Tải bản đầy đủ (.pdf) (291 trang)

Nghiên cứu quy hoạch phòng chống và tiêu thoát lũ sông Trà Khúc và sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.99 MB, 291 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

VIỆN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN ĐỊA LÝ

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHOA HỌC
“Nghiên cứu quy hoạch phòng chống và tiêu thoát lũ
sông Trà Khúc và sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi”
Mã số: 12/2008/HĐ-ĐTĐTCB

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Thảo Hương

14


HÀ NỘI, 2011
UỶ BAN NHÂN DÂN
VIỆN KHOA HỌC VÀ
TỈNH QUẢNG NGÃI
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN ĐỊA LÝ

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHOA HỌC
“Nghiên cứu quy hoạch phòng chống và tiêu thoát lũ
sông Trà Khúc và sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi”


Mã số: 12/2008/HĐ-ĐTĐTCB

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

CƠ QUAN QUẢN LÝ

VIỆN ĐỊA LÝ

SỞ KH&CN QUẢNG NGÃI

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. Nguyễn Thị Thảo Hương
15


HÀ NỘI, 2011
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
VIỆN ĐỊA LÝ

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TIẾN SĨ THỦY VĂN NGUYỄN THỊ THẢO HƯƠNG
THƯ KÝ ĐỀ TÀI
TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HOA MẠNH HÙNG
THÀNH VIÊN CHÍNH

1. ThS. NGUYỄN NGỌC BÁCH - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
2. PGS.TS. NGUYỄN BÁ QUỲ - Trường Đại học Thủy lợi

3. TS. NGÔ LÊ LONG - Trường Đại học Thủy lợi
4. TS. LÊ THỊ THANH TÂM - Viện Địa lý
5. TS. PHẠM QUANG VINH - Viện Địa lý
6. TS. ĐỖ XUÂN SÂM - Viện Địa lý
7. TS. LÊ VĂN CÔNG - Viện Địa lý
8. TS. PHAN THỊ THANH HẰNG - Viện Địa lý

16


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chương I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VIỆC TIÊU THOÁT LŨ................................................................... 14

I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÙNG NGHIÊN CỨU ..................................................... 14
I.2. ĐỊA HÌNH - ĐỊA MẠO ................................................................................................. 15
I.2.1. Địa hình ..................................................................................................................... 15
I.2.2. Địa mạo ..................................................................................................................... 17
I.3. ĐỊA CHẤT - ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH.................................................................... 26
I.3.1. Địa chất ...................................................................................................................... 26
I.3.2. Địa chất công trình.................................................................................................... 33
I.4. THỔ NHƯỠNG ..................................................................................................... 36
I.5. THẢM THỰC VẬT ............................................................................................... 38
I.6. KHÍ HẬU ........................................................................................................................ 42

I.7. THỦY VĂN ............................................................................................................. 45
I.7.1. Mạng lưới sông ngòi ................................................................................................. 45
I.7.2. Đặc điểm dòng chảy………………………………………………………..48
I.7.3. Phân tích diễn biến hình thái cửa sông Trà Khúc và sông Vệ ảnh hưởng

đến tiêu thoát lũ .................................................................................................................. 53
I.8. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI ẢNH HƯỞNG ĐẾN LŨ
LỤT HẠ LƯU SÔNG TRÀ KHÚC, SÔNG VỆ ................................................................ 58
I.8.1. Dân cư - lao động...................................................................................................... 58

17


I.8.2. Ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế - xã hội tới việc lũ lụt hạ lưu sông Trà Khúc,
sông Vệ .................................................................................................................................. 59
Chương II: HIỆN TRẠNG DIỄN BIẾN LŨ LỤT, SẠT LỞ HẠ LƯU
SÔNG TRÀ KHÚC VÀ SÔNG VỆ .................................................................................. 66
II.1. HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN LŨ LỤT LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC, SÔNG
VỆ .......................................................................................................................................... 66
II.2. SẠT LỞ - BỒI TỤ VÙNG HẠ LƯU SÔNG TRÀ KHÚC, SÔNG VỆ.................. 101
II.2.1. Hiện trạng sạt lở - bồi tụ vùng hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ ......................... 101
II.2.2. Những nguyên nhân đưa đến sạt lở - bồi tụ ......................................................... 116
II.2.3. Đánh giá nguy cơ sạt lở......................................................................................... 122
II.2.4. Ảnh hưởng tình trạng sạt lở - bồi tụ đến ngập lụt ............................................... 123
Chương III: TÍNH TOÁN LŨ HẠ LƯU SÔNG TRÀ KHÚC VÀ SÔNG VỆ . 125
III.1. MÔ HÌNH THỦY LỰC ............................................................................................ 125
III.1.1. Lựa chọn mô hình.......................................................................................125
III.1.2. Giới thiệu mô hình......................................................................................125
III.1.3. Xây dựng mô hình thủy lực vùng nghiên cứu...........................................131
III.1.4. Phạm vi tính toán ............................................................................................... 132
III.1.5. Biên của mô hình.......................................................................................133
III.1.6. Tài liệu cơ bản tính toán thủy lực.............................................................136
III.1.7. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình.............................................................141
III.2. TÍNH TOÁN LŨ VÙNG HẠ LƯU LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC, SÔNG
VỆ.........................................................................................................................150

III.2.1. Tính toán lũ thực tế ................................................................................... 150
III.2.2. Diễn toán dòng chảy ứng với lũ thiết kế .......................................................... 164
III.2.3. Tính toán mức độ ngập lụt ứng với lũ thiết kế................................................. 185
III.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIÊU
THOÁT LŨ......................................................................................................202
Chương IV: XÁC ĐỊNH HÀNH LANG THOÁT LŨ, ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG
QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG VÀ TIÊU THOÁT LŨ.................. 208

18


IV.1. CĂN CỨ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG
VÀ TIÊU THOÁT LŨ TRÊN SÔNG TRÀ KHÚC VÀ SÔNG VỆ ............................... 208
IV.2. XÁC ĐỊNH HÀNH LANG TIÊU THOÁT LŨ SÔNG TRÀ KHÚC VÀ
SÔNG VỆ................................................................................................................210
IV.3. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CẢNH BÁO NGUY CƠ NGẬP LỤT.....................221
IV.4. XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG QUI HOẠCH LƯỚI ĐIỂM DÂN CƯ VÙNG HẠ
LƯU LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC VÀ SÔNG VỆ ...................................................... 226
IV.5. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH VÀ PHÒNG CHỐNG TIÊU THOÁT LŨ VÙNG
HẠ LƯU SÔNG TRÀ KHÚC VÀ SÔNG VỆ .................................................................. 242
IV.5.1. Giải pháp phi công trình .................................................................................... 242
IV.5.2. Giải pháp công trình .......................................................................................... 243
Chương V: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU .......................................................... 266
V.1. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM.................................................................................266
V.2. ỨNG DỤNG CỦA PHẦN MỀM.......................................................................276
V.3. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU ACCESS............................................................276
V.4. KHUÔN DẠNG DỮ LIỆU CHUẨN CHO CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS ...................... ...282
V.5. CÔNG CỤ HỖ TRỢ KHAI THÁC THÔNG TIN.................................................. ...288
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... ..290
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................... ..293

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 295

19


BẢNG CHÚ GIẢI KÝ HIỆU
ATNĐ: áp thấp nhiệt đới
BCH: Ban chỉ huy
BĐI: báo động I
BĐII: báo động II
BĐIII: báo động III
BQLV: bình quân lưu vực
CSDL: cơ sở dữ liệu
ĐCTV - ĐCCT: Địa chất thủy văn - Địa chất công trình
H: huyện
HLTL: hành lang thoát lũ
HTNĐ: hội tụ nhiệt đới
KHCN: khoa học công nghệ
KHTN - ĐHQG: Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia
20


KHTN & CNQG: Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia
KH & KT: Khoa học và Kỹ thuật
KKL: không khí lạnh
KT - XH: kinh tế - xã hội
KTTV: khí tượng thủy văn
LK: lỗ khoan
NCKH: nghiên cứu khoa học
NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

P: phường
TBNN: trung bình nhiều năm
TGXH: thời gian xuất hiện
TP: thành phố
TT: thị trấn
UBND: Ủy ban nhân dân

21


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ngãi là vùng hứng chịu nhiều
thiên tai bão, nước dâng do bão, lũ lụt, nhất là đối với khu vực đồng bằng
duyên hải, hạ lưu của 2 con sông lớn: sông Trà Khúc và sông Vệ. Lưu vực
các sông này có địa hình đồi núi và đồng bằng ven biển phức tạp. Các sông
đều có phần thượng lưu dốc, mạng lưới sông suối phát triển hình nan quạt,
khả năng tập trung nước lũ nhanh. Mặt khác, vùng đồng bằng nhỏ hẹp và bị
các dải cát ven biển che chắn ngăn cản việc thoát lũ và gây ra ngập lụt ở vùng
đồng bằng. Ngoài ra, chế độ thuỷ triều của vùng ven biển Quảng Ngãi cũng
góp phần gây nên tình trạng ngập lụt vùng đồng bằng duyên hải.
Mặt khác, do điều kiện kinh tế của tỉnh còn có nhiều khó khăn nên
tình trạng qui hoạch phát triển KT - XH mang tính giai đoạn, tạm thời, tính
thống nhất trong qui hoạch phát triển giữa các ngành kinh tế chưa cao, nhất
là qui hoạch phát triển của các ngành quản lý cơ sở hạ tầng còn manh mún,
22


phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư nên tính ổn định lâu dài chưa cao,
gây nhiều bất cập trong quản lý chung các dự án phát triển theo định hướng
phát triển đồng bộ, thống nhất và bền vững. Để sớm khắc phục những tồn tại

trên, nhất là thành phố Quảng Ngãi thuộc hạ lưu sông Trà Khúc, nơi dân cư
đông đúc, sầm uất, tập trung các cơ quan đầu não của tỉnh Quảng Ngãi thì
việc Nghiên cứu qui hoạch phòng chống và tiêu thoát lũ sông Trà Khúc và
sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi là rất bức xúc và thiết thực trong tình hình thiên
tai ngày càng diễn biến phức tạp do biến đổi khí hậu như hiện nay.
Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số
12/2008/HĐ-ĐTĐTCB đã được ký ngày 10/XII/2008 giữa Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi và Viện Địa lý thuộc Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam về việc triển khai đề tài “Nghiên cứu quy hoạch phòng
chống và tiêu thoát lũ sông Trà Khúc và sông Vệ, tỉnh Quảng Ngãi” do
TS. Nguyễn Thị Thảo Hương làm chủ nhiệm nhằm thực hiện quyết định số
2162/QĐ-UBND ngày 08/XII/2008 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê
duyệt các đề tài, dự án Khoa học và Công nghệ năm 2008 - đợt 3.
Mục tiêu của Đề tài là:
- Thiết lập ngân hàng cơ sở dữ liệu về lũ lụt và diễn biến lũ lụt phục vụ
quy hoạch phòng chống và tiêu thoát lũ trên sông Trà Khúc và sông Vệ, tỉnh
Quảng Ngãi.
- Xác định tuyến hành lang thoát lũ vùng đồng bằng cửa sông (đối với
sông Trà Khúc đoạn từ đập Thạch Nham đến cửa Cổ Lũy; đối với sông Vệ
đoạn từ Hành Tín Đông đến cửa Lở) ứng với các tần suất 1%, 5%, 10%.
- Đề xuất định hướng các phương án quy hoạch phòng chống và tiêu thoát
lũ trên sông Trà Khúc, sông Vệ.
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài:

23


- Phương pháp thống kê và phân tích hệ thống trên quan điểm tổng hợp
nhằm đánh giá tổng hợp các tác nhân gây lũ lụt, xác định nguyên nhân gây lũ
lụt và thực trạng lũ lụt trên sông Trà Khúc và sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi.

- Phương pháp kế thừa: Đề tài thu thập và kế thừa các kết quả nghiên cứu
của các công trình có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát đo đạc ngoài hiện trường nhằm bổ sung
tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên cứu được thực hiện theo tuyến, điểm tại
các mặt cắt khống chế các đặc trưng địa hình, thuỷ văn và tại các trạm quan
trắc theo dõi diễn biến lũ lụt. Các kết quả đo đạc còn là các dữ liệu đầu vào
cho các mô hình tính toán tiêu thoát lũ khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp đánh giá tổng hợp trên quan điểm hệ thống kết hợp với
điều tra khảo sát kiểm chứng ngoài thực địa lũ lụt sông Trà Khúc và sông Vệ
tỉnh Quảng Ngãi, được chú trọng trong đánh giá tổng hợp hiện trạng và biến
động môi trường địa lý trên các lưu vực do tác động của lũ lụt.
- Phương pháp bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS): Ứng dụng
bản đồ học, kỹ thuật viễn thám trên cơ sở các tư liệu ảnh máy bay, ảnh vệ
tinh qua các thời kỳ lũ lớn, thời kỳ lũ lịch sử để đánh giá mức độ biến động.
Sử dụng hệ thông tin địa lý cho việc cập nhật tài liệu quan trắc KTTV, các
thông tin biến động môi trường tự nhiên trên bề mặt các lưu vực sông lớn
tỉnh Quảng Ngãi, hoàn chỉnh quy trình và công nghệ lưu trữ hệ thống các
bản đồ bộ phận giúp cho công tác cập nhật tài liệu một cách thuận tiện,
nhanh chóng.
- Phương pháp mô hình toán: Sử dụng mô hình MIKE 11, MIKE 21 và
MIKE FLOOD để tính toán tiêu thoát lũ sông Trà Khúc và sông Vệ tỉnh
Quảng Ngãi.
- Phương pháp chuyên gia: thông qua các hội thảo khoa học nhằm lấy ý
kiến đóng góp của các chuyên gia về cách tiếp cận, thiết kế triển khai
24


nghiên cứu, xây dựng mô hình tính toán tiêu thoát lũ và chuyển giao kết
quả nghiên cứu của đề tài đến người sử dụng.
Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Thế giới hiện nay đang ở trong thời kỳ biến đổi khí hậu, những trận lũ
lớn xuất hiện ngày càng nhiều (Ấn Độ, Banlades, Trung Quốc, Philipin,
Mianma, Mỹ,...) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Thiên tai lũ
lụt đang có xu thế gia tăng cả về tần suất lẫn cường độ. Nhiều nhà khoa học,
nhiều tổ chức quốc tế đã tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra các giải pháp
phòng chống và phòng tránh hữu hiệu giảm thiệt hại do lũ lụt gây ra. Đối với
các nước phát triển các nghiên cứu về lũ lụt thường gắn với quản lý tài
nguyên, môi trường theo lưu vực sông. Đối với các nước đang phát triển việc
dự báo, cảnh báo lũ lụt còn gặp nhiều khó khăn, các nghiên cứu chủ yếu
phục vụ cho công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai.
Nước ta là một trong năm nước trên thế giới chịu tác động nhiều nhất
của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Liên tiếp trong những năm gần đây do ảnh
hưởng của sự biến đổi khí hậu, hiện tượng lũ lớn, lũ quét đã xảy ra với tần
suất, qui mô và cường độ ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các lưu vực sông
miền Trung. Nhất là trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI lũ
lụt đã liên tục xảy ra trên diện rộng. Như mưa lũ năm 1996 gây thiệt hại rất
lớn. Số người chết và mất tích lên tới 605 người và tổng thiệt hại ước tính
lên tới 2.142,117 tỷ đồng. Năm 1999, lũ lịch sử ở miền Trung, chỉ trong
vòng hơn 1 tháng (từ 1/XI đến 6/XII), đã có 2 đợt lũ, diện rộng hiếm thấy
trong lịch sử, làm ngập lụt nghiêm trọng, dài ngày, thiệt hại lớn cho kinh tế,
dân sinh, môi trường: hơn 700 người chết, gần 500 người bị thương, hàng
vạn hộ gia đình bị mất nhà cửa, tài sản, thiệt hại ước tính lên tới gần 5.000 tỷ
đồng. Hiện tượng lũ quét, xói lở, sạt trượt các sườn núi, bờ sông... xảy ra
rộng khắp ở các huyện miền núi, đồng bằng ven biển của Quảng Ngãi. Lũ lụt

25


miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng đã trở thành một tai hoạ
tự nhiên thường xuyên đe doạ cuộc sống của người dân trong vùng.

Nhận thức rõ tính bức xúc và tầm quan trọng của vấn đề lũ lụt, Nhà
nước và một số Bộ, ngành và các địa phương đã triển khai một loạt các
chương trình, đề tài, đề án điều tra, nghiên cứu về lũ lụt nhằm đưa ra các giải
pháp giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra. Có thể nêu một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu, đó là công trình của GS. Ngô Đình Tuấn - Nghiên cứu
cân bằng nước vùng ven biển miền Trung; Hoàng Niêm - Lập bản đồ nguy
cơ ngập lụt, đề tài 42A.03.04; Đỗ Đình Khôi - Thiên tai úng ngập ở các vùng
ven biển miền Trung. Trong 2 năm 1990 - 1991, Bộ Thuỷ lợi nay là Bộ NN
& PTNT đã tiến hành chương trình cấp Bộ về thiên tai bão - lũ tại các tỉnh
miền Trung; Sau trận lũ lịch sử cuối năm 1999, nhiều tính toán, đánh giá về
các nhân tố gây lũ lụt, quy hoạch phòng tránh lũ lụt miền Trung nói chung và
tỉnh Quảng Ngãi nói riêng không còn phù hợp, cần được xem xét điều chỉnh
lại trên cơ sở luận cứ khoa học.
Từ năm 2001 trở lại đây, Viện Địa lý đã thực hiện nhiều đề tài cấp
Nhà nước và cấp tỉnh nghiên cứu về lũ lụt và đề xuất các giải pháp phòng
tránh và hạn chế hậu qủa lũ lụt miền Trung. Điển hình đó là các đề tài:
- PGS. TSKH. Nguyễn Văn Cư - Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các
giải pháp phòng tránh, hạn chế hậu quả lũ lụt sông Ba (đề tài KHCN trọng
điểm cấp Nhà nước KC-08-25) năm 2001 - 2003. Đề tài đã cung cấp luận cứ
khoa học về lũ lụt và diễn biến lũ lụt, đề xuất các giải pháp khoa học công
nghệ phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt phục vụ qui hoạch tổng thể phát
triển KT - XH, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai lũ lụt lưu vực sông Ba.
- TS. Nguyễn Lập Dân - Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp
tổng thể phòng tránh lũ lụt ở miền Trung (đề tài KHCN cấp Nhà nước KC08-12) năm 2001 - 2004. Đề tài đã đưa ra các giải pháp tổng thể phòng tránh

26


và giảm nhẹ thiên tai lũ lụt ở miền Trung trong đó có các giải pháp trước mắt
và lâu dài, các biện pháp công trình và phi công trình; xây dựng được

chương trình dự báo lũ trên lưu vực sông Hương và sông Thu Bồn.
- PGS. TSKH. Nguyễn Văn Cư - Nghiên cứu hiện trạng, xác định
nguyên nhân và đề xuất các giải pháp phòng chống bồi lấp cửa sông nhằm
khai thông luồng Nhật Lệ, Quảng Bình (đề tài KHCN trọng điểm cấp Bộ)
năm 2005 - 2006. Trên cơ sở xác định nguyên nhân biến đổi và bồi lấp lòng
dẫn của cửa sông Nhật Lệ đã đề xuất các giải pháp khoa học kỹ thuật phòng
chống bồi lấp xói lở cửa sông nhằm thông luồng Nhật Lệ.
- PGS. TSKH. Nguyễn Văn Cư - Nghiên cứu giải pháp tổng thể bảo
vệ môi trường, chống bồi lấp, nhằm thoát lũ và thông luồng vào cảng Cửa
Việt, Quảng Trị (đề tài KHCN cấp tỉnh) năm 2006 - 2007. Đề tài đã đánh giá
chi tiết các điểm xói sạt lở trên sông Hiếu và đề xuất các giải pháp chỉnh trị
hợp lý chống xói lở và bồi lấp nhằm thoát lũ và thông luồng cho tàu 3.000
tấn vào cảng Cửa Việt và tàu 400 - 500 tấn vào cảng Đông Hà.
Đặc biệt, một số đề tài đã được thực hiện tại tỉnh Quảng Ngãi, điển
hình đó là:
- GS. Ngô Đình Tuấn, 1995. Lập dự án giảm nhẹ thiên tai, tận dụng
bãi bờ Nam sông Trà Khúc - thị xã Quảng Ngãi. Đại học Thuỷ lợi.
- PGS. TS. Đỗ Tất Túc, 1995. Lập dự án sửa chữa và nâng cấp đập
ngăn mặn Tân Quang - thị xã Quảng Ngãi. Đại học Thuỷ lợi.
- GS. VS. Nguyễn Trọng Yêm, 2000. Điều tra, đánh giá hiện tượng
sạt lở dọc hệ thống sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi. Đề xuất các biện pháp
phòng tránh giảm thiểu thiệt hại. Viện Địa chất - Trung tâm KHTN &
CNQG.
- TS. Nguyễn Văn Lâm, 2001. Điều tra, đánh giá thiệt hại môi trường
do lũ lụt gây ra (sau năm 1999) và hiện tượng trượt lở, nứt đất vùng núi tỉnh
27


Quảng Ngãi và kiến nghị các giải pháp phòng chống giảm nhẹ thiệt hại.
Trung tâm tư vấn Công nghệ và Môi trường Hà Nội.

