Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 4 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 29 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO HUYỆN CẦN ĐƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI

Xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp
dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 - 4 tuổi tại trường
mầm non Thị Trấn Cần Đước

Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Trúc
Đơn vị: Trường Mầm Non Thị Trấn Cần Đước
Huyện: Cần Đước
THÁNG 4 NĂM 2012

I/ Lý do chọn đề tài:
-1-


1. Đặt vấn đề:
“ Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định”. Đây là
mục đích và đặc trưng của giáo dục – dạy học trong thế kỉ XXI. Xu hướng đó đặt ra
yêu cầu cao về xây dựng con người hiện đại, đáp ứng được nhu cầu xã hội. Song
nhìn nhận chung của xã hội ngày nay cho thấy một thực trạng là nhiều trẻ em thụ
động, khơng biết ứng phó trước những tình trạng nguy cấp, chưa biết cách bảo vệ
bản thân trước nguy hiểm hay tìm kiếm sự giúp đở,…Có nhiều nguyên nhân khác
nhau dẫn đến thực trạng trên, trong đó có một nguyên nhân rất cơ bản đó là sự thiếu
hụt kỹ năng sống – những kỹ năng hết sức quan trọng để giúp các em có một hành
trang bước vào đời. Đây cũng là một vấn đề được xã hội rất quan tâm trong thời gian
gần đây.
Trên thế giới, từ nhiều năm qua giáo dục kỹ năng sống đã được đưa vào chương
trình học ở bậc tiểu học. Ở Việt Nam, năm học 2009 – 2010, lần đầu tiên Bộ Giáo


dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào thí điểm ở một
số trường mầm non và tiểu học. Có thể nói việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ em là
một nội dung giáo dục vô cùng quan trọng và cần thiết để giúp trẻ tích cực, độc lập
hơn trong việc học cũng như trong giao tiếp, sinh hoạt xã hội; giúp trẻ có ứng xử
linh hoạt trước các tình huống nảy sinh trong cuộc sống…Lứa tuổi mầm non là
những năm tháng rất quan trọng của cuộc đời, đây là giai đoạn nền tảng ban đầu
trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân. Ở thời kỳ này trẻ nhận thức bản thân
trong mối quan hệ với thế giới xung quanh chúng. Trẻ cần phải học để trở nên nhạy
cảm với nhu cầu của người khác, học các kỹ năng xã hội ần thiết để xây dựng quan
hệ có ý nghĩa trong công việc và trong vui chơi. Trẻ cũng cần học cách vượt qua
những thành công và thất bại; học cách đương đầu vượt qua những sợ hãi và lo lắng.
Những trải ngiệm xã hội này là cơ sở để trẻ có một cuộc sống lành mạnh cả về tâm ý
và xã hội, giúp trẻ đạt kết quả tốt trong các cấp học tiếp theo.
Bên cạnh đó, với mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay hướng đến việc phát
triển tối đa những năng lực và tiềm năng tối đa ở trẻ, hình thành những kỹ năng sống
cần thiết, chuẩn bị tốt cho trẻ vào các cấp học tiếp theo. Trẻ nhỏ không không những
cần phải biết như thế nào mà cịn cần phải biết khi nào thì làm như thế. Trẻ cần học
cách ứng dụng các kỹ năng vào tình huống có ý nghĩa, sử dụng những gì đã học vào
cuộc sống thực tiển của mình.
Chính vì vậy, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ em ngày nay càng trở nên thiết yếu,
là việc làm rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ đến
tuổi trưởng thành. Vấn đề đặt ra là làm sao để dạy kỹ năng sống cho trẻ có hiệu quả
để trẻ hiểu và ứng dụng. Đây là lí do mà tôi cho rằng rất cần thiết để “ Xây dựng và
thử nghiệm một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường
mầm non Thị Trấn Cần Đước”. Tôi hy vọng với một số thử nghiệm nhỏ của mình

-2-


các bạn giáo viên mầm non sẽ có thêm những tài liệu cụ thể trong việc xây dựng kế

hoạch dạy kỹ năng sống cho trẻ.

2. Mục đích đề tài:
Mục đích của đề tài là hệ thống lí luận tìm hiểu về các kỹ năng sống cần thiết
để dạy trẻ. Trên cơ sở đó xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp dạy kỹ năng
sống cho trẻ 3 – 4 tuổi. từ kết quả thử nghiệm đề xuất một số giải pháp sư phạm
góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm
non.

3. Lịch sử đề tài:
Mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay nhằm hình thành và phát triển ở trẻ những
chúc năng tâm lý, năng lực và những phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ
năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy những khả năng tìm ẩn, chuẩn
bị tốt cho sự phát triển của trẻ trong các giai đoạn sau. Giáo dục kỹ năng sống là
một nội dung quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, nó có
ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Chính vì thế
ta có thể tìm thấy những nghiên cứu, những bài viết của các tác giả trong và ngoài
nước đề cập đến vấn đế này.
Trong cuốn “ Học cách sống tự lập”, tác giả Tova Navara đã cung cấp cho các
bậc cha mẹ một số phương pháp đơn giản, hữu hiệu để giải quyết các vấn đề
thường gặp ở trẻ, để giúp trẻ sử lý một số tình huống đơn giản thường gặp trong
cuộc sống hằng ngày, giúp trẻ phát triển tư duy và ngày càng hồn thiện tính cách
của mình, nâng cao khả năng thích ứng với xã hội. [3]
Theo TS Nguyễn Thị Oanh, giáo dục kỹ năng sống được xem như là một
thành tố quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục ngày nay.[5]
TS Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn ABS Training ( trung tâm đào tạo kỹ
năng sống) đã chia sẻ: “ Ở các nước phát triển, trẻ rất độc lập. Và vì thế chúng
tránh được nhiều rủi ro đáng tiếc. Còn ở Việt Nam, vấn đề này chưa được quan
tâm đúng mức. Chúng tơi mở lớp học này vì nhận thấy có nhiều trẻ em bị xâm hại,
bị lạm dụng chỉ vì thiếu kỹ năng sống”. Cơ cịn cho biết “Kỹ năng sống khơng phải

là những gì q cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em bao
gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tối
thiểu để các em có thể tự lập”.[8]
Có thể thấy, ngày nay vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đang được xã
hội quan tâm chú ý. Trong thời đại mới, ngoài kiến thức, trẻ còn cần được trang bị
những kỹ năng sống để ngày càng hoàn thiện bản thân và phát triển cùng với sự
phát triển của xã hội. Giáo dục kỹ năng sống cần được bắt đầu từ bậc học mầm
non, bởi vì lứa tuổi này trẻ đang hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên,
phần lớn các nghiên cứu đều tiến hành trên chủ thể là học sinh lớn. Những nghiên
cứu dạy kỹ năng sống cho trẻ nhỏ là rất hiếm, và trên thực tế việc dạy kỹ năng
-3-


sống cho trẻ nhỏ trong trường mầm non chưa được quan tâm đúng mức và hiệu
quả chưa cao.
Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy kỹ năng sống cho trẻ nhỏ ở trường mầm
non Tôi tiến hành xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp.

4. Phạm vi đề tài
Vì điều kiện nghiên cứu bị hạn chế về không gian và thời gian nên tơi chỉ có
thể tiến hành xây dựng vả thử nghiệm một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ
3-4 tuổi tại trường mầm non Thị Trấn Cần Đước.

II/ Nội dung công việc đã làm:
1. Thực trạng đề tài:
Thuận lợi:
- Các cháu được đi học cả ngày thuận lợi cho việc rèn kỹ năng mọi lúc mọi
nơi.
- Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường và phòng Giáo dục, phụ huynh
học sinh giúp đỡ về cơ sở vật chất.

