Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.72 KB, 13 trang )

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LÁP.
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp:
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất chất độc lập nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ
thuật cho nền kinh tế quốc dân. Xây dựng cơ bản là một ngành quan trọng góp
phần duy trì và thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đặc biết là
trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước hiện nay. Công tác xây dựng cơ bản thông
thường do các doanh nghiệp xây lắp nhận thầu tiến hành.
Khác với các ngành sản xuất kinh doanh khác, ngành sản xuất kinh doanh xây
lắp có những đặc điểm riêng biệt, do đó nó cũng có những đặc điểm khác biệt như
sau:
+ Sản phẩm của ngành xây lắp là những CT, HMCT, vật kiến trúc... có quy
mô lớn kiết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian thi công dài, giá trị công
trình lớn. Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có dự toán thiết
kế thi công. Đặc biệt dự toán chi phí là có cơ sở cho các khoản chi khi tiến hành
xây lắp.
+ Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất vật
liệu, lao động, xe máy thi công phải vận chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Vì
vậy, đặc điểm này cũng gây khó khăn cho công tác quản lý, làm tăng chi phí sản
xuất.
+ Đối tượng hạch toán chí phí là CT, HMCT. Vì thế phải lập dự toán chi phí
theo từng CT, HMCT.
+ Sản phẩm xây lắp hoàn thành nhập kho mà được ký hợp đồng tiêu thụ
trước khi tiến hành sản xuất theo giá trị dự đoán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu
tư, do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm thường thể hiện không rõ.
+ Hoạt động xây lắp thường tiến hành ngoài trời chịu ảnh hưởng của điều kiện
tự nhiên ảnh hưởng đến việc quản lý tài sản vật tư, máy móc dễ bị hư hỏng và ảnh
hưởng đến tiến độ thi công.
Với những đặc điểm đó, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trong ngành xây lắp vừa phải tuân thủ các nguyên tắc chế độ kế toán do
Bộ Tài Chính qui định vừa phải vận dụng cho phù hợp với đặc điểm của ngành,


đồng thời đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết
định quản lý nhanh chóng chính xác.
2. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất:
2.1_ Khái niệm chi phí sản xuất:
Trong DNXL chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao
động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt
động xây lắp. Chi phí lao động sống là chi phí về tiền lương và các khoản
trích theo lương... Chi phí lao động vật hoá là chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu
hao TSCĐ...
Chi phí sản xuất là chi phí gắn với kỳ SXKD nhất định và phải là chi phí thực
để tạo ra sản phẩm, có một khoản chi phí mặc dù phát sinh trong quá trình xây lắp
nhưng không được coi là chi phí sản xuất: Các khoản tiền phạt, hao hụt nguyên
liệu ngoài định mức, lãi vay trả chậm...
2.2_ Phân loại chi phí xản xuất:
Chi phí sản xuất trong các DNXL gồm nhiều loại và được phân loại theo
nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy theo việc xem xét chi phí sản xuất trên những góc
độ khác nhau, mục đích quản lý và yêu cầu của công tác kế toán chi phí khác mà
doanh nghiệp lựa chọn tiêu thức phân loại cho phù hợp.
 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí:
Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành các yếu tố
sau:
- Yếu tố chi phí NVL
- Yếu tố chi phí nhân công
- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền
Cách phân loại này áp dụng thích hợp cho việc tập hợp quản lý chi phí theo
nội dung kinh tế, giúp ta biết được tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí
sản xuất. Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch định mức về vốn, lập và
kiểm tra dự toán chi phí sản xuất cho quá trình thi công CT, HMCT.

 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí:
Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí để
chia chi phí sản xuất thành các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi
phí bao gồm những chi phí có mục đích và công dụng. Theo cách phân loại này chi
phí được chi thành các khoản mục sau:
- Chi phí NVL trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung.
Cách này giúp nhà quản lý thấy được mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục
chi phí đến giá thành công trình, HMCT. Từ đó đưa ra dự đoán về giá thành sản
phẩm. Phương pháp này hết sức thuận lợi cho công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm do nó được áp dụng rộng rãi trong các DNXL.
 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối
lượng công việc.
Các thức phân loại này được chủ yếu sử dụng cho hoạt động quản trị doanh
nghiệp. Theo cách này chi phí được chia thành: Biến chi và định phí.
3. Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh:
Trong cơ chế thị trường hiện nay, công tác quản lý chi phí trong qúa trình sản
xuất kinh doanh là rất quan trọng. Bởi nó giúp cho doanh nghiệp tính đúng giá cả
thực tế nhằm bảo toàn vốn kinh doanh có lãi. Giá trị sản phẩm được cấu thành bởi
các chi phí có liên quan như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương... Do vậy,
các doanh nghiệp cần phải biết tổ chức và quản lý nếu không dễ bị thua lỗ và chậm
phát triển.
Việc tính toán chính xác và quản lý chặt chẽ biết tiết kiệm các chi phí là yếu
tố rất quan trọng. Nếu ta tính toán chính xác, quản lý chặt chẽ và biết tiết kiệm thì
giá thành sản phẩm thấp phù hợp với nhu cầu hoạch toán kinh tế đồng thời được
thị trường chấp nhận. Ngược lại, nếu việc quản lý không được chặt chẽ các chi phí
được chi ra một cách không có khoa học và bừa bãi thì giá thành sản phẩm sẽ là rất

