Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh trẻ em tại trường mầm non hoàng anh quận bình tân thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
_______________________________________________

NGUYỄN HỒNG THỦY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
VÀ PHÒNG BỆNH TRẺ EM TẠI TRƢỜNG MẦM NON HOÀNG ANH
QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa ho ̣c: TS. NGUYỄN PHƢƠNG HUYỀN

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm
ơn tới Quý Thầy cô Trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận
tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Phƣơng Huyền,
ngƣời cô đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn
thành bản luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới các Thầy, Cô giáo Khoa
Quản lý giáo dục, Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho
chúng tôi những kiến thức quý giá trong 2 năm học thạc sĩ.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn tốt


nghiệp Thạc sỹ đã dành thời gian đọc và góp ý cho luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của Ban giám hiệu
và các đồng nghiệp tại trƣờng Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân Thành phố Hồ
Chí Minh, gia đình và ngƣời thân đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, mặc dù bản thân đã rất cố gắng song
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong các thầy giáo, cô
giáo và các bạn quan tâm, góp ý để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 12 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Hồng Thủy

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu và dẫn chứng đƣa ra trong luận văn là hoàn toàn trung thực
và không sao chép từ bất kì một công trình nào.
Hà Nội - Năm 2015

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL


Cán bộ quản lý

MN

Mầm non

WHO (OMS)

Tổ chức y tế thế giới

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UNICEF

Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc

QL

Quản lý

CSGD

Chăm sóc giáo dục

DC-BP

Dƣ cân – béo phì


SDD

Suy dinh dƣỡng

XH

Xã hội

GV

Giáo viên

GD

Giáo dục

ĐT

Đào tạo

TTCM

Tổ trƣởng chuyên môn

CSVC

Cơ sở vật chất

PCCC


Phòng cháy chữa cháy

CBGV

Cán bộ, giáo viên

GDMN

Giáo dục mầm non

XHH

Xã hội hóa

CSND

Chăm sóc nuôi dƣỡng

UBND

Ủy ban nhân dân

CM

Chuyên môn

CB GV, YT, TQ, KT, VT, CD,

Cán bộ, giáo viên, y tế, thủ quỹ, kế toán, văn thƣ,


PV

cấp dƣỡng, phục vụ.

iii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ............................................................................... ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 2
4.1. Khách thể nghiên cứu........................................................................................... 2
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................... 2
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3
7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 3
8. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................... 3
9. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 4
10. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẦM

NON ............................................................................................................................ 5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 5
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc ..................................................................................... 5
1.1.2. Nghiên cứu trong nƣớc...................................................................................... 6
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu............................................. 9
1.2.1. Sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh ....................................................... 9
1.2.2. Trẻ mầm non, trƣờng mầm non ...................................................................... 15
1.2.3. Quản lý, quản lý nhà trƣờng, quản lý trƣờng mầm non .................................. 18

iv


1.3. Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ mầm
non ............................................................................................................................. 21
1.3.1. Khái niệm quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh
cho trẻ mầm non. ....................................................................................................... 21
1.3.2. Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh
cho trẻ tại trƣờng mầm non. ...................................................................................... 24
1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động chăm sóc sức
khỏe và phòng bệnh cho trẻ. ..................................................................................... 28
1.4.1. Yếu tố chủ quan .............................................................................................. 28
1.4.2. Yếu tố khách quan ........................................................................................... 28
Tiểu kết chƣơng 1...................................................................................................... 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM
SÓC SỨC KHỎE VÀ PHÒNG BỆNH CHO TRẺ TẠI TRƢỜNG
MẦM NON HOÀNG ANH QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ............................................................................................................... 31
2.1. Khái quát về hoạt động khảo sát ........................................................................ 31
2.1.1. Mục tiêu khảo sát ............................................................................................ 31
2.1.2. Nội dung khảo sát............................................................................................ 31

2.1.3. Phƣơng pháp khảo sát ..................................................................................... 31
2.2. Một số đặc điểm kinh tế, xã hội ảnh hƣởng đến tình trạng sức
khỏe của trẻ em độ tuổi mầm non của phƣờng An Lạc quận Bình Tân. .................. 32
2.2.1. Vị trí địa lý, dân số, lao động tại phƣờng và quận. ......................................... 32
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại Phƣờng và Quận ................................ 33
2.3. Sơ lƣợc về trƣờng Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân thành
phố Hồ Chí Minh...................................................................................................... 33
2.3.1. Khái quát về trƣờng Mầm non Hoàng Anh .................................................... 33
2.3.2. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng
bệnh cho trẻ ............................................................................................................... 34
2.3.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện hoạt
động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ....................................................... 35
2.4. Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở
trƣờng Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân ........................................................... 36
2.4.1. Thực trạng hoạt động khám sức khỏe định kỳ ................................................ 36
2.4.2. Thực trạng hoạt động theo dõi thể lực và tình trạng dinh dƣỡng ................... 37
2.4.3. Thực trạng hoạt động tiêm chủng và phòng dịch............................................ 38
2.4.4. Thực trạng hoạt động chăm sóc trẻ ................................................................. 40

v


2.4.5. Thực trạng hoạt động tuyên truyền tƣ vấn, bồi dƣỡng kiến thức
kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ. ............................................ 41
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh
cho trẻ ở trƣờng Mầm non Hoàng Anh, quận Bình Tân ........................................... 43
2.5.1.Thực trạng quản lý hoạt động khám sức khỏe định kỳ .................................... 43
2.5.2. Thực trạng quản lý hoạt động theo dõi thể lực và tình trạng dinh
dƣỡng ......................................................................................................................... 44
2.5.3. Thực trạng quản lý hoạt động tiêm chủng và phòng dịch .............................. 44

