Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập,
chủ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an
toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một
môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh mang tính nhân văn cao.
Đồng thời pháp luật hình sự góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở
cho tiến trình đổi mới và sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và
mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh.
Tuy nhiên hiện nay ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới, tội
phạm là vấn đề bức thiết nhất gây nhiều thiệt hại cho xã hội mà hậu quả để lại
không thể thống kê một cách chính xác được, cũng theo đà phát triển của xã hội,
tội phạm ngày càng phát triển theo chiều hướng phức tạp và tinh vi hơn. Nên nó
đòi hỏi cơ quan chức năng cần phải có biện pháp phù hợp để có thể đấu tranh và
phòng chống tội phạm một cách có hiệu quả. Chính sự yêu cầu đòi hỏi ấy mà bộ
luật hình sự nước ta ban hành năm 1985 đến nay đã qua nhiều lần sửa đổi bổ
sung nhưng nhìn chung vẫn có một số Điều luật vẫn chưa được giải thích một
cách đầu đủ và trọn vẹn, trong đó có Điều 104 định về tội “Cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác”, dẫn đến việc áp dụng điều luật
chưa thống nhất và còn nhiều vướng mắc trong công tác thực thi và áp dụng,
Trong khi đó tình hình tội phạm xâm hại sức khoẻ, danh dự con người có chiều
hướng gia tăng. thực tế áp dụng Điều 104 BLHS vào hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử còn nhiều sai sót và chưa được thống nhất trong cả nước. Ở một số địa
phương các Toà án vận dụng luật vào công tác xét xử có không ít những sai lầm
trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với người phạm tội . Để
tránh được sai sót trên tôi cho rằng cần có những công trình nghiên cứu làm
sáng tỏ thêm các vấn để có liên quan đến tội phạm được quy định tại Điều 104
BLHS từ đó làm cơ sở cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, nói chung cũng như
hoạt động xét xử đối với các vụ án cố ý gây thương tích nói riêng. Vì lý do trên
mà tôi chọn đề tài này để làm sáng tỏ hơn về tội “Cố ý gây thương tích”.
Bố cụ đề tài gồm 3 phần:
Phần I. phần mở đầu.
Phần II. Phần nội dung (Gồm 3 chương)
Chương I. Cơ sở lý luận của đề tài
Chương II. Vài nét về về toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam và thực trạng
của tội cố ý gây thương tích tại toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam.
Chương III. những biện pháp kiến nghị và ưu khuyết điểm của tội “Cố ý
gây thương tích”
Phần III. Phần kết luận.
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.
I. KHÁI NIỆM:
Trong quá trình phát triển của luật hình sự Việt Nam, các đạo luật hình sự
luôn luôn được chú ý hoàn thiện về mặt nội dung cũng như hình thức. Bởi vì
chính các đạo luật này giữ một vị trí hết sức quan trọng trong đấu tranh chống và
phòng ngừa tội phạm. Đạo luật hình sự là cơ sở pháp lý quan trọng để nhà nước
áp dụng trừng trị cải tạo, giáo dục người phạm tội, vì vậy tại điều 8 BLHS đã
định nghĩa về tội phạm là: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách
cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ
Quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an
ninh trật tự an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp
pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật
Xã hội chủ nghĩa”.
Từ định nghĩa trên ta rút ra khái niệm của Tội cố ý gây thương tích là :
“Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác là hành vi
cố ý gây tổn hại cho sức khoẻ người khác dưới dạng thương tích hoặc tổn
thương khác”. Tội này được quy định tại Điều 104 BLHS năm 1999.
Trong tình hình kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, sự gia tăng tội phạm
nói chung, đặc biệt là các tội phạm xâm phạm tính mạng sức khoẻ, nhân phẩm
con người. Tội phạm ngày càng gia tăng cả về số lượng, tính chất nguy hiểm
hơn, thủ đoạn phạm tội tinh vi, xảo quyệt. Đối tượng phạm tội đủ các thành
phần: già, trẻ, trai, gái,... đáng chú ý nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên phạm tội
chiếm tỷ lệ cao, trong đó có cả các em học sinh chưa đến tuổi vị thành niên cũng
có những hành vi vi phạm vào nhóm tội này. Trong nhóm tội đó thì cố ý gây
thương tích là một tội có tính nguy hiểm cao cho xã hội vì nó không những xâm
phạm trực tiếp đến sức khoẻ của con người mà còn ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
II. CÁC YẾU TỐ THÀNH TỘI PHẠM “ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG
TÍCH”.
Việc đi nghiên cứu dấu hiệu pháp lý của tội phạm chính là sự nghiên cứu
đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm trong Bộ luật hình sự.
- Khách thể của tội phạm.
- Mặt chủ quan của tội phạm.
- Mặt chủ thể của tội phạm.
- Mặt khách quan của tội phạm.
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
Trong áp dụng luật hình sự, định tội đúng là cơ sở cho việc truy cứu trách
nhiệm hình sự và là cơ sở đảm bảo cho quyết định hình phạt phù hợp. Để định
tội cho một hành vi cụ thể phạm tội gì, người áp dụng phải dựa vào khuôn mẫu
pháp lý là cấu thành tội phạm để thiết lập sự phù hợp giữa hành vi và cấu thành
tội phạm. Điều này có nghĩa là hành vi phải thoả mãn hết cách dấu hiệu của cấu
thành tội phạm mới đủ để kết luận về tội phạm tương ứng. Nếu thiếu bất cứ
yếu tố của cấu thành tội phạm đang xem xét thì không đủ căn cứ để kết luận tội.
Vì vậy có thể nói cấu thành tội phạm là căn cứ duy nhất để định tội.
1. Khách thể của tội phạm.
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và
bị tội phạm xâm hại.
Pháp luật bảo vệ quyền được sống của con người, bảo vệ quyền bất khả
xâm phạm thân thể, khách thể được pháp luật bảo vệ trong quan hệ nhân thân
này là tính mạng , sức khoẻ của con người khỏi hành vi tác động ngoại lực hoặc
bất kỳ hình thức nào làm cho người đó yếu hoặc gây nên những tổn thương ở
các bộ phận trong cơ thể, gây bệnh tật, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình
thường của người đó. Nó làm tổn hại đến khả năng suy nghĩ, học tập, lao động
sáng tạo của nạn nhân. Cũng giống như tính mạng, sức khoẻ con người được xác
định khi người đó đang sống, đang tồn tại. Bộ luật hình sự năm 1999 qui định
từng nhóm tội xâm phạm khách thể của Luật hình sự. Vì vậy ta có thể xếp tội cố
ý gây thương tích vào những tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của mọi công
dân, như vậy khách thể trực tiếp của tội này là một con người cụ thể đang sống,
đang tồn tại theo quy luật của tự nhiên. Khách thể là quyền được tôn trọng,
quyền được bảo vệ về sức khoẻ, đối tượng cụ thể là con người đang sống đang
tồn tại trong thế giới khách quan, thực hiện bằng hành động hoặc không hành
động, hậu quả gây thương tích , gây thiệt hại về sức khoẻ con người. Vết thương
là dấu hiệu pháp lý thiệt hại về sức khoẻ là dấu hiệu bắt buộc của điều 104 Bộ
luật hình sự.
Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố không thể thiếu được
trong cấu thành tội phạm, tính mạng sức khoẻ là một trong những khách thể
được pháp luật hình sự bảo vệ, nó là cơ sở để xác định tội phạm của tội xâm
phạm tính mạng sức khoẻ của con người. Tội phạm để xác định khi khách thể đã
phản ánh đầy đủ trong cấu thành tội phạm, trường hợp một người gây cố tật nhẹ
cho bị hại thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, nhưng người bị hại
với tỷ lệ thương tật trên 45% thì phải truy cứu theo khoản 3 Điều 104 BLHS
năm 1999. Vì vậy khi xác định tội phạm, ta cần xem xét khách thể của tội phạm
đã phản ảnh đầy đủ trong cấu thành tội phạm hay chưa. Đối tượng cụ thể là con
người đang sống, đang tồn tại trong thế giới khách quan thực hiện bằng hành
động hoặc không hành động, hậu quả gây thương tích, gây thiệt hại về sức khoẻ
của con người vết thương là dấu hiệu pháp lý, thiệt hại về sức khoẻ là dấu hiệu
bắt buộc của điều 104 BLHS.
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
2. Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm là một thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt
khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, mặt chủ quan là hoạt
động tâm lý bên trong của người phạm tội. Với ý nghĩa là một mặt của hiện
tượng thống nhất, mặt chủ quan của tội phạm không tồn tại một cách độc lập mà
luôn gắn liền với mặt khách quan của tội phạm. Hoạt động tâm lý bên trong của
người phạm tội luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm.
Hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao gồm nhiều dấu hiệu
khác nhau. Những dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm chỉ bao gồm: lỗi,
động cơ và mục đích phạm tội. Trong luật hình sự dấu hiệu này lỗi cố ý hoặc vô
ý là dấu hiệu bắt buộc của bất kỳ cấu thành tội phạm nào; mục đích và động cơ
phạm tội được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong một số cấu thành tội phạm.
