Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

CẨM NANG VỀ LUẬT CẠNH TRANH VIÊT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 108 trang )

Bản dịch 5/2008

CẨM NANG VỀ LUẬT CẠNH TRANH VIÊT NAM
Tác giả: Alice Phạm, CUTS (2007)
Lược dịch: Hoàng Lệ Quyên

Nội dung
1. Mở đầu
Tóm lược về Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam
2. Nền kinh tế thị trường
2.1 Thị trường và giá cả - Hai nhân tố này làm việc thế nào?
2.2 Chính phủ và qui định của luật pháp đối với các Thị trường tự do
3. Thị trường và Cạnh tranh
3.1 Cạnh tranh
3.2 Thị trường liên quan
3.3 Thị phần và Cấu trúc thị trường
3.4 Luật và chính sách cạnh tranh
4. Các hành vi hạn chế cạnh tranh
4.1 Sức mạnh thị trường
4.2 Quy tắc có lí và Quy tắc Per se
4.3 Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
4.4 Các thỏa thuận ngang giữa các đối thủ cạnh tranh
4.5 Các thỏa thuận dọc trong phân phối và bán sản phẩm
4.6 Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
5. Tăng cường vai trò của Luật Cạnh tranh đối với Các hành vi hạn chế cạnh tranh
5.1 Phát hiện ra các sai phạm
5.2 Nắm giữ các bằng chứng về sai phạm
5.3 Gìn giữ bằng chứng về các sai phạm
6. Sáp nhập và Mua lại
6.1 Sự khác biệt giữa Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp
6.2 Các hình thức Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp


6.3 Một số vấn đề liên quan tới việc Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp
6.4 Thụ lý hồ sơ sáp nhập
6.5 Thông tin trong việc thụ lý các vụ sáp nhập
6.6 Các biện pháp khắc phục sai phạm trong sáp nhập
6.7 Liên doanh
7. Các hành vi thương mại không lành mạnh: Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng
7.1 Các hành vi thương mại không lành mạnh
7.2 Quảng cáo sai lệch
7.3 Bán hàng đa cấp bị cấm
8. Những vấn đề xuyên biên giới
8.1. Sức mạng thị trường trên thị trường xuất khẩu hay thị trường thế giới
8.2. Những rào cản đối với Cạnh tranh nhập khẩu
8.3. Những vấn đề về cạnh tranh liên quan tới đầu tư nước ngoài
1


Bản dịch 5/2008

8.4. Những vấn đề cạnh tranh liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ
8.5. Việc giải quyết các vấn đề xuyên biên giới theo Luật Cạnh tranh của Việt Nam
9. Cạnh tranh và Luật Sở Hữu Trí Tuệ
9.1. Các tiêu chuẩn của quyền sở hữu trí tuệ như là việc điều chỉnh tính cạnh tranh
9.2. Điều chỉnh việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ thông qua Luật Cạnh tranh
9.3. Các vấn đề cạnh tranh trong các hiệp định cấp phép
9.4. Quyền sở hữu trí tuệ và việc vi phạm các vị trí thống lĩnh thị trường
9.5. Quyền ưu tiên
9.6. Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
9.7. Hàng nhập khẩu tương tự
10. Các nhân tố cần thiết để thành công
10.1 Trình tự thực hiện Luật Cạnh tranh

10.2 Xây dựng một thể chế cạnh tranh lành mạnh
11. Khuôn khổ kì vọng dành cho Việt Nam
11.1 Tổng kết về các qui định phù hợp của Luật Cạnh tranh
11.2 Sự phân biệt rõ ràng giữa hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc và chiều ngang
11.3 Xuất bản hướng dẫn về việc thực thi Luật Cạnh tranh dễ đọc, dễ hiểu
11.4 Xem xét toàn diện hơn về Luật Cạnh tranh
11.5 Những qui định đặc biệt về cạnh tranh liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ
11.6 Thẩm quyền mở rộng vượt ra ngoài biên giới quốc gia
11.7 Tăng cường năng lực của nguồn nhân lực
11.8 Tính độc lập của cơ quan cạnh tranh
11.9 Sự tham gia tích cực của người tiêu dùng và các tổ chức xã hội dân sự khác

Danh sách Hộp
Hộp 1: Các - ten của các nhà sản xuất xi măng và hành động của MCA
Hộp 2: Hệ thống nghiệp đoàn trong ngành vận tải
Hộp 3: Lịch Bloc – Thỏa thuận các-ten hay thỏa thuận làm tăng tính hiệu quả
Của một hoạt động kinh tế
Hộp 4: Một trường hợp về đấu giá gian lận tại Việt Nam
Hộp 5: Đấu giá bổ sung tại các xưởng in
Hộp 6: Tập đoàn bán lẻ dược phẩm Ấn Độ
Hộp 7: Tòa án Nam Phi giảm việc duy trì giá bán lẻ thấp nhất
Hộp 8: Sự cố của các nhà phát hành sách tại Hungari
Hộp 9: Doanh nghiệp Ceylon Oxygen thoát tội độc quyền giao dịch
Hộp 10: Chiến lược quảng cáo tước quyền gia nhập vào thị trường Bia Việt Nam
Hộp 11: Ghana: Các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau
Hộp 12: Bán kèm bếp ga cùng với việc cung cấp ống dẫn gas
Hộp 13: Các hành vi bán kèm trên thị trường Việt Nam
Hộp 14: Doanh nghiệp địa phương đối đầu với doanh nghiệp Sasol
Hộp 15: Chiến lược khuyến mãi hay cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ:
Liệu Viettel có vi phạm Luật Cạnh tranh hay không?