2.5.4. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ .................................................... 45
2.5.5. Thực trạng quản lý hoạt động tuyên truyền tƣ vấn, bồi dƣỡng
kiến thức kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ............................. 47
2.6. Các yếu tố ảnh hƣởng tới việc quản lý hoạt động chăm sóc sức
khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trƣờng Mầm non Hoàng Anh ................................... 49
2.6.1. Các yếu tố khách quan .................................................................................... 49
2.6.2. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................ 50
2.7. Kết luận chung về thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức
khỏe và phòng bệnh cho trẻ mầm non ...................................................................... 51
2.7.1. Mặt mạnh ........................................................................................................ 51
2.7.2. Mặt yếu............................................................................................................ 52
2.7.3. Thời cơ ............................................................................................................ 53
2.7.4. Thách thức ....................................................................................................... 53
2.7.5. Các vấn đề cần giải quyết................................................................................ 53
Tiểu kết chƣơng 2...................................................................................................... 54
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM
SÓC SỨC KHỎE VÀ PHÒNG BỆNH CHO TRẺ TẠI TRƢỜNG
MẦM NON HOÀNG ANH QUẬN BÌNH TÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ............................................................................................................... 56
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ...................................................................... 56
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu .................................................................................... 56
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa ...................................................................................... 56
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................................... 56
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi ....................................................................................... 56
3.1.5. Đảm bảo tính đồng bộ ..................................................................................... 57
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng
bệnh cho trẻ ở trƣờng mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân .................................... 57

vi



3.2.1. Biện pháp1: Nâng cao nhận thức về hoạt động chăm sóc sức
khỏe và phòng bệnh cho trẻ và quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe
và phòng bệnh cho trẻ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học
sinh ............................................................................................................................ 57
3.2.2. Biện pháp 2: Đầu tƣ, quản lý cơ sở vật chất ................................................... 59
3.2.3. Biện pháp 3:Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và các lực
lƣợng xã hội............................................................................................................... 61
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cƣờng trách nhiệm của cán bộ quản lý trong
quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ............................................................ 63
3.2.5. Biện pháp 5: Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động chăm
sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ.......................................................................... 65
3.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức các lớp bồi dƣỡng về kiến thức, kỹ năng
chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ cho giáo viên, nhân viên........................ 67
3.2.7. Biện pháp 7: Thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá thƣờng
xuyên. ........................................................................................................................ 68
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................ 69
3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
đề xuất........................................................................................................................ 71
Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................................... 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 76
1. Kết luận ................................................................................................................. 76
2. Khuyến nghị .......................................................................................................... 79
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ........................................................................ 79
2.2. Đối với Phòng Mầm non Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí
Minh........................................................................................................................... 80
2.3. Đối với Tổ mầm non Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Bình Tân,
thành phố Hồ Chí Minh............................................................................................. 80
2.4. Đối với cán bộ quản lý ...................................................................................... 81
2.5. Đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên công tác trong trƣờng Mầm

non. ............................................................................................................................ 81
2.6. Đối với phụ huynh.............................................................................................. 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 84
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 87

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1:

Tổng hợp ý kiến của giáo viên về hoạt động khám sức khỏe
định kỳ cho trẻ

Bảng 2.2:

37

Bảng tổng hợp ý kiến giáo viên về hoạt động theo dõi thể lực
và tình trạng dinh dƣỡng của trẻ

38

Bảng 2. 3:

Thống kê tiêm chủng và phòng dịch cho trẻ

39


Bảng 2. 4:

Thống kê thực trạng hoạt động chăm sóc trẻ

40

Bảng 2. 5:

Bảng tổng hợp ý kiến của giáo viên về hoạt động tuyên truyền
tƣ vấn, bồi dƣỡng kiến thức kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và
phòng bệnh cho trẻ

Bảng 2. 6:

42

Mức độ thực hiện quản lý hoạt động khám sức khỏe định kỳ
cho trẻ

Bảng 2. 7:

43

Thực trạng quản lý hoạt động theo dõi thể lực và tình trạng
dinh dƣỡng của trẻ

Bảng 2. 8:

44


Thực trạng quản lý hoạt động tiêm chủng và phòng dịch cho
trẻ

45

Bảng 2. 9:

Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc trẻ

46

Bảng 2. 10:

Thực trạng quản lý hoạt động tuyên truyền tƣ vấn, bồi dƣỡng
kiến thức kỹ năng về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho
trẻ

Bảng 3. 1:

48

Kết quả thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp

72

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Biểu đồ 3. 1:

Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp

73

Biểu đồ 3. 2:

Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp

73

ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Lứa tuổi mầm non là giai đoạn mà ở trẻ bắt đầu tự tạo hệ miễn dịch, nếu
chúng ta không cung cấp cho trẻ đầy đủ chất dinh dƣỡng thì cơ thể trẻ không thể
duy trì và phát triển đƣợc, thậm chí trẻ còn chịu hậu quả của các bệnh về dinh
dƣỡng nhƣ: suy dinh dƣỡng Protein năng lƣợng, các bệnh do thiếu vi chất dinh
dƣỡng (đần độn do thiếu i ốt, hỏng mắt do thiếu vitamin A...), béo phì và một số
bệnh thƣờng gặp nhƣ tiêu chảy cấp, nhiễm trùng hô hấp... luôn đang rình rập và đe
dọa tính mạng trẻ hàng ngày. Thời gian hoạt động của trẻ ở trƣờng mầm non chiếm
tỷ lệ khá lớn so với thời gian ở nhà cùng với gia đình, trƣờng mầm non thực hiện
việc chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ, giúp trẻ có đƣợc một cơ thể khỏe
mạnh để làm đƣợc điều đó thì đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nuôi
dƣỡng, chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non cần có những kiến thức cơ
bản về sinh lý, dinh dƣỡng và sức khỏe của trẻ lứa tuổi này, để đáp ứng đƣợc yêu

cầu của công việc cũng nhƣ xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra với trẻ tại trƣờng.
Quản lí là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua ngƣời khác; là quá
trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong
tổ chức, sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức. Trong
những năm gần đây, nhờ sự tăng trƣởng của nền kinh tế, sự quan tâm của Nhà nƣớc
và các tổ chức xã hội, trong đó có sự nỗ lực phấn đấu của ngành Giáo dục và Đào
tạo đã cải thiện đáng kể chất lƣợng chăm sóc nuôi dạy trẻ, mà chăm sóc dinh dƣỡng
là khâu quan trọng để nâng cao sức khỏe cho trẻ.
Song song với công tác giáo dục, chăm sóc - nuôi dƣỡng trẻ là một nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu trong các cơ sở giáo dục mầm non vì mục tiêu của giáo dục
mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ
góp phần hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học
lớp một.
Tại trƣờng Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân việc quản lý chăm sóc sức
khỏe và phòng bệnh cho trẻ đã đƣợc từng bƣớc quan tâm từ khâu tổ chức ăn, chăm
sóc giấc ngủ; theo dõi sức khỏe và phòng bệnh; vệ sinh; bảo vệ an toàn và phòng

