Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

quản lý môi trường và phát triển bền vững kinh tế xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 25 trang )

MỤC LỤC
1
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
1. Đối tượng nghiên
cứu:
2. Phương pháp nghiên cứu:
C. NỘI DUNG
PHẦN I: NHÀ MÁY NƯỚC SẠCH HẢI DƯƠNG
1. Tổng quan về nhà
máy:
1.1. Quá trình hình thành và phát
triển:
1.2. Nguồn nhân
lực
1.3. Tình hình cấp thoát nước cho thành phố Hải
Dương
2. Quy trình công nghệ và xử

PHẦN II: NHÀ MÁY TNHH MTV DAP -
VINACHEM
1. Tổng quan về nhà
máy:
2. Hoạt động của nhà
máy:
3. Xử lý chất thải của nhà máy:
4. Hạn chế của nhà máy:
PHẦN III: NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI TRÀNG CÁT
1. Tổng quan về nhà máy:
2. Hoạt động của nhà máy:


3. Mặt hạn chế của nhà
máy:
PHẦN IV: LÀNG GỐM BÁT TRÀNG
1. Quá trình phát triển của làng gốm Bát
Tràng:
2. Quy trình sản xuất gốm
3. Thực trạng về môi trường
4. Giải pháp bảo vệ môi
trường
PHẦN V: BÃI BIỂN ĐỒ SƠN
1. Thực trạng ô nhiễm môi trường ven bờ biển Đồ
sơn
2. Xử lý rác thải ven bờ biển Đồ sơn
D. KẾT
2
LUẬN
A. LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta, bao gồm tất cả những yếu
tố vô sinh ( nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng), hữu sinh (động vật, thực vật, vi sinh vật) và
tác động tương hỗ qua lại giữa chúng.
Phát triển là tất cả hoạt động của con người với mục đích ngày càng nâng
cao chất lượng cuộc sống, phục vụ nhu cầu của con người. Trong đó đáng chú ý là
hoạt động phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và cải tiến công nghệ.
Tuy nhiên không hoạt động phát triển nào là không gây ra ô nhiễm hay suy
thoái môi trường. Nó có thể là ô nhiễm đất, nước, không khí, suy giảm tai nguyên
hay ảnh hưởng xấu đến sức khẻo con người. Vì vậy, môn học ô nhiễm, công nghệ,
đánh giá tác động môi trường đối với sinh viên khoa môi trường là rất cần thiết.
Đặc điểm của môn học này là đòi hỏi tính trực quan rất cao, đặc biệt hiệu quả sẽ
tăng rất lớn khi sinh viên được thấy tận mắt tình hình gây ô nhiễm môi trường của
một số cơ sở sản xuất trong thực tế, tự mình đưa ra các nhận định, đánh giá mức độ

ô nhiễm rối từ đó đề xuất các phương án xử lý thích hợp.
Chuyến đi tham quan, khảo sát Công ty Cổ phần Nước sạch Hải dương( Nhà
máy nước số 5), Công ty TNHH MTV DAP - VINACHEM, khu Liên hợp xử lý
chất thải Cát tràng, làng gốm Bát tràng và bãi biển Đồ sơn. Đây là dịp để sinh viên
3
chúng em tiếp cận với thực tế rất hữu ích, qua đó so sánh với những kiến thức đã
tiếp thu trên lớp cũng như bổ sung thêm những kiến thức còn khuyết thiếu trong
quá trình học tập.
Người thực hiện
B. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Quy trình công nghệ cấp nước của nhà máy Cổ phần Nước sạch Hải
dương. Từ đó đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước
- Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy TNHH MTV DAP -
VINACHEM. Các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường phát sinh từ hoạt động
của nhà máy
- Quy trình công nghệ và qua trình xử lý chất thải của nhà máy xử lý chất
thải Cát tràng.
- Quy trình hoạt động sản xuất và môi trường của làng gốm Bát tràng
- Hoạt động của người dân và cơ quan chức năng đối với chất thải ở bãi biển
Đồ sơn.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Quá trình soạn thảo báo cáo thực hiện thông qua thảo luận nhóm (Semina),
tổng hợp tài liệu kết hợp với khảo sát thực tế ( quan sát thực tế, đánh giá cảm quan,
phỏng vấn chính thức và bán chính thức).
4
C. NỘI DUNG
PHẦN I: NHÀ MÁY NƯỚC SẠCH HẢI DƯƠNG
1. Tổng quan về nhà máy:
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:

Nhà máy nước sạch Hải Dương nằm trên đường Ương Đô Phương_Phường
Cẩm Thượng_Thành phố Hải Dương.
- Năm 1936, người Pháp đã chọn địa điểm ở đây để xây dựng một nhà máy
xử lý nước mặt với công suất thiết kế 1000m
3
/ngày đêm (công suất thực tế
600m
3
/ngày đêm).
- Sau năm 1956 Hải Dương được giải phóng, nhà máy được Chính Phủ đầu
tư với công suất đạt như thiết kế.
- Năm 1963 Chính Phủ cho xây dựng một nhà máy nước bên cạnh với công
suất 5.000m
3
/ngày đêm nhưng đã bị chiến tranh tàn phá.
- 1976 sau khi giải phóng miền Nam, để đáp ứng nhu cầu dân số ngày càng
tăng, mở rộng công suất thêm 15.000m
3
/ngày đêm.Tổng công suất: 21.000m
3
/
ngày đêm.
- Năm 2006 nâng cấp nhà máy nước sạch Hải dương. Đưa thêm bể lọc với
công suất 27.000m
3
/ngày đêm.
5
1.2. Nguồn nhân lực
- Năm 1936 mới chỉ có 4 công nhân vận hành
- 2007: 410 công nhân. Trong đó đội ngũ cán bộ có trình độ đại học là 103,

trung cấp 80, công nhân bậc 5 trở lên 67 người.
 Giải thưởng
- Năm 1995 đến nay liên tục được tặng cờ thi đua.
- Năm 20052006 đơn vị đấu tiên được giải thưởng Việt Nam.
- Năm2007 bộ Khoa học công nghệ đưa xét duyệt giải vàng chất lượng Việt
Nam
1.3. Tình hình cấp thoát nước cho thành phố Hải Dương
- Năm 2007 Đơn vị duy nhất có mạng lưới cấp thoát nước an toàn, cung cấp
nước cho 400 hộ dân ở thành phố Hải Dương, với bình quân 14 m
3
/hộ/tháng.
- Hệ thống cũ: cải tạo từ 1986 đến nay đạt hiệu suất 95%.
+ Xây dựng đường ống HATE.
+ Bể lọc không lắng cặn.
+ áp lực toàn mạng khá đồng đều.
- Năm2006 đối tác liên quan đến chính phủ Hà Lan, tài trợ 50%.Hải
Dương đầu tư 130 tỷ VNĐ, tăng dây truyền sản xuất: 50.000m
3
- phủ kín huyện
Cẩm Giàng, 1 phần huyện Bình Giang.
2. Quy trình công nghệ và xử lý
Nhà máy nước sạch Hải Dương ra đời năm 1936, sử dụng nguồn nước từ
sông Thái Bình với đặc điểm nhiều thành phần tạp chất, cặn lơ lửng,hữu cơ(dầu
mỡ), phù sa…Vào mùa khô, nước sông có độ cặn khoảng 50 -100mg/l, độ
màu(hữu cơ) thấp; còn mùa mưa thì độ đục lên đến 400-500mg/l.
6
+ Mương thu nước: Dẫn nước từ sông Thái Bình vào.Là kênh hở nên về mùa
lũ bị phù sa bồi đắp, sau đó ta thường phải nạo vét kênh mương bằng tàu hút bùn
(lượng bùn 3.000m
3

bùn/năm).
+ Hố thu ( công trình thu nước mặt gần bờ): Trước khi nước từ kênh được
dẫn vào hố thu đi qua lưới chắn rác(cửa hút cách mặt nước 3m).
+ Trạm bơm cấp1: 4 hố thu tương ứng với 4 máy bơm đặt song song, cột
đẩy h=25m, công suất 500m
3
/h/máy, công suất động cơ 55kwh.
+ Bể trộn ngang: Nước từ trạm bơm cấp 1 sẽ được trộn phèn (chất trợ lắng:
nhớt, khả năng kết dính lớn) để xử lý sơ bộ. Hiện tại nhà máy đang dung phèn cao
phân tử PAC (poli amoni clorua) có công thức hoá học:Al
m
(OH)
n
Cl
3m-n
H
2
O với
m<10; 2<=n=<5; Al
2
O
3
>30%.với hàm lượng khoảng từ 3-10g/m
3
nước (phụ thuộc
vào hàm lưọng phù sa nước sông).Một năm lưọng phèn cao phân tử mà nhà máy sử
dụng khoảng 60-70 tấn/năm.
Dùng chất trợ lắng PAC hiệu suất cao gấp 8 lần phèn đơn, giảm 40% phèn,
giảm ½ chi phí xử lý nước, chất lượng nước rất cao, độ đục ~ 0, công suất tăng
20%.