Hộp16: Các hoạt động kinh doanh loại bỏ đối thủ cạnh tranh
ra khỏi thị trường trong ngành bia ở Zimbabwe
Hộp 17: Hãng di động Viettel phải đối mặt với phá sản vì sự độc quyền của VNPT
Hộp 18: Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên chương trình truyền hình hường dẫn hàng tuần
Hộp 19: Sáp nhập dẫn tới độc quyền trong ngành truyền hình cáp
2


Bản dịch 5/2008

Hộp 20: Sáp nhập ngành dược phẩm ở Nam Phi: những điều kiện cho Aspen
Hộp 21: Nhãn hiệu Rothmans của tập đoàn Pall Mall/ Sáp nhập công ty thuốc
lá của Anh-Mỹ tại Zimbabwe
Hộp 22: Phân phối chung Sản phẩm nắp nhựa tổng hợp
Hộp 23: Quảng cáo sai lệch và thủ đoạn treo đầu dê bán thịt chó
Hộp 24: Hệ thống siêu thị lớn lừa dối người tiêu dùng tại Argentina
Hộp 25: Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không bị cấm đối mặt với điều tra gian lận
Hộp 26: Thỏa thuận các-ten của các nhà sản xuất điện cực than chì và ảnh hưởng
của nó tới các nhà sản xuất thép của quốc gia đang phát triển
Hộp 27: Luật Văn bằng sáng chế gây khó khăn cho các nước đang phát triển
Hộp 28: Tập đoàn Microsoft lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
Hộp 29: Chile cho phép nhập khẩu hàng hóa tương tự nhằm thúc đẩy cạnh tranh
Hộp 30: Bộ Y tế điều chỉnh giá cả thuốc men nước ngoài
Hộp 31: Nhập khẩu và bán lẻ Đĩa compact
Bảng 1: Các giai đoạn khác nhau trong sự phát triển thể chế cạnh tranh quốc gia

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ACCC: Ủy ban cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Australia
AIOCD: Tổ chức của dược sĩ Ấn Độ
APCMA: Hiệp hội các nhà sản xuất xi măng Pakistan

BTAs: Các Hiệp định thương mại song phương
CAD: Cục quản lí cạnh tranh
COL: Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn Oxi ceylon
COPRA: Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng của Ấn Độ
CSOs: Các tổ chức dân sự xã hội
Dọ: Bộ luật pháp
EU: Liên minh Châu Âu
EULA: Thỏa thuận cấp phép sử dụng cuối cùng
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTC: Ủy ban thương mại công bằng
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
HLL: Doanh nghiệp Hindu Lever
IBC: tập đoàn truyền thông quốc tế
ICN: Mạng lưới cạnh tranh quốc tế
IGL: Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn Gas công nghiệp
IPRs: Quyền sở hữu trí tuệ
ITP: Doanh nghiệp truyền thông độc lập
KFTC: Ủy ban thương mại Hàn Quốc
M&As: Sáp nhập và Mua lại
MCOT: Tổ chức Thông tin liên lạc lớn của Thái Lan
MDGs: Mục tiêu thiên niên kỷ
MLM: Bán hàng đa cấp không bị cấm
MNC: Doanh nghiệp đa quốc gia
3


Bản dịch 5/2008

MRTPC: Ủy ban về các hành vi hạn chế thương mại và vấn đề độc quyền
NUPH-HCM: Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

OECD: Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế
OEMs: Nhà sản xuất trang thiết bị
PC/OS: Hệ điều hành máy tính cá nhân
RBPs: Các hành vi hạn chế cạnh tranh
RTE: Hãng truyền thông Radio Telefís Eireann
RTPs: Các hoạt động thương mại hạn chế
SMEs: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SoEs: Doanh nghiệp nhà nước
TNCs: Doanh nghiệp xuyên quốc gia
TOMCO: Doanh nghiệp dầu lửa Tata
TRIPs: Thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
UBC: Tập đoàn truyền thông thống nhất
UTPs: Các hành vi thương mại không lành mạnh
UTV: Mạng lưới truyền hình thống nhất
VINASTAS: Hiệp Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam
VNPT: Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam
WB: Ngân hàng Thế giới
WIPO: Tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế giới
WTO: Tổ chức thương mại Thế giới

4


Bản dịch 5/2008

1.

MỞ ĐẦU

Việt Nam đã duy trì một nền kinh tế vĩ mô tương đối phát triển trong suốt 15 năm qua. Tổng

thu nhập quốc nội (GDP) tăng ở mức cao và tương đối ổn định, với tỷ lệ 7% một năm đã đưa
Việt Nam trở thành một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng với sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô thể hiện ở mức lạm
phát thấp, thâm hụt ngân sách thấp, phát triển tín dụng tốt và các khoản nợ nước ngoài vẫn ở
mức cho phép. Qui mô thương mại quốc tế phát triển một cách nhanh chóng. Tỷ lệ tổng thu
nhập quốc nội trong thương mại của Việt Nam nằm trong số các nước cao nhất thế giới. Tỷ lệ
thâm hụt hiện tại đang ở mức có thể kiểm soát được và được đảm bảo bởi dòng vốn đầu tư
tăng đáng kể, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Kết quả là không có bất kỳ sự
thay đổi bất thường nào trong tỷ giá hối đoái. