Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG VIỄN THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 170 trang )

Tầng 9, Tòa nhà Minexport, 28 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam
Tel: 04 62702158 Fax: 04 62702138
Email: ; Website: www.mutrap.org.vn

BÁO CÁO
CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HÀNH VI
HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG VIỄN THÔNG

MÃ HOẠT ĐỘNG: SERV-2

Chuyên gia:

Thomas Hart
Phan Tâm
Trần Tuấn Anh
Phạm Mạnh Lâm

Báo cáo này được lập với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Những quan điểm trình bày trong báo cáo
này là quan điểm của các tác giả, không phải ý kiến chính thức của Liên minh châu Âu hay Bộ Công Thương


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ......................................................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 8
1.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU BÁO CÁO .......................................................................... 10

Bối cảnh Dự án ...................................................................................................................... 10
Mục tiêu và Cấu trúc Báo cáo ................................................................................................ 11
Cách tiếp cận ......................................................................................................................... 13


Tại sao phải có “chính sách viễn thông” - Cơ sở lý luận của sự can thiệp ............................... 15
2.

CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM: HIỆN TRẠNG .................... 18

VÀ THÁCH THỨC ............................................................................................................... 18
Hiện trạng quản lý.................................................................................................................. 18
So sánh về thể chế, mục tiêu và chính sách quản lý giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam ..... 20
So sánh thể chế quản lý viễn thông ở EU và Việt Nam ....................................................... 22
So sánh mục tiêu quản lý ở Việt Nam và EU ...................................................................... 26
So sánh chính sách quản lý viễn thông giữa EU và Việt Nam ................................................. 27
So sánh cơ sở lý luận và chính sách quản lý viễn thông ...................................................... 27
So sánh tiếp cận thị trường ................................................................................................. 27
So sánh về kết nối mạng ..................................................................................................... 28
Quản lý giá cước viễn thông ............................................................................................... 29
So sánh dịch vụ phổ cập ở EU và Việt Nam ....................................................................... 29
Phát triển thị trường viễn thông tại Việt Nam ......................................................................... 30
Dịch vụ điện thoại cố định ..................................................................................................... 31
Dịch vụ điện thoại di động ..................................................................................................... 33
Internet .................................................................................................................................. 35
Những thách thức về quản lý và thị trường của Việt Nam ...................................................... 38
2


3.

CHƯƠNG 3: CÁC KHÁI NIỆM QUẢN LÝ ĐỂ CỦNG CỐ CẠNH TRANH ............... 39

3.1. CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH ...................................................................................... 39
Cách tiếp cận của EU về chính sách cạnh tranh chung ............................................................ 39

Định nghĩa thị trường và định nghĩa thị trường liên quan ....................................................... 41
Thị trường sản phẩm .......................................................................................................... 42
Thị trường địa lý ................................................................................................................ 45
Kết luận ............................................................................................................................. 45
Vị trí thống lĩnh thị trường ..................................................................................................... 47
Lạm dụng sức mạnh thị trường............................................................................................... 48
Các dạng thức chung của hành vi hạn chế cạnh tranh ............................................................. 50
3.2. KHUÔN KHỔ QUẢN LÝ CỦA EU ĐỐI VỚI LIÊN LẠC ĐIỆN TỬ ............................. 50
Các chính sách quản lý trong giai đoạn độc quyền (trước năm 1998)...................................... 51
Chính sách quản lý trong giai đoạn cạnh tranh một phần (Khuôn khổ quản lý năm 1998) ....... 53
Chính sách quản lý trong giai đoạn cạnh tranh đầy đủ (Khuôn khổ quản lý năm 2002) và cuộc
rà soát 2007............................................................................................................................ 57
3.3. CÁC HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH VÀ GIẢI PHÁP ........................................ 59
Nhiệm vụ của cơ quan quản lý ............................................................................................... 59
Hành vi hạn chế cạnh tranh .................................................................................................... 60
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ................................................................................. 61
Từ chối cung cấp ................................................................................................................ 64
Ép giá chiều dọc (Vertical Price Squeeze) .......................................................................... 65
Bù giá chéo ........................................................................................................................ 68
Lợi dụng thông tin.............................................................................................................. 69
Khóa chặt khách hàng ........................................................................................................ 70
Định giá thôn tính hay loại bỏ đối thủ (Exclusionary or predatory pricing) ......................... 72
Bán có điều kiện và bán trọn gói (Tying and Bundling) ...................................................... 75

3


4.

CHƯƠNG 4: CƠ QUAN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH VÀ QUAN HỆ ..................... 77


VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH ......................................................................... 77
Xác định sự tương tác giữa cơ quan quản lý cạnh tranh và cơ quan quản lý chuyên ngành ..... 79
Mối quan hệ giữa quản lý chuyên ngành và quản lý cạnh tranh chung trong EU ..................... 85
Các vấn đề quá độ .............................................................................................................. 86
Tình huống ví dụ: Hợp tác giữa Cơ quan quản lý chuyên ngành (BNetzA) và Cơ quan quản lý
cạnh tranh (BKartA) ở Đức .................................................................................................... 88
5.

CHƯƠNG 5: CÁC KHÁI NIỆM QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH .................................. 90

5.1. CÁCH THỨC ĐỊNH NGHĨA THỊ TRƯỜNG, ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG
ĐÁNG KỂ VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẤT ĐỐI XỨNG .......................................... 90
Đánh giá vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam .................................................................... 92
Định nghĩa thị trường ............................................................................................................. 94
Đánh giá sức mạnh thị trường đáng kể ................................................................................. 102
Các tiêu chí đánh giá theo thị phần và không theo thị phần ............................................... 102
Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường ........................................................... 104
Tóm lược ............................................................................................................................. 105
Định nghĩa thị trường ....................................................................................................... 106
Sức mạnh thị trường đáng kể ............................................................................................ 106
Các biện pháp quản lý bất đối xứng ở EU......................................................................... 106
5.2. CÁCH THỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ QUẢN LÝ GIÁ CƯỚC .................................. 107
Mục tiêu thống kê liên quan đến quan sát thị trường............................................................. 108
Mục tiêu quản lý .................................................................................................................. 111
5.3. CÁCH THỨC CHUYỂN MẠNG GIỮ SỐ .................................................................... 115
6.

CHƯƠNG 6: NHỮNG THÁCH THỨC CỤ THỂ CỦA HỘI TỤ ................................. 121


Phạm vi của khuôn khổ quản lý EU...................................................................................... 126
Những thách thức trong việc định nghĩa thị trường............................................................... 127

4


Quyền tiếp cận cho các nhà cung ứng nội dung ................................................................ 128
Khái niệm ........................................................................................................................ 128
Những thay đổi về quản lý do tiếp cận thế hệ mới (NGA) ................................................ 131
Ví dụ: Sự hội tụ di động-cố định .......................................................................................... 133
Ví dụ: Quản lý VoIP ............................................................................................................ 135
7.

CHƯƠNG 7: TÓM LƯỢC VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................... 144

Những đề xuất về chính sách cơ bản .................................................................................... 145
Xúc tiến đầu tư và đổi mới ............................................................................................... 145
Tư nhân hóa để thúc đẩy cạnh tranh ................................................................................. 145
Thể chế quản lý ................................................................................................................ 146
Xem xét, đánh giá và điều chỉnh thường xuyên ................................................................ 147
Các khuyến nghị cụ thể về hoạt động quản lý ....................................................................... 148
Chính sách cạnh tranh chung ............................................................................................ 148
Chính sách cạnh tranh chuyên ngành ................................................................................ 149
Các hành vi hạn chế cạnh tranh và giải pháp .................................................................... 150
Thiết kế tương tác giữa cơ quan quản lý cạnh tranh và cơ quan quản lý chuyên ngành ..... 151
Cách thức Định nghĩa thị trường và Đánh giá sức mạnh thị trường đáng kể ...................... 152
Cách thức kế toán, định hướng chi phí và phê duyệt giá ................................................... 153
Cách thức chuyển mạng giữ số ......................................................................................... 154
Sự hội tụ .......................................................................................................................... 155
Quản lý VoIP ................................................................................................................... 156

KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 158
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 159