- Các cháu đều ở cùng lứa tuổi. Trường lớp rộng rãi, thống mát có đủ đồ
dùng, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy
- Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi, đồng nghiệp, có
năng lực sư phạm.
- Qua ba năm trực tiếp đứng lớp thực hiện công tác dạy và chăm sóc các trẻ,
tơi nhận thấy trẻ ở lớp tơi rất thích được làm những công việc rèn luyện kỹ năng
sống và hầu hết các trẻ ở lứa tuổi này đều thích làm những cơng việc đó.

Khó khăn:
- Một số cháu chưa hề được đến trường, lớp và một số cháu còn chậm phát
triển về một mặt nhận thúc nào đó.
- Đa số phụ huynh đều bận bịu với công việc, và một số phụ huynh lo kinh
tế gia đình, chưa hiểu biết và quan tâm đến tẩm quan trọng của việc rèn kỹ năng
sống cho trẻ.
- Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức làm thay mọi việc.
- Vào đầu năm học qua một cuộc khảo sát 115 trẻ ở 4 lớp mầm thì tơi rút ra
được kết luận: đa số trẻ chưa có kỹ năng sống. ( N= 115 )

-4-


Tỉ lệ % trẻ đã có kỹ năng sống theo từng nhóm kỹ năng đầu năm như sau:
Nhóm kỹ năng sống

Số lượng

Tỉ lệ %

Nhóm kỹ năng vận động


27

23,5

Nhóm kỹ năng tự phục vụ

21

18,3

Nhóm kỹ năng tình cảm

26

22,6

Nhóm kỹ năng giao tiếp

25

21,7

Nhóm kỹ năng xã hội

13

11,3

Nhóm kỹ năng ngơn ngữ


38

33

Nhóm kỹ năng nhận thức

23

20

* Với những thuận lợi và khó khăn trên, tơi đã nghiên cứu tìm hiểu nội dung
và biện pháp khặc phục thực trạng trên như sau:

2. Nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi tại trường
mầm non Thị Trấn Cần Đước:
2.1. Tìm hiểu về các nhóm kỹ năng sống của phù hợp để dạy trẻ 3-4
tuổi:
Những kỹ năng sống cần giáo dục cho trẻ mẫu giáo nhỏ được chia thành 7 nhóm
kỹ năng, đó là:
+ Kỹ năng vận động: bao gồm kỹ năng phối hợp các vận động cơ bản, kỹ năng
phối hợp các vận động tinh khéo léo, kỹ năng phối hợp các vận động trong nhóm.
+ Kỹ năng tự phục vụ: bao gồm kỹ năng ăn uống, kỹ năng vệ sinh cá nhân, kỹ
năng tự bảo vệ sức khỏe, kỹ năng tự phòng chống các tai nạn thông thường, kỹ
năng sử dụng đồ dùng.
+ Kỹ năng tình cảm: bao gồm kỹ năng đồng cảm, kỹ năng chia sẻ cảm xúc, kỹ
năng thể hiện tình cảm, kỹ năng kiềm chế cảm xúc.
+ Kỹ năng xã hội: bao gồm kỹ năng hợp tác, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ, kỹ
năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ, kỹ năng vượt qua khó khăn, kỹ năng tơn trọng
những quy tắc, nội quy chung, kỹ năng chở đợi đến lượt, kỹ năng giữ gìn đồ dùng
đồ chơi, kỹ năng quý trọng đồng tiền.

+ Kỹ năng giao tiếp: bao gồm kỹ năng lắng nghe, kỹ năng bày tỏ ý kiến, kỹ năng
nói trước đám đơng, kỹ năng giao tiếp thân thiện

-5-


+ Kỹ năng ngơn ngữ: nhóm bao gồm kỹ năng nghe hiểu, kỹ năng phát âm đúng,
kỹ năng diễn đạt biểu cảm, rõ ràng.
+ Kỹ năng nhận thức: bao gồm kỹ năng quan sát, kỹ năng phán đoán, kỹ năng tự
học, kỹ năng học tập theo nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề.

2.2. Nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ:
Mục tiêu giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non ở nước ta nhằm từng bước hình
thành và hồn thiện dần những chức năng tâm lý và năng lực chung của trẻ như là
có ý thức về bản thân, tự khẳng định mình theo hướng tích cực, mạnh dạn, tự tin,
độc lập, tự giác, dễ hòa nhập, biết bảo vệ mơi trường, có nếp sống văn minh, có
hành vi giao tiếp phù hợp trong xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào
cuộc sống. Tương ứng với mục tiêu giáo dục được đổi mới, chương trình chăm sóc
- giáo dục mầm non mới hiện nay cũng được bổ sung thêm một số nội dung liên
quan đến kỹ năng sống cho trẻ:
* Tăng cường hơn nữa việc cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm và cách thức
hành động, dạy cho trẻ cách làm, cách suy nghĩ, chú trọng cung cấp những kinh
nghiệm về thái độ ứng xử với bản thân, với mọi người xung quanh. Xây dựng cho
trẻ nền tảng ban đầu của nếp sống văn minh và hành vi tích cực với lứa tuổi.
* Tiếp tục hoàn thiện những nội dung giáo dục thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông
tin và giao tiếp của trẻ,….
Nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo nhỏ không phải là những gì quá
cao siêu, phức tạp mà bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi, là những
hiễu biết và kỹ năng hành động tối thiểu để trẻ có thể tự lập trong cuộc sống. Tất cả
các kỹ năng đó để được thể hiện trong năm lĩnh vực phát triển mà tơi đã bám sát

vào đó để xây dụng dạy cho trẻ của mình:

Về thể chất: dạy trẻ thực hiện các kỹ năng vận động cơ bản như đi, chạy,
thăng bằng, bò, trườn, trèo, tung, ném, bắt, bật- nhảy, biết phối hợp các giác quan
và vận động, vận động nhịp nhàng khéo léo trên nhiều địa hình khác nhau, trong
khi luyện tập vui chơi và làm việc vặt giúp cơ. Trẻ có một số kỹ năng tốt trong việc
chăm sóc và giữ gìn sức khỏe cho bản thân như tự đánh răng, rửa mặt, lau mặt, rửa
tay bằng xà phòng, tự thay quần áo khi bị ước, bẩn và để vào đúng nơi quy định; đi
vệ sinh đúng nơi quy định, đi xong biết dội nước; trẻ có một số thói quen, kỹ năng
tốt trong ăn uống ( mời cô, mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, không đùa nghịch, không làm
đổ vãi ra bàn, ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau: không uống nước lã và ăn quà
vặt ngoài đường,…); biết cách sử dụng đồ dùng phục vụ cho ăn uống đúng cách và
thành thạo; biết cách làm một số món ăn thức uống đơn giản; trẻ có một số hành vi
và thói quen tốt trong vệ sinh, phòng bệnh ( đánh răng ba lần trên ngày, rữa tay
bằng xà phòng trước khi vào lớp, sau khi đi vệ sinh….); lựa chọn và sử dụng trang
phục phù hợp với thời tiết và biết lợi ích của việc làm đó; nói với người lớn khi bị

-6-


đau; biết che miệng khi ho, hắt hơi; bỏ rác đúng nơi quy định; không khạc nhổ bừa
bải;…)

Về nhận thức: giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết. Dạy trẻ
những kỹ năng nhận thức như: quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, thảo luận;
dạy trẻ kỹ năng tư duy sáng tạo; dạy trẻ kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề
đơn giản theo những cách khác nhau. Trẻ có khả năng tự hoạt động và hoạt động
theo nhóm. Trẻ có một số kỹ năng học tập như sử dụng đồ dùng học tập, kỹ năng
khảo sát hiện tượng, kỹ năng đếm đong, đo, xếp tương ứng, so sánh và sắp xếp
theo quy tắc, phân biệc hình dạng,…


Về ngơn ngữ: dạy trẻ nghe hiểu nội dung lời nói trong giao tiếp hằng ngày,
nghe hiểu và thực hiện các yêu cầu trong hoạt động tập thể, kỹ năng lắng nghe và
kỹ năng diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày, biết
bày tỏ nhu cầu tình cảm của bản thân. Trẻ nói năng lễ phép, chủ động và tự tin
trong giao tiếp, biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh. Trẻ biết đọc thơ,
ca dao, đồng dao, và bắt chước giọng nhân vật một cách biểu cảm, kể chuyện sáng
tạo qua tranh vẽ và giữ gìn, bảo quản sách cẩn thận.

