Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Nghiên cứu quản lý môi trường cho phát triển bền vững tại thị trấn Lim huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.67 KB, 25 trang )

Nghiên cứu quản lý môi trường cho phát
triển bền vững tại thị trấn Lim huyện Tiên
Du tỉnh Bắc Ninh :Luận văn ThS Khoa học
môi trường và bảo vệ môi trường: /Phạm
Thanh Bình
Thị trấn Lim nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thị xã
Bắc Ninh 5 km về phía Tây Nam và cách thủ đô Hà Nội 25 km về phía Đông Bắc.
Xã hội phát triển và tốc độ đô thị hóa tăng nhanh nên trên toàn địa bàn thị trấn chỉ
có khoảng 20% số hộ thuần nông, 5% số hộ làm nghề giết mổ, còn lại đa phần có
nghề kinh doanh dịch vụ, buôn bán, cơ khí, mộc, sửa chữa với tổng số các cơ sở
kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thị trấn là 1124 cơ sở. Nhà dân liền sát nhau và
xen kẻ vào giữa là các cơ sở chế biến, sản xuất đang xả thải vào môi trường rất
nhiều loại chất thải khác nhau như khí thải, chất thải rắn và đặc biệt là nước thải.
Hơn nữa do đô thị hóa nên các ao, hồ, sông trong khu vực đang bị bồi lấp vì rác,
bồi lấp để xây nhà và các chất thải đang bị tích tụ ngày càng nhiều ngây ô nhiểm
nghiêm trọng môi trường trong khu vực. Để phát triển bền vững cần phải có một
quy hoạch tổng thể trong đó một vấn đề mà đề tài này giải quyết là nghiên cứu
quản lý môi trường là một yếu tố không thể thiếu.
1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:

Mục tiêu chủ yếu của đề tài là là nghiên cứu quản lý môi trường cho phát
triển bền vững tại thị trấn Lim huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Các mực tiêu cụ thể
là:
- Đánh giá hiện trạng, môi trường trong khu vực.
- Đề xuất quy hoạch về môi trường tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu lựa chọn công nghệ phù hợp để xử lý nước thải đô thị và tiểu thủ
công nghiệp trong khu vực đạt tiêu chuẩn nước cho sản xuất nông nghiệp.
- Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

-1-




Nghiên cứu trên quan điểm phát triển bền vững là vấn đề mang tính tổng hợp
các nguồn lực về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện
kinh tế, xã hội và dân cư. Việc thực hiện các nội dung phải dựa trên nguyên tắc và
phương pháp tiếp cận nghiên cứu tổng hợp, do đó hệ thống các phương pháp
nghiên cứu sẽ bao gồm từ các phương pháp nghiên cứu truyền thống, hệ thống
các phương pháp điều tra xã hội, nhân văn đến các phương pháp hiện đại như:
- Phương pháp khảo sát thực địa;
- Phương pháp điều tra xã hội học;
- Phương pháp bản đồ;
- Phương pháp thống kê, miêu tả, so sánh;
- Phương pháp đánh giá tác động môi trường;
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu tổng quan:

+ Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, các kết quả đã nghiên cứu trong
và ngoài nước về công nghệ, thiết bị xử lý và các giải pháp tái sử dụng
nước thải đô thị và công nghiệp nhằm đánh giá kết quả, các hạn chế, tính
thực tế và phù hợp trong điều kiện Việt Nam.

+ Phân tích khung pháp lý đang tồn tại trong khu vực.
- Nghiên cứu chi tiết khu vực:

+ Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường (nước thải và chất thải rắn).
+ Xây dựng khung chỉ số môi trường.
+ Đánh giá tài nguyên thiên nhiên và hiểm họa.
- Qui hoạch thoát nước và xử lý nước thải cho điểm lựa chọn:


+ Điều tra, khảo sát các yếu tố phục vụ công tác qui hoạch.
+ Qui hoạch xử lý nước thải cho thị trấn Lim.
+ Hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường sau quy hoạch.
- Nghiên cứu lựa chọn công nghệ, thiết bị xử lý và tái sử dụng nước thải đô thị phù
hợp với từng loại nước thải phục vụ nông nghiệp.
- Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý xử lý và tái sử dụng nước thải:

+ Đưa ra mô hình tổ chức quản lý
+ Chỉ ra các bước tổ chức quản lý vận hành.
+ Đưa ra quy trình vận hành.
-2-


4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

+ Qui hoạch xử lý nước thải cho phát triển bền vững thị trấn Lim.
+ Lựa chọn các loại công nghệ xử lý phù hợp với từng loại nước thải dựa
trên nguyên tắc: công nghệ đơn giản, rẻ tiền, dễ quản lý, vận hành và tận
dụng tối đa các điều kiện sẵn có của địa phương.

+ Đề xuất phương pháp xây dựng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng
đồng.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
1.1. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ
luật, trong đó Luật Bảo vệ Môi trường được quốc hội nước Việt Nam thông qua
ngày 27/12/1993 là văn bản quan trọng nhất. Chính phủ đã ban hành Nghị định
175/CP ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường và Nghị

định 26/CP ngày 26/4/1996 về Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.
Bộ Luật hình sự, hàng loạt các thông tư, quy định, quyết định của các ngành chức
năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn môi
trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường
được đề cập trong các văn bản khác như Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật
Hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát triển và Bảo vệ rừng, Luật Bảo
vệ sức khoẻ của nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn
lợi thuỷ sản, Pháp luật bảo vệ các công trình giao thông.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Các phương pháp trên được gộp lại và chia thành các công đoạn:
+ Xử lý cấp 1 (Primary treatment) - dùng phương pháp cơ học.
+ Xử lý cấp 2 (Secondary treatment) - dùng phương pháp hoá học, hoá lý
học và sinh học.
+ Xử lý cấp 3 (Advanced/ Tertiary treatment) - kết hợp các phương pháp
hoá học, sinh học để khử triệt để nitơ, phốt pho còn lại sau xử lý cấp hai hoặc các
chất gây ô nhiễm khác.
1.3. TÁI SỬ DỤNG NƯỚC THẢI TRONG NÔNG NGHIỆP