Ngoài ra, mục đích và động cơ phạm tội còn được quy định là tình tiết định
khung trong một số cấu thành tội phạm có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình
phạt. Từ đó chúng ta nói động cơ phạm tội ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm
của tội phạm thông qua mức độ lỗi, với ý nghĩa là động lực chủ quan gây thiệt
hại cho người khác. Như vậy đối với tội cố ý gây thương tích cho người khác,
mặc dù dấu hiệu động cơ và dấu hiệu mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc
trong mặt khách quan của tội phạm nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc
xác định tội danh để chúng ta khỏi bị nhầm lẫn giữa tội này với tội khác.
Dấu hiệu lỗi của tội phạm này được thể hiện ở ngay trên tội danh của nó
là “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác” theo
Điều 104 BLHS. Lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm, hoạt
động của con người là hoạt động có ý thức vì một biểu hiện của con người bằng
hành vi cụ thể bao giờ cũng là sự phản ánh trạng thái tâm lý bên trong dưới sự
điều khiển của tâm lý, ý chí và mong muốn đạt được mục đích nhất định. Căn cứ
để xác định lỗi của chủ thể tội phạm là dựa vào lý trí và ý chí của người phạm
tội được nêu ra tại khoản 1 điều 8 BLHS quy định “Tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có trách nhiệm hình sự
thực hiện một cố ý hoặc vô ý ...”
Tính mạng sức khoẻ của con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối
tượng hàng đầu được luật hình sự nói riêng cũng như pháp luật nói chung bảo
vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng sức khoẻ là quyền cơ bản
của con người vì vậy, tội cố ý gây thương tích thì chủ thể của tội phạm gây
thương tích với lỗi cố ý thì mối nguy hiểm càng cao. Do đó, pháp luật nước ta có
quy định chế tài đối với tội này là rất nghiêm khắc. Khung hình phạt nghiêm
khắc nhất của tội này là chung thân. Pháp luật chúng ta căn cứ vào lỗi của chủ
thể tội phạm mà quyết định những khung hình phạt của pháp luật hình sự Việt
Nam.
Dấu hiệu động cơ và dấu hiệu mục đích có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
vì các động cơ thúc đẩy thì người phạm tội mới hành động để thực hiện mục
đích và thoả mãn động cơ. Đối với tội cố ý gây thương tích cho người khác, mặt
dù dấu hiệu động cơ và dấu hiệu mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc trong
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
mặt khách qua của tội cố ý gây thương tích nhưng nó có ý nghĩa quan trọng
trọng việc xác định chính xác tội danh để các cơ quan tiến hành tố tụng khỏi bị
nhầm lẫn giữa tội này với một số tội khác như tội “Cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh”(Điều 105 BLHS).Do vậy, trong cấu thành tội phạm mặt chủ quan là một
trong bốn yếu tố cơ bản không thể thiếu trong cấu thành tội phạm, cũng giống
như hành vi trong mặt khách quan thì lỗi trong mặt chủ quan là yếu tố bắt buộc
và đây là cơ sở để xác định tội phạm hình sự. Vậy việc nghiên cứu, phân tích
xem xét các yếu tố cấu thành tội phạm nói chung và “Tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác” nói riêng nó mang một ý nghĩa
quan trọng và đặc biệt cần thiết bởi vì chúng là căn cứ pháp lý duy nhất để truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội khi họ thực hiện hành vi cố ý
gây thương tích. Tội phạm này thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm cũng
giống như hành vi trong mặt khách quan thì lỗi trong mặt chủ quan là yếu tố bắt
buộc và đây là cơ sở để xác định tội phạm hình sự. Đối với người phạm tội mặc
dù người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý do họ có một nhân
thân tốt thì có thể xem đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với họ
như trong trường hợp cha, mẹ của người phạm tội có công với cách mạng thì khi
có quyết định hình phạt thì sẽ được giảm hình phạt tù theo nhân thân của họ.
3. Chủ thể của tội phạm.
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm đến các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ.
Tội phạm có thể thực hiện bởi người nào có năng lực trách nhiệm hình sự
và đạt độ tuổi theo luật định. Theo Điều 12 BLHS thì tuổi chịu trách nhiệm hình
sự được quy định.
- Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm.
Theo quy định của pháp luật, người chịu trách nhiệm hình sự phải đến độ
tuổi nhất định, bởi lẽ người dưới 14 tuổi, trí tuệ chưa phát triển đầy đủ, chưa
nhận thức được hành vi nguy hiểm cho xã hội, chưa đánh giá được tác hại và
hậu quả của hành vi mình gây ra, thậm chí chưa có kinh nghiệm sống, dễ bị lôi
kéo kích động phạm tội.
Như vậy chủ thể của tội cố ý gây thương tích phải là người có đủ năng lực
trách nhiệm hình sự, tức là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người
phạm tội có khả năng nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi
do mình gây ra và họ hoàn toàn có đủ khả năng nhận thức được tính chất, mức
độ nguy hiểm của hành vi do mình gây ra, và họ hoàn toàn có đủ khả năng điều
khiển được hành vi đó.
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
Qua đó chúng ta có thể xác định được người có năng lực trách nhiệm hình
sự có phải là chủ thể của tội cố ý gây thương tích hay không, phải căn cứ vào độ
tuổi, khả năng nhận thức đối với hành vi gây thương tích mà họ thực hiện đó là:
- Tội phạm cố ý gây thương tích mà người từ 14 tuổi trở lên nhưng chưa
đủ 16 tuổi chỉ được áp dụng đối với khoản 3 khoản 4 Điều 104 BLHS.
- Tội cố ý gây thương tích mà người từ đủ 16 tuổi trở lên áp dụng đối với
tất cả các khoản của Điều 104 BLHS.
4. Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại ở thế
giới quan, mặt khách quan của tội phạm bao gồm các yếu tố: hành vi, nguy hiểm
cho xã hội mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, hậu quả nguy hiểm
cho xã hội. Tội cố ý gây thương tích là tội có cấu thành vật chất cho nên hậu quả
của tội này là sự thiệt hại về sức khoẻ cho người khác với tỷ lệ thương tật 11%
trở lên.
- Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích:
Hành vi của tội này là những hành vi có khả năng gây ra thương tích hoặc
tổn thương khác làm tổn hại đến sức khoẻ của con người. Những hành vi đó có
thể được thực hiện với công cụ, phương tiện phạm tội hoặc không có công cụ
phạm tội, phương tiện phạm tội hoặc có thể thông qua súc vật hay cơ thể người
khác. . .
- Hậu quả của tội cố ý gây thương tích:
Hậu quả mà CTTP tội này đòi hỏi là thương tích hoặc tổn thương khác
cho sức khoẻ ở mức độ có tỷ lệ thương tật là 11% trở lên (đến 30%) hoặc dưới
tỷ lệ đó nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây.
+ Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều
người, hung khí nguy hiểm có thể là dao, các loại lê, các loại súng, lựu đạn,
thuốc nổ, axít . . . thủ đoạn gây nguy hiểm cho nhiều người là thủ đoạn gây
thương tích hoặc tổn hại cho người khác có khả năng gây ra hậu quả đó không
chỉ cho một người mà cho nhiều người như thủ đoạn bỏ hoá chất gây ngộ độc
vào thức ăn chung của gia đình . . .
+ Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân:
Cố tật là những tật trên cơ thể nạn nhân do hành vi phạm tội gây ra mà
không thể khắc phục được.
+ Thực hiện hành vi nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều
người.
+ Thực hiện hành vi đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu,
ốm đau hoặc không có khả năng tự vệ.
+ Thực hiện hành vi đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy
giáo, cô giáo của mình.
+ Có tổ chức.
+ Thực hiện hành vi trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, hoặc đang
bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
+ Thuê người khác thực hiện hành vi hoặc thực hiện hành vi do được
thuê.
+ Có tính chất côn đồ hoặc tội phạm nguy hiểm.
+ Để cản trở người thi hành công cụ hoặc vì lý do công cụ của nạn nhân.
Như vậy những trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ có tỷ
lệ thương tật dưới 11% và không thuộc các trường hợp nêu trên là những trường
hợp chưa cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác.
- Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thương tích hoặc tổn
thương khác.
Quan hệ nhân quả giữa hành vì và hậu quả thương tích hoặc tổn thương
khác là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Khi đã xác định có hành vi gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ và có hậu quả thương tích hoặc hậu quả tổn
thương khác, đòi hỏi phải xác định hậu quả này là do chính hành vi đố gây ra.
Như vậy tội phạm thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
sức khoẻ của người khác là thể hiện ý thức mong muốn gây thương tích cho
người khác mặc dù họ không có ý thức mong muốn tước đạt tính mạng của
người khác . Đây là cơ sở để góp phần vào việc định tội chính xác giữa tội “Cố
ý gây thương tích” và tội “Giết người”. Đặc biệt là trong trường hợp giết người
chưa đạt hoặc cố ý gây thương tích Dẫn đến chết người.