1


tránh một số tai nạn thƣờng gặp; tuyên truyền kiến thức về nuôi dƣỡng, chăm sóc
sức khỏe và phòng bệnh, phối hợp với cơ quan y tế tiêm chủng cho trẻ theo mùa
dịch tại trƣờng. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế xuất phát từ sự thiếu hụt kiến
thức về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ từ chính Cán bộ, Giáo viên, Nhân
viên nhà trƣờng; Cơ sở vật chất còn hạn chế; Sự phối hợp giữa nhà trƣờng, cha mẹ
trẻ và cơ quan y tế chƣa thống nhất và đồng bộ dẫn đến tình trạng trẻ dƣ cân – béo
phì, suy dinh dƣỡng và một số tồn tại khác.
Xuất phát từ thực tế đó đặt ra yêu cầu ngƣời cán bộ quản lý phải nghiên cứu
để tìm kiếm các biện pháp quản lý phù hợp tình hình mới. Với những lý do nêu trên
chúng tôi lựa chọn đề tài "Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh

trẻ em tại trường Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân thành phố Hồ Chí
Minh" để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức
khỏe và phòng bệnh trẻ em tại trƣờng mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân, đề tài
đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác quản lý hoạt động
chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trƣờng mầm non Hoàng Anh quận Bình
Tân, giúp trẻ phát triển toàn diện, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà
trƣờng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và
phòng bệnh cho trẻ ở trƣờng mầm non.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý chăm sóc sức khỏe và
phòng bệnh cho trẻ tại trƣờng Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân.
- Đề xuất các biện pháp hoạt động quản lý chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh
cho trẻ tại trƣờng Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ và hoạt động quản lý
trƣờng mầm non.
4.2. Đối tượng nghiên cứu

2


Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tại trƣờng Mầm
non Hoàng Anh quận Bình Tân thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý chăm sóc sức
khỏe và phòng bệnh cho trẻ trong trƣờng mầm non.

Khảo sát thực trạng tại đơn vị.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Những hoạt động cần làm trong quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và
phòng bệnh cho trẻ em ở trƣờng mầm non?
Thực trạng của công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng
bệnh cho trẻ em tại Trƣờng mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân?
Biện pháp để khắc phục hoàn thiện công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức
khỏe và phòng bệnh cho trẻ em tại Trƣờng mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở
trƣờng Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân đã đƣợc thực hiện nhƣng vẫn còn bộc
lộ những hạn chế. Nếu có đƣợc các biện pháp quản lý phù hợp và khả thi thì sẽ
nâng cao đƣợc chất lƣợng chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tại trƣờng đáp
ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, tổng hợp hóa, khái
quát, phân tích và trích dẫn các các tài liệu khoa học có liên quan về chăm sóc và
phòng bệnh cho trẻ Mầm non, quản lý chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ ở trƣờng
nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phƣơng pháp điều tra: Xây dựng các biểu mẫu, phiếu điều tra nhằm thu thập
thông tin về hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ và quản lý hoạt
động này ở trƣờng Mầm non Hoàng Anh.
- Phƣơng pháp quan sát: Dự giờ, thăm lớp.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn một số cán bộ quản lý và giáo viên, cô
nuôi, cha mẹ của trẻ tại trƣờng Mầm non Hoàng Anh để làm rõ thực trạng quản lý

3



hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ.
- Phƣơng pháp chuyên gia: xin ý kiến chuyên gia về mức độ cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho
trẻ trong nhà trƣờng.
Nhóm phương pháp thống kê toán học:
- Sử dụng thống kê toán học để xử lý số liệu, định hƣớng kết quả nghiên cứu,
từ đó rút ra các nhận xét khoa học.
9. Ý nghĩa của đề tài
Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lí luận về quản lý hoạt động chăm sóc sức
khỏe và phòng bệnh cho trẻ ở trƣờng Mầm non.
Đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ tại
trƣờng mầm non Hoàng Anh, quận Bình Tân và cung cấp những minh chứng cụ thể
thực trạng quản lý hoạt động này tại trƣờng.
Đề xuất những biện pháp giúp quản lý tốt hoạt động chăm sóc sức khỏe và
phòng bệnh cho trẻ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, góp phần nâng cao chất
lƣợng giáo dục mầm non trên địa bàn.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng
bệnh cho trẻ em Mầm non.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh
cho trẻ em trong trƣờng Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân thành phố Hồ Chí
Minh.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh
cho trẻ em trong trƣờng Mầm non Hoàng Anh quận Bình Tân thành phố Hồ Chí
Minh.

4



CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHÒNG BỆNH CHO TRẺ MẦM NON

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh nói chung và quản lý
hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em nói riêng là vấn đề đƣợc
quan tâm từ lâu trên thế giới và coi đó nhƣ một trong các biện pháp để phát triển
dân số một cách bền vững và có chất lƣợng. Xuất phát từ lí do trên mà có khá nhiều
nghiên cứu có liên quan đến nội dung này.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) luôn coi việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ
sinh và trẻ em là mục tiêu hàng đầu cho các hoạt động của họ trên phạm vi toàn thế
giới. Các báo cáo thƣờng niên cũng nhƣ nội dung hoạt động của WHO thƣờng
xuyên đề cập đến công tác này với những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc chăm sóc
sức khỏe bà mẹ và trẻ em nhƣ một cách thức có trách nhiệm và bền vững để hƣớng
đến mục tiêu phát triển chất lƣợng dân số.
Tại Hội nghị Alma-Ata 1978 – Chăm sóc sức khỏe, y tế cho tất cả nhằm đạt
mục tiêu: “Sức khỏe cho mọi ngƣời” (SKCMN) bao gồm 8 yếu tố: Giáo dục sức
khỏe; Dinh dƣỡng; Môi trƣờng – nƣớc sạch; Sức khỏe bà mẹ trẻ em – Kế hoạch hóa
gia đình; Tiêm chủng mở rộng; Phòng chống bệnh dịch địa phƣơng; Chữa bệnh và
chấn thƣơng thông thƣờng; Thuốc thiết yếu.[15]
WHO The World Health Report 2008 – đƣa ra thông điệp: “Primary Health
Care – Now More Than Ever”, Chăm sóc sức khỏe ban đầu “Bây giờ hơn bao giờ
hết!” Mục đích của chăm sóc sức khỏe ban đầu hiện nay là làm sao cho sức khỏe
của mọi ngƣời đƣợc tốt hơn (better health for all) một cách công bằng và bình đẳng
qua các giải pháp; cải thiện mạng lƣới y tế cơ sở; tổ chức hệ thống y tế gần dân, đáp
ứng nhu cầu và mong đợi (cung cấp tốt dịch vụ y tế); lồng ghép sức khỏe với các
lĩnh vực khác (cải thiện chính sách công) và tiếp tục các mô hình hợp tác liên ngành

với sự tham gia của các tổ chức quần chúng, cộng đồng.[14]