Về tình cảm – xã hội: dạy trẻ có ý thức về bản thân ( nói được tên tuổi,
giới tính, sở thích, khả năng của bản thân, điểm gống và khác nhau của mình với
người khác, thực hiện được công việc được giao, xếp đồ dùng đồ chơi,… ). Dạy trẻ
nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh ( nhận
biết một số trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua
nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc; đồn kết với bạn; kính u Bác Hồ
và những người có cơng với q hương, đất nước, tơn trọng văn hóa khác nhau của
các dân tộc). Dạy trẻ biết ứng phó khi gặp trường hợp khẩn cấp như cháy, có người
rơi xuống nước, ngã chảy máu,…; biết tránh một số trường hợp không an toàn
( khi người lạ bế, ẵm, cho bánh kẹo, rủ đi chơi thì khơng được đi theo; khơng ra
khỏi nhà, khu vực trường, lớp khi không được phép của người lớn, cô giáo ). Biết
gọi người lớn giúp đỡ khi bị lạc, nhớ tên trường, số nhà; không nghịch các vật sắc
nhọn, khơng đến gần nơi nguy hiểm,…Trẻ có một số phẩm chất cá nhân như mạnh
dạn, tự tin, tự lực ( mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, chủ động và độc lập
trong một số hoạt động đơn giản hằng ngày, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được
giao). Trẻ có một số kỹ năng sống trong cộng đồng như biết tôn trọng, hợp tác,
thân thiện, quan tâm, chia sẽ, biết nói cám ơn, xin lỗi, chào hỏi, lễ phép; biết chờ
đến lượt; chú ý khi nghe người khác nói, khơng ngắt lời người khác, lắng nghe,
trao đổi; biết nhận xét và bày tỏ thái độ trước hành vi “đúng – sai”, “ tốt – xấu”.
Trẻ biết thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp,
nơi cơng cộng ( để đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ, trật tự khi ăn, khi ngủ, đi bên phải

lề đường, không làm ồn nơi công cộng, muốn đi chơi phải xin phép người lớn,…).
Dạy trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi đúng cách; biết chăm sóc cây cối, vật ni,
bảo vệ mơi trường, bỏ rác đúng nơi quy định và biết nhắc nhở người khác,không
-7-


hái hoa, bẻ cành; biết tiết kiệm trong sinh hoạt như tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi
phịng, khóa vịi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn…

Về thẩm mỹ: trẻ có khả năng cảm nhận và biết thể hiện thái độ, tình cảm
khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẽ đẹp các sự vật,
hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật; có khả năng
thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình; u thích hào
hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật.

3. Biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ:
Sau quá trình thực hiện, tơi xin đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ 3 -4 tuổi tại trường Mầm Non Thị Trấn Cần Đước như sau:
• Dùng tình cảm để giáo dục trẻ: Trẻ nhỏ có nhu cầu yêu thương và cũng dễ
yêu thương lại mọi người. Vì vậy, những tác động giáo dục kỹ năng sống đến với
trẻ trước hết là bằng con đường tình cảm. là một giáo viên mầm non tôi đã hết lịng
chăm sóc, dạy dỗ, bảo ban trẻ, đồng thời tạo ra những tình huống để trẻ có cơ hội
đáp lại tình cảm bằng những hành vi, cử chỉ, thái độ tốt đẹp của chúng ( VD: cô bị
ghế làm trúng chân đau quá – trẻ xúm lại hỏi han, tìm dầu đưa cho cô với một thái
độ lo lắng,….). Đây là một biện pháp rất hữu hiệu khi dạy cho trẻ kỹ năng giao
tiếp và tình cảm.
• Dùng trị chơi để giáo dục trẻ: Chơi là cuộc sống của trẻ, không chơi trẻ
không phát triển được. trẻ sẽ được học cách giao tiếp với người khác qua hoạt
động chơi. Các tình huống chơi như đóng vai hoặc chơi theo nhóm sẽ giúp trẻ phát
triển các kỹ năng cần thiết để giao tiếp một cách có hiệu quả với người lớn và trẻ

khác. Trẻ cũng học được các kỹ năng xã hội như chia sẻ, nhường nhịn nhau, chờ
đền lượt và sẽ trở nên đồng cảm với người khác ( VD: chơi trò chơi chăm em,
phòng khám, mua bán, mua vé tại bến xe, mèo đuổi chuột,…).Khi dùng trò chơi đễ
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi thường lựa chọn những trị chơi có nội dung lành
mạnh, bổ ích, phản ánh những mối quan hệ tích cực giữa người với người trong xã
hội, tránh những trò chơi bạo lực hay trị chơi phản ánh hiện tượng tiêu cực trong
cuộc sống.
• Dùng nghệ thuật để giáo dục trẻ: Những lời răn dạy dù được nhắc đi nhắc
lại nhiều lần cũng khó gợi lên những xúc cảm tích cực ở trẻ, giúp trẻ có những thái
độ và hành vi ứng xử tốt đẹp đối với con người và trong cuộc sống xung quanh
như các tác phẩm nghệ thuật ( bài hát, bài thơ, câu chuyện, tranh ảnh,…)lại có thể
làm được điều đó một cách dễ dàng. Khi dùng nghệ thuật giáo dục trẻ chúng ta cần
lựa chọn các tác phẩm phù hợp với lứa tuổi, dễ nhớ, dễ hiểu, có sự phân biệt rõ cái
gì tốt, cái gì xấu, cái gì nên làm hay khơng nên làm, có nội dung giáo dục phù hợp
với nhận thức của trẻ ( VD: bài thơ “bạn mới đến trường” dạy trẻ biết giúp đở,
chia sẻ với bạn; câu chuyện “ cậu bé Tích Chu”, “ Thỏ con không vâng lời” dạy
-8-


trẻ biết vâng lời dạy bảo của người lớn; bài hát “ cả nhà thương nhau” dạy trẻ về
tình cảm gia đình; bài thơ “ vâng lời bà” dạy trẻ khơng vây cát, đi ra nắng phải
đội nón;…). Khi truyền đạt tác phẩm nghệ thuật đến trẻ chúng ta cần dùng ngôn
ngữ giản dị, dễ hiểu, trong sáng, mang sắc thái biểu cảm để trẻ tiếp nhận dễ dàng
và hứng thú.
• Tạo tình huống có vấn đề cho trẻ giải quyết: Việc tạo ra những tình huống
đặc biệt là những tình huống hấp dẫn, mang tính có vấn đề, tính tìm kiếm và cuốn
hút trẻ vào các tình huống ấy có một ý nghĩa rất lớn đối với trẻ. Sự có mặt của các
tình huống trong q trình tổ chức các hoạt động chơi, học tập, lao động và giao
tiếp của chúng. Khi tổ chức hoạt động cho trẻ giáo viên đặt ra cho trẻ những nhiệm
vụ, đồng thời tạo cho trẻ cơ hội, khả năng tự trẻ có thể tìm kiếm những phương