Tóm lại, việc nghiên cứu xem xét phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm
nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng mang một ý nghĩa hết sức quan
trọng và cần thiết, là căn cứ duy nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội. Khi họ cần thiết là căn cứ duy nhất để truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với người phạm tội khi họ thực hiện hành vi cố ý gây thương tích .
Tội phạm này thoả mãn đủ các yếu tố cấu thành tội phạm đã được phân tích làm
rõ, giúp chúng ta định tội danh một cách chính xác không bỏ lọt tội phạm, không
làm oan người vô tội, đồng thời góp phần vào công tác điều tra phòng chống tội
phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng. Mặt khác việc đi nghiên
cứu rõ dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích là vấn đề không thể thiếu
trong hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp, góp phần nâng cao công tác xét
xử tội cố ý gây thương tích một cách có hiệu quả.
III. PHÂN BIỆT TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH (ĐIỀU 104) VÀ
TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN
KÍCH ĐỘNG MẠNH (ĐIỀU105):
Trong tội cố ý gây thương tích trong trạng thái là người bị kích động về
tinh thần, là người không có nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như: lúc bình
thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức, lúc đó họ mất khả năng tự chủ
và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
của mình. Trạng thái này chỉ xảy ra trong chốc lát , sau đó tinh thần của họ trở
lại bình thường. Còn tội cố ý gây thương tích thì hành vi của người phạm tội
nhận thức rõ hành vi của mình và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Tội cố ý
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
gây thương tích thì mức độ nguy hiểm cao hơn vì người phạm tội mong muốn
hoặc để mặc cho nạn nhân bị thương.
Để phân biệt giữa hai loại tội này chúng ta có thể nhìn vào mặt khách
quan để xác định trước khi nạn nhân bị thương thì nạn nhân có hành vi trái pháp
luật nghiêm trọng đối với tội phạm hay không và từ đó ta xác định thương tích,
ở tội cố ý gây thương tích thì tỷ lệ tương tích là 11% trở lên còn tội cố ý gây
thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là từ 30% trở lên mới bị
truy cứu trách nhiệm hình sự.
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
CHƯƠNG II. VÀI NÉT VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM VÀ THỰC TRẠNG XÉT XỬ TỘI
CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH
I. VÀI NÉT VỀ TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢN NAM.
Toà án Quảng Nam là một bộ phận cấu thành bộ máy của nhà nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Toà án nhân dân có một hệ thống, một cơ cấu
tổ chức nhất định, từ năm 1997 tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng chia tách tỉnh trở
thành hai đơn vị hành chính độc lập đó là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà
Nẵng, do vậy Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam được thành lập vào năm 1997
và Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng giống như các Toà án khác do luật
định và có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức là.
1. Chức năng.
Nói đến TAND cũng như các cơ quan nhà nước khác là xác định những
phương diện hoạt động của cơ quan nhà nước đó. Đối với TAND tỉnh có nhiều
hoạt động khác nhau, nhưng hoạt động chủ yếu là xét xử, phối hợp với các tổ
chức xã hội và các cơ quan Nhà nước khác trong việc tuyên truyền và bảo vệ
pháp luật, góp phần giáo dục nhân dân trung thành với Đảng và Nhà nước, chấp
hành nghiêm chỉnh về pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội
chủ nghĩa, ý thức đầu tranh phòng và chống tội phạm các vi phạm pháp luật
khác . . . Tuy nhiên hoạt động chủ yếu của Toà vẫn là hoạt động xét xử các vụ
án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình cũng như các vụ án khác, chính vì vậy
việc xét xử là chức năng duy nhất của TAND tỉnh Quảng Nam.
2. Nhiệm vụ và quyền lợi.
Tại điều 28 Luật tổ chức toà án nhân dân, Quốc Hội quy định nhiệm vụ,
quyền hạn, của toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là xét
xử phúc thẩm, sơ thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án theo quy định của
pháp luật.
Toà án nhân dân tỉnh Quảng nam xét xử sơ thẩm những vụ án không
thuộc thẩm quyền của các Toà án nhân dân cấp huyện, cấp tương đương hoặc
những vụ án không thuộc thẩm quyền của Toà án đó, nhưng Toà án nhân dân
cấp tỉnh lấy lên để xét xử theo qui định của pháp luật tố tụng (đó là các vụ án
liên quan đến người nước ngoài, các vụ án an ninh quốc gia, các vụ án có nhiều
trình tết phức tạp . . ) Thẩm quyền xét xử đối với các vụ án này được toà hình
sự, Toà dân sự, Toà kinh tế của TAND tỉnh Quảng Nam có quyền xét xử phúc
thẩm những bản án quyết định sơ thẩm của TAND cấp huyện và cấp tương
đương chưa có hiệu lực pháp luật nếu có kháng cáo, kháng nghị thì TAND tỉnh
lấy lên để xét xử. Toà hình sự và Toà dân sự có thẩm quyền xét xử phúc thẩm
các bản án đó. Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam còn có quyền xét xử .... và tái
thẩm thuộc thẩm quyền của uỷ ban thẩm phán TAND tỉnh Quảng Nam. Như vậy
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
nhiệm vụ chủ yếu của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng như các Tào án
nhân dân thuộc các tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương khác vẫn là xét xử các
bản án theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Tuy nhiên cùng với Toà án tối
cao, TAND tỉnh Quảng Nam còn có nhiệm vụ bảo đảm việc áp dụng thống nhất
pháp luật tại Toà án mình và các Toà án cấp dưới cũng như tổng kết kinh
nghiệm ở địa phương.
3. Cơ cấu tổ chức của toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam.
CHÁNH ÁN
CÁC PHÓ CHÁNH ÁN
TOÀ
HÌNH SỰ
TOÀ
DÂN SỰ.
TOÀ KINH
TẾ
- CHÁNH
TOÀ.
- PHÓ
CHÁNH
TOÀ
- THƯ KÝ
- CHÁNH
TOÀ.
- PHÓ
CHÁNH
TOÀ
- THƯ KÝ
-CHÁNH
TOÀ.
- PHÓ
CHÁNH
TOÀ
- THƯ KÝ
TOÀ
HÀNH
CHÍNH
-CHÁNH
TOÀ.
- PHÓ
CHÁNH
TOÀ
- THƯ KÝ
VĂN
PHÒNG
PHÒNG
TỔ CHỨC
CẢN BỘ
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
QUẢN
TRỊ
II. THỰC TRẠNG XÉT XỬ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH TẠI
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
1. Tình hình tội phạm của tội cố ý gây thương tích.
- Thực tế trong những năn gần đây, tình hình tội phạm ngày càng gia tăng.
Sự phát triển kinh tế Việt Nam và sự phát triển khoa học Kỹ thuật đã làm cho
đời sống con người ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó chính sự phát triển của
khoa học kỹ thuật và kinh tế cũng có những mặt trái của nó như làm cho tình
hình tội phạm diễn biến phức tạp. Tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phức
tạp, công cụ và phương tiện tội phạm ngày càng hiện đại hơn, các hành vi tội
xâm phạm trở nên tinh vi hơn, tội phạm được tổ chức chặt chẽ hơn nhiều. Đối
với các tội phạm tình trạng sức khoẻ của con người, tội phạm luôn thực hiện với
nhiều động cơ, mục đích khác nhau. Ngoài ra phương tiện kỹ thuật hiện đại
chính là nguồn nguy hiểm cao độ cho xã hội. Hơn thế nữa, tội phạm sử dụng các
công cụ phương tiện hiện đại để thực hiện hành vi phạm tội, gây ra những hậu
quả nghiêm trọng cho nạn nhân và xã hội. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện
nay tình hình tội phạm diễn biến phức tạp với chiều hướng gia tăng. Công cụ
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
mà những tội phạm dùng để thực hiện hành vi phạm tội có tính chất nguy hiểm
cho xã hội cao như: mã tấu, dao, rựa, aixt....thông thường hành vi tội phạm này
luôn mang tính chất côn đồ, phạm tội có tổ chức.
1.1 Tình hình tội phạm của tội “ cố ý gây thương tích” trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
Hiện nay, tình hình trật tự an toàn xã hội ngày cáng diễn biến phức tạp,
cùng với những diễn biến về tình hình tội phạm nói chung, các tội xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm nói riêng, mà trong đó đặc biệt là
tội cố ý gây thương tích phát sinh một cách đáng kể sự phát sinh đó được thể
hiện qua con số thống kê kết quả xét xử tại Toà án tỉnh Quảng Nam trong ba
năm liên tiếp từ năm 2005 đến năm 2007 bằng số liệu cụ thể.
Năm
Vụ
Vụ
Bị
Bị
cáo
Án
2005
2006
2007
Tổng
51
52
53
156
58
57
62
177
Án
treo
3
3 tháng
đến 3
năm 3
3 năm
đến 7
năm 7
6
7
11
24
31
36
32
99
18
12
14
44
7
15 năm đến
nămđến
tù chung
15 năm
thân
15
3
4
5
10
-
Nhìn chung tình hình tội phạm đang ngày càng tăng lên một cách rõ rệt,
địa bàn tỉnh Quảng Nam là một trong những tỉnh có biễn biến tình hình tội phạm
rất phức tạp.