Nước sau khi trộn phèn đưa vào cống li tâm với mục đích loại khí và ổn định
vận tốc nước với mạng lưói phân phối v=0,3m/s.
+ Bể lắng: Hiện tại nhà máy có 3 loại bể lắng là bể lắng ngang, bể lắng
đứng, bể lắng trong có tầng căn lơ lửng.Trong đó bể lắng trong là ưu việt( nhanh,
hiệu qủa, giá thành thấp. Kết hợp 2 quá trình hấp thụ + phân rã nhằm tăng tốc đọ
lắng cặn) và hiện nay được sử dụng phổ biến hơn.Vận tốc dòng nước 0,8- 0,9m/s
có ngày lên tới 1,2m/s(tăng 20% công suất). Bãi thải sau quá trình này chủ yếu là
bùn nhưng do dây truyền công nghệ của nhà máy khá cổ điển nên chưa có công
nghệ xử lý bùn thải, nó được bơm thẳng ra triền sông( khoảng 400tấn/năm).
+ Bể lọc: Bể lọc ở nhà máy nước sạch Hải dương đều là bể lọc trọng lực.
Bây giờ đã có trục lọc, thay thế cho giá đỡ ngáy trước nên chất lượng nước lọc cao
7
hơn nhiều. Nhưng lại không có thiết bị kiểm tra vận tốc lọc mà chỉ cài đặt hệ thống
van khi đầy sẽ tự động mở ra vì thế bùn bụ lắng xuống, thêm vào đó van thu nước
lại mở theo vạt (đóng mở liên tục) do đó vận tốc lọc dao động liên tục sẽ gây bất
tiện cho màng lọc.
Vật liệu lọc: Cát thạch anh (thành phần Si>=95%), dùng cát sắc cạnh
(d=0,8-1,2mm) với ưu điểm: khả năng giữ cặn cao, không trượt lên thánh cát, bùn
chìm xuống sâu trnáh làm hỏng cát. Độ dày tầng cát: 1,2m.
Sau khi lọc còn 10mg/l chất cặn, vi sinh vật. Trước khi chuyển qua bể chứa
thì nứoc từ bể lọc sẽ được khử trùng bằng clo (clo được hoá lỏng bơm vào
ống:1,4kg/m
3
). Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: mặc dù giá thành clo rẻ cộng với việc
sử dụng clo dễ vân hành, xong những rủi ro tiềm tàng về clo cũng rất cao chẳng
hạn như: vỡ bình, rò rỉ ra ngoài…
+ Trạm bơm 2 (phân phối): Nước từ bể chứa sẽ được chuyển qua tram bơm
cấp 2, rồi phân phối đi các nơi. Gồm 4 máy bơm(3lớn+1 nhỏ): lực đẩy h=6m, động
cơ công suất 135kwh, công suất 5.400m
3