tiện, tận dụng những kinh nghiệm có sẵn để giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra.
Để giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ, cơ giáo có thể đưa thêm các dấu hiệu bổ sung,
những câu hỏi ngắn gọn,…để giúp trẻ nhanh chóng tìm ra cách giải quyết các
nhiệm vụ được giao. Cô giáo không đưa ra cách giải quyết cụ thể, không làm hộ trẻ
mà động viên, khuyến khích tạo điểu kiện cho trẻ giải quyết tình huống. cô giáo
quan sát trẻ hoạt động, nếu thấy trẻ có khó khơng thể tự giải quyết thì cơ có thể gợi
ý. Và chính những lời gợi ý hoặc các câu hỏi định hướng của cô buộc trẻ phải suy
nghĩ, phải so sánh lựa chọn phương án thích hợp để giải quyết nhiệm vụ ( VD: cơ
có những quả bóng, cơ muốn trang trí lớp để tổ chức sinh nhật cho một bạn trong
lớp, cơ hỏi trẻ “ trang trí như thế nào cho đẹp?”. Trẻ đưa ra ý kiến: treo, kết chùm
gắn lên cửa, cột vào cửa,…cô cho trẻ tự tìm cách thức và phương tiện để treo
bóng, cột bóng vào cây và cắm vào chậu đất sét, kết chùm bóng lên cửa…).
• Tận dụng tình huống phát sinh, tình huống thực tế: Khơng chỉ tạo ra các
tình huống giáo dục mà giáo viên cần phải tận dụng những tình huống phát sinh và
những tình huống thực tế trong cuộc sống để dạy kỹ năng sống cho trẻ. Đó chính là
những cơ hội rất tốt và hiệu quả để giáo dục trẻ, nhưng đòi hỏi giáo viên phải nhạy
bén, biết qua sát và nắm bắt cơ hội kịp thời ( VD: hiện tượng cầu vống, hiện tượng
chuồn chuồn bay thấp, xắp xếp đồ dùng các nhân gọn gàng mỗi ngày, tại sau khăn
để ngồi nắng mau khơ hơn,…).
• Tổ hức hoạt động thật hoặc giống thật cho trẻ tự trải nghiệm thực tế:
Kỹ năng sống không thể học trên lý thuyết sng mà khơng có trải nghiệm thực tế.
Chính vì thế, giáo viên cần tổ chức thật nhiều các hoạt hoạt động thật hoặt gần
giống thật cho trẻ tham gia. Càng thực hành nhiều và thường xuyên thì trẻ càng
nhớ lâu và kỹ năng mới có thể hình thành được. ( VD: cơ có thể cho trẻ đi thăm
một phịng mạch, đi quầy sách, đi cơng viên, tham quan huyện đội,…) để trẻ thực
hành kỹ năng giao tiếp, ứng xử ở những nơi công cộng, nơi làm việc quân nghiêm
túc… Một cách đơn giản hơn, cơ có thể tổ chức một buổi triển lãm tranh tô màu,
sản phẩm của bé và mời phụ huynh đến xem ( cho trẻ sắp xếp triển lảm, tiếp đón
phụ huynh, giới thiệu sản phẩm của mình). Qua đó trẻ được thực hành kỹ năng hợp
-9-



tác, hoạt động nhóm, kỹ năng sắp xếp, kỹ năng giao tiếp một cách tự nhiên và hiệu
quả.
• Quan sát, theo dõi hằng ngày đối với hành vi thái độ, lời nói, hành động
của trẻ: Muốn hiểu rỏ về khả năng của trẻ thì giáo viên cần thường xuyên quan
sát, theo dõi trẻ trong tất cả các hoạt động hằng ngày. Việc giáo viên quan sát trẻ
rất có ý nghĩa đối với việc giáo dục kỹ năng sống, nhờ đó mà giáo viên biết được
kỹ năng của trẻ đến đâu, trẻ đã thực hiện tốt chưa, trẻ còn yếu kỹ năng nào, trẻ cần
được cung cấp thêm kỹ năng gì ( VD: khi quan sát thấy trẻ thường xuyên mặt áo
ngược thì cơ chú ý dạy trẻ kỹ năng mặt quần áo cho đúng). Giáo viên cần quan sát
trẻ mọi lúc, mọi nơi, bao quát tất cả trẻ để giúp đỡ, nhắc nhở kịp thời.
• Tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự rèn luyện kỹ năng tự phục vụ: Trẻ 3 – 4 tuổi
có khả năng làm nhiều việc tự phục vụ và điều này sẽ giúp trẻ độc lập, tự tin hơn ở
các lớp học tiếp theo. Nếu được thực hành thường xuyên thì kỹ năng trẻ sẽ thuần
thục và chính xác, nhanh nhẹn hơn và các kỹ năng ấy sẽ biến thành phản xạ tự
nhiên, trẻ tự giác làm mà không cần ai nhắc nhở. Cô chú ý dành đủ thời gian cho
trẻ làm, không làm thay trẻ, khi trẻ qn thì cơ nhẹ nhàng nhắc nhở…
• Trang bị đồ dùng, vật dụng, đồ chơi đầy đủ cho trẻ, tận dụng những thứ
có sẵn xung quanh để dạy trẻ: Trẻ 3 – 4 tuổi “học qua chơi”, “ học qua thực
hành”nên giáo viên cần chuẩn bị đầy dủ những đồ dùng, vật dụng, đồ chơi cho trẻ
sử dụng, sắp xếp vừa tầm với trẻ để trẻ dễ lấy và cất ( VD: muốn trẻ tập chăm sóc
cây cối thì có các vật dụng như bay, xẻng, bình tưới, hạt giống,…) Để trẻ học chế
biến những món ăn đơn giản thì cơ cũng phải chuẩn bị sẵn các ngun vật liệu,
như đường, nước, trái cây, bột mì,…Ngồi ra cơ cũng tận dụng những thứ có sẵn
xung quanh trẻ, chẳng hạn như biển báo nguy hiểm, cháy nổ, lối thoát hiểm,…đễ
dạy trẻ biết ứng phó trước trường hợp khẩn cấp. Khi cho trẻ chơi đồ chơi hay sử
dụng đồ dùng, vật dụng cơ nhắc nhở trẻ biết giữ gìn cẩn thận, cất dọn ngăn nắp,
khơng tranh giành nhau.
• Làm mẫu các thao tác: Khi dạy bất kỳ một kỹ năng nào cho trẻ chúng ta

cần làm mẫu các thao tác cho trẻ xem. Điều này đặt biệt cần thiết với các kỹ năng
như: sử dụng đồ vật, làm các món ăn đơn giản, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng lật sách,
…Khi làm mẫu cho trẻ xem giáo viên cần làm chậm và rõ ràng, kết hợp chỉ dẫn
bằng lời.
• Làm gương cho trẻ noi theo: Trong độ tuổi này, trẻ “ bắt chước” người
lớn. Vì thế nếu người lớn chúng ta thể hiện thái độ không tốt đối với trẻ, chúng sẽ
học đối xử không tốt với bạn bè và người xung quanh. Nói cách khác hành vi của
giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như sự hình thành tính cách của
trẻ. Do đó, giáo viên cần thể hiện mẫu hành vi ứng xử tốt, lời nói hay để trẻ làm
tấm gương bắt chước noi theo. Bên cạnh đó cơ cần sử dụng tấm gương của người
xung quanh, của bạn để khuyến khích trẻ noi theo.