Hàng ngày, các thành phố, thị xã

lớn nhỏ đều xả ra ngoại thành một

-3-


lượng lớn nước thải, bao gồm nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
Trong nguồn nước thải đó có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng như nitơ,
phốtpho,... rất cần cho cây trồng. Lâu nay một số nước trên thế giới đã dùng
nguồn nước thải từ thành phố trực tiếp tưới cho đồng ruộng và đạt được kết qủa

rất khác nhau, có nơi sản lượng lương thực, hoa màu tăng hẳn lên, nhưng có nơi
bị thất thu nghiêm trọng. Tất nhiên không vì vậy mà chúng ta bỏ phí nguồn nước
thải của thành phố. Nước thải thành phố đã được xử lý tưới cho cây trồng không
những không làm ô nhiễm lương thực, rau quả mà còn làm tăng sản lượng các
loại cây trồng, đồng thời lọc sạch thêm nguồn nước thải, giảm bớt ô nhiễm sông
hồ. Đây là phương pháp sử dụng nước thải khoa học nhất và đang được nhiều
nước thực hiện.
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG KHU VỰC THỊ TRẤN LIM - BẮC NINH
Thị trấn Lim là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của huyện Tiên
Du, là nơi cơ quan huyện đóng trên địa bàn. Đồng thời nơi đây cũng là nơi đặt trụ
sở của nhiều cơ quan Trung ương tỉnh, bệnh viện, trường học cấp huyện, các
doanh nghiệp... Thời điểm từ năm 1963 đến 10/12/1998, khu vực phố Lim vẫn
còn là trung tâm của huyện lỵ Tiên Sơn (huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn ngày
nay) với quy mô dân số dự tính đến năm 2000 vào khoảng 3.500 - 4.000 người
(khu nội thị) và diện tích tự nhiên khoảng 36 ha. Sau khi tỉnh Bắc Ninh được tái
lập, huyện Tiên Du được tách khỏi huyện Tiên Sơn và khu vực phố Lim chính
thức được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trở thành thị trấn của huyện Tiên Du.
Địa giới thị trấn Lim bao gồm toàn bộ xã Vân Tương cũ cùng với toàn bộ cơ sở
vật chất kỹ thuật hạ tầng của xã với diện tích tự nhiên khoảng 512 ha. Đơn vị
hành chính được chia làm 3 thôn: thôn Lũng Sơn, thôn Lũng Giang và thôn Duệ
Đông.
Dân số toàn thị trấn là 10.670 người thuộc 2.400 hộ dân sinh sống, trong đó
thôn Lũng Sơn là 3.100 người, thôn Duệ Đông 2.084 người và thôn Lũng Giang
khoảng hơn 5.000 người. Mật độ dân số trên toàn thị trấn là 22.739 người/km2, tỷ
lệ tăng dân số 1,2%. Tổng số dân trong độ tuổi lao động là 5.877 người trong đó
lao động phi nông nghiệp là 3.960 người chiếm 67% lao động của thị trấn, chủ
yếu làm trong các ngành tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại.
1.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

a. Đánh giá chất lượng nước thải đô thị


-4-


Qua số liệu của đề tài “Hợp tác nghiên cứu để phát triển các giải pháp xử
lý nước thải đô thị nhằm tái sử dụng cho mục đích nông nghiệp” cung cấp, tác giả
có một số nhận xét về thành phần và tích chất của nước thải như sau:
Chất rắn lơ lửng: Khu vực nghiên cứu có rất nhiều hộ chăn nuôi lợn, nước thải
sinh hoạt chứa nhiều chất rắn, phần lớn là chất rắn hữu cơ, không được xử lý mà
xả thẳng ra rãnh. Trong rãnh, bùn rác thường lắng đọng ở đáy làm cho chất bẩn
cũng bị giữ lại và hạn chế khả năng tiêu thoát nước thải, có ao chứa nước thải đã
bị bồi lấp hoàn toàn. Hàm lượng chất rắn lơ lửng của các mẫu đều cao, thường
120-570mg/l, có nơi trên 3000mg/l, (TCVN 5945-1995 cột B -100mg/l).
Nhu cầu ô xi hoá học COD: Dao động từ 120mgO2/l tới 2544mgO2/l , cao gấp 25
lần so với giới hạn cho phép (100mg/l).
Amoniac và sunfua hydro: Hàm lượng amoniac của tất cả các mẫu nước thải đều
vượt tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn nước loại B (1mg/l).
Photpho tổng số và Nitơ tổng số: Dao động trong khoảng từ 6 tới 28mg/l (tiêu
chuẩn cho phép xả vào nguồn loại B của nước thải là 6mg/l). Hàm lượng nitơ
tổng số của các mẫu đều vượt giới hạn cho phép từ 2 tới 3 lần.
Các mẫu nước thải lấy tại thị trấn Lim chưa thấy có dấu hiệu ô nhiễm kim
loại nặng, các chất như đồng, kẽm, cadmi có hàm lượng đều thấp hơn tiêu chuẩn
Việt Nam 5945 - 1995 cột B. Ô nhiễm vi sinh xảy ra ở trong các mẫu nước thải
rất rõ rệt, các chỉ số Coliform, E.coli và Cl.perfringens có giá trị rất lớn. Nếu như
trong tương lai các nguồn nước thải này không được xử lý thì các loại vi khuẩn,
ký sinh trùng, vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật lan truyền trong môi
trường nước thải, ảnh hưởng tới nguồn nước mặt, nước ngầm gây ra các loại dịch
bệnh cho khu vực.
b. Đánh giá chất lượng nước trên các kênh tưới tiêu và ao hồ
Độ pH: Các mẫu nước kênh và ao hồ đều lớn hơn 7, có tính kiềm đặc trưng của

nước thải đô thị.
Chất dinh dưỡng: Phần lớn nước ở các kênh và ao hồ trong khu vực thị Trấn Lim
có hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
Độ dẫn điện EC của các mẫu nước kênh tưới tương đối cao, nó liên quan tới tính
độc hại của các ion tan trong nước.
Hàm lượng NO3- Đều trên 100mg/l, NO3- là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ
các chất nitơ có trong nước thải. Hiện tượng này là do có sự thâm nhập một lượng
lớn N, P từ nước thải sinh hoạt của các
hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nuôi

-5-


lợn và giết mổ gia súc, ngoài ra còn do sự đóng kín và thiếu đầu ra của môi
trường nước. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên hiện tượng phì dưỡng
của ao hồ trong khu vực, nếu như để tình trạng ô nhiễm này kéo dài, các chất ô
nhiễm sẽ lan truyền xuống nguồn nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước cấp cho
sinh hoạt đe doạ nghiêm trọng sức khoẻ con người.
Hàm lượng chất rắn lơ lửng Dao động trong khoảng từ 90mg/l tới 238mg/l, có
nơi vượt tiêu chuẩn cho phép trên 10 lần.
Hàm lượng BOD5 và COD của các mẫu nhìn chung đạt TCVN 5942-1995 cột B.
Các mẫu nước kênh và ao hồ thấy có thành phần một số kim loại nặng nhưng
chưa vượt qua giới hạn cho phép. Tất cả các mẫu nước ao hồ, kênh mương trong
khu vực nghiên cứu đều có chứa một số lượng vi khuẩn nhiều hơn tiêu chuẩn cho
phép và các mẫu đều có dấu hiệu nhiễm phân người và động vật, có những mẫu
nước giá trị coliform cao gấp trên 100 lần tiêu chuẩn 5942-1995 cột B, nguyên
nhân do tiếp nhận chất thải vệ sinh của con người và gia súc chưa được xử lý.
c. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt khu vực thị trấn Lim
Các hộ gia đình ở khu vực nghiên cứu hầu hết đều dùng nước giếng khoan
cho ăn uống và sinh hoạt. Qua phân tích mẫu nước giếng khoan chưa xử lý tại

Thôn Lũng Giang cho thấy:
- Đa số các chỉ tiêu phân tích từ các mẫu nước đã đạt tiêu chuẩn cho phép.
- Hầu hết mẫu nước có chỉ tiêu Fets vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn
nước ngầm (TCVN 5944-1995) khá cao.
- Tất cả các mẫu nước sinh hoạt lấy tại thị trấn có kết quả phân tích chỉ tiêu về
độ đục và Coliform đều vượt quá giới hạn cho phép theo TCVN 5944-1995
rất nhiều lần. Ngoài ra trong mẫu phân tích còn phát hiện thấy E.Coli ở hàm
lượng khá cao chứng tỏ nguồn nước bị ô nhiễm từ nước thải hoặc chất thải
sinh hoạt có chứa phân người và phân gia súc.
Nước giếng khoan trong thị trấn thường được bơm lên cho qua bể lọc cát. Các
chỉ tiêu hoá lý của các mẫu nước đều đạt tiêu chuẩn cho phép sử dụng dùng cho
sinh hoạt của Bộ Y tế. Tổng số muối tan dao động trong khoảng từ 173 mg/l tới
737mg/l. Hàm lượng Fe ts, NO2- của các mẫu nước sau xử lý đều ở dạng vết. Kết
quả phân tích kim loại nặng trong các mẫu nước sinh hoạt đều thấy có tồn tại một
lượng nhất định Cu, Cd, Zn, tuy nhiên vẫn chưa vượt qua giới hạn cho phép của
TC Bộ Y Tế - 2002. Riêng lượng vi khuẩn Coliform không đạt tiêu chuẩn Bộ Y
Tế - 2002 (MPN/100ml), đây chính là
dấu hiệu của sự lan truyền vi khuẩn từ

-6-


nước thải chưa được xử lý tới nguồn nước ngầm.
1.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC THẢI ĐỂ TƯỚI

Hiện nay toàn bộ hệ thống tưới của thị trấn là do Công ty Thuỷ lợi Bắc Đuống
đảm nhận tưới vào hệ thống kênh chính, sau đó nước sẽ được bơm hoặc tự chảy
vào đồng ruộng. Nhân dân ở đây chưa có tập quán dùng nước thải để tưới trực
tiếp, tuy nhiên nước thải từ hệ thống thoát nước của các thôn sẽ tràn vào kênh tưới
khi có mưa, hoặc nước thải được xả xuống ao, sau đó người dân lại bơm nước từ

ao lên để tưới, do đó nước thải không được sử dụng trực tiếp nhưng đã được pha
loãng với nước kênh, ao hồ để tưới. Đây là nguồn gây ô nhiễm rất lớn, vì vậy rất
cần thiết phải xử lý nước thải trước khi sử dụng làm nước tưới để bảo đảm chất
lượng cây trồng và sức khoẻ của con người.
Môi trường đất trong khu vực nghiên cứu đã bị ô nhiễm kim loại nặng nghiêm
trọng. Sau khi đến bề mặt đất, các chất ô nhiễm đều bị chuyển hóa hóa học hoặc
sinh học, hoặc bị đất giữ ở dạng hấp phụ hoặc tạo thành những tồn dư, một phần
đi vào nước ngầm.
CHƯƠNG 3: QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CHO THÔN LŨNG GIANG THỊ
TRẤN LIM - HUYỆN TIÊN DU - TỈNH BẮC NINH
2.1. HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

2.1.1 Hiện trạng nguồn nước thải và hình thức tiêu thoát nước
a. Nguồn, chất lượng nước thải
Nguồn nước thải của khu vực nghiên cứu bao gồm các dạng sau:
- Nước thải sinh hoạt.
- Nước thải từ chăn nuôi và các hoạt động giết mổ gia súc.
- Nước thải từ các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
- Nước thải từ các hoạt động dịch vụ.
Nước thải đô thị là nguồn chủ yếu gây ô nhiễm các nguồn nước trong khu
vực thị trấn Lim. Chúng đều có các chỉ tiêu BOD5, SS, NH4+ và Coliform vượt
quá tiêu chuẩn nước thải cho phép rất nhiều lần (TCVN 5945 - 1995 cột B). Nước
thải đang ảnh hưởng mạnh mẽ, làm giảm chất lượng nguồn nước mặt trong khu
vực, nơi bị ảnh hưởng rõ rệt nhất của ô nhiễm do nước thải là khu vực xung
quanh các gia đình chuyên giết mổ lợn, trâu bò, quanh các rãnh nước thải và các
ao chứa nước thải. Nguyên nhân là do tình trạng tiêu thoát nước thải ở khu vực
này kém, bùn rác ứ đọng trong hệ thống cống, rãnh nước thải làm tăng tình trạng

-7-



ô nhiễm nước. Nước thải đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trong
khu vực, nước thải bốc lên mùi hôi khó chịu trong phạm vi bán kính vài chục mét
dọc theo hai bên bờ của dòng sông Tiêu Tương. Đặc biệt vào những hôm thời tiết
nóng nắng và gió thổi, hơi nước bốc lên theo chiều gió bay vào các hộ gia đình
gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khoẻ của người dân.
Dãy ao nằm phía Bắc của thôn, giáp với tuyến đường sắt, bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Dãy ao này tiếp nhận 1/2 lượng nước thải sinh hoạt của toàn thôn
và hai lò mổ gia súc. Mặt khác, sự lưu thông nước từ các dãy ao này gần như
không có, nước thải sinh hoạt chảy ra ao này chỉ thấm xuống đất và bốc hơi. Dưới
tác động của điều kiện môi trường nhất định, vi khuẩn tự nhiên có trong nước và
đất tấn công vào các chất thải gây ra các phản ứng sinh hoá làm biến đổi tính chất
nước thải. Nước thải ở các ao này sẽ chuyển màu dần dần từ màu nâu sang màu
đen và bốc mùi khó chịu.
Hiện nay, môi trường không khí ở quanh khu vực nguồn nước thải này
cũng đang bị ảnh hưởng đáng kể do nước thải bốc lên. Đối với nguồn nước ngầm
cũng đã có dấu hiệu bị ảnh hưởng tại một số nơi nhưng ở mức chưa nghiêm trọng.
Các ao hồ trong thôn xóm bị ô nhiễm do nước thải đô thị trong khu vực chưa
được xử lý chảy vào.
Theo kết quả thí nghiệm mẫu nước thải được lấy trong khu vực cho thấy
các chỉ tiêu phân tích có nồng độ ô nhiễm hữu cơ rất cao: nồng độ CODK2Cr2O7 là
120-1700 mgO/l (cao gấp 1,2-17 lần TCCP), nồng độ BOD5 là 68,32-886,66
mgO/l (cao gấp 1,4 đến 17,7 lần tiêu chuẩn cho phép nước nguồn loại B theo
TCVN5945-1995); tổng số Coliform từ 11.000 tới 16.000.000 MPN/100 ml, cao
hơn rất nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng mô hình
xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao điều kiện sống cũng
như ý thức bảo vệ môi trường của người dân trong khu vực có một ý nghĩa vô
cùng thiết thực.
Môi trường nước mặt (ao, hồ...) ở thôn bị ô nhiễm rất nặng về hàm lượng
chất lơ lửng, DO, BOD5, COD, PO4 và NH4. So với tiêu chuẩn nguồn nước loại B

thì hàm lượng ôxy hoà tan đều cao hơn TCCP nhiều lần.
b. Các hình thức tiêu thoát nước trong khu vực
Nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi và các hoạt động dịch vụ

-8-


khác trong khu vực nghiên cứu chủ yếu được tiêu thoát theo các hình thức sau:
- Xả ra hệ thống thoát nước. Hình thức này chiếm 58,3%
- Xả ra ao, hồ, sông. Hình thức này chiếm 37,9%.
- Xả ra vườn. Hình thức này chiếm 3,8%.
Từng hộ gia đình có các rãnh tập trung nước dạng hở, các rãnh nước tập
trung này được xả trực tiếp vào hệ thống rãnh ngầm bố trí dọc theo các ngõ xóm,
rồi xả ra các ao xung quanh thôn và dòng sông Tiêu Tương. Khu vực dân cư và
các cơ sở dịch vụ ở dọc ven đường quốc lộ thì xả nước trực tiếp vào hệ thống
thoát nước của đường quốc lộ hoặc trực tiếp xuống dòng sông Tiêu Tương. Một
số khu vực xóm dân cư thải nước trực tiếp ra cánh đồng lúa ở ngay cạnh khu vực.
Trong khu vực không có hệ thống tiêu thoát nước thải riêng biệt, nguồn nước thải
từ khu dân cư sau khi tập trung được xả chung vào hệ thống tiêu úng nông nghiệp
và phụ thuộc chủ yếu vào các trạm bơm tiêu trong khu vực. Các nguồn nước thải
đều không được xử lý và kiểm tra chất lượng nước trước khi thải vào hệ thống
tiêu thoát.
2.2. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH TIÊU THOÁT NƯỚC THẢI

2.2.1. Mục tiêu quy hoạch
Hiện nay công tác quy hoạch tiêu thoát nước chưa được quan tâm đúng
mức và thống nhất. Với quan điểm về quy hoạch là hoàn chỉnh định hướng phát
triển của khu vực thị trấn Lim, phù hợp với quy hoạch tổng thể trong nghiên cứu
“Quy hoạch xây dựng khu vực thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” giai
đoạn năm 2005 ¸ 2020. Trong phạm vi nghiên cứu tôi giải quyết các mục tiêu

sau:
- Có phương án quy hoạch tiêu thoát nước riêng cho khu vực.
- Bản quy hoạch này phải phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của thị trấn Lim
sau này.
- Giảm tỉ lệ bệnh tật, nâng cao sức khoẻ cho người dân, để tăng cường các hoạt
động kinh tế.
- Tăng cường giáo dục kiến thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng.
2.2.2. Phương án quy hoạch
Các đô thị nhỏ, khu dân cư tập trung vùng nông thôn nói chung và thôn

-9-


Lũng Giang nói riêng có đặc điểm là mật độ dân số không lớn, lượng nước sử
dụng không nhiều, lưu lượng nước thải không cao. Nhưng do hệ thống thoát nước
chưa được quy hoạch, nước chảy tràn trên bề mặt gây ô nhiễm môi trường và lan
truyền dịch bệnh.
Về mùa mưa, nước mưa cuốn nước thải, rác thải, các loại phân gia súc....
theo hệ thống rãnh và chảy tràn trên mặt ngõ, chảy vào các ao, gây giảm sút chất
lượng nước so với mùa khô. Vì vậy, đối với thôn Lũng Giang, phải giải quyết một
cách tổng hợp cả vấn đề nước mưa và nước thải.
Dựa vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình và tham khảo ý kiến của
chính người dân sống tại đây, tác giả đưa ra phương án thoát nước theo kiểu
phân tán cho hệ thống thoát nước chung, chia các khu dân cư thành nhiều tuyến
tiêu khác nhau.
2.3. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

2.3.3. So sánh lựa chọn công nghệ xử lý nước thải thôn Lũng Giang
Xử lý nước thải bằng một loạt các ao kỵ khí và tuỳ tiện có bất tiện là gây
ra mùi khó chịu do sự tạo thành của hợp chất chứa sunphua từ hệ thống ao đó.

Trong thực tế, những mùi khó chịu này là vấn đề quan trọng vì vị trí của nó có thể
đặt ở trong làng hay thôn. Tuy vậy, do yêu cầu kiểm soát ô nhiễm môi trường
nghiêm ngặt hơn tại miệng xả nước thải nên cần phải cải thiện hiệu quả xử lý của
trạm xử lý nước thải. Nếu xây nắp đậy kín thì tốn thêm nhiều tiền xây dựng và
vận hành sửa chữa.
Nước thải từ sinh hoạt và chăn nuôi có thể được xử lý bằng các phương
pháp như phân huỷ kỵ khí, quá trình bùn hoạt tính và hồ sinh học để xử lý thành
phần ô nhiễm hữu cơ:
- Phương pháp xử lý sử dụng hồ kỵ khí kết hợp với giai đoạn hiếu khí
cuối cùng là phương pháp đơn giản nhất và giá thành rẻ nhất. Phương pháp này sử
dụng một loạt hồ phân huỷ kỵ khí và hiệu quả khử BOD, COD và chất rắn lơ lửng
khá cao. Hiệu quả khử BOD khoảng 85 - 90%. Tuy nhiên, phương pháp này đòi
hỏi diện tích đất rộng rãi, thời gian lưu nước dài (khoảng 15 - 30 ngày) và cũng
cần phải xử lý hiếu khí.
- Phương pháp xử lý sử dụng hồ ôxi hoá với giá thành hạ nhưng cũng cần
diện tích đất khá rộng. Nếu diện tích đất sẵn có và rẻ thì hồ tuỳ tiện có thể là giải

- 10 -


pháp rẻ nhất của quá trình hiếu khí và cần sử dụng hai cấp bậc hồ. Hiệu quả khử
BOD là 80 - 90%.
- Nếu sử dụng các đầm, ao hiếu khí thì hiệu quả khử BOD khá hiệu quả
(80 - 85%), giảm thời gian lưu nước và giảm diện tích đất sử dụng. Tuy nhiên,
phương pháp này yêu cầu xử lý trước bằng các ao kỵ khí hoặc kết hợp công trình
xử lý sinh học trước đó.
Đối với thôn Lũng Giang, địa hình thoát nước phân tán thành nhiều lưu
vực nhỏ theo thôn, xóm và có nhiều ao, hồ, đầm và mương sông nên dùng mô
hình thoát nước - xử lý nước thải phân tán kết hợp xử lý tập trung theo thôn với
công suất nhỏ là phù hợp. Bên cạnh đó tình hình kinh tế xã hội địa phương chưa

cho phép xây dựng hệ thống thoát nước tập trung lớn. Việc xây dựng hệ thống
thoát nước và xử lý nước thải cần phân đoạn nên việc áp dụng mô hình phân tán
cũng phù hợp về mặt kinh tế - đầu tư.
Qua quá trình nghiên cứu thành phần và tính chất nước thải của thôn
Lũng Giang - thị trấn Lim, tác giả đề xuất lựa chọn công nghệ xử lý nước thải
bằng biện pháp sinh học, cụ thể là sử dụng các bể xử lý sinh học kết hợp với hồ
sinh học là phù hợp nhất với tính chất nước thải chủ yếu là sinh hoạt và chăn nuôi
trong khu vực, đồng thời cũng phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của thôn
Lũng Giang.
a. Sơ đồ công nghệ
Từ những kinh nghiệm và đề xuất nêu trên, một số mô hình tổ chức thoát
nước và xử lý nước thải cùng dây chuyền công nghệ xử lý nước thải thích hợp để
xuất cho thôn Lũng Giang được giới thiệu ở các hình 3,3, 3.4, 3.5, 3.6 và 3.7. Các
sơ đồ công nghệ này có thể áp dụng thử nghiệm ngay cho thôn Lũng Giang.