5


LỜI NÓI ĐẦU
Báo cáo “Các phương pháp quản lý hành vi hạn chế cạnh tranh trong viễn thông” là một báo
cáo chuyên sâu tổng hợp và phân tích kinh nghiệm quốc tế về quản lý các hành vi cạnh tranh
trong viễn thông cho thị trường viễn thông Việt Nam. Từ phân tích đánh giá quá trình phát
triển của thị trường viễn thông Việt Nam có những nét tương đồng so với thị trường viễn thông
EU, báo cáo đã tập trung giới thiệu chi tiết kinh nghiệm của EU. Báo cáo không chỉ giới thiệu
và phân tích cơ sở lý luận của việc xây dựng chính sách quản lý mà còn các phương pháp và
công cụ quản lý cụ thể như xác định doanh nghiệp giữ vị trí thống lĩnh thị trường (SMP), quản
lý giá cước, quản lý kết nối,.. Báo cáo đặc biệt có giá trị với việc xác định một số bất cập trong
quản lý thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay và việc đưa ra khuyến nghị về cách thức thực
tiễn giải quyết nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, thúc đẩy cạnh tranh. Báo cáo cũng
chia sẻ kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan quản lý cạnh tranh chuyên ngành và
cơ quan quản lý cạnh tranh chung. Điều đáng nói là các đề xuất/khuyến nghị không chỉ dựa
trên các kinh nghiệm quốc tế đơn thuần mà có tính đến điều kiện kinh tế, hành chính và chính
trị của Việt Nam. Chính vì vậy, giá trị thực tiễn của Báo cáo là khá cao. Bên cạnh việc trình
bày các thành tố cơ bản của hệ thống quản lý cạnh tranh trong viễn thông, Báo cáo cũng đề cập
đến những thách thức quản lý cạnh tranh do sự hội tụ và ứng dụng công nghệ mới: Cung cấp
truy nhập với mạng thế hệ mới (Next Generation Access Provision), Hội tụ di động-cố định
(Fixed-Mobile Convergence) và Thoại qua giao thức Internet (VoIP).
Chủ động, mạnh dạn áp dụng các kinh nghiệm quốc tế tiên tiến trong hoạt động quản lý nhà
nước và tổ chức sản xuất kinh doanh là một trong những bài học thành công của ngành thông
tin truyền thông qua các giai đoạn hiện đại hoá, tăng tốc, hội nhập và phát triển. Hiện nay,
ngành thông tin truyền thông Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới với việc bắt đầu triển
khai đề án sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin. Một trong những

nhiệm vụ trọng tâm của đề án là xây dựng một cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia rộng khắp và
hiện đại, có đủ năng lực đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội và công cuộc công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Một thị trường viễn thông và công nghệ thông tin cạnh
tranh lành mạnh, phát triển năng động với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế sẽ cho
phép huy động nhiều nguồn lực của xã hội cả trong và ngoài nước, khuyến khích sự năng động
và sáng tạo trong việc thực hiện mục tiêu nêu trên.
Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy đầu tư và cạnh tranh, ngành thông
tin và truyền thông cũng đang nỗ lực củng cố tổ chức và nâng cao năng lực thực thi của cơ
quan quản lý viễn thông – cơ quan đảm bảo các điều kiện hoạt động bình đẳng cho các doanh
nghiệp viễn thông thuộc nhiều thành phần kinh tế. Đây chính là cơ quan có trách nhiệm ngăn
ngừa và xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh trong viễn thông. Những nguyên tắc, mô hình,
giải pháp quản lý tiên tiến được quốc tế đúc kết chắc chắn sẽ rất hữu ích cho cơ quan quản lý
viễn thông Việt Nam bắt kịp tư duy quản lý hiện đại, đáp ứng được kỳ vọng của các doanh
nghiệp viễn thông và thách thức quản lý trong kỷ nguyên hội tụ công nghệ và dịch vụ. Với ý
nghĩa như vậy, Báo cáo “Các phương pháp quản lý hành vi hạn chế cạnh tranh trong viễn
thông” thực sự là một tài liệu nghiên cứu bổ ích cho các nhà quản lý viễn thông trong nỗ lực
6


tìm kiếm biện pháp đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Các doanh nghiệp viễn thông
cũng rất nên đọc Báo cáo để hợp tác tốt với cơ quan quản lý viễn thông. Cuối cùng Báo cáo
cũng là tài liệu tham khảo tốt cho tất cả những ai quan tâm đến cải cách và mở cửa thị trường
viễn thông.
Ban Đặc trách Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên (EU-Viet Nam MUTRAP III) xin trân trọng
giới thiệu Báo cáo nghiên cứu đến bạn đọc.

GIÁM ĐỐC DỰ ÁN

Nguyễn Thị Hoàng Thúy


7


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

 “Annex xxx”

BEREC
BSA

DSLAM

ENUM

ERG
LRAIC
MDF
MNP
MVNO
NCA
1
2

Tài liệu trong Phụ lục của Báo cáo. Tên đầy
đủ của tài liệu được nêu trong bảng “Các tài
liệu thuộc Phụ lục” ở cuối mỗi phần hoặc
chương
Tổ chức các Cơ quan quản lý liên lạc điện tử
châu Âu ( trước năm 2010: ERG)
Truy cập luồng bit (bit stream): Trường hợp

một nhà khai thác đường dây hữu tuyến lắp
đặt đường truyền tốc độ cao tới địa điểm của
khách hàng (ví dụ như lắp đặt thiết bị ADSL
trong mạng lưới truy cập nội hạt), sau đó
cung cấp đường truyền này cho các bên thứ
ba để họ cung cấp dịch vụ tốc độ cao cho
khách hàng. Phương thức này không đòi hỏi
bên thứ ba phải có truy cập tới đôi cáp đồng
(cooper pair) của mạch vòng nội hạt (local
loop)1
Bộ ghép kênh truy cập đường dây thuê bao số
tập trung: Một thiết bị mạng, thường lắp đặt
tại văn phòng trung tâm điện thoại của công
ty, nhận và tập hợp tín hiệu từ nhiều kết nối
đường dây thuê bao số (DSL) của khách hàng
bằng kỹ thuật ghép kênh, sau đó chuyển tín
hiệu qua một đường trục tốc độ cao. Tùy
thuộc vào loại sản phẩm, bộ ghép kênh
DSLAM sẽ kết nối các đường dây DSL kết
hợp với phương thức truyền dẫn không đồng
bộ (ATM), chuyển tiếp khung (frame relay),
hay các mạng giao thức Internet khác.
DSLAM cho phép một công ty điện thoại
cung cấp cho người sử dụng doanh nghiệp
hoặc cá nhân dịch vụ công nghệ sử dụng
đường dây điện thoại nhanh nhất (DSL) với
công nghệ mạng đường trục nhanh nhất
(ATM)2
Kho số châu Âu: Cơ chế phát triển và thực
hiện nhận dạng chung cho tất cả các hệ thống

liên lạc
Nhóm các Cơ quan quản lý châu Âu
( kể từ năm 2010: BEREC)
Chi phí gia tăng bình quân dài hạn
Khung phân phối chính
Chuyển mạng giữ số di động
Nhà khai thác mạng di động ảo
Cơ quan quản lý cạnh tranh quốc gia

/> />
8


NRA
OFCOM
ONP
RPI

SMP
SSNIP test
VANS
NGA
NGN
BNetzA
FMC
PATS
PCN
PSAP
PSTN
PECS

WTO
BTA

Cơ quan quản lý chuyên ngành quốc gia
Cơ quan Quản lý viễn thông Anh
Cung cấp mạng mở
Chỉ số giá bán lẻ, dùng trong quản lý giá,
theo đó mức giá tối đa cho kỳ kế tiếp là RPI X, với X là mức giảm giá quy định
Sức mạnh thị trường đáng kể
Kiểm tra “Tăng giá nhỏ nhưng lâu dài”
Dịch vụ mạng giá trị gia tăng
Tiếp cận Thế hệ mới
Mạng Thế hệ mới
Bundesnetzagentur - Cơ quan mạng lưới liên
bang Đức
Hội tụ di động-cố định
Dịch vụ thoại công cộng
Mạng truyền thông công cộng
Điểm trả lời an toàn công cộng
Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng
Dịch vụ liên lạc điện tử công cộng
Tổ chức Thương mại thế giới
Hiệp định thương mại song phương

9


1. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU BÁO CÁO
Bối cảnh Dự án
Báo cáo này là một phần trong Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên giai đoạn III (EU - Việt Nam

MUTRAP III) do Bộ Công Thương phối hợp cùng Liên minh châu Âu thực hiện. Dự án
MUTRAP III nhằm tăng cường năng lực của Bộ Công Thương trong việc hoạch định chính
sách thương mại; điều phối thực hiện chính sách liên quan đến WTO, các hiệp định thương mại
tự do song phương và khu vực; thực hiện các cam kết hội nhập và chính sách cạnh tranh. Bộ
Công Thương cần được tăng cường năng lực phân tích và nghiên cứu để quản lý và tham gia
đồng thời nhiều nội dung đàm phán trong Chương trình nghị sự phát triển Đô-ha của WTO
cũng như số lượng ngày càng gia tăng các thỏa thuận thương mại song phương và khu vực.
MUTRAP III kế thừa một cách liên tục từ MUTRAP II và MUTRAP I. MUTRAP I đã khởi
động nhiều nghiên cứu mang tính nền tảng liên quan đến WTO, như các nghiên cứu toàn diện
về sản phẩm nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp trong bối cảnh WTO, các phương thức cắt
giảm thuế quan; ngoại trừ Tối huệ quốc (MFN) trong tự do hóa dịch vụ và đầu tư; đàm phán về
các cơ chế hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản; thực hiện Hiệp định về các Biện
pháp vệ sinh dịch tễ (SPS) và Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT).
MUTRAP II tăng cường năng lực của Chính phủ Việt Nam và các bên có liên quan của Việt
Nam trong việc quản lý hội nhập WTO và thực hiện sớm các nghĩa vụ và cam kết, đối phó với
những thách thức phát sinh từ các hiệp định thương mại quốc tế và khu vực mà Việt Nam đã
tham gia.
Trên cơ sở đó, MUTRAP III tập trung vào 5 lĩnh vực chủ chốt sau:
i)
ii)

iii)

iv)
v)

Tăng cường năng lực của Bộ Công Thương trong việc điều phối và thực hiện các cam
kết WTO, kể cả trong các lĩnh vực chuyên ngành;
Tăng cường khả năng điều phối của Bộ Công Thương đối với khu vực tư nhân, các viện
nghiên cứu, cơ sở đào tạo để phát triển một chiến lược hội nhập thương mại nhất quán,

bền vững về môi trường và xã hội;
Tăng cường năng lực của Bộ Công Thương để đàm phán và điều phối hiệu quả các thỏa
thuận khu vực liên quan đến thương mại như AFTA, đối thoại giữa ASEAN với các đối
tác ngoài khối và tham gia đàm phán FTA với các đối tác thương mại chủ chốt của Việt
Nam bao gồm EU;
Tăng cường thuận lợi hóa thương mại dịch vụ thông qua cải thiện khả năng điều phối
thống kê và phân tích;
Tăng cường năng lực cho các bên liên quan đến chính sách cạnh tranh để bảo vệ người
tiêu dùng và đảm bảo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp thông qua thực thi luật
cạnh tranh mới.

Hoạt động này là một trong số các hoạt động thuộc hợp phần 4 (mã SERV), kế hoạch hoạt
động năm 2010 của MUTRAP nhằm hỗ trợ nâng cao vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế Việt
Nam và hỗ trợ các nhà cung ứng dịch vụ, các nhà sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của
Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài.
Hoạt động SERV-2 bổ sung cho SERV-1 và SERV-2A về đánh giá khả năng cạnh tranh của
các dịch vụ chủ chốt trong nước để giúp các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp định
hướng cho sự phát triển của khu vực dịch vụ đến năm 2020. SERV-2 nhằm đánh giá khả năng
cạnh tranh của hai lĩnh vực dịch vụ trong nước: dịch vụ liên lạc (hay viễn thông) bao gồm tất
10


cả các phân ngành liên quan trong Danh mục của Liên hợp quốc và các dịch vụ tài chính. Về
dịch vụ liên lạc, Báo cáo nhằm:




Phân tích các hoạt động xúc tiến và thông tin của các công ty viễn thông nhằm xác định
hành vi hạn chế cạnh tranh, mối quan hệ giữa quản lý cạnh tranh trong viễn thông và quản

lý cạnh tranh nói chung;
Xác định các hành động để tăng cường khả năng cạnh tranh và sự công bằng trong xúc tiến
và thông tin trong viễn thông.

Mục tiêu và Cấu trúc Báo cáo
Báo cáo này được lập để làm tài liệu tham khảo cho việc phát triển một hệ thống quản lý, theo
dõi và giám sát các dịch vụ liên lạc điện tử ở Việt Nam. Báo cáo tập trung vào những giải pháp
để giải quyết hay ngăn ngừa hành vi hạn chế cạnh tranh của các nhà khai thác mạng và các nhà
cung ứng dịch vụ. Nhằm đưa ra khuyến nghị cho cơ quan quản lý chuyên ngành, Báo cáo đề
cập đến những giải pháp chủ yếu là công cụ quản lý dự kiến (ex ante), chứ không phải là công
cụ xử lý (ex post) sau khi vi phạm đã xảy ra và thường do cơ quan quản lý cạnh tranh chủ trì.
Vấn đề phân công trách nhiệm giữa cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan quản lý cạnh
tranh cũng sẽ được đề cập trong Báo cáo.
Báo cáo đã tham khảo kinh nghiệm của EU, cụ thể là sẽ giới thiệu khuôn khổ, lịch sử quản lý
của EU, chỉ ra hướng phát triển của lĩnh vực liên lạc điện tử châu Âu từ các dịch vụ điện thoại
hoàn toàn do nhà nước quản lý đến một môi trường cạnh tranh với sự can thiệp tối thiểu, thông
qua quá trình tư nhân hóa và tự do hóa. Một số kinh nghiệm cụ thể của EU có thể coi là thông
lệ tốt và vận dụng được ở bất cứ nơi nào, trong bất cứ môi trường quản lý nào trong khi việc áp
dụng một số kinh nghiệm khác thì còn tùy thuộc vào bối cảnh quốc gia. Do đó, Báo cáo sẽ đi
sâu phân tích thực trạng của Việt Nam để đề xuất những công cụ quản lý phù hợp với điều kiện
của Việt Nam.
Cách tiếp cận chung của Báo cáo là tìm hiểu thực trạng của Việt Nam, xem xét áp dụng thông
lệ quốc tế tốt, tập trung tham khảo khuôn khổ chính sách của EU đối với liên lạc điện tử.
Báo cáo sẽ rà soát ngắn gọn hiện trạng thị trường viễn thông Việt Nam, lịch sử phát triển của
Khuôn khổ quản lý và chỉ ra các lĩnh vực hay yếu tố không còn phù hợp với trình độ phát triển
hay độ chín muồi của thị trường Việt Nam. Trong các chương kế tiếp, Báo cáo sẽ mô tả Khuôn
khổ quản lý của Việt Nam và chỉ ra những quy định phù hợp, không phù hợp với thông lệ quốc
tế, hay các quy định chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, v.v... cần được bổ sung, sửa đổi. Tiếp đó, Báo
cáo sẽ mô tả cơ sở lý luận của khuôn khổ chính sách cạnh tranh cho thị trường viễn thông, diễn
giải chi tiết cách thức phát triển chính sách cạnh tranh ở EU và trình bày cơ sở lý luận (logic)

cho sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường viễn thông, từ sự cần thiết phải có chính sách
cạnh tranh chung để giải quyết những thất bại của thị trường cho đến khuôn khổ chính sách
viễn thông với việc thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành.
Mỗi chương sẽ bắt đầu với những khái niệm rất cơ bản về hành vi hạn chế cạnh tranh trên thị
trường viễn thông, cách thức phản ứng của khuôn khổ chính sách cạnh tranh và chính sách viễn
thông. Các công cụ đo lường và đánh giá của EU để giám sát và đánh giá hành vi của các
doanh nghiệp trên cơ sở Khuôn khổ quản lý đã được thiết lập sẽ được giới thiệu. Phần kế tiếp
trong mỗi chương sẽ phân tích sâu hơn về các giải pháp quản lý cụ thể để giải quyết sự thất bại
của thị trường trong các thị trường dịch vụ và mạng lưới.

11


Một khía cạnh quan trọng trong giai đoạn ban đầu của việc thiết lập quản lý chuyên ngành là
phân công nhiệm vụ giữa cơ quan quản lý cạnh tranh chung và cơ quan quản lý chuyên ngành.
Vấn đề này sẽ được đề cập trong một chương riêng. Chương này cũng sẽ nêu những ví dụ về
cách thức các khu vực khác đã vận dụng để phối hợp hai cơ quan này.
Trên cơ sở kết luận về các hình thức hạn chế cạnh tranh điển hình trên thị trường viễn thông,
chương kế tiếp sẽ mô tả các giải pháp và phương thức thực hiện quản lý, cụ thể là cách thức
định nghĩa (hay xác định) thị trường liên quan, đánh giá vị trí thống lĩnh thị trường và lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Chương này sẽ đề cập đến các phương thức tiếp cận về kế
toán chi phí, mô hình hóa chi phí và phê chuẩn giá cước/phí. Chuyển mạng giữ số cũng được
đề cập với ý nghĩa là một chủ đề thích hợp cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam.
Sau khi rà soát những yếu tố cơ bản điển hình của một hệ thống quản lý, chương cuối cùng
trong Báo cáo sẽ xem xét những thách thức đối với quản lý do hiện tượng hội tụ. Quản lý liên
quan đến 3 chủ đề sau sẽ được tập trung xem xét: Cung cấp tiếp cận thế hệ mới (Next
Generation Access Provision), Hội tụ di động-cố định (Fixed-Mobile Convergence) và Thoại
qua giao thức Internet (VoIP).
Cuối cùng, Báo cáo sẽ đề ra những khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách của Việt
Nam. Đây là những khuyến nghị hành động thực tiễn để cải thiện cạnh tranh và sự công bằng

về thông tin và xúc tiến trong lĩnh vực viễn thông. Khuyến nghị tập trung vào các biện pháp
tăng cường cạnh tranh trong Khuôn khổ quản lý hiện hành, nghĩa là thực thi các chính sách
cạnh tranh và viễn thông của Việt Nam.
Những khuyến nghị này không chỉ là thông lệ quốc tế tốt giới thiệu cho Việt Nam mà còn là
những đề xuất đã tính đến điều kiện kinh tế, hành chính và chính trị của Việt Nam, nhằm
hướng dẫn thực tiễn về các mục tiêu cần đặt ra và những bước đi kế tiếp cho các nhà hoạch
định chính sách của Việt Nam.
Những khuyến nghị này nhằm giúp chính phủ Việt Nam:









Thiết lập một hệ thống đảm bảo sự nhất quán giữa chính sách cạnh tranh và chính sách viễn
thông;
Ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh trên thị trường viễn thông;
Cải thiện sân chơi cho các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ hội tụ hiện đại;
Cải thiện chất lượng dịch vụ;
Mở rộng sự lựa chọn cho người tiêu dùng;
Giảm giá cước;
Tăng cường cung ứng truy cập cho các địa bàn chưa được phục vụ đầy đủ, với mức giá
chấp nhận được;
Cải thiện tình hình cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Cần lưu ý một số điều Báo cáo có thể và không thể mang lại:



Báo cáo không thể hướng dẫn một cách chi tiết và toàn diện về việc thiết lập một hệ thống
quản lý để giải quyết các hành vi hạn chế cạnh tranh. Các công cụ và mô hình áp dụng bởi
các cơ quan quản lý quốc tế đều rất phức tạp nên không thể vận dụng chỉ bằng cách bám sát
các biểu kiểm tra và bắt chước thông lệ tốt. Cơ quan quản lý cần bồi dưỡng chuyên môn
sâu về thị trường, bao gồm các hệ thống theo dõi chi tiết để xác định độ co giãn về giá, hàm
số chi phí, v.v... Điều này đòi hỏi thời gian, học hỏi và thực hành liên tục, nguồn lực dành
riêng cho việc xây dựng năng lực.
12




Tuy nhiên, Báo cáo có thể chỉ ra những điểm mấu chốt từ góc độ một cơ quan quản lý
muốn tìm cách triển khai một Khuôn khổ quản lý mới. Theo yêu cầu của bên hưởng lợi của
hoạt động Dự án, trọng tâm của Báo cáo không chỉ là đưa ra kiến thức khái quát về các
chính sách và biện pháp quản lý mà còn cung cấp nhiều tài liệu cơ bản để đọc và nghiên
cứu, giúp các bên liên quan trong chính phủ Việt Nam tiếp tục học tập các kinh nghiệm và
phân tích quốc tế cho mục đích phát triển một hệ thống quản lý tinh vi và hiện đại hơn.

Cách tiếp cận
Để đánh giá được những thách thức cụ thể mà cơ quan quản lý ở Việt Nam phải đối mặt, các
chuyên gia đã tổ chức gặp mặt các bên liên quan trong suốt hoạt động này, coi đây là một phần
quan trọng của việc nghiên cứu. Điều này giúp tăng cường hiểu biết về bối cảnh chính trị và
hành chính cho sự phát triển của thị trường Việt Nam, về mức độ đổi mới, chất lượng dịch vụ,
khả năng cạnh tranh, v.v... mà thị trường đã đạt được. Quan trọng nhất là sự hỗ trợ của nhóm
công tác đứng đầu là ông Phan Tâm - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và
Truyền thông Việt Nam. Nhóm công tác đã cung cấp thông tin về hiện trạng thị trường Việt
Nam và những diễn biến trong công tác quản lý, tạo thuận lợi cho các chuyên gia gặp gỡ các
bên liên quan trong chính phủ và phù hợp với mục đích nghiên cứu của Báo cáo.

Trong chuyến đi khảo sát nghiên cứu ở Việt Nam, các chuyên gia đã được bố trí gặp gỡ các cơ
quan như Bộ Công Thương, Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời, các
chuyên gia cũng thu thập được thông tin từ cộng đồng chuyên gia trong nước, đặc biệt từ các
công ty luật quốc tế chuyên về thị trường viễn thông Việt Nam, qua đó có được những thông
tin giá trị bên trong về các tranh luận hiện nay liên quan đến cải cách thị trường và cải cách
quản lý. Đặc biệt, việc gặp gỡ thường xuyên với các chuyên gia của công ty luật Baker &
McKenzie giúp các tác giả của Báo cáo nắm bắt được ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp
trong nước và quốc tế về hiện trạng của thị trường.
Trước đây, Dự án MUTRAP đã công bố một số báo cáo có đề cập đến thị trường viễn thông.
Các báo cáo sau đây đã được sử dụng làm tài liệu tham khảo:




“Hỗ trợ Bộ Tư pháp và các bộ, ngành hữu quan rà soát khung pháp lý trong nước so với các
cam kết, nghĩa vụ của GATS”, Báo cáo chung cuối cùng, tháng 6/2008 (các Chương 8.2 và
8.3);
“Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2025”,
Báo cáo cuối cùng, tháng 12/2009 (Chương 4: Dịch vụ viễn thông).

Đồng thời, Báo cáo cũng tham khảo kết quả của Dự án Xã hội thông tin EU-Trung Quốc. Dự
án này có hoạt động nghiên cứu tương tự trong giai đoạn 2005 đến 2009 nhằm hỗ trợ Trung
Quốc phát triển Khuôn khổ quản lý. Đặc biệt, các nội dung về sự phát triển của Khuôn khổ
quản lý EU trong Báo cáo căn cứ vào Dự án nói trên, cụ thể là tài liệu: Bernd Holznagel, Xu
Jinqi, Thomas Hart, Quản lý viễn thông ở EU và Trung Quốc. Những bài học nào cần rút ra?,
Berlin 2009.
Phần quan trọng nhất trong hoạt động này là việc rà soát các văn bản của EU và các cơ quan
quản lý quốc tế để làm tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác xây dựng năng lực cho các cơ
quan quản lý của Việt Nam. Trong số đó, tài liệu của Nhóm các Cơ quan quản lý châu Âu
(ERG) và đơn vị kế thừa là Tổ chức các Cơ quan quản lý liên lạc điện tử châu Âu (BEREC)

đặc biệt thích hợp. Trong nỗ lực hợp tác nhằm tìm ra các tiêu chuẩn và cách tiếp cận chung cho
các nước EU, các cơ quan này đề ra một cách tiếp cận rất hữu ích cho một nước muốn tìm
kiếm những giải pháp thông lệ tốt, xác định sớm những thách thức sẽ phải đối mặt và sự hợp
13


tác liên ngành cần thiết qua học hỏi kinh nghiệm của các nước khác. Nhiều tài liệu của
ERG/BEREC được đưa vào Phụ lục của Báo cáo. Nhiều tài liệu khác cũng phù hợp nhưng
không
được
đưa
vào
Phụ
lục

thể
tìm
thấy
tại
/>Bộ công cụ quản lý của ITU cũng không kém phần quan trọng. Đây là một nguồn tài nguyên
trực tuyến hữu ích được phát triển cho đối tượng là các nước và các cơ quan quản lý muốn tăng
cường năng lực triển khai các hoạt động quản lý tinh vi. Nhiều ví dụ về thông lệ quốc tế tốt
được đưa lên trang web của bộ công cụ này, có giá trị vận dụng tốt đối với Việt Nam không chỉ
về lý thuyết mà cả hướng dẫn thực tiễn kỹ thuật quản lý. Bộ công cụ với nhiều tài nguyên khác
không
đề
cập
trong
Báo
cáo


thể
tìm
thấy
tại
/>Ngoài các nguồn tài nguyên trực tuyến công cộng nói trên, các chuyên gia còn nhận được
những thông tin bổ sung quan trọng, giải thích hay hồi đáp từ các cơ quan quản lý EU, đặc biệt
là Bundesnetzagentur của Đức (BNetzA), Comisión del Mercado de las Telecomunicaciones
của Tây Ban Nha (CMT) và Autorità per le Garanzie nelle Comunicazioni của Ý (AGCOM).
Kết quả nghiên cứu giữa kỳ của hoạt động đã được trình bày tại buổi Tọa đàm về “Quản lý
hành vi phi cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông” tổ chức tại khách sạn Nikko Hà Nội ngày 20
tháng 9 năm 2010. Những phản hồi của cộng đồng chuyên gia trong và sau buổi tọa đàm đã
được sử dụng cho quá trình rà soát Báo cáo.