- 10 -


• Khen ngợi, động viên, phê bình, đánh giá trẻ: Chúng ta cần sử dụng
nguyên tắc “ khen là chính, trừng phạt là hãn hữu”. Giáo viên cần khen chê đúng
lúc và đúng mức. hạn chế trừng phạt, nhưng phải để trẻ thấy cái sai của mình. Cách
tốt nhất là cơ cho trẻ tự nhận xét.
• Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh: Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
muốn đạt hiệu quả cao thì cần có sự phối hợp chặt chẻ với nhà trường và gia đình,
giữa giáo viên và phụ huynh. Giáo viên sẽ quan sát và tìm hiểu xem trẻ có kỹ năng
gì và cần được cung cấp kỹ năng gì. Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ luyện tập các
kỹ năng tại lớp học. đồng thời, những giờ đón trẻ, trả trẻ giáo viên trao đổi với phụ
huynh để biết được khi về nhà trẻ có thực hiện các kỹ năng đó như thế nào. Từ đó
giáo viên cùng phụ huynh phối hợp giáo dục và củng cố cho trẻ.
• Dạy kỹ năng sống cho trẻ trong mọi hoạt động : Có thể ứng dụng dạy kỹ
năng sống cho trẻ trong mọi hoạt động như: hoạt động học, hoạt động chơi ( chơi
góc và chơi ngoại trời, chơi tự do), hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, trả trẻ, đón trẻ, hoạt
động chiều, hoạt động lao động, tham quan dã ngoại.


4. Kết quả chuyển biến:
Đối với trẻ:
- Qua việc vận dụng các phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi tại
trường, tôi nhận thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt: tự tin hơn, biết làm nhiều việc khơng
thể ngờ, khơng khí trong giờ học, giờ chơi cũng thu hút hơn. Trẻ hứng thú thú,
phấn khởi trong khâu tiếp nhận kiến thức. Trẻ dần đi từ cái không biết đến cái biết:
biết tự vệ sinh cá nhân, biết làm một số món ăn đơn giản ( bánh mì salach trứng,
bánh mì phết bơ, trái cây dầm, trang trí dĩa trái cây, bốc vỏ trứng, gói hồnh thánh,
bánh phục linh,…); trẻ giao tiếp tự nhiên, tự tin; có ý thức bảo vệ mơi trường, bỏ
rác đúng nơi qui định, không xả rác nơi cơng cộng, kính u Bác Hồ…,; u thiên
nhiên và chăm sóc cây xanh;….
- Các bé ngày càng năng động hơn, tư duy phát triển hơn nhiều so với đầu
năm.
- Mối quan hệ với bạn bè trong lớp thân ái hơn, thân thiện, biết quan tâm, chia
sẽ lẫn nhau, giúp đỡ nhau.

- 11 -


Tỉ lệ % trẻ đã có kỹ năng sống theo từng nhóm kỹ năng đến cuối năm như
sau: N = 115.
Nhóm kỹ năng sống

Số lượng

Tỉ lệ %

Nhóm kỹ năng vận động


98

85,2

Nhóm kỹ năng tự phục vụ

94

81,7

Nhóm kỹ năng tình cảm

94

81,7

Nhóm kỹ năng giao tiếp

85

73,9

Nhóm kỹ năng xã hội

87

75,7

Nhóm kỹ năng ngơn ngữ


101

87,8

Nhóm kỹ năng nhận thức

98

85,2

- Các trẻ chưa có kỹ năng đa số là các trẻ chậm phát triển so với lứa tuổi.

Đối với phụ huynh:
- Có sự thay đổi nhìn nhận về việc học và chơi của con mình, nhận thấy được
sự tiến bộ rõ rệt của con em mình qua từng ngày. Tư đó, có nhiều giúp đỡ cho giáo
viên trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu, đồ dùng dạy học và phối hợp trong khâu
dạy trẻ

III/ Kết luận:
1. Bài học kinh nghiệm:
Qua việc lập kế hoạch thực hiện một số biện pháp cho việcdạy trẻ kỹ năng
sống, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Các giáo viên đều quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy
kỹ năng sống cho trẻ.
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi không phải là quá sớm mà là một việc
rất cần thiết, nó mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ, giúp trẻ thích ứng được với cuộc
sống.
- Trẻ ngày một độc lập, tự tin hơn so với đầu năm.
- Có kế hoạch thực hiện dạy kỹ năng theo từng chủ đề, chuyên đề
- Áp dụng tốt các biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ

- Tìm tịi đồ dùng, ngun vật liệu phục vụ cho trẻ, hấp dẫn tạo sự thu hút đối
với trẻ.
- Biết kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú cho trẻ; Khen chê
đúng mức, động viên khích lệ kịp thời.
- 12 -


- Luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ đồ
dùng, nguyên vật liệu.

2. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
- Được áp dụng dạy trẻ 3 – 4 tuổi tại trường mầm non Thị Trấn Cần Đước và
có thể góp một phần kiến thức dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng và trẻ
mầm non nói chung cho các giáo viên mầm non tại một số một số trường mầm
non trên địa bàn huyện Cần Đước.

3. Kiến nghị sư phạm:
- Giáo viên mầm non cần thường xuyên trao dồi, học hỏi để tự nâng cao vốn
hiểu biết của mình về kỹ năng sống.
- Trường mầm non nên tổ chức các hoạt động thực tế ngoài xã hội ( tham
quan, dả ngoại, đi phòng truyền thống huyện,…)
- Ban Giám Hiệu cần tồ chức những hoạt động sinh hoạt, trao đổi chuyên môn
giữa các giáo viên trong trường để giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc
tổ chức các hoạt động kỹ năng sống cho trẻ của mình

Kết luận:
Việc xác định các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi tại trường
mầm non Thị Trấn Cần Đước đã giúp tôi nhận thấy:
- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một vấn đề đang rất được quan tâm và việc
phát triển kỹ năng sống cho trẻ sẽ giúp trẻ tự tin hơn, độc lập và linh hoạt

hơn trong học tập và trong cuộc sống
- Dựa trên những biện pháp đã nghiên cứu, giáo viên mầm non có thể sử dụng
linh hoạt, và có thể phối hợp nhiều phương pháp để dạy kỹ năng sống cho
trẻ
- Trẻ mầm non tiếp thu rất nhanh, nhưng cũng rất mau quên, vì vậy phải dạy
trẻ thường xuyên và cho trẻ luyện tập, thực hành thường xuyên, lặp đi lặp lại
nhiều lần, thì kỹ năng sống càng phong phú, đa dạng và chính xác hơn.
- Có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ trong các giờ hoạt động chung, hoạt động
góc, hoạt động chiều, giờ ăn, giờ ngủ, mọi lúc mọi nơi và thời gian rảnh rổi.
giáo viên tiến hành dạy trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau như cá nhân, tập
thể, nhóm nhỏ, tùy thuộc vào từng loại kỹ năng.

- 13 -


- 14 -


1.Dương Minh Hòa (biên dịch) (2009), Hãy để bé học cách tự lập, NXB Gíao dục.
2.ThS. Nguyễn Thị Bích Liên ( 2000), “ Khả năng tự lực trẻ tuổi mẫu giáo”, Thông
tin khoa học Giáo dục mầm non, số 4.
3. Tova Navarra ( 2008), Học cách sống tự lập, Dạy trẻ biết cách tự bảo vệ và
chăm sóc bản thân, NXB Hồng Đức.
4. Lê Bích Ngọc ( 2009), Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi, NXB Giáo
dục.
5. Nguyễn Thị Oanh ( 2006), 10 cách rèn kỹ năng sống cho trẻ, NXB Trẻ.
6. Huỳnh Văn Sơn ( 2009), Nhập mơn kỹ năng sống, NXB Gíao dục.
http://www. Unicef. Org/lifeskills/index- whichskills.html.
7. Teaching life skills to children.
/>8. Trang bị kỹ năng sống cho trẻ - càng sớm càng tốt.


