và môi trường là lồng ghép các yêu cầu bảo vệ môi
trường vào các quyết định liên quan tới đất đai. Sự lồng ghép này phải đảm
bảo yêu cầu về mặt quy trình, nội dung và trình tự thực hiện. Tùy vào các
loại quyết định liên quan tới đất đai mà có sự lồng ghép cụ thể về mặt môi
trường. Mỗi loại quyết định thì có một sự lồng ghép khác nhau. Các loại
quyết định liên quan đến đất đai của nhà nước có thể bao gồm các quyết
định ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đất đai hoặc các quyết định áp
dụng pháp luật đất đai. Trên thực tế chính các văn bản quy phạm pháp luật
về đất đai là cơ sở pháp lý chi phối việc lồng ghép đất đai và môi trường.
Nếu cơ sở về việc lồng ghép các vấn đề đất đai và môi trường chưa hoàn
thiện và có nhiều thiếu sót thì việc lồng ghép rất khó đảm bảo hiệu quả trong
thực tế. Vì vậy chúng ta phải xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ về các
vấn đề liên quan tới đất đai và môi trường.
Hầu hết các quyết định áp dụng pháp luật đất đai đều là các quyết định của
nhà nước. Các loại quyết định này bao gồm :
- Quyết định lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy
hoạch sử dụng đất
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển đổi mục đích
sử dụng đất.

- Quyết định tài chính về đất đai
- Quyết định tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo vi phạm
trong quản lý sử dụng đất đai.
- Quyết định thống kê và kiểm kê đất đai
Các loại quyết định của người sử dụng đất :
- Quyết định sử dụng đất vào các loại hoạt động sản xuất kinh doanh ,
dịch vụ
- Quyết định nhượng quyền sử dụng đất
Nguyễn Thị Thu

22

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

- Quyết định xây dựng nhà ở trồng trọt.
Hầu hết các quyết định kể trên đều có thể lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi
trường vào được. Mức độ lồng ghép vào các loại quyết định là khác nhau do
ý nghĩa sinh thái của từng loại quyết định là khác nhau. Nếu lồng ghép các
vấn đề về môi trường trong các quyết định trên thì việc quy hoạch và sử
dụng đất có thể hướng tới phát triển bền vững.
Các loại quyết định sau có liên quan tới sử dụng đất nên có sự lồng ghép:
- Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới đất đai
- Các quyết định có sự quản lý của nhà nước cụ thể như quyết định điều
tra cơ bản về đất đai, quyết định lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất,
quyết định giao và cho thuê đất, quyết định xử lý vi phạm đối với
người sử dụng đất
Chương II. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng quy hoạch sử

dụng đất ở huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai
I.

Tổng quan về đặc điểm tự nhiên tình hình kinh tế xã hội của huyện

Nhơn Trạch
1.

Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện Nhơn Trạch

1.1. Vị trí địa lý
Huyện Nhơn Trạch là huyện được tách ra từ huyện Long Thành theo Nghị
định số 51/CP ngày 23/6/1994 của Chính phủ, huyện nằm ở phía Tây Nam
của tỉnh Đồng Nai, có tọa độ địa lý từ 106045’16” - 107001’55” Kinh độ
Đông và 10031’33” - 10046’59” Vĩ độ Bắc, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc : giáp TP.Hồ Chí Minh và huyện Long Thành.
- Phía Nam : giáp TP.Hồ Chí Minh.
- Phía Đông : giáp huyện Long Thành và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Phía Tây : giáp TP.Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Thu