- KS. Hoàng Tấn Liên, 2001. Xây dựng Bản đồ ngập lụt và dự báo
nguy cơ ngập lụt hạ lưu sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Vệ. Đài KTTV
khu vực Trung Trung bộ.
- TS. Tô Trung Nghĩa, 2001. Định hướng qui hoạch lũ miền Trung.
Viện Quy hoạch Thuỷ lợi.
- PGS. TS. Nguyễn Kim Ngọc, 2001. Điều tra, đánh giá hiện tượng sạt
lở đất dọc hệ thống sông Trà Bồng, sông Vệ và đề xuất các giải pháp phòng
chống giảm nhẹ thiệt hại. Trường Đại học Mỏ địa chất.
- KS. Phạm Thị Minh Nguyệt, 2001. Quy hoạch tiêu úng thoát lũ sông
Thoa tỉnh Quảng Ngãi. Mã số 2613 NN-KH/QH. Viện Quy hoạch Thuỷ lợi.
- Đài KTTV khu vực Trung Trung bộ, 2002. Tổng hợp Khí hậu - Thủy
văn tỉnh Quảng Ngãi.
- GS. VS. Nguyễn Trọng Yêm, 2002. Điều tra, đánh giá hiện tượng sạt
lở, bồi lấp vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Kiến nghị các giải pháp phòng
tránh giảm thiểu thiệt hại, góp phần phát triển KT - XH trên cơ sở môi
trường bền vững. Viện Địa chất - Trung tâm KHTN & CNQG.
- KS. Đặng Ngọc Vinh, 2003. Rà soát quy hoạch thuỷ lợi phục vụ
chuyển đổi cơ cấu nông lâm nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010. Viện
Quy hoạch Thuỷ lợi.
- KS. Phạm Thị Minh Nguyệt, 4/2004. Quy hoạch sử dụng tổng hợp
nguồn nước lưu vực sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi. Mã số QH-K 4282 NN 01/03. Viện Quy hoạch Thuỷ lợi.
- KS. Đặng Ngọc Vinh, 2005. Qui hoạch thuỷ lợi tỉnh Quảng Ngãi.
Viện Quy hoạch Thuỷ lợi.
28


- PGS. TS. Đỗ Tất Túc, 2006. Lập dự án khả thi và thiết kế kỹ thuật
xây dựng công trình bảo vệ bờ sông Vệ, sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi.
Đại học Thuỷ lợi.
- KS. Hoàng Tấn Liên, 2007. Điều tra bổ sung và xây dựng cột mốc báo

lũ tại các vùng ngập lũ thuộc hạ lưu các sông chính tỉnh Quảng Ngãi. Đài
KTTV khu vực Trung Trung bộ.
- GS. TSKH. Lê Huy Bá, 2008. Xây dựng bản đồ nguy cơ và các giải
pháp khả thi mang tính ngăn ngừa, hạn chế tác hại của lũ quét, lũ ống trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Lưu trữ tại Trung tâm Sinh thái, Môi trường và
Tài nguyên.
- Dự án Giảm nhẹ thiên tai Quảng Ngãi do Australia tài trợ. 2008.
- Trung tâm công nghệ - Trung tâm KTTV Quốc gia, 2008. Xây dựng
các bản đồ ngập lụt 7 tỉnh trọng điểm. Dự án hợp tác nước ngoài.
Hiện nay một số dự án đang được tiến hành tại Quảng Ngãi trong giai
đoạn hoàn thành:
- Rà soát, bổ sung quy hoạch phòng chống lũ các tỉnh từ Quảng Bình
đến Bình Thuận (trong đó có hợp phần rà soát quy hoạch phòng chống lũ
trên các sông thuộc tỉnh Quảng Ngãi). Dự án này do Viện Quy hoạch Thuỷ
lợi thực hiện đang trong giai đoạn hoàn thành và dự kiến báo cáo Bộ NN &
PTNT tháng 7/2011.
- Viện Khoa học Thủy lợi. Dự án đập đâng hạ lưu sông Trà Khúc (hạ
lưu cầu Trà Khúc mới). Đập dâng này đã được tỉnh có chủ trương xây dựng
và thể hiện trong nội dung quy hoạch được tỉnh phê duyệt (2005), lập dự án
(2007 - 2008) và hiện đang trong giai đoạn thẩm định, thỏa thuận thiết kế kỹ
thuật - thi công tại Bộ NN & PTNT.
- Hội tưới tiêu Việt Nam. Quy hoạch chỉnh trị, phòng lũ hạ lưu sông
29


Trà Khúc đoạn từ đập Thạch Nham đến cửa Đại. Do Sở NN & PTNT Quảng
Ngãi quản lý. Đang chuẩn bị nghiệm thu.
Các đề tài, dự án, chương trình nêu trên đã thu được nhiều kết quả có
giá trị về mặt khoa học và thực tiễn góp phần phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai
bão lũ. Song do hạn chế về mục tiêu, nội dung nên nhiều vấn đề, đặc biệt các

yếu tố mặt đệm (địa hình, địa mạo, lớp phủ thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật,
cảnh quan sinh thái...) chưa được đề cập đúng mức. Các nghiên cứu, đề xuất
các giải pháp phòng tránh lũ lụt còn bị hạn hẹp trong phạm vi chuyên ngành,
chưa có được giải pháp tổng thể cho qui hoạch phòng chống và tiêu thoát lũ
tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là đối với vùng hạ lưu - nơi dân cư đông đúc, tập
trung các cơ sở kinh tế quan trọng của tỉnh.
Tình hình hoạt động của đề tài:
Đề tài được tiến hành trong 24 tháng từ tháng XII năm 2008 đến tháng
XII năm 2010.
- Giai đoạn 1 (năm 2008 - 2009), nghiên cứu tổng quan tình hình ngập
lụt, xói lở - bồi tụ vùng cửa sông ven biển Trà Khúc, sông Vệ.
- Giai đoạn 2 (năm 2010) tiến hành nghiên cứu đề xuất tuyến hành
lang thoát lũ trên các khu vực đồng bằng thấp ven biển cửa sông Trà Khúc,
sông Vệ của tỉnh Quảng Ngãi.
Trên cơ sở các tài liệu, các công trình nghiên cứu đã có kết hợp với
khảo sát bổ sung, kiểm chứng bằng các công cụ hiện đại, với việc phân tích
tổng hợp có xét đến sự biến đổi khí hậu, đề tài đã làm rõ các tác nhân gây lũ
lụt, tính toán tiêu thoát lũ từ đó đề xuất các giải pháp qui hoạch phòng chống
và tiêu thoát lũ ở sông Trà Khúc và sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả
nghiên cứu của đề tài đã thể hiện rõ tính toàn diện, cách tiếp cận hệ thống,
phân tích tổng hợp các điều kiện tự nhiên và KT - XH có xem xét đến sự
biến đổi khí hậu để làm sáng tỏ các tác nhân gây lũ lụt và chịu tác động của
30


lũ lụt bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, các kỹ thuật
hiện đại. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp qui hoạch toàn diện cả về xã
hội lẫn biện pháp công trình phòng chống và tiêu thoát lũ ở sông Trà Khúc
và sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi là hoàn toàn khoa học.
Kết quả đã đạt được của đề tài:

1. Thu thập, hệ thống hoá và xử lý toàn bộ các tài liệu liên quan đến lũ
lụt sông Trà Khúc và sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi
- Thu thập và cập nhật được các tài liệu đo đạc tại các trạm KTTV,
tài liệu KT - XH; điều kiện tự nhiên, tài liệu của các đề tài, đề án đã triển
khai; bản đồ địa hình; ảnh máy bay, ảnh vệ tinh qua các thời kỳ (từ năm
1996 - 2009);
- Thu thập: Dự thảo Quy hoạch phát triển KT - XH tỉnh Quảng Ngãi
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Quy hoạch phát triển KT - XH của
TP. Quảng Ngãi và 4 huyện: Mộ Đức, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Sơn Tịnh;
Quy hoạch phát triển các ngành: giao thông, thủy lợi; các dự án đầu tư xây
dựng tác động đến khả năng tiêu thoát lũ (dự án dập dâng trên sông Trà
Khúc, dự án đường Dung Quất - Sa Huỳnh, Dự án Khu đô thị Đông Bắc Trà
Khúc,…) từ năm 2003 đến nay.
2. Khảo sát đo đạc ngoài thực địa theo các điểm chìa khoá và các mặt
cắt lựa chọn tại các khu vực hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ
- Khảo sát đo đạc địa hình và dòng chảy trên các sông. Đo lặp 18 mặt
cắt ngang trên sông Trà Khúc, 10 mặt cắt ngang trên sông Vệ và 07 mặt cắt
ngang tại đoạn sông nối giữa 2 cửa Cổ Lũy và cửa Lở.
- Điều tra các vấn đề về hậu quả lũ lụt: hiện tượng xói lở bờ sông, bồi
lấp cửa sông ven biển ảnh hưởng đến tiêu thoát lũ, mức độ ngập lụt trên các
lưu vực (độ sâu, thời gian ngập lụt) trong các trận lũ lớn xảy ra trong thời
gian gần đây.
31


- Khảo sát, khoan lấy mẫu đất và phân tích tại phòng thí nghiệm các
chỉ tiêu cơ lý đất đá: 20 lỗ khoan tay (tổng khoảng 150 m) và 50 mẫu đất
nguyên dạng.
- Khảo sát đo đạc vùng cửa sông: đo đạc địa hình vùng cửa sông (cửa Cổ
Lũy và cửa Lở) diện tích khoảng 1.200 ha và lấy 50 mẫu trầm tích tầng mặt.

- Điều tra tình hình KT - XH, đặc điểm dân cư trên 2 lưu vực sông
(thành phố Quảng Ngãi 10 xã phường; huyện Sơn Tịnh 11 xã; huyện Tư
Nghĩa 13 xã; huyện Mộ Đức 4 xã và huyện Nghĩa Hành 5 xã).
3. Báo cáo các hợp phần theo các chuyên đề của đề tài
1. Thu thập, hệ thống hóa, xử lý số liệu điều kiện tự nhiên, KT - XH,
KTTV, các tài liệu có liên quan. Chủ trì KS. Phạm Ngọc Hiển.
2. Đo địa hình cửa sông ven biển cửa Cổ Lũy, cửa Lở. Chủ trì NCS. Lê
Đức Hạnh.
3. Đo thủy văn địa hình lòng sông Trà Khúc, sông Vệ, đoạn nối cửa Cổ
Lũy và cửa Lở. Chủ trì NCS. Lê Đức Hạnh.
4. Khoan địa chất công trình. Chủ trì KS. Phùng Tô Hiệu.
5. Thí nghiệm 50 mẫu địa chất công trình. Chủ trì KS. Phùng Tô Hiệu.
6. Phân tích 50 mẫu trầm tích. Chủ trì TS. Vũ Ngọc Quang.
7. Cấu trúc địa chất lưu vực sông Trà Khúc, sông Vệ. Chủ trì TS. Lê Thị
Thanh Tâm.
8. Địa mạo lưu vực sông Trà Khúc và sông Vệ. Chủ trì TS. Hoa Mạnh Hùng.
9. Đánh giá địa chất công trình hạ lưu sông Trà Khúc, sông Vệ. Chủ trì
KS. Hồ Minh Thọ.
10. Hiện trạng trầm tích hiện đại vùng cửa sông Trà Khúc, sông Vệ. Chủ
trì TS. Hoa Mạnh Hùng.
32


11. Đánh giá đặc điểm thủy văn lưu vực sông Trà Khúc, sông Vệ. Chủ trì
TS. Phan Thị Thanh Hằng.
12. Diễn biến lòng dẫn cửa sông lưu vực sông Trà Khúc, sông Vệ. Chủ trì
TS. Lê Văn Công.
13. Đánh giá sạt lở - bồi tụ lưu vực sông Trà Khúc, sông Vệ. Chủ trì TS.
Phạm Quang Vinh.
14. Đánh giá hiện trạng thổ nhưỡng hạ lưu lưu vực sông Trà Khúc, sông