14


Tại sao phải có “chính sách viễn thông” - Cơ sở lý luận của sự can thiệp
Quá trình tự do hóa dịch vụ của Việt Nam theo cam kết trong các diễn đàn đa phương và khu
vực, cộng với tự do hóa đơn phương đã tác động đáng kể đến toàn bộ nền kinh tế. Một trong
những mục tiêu của tự do hóa là làm tăng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ bằng cách mở cửa
cho nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường, mở rộng hạ tầng dịch vụ để gia tăng và nâng cấp
những công cụ, lựa chọn cho nhà cung ứng dịch vụ và người tiêu dùng. Rủi ro đi kèm là các
nhà cung ứng dịch vụ trong nước sẽ bị đánh bại bởi các công ty nước ngoài cung cấp các dịch
vụ tương tự. Mặc dù có xem xét đến rủi ro này, Báo cáo không nhằm đưa ra những lập luận hỗ
trợ cho chính sách bảo hộ các ngành non trẻ. Thay vào đó, Báo cáo nhằm đề xuất tạo dựng môi
trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cung ứng các
dịch vụ đổi mới.
Ngày nay, “xã hội thông tin” trên mọi phương diện: công nghệ thông tin, chính phủ điện tử,
quyền lực của người sử dụng, mạng lưới xã hội, dịch vụ viễn thông, nội dung do người sử dụng

tạo ra, v.v... đang được coi là một chủ đề đòi hỏi sự quan tâm của nhà nước. Khả năng cạnh
tranh quốc gia, khu vực, quyền công dân, phát triển xã hội và các nội dung chính sách khác đều
đóng một vai trò nhất định trong đó.
Chính sách viễn thông đã và đang được nhìn nhận trong một chương trình xã hội thông tin rộng
lớn hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chính sách viễn thông tồn tại không chỉ vì những lý do lớn
đằng sau mà còn vì viễn thông xứng đáng có những lý do của riêng nó, chẳng hạn việc giám sát
thị trường để can thiệp khi cần thiết chủ yếu trên cơ sở những cân nhắc kinh tế. Mối tương
quan này có thể quan sát được qua cách EU thực thi chính sách viễn thông. Từ những năm
1980, chính sách viễn thông ở EU đã phát triển như một lĩnh vực chính sách độc lập để giải
quyết những vấn đề về cạnh tranh trên thị trường mạng thống lĩnh bởi các nhà cung ứng độc
quyền nhà nước, kế đó dẫn dắt thị trường hướng tới cạnh tranh, tự do hóa và tư nhân hóa. Sau
này, chính sách viễn thông của EU được lồng ghép vào một khuôn khổ chính sách rộng lớn
hơn gọi là “Chương trình i2010”, gần đây được thiết kế lại với tên gọi “Chương trình nghị sự
kỹ thuật số”. Quản lý chỉ là một khía cạnh của chương trình này, cũng như xúc tiến đổi mới,
bảo tồn di sản kỹ thuật số, xây dựng thị trường chung cho hàng hóa kỹ thuật số, v.v... thay cho
các mục tiêu không nhất quán dưới tiêu đề “xã hội thông tin”.
Các yếu tố quản lý cần thiết để góp phần cho việc thực hiện thành công các nhiệm vụ này bao
gồm:






Cơ quan quản lý độc lập;
Những sắp đặt về hạn chế cạnh tranh;
Kết nối mạng;
Các chương trình dịch vụ phổ cập;
Sử dụng hiệu quả tài nguyên quý hiếm.


Kết hợp với nhau, các yếu tố này đóng góp cho một hệ thống chính sách đa mục tiêu. Sự can
thiệp không nhất thiết vì lý do kinh tế (cho dù kinh tế thường là lý do chủ yếu). Báo cáo không
mô tả chi tiết nhưng vẫn nêu ra các lý do phi kinh tế dưới đây vì chúng cũng góp phần tạo ra
khuôn khổ hành động và phạm vi nhiệm vụ của bất kỳ cơ quan quản lý nào:



Giải quyết “sự thất bại của thị trường” thường thấy trong các thị trường mạng lưới do hiệu
ứng mạng lưới, tính kinh tế theo quy mô và phạm vi, độc quyền tự nhiên, v.v...;
Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ, chẳng hạn về chất lượng dịch vụ, điều
kiện dịch vụ, đồng thời tạo thuận lợi cho đổi mới và mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ;
15






Tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư vào dịch vụ viễn thông và hạ tầng viễn thông chất
lượng cao, kể cả phục vụ các ngành khác trong nền kinh tế
Bảo vệ cạnh tranh hiệu quả và ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh;
Tối ưu hóa sử dụng các tài nguyên quý hiếm, bằng cách đưa các yếu tố cạnh tranh vào phân
bổ phổ tần số vô tuyến điện, cung cấp truy cập tới phương tiện thiết yếu cho các doanh
nghiệp mới.

Khi dịch vụ và mạng lưới viễn thông đã trở thành xương sống của ngành dịch vụ hiện đại, việc
thiết lập môi trường quản lý càng trở nên cần thiết đối với toàn bộ nền kinh tế, vì liên lạc (hay
viễn thông) không chỉ là một ngành năng động mà còn là một yếu tố quyết định đối với việc
đầu tư và hiệu năng kinh tế của các ngành khác (kể cả chính phủ, y tế, giáo dục và các ngành
phi thương mại khác trong nền kinh tế). Đặc biệt ở các nước đang phát triển và trong giai đoạn

chuyển đổi quá độ, việc có hay không sử dụng một cách hệ thống Công nghệ Thông tin và Liên
lạc (ICT) hiện đại quyết định đến sự tồn tại trong tương lai của một công ty. Dữ liệu của Ngân
hàng Thế giới chỉ ra vô vàn cơ hội để cải thiện năng suất:
Bảng 1.1 Tác động của ICT đối với doanh nghiệp ở các nước đang phát triển
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp sử
Chênh
không sử dụng ICT
dụng ICT
lệch
Tăng trưởng doanh thu (%)
0,4
3,8
3,4
Tăng trưởng việc làm (%)
4,5
5,6
1,2
Lợi nhuận (%)
4,2
9,3
5,1
Tỷ lệ đầu tư (%)
n.a
n.a
2,5
Tỷ lệ tái đầu tư (%)
n.a
n.a
6,0

Năng suất lao động (giá trị gia tăng trên
5.288
8.712
3.423
đầu người, USD)
Năng suất các yếu tố tổng hợp - TFP (%)
78,2
79,2
1,0
Chỉ số

Chú giải: n.a - không áp dụng
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2006, ICT4D = Xu hướng và Chính sách toàn cầu

Bảng trên cho thấy, dịch vụ viễn thông ảnh hưởng trực tiếp đến cung ứng các dịch vụ khác, từ
du lịch tới may mặc, hay các dịch vụ đầu vào như ngân hàng. Ngoài các khía cạnh thương mại,
viễn thông còn đóng góp nhiều và ngày càng tăng vào chất lượng cuộc sống. Viễn thông kết
nối mỗi người với các mạng lưới cá nhân và công việc, làm phong phú cuộc sống với nhiều lựa
chọn giải trí và giáo dục, tạo điều kiện cho những người muốn linh hoạt về công việc thông qua
các giải pháp như làm việc từ xa, làm việc ở nhà, tùy chọn địa điểm đặt văn phòng, chẳng hạn
như văn phòng ở nhà.

16


Tài chính/Ngân hàng

Phát triển vùng

Quản lý thảm họa


Du lịch

Sản xuất

Truyền thông và văn hóa

Sức khỏe/Y tế

Dịch vụ chính phủ

Giáo dục/Đào tạo

Nội dung
Phát thanh truyền
hình
Truyền thông
Phim
Thư viện
Phần mềm
v.v...

Ứng dụng

Dịch vụ điện tử
(TV trả phí, VAS, Internet…)
Truyền thông đa phương tiện, v.v...
(công cộng, nhóm người sử dụng, cá
nhân)


Tương tác
(tức thì & có độ
trễ)
Thoại
Dữ liệu
Âm thanh
Đồ họa
Video

Mạng lưới phương tiện viễn thông
(Đường truyền thông tin tốc độ cao)

Tin học/Công nghệ thông tin

Sản xuất thiết bị viễn thông

HẠ TẦNG THÔNG TIN
Quản lý hướng tới cạnh tranh trong viễn thông sẽ thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế. Thiếu cạnh
tranh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế, không chỉ trong lĩnh vực ICT mà
cả nền kinh tế nói chung. Việc tạo dựng một môi trường cạnh tranh tất nhiên đòi hỏi phải có
đầy đủ các luật và quy định, đặc biệt là sự sẵn sàng của các nhà lập pháp và các nhà quản lý, về
cạnh tranh và để đối phó với những hậu quả của cạnh tranh.
Hướng tới cạnh tranh không dễ nếu chỉ dựa vào các doanh nghiệp độc quyền nhà nước, đặc
biệt ở các nước mà từ trước đến nay nhà nước vẫn có vai trò chủ đạo và nắm giữ kiểm soát đối
với thị trường và nền kinh tế. Củng cố cạnh tranh nghĩa là từ bỏ kiểm soát đối với thị trường ở
mức độ đáng kể bởi cạnh tranh có xu hướng đem lại giải pháp tốt nhất cho các vấn đề. Đây có
lẽ là bước đi khó khăn nhất trong cải cách quản lý: chính phủ phải tự bãi bỏ quyền kiểm soát
của mình, đồng thời phải đảm bảo rằng tự do hóa không chỉ về hình thức mà còn là sự thay đổi
sâu sắc về cơ chế. Cơ chế phải thay đổi từ cung ứng dịch vụ theo chỉ đạo của nhà nước đến các
quá trình do sự thúc đẩy của thị trường, thường vượt quá ảnh hưởng của nhà nước.