/h.
Sử dụng “máy biến tần” để điều chỉnh áp lực, lưu lượng phù hợp với ngưòi
tiêu dùng (hệ thống điều hành tự động nhằm tiết kiệm điện).
8
9
PHẦN II: NHÀ MÁY TNHH MTV DAP - VINACHEM
1. Tổng quan về nhà máy:
- Nhà máy TNHH MTV Dap - Vinachem 100% vốn đầu tư của nhà nước với tổng
số vốn đầu từ 172 triệu đô. Diện tích của nhà máy 72 hecta.
- Khởi công năm 2003, chính thức hoạt động năm 2007. Đến ngày 22/4/2009 mẻ
đầu tiên sản xuất điamôni phốt phát (DAP) ở Việt Nam. Hiện nay sản xuất 10 ngàn
tấn/ 1 năm , công suất của nhà máy là 330 ngàn tấn/ 1 năm.
Trước đó, năm 2010, nhà máy sản xuất 156 nghìn tấn DAP, lợi nhuận sau thuế là
33 tỷ đồng. Bước sang năm 2011, tính riêng 7 tháng đầu năm, nhà máy đã sản xuất
130 nghìn tấn DAP, lợi nhuận hơn 200 tỷ đồng. 700 lao động của Hải Phòng có
việc làm ổn định tại nhà máy, với mức thu nhập bình quân 6 triệu
đồng/người/tháng.
10
2. Hoạt động của nhà máy:
- Khẳng định tầm quan trọng của vấn đề môi trường trong quản lý và sản xuất,
ngay từ ban đầu, dự án xây dựng nhà máy đã được đầu tư bằng công nghệ bảo đảm
môi trường. Nhà máy DAP Hải Phòng đi vào sản xuất với bốn nhà máy sản xuất
chính:
+ Nhà máy a-xít Sulfuric công suất 414 nghìn tấn/năm, theo công nghệ của
hãng MONSANTO (Mỹ)
+ Nhà máy a-xít phốt-pho-ric công suất 161.700 tấn/năm, sản xuất theo công
nghệ bản quyền của PRAYON thế hệ MARK IV (Vương quốc Bỉ)
+ Nhà máy nhiệt điện gồm lò hơi 35 tấn hơi/giờ và tua-bin - máy phát điện
công suất 12 MW cấp điện sử dụng cho toàn bộ công ty
+ Nhà máy sản xuất DAP công suất 330.000 tấn/năm - sản xuất theo công

nghệ tiền trung hòa kết hợp phản ứng ống, thuộc bản quyền công nghệ của INCRO
(Tây Ban Nha).
11
Ngoài ra, còn có các nhà máy phụ trợ: Cấp thoát nước, cơ điện đều liên
quan mật thiết đến môi trường.
3. Xử lý chất thải của nhà máy:
Từ khi đi vào sản xuất, Nhà máy DAP Hải Phòng đã phối hợp các cơ quan
hữu quan, tiến hành quan trắc môi trường định kỳ theo quy định
+ Quan trắc các hạng mục nước thải, chất thải rắn
+ Quan trắc định kỳ các mẫu khí thải, nước thải, khí chung quanh
+ Đồng thời triển khai đúng việc đăng ký, kê khai chất thải và nộp phí bảo
vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
+ Thực hiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
+ Phối hợp các đơn vị chuyên môn thực hiện việc thu gom, xử lý các loại chất thải;
Các nguồn chất thải rắn được chôn lấp theo quy định.
Ðối với chất thải rắn nguy hại, nhà máy đã xây dựng kho chứa có mái che,
ký hợp đồng vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại với đơn vị có tư cách pháp
12
nhân theo đúng quy định hiện hành; ký hợp đồng dịch vụ vệ sinh với Công ty Môi
trường đô thị Hải Phòng để vận chuyển và xử lý chất thải thông thường
Với loại bã thải có thành phần chủ yếu là thạch cao, là nguyên liệu có giá trị
trong ngành xây dựng, nhà máy đã triển khai xây dựng xưởng sản xuất vật liệu xây
dựng, sử dụng ngay nguồn chất thải rắn này.
Ðối với các nguồn khí thải, nhà máy đã thực hiện xử lý ngay trong quá trình
sản xuất, bằng các công nghệ xử lý hàng đầu thế giới hiện nay
Với H
2
SO
4
còn dư thừa trong thạch cao, dùng nước mưa rửa trôi xuống hồ

chứa , sau đó bơm nước bể chứa vào quặng apatit
Khí của nhà máy sản xuất H
2
SO
4
không thải ra môi trường
Nhờ vậy, qua kiểm tra các mẫu về chất thải rắn, lỏng, khí của Nhà máy DAP
đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
4. Hạn chế của nhà máy:
- Hồ chứa H
2
SO
4
vẫn còn sự thấm và thoát ra các khu lân cận vì chưa được xây
dựng theo đúng quy trình

PHẦN III: NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI TRÀNG CÁT
1. Tổng quan về nhà máy:
Bãi rác Tràng Cát: Được bắt đầu hoạt động từ tháng 1/1998(diện tích 4
ha). Nó đã được quy hoạch, thiết kế và xây dựng đầy đủ; nhưng nó quá nhỏ cho
vận hành lâu dài. Trên cơ sở thực tế, độ lên của bãi rác này khó đạt tới thông số
thiết kế vì thiếu phương tiện dồng bộ để quản lí baĩ rác, do vậy chỉ sau 2 năm bãi
rác sẽ đầy. Tràng Cát hiện nay có diện tích đất rất lớn nhưng công ty Môi trường
đô thị chưa hoàn tất thủ tục xin cấp đất.
13
Thực ra, năm 1995 ở khu vực này (60 ha) đã được quy hoạch và có thiết
kế sơ bộ cho cả 60 ha làm bãi rác, hồ sơ do các chuyên gia Phần Lan(thuộc chương
trình cấp nước và vệ sinh Hải Phòng) phối hợp với các kỹ sư công ty môi trường
đô thị lập.
2. Hoạt động của nhà máy:

Năm 2002 , bãi chôn lấp Tràng Cát đã chôn lấp và xử lí hàng nghìn tấn rác
đảm bảo yêu cầu của quy trình công nghệ quản lí vận hành bãi chôn lấp của Sở
Giao thông công chính.
Hiện nay nhà máy đã có máy phân lại rác.
+ Rác còn sử dụng, được đưa lại tái chế.
+ Rác hữu cơ qua các công đoạn ủ chín nhờ vi sinh vật, ủ sống qua sơ chế
thành phân bón cho nông nghiệp
14
3. Mặt hạn chế của nhà máy:
- Xử lý chất thải sinh hoạt chủ yếu vẫn là chôn lấp
- Một phần được xử lý phân loại và tái sử dụng, công suất của máy hoạt
động còn thấp, quá trình thì dài. Xử lý rác thải nilon chưa triệt để
PHẦN IV: LÀNG GỐM BÁT TRÀNG
1. Quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng:
Thế kỉ 15 - 16: Sản phẩm gốm Bát Tràng được lưu thông rộng rãi. Gốm Bát
Tràng thời kì này nhiều sản phẩm có minh văn ghi rõ năm chế tạo, tên người đặt
hàng và tên người mua hàng. Sản phẩm đã có mặt rộng khắp vùng đồng bằng Bắc
Bộ và Bắc Trung Bộ.
15
Thế kỉ 16 - 17: là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất
khẩu Việt Nam với hai trung tâm quan trọng và nổi tiếng là Bát Tràng và Chu Đậu
(Nam Sách - Hải Dương). Với hai đô thị, hai trung tâm mậu dịch lớn ở đàng ngoài
là Thăng Long và Phố Hiến (Hưng Yên), sản phẩm gốm Bát Tràng đã có mặt tại
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18: Việc buôn bán và xuất khẩu gốm sứ Việt Nam
bị giảm sút nhanh chóng .Gốm sứ của ta nói chung và gốm sứ Bát Tràng nói riêng
phải cạnh tranh khốc liệt với đồ gốm Trung Quốc.
Thế kỷ 18 - 19: Thời kỳ này làng Gốm vẫn giữ được sức sống bền bỉ nhờ một
thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn với các đồ gia dụng, đồ thờ, đồ trang trí,
gạch xây. Làng gốm Bát Tràng vẫn là một trung tâm sản xuất gốm truyền thống có

tiếng trong nước.
Từ thế kỷ 19 đến nay: Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, tại Bát Tràng
một loạt các xí nghiệp, các hợp tác xã gốm sứ được thành lập như: Xí nghiệp gốm
sứ Bát Tràng, xí nghiệp X51, HTX Hợp Thành
Sau năm 1986 làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo theo hướng
kinh tế thị trường.
Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng ngày càng phong phú và đa dạng.
Ngoài mặt hàng truyền thống, các lò gốm còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như các đơn đặt hàng xuất khẩu. Sản phẩm
gốm Bát Tràng có mặt tại nhiều nước trên thế giới từ Á sang Âu.
2. Quy trình sản xuất gốm
Từ đời này sang đời khác, những người thợ gốm cứ lặp đi lặp lại quy trình kỹ
thuật sản xuất: Chọn, xử lí, pha chế đất; tạo dáng, tạo hoa văn trang trí; phủ men
16
(tráng men) và cuối cùng là nung sản phẩm. Người Bát Tràng lưu truyền một quan
niệm quý báu được đúc kết thành câu:
"Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò"
Quy trình sản xuất gốm ở Bát Tràng trải qua 3 khâu chính: tạo cốt gốm, trang
trí và tráng men, nung gốm. Trong từng khâu lại có rất nhiều công đoạn nhỏ khác
nhau.
Khâu tạo cốt gốm (hay còn gọi là tạo xương gốm) bao gồm các công đoạn
chọn đất, xử lí và pha chế đất, tạo dáng, phơi sấy và sửa cốt gốm mộc. Xưa kia,
gốm Bát Tràng chủ yếu sử dụng kỹ thuật vuốt tay be trạch, đắp nặn bằng bàn xoay
nhưng hiện nay kỹ thuật này đã mai một mà thay vào đó là kỹ thuật đúc bằng
17
khuôn in. Sản phẩm sau khi dỡ khuôn chỉ cần sửa sang một chút như bỏ bavie hay
vê lại những đường miệng sản phẩm là xong phần cốt.
Khâu trang trí và tráng men: Trang trí gồm có trang trí đắp nổi, khắc chìm,
trổ thủng và trang trí vẽ, bôi quét men trên sản phẩm. Tráng men gồm có chế men,
tráng men, sửa hàng men.