Nước thải sinh
hoạt,
chăn
nuôi

Hố ga, song
chắn rác

Bể tự hoại với các vách
ngăn mỏng và ngăn lọc
kỵ khí (bể cải tiến)

Tách cặn,
rác - ủ trong
Biogas hay

xử lý cùng
rác thải- 11 -

Rănh thoát nước sân
nhà/ngõ/cụm dân cư


Nước thải sinh hoạt, chăn
nuôi các gia đình

Rãnh
thoát
nước

Trạm bơm
nước thải

Bể Biogas
Bể lắng 2 vỏ

Bể lọc sinh học
nhỏ giọt

Hồ sinh học
tùy tiện

Xử lý tập chung

- 12 -


Hồ sinh học xử lý
bậc II, thả bèo


Hình 3.4 Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải - Phương án 1
Nước thải sinh hoạt + chăn
nuôi từ các hộ gia đình

Rãnh
thoát
nước

Bể tự hoại có vách ngăn
mỏng và ngăn lọc kỵ khí
(bể tự hoại cải tiến)

Hồ sinh học
tùy tiện
Hồ sinh học
hiếu khí
Hồ sinh học
xử lý triệt để, thả
bèo, tưới ruộng

Xử lý tại chỗ kết hợp xử lý tập trung

Tưới ruộng

Hình 3.5. Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải - phương án 2
- Xử lý tại chỗ kết hợp xử lý tập trung

Nước thải từ khu vệ sinh, bṌp, chuồng trại chăn nuôi ở hẹ́ gia đình chảy
vào công trình XLNT tại chỗ là bể tự hoại cải tiến hoặc Biogas. Trong trường hợp
này, kích thước của bể cần được tính toán cho phù hợp đối với cả các loại nước
thải trên. Trong trường hợp diện tích đất, vườn không cho phép, nước thải sau bể
này được chảy thẳng ra cống thoát nước khu vực, rồi được dẫn tới công trình xử
lý tập trung (được tính toán với lưu lượng và nồng độ chất bẩn cao hơn trường
hợp có xử lý tại chỗ trong ao/hồ sinh học).
b2. Xử lý nước thải chăn nuôi
Khu vực nghiên cứu điÓ̉m có lượng nước thải và phân lợn do các hẹ́ gia
ình chăn nuôi là nguồn ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt do qui trình chăn nuôi chưa
được khép kín, là nơi phát sinh, lây truyền các loại vi khuẩn gây bệnh, tác động
trực tiếp đến sức khỏe người dân.

- 13 -


Khi hệ thống Biogas hoạt động một mặt cung cấp nguồn năng lượng (khí
Gas) cho các hộ sử dụng trong sinh hoạt (đun nấu), đồng thời nước sau khi xử lý
ở bể Biogas (thực chất là quá trình xử lý yếm khí) có thể giảm được 40 - 50%
hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải và như vậy đã giảm được những ảnh
hưởng của nước thải đến môi trường chung. Ngoài ra lượng bùn cặn thu được có
hàm lượng dinh dưỡng cao, đây là nguồn phân bón rất tốt cho nông nghiệp.
- Kỹ thuật hầm Biogas nắp cố định.
Công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas có nắp cố định thể
hiện trên hình sau:
Khí

Nước thải chăn nuôi

Hầm Biogas


Phân gia súc, phân người

Bột than bùn

Nước ra khỏi
Hầm Biogas

ủ yếm khí
không hoàn
toàn

Xả vào cống
thoát chung
dÉ̃n đến khu

Phân hữu cơ
sinh học

Hình 3.6: Mô hình sử dụng hầm Biogas nắp cố định.
Ta có thể dï̀ng túi chứa Biogas bằng chất dẻo thay phần vòm chứa khí
bằng bê tông.
- Kỹ thuật ủ khí bằng túi chất dẻo
Khí Gas
Nước thải chăn nuôi
Phân gia súc, phân người

Bếp Gas

Túi ủ bằng

chất dẻo
Phân hữu cơ

Hình 3.7. Mô hình sử dụng túi ủ khí Biogas bằng chất dẻo.

- 14 -

Nước ra


Những sơ đồ công nghệ đã được đề xuất được tóm tắt lại ở bảng sau.
Bảng 3.3: Tóm tắt công nghệ xử lý nước thải cho khu vực
Xử lý sơ bộ

Xử lý bậc một

Tại chỗ

Tại chỗ
Lưới chắn
rác

Bằng bể tự hoại
với ngăn lọc kỵ
khí dòng hướng
lên hay hầm ủ
khí sinh học
biogas

Đối tượng áp

dụng

Xử lý bậc hai
Tập trung :
- Song chắn rác
- Bể lắng cát
- Hồ sinh học 3 bậc hay bể
lọc sinh học + bể lắng 2
Tập trung :
- Song chắn rác
- Bể lắng cát
-Bể lọc sinh học + bể lắng 2
Tập trung :
- Song chắn rác
- Bể lắng cát
- Bể UASB
- Hồ sinh học 2-3 bậc
- Bể lọc sinh học + Lắng 2
- Hồ sinh học
- Hồ sinh học 3 bậc

- Song chắn - Bể lắng hai
rác
vỏ
- Bể lắng
cát
- Lọc sinh học
Aêrôten+ Lắng 2
- Hồ sinh học


áp dụng cho nước
thải sinh hoạt và
chăn nuôi, nước sau
xử lý có thể tưới
ruộng

áp dụng cho nước
thải sinh hoạt và
chăn nuôi, nước sau
xử lý có thể tưới
hay ruộng

Việc lựa chọn bể tự hoại cải tiến cho phép có thể giảm hàm lượng cặn lơ
lửng trong nước thải đến mức cho phép trước khi xả vào ao, hồ xử lý nước thải
sinh học hoặc nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp với mức chi phí hợp lý, vận
hành và bảo dưỡng đơn giản. Người sử dụng không cần mất thời gian để bảo
dưỡng nó hàng ngày mà theo định kỳ. Cụ thể là vốn đầu tư ban đầu thấp nhất và
chi phí vận hành, bảo dưỡng nhỏ không đáng kể - chủ yếu là tiền hút phân, bùn
trong bể khi nào đầy bể và giữ cho các chất không phân hủy, gây ứ tắc dòng chảy
không vào bể làm phá vỡ chế độ hoạt động bình thường của nó. Do vậy nên chọn
mô hình 3.5 (phương án 2) để làm thí điểm ở thôn Lũng Giang.
Trên cơ sở các sơ đồ công nghệ chung được đề xuất, đề mục này đã cụ
thể hoá các phương án, tiến hành so
sánh các phương án về các mặt kinh

- 15 -


tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường và kiến nghị áp dụng phương án phù hợp với thôn
Lũng Giang để lựa chọn áp dụng cụ thể.