5


Ở phạm vi mỗi quốc gia cũng thƣờng xuyên có những ƣu tiên cho công tác
này, chính quyền bang Victoria (Australia) dành hẳn một nội dung về công tác quản
lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em ở trƣờng mầm non trên
trang Web chính thức về lĩnh vực giáo dục với những mục tiêu cụ thể đƣợc xác định
nhƣ: Tăng cƣờng năng lực cơ sở hạ tầng để cung cấp một chƣơng trình mẫu giáo
chất lƣợng cao đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng bệnh cho tất cả
các trẻ em trong năm trƣớc khi đi học. Tăng cƣờng phối hợp giữa các Nhà trƣờng
và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Cải thiện tiếp cận với chƣơng trình
mẫu giáo chất lƣợng cao trong cùng một Nhà trƣờng nhƣ chăm sóc dài ngày cho trẻ
em và các dịch vụ tại gia đình. Tăng cƣờng hình thức tiếp cận và chăm sóc trẻ em từ
sơ sinh và trẻ em có nguy cơ cao bị tổn thƣơng sức khỏe từ những lý do hoàn cảnh
sống hay bẩm sinh... Từ các mục tiêu cụ thể này, nhiều biện pháp đƣợc đƣa ra nhằm
duy trì và đảm bảo việc quản lý Chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em tại
trƣờng mầm non.
Tại Mỹ tổ chức healthychildren organization khuyến cáo đối với việc
Quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em tại trƣờng mầm
non thì một trong những nội dung quan trọng nhất là quản lý tình trạng lây nhiễm
những căn bệnh thông thƣờng nhƣ cảm cúm, tiêu chảy và một số dịch bệnh mang
tính chu kỳ hàng năm, những hoạt động cần chú trọng là đảm bảo thông tin, phát
hiện và phòng ngừa. Điều này phụ thuộc không nhỏ vào chính nhận thức và kỹ năng
của ngƣời giáo viên.
Một nghiên cứu của tác giả William Fowler vào năm 1980 trong tác phẩm:
Curriculum and assessment guides for Infant and Child care, đã chỉ ra những yếu tố
nhằm nâng cao chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ trong trƣờng mầm non. Nghiên
cứu này xác định những chƣơng trình chăm sóc giáo dục trẻ có chất lƣợng cao có

thể giúp phát triển tốt thể chất và tình cảm – xã hội cho trẻ.[27]
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký công ƣớc về quyền trẻ
em, Việt Nam đã có những cam kết thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ bao
gồm:[25] Giảm 2/3 tỉ lệ tử vong của trẻ dƣới năm tuổi trong thời kỳ: 1990-2015 (Mục
tiêu 4). Tuy nhiên, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em đòi hỏi phải đạt các mục tiêu khác liên

6


quan đến sức khỏe – nhất là Mục tiêu Giảm đói nghèo (Mục tiêu 1). Nâng cao Sức
khỏe Bà mẹ (Mục tiêu 5) và giảm HIV và AIDS, Sốt rét và các bệnh khác (Mục tiêu
6) và nâng cao tỉ lệ sử dụng nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng (Mục tiêu 7).
Quản lý hoạt động Chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em tại các
trƣờng mầm non đƣợc xác định nhƣ một trong những mắt xích quan trọng để hiện
thực các mục tiêu trên và góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng dân số. Nội dung
này đồng thời là một phần trong chƣơng trình chăm sóc và giáo dục trẻ và mỗi Cán
bộ quản lý tại trƣờng mầm non đều coi việc quản lý hoạt động này nhiệm vụ trọng
tâm của mình. Đề cập đến Quản lý hoạt động Chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh
cho trẻ em tại các trƣờng mầm non có một số tác giả đã đề cập nghiên cứu ở các
góc độ khác nhau:
Theo tác giả Lê Thị Thanh thì việc tổ chức và quản lý hoạt động chăm sóc
nuôi dƣỡng tại trƣờng mầm non thì cần cập nhật thông tin kịp thời về dinh dƣỡng và
sức khỏe trẻ, có ứng dụng linh hoạt, phù hợp; có sự kiên nhẫn, kiên trì, luôn thay
đổi hình thức, khẩu vị để đem đến cho trẻ sự mới lạ; Có sự phân bố hợp lý thời
gian các bữa chính và bữa phụ theo tỉ lệ nhu cầu dinh dƣỡng, không nên tính theo
chế độ. Nên cho trẻ tập quen dần khi thay đổi chế độ ăn, không nên rập khuôn, máy
móc quá theo sách vỡ hay chƣơng trình (vì chƣơng trình còn mang tính tham khảo,
tùy theo điều kiện hay vận dụng tùy địa phƣơng; Nên tạo đƣợc sự chia sẽ gắn bó với
nhau giữa giáo viên và cấp dƣỡng cả về vật chất lẫn tinh thần.[21]