cao và gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Giá thành sản phẩm và phân loại thành sản phẩm.
4.1_ Khái niệm giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các khoản hao phí về lao động sống
và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm lao vụ đã hoàn thành.
Giá thành sản phẩm trong DNXL là toàn bộ các khoản chi phí mà đơn vị xây lắp đã
chi ra để hoàn thành công trình XDCB. Nó bao gồm cả chi phí sản xuất trong kỳ,
chi phí sản xuất từ kỳ trước chuyển sang và các khoản trích trước có liên quan tới
khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư trong kỳ.
4.2_ Phân loại giá thành sản phẩm:
Có 3 cách phân loại giá thành như sau:
 Giá thành dự toán (Zdt): là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng
xây lắp CT, HMCT. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở định mức kinh tế
kỹ thuật của nhà nước và đơn giá nhà nước qui định cho từng vùng lãnh thổ.
Giá dự toán Giá thành dự toán
CT, HMCT của CT, HMCT
 Giá thành kế hoạch (Zkh) là Z xây dựng trên cơ sở những điều kiện cụ thể
của doanh nghiệp về định mức đơn giá, biện pháp thi công. Giá thành kế hoạch
được xác định như sau:
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ Z kế hoạch
 Giá thành thực tế (Ztt) là biểu hiện bằng tiền của những chi phí trực tiếp để
hoàn thành khối lượng xây lắp. Ztt được tính trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí
của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ.
5. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm
và cơ sở xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành
sản phẩm. Ý nghĩa của công tác:
5.1_ Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, cơ sở xác định tập hợp
chi phí sản xuất:
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là việc xác định giới hạn

tập hợp chi phí sản xuất thực chất là việc xác định nơi phát sinh chi phí. Việc xác
định đối tượng tập hợp chi phí thường phụ thuộc vào các loại hình sản xuất đặc
điểm sản xuất, yêu cầu tính giá thành, kỹ năng của bộ máy kế toán cũng như những
đòi hỏi về thông tin cung cấp cho bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Trong xây dựng cơ bản, sản phẩm thường là đơn chiếc và có giá trị lớn, do đó
để thuận lợi cho việc quản lý kế toán xác định đối tượng chi phí sản xuất thường
là: Tập hợp chi phí sản xuất theo từng CT, HMCT, Đơn đặt hàng.
+ Lãi định mức=
5.2_ Đối tượng kế toán tính giá thành sản phẩm, cơ sở xác định đối
tượng tính giá thành sản phẩm:
Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là công việc đầu tiên của toàn bộ
công tác tính giá thành sản phẩm DNXL. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tính
toán chính xác giá thành sản phẩm xây lắp.
Trong ngành xây dựng cơ bản, đối tượng tính giá thành sản phẩm thường phù
hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất như: CT, HMCT, khối lượng xây lắp
hoàn thành bàn giao, đơn đặt hàng.
5.3_ Ý nghĩa của công tác này là:
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan
trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm vì nó là những chỉ tiêu
phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc xác định
đúng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm là rất quan
trọng và có ý nghĩa. Nó giúp cho doanh nghiệp biết cách tổ chức công tác hạch
toán từ khâu ghi chép ban đầu đến lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp.
6. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có 5 nhiệm vụ
sau:
+ Căn cứ vào đặc điểm, qui trình công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản
xuất của doanh nghiệp để xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
+ Tổ chức, tập hợp và phân bố từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượng

kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
+ Liên tục đối chiếu, kiểm tra giữa chi phí thực tế phát sinh với dự toán cung
cấp thông tin kịp thời cho nhà nước quản lý để đưa ra các quyết định điều chỉnh
+ Định kỳ kiểm tra và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theo nguyên tắc
nhất định, xác định đúng đối tượng tính giá thành, vận dụng phương pháp thích
hợp để tính giá trị cho từng đối tượng.

×