Khâu cuối cùng để cho ra sản phẩm là nung gốm: Để nung gốm thợ Bát
Tràng phải tiến hành các công việc cần thiết như làm bao nung, chuẩn bị chất đốt
(chuẩn bị nguyên liệu), chồng lò và cuối cùng là đốt lò.
Sơ đồ các công đoạn sản xuất gốm:

(I) (II) (III) (IV) (V) (VI) (VII)



3. Thực trạng về môi trường
Trên địa bàn làng gốm Bát Tràng hiện còn có hơn 1.000 lò nung các loại
đang hoạt động. Mỗi năm, làng gốm Bát Tràng tiêu thụ khoảng 70.000 tấn than và
100.000 tấn đất vật liệu để sản xuất các sản phẩm gốm sứ.
18
Nhào
đất
Lọc
đất
Rót
khuôn
Phơi,
lau, tiện,
sấy
Tráng
men
Nung
Ra

Vận
chuyển

than
Làm
than
Làm bao
đựng sản
phẩm
Vào

Đốt

Cho sản
phẩm
lên giá
Quá trình sản xuất này đã thải ra khoảng 130 tấn bụi/năm, và làm rơi vãi,
loại bỏ khoảng 225 tấn đất vật liệu và than. Các lò nung của Bát Tràng còn thải ra
khoảng 6.800 tấn tro xỉ/năm.
Thêm vào đó, khói từ than và gỗ đốt lò đã gây ô nhiễm nghiêm trọng không
khí trong làng. Môi trường ở làng gốm Bát Tràng đang bị ô nhiễm khá nặng nề.
Theo thông tin mới đây trên trang web "monre.gov.vn" của Cục bảo vệ môi
trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải sinh ra như xỉ than, bụi và
các khí độc hại như SO
2
, CO
2
, NO
2
ở làng gốm Bát Tràng hiện nay đều vượt xa
mức cho phép. Nồng độ các chất độc hại lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,8 đến 2
lần. Xỉ phế thải chất thành từng đống, lấn cả đường đi. Gây ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe của người dân. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho du lịch