Với số lượng trên một năm số vụ xâm phạm tính mạng, sức khoẻ danh dự,
nhân phẩm của người khác, mỗi năm cũng tăng lên trong đó rõ nhất là tội “cố ý
gây thương tích”
Từ số liệu trên, chúng ta thấy rằng án cố ý gây thương tích ngày càng gia
tăng với mức độ cao. Đảng và Nhà nước ta cần đề ra chính sách kịp thời nhằm
ngăn chặn các loại hình tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng
một cách có hiệu quả. Hơn nữa sự gia tăng của tội cố ý gây thương tích mới chỉ
tính được qua con số thống kê xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam chưa
kể đến vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện. Do vậy mà con số này có
thể tăng lên gấp nhiều lần so với số liệu lấy được từ Toà án tỉnh, do đó mà tỉnh
Quảng Nam cần có chính sách thích đáng cho công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng.
1.2 Độ tuổi phạm tội “ Cố ý gây thương tích” trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam
Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có chiều hướng gia
tăng, các cơ quan tư pháp của tỉnh tích cực tìm ra những nguyên nhân phạm tội
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
và luôn luôn tăng cường công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm trên phạm
vi toàn tỉnh.
Chế độ thực hiện hành vi phạm tội có chế độ rất đa dạng từ 16 tuổi trở
lên. Trong đó có học sinh, sinh viên , công nhân, người chưa thành niên, phụ nữ,
người thất nghiệp.....Thống kê của cơ quan điều tra chỉ tính trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam, Trong mấy năm gần đây từ năm 2005 đến năm 2007 tội phạm cố ý
gây thương tích ở lứa tuổi được thống kê dưới đây là:
Năm
2005
2006
2007
Tổng số người phạm
tội
58
59
62
Dưới 18
tuổi
12
9
8
Từ 18-30
tuổi
30
33
35
Trên 30
tuổi
16
17
19
Căn cứ vào bảng thống kê trên người tội phạm “ Cố ý gây thương tích”
Qua các năm thì số người phạm tội ngày càng tăng và với độ tuổi vi phạm khác
nhau, có thể nhận thấy tội phạm ở đây chủ yếu tập trung ở lứa tuổi 18-30 tuổi,
nhưng số lượng tội phạm dưới 18 tuổi cũng chiếm một số lượng tương đối cao.
Nhìn vào bảng thống kê thì chúng ta cúng thấy được ở lứa tuổi dưới 18 tuổi
ngày càng hiểu rõ pháp luật hơn và ở các lửa tuổi trên 18 tuổi cũng có chiều
hướng tăng lên nhưng không đáng kể. Vì vậy,trên địa bàn tỉnh Quảng Nam lứa
tuổi phạm tội rất đa dạng và tội phạm có độ tuổi trẻ nên thực hiện hành vi với
lỗi cố ý , nhưng động cơ mục đích lại không rõ ràng .
Nhân thân người phạm tội là sự tổng hợp những đặc điểm của con người
mà đó là tội phạm. Nếu như chủ thể tội phạm trong luật hình sự Việt Nam là
người có hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến khách thể mà pháp luật hình sự
bảo vệ là một trong những yếu tố cấu thành tội phạm là những đặc điểm tâm lý
các quan hệ xã hội tạo nên “con người” mà người đó đã có hành vi vi phạm
pháp luật hình sự và trở thành tội phạm. Nhân thân của người phạm tội còn là
động cơ mục đích để định khung hình phạt.
Công cụ, phương tiện cũng được xem xét cân đối để xác định thêm tính
chất mức độ nguy hiểm của hành vi tội phạm xảy ra và đây cũng là tình tiết
định khung hình phạt tăng nặng hay giảm nhẹ đối với người phạm tội.
Ví dụ: Anh Nguyền Văn A đã cố ý dùng mã tấu để gây thương tích cho
anh Lê văn B thì trong trường hợp này anh A đã dùng công cụ rất nguy hiểm để
gây thương tích cho anh B. Đây là công cụ để khi xét xử định tội đối với anh A
sẽ là một tình tiết tăng nặng.
2. Thực tiễn xét xử của các vụ án về tội “ Cố ý gây thương tích” trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Tội phạm của các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ con người đã trực
tiếp xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ . Tội cố ý gây
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
thương tích cũng nằm trong nhóm này. Khách thể không qui định riêng trong
pháp luật hình sự mà còn được qui định cả trong dạo luật cơ bản của nước ta đó
là Hiến pháp, pháp luật dân sự ,....pháp luật hình sự đã thể hiện nghiêm khắc
thông qua các hình phạt như là, Tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn. Đối với
tội “ Cố ý gây thương tích” theo Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 thì trong trường
hợp gây hậu quả nghiệm trọng dẫn đến chết người thì hình phạt cao nhất là tù
chung thân. Ở đâu có tội phạm thì ở đó có toàn Đảng toàn dân phải tham gia đấu
tranh trên mặt trận tội phạm. Vì vậy, các cơ quan tư pháp tỉnh luôn đề cao tinh
thần trách nhiệm và làm tốt công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và nhóm tội phạm xâm phạm sức khoẻ nói
riêng, đặc biệt là tội “cố ý gây thương tích” vì đây là tội có số lượng gia tăng
hằng năm nhiều, bên cạnh được giải quyết để đảm bảo quyền lợn giữa các bên
trong vụ án hình sự thì vụ án hình sự về tội “ Cố ý gây thương tích” nhằm thể
hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác tư pháp nhằm tăng
cường giáo dục pháp luật vào đời sống nhân dân, giúp cho mọi người dân hiểu
được pháp luật và có ý thức tôn trọng pháp luật . Việc xét xử lưu động công khai
trước quần chúng thể hiện tính công bằng dân chủ, tạo niềm tin vững chắc cho
nhân dân đối với pháp luật.
Qua số liệu thống kê ở phần tình hình tội phạm và thực tiễn xét xử của các
vụ án về tội “ Cố ý gây thương tích” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong 03 năm
liên tiếp, từ năm 2005 đến năm 2007 trong đó có các vụ án hình sự sơ thẩm và
phúc thẩm là:
- Năm 2005 có 51 vụ trong đó có 17 vụ xét xử sơ thẩm gồm có 22 bị cáo
và 34 vụ xét xử phúc thẩm gồm 36 bị cáo.
+ Trong 17 vụ xét xử sơ thẩm gồm có 22 bị cáo trong đó có 2 bị cáo áp
dụng khung hình phạt là án treo, 11 bị cáo bị áp dụng khung hình phạt 3 tháng
đến 3 năm tù, 6 bị cáo áp dụng khung hình phạt từ 3 năm đến 7 năm tù, 3 bị cáo
bị áp dụng khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm tù, không có bị cáo nào áp
dụng khung hình phạt từ 15 năm đến tù chung thân. Trong đó bị cáo có mức án
thấp nhất là 9 tháng tù, bị cáo có mức án cao nhất là 10 năm tù.
+ Trong 34 vụ xét xử phúc thẩm gồm có 36 bị cáo trong đó có 4 bị cáo bị
áp dụng khung hình phạt là án treo, 20 bị cáo áp dụng khung hình phạt từ 3
tháng đến 3 năm tù, 12 bị cáo bị áp dụng khung hình phạt từ 3 năm đến 7 năm
tù, không có bị cáo nào bị áp dụng khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm và 15
năm bị tù chung thân. Trong đó bị cáo có mức án thấp nhất là 6 tháng tù và bị
cáo có mức án cao nhất là 8 năm tù. Trong 34 vụ án phúc thẩm đều do các bị cáo
hoặc người bị hại kháng cáo, không có vụ án nào bị Viện kiểm soát kháng nghị.
- Năm 2006 có 52 vụ trong đó có 13 vụ xét xử sơ thẩm, gồm có 16 bị cáo
và 39 vụ xét xử phúc thẩm gồm có 43 bị cáo.
+ Trong 13 vụ xét xử sơ thẩm gồm có 16 bị cáo trong đó có: 2 bị cáo bị áp
dụng khung hình phạt là án treo, 9 bị cáo bị áp dụng khung hình phạt từ 3 tháng
đến 3 năm tù, 2 bị cáo áp dụng khung hình phạt từ 3 năm đến 7 năm tù, 3 bị cáo
bị áp dụng khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm tù, không có bị cáo nào áp
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
dụng khung hình phạt từ 15 năm đến tù chung thân. Trong đo bị cáo có mức án
thấp nhất là 9 tháng tù và bị cáo có mức án cao nhất là 12 năm tù.