Với nước thải sinh hoạt, chăn nuôi tại thôn Lũng Giang, thị trấn Lim, kiến
nghị chọn phương án 2 thể hiện trên các hình 3.5 và 3.6, bao gồm xử lý nước thải
phân tán tại hộ gia đình kết hợp xử lý nước thải theo nhóm hộ gia đình - cuối mỗi
ngõ, xóm. Các công trình xây dựng để XLNT gồm lưới - song chắn rác, hố lắng
cát, bể tự hoại với ngăn lọc kỵ khí dòng hướng lên, hoặc Biogas. Nước thải sau
khi qua các công trình này được dẫn theo cống - rãnh thoát nước của thôn - xóm
đến khu kết hợp xử lý bằng hồ sinh học ba bậc tập trung. Kết quả nước thải sau
xử lý dự kiến có thể đạt tiêu chuẩn nước loại B của TCVN 5945-1995, hoặc
TCVN 6986-2001 và TCVN 6987-2001 trước khi xả ra mương và sông.
2.4. KẾT QUẢ MONG ĐỢI VÀ DIỄN THẾ MÔI TRƯỜNG.

2.4.1. Dự báo diễn biến chất lượng đất, nước
a. Chất lượng đất :
Hiện nay người dân nhiều nơi đã được cảnh báo rằng các nguyên tố kim
loại nặng có thể đi vào dây chuyền thực phẩm cảa con người. Các kim loại nặng
là nguồn chất độc nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất, chuỗi thức ăn và con người.
Những kim loại có tính độc là: Thủy ngân (Hg), cadimi (Cd), chì (Pb), niken (Ni),
ngoài ra asen (As), crom (Cr), mangan (Mn), kẽm (Zn), đồng (Cu) và thiếc (Sn)
cũng là những kim loại rất độc. Hàm lượng Cd, Pb, Zn cao sẽ ảnh hưởng tới quá
trình cố định nitơ sinh học.
Trong thực tế các kim loại nặng nếu ở hàm lượng thích hợp rất cần cho sự
sinh trưởng và phát triển của thực vật, động vật và con người. Sau khi thực hiện
đúng theo quy hoạch dự kiến hàm lượng các kim loại trong đất sẽ thấp hơn so với
tiêu chuấn Việt Nam.
b. Chất lượng nước
* Chất lượng nước thải:
Sau khi thực hiện theo quy hoạch về môi trường, nước thải sinh hoạt đã
được xử lý tại nguồn bằng các biện pháp khác nhau trước khi đổ ra môi trường
nên sẽ đạt được dưới mức tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5945 - 1995, cột B). sau
khi được thu gom qua hệ thống cống rãnh được tập trung xử lý tại bể yếm khí và

hồ sinh học sẽ đạt tiêu chuẩn cho phép dùng làm nước tưới cho nông nghiệp.

- 16 -


* Chất lượng nước ngầm:
Hệ thống nước thải được thu gồm và xử lý bằng hệ thống cống rãnh được
cứng hóa sẽ làm giảm đáng kể lượng thất thoát xuống đất và từ đó sẽ cải thiện
được chất lượng nước ngầm.
2.4.2. Đánh giá diễn biến môi trường sinh thái
* Thay đổi về cảnh quan sinh vật:
Hiện trạng đoạn sông Tiêu Tương chảy qua thôn Lũng Giang là một đoạn
sông cụt, nước thải sinh hoạt cũng như chăn nuôi từ các hộ gia đình chảy trực tiếp
xuống sông, dòng sông biến thành một rãnh hở chứa nước thải tù đọng lâu ngày
tạo thành lớp bùn đen đặc dày hơn 1,5 m với mùi hôi, thối xông lên rất khó chịu.
Các loại côn trùng như ruồi, muỗi phát triển mạnh, các gia đình sống hai bên bờ
sông đã phải chịu đựng tình trạng này trong nhiều năm trời.
Sau khi thực hiện quy hoạch toàn bộ nước thải chảy qua khúc sông này đã
được qua bể xử lý, hai bên bờ sông đã được kè mái, dưới lòng sông có thả bèo
vừa có tác dụng tạo cảnh quan vừa có tác dụng như một hồ sinh học xử lý nước
thải ở bước tiếp theo sau khi qua bể xử lý, cảnh quan môi trường trở nên sạch đẹp,
mùi hôi thối giảm xuống rõ rệt, đặc biệt là tỷ lệ các loại ruồi muỗi giảm xuống rất
nhiều. Nơi đây có thể biến thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi hoặc các cụ
già có thể đến thư giãn vào mỗi buổi chiều, tạo tâm lý rất phấn khởi cho người
dân sống trong khu vực.
* Diễn biến các loại bệnh liên quan đến môi trường:
Các bệnh liên quan đến nước như: Bệnh ngoài da, ngứa ghẻ do tiếp xúc
với nước cống rãnh, các bệnh đường ruột, bệnh ỉa chảy ở trẻ em, các bệnh viêm
đường hô hấp (viêm mũi, viêm xoang), đau mắt do sử dụng nguồn nước bị ô
nhiễm trước đây tuy chưa thành ổ dịch nhưng rất phổ biến trong vùng. Sau khi

thực hiện quy hoạch thì các bệnh này sẽ ít xuất hiện do các nguyên nhân trên.
2.4.3. Đánh giá những tác động đến nếp sống, ý thức cộng đồng
Qua điều tra thu thập số liệu nhận thấy đa số người dân mới chỉ nhận thức
được vấn đề ô nhiễm môi trường chứ chưa nhận thức được để giải quyết vấn đề
môi trường trách nhiệm thuộc về hộ gia đình. Họ vẫn trông chờ vào sự hỗ trợ của
Nhà nước là chính, mà chưa tự giác đầu tư giải quyết các vấn đề vệ sinh môi
trường.