Làm bánh mì phết bơ
Làm hồnh thánh

Trang trí đĩa trái cây
Xếp giấy vệ sinh – cách sử dụng

Bóc trứng
- 15 -


Pha nước uống

Kỹ năng ứng phó trước tình trạng

Làm trái cây dầm

nguy cấp.

Nước ép trái cây

Cắm hoa

Dạy trẻ kỹ năng xếp khăn ăn

Làm bánh.

Làm bánh mì phết bơ
Bánh mì sandwich và bơ đậu phộng khơng phải là món ăn xa lạ đối với trẻ nhỏ.
Nhưng hầu như các trẻ đều được ba mẹ làm sẵn cho ăn. Vì vậy khi chùng tơi tiến

hành dạy cho trẻ tự làm bành mì sandwich phết bơ đậu phộng, tất cả trẻ đều rất hào
hứng và vui vẻ thực hiện. Đầu tiên, trẻ giúp cô sắp xếp bàn ghế và rửa tay sạch
trước khi làm món ăn. Cơ trị chuyện vui vẻ, nhẹ nhàng với trẻ, cho trẻ tự do nêu
lên hiểu biết của mình về món ăn này. Cơ dạy cho trẻ biết đây là một món ăn
nhanh, thường dùng vào bữa sáng, khi đi chơi,...và đặc biệt là những khi đói bụng
trẻ có thể tự làm ăn mà khơng cần đợi ba mẹ làm giúp. Tiếp đến, cô hường dẫn và
làm mẫu thao tác một lần cho trẻ xem. Sau đó, cơ cho trẻ tập làm, mổi trẻ đều có
hai miếng bánh mì sandwich, bơ đậu phộng, đường, muỗng, đĩa.
Chúng tơi nhận thấy, trong quá trình cho trẻ tập làm bánh mì phết bơ, trẻ rất hứng
thú và cẩn thận làm theo trình tự các bước cơ đã hướng dẫn. Trẻ cũng biết chờ bạn
lấy bơ, đường xong rồi đến lượt mình chứ khơng tranh giành nhau. Có những trẻ
phết bơ rất khéo, vừa đủ và rắc đường đều trên miếng bánh mì. Bên cạnh đó, có
vài trẻ thực hiện chưa được khéo lắm. Ví dụ như có trẻ múc đường bỏ lên bánh
mì, nhưng lại khơng biết rải đều ra. Khi đó, cơ đã đến bên cạnh và hướng dẫn trẻ
dùng muỗng rải đường cho đều hơn. Tất cả trẻ đều rất hừng thú khi nhìn thấy
những miếng bành mì vừa làm xong, và cịn vui hơn khi được cơ khen ngợi. Cô
dành một khoảng thời gian cho trẻ vui vẻ ngồi thưởng thức món bánh mì phết bơ.
Cuối cùng, trẻ chia nhau dọn dẹp bàn ghế và rửa muỗng, đĩa cho sạch. Kết thúc
hoạt động, trẻ đã có kỹ năng làm món bánh bì phết bơ.
Làm hồnh thánh
- 16 -


Với món ăn này, đầu tiên cơ cho trẻ nêu lên hiểu biết của mình về món ăn này: mùi
vị hoành thánh như thế nào, thường ăn hoành thánh ở đâu? Khi nào?... cơ cho trẻ
xem hình ảnh trên máy vi tính: các cách chế biến khác nhau, các bước gói hồnh
thánh, các kiểu gói hồnh thánh,... trẻ rất thích thú và thảo luận rất sôi nổi với
nhau. Phần thực hành, cô yêu cầu trẻ kê bàn ghế, lấy muỗng, đĩa và khơng qn
rửa tay sạch trước khi làm món ăn. Mặc dù trẻ đã xem các bước gói hồnh thánh
trên máy vi tính rồi nhưng cơ cũng cần làm mẫu thao tác trên vật thất cho trẻ quan

sát rõ hơn. Cơ dạy trẻ gói hồnh thánh theo kiểu dễ nhất, đó là hình tam giác. Trẻ
rất chú ý theo dõi cách cô làm và hào hứng bắt tay vào thực hiện.
Chúng tôi quan sát thấy, tất cà trẻ đều biết gói hồnh thánh theo trình tự cơ đã dạy
và thao tác khá nhanh. Trẻ biết lấy nhân vừa đủ, đặt nhân vào giữa miếng hoành
thánh, xếp hai miếng hoành thánh cho bằng nhau... Trẻ cũng biết giải quyết một số
tình huống, ví dụ như khi thịt dính chặt vào muỗng thì trẻ biết layấ một muỗng
khác để gạt thịt xuống
Sau khi trẻ gói hồnh thánh xong, cơ đặt tình huống cho trẻ: “ Làm sao để chúng ta
ăn được món hồnh thánh này?”. Vì trong lớp học khơng thể sử dụng bếp gas nên
trẻ đã nghĩ ra cách là nhờ nhà bếp chiên giúp. Cô cho trẻ thảo luận với nhau xem
khi nhờ các cơ cấp dưỡng chiên hồnh thánh giúp thì phải nói như thế nào cho lịch
sự. Sau đó, tất cả nhất trí để chọn ra một bạn để xuống nhà bếp nhờ cơ cấp dưỡng
chiên hồnh thánh giúp. Tuy có phần hơi e dè, nhưng trẻ cũng đã hỏi nhờ một cách
lễ phép: “Cô ơi, lớp con học gói hồnh thánh, cơ chiên giúp lớp con nha!”. Đầu giờ
chiều, sau khi ngủ dậy, cả lớp vui vẻ thưởng thức món hồnh thánh chiên. Những
trẻ được học gói hồnh thánh rất tự hào và khoe với tất cả các bạn khác về sản
phẩm của mình
Bóc trứng
Để tạo điều kiện cho trẻ thực hành kỹ năng bóc ttrứng, cô giáo chuẩn bị sẵn một số
trứng cút và trứng gà (đã luộc chín), muối và tiêu. Trẻ cũng giúp cô sắp xếp bàn
- 17 -


ghế, lấy đĩa đựng vỏ và trứng. Cô lảm mẫu thao tác bóc trứng cho trẻ xem: cầm
trứng đập nhẹ xuống mặt bàn, nhẹ nhàng bóc lớp vỏ ra, rồi để trứng đã bóc vào
một cái đĩa sạch. Sau đó, cơ mới trẻ cùng nhau bóc trứng. Đồng thời, cơ giao cho
một trẻ làm muối tiêu để ăn với trứng. Cô không cần lảm mẫu thao tác làm muối
mà chỉ dùng lời hướng dẫn trẻ công thức: 2-3 muỗng muối + 1 muỗng tiêu, sau đó
trộn đều.
Chúng tơi quan sát thấy, lúa đầu trẻ còn bỡ ngở, chưa dám đập mạnh quả trứng