Vệ. Chủ trì KS. Nguyễn Quang Thành.
15. Đánh giá diễn biến lớp phủ thực vật lưu vực sông Trà Khúc, sông Vệ.
Chủ trì KS. Nguyễn Quang Thành.
16. Đánh giá các công trình dân sinh kinh tế ảnh hưởng đến lũ lụt lưu vực
sông Trà Khúc. Chủ trì TS. Phan Thị Thanh Hằng
17. Đánh giá các công trình dân sinh kinh tế ảnh hưởng đến lũ lụt lưu vực
sông Vệ. Chủ trì CN. Trần Thị Ngọc Ánh.
18. Đánh giá hiện trạng kinh tế xã hội lưu vực sông Trà Khúc, sông Vệ.
Chủ trì TS. Phạm Quang Vinh.
19. Đánh giá hiện trạng và diễn biến lũ lụt hai lưu vực sông Trà Khúc và
sông Vệ. Chủ trì TS. Phan Thị Thanh Hằng.
20. Xây dựng bản đồ hiện trạng ngập lụt và tiêu thoát lũ, bản đồ cảnh báo
ngập lụt của hai lưu vực sông Trà Khúc và sông Vệ. Chủ trì TS. Đỗ Xuân Sâm.
21. Xác định nguyên nhân hình thành lũ trong lưu vực và phạm vi ảnh
hưởng do lũ lụt gây ra đối với dân sinh, kinh tế, môi trường lưu vực sông Trà
Khúc, sông Vệ. Chủ trì TS. Ngô Lê Long.

33


22. Qui hoạch bố trí lưới điểm dân cư và các công trình dân sinh kinh tế
theo các kịch bản ứng với các cấp tần suất 1%, 5% và 10% lưu vực sông Trà
Khúc và sông Vệ. Chủ trì TS. Phạm Quang Vinh.
23. Đề xuất các giải pháp phi công trình và công trình nhằm chủ động
phòng chống và tiêu thoát lũ lưu vực sông Trà Khúc, sông Vệ. Chủ trì PGS.
TS. Nguyễn Bá Quỳ.
24. Xác định hành lang thoát lũ theo các kịch bản lưu vực sông Trà Khúc
và sông Vệ. Chủ trì TS. Phan Thị Thanh Hằng.
25. Áp dụng mô hình diễn toán khả năng tiêu thoát lũ hai lưu vực sông
Trà Khúc, sông Vệ. Chủ trì ThS. Nguyễn Ngọc Bách.

26. Xây dựng bản đồ định hướng quy hoạch phòng chống và tiêu thoát lũ
sông Vệ tỷ lệ 1: 25.000. Chủ trì CN. Trần Thị Ngọc Ánh.
27. Xây dựng bản đồ định hướng quy hoạch phòng chống và tiêu thoát lũ
sông Trà Khúc tỷ lệ 1: 25.000. Chủ trì TS. Hoa Mạnh Hùng.
28. Nghiên cứu ứng dụng các phần mềm access đề cập nhật và lưu trữ số
liệu. Chủ trì CN. Trần Thị Ngọc Ánh.
29. Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu bản đồ số bằng các phần mềm GIS. Chủ trì
TS. Lê Văn Công.
Đề tài xin chân thành cám ơn sự chỉ đạo và giúp đỡ tận tình của Sở
Khoa học và công nghệ Quảng Ngãi, Sở NN & PTNT, Chi cục Thủy lợi,
Chi cục Phòng chống lụt bão, Sở Tài nguyên và Môi trường, Liên hiệp các
hội KH & KT tỉnh, Trung tâm Dự báo KTTV tỉnh Quảng Ngãi, UBND
Thành phố Quảng Ngãi, UBND các huyện Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Tư
Nghĩa, Mộ Đức cùng các ban ngành trong tỉnh, Lãnh đạo Viện Địa lý, Viện
Nghiên cứu khoa học thuỷ lợi và các đồng nghiệp hợp tác nghiên cứu trong
và ngoài Viện.
34


Chương I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIÊU THOÁT LŨ
I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÙNG NGHIÊN CỨU
Lưu vực sông Trà Khúc và sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi thuộc miền
Trung Trung bộ. Lưu vực sông Trà Khúc có diện tích là 3.240 km2 (chiếm
55,4% diện tích của tỉnh) với chiều dài sông chính là 135 km. Ranh giới lưu
vực: phía Bắc giáp lưu vực sông Trà Bồng, phía Nam giáp lưu vực sông Vệ,
phía Tây giáp lưu vực sông Sê San, phía Đông giáp biển Đông. Sông Trà
Khúc bắt nguồn từ sườn Bắc của dãy Trường Sơn ở độ cao 900 m. Lưu vực
sông nằm trên địa bàn các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn
Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, thị xã Quảng Ngãi và một phần huyện Kon

Plong tỉnh Kon Tum. Dòng chảy theo hướng Bắc trên vùng đồi núi và
chuyển dần sang hướng Đông ở vùng đồng bằng sau khi nhập với sông Dak
Rê và sau cùng là đổ ra biển Đông tại vị trí gần thành phố Quảng Ngãi.
Lưu vực sông Vệ có diện tích 1.260 km2 (chiếm 21,54% diện tích của
tỉnh) với chiều dài sông chính 91 km. Sông Vệ bắt nguồn từ vùng núi phía
Tây của huyện Ba Tơ. Sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, giữa
các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức đổ ra biển Đông tại cửa Cổ Lũy
và cửa Đức Lợi. Ranh giới lưu vực: phía Bắc giáp lưu vực sông Trà Khúc,
phía Nam giáp lưu vực sông Trà Câu, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây
giáp lưu vực sông Sê San.
Phạm vi nghiên cứu là vùng hạ lưu lưu vực sông Trà Khúc và lưu vực
sông Vệ thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Về địa giới hành chính bao gồm thành phố
Quảng Ngãi, huyện Tư Nghĩa, huyện Nghĩa Hành, huyện Mộ Đức, huyện
Sơn Tịnh. Phạm vi trên sông Trà Khúc được xác định từ đập Thạch Nham
về xuôi đến cửa Cổ Luỹ dài khoảng 40 km và trên sông Vệ từ Hành Tín
Đông đến cửa Lở dài khoảng 30 km, có tổng diện tích đạt xấp xỉ 1.300 km2
35


(hình 1.1). Trên bản đồ hành chính tỉnh, vùng nghiên cứu có toạ độ địa lý
được xác định:
Từ 108028’37’’ đến 108056’20’’ kinh độ Đông.
Từ 14050’55’’ đến 15016’43’’ vĩ độ Bắc.