- 17 -


Cho đến nay, thôn Lũng Giang vẫn chưa có các quy định về vệ sinh môi
trường bằng văn bản mà mới chỉ có các tờ rơi tuyên truyền về môi trường trong
các dịp tuyên truyền chung của nhà nước. Sau khi được tuyên truyền và giáo dục
một cách sâu rộng và liên tục thì người dân tự giác nhắc nhở nhau không xả rác
và chất thải ra đường. Mỗi người tự giác dọn vệ sinh cống rãnh, đường xá trong
khu vực, gom rác đổ vào nơi quy định, không đổ bừa bãi, mỗi gia đình có thùng
rác riêng. Các hộ gia đình chăn nuôi phải thu gom và xử lý, không thải trực tiếp ra
rãnh chung.
2.5. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI MANG LẠI KHI THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Mục tiêu cuối cùng của đề tài là cải tạo và quản lý được môi trường của
khu vực, đồng thời sử dụng nước thải sinh hoạt đã qua sử lý để phục vụ sản xuất
nông nghiệp để giảm tải lượng nước thải cho khu vực và tiết kiệm một phần nước
tưới trong sản xuất nông nghiệp.
- Về phân bón sẽ được dùng ít đi vì cây trồng đã hấp thụ được một phần từ
nước thải sinh hoạt dùng để tưới. Tuy nhiên sâu bệnh cần phải nghiên cứu
thêm và có biện pháp sử dụng thuốc BVTV để diệt trừ sâu bệnh trên các cánh
đồng này.
- Qua nghiên cứu tài liệu nhận thấy sự đẻ nhánh của cánh đồng tưới bằng nước

thải không bằng tưới bằng nước phù xa cho nên phải cấy nhiều giống hơn trên
cùng một diện tích, tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều đến đầu tư ban đầu vì
lượng giống không quyết định nhiều.
- Năng suất lúa ở ruộng tưới bằng nước thải đã xử lý sẽ cho sản lượng cao hơn
so với các ruộng khác vì các đám ruộng này luôn được cung cung cấp phân
bón dễ hấp thụ một cách đều đặn.
Nhận xét
- Tái sử dụng nước thải đã xử lý để tưới theo các xử lý đã thu lại chất dinh
dưỡng N, P2O5, K2O... có trong nước tưới để cung cấp cho cây trồng và bồi
trả 1 phần lượng chất dinh dưỡng cho đất mà cây đã lấy đi trong quá trình
sinh trưởng và phát triển. Tưới bằng nước thải đã xử lý không làm tăng nguy
cơ gây sâu bệnh cho cây lúa mà ngược lại lúa phát triển tốt, cho năng suất đạt
cao so với tưới bằng nước thường.
- Tưới ngập cho lúa bằng nước thải đã xử lý dễ làm cho đất bị chặt, bí. Vì vậy

- 18 -


cần trồng luân canh cây trồng trên một đơn vị diện tích (2 lúa + màu) để tận
dụng được quỹ đất đồng thời có tác động cải tạo đất đạt hiệu quả.
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THÔN LŨNG GIANG
Nghiên cứu đề xuất hình thức mô hình quản lý môi trường, tổ chức xây
dựng mô hình và đánh giá hiệu quả quản lý hệ thống các công trình xử lý nước
thải, xây dựng quy trình vận hành hệ thống tại thôn Lũng Giang - thị trấn Lim.
Bao gồm các nội dung sau:
- Nghiên cứu phương pháp tiếp cận trong tổ chức thực hiện mô hình trình diễn
từ quy hoạch và lựa chọn công nghệ, xây dựng đến tổ chức quản lý vận hành mô
hình một cách phù hợp với điều kiện thực tế.
- Đề xuất hình thức tổ chức quản lý vận hành mô hình trình diễn, thành lập các
tổ chức phù hợp với địa phương để quản lý xử lý chất thải.

- Xây dựng quy trình vận hành để trợ giúp cho mô hình hoạt động được tốt
hơn.
3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRONG NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MÔ HÌNH
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

- Nguyên tắc dựa trên nhu cầu. Nguyên tắc này cùng với sự trợ giúp của khoa
học công nghệ cần thiết trong xử lý chất thải, cộng đồng tự lựa chọn cho mình
một hình thức tổ chức quản lý xử lý chất thải phù hợp nhất với điều kiện kinh tế xã hội, trình độ dân trí và thực trạng bộ máy quản lý sẵn có tại địa phương. Từ đó
có thể phát huy được nội lực cao nhất của cộng đồng, phát huy ý thức làm chủ của
người dân, đảm bảo tính bền vững của mô hình được lựa chọn.
- Mô hình quản lý là một tổ chức phi lợi nhuận, người hưởng lợi phải tự chi trả
mọi chi phí cho việc duy trì bộ máy vận hành, duy trì chế độ sửa chữa nhỏ và bảo
dưỡng định kỳ các hạng mục công trình xử lý.
- Mô hình quản lý phải được nghiên cứu lựa chọn để đạt được mục tiêu xã hội
hoá cao, quy mô và hình thức tổ chức phải linh hoạt để từng gia đình có thể tham
gia đóng góp tích cực về các mặt: tài chính, nhân lực, thay đổi tập quán và hành vi
vệ sinh...
- Để đạt được mục tiêu xã hội hoá cao trong công tác quản lý cần phải có
phương pháp thông tin - truyền thông - giáo dục dưới nhiều hình thức.
3.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI MÔ HÌNH

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

- 19 -


- Phù hợp với quy mô công trình xử lý đã được cộng đồng lựa chọn (đó là xử lý
nước thải theo quy mô gia đình, cụm hộ gia đình, quy mô thôn xóm)
- Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán sản xuất và sinh hoạt của
người dân. Mô hình quản lý phải được sự đồng tình ủng hộ cao của người dân

vùng hưởng lợi.
- Bộ máy quản lý vận hành phải gọn nhẹ về tổ chức, đảm bảo mức chi trả hợp
lý với hiệu quả vận hành cao nhất. Bộ máy tổ chức này có thể được lựa chọn từ
một số các tổ chức đã được thành lập trên địa bàn. Nhân lực của tổ chức quản lý
vận hành là những người có quyền lợi gắn liền với công trình, nhiệt tình và có
năng lực và quan trọng nhất là họ đựợc cộng đồng dân cư khu vực hưởng lợi công
trình tín nhiệm đề cử.
3.3. CƠ SỞ ĐỂ LỰA CHỌN MÔ HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

- Điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất chế biến tại địa phương, phương
hướng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bố trí dân cư, tổ chức quản lý vận hành
hệ thống xử lý.
- Đặc điểm nước thải, nguồn phát thải và quy mô hệ thống công trình xử lý
nước thải. Đặc điểm phân cấp quản lý hành chính tại địa phương
- Trình độ dân trí, nhận thức của người dân đối với vấn đề vệ sinh môi trường.
- Vấn đề giới trong thu gom quản lý nguồn chất thải tại gia đình (nước thải và
rác thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, phân gia súc) và tổ chức xử lý nguồn thải
tại gia đình
- Ảnh hưởng của các tổ chức xã hội khác như Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi,
Hội cựu chiến binh...
- Một vấn đề cần cân nhắc khi xây dựng mô hình quản lý xử lý là đảm bảo sự
đồng nhất trong vấn đề tư tưởng của người dân đối với vấn đề vệ sinh môi trường
- Khả năng kiêm nhiệm của các tổ chức phúc lợi khác đã hoạt động ổn định
trên địa bàn.
Qua các phân tích ở trên tác giả cho rằng lựa chọn mô hình quản lý môi trường
dựa vào cộng đồng là một trong những hình thức quản lý môi trường thu được
hiệu quả cao. Đó là một hình thức quản lý đã và đang áp dụng ở nhiều vùng khác
nhau trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Nội dung của phương pháp
là lấy cộng đồng làm trọng tâm trong việc quản lý môi trường. Cộng đồng tham