+ Trong 39 vụ xét xử phúc thẩm gồm có 43 bị cáo: Trong đó có 5 bị cáo
áp dụng khung hình phạt là án treo, 27 bị cáo bị áp dụng khung hình phạt từ 3
tháng đến 3 năm, 10 bị cáo áp dụng khung hình phạt từ 3 năm đến 7 năm, 1 bị
cáo áp dụng khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm tù, không có bị cáo nào áp
dụng khung hình phạt từ 15 năm đến tù chung thân. Trong đó bị cáo có mức án
thấp nhất là 10 tháng tù và mức án cao nhất là 8 năm tù. Trong 34 vụ án phúc
thẩm có 31 vụ do các bị cáo hoặc người bị hại kháng cáo, có 3 vụ do Viện kiểm
sát kháng nghị.
Vụ án tứ nhất: Khoảng 23 giờ,ngày 13/08/2005 bị cáo Ninh dùng cây
đánh vào đầu ông Chinh làm cho ông Chinh bất tỉnh. Qua giám định pháp y thi
công Chinh bị thương tích 25%. Tại bản án hình sự sơ thẩm của Toà án nhân
dân huyện Tiên Phước đã quyết định: Bị cáo Ninh phạm tội “ Cố ý gây thương
tích” . Toà sơ thẩm áp dụng khoản 1 Điều 104 BLHS xử phạt bị cáo Ninh 24
tháng tù ( cho hưởng án treo). Ngày 27/03/2006 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Quảng Nam có kháng nghị với nội dung yêu cầu Toà án để sửa bản án cấp sơ
thẩm theo bản án cấp sơ thẩm theo hướng áp dụng khoản 2 Điều 104 BLHS và
xử phạt tù giam đồi với bị cáo. Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam chấp nhận một
phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam, sửa bản án sơ
thẩm về việc định khung hình phạt: Toà án cấp phúc thẩm áp dụng khoản 2 Điều
104 BLHS xử phạt bị cáo Ninh 24 tháng tù ( cho hưởng án treo).
Vụ án thứ hai: Bị cáo dùng cây tre dài 2,23m đánh vào mặt người bị hại
gây thương tích theo giám định pháp y là 25 % Toà án cấp sơ thẩm: Xử bị cáo
không có tội và căn cứ vào các Điều 39, điểm đ khoản 2 Điều 76, 176, 180 của
Bộ luật tố tụng hình sự quyết định đình chỉ vụ án hình sự đối với bị can. Tại
quyết định kháng nghị số 01/KNPT ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh Quảng Nam với lý do hành vi của bị can cần phải xét xử về tội
“ Cố ý gây thương tích” theo khoản 2 Điều 104 của BLHS .Toà án nhân dân
tỉnh Quảng Nam xét thấy kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng
Nam là đúng pháp luật bởi vì: Hành vi sử dụng đoạn tre dài 2,23m đánh vào mặt
của bị hại gây thương tích là 25% hành vi này của bị can là dùng hung khí nguy
hiểm gây thơng tích cho người khác phải bị xử theo khoản 2 Điều 104 BLHS.
Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào các Điều 248 và Điều 253 của Bộ luật tố tụng
hình sự. Ra quyết định huỷ quyết định đình chỉ vụ án của Toà án cấp sơ thẩm,
chuyển hồ sơ vụ án cho Toà sơ thẩm xét xử lại theo thủ tục chung .
- Năm 2007 gồm có 53 vụ trong đó có 9 vụ xét xử sơ thẩm gồm có 13 bị
cáo và 44 vụ xét xử gồm 49 bị cáo.
+ Trong 9 vụ xét xử sơ thẩm gồm có 13 bị cáo trong đó có: không có bị
cáo nào áp dụng khung hình phạt là án treo, 3 bị cáo áp dụng khung hình phạt từ
3 tháng đến 3 năm tù ,6 bị cáo áp dụng khung hình phạt từ 3 năm đến 7 năm, 4
bị cáo bị áp dụng khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm tù, không có bị cáo nào
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
bị áp dụng khung hình phạt tư 15 năm đến tù chung thân . Trong đó bị cáo có
mức án thấp nhất là 12 tháng tù và bị cáo có mức án cao nhất là 12 năm tù.
+ Trong 44 vụ xét xử phúc thẩm gồm có 49 bị cáo:Trong đó có 11 bị cáo
bị áp dụng khung hình phạt là án treo, 29 bị cáo bị áp dụng khung hình phạt từ
3 tháng đến 3 năm tù, 8 bị cáo áp dụng khung hình phạt là 3 năm đến 7 năm tù,
1 bị cáo bị áp dụng khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm tù , không có bị cáo
nào bị áp dụng khung hình phạt từ 15 năm đến tù chung thân. Trong đó mức án
thấp nhất là 9 tháng tù và mức án cao nhất là 9 năm tù.Trong 44 vụ án xét xử
phúc thẩm thì có 43 vụ do bị cáo hoặc người bị hại kháng cáo và 1 vụ do Viện
kiểm sát Kháng nghị.
Vụ án do Viện kiểm sát kháng nghị là : Vụ án này do Viện kiểm sát nhân
dân huyện Phú Ninh kháng nghị đề nghị xét xử phúc thẩm không cho bị cáo
được hưởng án treo. Cấp sơ thẩm áp dụng khoản 2 Điều 104 BLHS xử bị cáo
24 tháng tù (cho hưởng án treo).Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm và trả
hồ sơ về toà án cấp sơ thẩm xét xử lại.
Tóm lại, qua các vụ án phân tích trên nhìn chung các vụ án đều được xét
xử nghiêm minh đúng người ,đúng tội , đúng pháp luật. Nhưng có một vụ án do
cấp sơ thẩm xét xử chưa đúng với mức hình phạt, để toà án cấp phúc thẩm phải
sử bản án cấp sơ thẩm hoặc phải đình chỉ hoặc quyết định trả hồ sơ cho cấp sơ
thẩm xét xử lại.
3. Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật đối với “ tội cố ý
gây thương tích”
3.1 Nguyên nhân khách quan.
Quảng Nam là một tỉnh còn nghèo, nền kinh tế chậm phát triển, đời sống
nhân dân tỉnh Quảng Nam đa số gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp, năng suất lao động thấp nên họ lo làm ăn cải thiện đời sống không chú
trọng đến việc học hành của con cái, đây là nguyên nhân dẫn đến trẻ em bỏ học
ngày càng đông.
Ngoài ra, Quảng nam là một tỉnh có nhiều dân tộc khác nhau cùng chung
sống và cũng có nhiều tiếng nói khác nhau , có vị trí địa lý phức tạp phần lớn
diện tích của tỉnh là trung du và dồi núi đã gây khó khăn trong việc phát triển cơ
sở hạ tầng trong tỉnh,trình độ dân trí của giữa các vừng cũng khác nhau.
Nghèo đói là một trong những nguyên nhân gây ra tình hình tội phạm ở
trong tỉnh họ muốn thoát khỏi nghèo đói nhưng lại không lo làm ăn mà lại tranh
nhau từng mảnh đất, mét vườn, họ kiếm tiền bằng những hành vi phạm
pháp....để rồi dẫn đến mâu thuẫn, trong đó có những người là anh em ruột thịt.
quê đi tình làng nghĩa xó, xem thường cái thuần phong mỹ tục của người Việt
Nam và họ còn xem thường cả pháp luật, hơn thế nữa họ quên đi cả đạo lý làm
người mà xâm phạm đến sức khoẻ của người khác để rồi ra trước vành móng
ngựa và phải chịu hình phạt của pháp luật.
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
- Số người thất nghiệp gia tăng, bởi vì người không có công ăn việc làm
thường rảnh rỗi họ tụ tập cờ bạc, rượu chè...tìm kiếm những thú vui, những thu
thập bất chính khác. Trong cuộc vui chơi cờ bạc thì thì luôn luôn có kẻ thắng
người thua từ đó dẫn đến việc gian lận, gây ra ẩu đả lần nhau tạo ra những
thương tích, đáng tiếc hơn thế nữa có thể gây ra án mạng. Nếu như cờ bạc đã
đưa nhiều người vào con đường tội phạm , thì rượu chè cũng làm không ít người
có dòng máu nóng phải chịu ăn năn hối cải trong nhà tù do hành vi mà mình gây
ra. Đối với những người lương thiện thì họ dùng ly rượu để trò chuyện với nhau,
nhưng những người rảnh rỗi thì lại khác được hâm nóng dòng máu “anh hùng”
và thế là họ la chửi nhau gây mất trật tự lối xóm.
- Dân trí thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến tội phạm, nhiều người thất
học đâu biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó có vi phạm
pháp luật hay không. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình
trạng tội phạm ở Quảng Nam nói riêng và trên toàn quốc nói chung. Ngoài ra
còn một số nguyên nhân khác làm cho tình hình tội phạm cố ý gây thương tích
nói riêng và tội xâm phạm sức khoẻ nói chung như ma tuý, cai nghiện không trừ
bất cứ thủ đoạn nào kể cả việc đâm thuê chém mướn, kiếm tiền bằng mọi cách,
bất chấp cả pháp luật. Bọn buôn bán ma tuý đã tự trang bị cho mình công cụ,
phương tiện, sẵn sàng xâm phạm tính mạng sức khoẻ con người kẻ cả người
đang thi hành công vụ và do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, người dân dã
biết phát huy sức mạnh phát triển kinh tế đem lại, nhưng do lối sống hưởng thụ
đó mà họ đã coi thường truyền thống tốt đẹp và thuần phòng mỹ tục nhằm thoả
mãn nhu cầu cá nhân mà đi đến con đường tội phạm. Hơn nữa giữa tình yêu
nam nữ một khi đã sức mẽ biết được người tình mình không thuỷ chung nên dã
dẫn đến việc gây thương tích cho đối phương và ngay cả cho người yêu mình.