Nhóm tác giả Phạm Mai Chi và Lê Minh Hà đã khá công phu khi đặt ra vấn
đề nghiên cứu Quản lý hoạt động Chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em tại
các trƣờng mầm non. Những khái niệm đã đƣợc các tác giả làm rõ nhƣ chăm sóc
sức khỏe cho trẻ em, phòng bệnh trẻ em, những nội dung của hoạt động chăm sóc
sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em cũng nhƣ vai trò cụ thể của Cán bộ quản lý
trong công tác này.[9]
Đề cập đến một môi trƣờng phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ thì tác
giả Nguyễn Thị Thiên Vân cho rằng trong công tác chăm sóc sức khoẻ, dinh dƣỡng
và phòng chống bệnh dịch ở trƣờng thì Nhà trƣờng phải Bồi dƣỡng kiến thức chăm
sóc sức khoẻ, dinh dƣỡng và phòng chống dịch bệnh cho giáo viên, nhân viên toàn
trƣờng; Cập nhật kịp thời và tìm hiểu kiến thức trong sách, báo, tạp chí, trên mạng

7


Internet… Thực hiện tốt công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trƣờng
và với các cơ quan hữu quan; Hƣớng dẫn cho các lớp lồng ghép vào chƣơng trình
giáo dục trẻ và tuyên truyền với phụ huynh học sinh nội dung việc chăm sóc sức
khoẻ, dinh dƣỡng; Tuyên truyền ở các góc phụ huynh nhóm lớp và ở bảng thông
báo của trƣờng nhằm giúp cho phụ huynh theo dõi các chế độ ăn và chế độ sinh
hoạt hằng ngày của trẻ để phụ huynh phối hợp với nhà trƣờng chăm sóc nuôi dƣỡng
trẻ; Mỗi ngƣời phải hiểu đƣợc quá trình dịch bệnh. Nắm vững nguyên tắc phòng
chống dịch, vệ sinh trƣờng học và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch
bệnh; Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần dinh dƣỡng cân đối phù hợp.[24]
Theo tác giả Đinh Thạc:[20] : Tiêm phòng bằng những loại vắc xin sẵn có
là biện pháp phòng bệnh hiệu quả chủ động và thiết thực giúp trẻ phòng tránh
những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đôi khi có thể gây nguy hại đến tính mạng.
Do vậy, việc đƣa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phù hợp theo
lứa tuổi sẽ tạo cho cơ thể trẻ một sức đề kháng tốt hơn để ngăn ngừa những tác nhân
gây bệnh. Tuy nhiên, để việc phòng bệnh đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu phụ huynh cần

đƣa trẻ đi tiêm bổ sung hoặc tiêm nhắc các mũi vắc xin có chỉ định tiêm nhắc theo
khuyến cáo của chƣơng trình tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ em.
Chia sẻ quan điểm nói trên, tác giả Nguyễn Hải Nam: [30] Vệ sinh cá nhân
thƣờng xuyên, vệ sinh môi trƣờng là nội dung quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe
và cuộc sống, với sự nghiệp giáo dục toàn diện của nhà trƣờng. Nó là vấn đề không
chỉ của cá nhân và một cộng đồng mà là vấn đề toàn cầu, lâu dài và vĩnh viễn đòi
hỏi các Nhà Quản lý giáo dục tại mỗi trƣờng mầm non, mỗi địa phƣơng cần hết sức
quan tâm.
Một nội dung khác cũng có liên quan trực tiếp đến hiệu quả Quản lý hoạt
động Chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ em tại các trƣờng mầm non là quản
lý chế độ chăm sóc dinh dƣỡng cho trẻ. Theo trung tâm nghiên cứu thực phẩm thì
dinh dƣỡng cho trẻ trong những năm đầu đời là tiền đề, là điều kiện cần và đủ cho
sự phát triển về mọi mặt sau này của trẻ. Lứa tuổi mầm non gần nhƣ hoàn toàn phải
dựa vào sự giúp đỡ, phục vụ của các bảo mẫu, cô giáo trong việc chơi, học, ăn,
ngủ.. Bênh cạnh vai trò đặc biệt quan trọng của ngƣời giáo viên trực tiếp dạy dỗ,
chăm sóc trẻ thì bếp ăn với số lƣợng đông mà đối tƣợng là trẻ nhỏ thì việc đảm bảo

8


vệ sinh an toàn thực phẩm trong trƣờng mầm non cần đƣợc hết sức chú trọng. Đây
cũng là một trong những điều kiện bắt buộc phải thực hiện của các trƣờng mầm non
trong cả nƣớc nhƣ: [22]
Qua nghiên cứu các nghiên cứu trong nước có thể thấy:
- Đa số các nghiên cứu đều mới chỉ tập trung vào hoạt động chăm sóc sức
khỏe và phòng bệnh cho trẻ em ở trƣờng mầm non với những qui chuẩn mang tính
cụ thể nhằm hƣớng dẫn thực hiện.
- Những nghiên cứu về Quản lý hoạt động Chăm sóc sức khỏe và phòng
bệnh cho trẻ em tại các trƣờng mầm non còn chƣa nhiều, xu hƣớng phổ biến vẫn là
đề cập đến vai trò Cán bộ quản lý tại trƣờng mầm non với công tác này hay một vài

khía cạnh trong quản lý hoạt động mà chƣa bao quát đƣợc tổng thể hoạt động.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh
1.2.1.1. Sức khỏe
Khái niệm “Sức Khỏe” có ý nghĩa trừu tƣợng và rộng rãi do vậy liên quan
đến sức khỏe đã có nhiều định nghĩa khác nhau. Thông thƣờng, ngƣời ta cho rằng
sức khỏe là tình trạng vắng bóng của bệnh tật. Để thay vào đó một định nghĩa bao
hàm nhiều khía cạnh khác nhau về sức khỏe, vào 1946, Tổ Chức Sức Khỏe Thế
Giới “The World Health Organization” đã định nghĩa: “Sức khỏe không chỉ là tình
trạng vắng bóng của bệnh chứng hay tàn tật, mà còn là tình trạng hạnh phúc về thể
chất, tinh thần và xã hội.”[14]
Ngoài ra, một định nghĩa khác, có tính chất thực tế hơn về sức khỏe, đƣợc
đƣa ra bởi The Joint Committee on Health Problems in Education of the U.S.
National Educational Association and the American Medical Association: “Sức
Khỏe là điều kiện giúp cá nhân có khả năng huy động tất cả tiềm lực thuộc về trí
tuệ, cảm xúc, và thể chất để tạo cho đời sống của họ đƣợc nhiều thuận lợi nhất”.
Định nghĩa này rất hữu ích, và thích hợp nhất cho đại đa số cá nhân, dù thể chất và
tâm thần của họ ở bất cứ tình trạng nào; ngay nhƣ bị khuyết tật.
Đối với con ngƣời, sức khỏe tốt là tình trạng lạc quan của cơ thể và tâm hồn.
Tất cả mọi ngƣời đều mong muốn có đƣợc sức khỏe tốt. Khi sức khỏe trở nên yếu
kém, ngƣời ta có thể tìm ra nguyên nhân để điều trị, và phục hồi sức khỏe trở lại