17


2. CHƯƠNG 2: THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM: HIỆN TRẠNG
VÀ THÁCH THỨC
Chương này sẽ mô tả hiện trạng thị trường liên lạc điện tử Việt Nam và công tác quản lý để
cung cấp bối cảnh cho nhận thức về những thách thức, lỗ hổng hay thiếu sót hiện tại mà chính
phủ Việt Nam đang phải đối mặt trong quá trình thiết lập một Khuôn khổ quản lý và thực hiện
quản lý theo hướng khuyến khích cạnh tranh.
Hiện trạng quản lý
Thị trường dịch vụ viễn thông cơ bản của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển kể từ
năm 1986 khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách cải cách với tên gọi “Đổi mới”. Hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên vào viễn thông ở Việt Nam là Hợp đồng Hợp tác
kinh doanh ký kết năm 1990 giữa Tổng cục Bưu chính Viễn thông và Tập đoàn Telstra của Úc
(tiền thân là OTC).
Trước năm 1992, Bưu chính và Viễn thông là các lĩnh vực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Tháng
10/1992, Tổng cục Bưu chính Viễn thông được thành lập với vai trò là một cơ quan chính phủ
chịu trách nhiệm quản lý và hoạch định chính sách về bưu chính và viễn thông.
Năm 1995 đánh dấu sự xuất hiện của cạnh tranh trong viễn thông. Hai công ty mới thuộc sở
hữu nhà nước được thành lập là Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) và Công ty Bưu chính
Viễn thông Sài Gòn (SPT). Tuy nhiên, cạnh tranh trong giai đoạn này vẫn còn rất hạn chế.
Năm 2003 đánh dấu giai đoạn kế tiếp với 6 nhà khai thác có hạ tầng mạng là VNPT, Viettel,
EVN Telecom, SPT, Hanoi Telecom, Vishipel. Giai đoạn này có sự cạnh tranh giữa các nhà
cung cấp dịch vụ cuộc gọi nội hạt, đường dài và quốc tế (chỉ có 3 đơn vị được cấp phép dịch vụ
điện thoại quốc tế là VNPT, Viettel và EVN Telecom (VP Telecom)). Về dịch vụ điện thoại di
động, cạnh tranh đã bắt đầu giữa 5 đơn vị, bao gồm: VMS (Mobifone), Vinaphone, Viettel,
SPT và Hanoi Telecom.
Giai đoạn cuối cùng là từ khi Luật Viễn thông bắt đầu hiệu lực ngày 1/7/2010 cho đến nay.
Một số văn bản pháp lý để hoàn thiện Khuôn khổ quản lý đang được xây dựng như Nghị định

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Viễn thông, hay Quyết định thành lập
cơ quan quản lý chuyên ngành viễn thông. Văn bản sau rất cần thiết vì một số chức năng của
cơ quan quản lý chuyên ngành trong tương lai đã được quy định trong Luật Viễn thông, trong
khi một số chức năng khác vẫn thuộc thẩm quyền của Bộ Thông tin và Truyền thông. Điều này
ảnh hưởng lớn đến việc cơ quan quản lý chuyên ngành viễn thông sẽ được thành lập với tư
cách đơn vị tham mưu, cơ quan bán độc lập hay độc lập.
Luật Viễn thông và Luật Tần số vô tuyến điện
Quốc
hội
đã
thông
qua
Luật
Viễn
thông
( và Luật Tần số vô tuyến điện
( tháng 11/2009, bắt đầu có hiệu
lực từ ngày 1/7/2010. Luật Viễn thông quy định về hạ tầng viễn thông và các dịch vụ viễn
thông, trong khi các dịch vụ ứng dụng và thương mại về hàng hóa viễn thông thuộc sự điều
chỉnh của các luật và quy định khác.
Luật Viễn thông mở cửa hơn nữa thị trường dịch vụ viễn thông cho các nhà đầu tư tư nhân
trong nước. Luật cũng hài hòa hóa các quy trình cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh (theo
18


Luật Doanh nghiệp), quy trình cấp phép đầu tư (theo Luật Đầu tư) và quy trình cấp phép cung
cấp dịch vụ viễn thông. Luật quy định các doanh nghiệp được cấp giấy phép viễn thông phải
nộp phí quyền hoạt động viễn thông theo tỷ lệ phần trăm doanh thu hàng năm hoặc nộp mức cố
định theo quy định của Bộ Tài chính.
Về phân bổ tài nguyên quý hiếm, Luật đã quy định các phương pháp “đăng ký trước được xét

cấp trước”, thi tuyển và đấu giá, kể cả quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng tài nguyên
quý hiếm. Chính phủ có thể thu hồi giấy phép sử dụng tài nguyên quý hiếm vì một số lý do
nhất định (chẳng hạn như thay đổi về kế hoạch sử dụng tài nguyên quý hiếm, an ninh quốc gia,
lợi ích quốc gia) nhưng phải bồi thường cho người được cấp phép.
Luật Viễn thông xác định Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan có thẩm quyền quyết định
thỏa thuận kết nối mạng giữa các nhà cung cấp phương tiện thiết yếu và các doanh nghiệp mới
tham gia thị trường. Nếu các bên không thể nhất trí với nhau, Bộ Thông tin và Truyền thông có
quyền quyết định các điều kiện kết nối mạng. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng là cơ quan
có thẩm quyền quyết định việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng thụ động để bảo đảm yêu cầu về
cảnh quan, môi trường và quy hoạch đô thị; thẩm quyền quyết định các nghĩa vụ chia sẻ cơ sở
hạ tầng để cung ứng dịch vụ phổ cập.
Luật Viễn thông quy định về việc thành lập một cơ quan quản lý viễn thông trực thuộc Bộ
Thông tin và Truyền thông. Chức năng hoạch định chính sách sẽ do Bộ đảm nhiệm và chức
năng quản lý sẽ do cơ quan quản lý mới đảm nhiệm. Trước khi Luật Viễn thông có hiệu lực,
ngày 23/10/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc
gia ( có hiệu lực thi hành từ ngày
15/12/2009. Quy hoạch này phân chia phổ tần số từ 0 kHz đến 1000 GHz thành các băng tần
nhỏ dành cho các nghiệp vụ, quy định mục đích, điều kiện sử dụng cho mỗi băng tần. Trên cơ
sở Quy hoạch này, Bộ Thông tin và Truyền thông đang tiến hành lấy ý kiến rộng rãi cho dự
thảo Quy hoạch băng tần 2300- 2400MHz và 2500- 2690 MHz cho hệ thống thông tin di động.
Ngoài Luật Viễn thông là văn bản pháp lý chủ đạo, quy định cụ thể về quản lý thị trường được
nêu trong các văn bản hướng dẫn thi hành, bao gồm:
 Thông tư 22/2009/TT-BTTTT về quản lý thuê bao di động trả trước;
 Các Thông tư năm 2009 về việc ban hành cước kết nối cuộc gọi giữa các mạng;
 Thông tư 11/2010/TT-BTTTT quy định hoạt động khuyến mại đối với dịch vụ thông tin
di động.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Viễn thông
Diễn biến gần đây nhất liên quan đến thực thi chính sách là tranh luận về “Nghị định quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Viễn thông”. Sau giai đoạn tham vấn với các
bên có liên quan, Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến sẽ hoàn chỉnh Nghị định, gửi Bộ Tư

pháp thẩm định và trình Văn phòng Chính phủ vào cuối năm 2010. Nghị định này hướng dẫn
chi tiết nhiều nội dung không quy định cụ thể trong Luật Viễn thông.
Quá trình tham vấn cho thấy các doanh nghiệp tham gia thị trường và các chuyên gia đang
tranh cãi quyết liệt về một số điều khoản của dự thảo Nghị định, như hạn chế về sở hữu chéo
(Điều 4), hạn chế sở hữu vốn nước ngoài (Điều 5). Quy định về sở hữu chỉ gián tiếp liên hệ đến
mục đích của Báo cáo. Hạn chế về sở hữu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cạnh tranh trong
ngành và thông thường là ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, Báo cáo chỉ chú trọng vào các nhiệm
vụ và công cụ quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành. Hạn chế về sở hữu là quyết định ở
19


cấp độ chính trị và chính sách ngoài thẩm quyền của cơ quan quản lý chuyên ngành. Vì thế,
hạn chế về sở hữu thực ra không được coi là một nội dung trong chính sách chuyên ngành mà
là một yếu tố trong chính sách kinh tế và phát triển quốc gia liên quan đến tất cả các ngành và
lĩnh vực. Chính sách viễn thông giới hạn ở việc triển khai chính sách quốc gia hiện hành trong
lĩnh vực chuyên ngành.
Tuy nhiên, Nghị định cũng có một số khía cạnh liên quan đến mục đích của Báo cáo. Quy định
về thẩm quyền xét duyệt dự án bị chỉ trích là không rõ ràng và không hiệu quả trong việc phân
công nhiệm vụ giữa cơ quan quản lý chuyên ngành và các Sở Thông tin và Truyền thông địa
phương, gây trở ngại cho đầu tư vì thiếu cơ cấu xét duyệt dự án minh bạch. Ngoài ra, các quy
định phân công nhiệm vụ và quyền hạn không phù hợp với thông lệ quốc tế tốt, chẳng hạn như
Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phê duyệt một số loại giá cước, chứ không phải
cơ quan quản lý chuyên ngành (Điều 29). Tương tự, Điều 6 dự thảo Nghị định bị coi là không
rõ ràng trong việc quy định cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết tranh chấp trong các vụ việc
liên quan đến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông hay các vụ việc liên quan đến các
luật khác như Luật Đất đai (Điều 7).3
Ngoài ra, các yêu cầu cao về vốn và số lượng thuê bao đối với các doanh nghiệp mới có thể
gây trở ngại cho việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp.
Một số ý kiến về dự thảo Nghị định đã được cơ quan chủ trì xây dựng tiếp thu như sau:







Thiếu quy định về chuyển mạng giữ số (Điều 22). Cơ quan chủ trì đã tuyên bố sẽ bổ sung
quy định này trong dự thảo mới (Báo cáo có một chương riêng về thông lệ tốt liên quan đến
chuyển mạng giữ số).
Những ý kiến về quy định trong dự thảo nhằm hạn chế hành vi khuyến mại giảm giá của
các nhà cung cấp dịch vụ buộc cơ quan chủ trì phải nỗ lực trong việc thiết lập các thủ tục
quản lý giá và đánh giá chi phí tinh vi hơn. Mức giá sàn 50% đối với khuyến mại giảm giá
quy định trong Nghị định (Điều 27.8) bị coi là chủ quan, không có cơ sở, cho thấy việc
thiếu một hệ thống kế toán để xác định chính xác chi phí cung ứng dịch vụ hiệu quả. Điều
này đòi hỏi điều chỉnh về cách thức thu thập thông tin thị trường của cơ quan quản lý. Báo
cáo sẽ đề cập đến nội dung này ở phần sau.
Tương tự về quy định quản lý giá (Điều 29). Điều khoản này chỉ hướng dẫn sơ sài về hình
thức quản lý giá, thiếu ứng dụng các công cụ quản lý hiện đại cho mục đích phê duyệt giá
và đánh giá chi phí cung ứng.

So sánh về thể chế, mục tiêu và chính sách quản lý giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam
Liên minh châu Âu và Việt Nam có những điểm chung về các giai đoạn phát triển, ý tưởng
phát triển, mô hình, mục tiêu và chính sách quản lý viễn thông. Tuy nhiên, trong quá trình củng
cố cạnh tranh, Việt Nam đã tụt hậu so với Liên minh châu Âu về phương thức và chính sách
quản lý. Vì thế, kinh nghiệm quản lý của EU rất đáng tham khảo, đặc biệt về thể chế và chính
sách quản lý nhằm thúc đẩy cạnh tranh và hội nhập.

3
Đặc biệt liên quan là mối quan hệ với Luật Cạnh tranh. Chính sách cạnh tranh đã phát triển hơn nhiều so với
chính sách viễn thông. Luật Cạnh tranh được thông qua vào tháng 11/2004 và đi kèm bởi nhiều văn bản pháp lý
khác liên quan đến thị trường viễn thông: Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ quy định

chi tiết thi hành một số điều Luật Cạnh tranh; Quyết định 39/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý
giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông; Quyết định 1622/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày
29/10/2008 ban hành danh mục dịch vụ và doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần
khống chế.

20


So sánh các giai đoạn phát triển và quản lý thị trường viễn thông ở EU và Việt Nam
Giai đoạn độc quyền
trước năm 1995
Việt
Nam

Doanh nghiệp độc
quyền nhà nước VNPT

Giai đoạn cạnh tranh
từ năm 1995 đến nay

Chỉ duy nhất VNPT hoạt
động trên thị trường Việt
Nam

Từ năm 1995 - 2001: Cạnh tranh giới hạn/cục
bộ giữa 3 doanh nghiệp nhà nước trên thị trường
dịch vụ viễn thông cơ bản Quản lý bởi Tổng cục
Bưu chính Viễn thông
Từ năm 2001 - 1/7/2010: Cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp nhà nước

Sau ngày 1/7/2010: dự kiến có sự tham gia và
cạnh tranh nhiều hơn của khu vực tư nhân

EU

Độc quyền nhà nước

Tách biệt các chức năng
hành chính với quản lý
doanh nghiệp, độc quyền
nhà nước

Giai đoạn cạnh tranh
cục bộ

Giai đoạn cạnh tranh
toàn diện

Trong các giai đoạn đầu tự do hóa, EU bắt đầu chú ý đến việc phát triển viễn thông ở các nước
thành viên. Năm 1987, Ủy ban châu Âu công bố Báo cáo Xanh và bắt đầu quá trình tự do hóa
và tư nhân hóa thị trường viễn thông. Trong suốt một thập kỷ kế tiếp, quá trình tư nhân hóa các
tập đoàn viễn thông thuộc sở hữu nhà nước đã diễn ra.
Năm 1995, Việt Nam cũng bắt đầu đưa các nhân tố cạnh tranh vào viễn thông bằng cách thành
lập 2 công ty viễn thông mới là Viettel và Saigon Postel. Khác với ở EU, các công ty này là
doanh nghiệp nhà nước. Quá trình chia tách và tái tổ chức cũng diễn ra ở Việt Nam nhưng đều
trong nội bộ nhà nước. Viễn thông Việt Nam vẫn thống lĩnh bởi các doanh nghiệp nhà nước.
Một sự khác biệt nữa giữa Việt Nam và EU là hầu hết các thị trường thành viên EU đã hội tụ
với nhau; hoạt động kinh doanh viễn thông và truyền thông thường có một đội ngũ quản lý hỗn
hợp. Trái lại, ở Việt Nam, viễn thông và truyền thông là hai loại hình kinh doanh tách biệt rõ
ràng và quản lý riêng biệt. Sự hội tụ giữa 2 thị trường này khó xảy ra do ranh giới rõ ràng về thị

trường và hành chính.
Trong khi EU đã tư nhân hóa lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản sau khi đưa vào các nhân tố
cạnh tranh, Việt Nam không hề mở cửa cho khu vực tư nhân. Chỉ có một số doanh nghiệp bán
tư nhân (FPT, SPT) được phép tham gia hoạt động trong thị trường dịch vụ viễn thông cơ bản
kể từ ngày 1/7/2010. Như vậy, điểm khác biệt căn bản giữa thị trường viễn thông Việt Nam và
EU là sự thiếu vắng khu vực tư nhân.
Mục đích, biện pháp và cách thức quản lý ở EU đã thành công trong việc chuyển đổi thị trường
từ độc quyền sang cạnh tranh. Mặc dù sự phát triển ở Việt Nam có tính đặc thù cao, mục tiêu
và biện pháp quản lý ở Việt Nam cũng tương đồng với ở EU nên có thể tham khảo kinh
nghiệm của EU để rút ra những kết luận hữu ích.
Quản lý ở EU trong giai đoạn độc quyền nhà nước đặc trưng bởi bảo hộ độc quyền và phương
thức quản lý giá truyền thống. Dịch vụ viễn thông thực ra được cung cấp bởi các cơ quan chính
phủ như Bộ Viễn thông, do đó, thuật ngữ “quản lý” có ý nghĩa sai lệch: giá cước quyết định bởi
cơ quan vận hành và khai thác mạng lưới, chính là các Bộ.

21


Ở Việt Nam, trước khi thành lập công ty Viettel (nay là tập đoàn Viettel) và Saigon Postel năm
1995, các doanh nghiệp viễn thông đều là doanh nghiệp độc quyền. Tổng cục Bưu chính Viễn
thông được thành lập năm 1994 và Bộ Giao thông Vận tải tách khỏi Bộ Bưu chính Viễn thông
năm 2002. Quản lý viễn thông ở Việt Nam trong thời gian này chủ yếu nhằm thúc đẩy phát
triển hạ tầng viễn thông và cung cấp dịch vụ cho một số cơ quan chính phủ và cho một số
nhóm khách hàng đặc biệt.
Trong giai đoạn này, cơ cấu thể chế quản lý ở Việt Nam giống với ở hầu hết các nước thành
viên EU. Các nước đều thành lập Bộ Bưu chính Viễn thông và các cơ quan chính phủ liên quan
thực hiện các chức năng hành chính và quản lý doanh nghiệp để giữ độc quyền viễn thông.
Thông qua các bộ và cơ quan hành chính liên quan, chính phủ vừa là nhà cung cấp dịch vụ vừa
là cơ quan quản lý viễn thông, giống như Bộ Bưu chính Viễn thông ở Việt Nam. Sau khi phát
hiện ra những bất cập của việc kết hợp chức năng hành chính và quản lý doanh nghiệp, cả Việt

Nam và các nước thành viên EU bắt đầu tách chức năng quản lý nhà nước khỏi quản lý doanh
nghiệp, chia tách các bộ truyền thống: Một bộ phận có nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển và quản
lý viễn thông, bộ phận còn lại là các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước cung ứng dịch vụ
viễn thông và hầu hết được bảo hộ độc quyền ban đầu đối với việc cung cấp dịch vụ điện thoại
cơ bản.
Mục tiêu quản lý của chính sách viễn thông ở Việt Nam và EU tương đồng như nhau:






Cung cấp dịch vụ viễn thông cho quân đội và chính phủ vì dịch vụ viễn thông được coi là
dịch vụ công nghệ cao, không cung cấp rộng rãi cho công chúng vào thời điểm đó;
Tăng cường xây dựng hạ tầng viễn thông và thúc đẩy sự phát triển viễn thông để cung cấp
dịch vụ rộng rãi cho công chúng;
Đề ra công nghệ viễn thông và tiêu chuẩn thiết bị công nghệ để cung cấp dịch vụ viễn
thông;
Quản lý cung cầu thông qua quản lý cước, phí như phí lắp đặt điện thoại và giá cước dịch
vụ điện thoại;
Cung cấp các dịch vụ cơ bản ở mức giá chấp nhận được thông qua bù giá chéo và trợ cấp
của chính phủ.