3.2 Nguyên nhân chủ quan.
- Việc tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa được thường xuyên, chưa
được phổ biến rộng rãi nhất là ở vùng sâu vùng sau vùng
- Phần đông người dân chưa biết pháp luật và coi thường pháp luật cho
nên người có hành vi tội phạm mà họ không biết mình tội phạm phải chịu trách
nhiệm hình sự .
- Phong tục tập quán lối sống không được nâng cao.
- Công tác trừng trị pháp luật còn mang nặng tính giáo dục.
III. ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH.
Theo qui định của pháp luật Việt Nam thì người phạm tội đương nhiên
phải chịu hình phạt tương xứng với hành vi và hậu quả do chính họ gây ra tức là
tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả mà người phạm
tội phải gánh chịu hình phạt tương xứng. Tuy nhiên, với tình hình tội phạm hiện
nay, tội phạm hình sự nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng ngày cáng
diễn ra dưới nhiều hình thức phức tạp, tinh vi,xảo quyệt hơn. Điều này làm cho
các cơ quan tiền hành tố tụng trong việc khởi tố, điều tra, truy tố , xét xử gặp
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
không ít khó khăn, và thực tế đã có những trường hợp mà các cơ quan chức
năng đa mắc phải những sai sót như đánh giá không đúng tính chất vai trò mức
độ phạm tội của từng bị cáo nên đã bỏ lọt tội phạm, xử nhẹ hình phạt dưới mức
qui định của Bộ luật hình sự, không đảm bảo tính công bằng, không đúng với
nguyên tắc người phạm tội về tội cố ý gây thương tích dẫn đến toà án cấp trên
trực tiếp phải huỷ bỏ án của toà án cấp dưới đưa về xét xử lại làm cho vụ án phải
xử đi xử lại nhiều lần. Trong điều 104 Bộ luật hình sự đã qui định 4 khung hình
phạt tăng nặng hơn. Nếu trường hợp phạm tội từ điểm a đến điểm k khoản 1
Điều 104 Bộ luật hình sự thì áp dụng phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, còn nếu
vi phạm theo khoản 2 Điều 104 thì áp dụng khung hình phạt từ hai năm đến bảy
năm, nếu vi phạm theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự thì áp dụng phạt tù từ
năm năm đến mười lăm năm, nếu vi phạm theo Điều 4 khoản 104 Bộ luật hình
sự thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
- Dùng khung hình nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho
người thuộc theo điểm a khoản 1 Điều 104 BLHS.
- Hung khí nguy hiểm chính là phương tiện mà người phạm tội thực hiện
để gây thương tích hoặc cố ý gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, nhưng
phương tiện đó mang tình chất nguy hiểm như dao, mã tấu, các loại súng, lựu
đạn, thuốc nổ Axít... có khả năng gây thương tích cho nạn nhân nhưng do yếu tố
khách quan nào đó mà nạn nhân chỉ gây thương tích nhẹ và có kết luận pháp y tỷ
lệ thương tật dưới 11%, thì bị xử lý theo khoản 1. Nếu có tỷ lệ thương tật từ
11% đến 30% thì bị xử lý theo khoản 2. Còn tỷ lệ thương tật từ 30% đến 60%
thì áp dụng khung hình phạt theo khoản 3.
Hung khí nguy hiểm là bản thân nó chứa đựng khả năng gây ra nguy hiểm
đến tính mạng sức khoẻ, nó hoàn toàn không phụ thuộc vào cách sử dụng của
người phạm tội .
Thủ đoạn gây nguy hại cho người như đốt cháy, đốt cháy, đầu độc, bắn
vào chỗ đông người. Thủ đoạn là do người phạm tội thực hiện. Do đó tính chất
nguy hiểm, phụ thuộc vào hành vi tội phạm chứ không phụ thuộc vào phương
tiện mà người phạm tội sử dụng.
2. Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân.
Cố tật nhẹ là một tật trên cơ chế con người không bao giờ chữa khỏi, cố
tật nhẹ là tật không chữa khỏi, nhưng tỷ lệ thương tích dưới 11% Bộ luật hình sự
năm 1999 chỉ qui định gây cố tật nhẹ, trong khi đó thực tiễn xét xử có nhiều
trường hợp bị hại bị cố tật nặng, thậm chí rất nặng như bị mù cả hai mắt, cụt cả
hai tay, hai chân, bị liệt toàn thân,bị bỏng nặng với diện 80% và độ 2-3...
Các trường hợp qui định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 104 Bộ
luật hình sự chỉ qui định tỷ lệ thương tật và nếu tỷ lệ thương tật dưới mức qui
định mà gây cố tật nhẹ thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo Điều khoản tương ứng của Bộ luật hình sự. Các qui định này tuy thuận tiện
áp dụng Điều 104 của Bộ luật hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, nhưng sẽ không phù hợp với một số
trường hợp thực tế xảy ra.
Ví dụ: Một người bị đánh mù một mắt, phải khoét bỏ con mắt đó có tỷ lệ
thương tật là 45%. nếu chỉ căn cừ vào tỷ lệ thương tật thì người phạm tội bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104, nhưng vì người bị hại bị cố tật
nên người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104
Bộ luật hình sự. Nhưng bị khoét bỏ một con mắt thì không thể coi là cố tật nhẹ
được.
3. Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ nhiều lần đối với cùng
một người hoặc đối với nhiều người.
Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ nhiều lần đối với cùng một
người là trường hợp một người hoặc nhiều người cùng cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại sức khoẻ của một người, nhưng hành vi gây thương tích đó
được diễn ra từ hai lần trở lên không kể khoảng cách thời gian là bao lâu.
Ví dụ: A đấm nhiều cái vào mắt B bị chảy máu nhưng tỷ lệ thương tích
của B chỉ có 8% nhưng A vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, theo khoản 1
Điều khoản 104 Bộ luật hình sự vì A gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ
của B nhiều lần.
Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của nhiều người là trường hợp
có từ hai người bị hại trở lên nhưng tỷ lệ thương tích của mỗi người chưa tới
11% .
Ví dụ: A đánh B và C trong đó tỷ lệ thương tích của B là 7% của C là 3%
nhưng A vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật
hình sự .
4. Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc
người khác không có khả năng tự vệ.
Những người này thuộc đối tượng chăm sóc đặc biệt của xã hội, vì thế
người nào có khả năng gây thương tích, gây tổn hại sức khoẻ đối với những
người này là trái với đạo đức xã hội. Do vậy đối với trẻ em, phụ nữ đang mang
thai.....mà gây thương tích cho họ, mặc dù tỷ lệ thương tật dưới 11% thì hành vi
đó vẫn bị xử lý hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.
Ví Dụ: A có mâu thuẫn với B khi trước sau đó tình cờ A gặp lại B và
thấy B đang mang thai, nhưng do mâu thuẫn từ trước nên A chận B lại và đòi
đánh chị B cho nên hai người có lời qua tiếng lại và A tức cho nên A đã đánh
chị B thương tích với tỷ lệ thương tích 9% thì A vẫn bị truy cứu trách nhiệm
theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.
5. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ đối với ông bà, cha
mẹ, người nuôi dưỡng, thầy cô của mình.
Đây là những người phải kính trọng vì họ đã sinh ra, nuôi dưỡng dạy dỗ
mình khôn lớn trưởng thành. Do đó hành vi cố ý gây thương tích đối với những
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
người này không những ảnh hưởng đến sức khoẻ, trật tự xã hội mà còn trái với
đạo đức xã hội , phong tục tập quán của người Việt Nam làm ảnh hưởng đến
truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Tuỳ theo tỷ lệ thương tật để áp
dụng khung hình phạt đối với người phạm tội cho đúng theo qui định của pháp
luật.
6. Phạm tội có tổ chức.
Đây là trường hợp đồng phạm có tổ chức, có sự cấu kết chặt chẽ giữa
những người cùng thực hiện hành vi gây thương tích, tấn công. Nếu tỷ lệ thương
tật của người bị hại chưa đến 11% vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong
tình hình thực tế hiện nay tội phạm hình sự với việc phạm tội cố ý gây thương
tích dưới nhiều hình thức phạm tội có tổ chức diễn ra ngày càng phức tạp.
7. Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang bị
áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác trong thời
gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo
dục được coi là trường hợp phạm tội nghiêm trọng hơn, vì họ đang bị áp dụng
các biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất hoặc đang bị quản lý chặt chẽ mà họ
vẫn phạm tội, nên người phạm tội gây thương tích cho người bị hại với tỷ lệ
thương tật chưa đến 11% vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự .
8. Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích .
Thuê gây thương tích là trường hợp trả cho người khác tiền hoặc lợi ích
vật chất để họ gây thương tích cho người mà mình muốn gây thương tích cho
họ. Trường hợp này là người phạm tội không trực tiếp thực hiện hành vi gây
thương tích mà người trực tiếp gây thương tích là người gây thương tích thuê.
Gây thương tích thuê là trường hợp người phạm tội lấy việc gây thương
tích làm phương tiện để kiếm tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Vì muốn có tiền
nên người phạm tội đã nhận lời với người thuê mình để gây thương tích cho một
người khác .
Người thuê và người được thuê gây thương tích cho người khác là nghiệm
trọng hơn trường hợp gây thương tích bình thường, nếu người bị hại chỉ bị
thương tích hoặc tổn hại sức khoẻ dưới 11% thì người phạm tội phải bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.
9. Phạm tội có tính chất côn đồ hoặc thuộc trường hợp tái phạm nguy
hiểm.
Trường hợp gây thương tích có tính chất côn đồ còn thể hiện ở sự coi
thường tính mạng, sức khoẻ của người khác. Còn cố ý gây thương tích trong
trường hợp tái phạm nguy hiểm là người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm
trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý, chưa được xoá án tích hoặc đã tái
phạm và chưa được xoá án tích .
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A đã bị kết án 10 năm tù vì tội tham ô tài sản Xã
hội chủ nghĩa chưa được xoá án tích mà phạm tội cố ý gây thương tích cho anh
Lê Văn H với tỷ lệ thương tật dưới 11% vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự .
10. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ để cản trở người
thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
- Để cản trở người thi hành công vụ: Đây là trường hợp người bị thương
tích là người đang thi hành công vụ, tức là người bị thương tích đang thực hiện
một nhiệm vụ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao phó. Nhiệm vụ được
giao có thể là đương nhiên do nghề nghiệp qui định như: cán bộ chiến sĩ, Công
an nhân dân đang làm nhiệm vụ bảo vệ, thầy thuốc đang điều trị tại bệnh viện
thầy giáo đang giảng bài hoặc đang hướng dẫn học sinh tham quan nghỉ mát,
thẩm phán đang xét xử tại phiên toà, cán bộ thuế đang thu thuế, Thanh niên cờ
đỏ, dân quân tự về đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự ở nơi công cộng....Cũng
được coi là đang thi hành công vụ đối với những người tuy không được giao
nhiệm vụ nhưng họ tự nguyện tham gia vào việc giữ gìn an ninh chính trị và trật
tự an toàn xã hội trong một số trường hợp nhất định như: Đuổi bắt người phạm
tội bỏ trốn, can ngăn hoà giải những vụ đánh nhau ở nơi công cộng ... Trong
những trường hợp phạm tội này, người phạm tội chỉ gây thương tích cho nạn
nhân là để cản trở việc thi hành công vụ của họ. nếu gây thương tích cho nạn
nhân chỉ dưới 11% vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104
Bộ luật hình sự .
- Vì lý do công vụ của nạn nhân : Trường hợp này khác với trường hợp
gây thương tích cho người đang thi hành công vụ, nạn nhân bị thương trong
trường hợp này không phải lúc họ thi hành công vụ mà có thể trước hoặc sau đó.
Thông thường là người đã thi hành một nhiệm vụ và vì thế đã làm cho người
phạm tội thù án nên đã gây thương tích cho họ.
Ví dụ: Anh A đã trộm cắp tài sản, bị Công an phường B bắt quả tang và
trong lúc đó Công an phường B giao cho anh C dẫn giải A về phường, thì khi đi
về A đã đánh C và tẩu thoát. Khi đó anh C bị thương tật dưới 11% thì anh A vẫn
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.
Tóm lại qua phân tích các điểm trên , nếu thương tích của người bị hại từ
11% thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104
Bộ luật hình sự, nếu thương tích của người bị hại từ 11% đến 30% thì người
phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự,
nếu thương tích của người bị hại từ 31% đến 60% thì người phạm tội bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự. Nếu không thuộc 1
trong các trường hợp phân tích trên mà tỷ lệ thương tật của người bị hại dưới
11% thì người phạm tội chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu tỷ lệ thương
tật của người bị hại từ 11% đến 30% thì người phạm tội bị áp khung hình phạt
theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự, Nếu tỷ lệ thương tật của người bị hại từ
31% đến 60% thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2
Điều 104 Bộ luật hình sự, nếu tỷ lệ thương tật của người bị hại từ 61% trở lên
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104 Bộ
luật hình sự .
11. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác
dẫn đến chết người.
Đây là trường hợp người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
sức khoẻ cho nạn nhân, nhưng chẳng may nạn nhân bị chết, cái chết của nạn
nhân là ngoài ý muốn của người phạm tội. Thương tích dẫn đến chết người,
trước phải là thương tật nặng làm cho nạn nhân chết vì thương tích này, tức là
cái chết của nạn nhân và thương tích mà người phạm tội gây ra cho nạn nhân
phải có mối quan hệ nhân quả.
Ví dụ: A chém B làm cho B bị đứt động mạnh chủ và do bị mất nhiều
máu nên B bị chết. Tuy nhiên, cũng coi là cố ý gây thương tích dẫn đến chết
người trong trường hợp nạn nhân là người cao tuổi, sức yếu bị bệnh nặng chỉ
cần tác động không mạnh cũng đủ làm cho nạn nhân chết nhưng người phạm tội
không biết tình trạng bệnh tật của nạn nhân.
Người phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người thì bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự, nếu dẫn đến chết
nhiều người thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 4
Điều 104 Bộ luật hình sự.
12. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng .
Thực tiễn xét xử cho thấy có nhiều trường hợp phạm tội gây thương tích
dẫn đến cái chết người thì trong thực tế còn có một số trường hợp mặc dù
thương tích mà người phạm tội gây ra cho nạn nhân chưa phải là nặng thậm chí
là không đáng kể, nhưng tính chất của tội phạm rát nghiêm trọng. Trong hoạt
động xét xử chưa có một văn bản nào hướng dẫn trường hợp cố ý gây thương
tích như thể nào là nghiêm trọng, nhưng thực tiễn xét xử của các cơ quan tiền
hành tố tụng đã coi các trường hợp phạm tội sau đây là trong trường hợp đặc
biệt nghiêm trọng.
- Gây thương tích cho nhiều người trong đó có người bị thương tích nhẹ,
có người bị cố tật nặng hoặc có tỷ lệ thương tật trên 60%.
- Gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người
(hai người trở lên ) mà mỗi ngời đều có tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên .
- Phạm tội vì động cơ đê hèn, gây thương tích cho trẻ em, người già, phụ
nữ có thai, người trong tình trạng không tự về được, thực hiện phạm tội một
cách man rợ, dùng phương tiện công cụ có khả năng gây thương tích cho nhiều
người.
- Ngoài những trường hợp nêu trên, tuỳ theo tình hình cụ thể của từng vụ
án xét định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cùng như hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng do bị cáo gây ra mà có thể coi đó là trường hợp đặc
biệt nghiêm trọng để xử phạt bị cáo theo khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
CHƯƠNG III. NHỮNG BIỆN PHÁP, KIẾN NGHỊ
VÀ ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA “TỘI CỐ Ý GÂY
THƯƠNG TÍCH”
I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẤU TRANH PHÒNG
CHỐNG TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH.
1. Một số biện pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích.
Như chúng ta đã biết nguyên nhân là do từ xã hội và từ một số người
phạm tội của tình hình tội phạm xâm phạm tính mạng sức khoẻ của con người
nói chung và tội cố ý gây thương tích nói riêng thì đó là cơ sở để đưa ra giải
pháp nhằm hạn chế sự gia tăng và hơn thế có thể làm giảm tình hình tội phạm
của các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của con người, đặc biệt là tội cố ý
gây thương tích một cách có hiệu quả, cho nên theo tôi cần áp dụng những biện
pháp mang tính cấp bách sau:
1.1. Biện pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật.
Coi đây là biện pháp đầu tiên có hiệu quả nhất trong lĩnh vực tuyên
truyền, biện pháp này phải được tiến hành thường xuyên, sâu rộng, sát với người
dân, bằng các hình thức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đồng
thời cử những cán bộ chuyên trách xuống dân cơ sở để tuyên truyền làm cho
mọi tầng lớp nhân dân hiểu biết pháp luật, có ý thức tôn trọng và thực hiện đúng
pháp luật. và tăng cường công tác giáo dục pháp luật trong các trường học, các
cấp học cho những người chủ nhân tương lai của đất nước hiểu biết pháp luật
của nhà nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế của nhà trường.
1.2. Đối với nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Đây là yêu cầu cấp bách được đặt ra trong công tác đấu tranh phòng và
chống tội phạm. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần có các văn
bản dưới luật hướng dẫn cụ thể thi hành bộ luật được dễ dàng và thống nhất hơn.