9


bình thƣờng. Việc bảo vệ sức khỏe chính là vấn đề hiểu biết những nguyên nhân và
những vấn đề gây ra bệnh tật. Từ đó, ngƣời ta có thể dùng những bƣớc tiến thích
nghi, để ngăn chận bệnh chứng.
Theo quan niệm truyền thống: Sức khỏe là một tinh thần minh mẫn trong một
cơ thể cƣờng tráng. Sức khỏe là tình trạng không có bệnh hoặc không có tàn tật.

Quan điểm của Bác Hồ về sức khỏe:
“ Khí huyết lƣu thông, tinh thần đủ là khỏe mạnh”
Khí huyết lƣu thông: Thể hiện sức khỏe thể chất tốt. Tinh thần đầy đủ: Sức
khỏe tinh thần hài hòa, cân bằng, sống có ý chí, lí tƣởng, có kiểm soát (định vị bản
thân, ƣớc mơ, phấn đấu, ham muốn phù hợp với năng lực bản thân).
Theo định nghĩa trên để có đƣợc sức khỏe tốt cần có một sự chuẩn bị từ ban
đầu cùng với việc chăm sóc lâu dài và phòng ngừa hiệu quả. Nhận thức đƣợc tầm
quan trọng đó, sức khỏe đƣợc gắn với nhận thức, trách nhiệm của cá nhân và cộng
đồng nhằm hƣớng tới một xã hội có chất lƣợng về dân số. Để có sức khoẻ tốt với sự
nỗ lực của mỗi cá nhân là chƣa đủ mà cần có sự đóng góp của cả cộng đồng, của
toàn xã hội trong các vấn đề an sinh, việc làm và giáo dục hay cụ thể hơn nhƣ các
vấn đề về môi trƣờng và vệ sinh an toàn thực phẩm… Từ những lí do nêu trên, công
tác chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh nói chung luôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng
và cần đƣợc quan tâm để quản lý hoạt động này một cách có hiệu quả.
1.2.1.2. Chăm sóc sức khỏe
Nhƣ đã nói, sự khác biệt cơ bản về nhận thức chăm sóc sức khoẻ sau Hội
nghị Alma Ata là sự chuyển biến về quan niệm cũ cho rằng sức khoẻ là trạng thái
không có bệnh sang quan niệm mới là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần, xã
hội và không bệnh tật. Từ đó dẫn đến sự thay đổi về nội dung chăm sóc sức khoẻ,
về đối tƣợng cần chăm sóc sức khoẻ, về trách nhiệm của ngƣời cán bộ y tế, về vai
trò của từng ngƣời, từng ban ngành trong xã hội trong việc phấn đấu không ngừng
nâng cao sức khoẻ cho cá nhân, cho cộng đồng và cho xã hội, trong đó có vai trò
của Nhà trƣờng.
- Chăm sóc sức khỏe là hoạt động thiết yếu, dựa trên những phƣơng pháp và
kỹ thuật học thực tiễn, có cơ sở khoa học và đƣợc chấp nhận về mặt xã hội, phổ
biến đến tận mọi cá nhân và gia đình trong cộng đồng, qua sự tham gia tích cực của

10



họ với một phí tổn mà cộng đồng và quốc gia có thể đài thọ đƣợc ở bất cứ giai đoạn
phát triển nào, trên tinh thần tự lực và tự quyết. Nó là một bộ phận hợp thành vừa
của hệ thống y tế Nhà nƣớc – mà trong đó, nó giữ vai trò trọng tâm và là tiêu điểm
chính – vừa của sự phát triển chung về kinh tế xã hội của cộng đồng. Nó là nơi tiếp
xúc đầu tiên của ngƣời dân với hệ thống y tế, đƣa sự chăm sóc sức khỏe đến càng
gần càng tốt nơi ngƣời dân sống và lao động, trở thành yếu tố đầu tiên của một quá
trình săn sóc sức khỏe lâu dài “Tuyên ngôn Alma –Ata 1978). [23] Nhƣ vậy hoạt
động chăm sóc sức khỏe có thể tóm tắt nhƣ sau:
+ Chủ thể của hoạt động chăm sóc sức khỏe là toàn bộ các lực lƣợng xã hội,
là chính từng ngƣời dân với nhận thức và trách nhiệm của mình với cộng đồng và
xã hội.
+ Nội dung về chăm sóc sức khỏe là công tác dự phòng đƣợc thực hiện tích
cực và liên tục, công tác chăm sóc đƣợc thực hiện toàn diện.
+ Đối tƣợng chăm sóc sức khỏe là toàn bộ cộng đồng bao gồm ngƣời khỏe
và cả ngƣời ốm, trẻ em cho đến ngƣời già…
Sự thay đổi trong quan niệm về sức khỏe cũng dẫn đến những thay đổi về
nhận thức và hành động chăm sóc sức khỏe bằng một khái niệm có phần phổ biến
và tích cực hơn là khái niệm “chăm sóc sức khỏe từ ban đầu”
Chăm sóc sức khỏe ban đầu nhấn mạnh đến những vấn đề sức khỏe chủ yếu
của cộng đồng, đến tăng cƣờng sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức
khỏe. Chăm sóc sức khỏe ban đầu gồm tám yếu tố: Giáo dục sức khỏe nhằm thay
đổi lối sống và thói quen không lành mạnh. Cung cấp đầy đủ thực phẩm và dinh
dƣỡng hợp lý, đây là yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến sức khỏe; Cung cấp nƣớc sạch và
vệ sinh môi trƣờng; Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em trong đó có kế hoạch hóa gia
đình; Tiêm chủng phòng chống 6 bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em; Phòng chống
các bệnh dịch lƣu hành phổ biến tại địa phƣơng; Điều trị hợp lý các bệnh và các vết
thƣơng thông thƣờng; Cung cấp các loại thuốc thiết yếu.
- Chăm sóc sức khỏe ban đầu bao gồm năm nguyên tắc cơ bản sau:
*Tính công bằng;
* Tăng cƣờng sức khỏe, dự phòng và phục hồi sức khỏe;