So sánh thể chế quản lý viễn thông ở EU và Việt Nam
Năm 1994, để đẩy nhanh tiến trình tách biệt chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý
doanh nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Tổng cục Bưu chính Viễn thông với tư cách là
một cơ quan Chính phủ. Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam cũng được thành lập
với tư cách một doanh nghiệp nhà nước. Tổng cục Bưu chính Viễn thông với chức năng quản
lý nhà nước có trách nhiệm thúc đẩy sự phát triển của ngành viễn thông cũng như quản lý thị
trường viễn thông. Đồng thời, Tổng cục Bưu chính Viễn thông cũng được giao chức năng duy

trì và nâng cao giá trị tài sản nhà nước vì Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam là
doanh nghiệp nhà nước. Vì thế, Tổng cục Bưu chính Viễn thông thực chất được giao phó rất
nhiều chức năng.
Năm 2002, theo kế hoạch cải cách mới của Chính phủ, Bộ Bưu chính Viễn thông được thành
lập, thay thế Tổng cục Bưu chính Viễn thông. Bộ Bưu chính Viễn thông quản lý cả bưu chính,
viễn thông và công nghệ thông tin. Năm 2007, Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập,
quản lý bưu chính, viễn thông, mạng Internet, phát thanh truyền hình, in ấn, xuất bản, v.v...
Tại EU, sau khi đưa vào các nhân tố cạnh tranh và tư nhân hóa thị trường viễn thông, các nước
thành viên bắt đầu lập các cơ quan quản lý độc lập như Oftel ở Anh năm 1984 hay RegTP tại
22


Đức năm 1996 để tăng cường cạnh tranh và ngăn ngừa các nhà khai thác mạng có vị trí thống
lĩnh thị trường lạm dụng sức mạnh của mình. Các cơ quan này độc lập với các doanh nghiệp và
chính phủ, được trao thẩm quyền quản lý theo luật và hầu như chỉ chịu trách nhiệm trước nghị
viện và các cơ quan lập pháp khác. Ngân quỹ hoạt động của các cơ quan này chủ yếu từ thu phí
cấp phép hoặc tương tự và phân bổ ngân sách. Trong quá trình thiết kế tổ chức các cơ quan
này, điều quan trọng được đảm bảo là sự độc lập của các cơ quan đối với những ảnh hưởng
chính trị, đi đôi với nguồn ngân quỹ đầy đủ.
Mục tiêu của các cơ quan quản lý độc lập là thúc đẩy và bảo vệ cạnh tranh trên thị trường viễn
thông, ngăn ngừa các doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của mình, tạo điều
kiện cạnh tranh cho các doanh nghiệp mới, đòi hỏi các doanh nghiệp cải thiện chất lượng và
giảm giá dịch vụ qua cạnh tranh và tối ưu hóa phúc lợi của người sử dụng và xã hội. Cùng với
sự phát triển của cạnh tranh và sự thay đổi của thị trường do tiến bộ công nghệ, một số nước
thành viên đã thay đổi thiết kế thể chế quản lý, thành lập các cơ quan quản lý đa ngành như
OFCOM của Anh (phụ trách cả về liên lạc và nội dung), hoặc BnetzA của Đức (quản lý tất cả
các hạ tầng mạng lưới).
Việc thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành có tầm quan trọng đặc biệt trong tiến trình cải
cách của Việt Nam. Sau các nghĩa vụ cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam đang trong quá
trình thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành viễn thông.

Ở một nước với sự thống lĩnh của khu vực công và cơ cấu động lực của các doanh nghiệp đặc
trưng sở hữu nhà nước, việc thành lập một cơ quan quản lý độc lập và an toàn khỏi những ảnh
hưởng chính trị và lợi ích ngành là vô cùng khó khăn. Nghệ thuật tổ chức quản lý phải là thiết
kế một hình thái cơ quan quản lý đặc định hóa phù hợp với bối cảnh, xác định các nhiệm vụ,
công cụ và nguồn lực cần thiết cho cơ quan này. Việt Nam cũng đang trong tiến trình tổ chức
cơ quan quản lý chuyên ngành viễn thông và phải hoàn tất dự thảo vào cuối năm 2010 để trình
lên Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định.
Luật Viễn thông đã cung cấp nhiều hướng dẫn cho việc thành lập cơ quan quản lý chuyên
ngành, thông qua các quy định về nhiệm vụ và trách nhiệm làm cơ sở cho thiết kế tổ chức.
Các quy định trong Luật Viễn thông về cơ quan quản lý viễn thông
Điều 10 : Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về viễn thông.
Điều 19.5: Các cơ quan viễn thông có thị phần kết hợp từ 30 - 50% phải thông báo cho cơ quan
quản lý chuyên ngành về viễn thông.
Điều 26.3: Vai trò xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông đối với các doanh
nghiệp viễn thông từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông.
Điều 27.1: Thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông về việc ngừng cung
cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông.
Điều 37.1d: Cung cấp thông tin về tuyến cáp cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
Điều 44.3: Các mạng viễn thông dùng riêng kết nối trực tiếp với nhau phải có sự đồng ý bằng
văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.
23


Điều 45.3: Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông quyết định việc chia sẻ hạ tầng viễn
thông.

Trách nhiệm chung của Bộ Thông tin và Truyền thông
Điều 8.3: Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển viễn thông

quốc gia.
Điều 9.2: Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống
nhất quản lý nhà nước về viễn thông.
Điều 11: Thanh tra chuyên ngành về viễn thông và tổ chức bộ máy thanh tra chuyên ngành do
Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện.
Điều 19.4: Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm
doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường, Danh mục doanh nghiệp viễn thông
nắm giữ phương tiện thiết yếu; quy định và tổ chức thực hiện biện pháp quản lý bảo đảm cạnh
tranh lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Điều 24.5: Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc thiết lập mạng viễn thông công
cộng và các mạng viễn thông dùng riêng.
Điều 25.7: Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc cung cấp dịch vụ viễn thông.
Điều 27.2: Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông
có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích chỉ được
ngừng kinh doanh các dịch vụ viễn thông khi được Bộ Thông tin và Truyền thông chấp thuận
bằng văn bản.
Điều 29.2: Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các số liên lạc khẩn cấp và hướng dẫn thực
hiện cung cấp dịch vụ viễn thông khẩn cấp.
Điều 30.5: Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc cung cấp dịch vụ trợ giúp tra
cứu số thuê bao điện thoại cố định.
Điều 32.4: Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục các dịch vụ được cấp miễn phí
một lần bảng kê chi tiết và hóa đơn.
Điều 43.4: Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết thủ tục ký kết, thực hiện thỏa thuận
kết nối các mạng viễn thông công cộng; chủ trì hiệp thương và giải quyết tranh chấp kết nối
giữa các doanh nghiệp viễn thông.
Điều 44.3: Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc kết nối giữa các mạng viễn
thông dùng riêng.
Điều 44.4: Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc kết nối mạng viễn thông dùng
riêng với mạng viễn thông công cộng.
24



Điều 45.4: Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc chia sẻ hạ tầng viễn thông.
Điều 46.4: Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc quản lý kho số viễn thông, tài
nguyên Internet.
Điều 47.2: Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài
nguyên Internet.
Điều 48.6: Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc lựa chọn quyền sử dụng kho số
viễn thông và tài nguyên Internet.
Điều 52.6: Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn và quy định về đánh giá thiết bị
viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông; quản lý chất lượng mạng và dịch vụ viễn
thông; ban hành danh mục thiết bị viễn thông có khả năng gây mất an toàn, Danh mục thiết bị
viễn thông bắt buộc kiểm định, Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất
lượng; Quản lý hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn.
Điều 56.1: Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm quản lý giá cước viễn thông.
Điều 61: Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì phối hợp lập kế hoạch và quy
định hạ tầng kỹ thuật viễn thông bị động.

Liên kết, điều phối, hợp tác với các Bộ khác theo quy định trong Luật Viễn thông
Điều 5: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ
quan có liên quan quy định việc bảo đảm an toàn hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin trong
hoạt động viễn thông.
Điều 9.2d: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ động phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện
quản lý cạnh tranh trong hoạt động thiết lập hạ tầng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông
theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Điều 9.3: Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông.
Điều 19.7: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phố hợp với Bộ Công Thương quy định chi
tiết việc thực hiện các vấn đề về cạnh tranh.
Điều 22.4: Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định

các khoản đóng góp cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
Điều 41.3: Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết
mức thu phí quyền hoạt động viễn thông.
Điều 48.7: Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết
mức thu phí sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet.
Điều 52.5: Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về viễn thông
25


×