23

Lớp Kinh tế môi trường 47


Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Huyện Nhơn Trạch có các tuyến giao thông quan trọng của vùng và là đầu
mối giao thông vào thành phố Hồ Chí Minh nên có lợi thế lớn về phát triển

công nghiệp, dịch vụ và du lịch
1.2 Địa hình thổ nhưỡng
Là huyện thuộc vùng đồng bằng Nam Bộ, có địa hình tương đối bằng phẳng.
Mang tính chất của vùng đồng bằng ven biển, thường xuyên chịu ảnh hưởng
của chế độ bán nhật triều, có nền địa chất tương đối vững chắc bằng phẳng
rất thuận tiện cho việc xây dựng.
Diện tích tự nhiên của huyện Nhơn Trạch 41.083,68 ha chiếm 6,96% diện
tích tự nhiên của tỉnh trong đó :
- Đất nông nghiệp : 27.364,30 ha chiếm 66,61% tổng diện tích.
- Đất phi nông nghiệp : 13.662,38 ha chiếm 33,26% tổng diện tích, trong đó
phân ra:
+ Đất ở : 1.962,91 ha.
+ Đất chuyên dùng : 4.702,42 ha.
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng : 49,49 ha.
+ Đất nghĩa địa : 76,31 ha.
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng : 6.871,25 ha.
- Đất chưa sử dụng : 57,01 ha chiếm 0,14%
1.3 Đặc điểm khí hậu thời tiết
Có chế độ gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt cao đều quanh năm,nhiệt độ
trung bình() lượng mưa trung bình và phân hóa theo mùa, là điều kiện thuận
lợi để phát triển nông nghiệp
1.4 Đặc điểm nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Thủy văn và nguồn nước : có nhiều sông lớn bao bọc gồm : sông Đồng
Nai, sông Nhà Bè, sông Long Tàu, sông Thị Vải,…Hầu hết các con sông
này đều thông với nhau và chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, bị
Nguyễn Thị Thu

24

Lớp Kinh tế môi trường 47



Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

nhiễm mặn nên có phần hạn chế trong việc cung cấp nước cho sản xuất và
sinh hoạt. Với hệ thống sông khá dày đặc như vậy là điều kiện thuận lợi để
phát triển giao thông đường thủy
Thuộc nhánh các con sông như sông Đồng Nai, sông Thị Vải, nên nguồn tài
nguyên nước khá phong phú nhưng hiện nay các con sông này đang bị ô
nhiễm nên ảnh hưởng đến đời sống của người dân sống xung quanh khu vực
này.
- Tài nguyên rừng : diện tích đất có rừng hiện có 6.235 ha là rừng trồng làm
nguyên liệu giấy( bạch đàn, keo, …) ở trên cạn và các loại cây tràm, đước ở
vùng ngập mặn. Đặc biệt có rừng Sát nổi tiếng và rừng ngập mặn ở Nhơn
Trạch không chỉ có giá trị về môi trường mà còn là điểm tham quan du lịch
hấp dẫn du khách. Huyện có diện tích rừng ngập mặn khá lớn, có nhiều loại
tôm cua, động thực vật sinh sống trong hệ sinh thái ngập mặn đó
- Tài nguyên khoáng sản : Có nguồn tài nguyên cát phong phú thuận lợi cho
ngành xây dựng và đáp ứng không chỉ nhu cầu trong huyện mà còn cho các
vùng xung quanh . Cát là nguyên liệu cho ngành gốm sứ, thủy tinh.
Ở đây chủ yếu là cát xây dựng phân bố ở các xã ven sông như : Long Tân,
Phước An, Phú Hữu, Phước Khánh, …Trữ lượng cát tương đối lớn nhưng do
nguồn cát bị nhiễm bẩn do môi trường các con sông bị ô nhiễm và nhiễm
mặn nên chủ yếu dùng để san lấp mặt bằng. Ngoài ra còn có quặng Laterit
Hang Nai cũng được khai thác ở diện tích nhỏ chủ yếu dùng để san lấp mặt
bằng.
- Tài nguyên đất : có 4 nhóm đất chính phân bố tập trung
nhóm đất phù sa : 19.729,69 ha phân bố ở vùng thấp phía Bắc, phía Đông và
phía Nam huyện, chủ yếu là trồng rừng ngập mặn và một phần trồng lúa.
Nhóm đất gley phèn 1.137,51 ha phân bố ven chân đồi xã Vĩnh Thanh và

Hợp Phước, đây là vùng sản xuất lúa năng suất cao hầu hết cấy lúa 2 vụ/
Nguyễn Thị Thu

25

Lớp Kinh tế môi trường 47


×