* Sự tham gia của cộng đồng;

11


* Kỹ thuật học thích hợp;
* Phối hợp liên ngành;
- Mục tiêu của chăm sóc sức khỏe ban đầu không chỉ liên quan đến tăng
cƣờng tình trạng sức khỏe của cộng đồng mà còn là sự tăng cƣờng các điều kiện
kinh tế xã hội của cộng đồng. Triết lý và kinh nghiệm về chăm sóc sức khỏe ban
đầu đã đƣợc tích lũy ở nhiều nƣớc trên thế giới. Tại hội nghị Riga, tính nhân đạo và
công bằng trong chăm sóc sức khỏe đƣợc ghi nhận và đánh giá cao. Chăm sóc sức
khỏe ban đầu đã góp phần quan trọng vào thực hiện công bằng xã hội thông qua
việc giảm dần sự khác biệt trong chăm sóc sức khỏe, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dƣới
1 tuổi, tỷ lệ tử vong trẻ em dƣới 5 tuổi và tử vong bà mẹ, giảm tỷ lệ bệnh tật và tăng
tuổi thọ trung bình khi sinh. Vấn đề hiện nay là cần phải tìm ra những hoạt động cụ
thể để đẩy mạnh thực hiện chiến lƣợc sức khỏe cho mọi ngƣời thông qua thực hiện
công bằng trong chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe.
Phát triển nguồn nhân lực thích hợp là một trong những mặt quan trọng của công
tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Nhƣ vậy có thể thấy từ những thay đổi trong quan niệm về sức khỏe đã kéo
theo những sự thay đổi về khái niệm chăm sóc sức khỏe bởi một thuật ngữ có tính
phổ biến hơn là chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Hoạt động này được hiểu là những chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên
những phương pháp và kỹ thuật thực hành, đưa đến tận cá nhân và từng gia đình
trong cộng đồng, được mọi người chấp nhận thông qua sự tham gia đầy đủ của họ,
với giá thành mà họ có thể chấp nhận được nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất
có thể được. Hoạt động chăm sóc sức khỏe đòi hỏi sự tham gia một cách trách
nhiệm của tất cả cộng đồng xã hội, của mọi người dân. Có thể nói đây là một hoạt
động được xã hội hóa ở mức độ cao nhất. Khái niệm nêu trên cũng chính là khái

niệm chúng tôi thống nhất sử dụng làm công cụ lí luận cho đề tài.
1.2.1.3. Phòng bệnh
- Từ xa xƣa cha ông ta đã có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc phòng
bệnh nhằm mục đích ngăn ngừa, không để bệnh chứng xảy ra, hay chẩn đoán để
sớm biết, và tiêu diệt bệnh chứng vừa mới chớm nở, mà thƣờng không có những
triệu chứng biểu hiện trong giai đoạn sơ khởi. Vì vậy, việc phòng bệnh là một phần

12


của y khoa và ngành chăm sóc sức khỏe, nhằm để nâng cao sức khỏe và giảm thiểu
những nguy hiểm, xuyên qua những phƣơng cách ứng dụng để tránh bệnh chứng, sự
tàn phế, và tình trạng sớm thiệt mạng đối với con ngƣời.
Việc phòng bệnh còn tùy thuộc vào những yếu tố nhƣ: tuổi thọ (age), phái
tính (sex), lịch sử gia đình (family history), thói quen (habit) cách sống (lifestyle),
và môi trƣờng thể chất và xã hội (physical and social environment). Tuy nhiên, khi
một ngƣời nhận thức đƣợc những yếu tố bất lợi trong chính họ, họ cũng có thể tự áp
dụng những bƣớc tiến cải thiện để tối thiểu hóa chúng, xã hội thực hiện công tác
quản lý sức khỏe cộng đồng tốt cũng chính là thực hiện hoạt động phòng ngừa.
Trong những năm qua, ngành y tế đi đầu cùng phối hợp nhiều lực lƣợng xã
hội khác đã tích cực trong phòng bệnh có thể giúp ích trong việc nâng cao sức khỏe
con ngƣời, và có nguồn lực tiềm tàng giúp giảm thiểu tổn phí trong việc chăm sóc
sức khỏe cho xã hội. Một trong những thành công nhất của lịch sử phòng bệnh là sự
phát triển và phổ biến những việc tiêm chủng ngừa bệnh (vaccines). Tầm soát các
dịch bệnh, sàng lọc và theo dõi sức khỏe bà mẹ, chăm sóc sức khỏe thƣờng xuyên
cho ngƣời dân và đặc biệt là trẻ em, cải thiện chế độ dinh dƣỡng.
Đối với công tác phòng bệnh đƣợc xác định có bốn thành phần chính
1-Việc chủng ngừa (vaccinations) để ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm
nhƣ: bệnh sởi (measles), bệnh bại liệt trẻ em (polio);
2-Chƣơng trình kiểm tra tìm bệnh (screening programs) nhƣ chứng áp huyết

cao, tiểu đƣờng, và ung thƣ;
3-Việc dùng thuốc để ngừa bệnh (chemoprevention hay drug therapy) nhƣ
thuốc làm giảm cholesterol để ngừa xơ cứng động mạch (atherosclerosis), thuốc
aspirin ngừa đau tim hay công tim (heart attack), hay chứng đột quỵ (strokes), thuốc
chống huyết áp cao để giảm áp huyết và ngừa chứng đột quỵ (strokes);
4-Việc cố vấn giúp ngƣời ta biết chọn cách sống lành mạnh nhƣ: tránh hút
thuốc lá, dùng thực phẩm lành mạnh, và việc dùng dây nịt an toàn (seat belts) khi
ngồi trong xe, . . . Những thành phần trong việc phòng bệnh đƣợc cung cấp để hoàn
thành một trong ba vị thế ngừa bệnh nhƣ: sơ khởi, thứ nhì, và thứ ba:
- Theo tác giả Lê Văn Thảo cơ thể con ngƣời do hàng trăm tỷ tế bào tạo nên.
Hàng ngày, có hàng triệu tế bào già chết đi và hàng triệu tế bào mới sinh ra đời để