Khu vùc nghiªn cøu

Hình 1.1: Khu vực nghiên cứu trên bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi
I.2. ĐỊA HÌNH - ĐỊA MẠO
I.2.1. Địa hình


36


Vùng hạ lưu sông Trà Khúc - sông Vệ, thuộc loại đồng bằng nhỏ và
hẹp có bề mặt địa hình nghiêng dốc về phía Đông. Đồng bằng hạ lưu sông
Trà Khúc - sông Vệ phát triển trên nền đá gốc phức tạp có tuổi từ Proterozoi
đến Neogen và được bồi đắp chủ yếu bởi hệ thống sông Trà Khúc và sông Vệ.
Theo cơ chế quá trình thành tạo địa hình vùng nghiên cứu có các nhóm
[1, 48, 49]:
+ Nhóm dạng địa hình xâm thực bóc mòn:
a, Địa hình xâm thực bóc mòn trên nền đá cứng, chiếm phần lớn diện
tích vùng đồi núi phía Tây, Tây Nam, Tây Bắc của vùng có độ cao > 200 m.
Địa hình bị chia cắt bởi 2 hệ thống đứt gãy chính theo phương Tây Bắc Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam tạo nên các kiến trúc khối tảng. Hầu
hết các đỉnh núi có dạng tròn hoặc dạng nhọn hoặc dạng răng cưa, địa hình
chia cắt mạnh với nhiều hệ thống khe suối. Trắc diện ngang của các sông
suối có dạng chữ “U” và chữ “V” chiếm ưu thế, ở kiểu địa hình này có hai
bậc địa hình chính: 200 - 400 m và 500 - 700 m.
b, Địa hình bóc mòn trên đá gắn kết, đó là dạng địa hình phát triển
trên các khối núi sót thuộc đồng bằng Quảng Ngãi và có độ cao 70 - 200 m.
Đây là kiểu địa hình đồi núi thấp, các đỉnh núi thường tròn nhỏ, quá trình
bóc mòn bề mặt xảy ra mạnh mẽ.
+ Nhóm dạng địa hình tích tụ - xâm thực: Phát triển ở các thung
lũng sườn núi, độ cao từ 50 - 70 m. Trầm tích cấu thành bề mặt địa hình này
thường hỗn tạp: tảng, cuội, sạn lăn, sét, cát màu vàng, xám. Bề mặt địa hình
này hiện tại đang bị chia cắt xâm thực bóc mòn bởi các dòng chảy mặt tạo
thành nhiều gò, đống...và các thềm tích tụ - xâm thực sông.
+ Nhóm dạng địa hình tích tụ: Theo hình thái và nguồn gốc phát
sinh, địa hình tích tụ trong khu vực nghiên cứu là các bậc thềm, bãi bồi, cồn
cát có độ cao < 15 m.
37



+ Đường bờ biển:Vùng nghiên cứu được đặc trưng bởi kiểu đường bờ
tích tụ - xói lở: Đây là kiểu đường bờ tích tụ - xói lở vùng cửa sông Trà
Khúc, đường bờ biển thường có sự xen kẽ giữa đoạn bờ xói lở và đoạn bờ
bồi tụ hoặc có sự biến động của các quá trình bồi tụ xói lở của đường bờ theo
từng thời kỳ.
I.2.2. Địa mạo
Dưới ảnh hưởng của khối nâng Kon Tum, quá trình thành tạo và phát
triển địa hình vùng đồng bằng hạ lưu sông Trà Khúc - sông Vệ và vùng kế
cận chịu tác động mạnh của các chuyển động khối tảng phân dị trên nền đá
cứng rắn trong Tân kiến tạo, sự biến động khí hậu trong giai đoạn Neogen Đệ tứ và dao động của mực nước đại dương. Tổ hợp của các quá trình ngoại
sinh có tính chu kỳ theo sự biến thiên khí hậu trên nền chuyển động nâng hạ
khối tảng với biên độ khác nhau của vỏ trái đất đã tạo nên tính đa dạng và
phân hoá của địa hình khu vực.
Dưới đây là đặc điểm chính của các nhóm kiểu địa hình:
A- Phần đất liền
Trong phạm vi đồng bằng hạ lưu sông Trà Khúc - sông Vệ và lân cận
có các kiểu địa hình như sau (hình 1.2):
A.1 - Địa hình núi lửa: Dạng địa hình này là bề mặt bazan sót cao 80
- 200 m (núi Đôn Danh, Gò Đồi, Núi Ngang, Thiên Ấn…). Đá bazan ở đây
bị phong hoá laterit mạnh, sản phẩm của quá trình này - lớp đá ong với hàm
lượng nhôm và sắt cao dày trên 4 m phủ kín phần đỉnh đã giúp bảo vệ tính
bằng phẳng của bề mặt nguyên sinh khỏi quá trình xói mòn hiện đại.
A.2 - Kiểu địa hình được thành tạo do quá trình bóc mòn tổng
hợp: Quá trình bóc mòn tổng hợp có quy luật chung là sự giật lùi của sườn
và tạo thành ở chân chúng một bề mặt nghiêng thoải tương ứng với mỗi gốc

38



×