1.3. Quản lý đối tượng.
Nhà nước cần có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với những đối tượng
phạm tội chuyên nghiệp lưu manh, côn đồ, hung hãn. Các cơ quan chức năng
cần phải thực hiện tốt Nghị Định 19/CP của chính phủ về việc quản lý giáo dục
người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư. Điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
chính quyền địa phương với người phạm tội cư trú với gia đình để giáo dục họ.
Đồng thời tạo công ăn việc làm cho họ, làm giảm bớt thời gian rảnh rỗi, xoá bỏ
mặc cản trở lại với cộng đồng dân cư.
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
1.4. Hình thức xử lý:
Thực hiện đúng tinh thần Nghị Định 87/CP của chính phủ về công tác
quản lý các hoạt động, dịch vụ văn hoá, cần xử lý nghiêm khắc đối với những
người bán hoặc cho thuê những băng, đĩa mang tính bạo lực kích động phạm tội.
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ thương tích đối với lớp trẻ thanh
thiếu niên hiện nay, cần xử lý nghiêm đối với các hành vi xâm phạm sức khoẻ
của con người, đặc biệt là hành vi cố ý gây thương tích để mọi người thấy rõ và
cần tuân thủ pháp luật hình sự triệt để hơn.
1.5. Biện pháp tư pháp:
Cần kết hợp chặt chẽ các hoạt động điều tra, truy tố xét xử, thi hành án ...
giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trong
cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm cần tăng cường hợp tác đẩy mạnh hoạt
động của tổ dân phố, tổ hoà giải, tổ an ninh hoạt động có hiệu quả giúp cho công
tác đấu tranh phòng và chống tội phạm kịp thời xây dựng cơ sở làng, xã văn
hoá, sống trong môi trường lành mạnh một xã hội không có tệ nạn.
2. Một số kiến nghị của tôi đối với tội cố ý gây thương tích.
Qua thời gian nghiên cứu đề tài “Tội cố ý gây thương tích”, tội nhân thấy
có một số vướng mắc xin được đề xuất ý kiến của mình để góp phần vào công
tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, sớm xây dựng một hệ thống pháp luật
hình sự đồng nhất hơn đó là:
Cần ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn những vướng mắc cho
việc thực thi áp dụng những điều, khoản để bổ sung cho BLHS năm 1999
Tại điểm b khoản 1 Điều 104 chỉ nên quy định “gây cố tật” mà không cần
phải quy định “gây cố tật nhẹ” vì ở điểm này nhà làm luật quy định gây cố tật
nhẹ nhưng thực tiễn xét xử đã cho thấy sẽ không phù hợp với một số trường hợp
thực tế.
Ví dụ: Một người bị đánh gãy một tay, phải cắt bỏ cánh tay đó có tỷ lệ
thương tật 40%. Nếu chỉ căn cứ vào tỷ lệ thương tật thì người phạm tội bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 104, nhưng vì người bị hại bị cố tật
nên người phạm tội phải vị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104
BLHS. Nhưng bị cắt bỏ một cánh tay thì không thể coi là cố tật nhẹ được. Hy
vọng rằng khi sửa đổi bổ sung BLHS năm 1999, vấn đề này sẽ được các nhà làm
luật quan tâm hơn.
Tại khoản 4 Điều 104 BLHS cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn ở những
trường hợp có thể gọi là trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, vì tội này áp
dụng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng, khung hình phạt rất cao từ 10 năm đến
20 năm, tù chung thân, nếu không có văn bản hướng dẫn thi hành thì dễ áp dụng
một cách sai lầm về trường hợp này, dẫn đến xử án sai, áp dụng mức hình phạt
không xứng đáng với người phạm tội.
Từ những ý kiến trên tôi cũng có vài kiến nghị giúp cho việc phòng ngừa
và đấu tranh chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
- Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong đời sống nhân dân và
chủ yếu là pháp luật hình sự, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà
nước ta.
- Thường xuyên tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho các cán bộ công chức ở
các ngành như: Toà án, Viện kiểm sát, công an điều tra và nhất là các hội thẩm
nhân dân vì các hội thẩm ở đây không phải là những người chuyên sâu ngành
luật mà là những cán bộ công chức ở các ngành khác, vì vậy mà cần phải tập
huấn cho họ để họ hiểu sâu về pháp luật hơn.
- Tăng cường tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật tại các cơ sở để đưa
pháp luật đến nhân dân một cách có hiệu quả hơn.
- Đối với lứa tuổi học sinh cần đưa chương trình pháp luật vào giảng dạy
từ bậc tiểu học.
- Đối với các vụ án cố ý gây thương tích rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt
nghiêm trọng cần đưa những vụ án này ra xét xử lưu động, đây là hình thức
tuyên truyền có hiệu quả và gần gũi đối với đời sống nhân dân.
- Các cơ quan tư pháp phải là cơ quan đi đầu trong công tác tuyên truyền,
giáo dục ý thức pháp luật mỗi cán bộ trong ngành tư pháp cũng như cán bộ nhà
nước phải là tấm gương “sống, làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật” theo lời
Bác Hồ dạy.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG CỦA “TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH”.
1. Ưu điểm:
Qua quá trình thực tập tại Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam và cũng như
qua tài liệu xét xử từ những năm qua nhìn chung đa số các vụ án được giải quyết
một cách nhanh chóng, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đó là nhờ
vào các yếu tố như:
- Đa số đội ngũ cán bộ hoạt động trong ngành toà án là những người có
chuyên môn sấu về pháp luật và có kinh nghiệm lâu năm, giàu kinh nghiệm về
lý luận cũng như thực tiễn.
- Có đội ngũ cán bộ trẻ rất năng động, nhạy bén và nhiệt tình trong công
việc.
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
2. Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số nhược điểm làm cho một số vụ
án không được giải quyết kịp thời làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của
cơ quan.
- Một số bị cáo tại ngoại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ... cố tình
vắng mặt trong thời gian xét xử. Các bị cáo rất ngoan cố trong khi lấy lời khai
cũng như trong khi xét xử cố tình làm sai lệch vụ án.
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
GVHD: Nguyễn Thị Thu Hồng
- Trên thực tế còn rất nhiều vụ án chưa thống nhất về quan điểm xét xử về
khung hình phạt, dẫn đến toà án cấp sơ thẩm xử khác, toà án cấp phúc thẩm xử
khác làm cho vụ án phải xử đi, xử lại nhiều lần
PHẦN III. KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tập tại TAND tỉnh Quảng Nam, từ kết quả nghiên cứu
tình hình thực tiễn chấp hành pháp luật luật ở Nhà nước ta, đã và đang diễn ra
trên nhiều lĩnh vực và đã ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội,
trong một số trường hợp đã trở thành lực cản cho hoạt động của các ngành, các
cấp. Một trong những nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do việc nhận thức
và áp dụng pháp luật chưa thống nhất trong đó có một số cán bộ thẩm quyền đã
không phân biệt kịp thời, chính xác các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và
vi phạm pháp luật hình sự nói riêng, dẫn đến việc áp dụng thực tiễn sai các quy
định của pháp luật. Việc vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn xét
xử tội cố ý gây thương tích là một vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, tuy theo
mức độ nguy hiểm cũng như hung khí phạm tội ... Là cán bộ Toà án cần phải
xem xét một cách chính xác, đánh giá một cách khách quan để có một bản án
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan hoặc áp dụng hình phạt
nhẹ hơn nặng hơn so với hành vi của người phạm tội. Nhằm để đấu tranh phòng
và chống tội phạm, góp phần đắc lực vào việc bảo vệ độc lập chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích
nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân tổ chức góp phần duy trì trật tự
trị an xã hội, trật tự quản lý kinh tế bảo đảm cho mọi người được sống trong một
môi trường xã hội và sinh thái hoàn toàn lành mạnh. Đồng thời góp phần tích
cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công
bằng dân chủ văn minh. Thể hiện tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết
đấu tranh phòng chống tội phạm và thông qua hình phạt để răn đe, giáo dục cảm
hoá, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện, qua đó bồi dưỡng cho
mọi công dân tinh thần, ý thức pháp luật làm chủ xã hội chủ động tham gia
phòng ngừa và chống tội phạm.
Nghiên cứu đề tài tội “ Cố ý gây thương tích” theo Điều 104 BLHS năm
1999 là một bộ phận hệ thống các tội về xâm phạm tính mạng sức khoẻ của con
người được LHS bảo vệ một cách nghiêm khắc. Một loại tội phạm đã chứa đựng
nội dung rộng lớn và thường xảy ra trong thực tế. Vì vậy tôi muốn đi nghiên cứu
sâu rộng để khám phá bản chất pháp lý của tội phạm này một cách có hệ thống,
giúp cho sự hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước ta hiện nay, trong khoá
luận tôi đã sử dụng kiến thức cơ bản được tích luỹ trong quá trình học tập kết
hợp với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để làm sáng tỏ
thêm các vấn đề về mặt lý luận cũng như thực tiễn của đề tài “Tội cố ý gây
thương tích”.
HVTH: Hoàng Tiến Lực
Trang 25