ở đây chưa thật sự thu hút được khách du lịch.
Không những vậy không gian xanh của làng hầu như không có chính điều
này cũng là một trong những nhân tố để cùng với nhiệt độ của các lò nung gốm tỏa
ra làm cho nhiệt độ trung bình của làng lúc nào cũng cao hơn nhiệt độ trung bình
của môi trường tự nhiên từ 2 - 3 độ C.
Bát Tràng hiện nay rất thiếu không gian, cảnh quan môi trường của một
làng quê. Khách du lịch, đặc biệt khách du lịch quốc tế không chỉ đến đây để tham
quan làng nghề một cách đơn thuần, mà họ còn muốn tránh xa không khí ồn ào,
náo nhiệt của các đô thị phát triển để thư giãn trong không gian tĩnh lặng, không
khí thanh bình của cảnh làng quê. Nhưng đến với Bát Tràng hôm nay họ chỉ thấy
nhà cửa san sát, ngõ nghách rất nhỏ lại còn lầy lội, bụi bẩn. Những lối đi chỉ rộng
khoảng một sải tay hai bên là tường cao có đắp đầy những than rất mất thẩm mỹ.
Không khí trong lành, tĩnh lặng và yên bình của một làng quê nay được thay bằng
không khí hối hả tấp nập của một đô thị.
19
4. Giải pháp bảo vệ môi trường
Một vấn đề lớn đặt ra cho tất cả các điểm du lịch dù lớn hay nhỏ, đó là vấn đề
rác thải và ô nhiễm môi trường do du lịch đem lại và do các cơ sở kinh doanh dịch
vụ du lịch thải ra. Và làng gốm Bát Tràng cũng không phải là một ngoại lệ. Để giải
quyết tốt vấn đề này Bát Tràng cần phải:
Xây dựng hệ thống xử lí rác thải mà trước tiên là khâu thu gom rác thải với các
thùng rác công cộng, tiếp đến là khâu phân loại rác, sau đó là khâu xử lý rác thải.
Với các rác thải dễ phân hủy thì tiến hành bằng các phương pháp thủ công như đốt
hoặc chôn, còn những rác thải công nghiệp như túi ni lông, vỏ chai nhựa thì nên xử
lý đưa vào tái sử dụng.
Xây dựng thêm một số nhà vệ sinh công công đảm bảo phục vụ nhu cầu của
khách, đặc biệt là khu chợ gốm và tại các công trình di tích khác của làng như
đình, văn chỉ
Chính quyền địa phương cần phải đưa ra một số quy định bắt buộc đối với các
cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các hàng quán phục vụ khách du lịch về việc giữ

gìn vệ sinh môi trường nơi mình kinh doanh, buôn bán. Và phải có những biện
pháp xử lý nghiêm đối với các cơ sở, cá nhân vi phạm, có hành vi chống đối. Có
như vậy mới nâng cao ý thức tự giác của họ trong vấn đề bảo vệ môi trường tại
làng.
Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức tự
giác của người dân địa phương cũng như khách du lịch trong việc giữ gìn vệ sinh,
bảo vệ cảnh quan môi trường làng gốm.
20
PHẦN V: BÃI BIỂN ĐỒ SƠN
1. Thực trạng ô nhiễm môi trường ven bờ biển Đồ sơn
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt bãi biển Đồ sơn 2 nói riêng và bãi biển
Hải phòng nói chung ,đã và đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Trong khi công
tác quản lý, kiểm soát nguồn chất thải đổ ra biển còn quá lỏng lẻo.
Xả “vô tư” dù có nghị định
Năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng
hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo. Theo đó, các chủ cơ sở sản
xuất, kinh doanh trên hải đảo, chủ phương tiện nổi trên biển có trách nhiệm báo
cáo về chất thải và phương án xử lý chất thải cho cơ quan quản lý Nhà nước về
môi trường. Nước thải từ các dàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí, phương tiện
nổi, nước dằn tàu của các tổ chức, cá nhân hoạt động tại các vùng biển của Việt
Nam chỉ được phép xả ra biển sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi
trường
Quy định là vậy, nhưng thực tế khác hẳn. Tình trạng này có thể gặp ở nhiều vùng
ven biển Hải Phòng. Mùi hôi khó chịu là cảm nhận của những thực khách khi ngồi
tại khu vực ăn uống ở cửa hàng ăn uống tại bãi biển khu 2 Đồ Sơn, ngay đoạn Bến
Thốc. Nguồn gốc phát sinh của mùi hôi này chính là nước thải của những nhà hàng
ăn uống ở đây. Nước thải được đổ, xả trực tiếp ra biển bằng những đường thoát
nước thô sơ, nhiều khi lênh láng ra bãi cát chung quanh. Nước thải nước của các
nhà hàng thường có màu đen đặc bốc mùi, lẫn nhiều tạp chất.
Đó cũng là tình trạng rất phổ biến tại các cống xả đổ ra biển. Cống Nam