xuống bàn nên vỏ trứng không nứt ra. Cơ hướng dẫn trẻ phải dùng lực mạnh hơn
thì vỏ trứng mới nứt ra được. Trẻ chăm chú và nhẹ nhàng bóc vỏ trứng sao cho
trứng khơng bị vỡ. Phần vỏ được trẻ để gọn trong đĩa riêng của mình. Sau nhiều
lần bóc trứng, thao tác của trẻ đã nhanh hơn, khéo hơn rất nhiều. Riêng trẻ làm
muối tiêu cũng thực hiện rất tốt, biết lấy vừa đủ muối, tiêu và trộn rất dều.
Sau khi đã bóc trứng xong, trẻ tự đi đổ vỏ vào thùng rác và rửa đĩa cho sạch. Cô và
trẻ cùng quan sát sản phẩm: trứng bóc khơng bị vỡ, muối trộn đều. Trẻ rất thích thú
và cười rất tươi, hãnh diện khoe với các bạn khác trong lớp về món trứng của
mình. Cả lớp cùng thưởng thức món trứng chấm muối tiêu trong giờ cơm trưa.
Trang trí đĩa trái cây
Để dạy trẻ kỹ năng làm các thức uống từ trái cây hoặc trang trí đĩa trái cây, vào
những thời gian rỗi như giớ đón trẻ, trị chuyện đầu ngày, hoạt động chiều,...cơ
tranh thủ cho trẻ xem một số hình ảnh trên máy vi tính. Qua đó, trẻ được mở rộng
thêm hiểu biết của mình về các món ăn hoặc nước uống từ trái cây (đặc điểm, lợi
ích, cách thực hiện,...). Ngồi ra, cơ cũng dán những hình ảnh ấy lên tường để trẻ
theo dõi và tham khảo thêm
Khi tổ chức cho trẻ trang trí trái cây, giáo viên chuẩn bị nhiều loại trái cây khác
nhau để trẻ thỏa sức sáng tạo trong cách trang trí. Những laoị trái cây dầm dùng
dao gọt vỏ và cắt miếng (ví dụ như: thơm, mận, ổi, táo, lê,...) thì cô sẽ chuẩn bị

- 18 -


sẵn. Đối với một số loại trái cây như: sơri, quýt,... trẻ tự bóc vỏ bằng tay được,
hoặc chỉ cần rửa sạch bằng nước và sử dụng ln thì giáo viên sẽ để trẻ tự làm.
Để trẻ rèn luyện thêm kỹ năng hợp tác với bạn, cô giáo cho 2-3 trẻ cùng nhau trang
trí một dĩa trái cây. Trong quá trình trẻ thực hiện, chúng tơi nhận thấy trẻ biết bàn
bạc với nhau xem sử dụng những loại trái cây nào, xếp theo kiểu gì?...Nhóm nào
xếp xong nhanh và đẹp, cô nhận xét và khen ngợi để trẻ thêm phấn khởi. Nhóm
nào xếp chưa đẹp thì cơ gợi ý để trẻ chỉnh lại cho đẹp hơn. Bên cạnh đó, cơ cũng

ln khuyến khích cho trẻ sử dụng nhiều loại trái cây có màu sắc khác nhau và xếp
xen kẽ sao cho dĩa trái cây thật bắt mắt, thật nổi bật. Sau một khoảng thời giam,
chúng tôi thấy sản phẩm của trẻ rất đẹp, mỗi dĩa có một kiểu dáng riêng tùy theo sự
sáng tạo của mỗi nhóm. Cuối giờ, trẻ cùng nhau ăn trái cây và uống nước rất vui
vẻ. Cô kết hợp tập cho trẻ dùng tăm xiên trái cây chứ khơng dùng tay để bóc.
Tại góc đóng vai, chúng tôi tiếp tục ôn luyện cho trẻ kỹ năng xếp dĩa trái cây. Cô
thay đổi các loại trái cây mới để tạo hứng thú, mới lạ cho trẻ. Những dĩa trái cây đó
trẻ được thưởng thức trong giờ ăn trưa.
Khi được thực hành thường xuyên, kỹ năng trang trí dĩa trái cây của trẻ đã thành
thạo hơn rất nhiều. Về nhà, trẻ có thể phụ mẹ xếp dĩa trái cây cho cả nhà cùng
thưởng thức hoặc vào những dịp có khách đến nhà chơi
Pha nước uống
Trẻ mẫu giáo rất thích được pha nước uống. Do đó, chúng ta dạy trẻ kỹ năng pha
nhiều loại nước uống khác nhau như: nước cam, nước chanh, trà nestea, viên sủi
C,... Cô cũng dạy cho trẻ biết công dụng của từng loại, khi nào thì dùng những loại
đó và cách pha chế. Các thao tác pha nước khá đơn giản nên chỉ cần cơ hướng dẫn
và làm mẫu một lần là trẻ có thể làm theo được. Loại nước nào cần dùng thêm
đường, và đá thì cơ nhắc nhở trẻ lấy một lượng vừa đủ. Khi tập pha những loại
nước này trẻ sẽ có cơ hội thực hành một số kỹ năng như: dùng kéo cắt bao bì, dùng

- 19 -


tay vắt chanh, biết mở và đóng nắp hộp, biết đong nước và lấy lượng vừa đủ, biết
nếm cho vừa khẩu vị,...
Qua quan sát chúng tôi thấy, trẻ nắm được kỹ năng pha nước uống khá tốt và
nhanh nhẹn. Bên cạnh đó, vẫn cịn một số trẻ lấy nước q ít, không đủ để bột cam,
bột nestea và đường tan được. Cô đã gợi ý cho trẻ lấy thêm nước và khuấy cho bột
tan hết. Khi trẻ cho quá nhiều đường, cơ tận dụng tình huống này để trẻ tự suy nghĩ
và giải quyết vấn đề. Thực tế, trẻ đã ra cách là cho thêm nước lọc hoặc đá vào ly

trà nestea, hoặc vắt thêm chanh vào ly nước chanh,... Trẻ rất vui thích khi được
uống ly nước mình pha. Sau đó, một cơng việc khơng thể thiếu là trẻ tự lau dọn
bàn ghế và các đồ dùng để pha nước cũng như bỏ vào thùng rác.
ở góc đóng vai, cô cũng thường xuyên cho trẻ tập pha nước uống. Cô làm một
bảng hướng dẫn: “Ccá bước pha nước cam”, “các bước pha nước chanh”, để trẻ
nhìn và làm theo nếu quên. Để tạo thêm sự hấp dẫn, cô cho trẻ đóng vai “cửa hàng
ăn uống” với các vai chơi: chủ quán, người phục vụ và khách. Khách gọi nước gì
thì chủ qn pha nước đó và người phục vụ sẽ bưng ra cho khách. Qua đó, trẻ lại
có cơ hội thực hành các kỹ năng giao tiếp.
Làm trái cây dầm
Khi dạy trẻ kỹ năng làm món trái cây dầm, chúng tơi lưu ý chọn món trái cây theo
mùa và dễ ăn đối với trẻ, đó là quả bơ. Cũng theo trình tự, trẻ có nhiệm vụ giúp cơ
sắp xếp bàn ghế, lấy chén, đĩa, muỗng, đường. Cô cho trẻ tìm hiểu về quả bơ, trẻ
nêu nhận xét về hình dáng, màu sắc, sờ để cảm nhận độ trơn láng của vỏ, nắn nhẹ
để cảm nhận độ mềm của quả bơ đã chín, ngửi để xem quả bơ có mùi như thế nào,
đồng thời khuyến khích trẻ nêu lên cảm giác của mình sau những lần ba mẹ cho ăn
bơ. Sau đó cơ cắt quả bơ ra làm đơi, trẻ được quan sát tiếp phần bên trong của quả
bơ, được tự tay lấy hột quả bơ ra. Cơ cịn chỉ cho trẻ biết lợi ích của quả bơ. Cơ
làm mẫu, hướng dẫn trẻ cách làm bơ dầm: dùng muỗng múc phần thịt của quả bơ
cho vào chén, sau đó bỏ đường vào và dầm cho bơ nát ra. Tùy vào lượng bơ trong
- 20 -