13


thay thế. Nhƣng nếu các tế bào mới sinh ra không đƣợc chúng ta cung cấp đầy đủ
các chất dinh dƣỡng cần thiết thì chúng sẽ rất yếu ớt, không thể liên kết chặt chẽ
đƣợc với nhau, không chống đỡ đƣợc các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, làm cho
các tổ chức phần mềm bị tổn thƣơng, các cơ quan bị bệnh biến, dẫn đến các hệ bị
mất cân bằng đặc biệt là hệ miễn dịch không có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn xâm
nhập vào cơ thể. Từ đó bệnh tật có cơ hội phát sinh. Chính vì thế công tác phòng
bệnh rất quan trọng và có tác dụng lớn giúp hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
Nhƣng tùy vào mỗi bệnh chúng ta có cách phòng khác nhau nhƣ: Uống đủ nƣớc
(nƣớc đun sôi để nguội), ăn đủ chất đặc biệt là những thực phẩm giàu chất xơ (bổ
sung rau và hoa quả), vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh môi trƣờng (nhà cửa sạch sẽ
và thông thoáng), ngủ phải giăng mùng, đeo khẩu trang khi đi đƣờng, đội nón rộng
vành khi đi ngoài trời nắng, mặc quần áo phù hợp thời tiết, phun thuốc diệt côn
trùng, vệ sinh mũi hàng ngày, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.[32]
- Theo tác giả Hải Thƣợng Lãng Ông (1720-1791) đã khuyên:[33]
“Chớ dùng nƣớc ruộng nƣớc ao,

Nƣớc hồ nƣớc vũng, nƣớc nào cũng dơ.
Chỉ dùng nƣớc giếng nƣớc mƣa,
Nƣớc sông nƣớc suối cũng chƣa an toàn”
- Theo tác giả Oliver W. Holmes (1809-1894) quan niệm:[33] “Đề phòng tốt
hơn chữa trị; tấm mộc tuyệt hảo hơn cái giáo”.
- Khoa học ngày nay đã hệ thống hóa và cổ vũ, phổ biến sự phòng tránh
bệnh giúp cho nhiều loại bệnh một thời tung hoành đều đã bị xóa sổ và một số bệnh
khác cũng giảm tần số, nhờ đó tuổi thọ nâng cao. Phòng bệnh có nhiều cấp với mục
tiêu khác nhau:
 Phòng tránh loại 1: ngăn ngừa không cho bệnh tật hoặc các điều kiện xấu
xảy ra.
 Phòng tránh loại 2: Nhận diện, khám phá ra các mầm bệnh từ lúc chƣa có
dấu hiệu hoặc chƣa có thay đổi chức năng, cấu tạo các bộ phận, rồi áp dụng điều trị
ngay để trì hoãn hoặc ngăn chặn không cho bệnh xuất hiện.
 Phòng tránh bệnh loại 3: ngăn ngừa không cho biến chứng, hậu quả xấu
của bệnh tật xảy ra.

14


Ngoài ra khi phòng tránh thì phải biết phòng tránh với những tác nhân,
những nguy cơ gây bệnh. Chẳng hạn: Ảnh hƣởng xấu của môi trƣờng nhƣ thời tiết
khắc nghiệt, thiên tai bão lụt; Hậu quả của chiến tranh, bạo lực; Sự xâm nhập của vi
sinh vật, hóa chất độc hại; Nếp sống không bình thƣờng của con ngƣời; Hậu quả,
biến chứng của bệnh hoạn, thƣơng tích; Những biến đổi, thoái hóa tự nhiên trong
cấu tạo và chức năng các bộ phận cơ thể; Hậu quả không lƣờng trƣớc của khoa học,
kỹ thuật; Ảnh hƣởng cùa các hoàn cảnh xã hội nhƣ nghèo khó, kém giáo dục, bất
công xã hội, bất lực độc quyền hành chánh.
Từ những phân tích nêu trên, chúng tôi thống nhất với quan niệm về phòng
bệnh là một phần của hoạt động chăm sóc sức khỏe, nhằm để nâng cao sức khỏe và

giảm thiểu những nguy hiểm, sử dụng những phương cách mang tính ứng dụng để
tránh bệnh chứng, sự tàn phế, và tình trạng đe dọa đến tính mạng đối với con
người.
1.2.2. Trẻ mầm non, trường mầm non
1.2.2.1.Trẻ mầm non
- Theo tác giả Phan Thị Ngọc Yến và Trần Thu Hòa, trẻ mầm non là trẻ
thuộc độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi trong đó cụ thể nhà trẻ từ 1-3 tuổi; trẻ tuổi mẫu giáo
từ 3-6 tuổi.[28]
- Theo Điều lệ Trƣờng mầm non, thì tuổi của trẻ em mầm non từ 3 tháng tuổi
đến sáu tuổi đƣợc nhận vào nhà trƣờng, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Trẻ
em ở giai đoạn này có những đặc trƣng về tâm sinh lý đò hỏi phải đƣợc quan tâm và
chăm sóc thƣờng xuyên.
* Về mặt sinh lý: Trẻ em ở giai đoạn này có cơ thể non nớt song không vì thế
mà có thể coi trẻ em là ngƣời lớn thu nhỏ. Cơ thể trẻ em có những đặc điểm riêng
khác biệt so với ngƣời lớn [28, tr.9] Cơ thể trẻ em là một cơ thể đang lớn và đang
trƣởng thành. Điều kiện môi trƣờng có ảnh hƣởng nhiều đến cơ thể trẻ, Cơ thể trẻ
em chƣa hoàn thiện về cấu trúc và chức năng và còn non yếu, tuy nhiên đây lại là
giai đoạn cơ thể trẻ có những chuyển biến rõ rệt về chất và lƣợng để tiến tới hoàn
thiện gắn với từng thời kỳ lứa tuổi và lấy hoạt động chủ đạo tại mỗi thời kỳ để làm
cơ sở phân chia. Chính vì lí do trên mà những thay đổi của môi trƣờng dù rất nhỏ
đều ảnh hƣởng đến sự phát triển cơ thể. Sự phát triển về thể chất ở trẻ: Trẻ em trên

15


×