- 20 -


gia trực tiếp vào hệ thống quản lý môi trường, họ trực tiếp tham gia trong nhiều
công đoạn của quá trình quản lý, từ khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch
thực hiện, triển khai các hoạt động và nhận xét, đánh giá sau khi thực hiện. Đây là
hình thức quản lý đi từ dưới lên, thực hiện theo nguyện vọng, nhu cầu thực tế và ý
tưởng của chính cộng đồng, trong đó các tổ chức quần chúng đóng vai trò như
một công cụ hỗ trợ thúc đẩy cho các hoạt động cộng đồng.
Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng khuyến khích cho người
dân trong cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định. Quá trình này khuyến
khích các bên tham gia, từ đó phá vỡ những rào cản giữa các bên liên quan và đưa
ra những mục tiêu rõ ràng; tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia vào quá trình quản
lý và xác lập khả năng tự quản lý. Do đó, đây là một cơ chế quan trọng cho sự
tham gia thực sự của cộng đồng vào giải quyết các vấn đề của khu vực, duy trì
tính công khai từ đó tạo hiệu quả cao trong việc xây dựng năng lực quản lý của
chính quyền địa phương. Với những lý do đó, tiếp cận, áp dụng và nhân rộng mô
hình này là một trong những bước đi quan trọng hướng tới một xã hội phát triển
bền vững.

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN

Cho đến nay, nhìn chung ở các đô thị nhỏ Việt Nam, vấn đề xử lý nước
thải vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Các nghiên cứu và công trình
xử lý nước thải chủ yếu tập trung ở các nhà máy, khu công nghiệp và đối với
nông thôn là những làng nghề phát triển gây ô nhiễm lớn. Trên thực tế, nước thải

- 21 -



đô thị cũng là một nguồn gây ô nhiễm đáng kể và ảnh hưởng lớn đến môi trường
và cuộc sống, sức khoẻ của người dân bởi nó bao gồm nước thải từ tất cả các hoạt
động sinh hoạt, chế biến, chăn nuôi và cả nước thải công nghiệp.
Cũng như nhiều đô thị loại nhỏ khác, môi trường của thị trấn Lim nói
chung và thôn Lũng Giang nói riêng đang bị đe dọa bởi nước thải sinh hoạt, chế
biến và chăn nuôi không qua xử lý.
Hiện trạng ô nhiễm môi trường thị trấn, đặc biệt là ô nhiễm do nước thải
ảnh hưởng đến môi trường đất, nước đã thể hiện rất rõ qua kết quả điều tra khảo
sát của đề tài cũng như theo phản ánh về điều kiện sống và sức khỏe của người
dân trong thị trấn. Điều này đã và đang gây ra nhiều thiệt hại về vật chất và sức
khoẻ của nhân dân trước mắt cũng như lâu dài.
Để có thể phát triển một cách bền vững về cả tăng trưởng kinh tế và đảm
bảo về mặt môi trường, vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực thị trấn Lim nói
riêng cần được giải quyết một cách kịp thời để bảo đảm đời sống sản xuất, sinh
hoạt và sức khoẻ của người dân. Đồng thời, vấn đề tái sử dụng nước thải trong
sản xuất nông nghiệp cũng cần được quan tâm vì đây chính là một nguồn tài
nguyên nhằm tiết kiệm nước tưới cũng như các chất dinh dưỡng trong nước thải
thay cho phân bón sử dụng trong nông nghiệp.
Tác giả đề xuất lựa chọn được một số công nghệ phù hợp để xử lý ô
nhiễm do nước thải của sinh hoạt và tái sử dụng để tưới lúa. Mô hình xử lý đã
khép kín từ khâu quy hoạch môi trường tổng thể cho thôn Lũng Giang.
Các kết quả nghiên cứu chính đã đạt được:
- Đánh giá hiện trạng môi trường trong khu vực.
- Đưa ra quy hoạch về môi trường tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu lựa chọn công nghệ phù hợp để xử lý nước thải đô thị và tiểu thủ
công nghiệp trong khu vực đạt tiêu chuẩn nước cho sản xuất nông nghiệp.
- Nghiên cứu mô hình tổ chức quản lý môi trường có sự tham gia của người dân.
2. KIẾN NGHỊ


- Qua nghiên cứu đã lựa chọn, đề xuất công nghệ xử lý nước thải cho thôn Lũng
Giang có tính khả thi cao và đáp ứng các yêu cầu sau đây: công nghệ phù hợp để
xử lý nước thải cho địa phương với tiêu chí hiệu quả, rẻ tiền, dễ vận hành, không

- 22 -


tốn hoá chất và năng lượng, phù hợp với điều kiện địa phương.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở có sự hỗ trợ
của nhà nước và nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương. Thiếu
một trong hai yếu tố này không thể giải quyết được vấn đề môi trường có hiệu
quả.
- Cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho từng cụm dân cư trước khi xả vào
hệ thống thoát nước chung và ra kênh tưới để bảo đảm vệ sinh môi trường và bảo
đảm chất lượng nước tưới.
- Cần tiếp tục nhân rộng mô hình xử lý nước thải, đặc biệt là tái sử dụng nước
thải trong sản xuất nông nghiệp để vừa bảo đảm mục tiêu giữ gìn vệ sinh môi
trường, vừa tận dụng được nguồn tài nguyên nước thải nhằm bảo đảm cho hệ
thống xử lý và tái sử dụng nước thải có thể duy trì và phát triển một cách bền
vững.
- Về phía địa phương thị trấn, thôn cần tăng cường giám sát các đội tự quản,
khuyến khích mọi thành phần trong xã hội tham gia các hoạt động bảo vệ môi
trường ở địa phương.
- Cần duy trì công tác quản lý môi trường, tuyên truyền giáo dục người dân có ý
thức bảo vệ môi trường để môi trường trong thị trấn ngày càng tốt đẹp.
- Phương pháp quản lý môi trường dựa vào cộng đồng là phương pháp khá mới
mẻ, nhưng đó là một cách tiếp cận tích cực trong giải quyết vấn đề môi trường
một cách bền vững và đã được áp dụng hiệu quả ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Với những lợi ích mà nó mang lại cho các quốc gia trên, hy vọng trong thời gian
tới phương pháp cũng sẽ được nhân rộng hơn nữa và mang lại cho Việt Nam một

môi trường trong lành.
- Vì thời gian có hạn nên trong khuôn khổ của đề tài chỉ mới đưa ra được khung
nghiên cứu chung và giải quyết quy hoạch môi trường cho một thôn của thị trấn.
Có điều kiện cho phép nên áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào địa phương
để kiểm nghiệm mô hình nghiên cứu. Từ các bài học rút ra có thể điều chỉnh lại
kết quả nghiên cứu để nhân rộng mô hình.

- 23 -


- 24 -


- 25 -


×