chén mà cô lưu ý trẻ lấy đường vừa đủ, khơng lấy q nhiều. Trẻ rất thích thú khi
nhìn cơ thực hiện và hào hứng muốn làm
Trong quá trình trẻ thực hiện, chúng tôi nhận thấy hầu hết trẻ đều đã làm được món
bơ dầm đường. Tuy nhiên, vì là lần đầu nên trẻ chưa biết cách lấy bơ ra khỏi vỏ và
cô phải cầm tay trẻ để hướng dẫn trẻ làm, củng có trẻ chưa lấy hết bơ ra khỏi vỏ
nên cô phải nhắc nhở,... Khi cô yêu cầu trẻ nếm thử phần bơ của mình, có trẻ nói
đã ngọt rồi, cũng có trẻ nói chưa ngọt và lấy thêm đường. Đây cũng là cơ hội để

tập trẻ nêm nếm thức ăn cho vừa khẩu vị của mình. Sau đó, tất cả đều ngồi ăn bơ
dầm và trị chuyện với nhau vui vẻ. Được thưởng thức chén bơ do chình tay mình
làm, trẻ nào cũng thích thú. Khơng chỉ thế, vài trẻ còn trao đổi mời bạn nếm thử
phần bơ của mình xem như thế nào. Kết thúc, trẻ tự dọn dẹp bàn ghế và rửa chén
đĩa, muỗng sạch sẽ, cất đồ dùng vào đúng vị trí.
Nước ép trái cây
Trẻ vẫn thường được uống nước trái cây tráng miệng sau khi ăn trưa, khi trẻ chưa
biết cách làm thế nào để có loại nước uống này. Xu hướng gần đây người ta thích
dùng nước ép trái cây vì nó có tác dụng tốt cho sức khỏe. Trên thị trường cũng sản
xuất nhiều laoị máy ép trái cây rất dễ sử dụng. Vì thế, chúng tơi tiến hành dạy trẻ
kỹ năng sử dụng máy ép trái cây để làm nước ép dưa hấu. Giáo viên chuẩn bị máy
ép, gọt vỏ dưa hấu, cắt thành từng miếng mỏng và nhờ trẻ giúp cơ lấy bỏ hạt dưa
hấu. Sau đó, cơ làm mẫu và hướng dẫn trẻ sử dụng máy ép đúng cách và an tồn.
Chúng tơi quan sát thấy, trẻ rất hứng thú khi tham gia làm nước ép trái cây. Nhìn
thấy máy ép lạ mắt, trẻ nào cũng tị mị muốn tìm hiểu và làm thử. Khi trẻ ấn nút
bật công tắc xong, chiếc máy phát ra một âm thanh hơi to làm một vài trẻ hơi sợ.
Một vài phút sau, trẻ đã quen dần và tranh nhau lên làm thử. Mỗi lần hai trẻ hợp
tác với nhau cùng thực hiện: một trẻ lấy dưa hấu vào máy, một trẻ dùng miếng
nhựa ấn dưa hấu xuống. Khi ép xong, cô chia nước ép ra ly cho từng trẻ. Trẻ tự lấy

- 21 -


đá cho vào ly của mình và thưởng thức trong sự thích thú, vui vẻ. Cuối cùng, trẻ
lau dọn bàn, rửa đồ dùng và cất lên kệ giúp cô.
Sau giờ học, trẻ đã có được những hiểu biết cơ bản về cách làm nước ép trái cây:
trái cây gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, lấy bỏ hạt rồi cho vào máy ép; nếu là loại trái cây có
vị chua thì nên cho thêm đường vào nước ép, cuối cùng cho thêm đá vào và thưởng
thức. Về nhà, nếu phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ thcựi hành thì chắc chắn trẻ sẽ
tự làm được loại thức uống này.

Dạy trẻ kỹ năng xếp khăn ăn
Trước khi dạy trẻ kỹ năng xếp khăn ăn, cơ cho trẻ xem một số hình ảnh trên máy vi
tính và trị chun với trẻ một cách nhẹ nhàng. Nội dung cuộc trò chuyện rất đơn
giản: con thấy khăn ăn được bày ở đâu? Khi nào chúng ta dùng khăn ăn? Con đã
được dùng khăn ăn bao giờ chưa? Tại sao chúng ta phải xếp khăn ăn? Con thấy
người ta xếp khăn ăn thành những hình gì? Con có muốn học cách xếp khăn ăn đẹp
như thế khơng?... Thơng qua những câu hỏi trên, trẻ có thể chia sẻ với các bạn
những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về khăn ăn và cách dùng khăn ăn. Đồng
thời, cô điều chỉnh và bổ sung thêm để hiểu biết của trẻ phong phú hơn.
Đến phần thực hiện xếp khăn ăn, cô giáo nhờ trẻ xếp bàn ghế và chuẩn bị mỗi
người một cái đĩa nhỏ. Đĩa này dùng để đựng khăn ăn sau khi xếp xong. Vì trẻ mới
học cách xếp khăn ăn nên cô chọn những kiểu đơn giản, phù hợp với khả năng của
trẻ. Cô làm mẫu và hường dẫn cho trẻ thật chậm từng bước xếp khăn ăn kiểu Pháp
cho trẻ xem một lần. Tiếp đó, cô cho mỗi trẻ lấy một tờ khăn ăn để trước mặt và
cùng làm theo cô. Cô vừa chỉ dẫn rõ từng thao tác vừa làm thật chậm để trẻ theo
kịp. Cô lưu ý trẻ đặt khăn cho sát mép, dùng tay vuốt cạnh cho thẳng,...
Chúng tôi quan sát thấy, trẻ đã rất cố gắng xếp khăn thật khéo léo, nhưng chỉ có 12 trẻ xếp được khăn ăn liền, đa số các trẻ cịn lại lúng túng khơng biết đặt khăn như
thế nào. Vì thế, cơ đi đến chỗ những trẻ gặp khó khăn để hướng dẫn, trẻ nào yếu
q thì cơ cầm tay trẻ để xếp. Đơi khi, cơ chưa kịp đến hướng dẫn thì những trẻ
- 22 -


xếp xong đã nhanh quay sang chỉ cho bạn mình xếp. Nhìn bạn xếp xong, trẻ tháo ra
và xếp lại như bạn đã làm. Trong quá trình xếp khăn ăn, trẻ đã có sự quan tâm giúp
đỡ lẫn nhau, chỉ bảo nhau cách làm. Xếp khăn xong, cô yêu cầu trẻ để khăn ăn đã
xếp lên đĩa và tất cả cùng nhận xét xem bạn nào xếp khăn ăn đẹp nhất. Vẻ mặt của
trẻ rất phấn khởi và tự hào khi đã xếp được một cái khăn ăn đẹp. Cô cho trẻ tháo
khăn ra và xếp lại cho nhớ thao tác hơn.
ở những lần học xếp khăn ăn sau, cô hướng dẫn trẻ xếp khăn theo kiểu mới khác
với kiểu đã học như là kiểu kim cương, kiểu quạt,... Để tạo điều kiện cho trẻ được

ôn luyện kỹ năng xếp khăn ăn, cô để sẵn một số khăn ăn trong góc phân vai, để trẻ
xếp khăn ăn khi chơi đóng vai nhân viên phục vụ nhà hàng bày bàn tiệc, chuẩn bị
bàn tiệc,...

- 23 -


Trang trí dĩa trái cây

- 24 -


Cuốn chả giò

Vắt nước cam

Cuốn gỏi cuốn

Bánh nhân thịt

- 25 -


×