Đông, nơi tiếp nhận nước thải từ mương An Kim Hải đổ ra biển khu vực Đình Vũ.
Nước thường có màu đen quánh, đặc sệt, ngày nắng nước bốc mùi khó chịu.
Tương tự, cống C1, cống dưới đê biển, cũng là nơi tiếp nhận nước thải của một số
cơ sở sản xuất trên địa bàn quận Dương Kinh. Cách không xa bến cá đường vào
21
đền bà Đế cũng có cống xả trực tiếp ra biển; nước qua cống xả thường có màu đen.
Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm vùng biển.
Mỗi năm, hàng chục nghìn lượt tàu thuyền ra vào cảng và phương tiện thủy
nội địa hoạt động trên vùng biển, cửa sông. Mỗi khi bốc dỡ xong hàng hoá, các chủ
tàu thường tổ chức vệ sinh tàu, các cặn bã, tạp chất sau khi vệ sinh được đổ trực
tiếp xuống biển. Việc sử dụng thuốc trừ sâu chưa được quản lý chặt chẽ khiến cho
hóa chất này theo mặt nước và nước ngầm chảy ra sông, đưa tới vùng biển. Qua
điều tra cho thấy vùng cửa sông Hải Phòng có hàm lượng thuốc trừ sâu cao 3-4 lần
so với nơi khác. Ngoài ra chất thải rắn như vữa, xi măng sau khi xây dựng vùng
ven bờ được người dân thải trực tiếp ra biển
Với tình trạng xả thải vô tội vạ , vùng biển Đồ sơn 2 nói riêng và Hải Phòng
nói chung được đặt trong mức độ ô nhiễm lớn.
22
2. Xử lý rác thải ven bờ biển Đồ sơn
Tình trạng ô nhiễm nước mặt vùng ven biển hiện hữu, ngày càng gia tăng,
nhưng công tác quản lý, kiểm soát còn manh mún, rời rạc.
Trong cùng vùng ven biển cùng lúc diễn ra nhiều hoạt động trực tiếp tác
động đến môi trường biển, như: du lịch, công nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy
sản. Nhưng mỗi loại hình hoạt động, mỗi khu vực lại có cơ quan, cấp quản lý
riêng. Nhiều ngành quản lý, mỗi ngành đều có quyền ra các quyết định quản lý
theo thẩm quyền khác nhau dẫn tới sự chồng chéo và cả mâu thuẫn về chức năng,
nhiệm vụ và lợi ích phát triển.
Vùng biển Cát Bà, có sự mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển du lịch với hoạt
động nuôi trồng thủy sản. Với tốc độ khai thác hàng trăm nghìn m
3

cát phục vụ xây
dựng làm mặt bãi biển thấp xuống gây xói lở bờ biển, biến dạng cảnh quan bờ, làm
tăng khả năng sa bồi luồng vào cảng, làm đục bãi tắm Đồ Sơn, làm nghèo thực vật
phù du do quang hợp kém, làm chết san hô ven bờ
Sự manh mún, phân tán trong quản lý khiến cho việc áp dụng giải pháp bảo
vệ môi trường biển vấp phải khó khăn. Tại Hội thảo Quản lý tổng hợp vùng bờ,
Viện trưởng Viện TN&MT biển - Tiến sĩ Trần Đức Thạnh phát biểu:
Quản lý tổng hợp vùng bờ hướng tới phát triển bền vững trở thành yêu cầu
cấp bách. Để phục vụ cho việc xác định chiến lược quản lý tổng hợp vùng bờ, lựa
chọn hồ sơ môi trường là bước quan trọng đầu tiên. Tuy nhiên, thông tin lĩnh vực
này có khoảng trống lớn. Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân quản lý vùng bờ
manh mún, rời rạc, chưa phân định rõ cấp, ngành quản lý vùng bờ biển. Thực tế
này đặt ra yêu cầu các ngành chức năng sớm có sự quản lý thống nhất, đồng bộ vì
mục tiêu bảo vệ môi trường biển.
23
D. KẾT LUẬN
Mục tiêu quản lý môi trường và phát triển bền vững kinh tế xã hội của nước
ta nói chung và Tỉnh Dương, Hải Phòng nói riêng trong khung cảnh nhu cầu khai
thác tài nguyên và sử dụng năng lượng ngày càng cao của con người và các ngành
24
kinh tế, sản xuất, dich vụ du lịch kéo theo đó là thực trạng ô nhiễm nghiêm trọng
có pham vi ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài chưa được đánh giá một cách thích đáng.
Đứng trước thực trang đó, yêu cầu đặt ra cho toàn xã hội là phải kiểm soát
và tìm biện pháp han chế ô nhiễm môi trường. Một trong các giải pháp hạn chế sự
ô nhiễm môi trường là giải pháp “ phát triển bền vững” tức là phát triển kinh tế kết
hợp với bảo vệ môi trường.
25

×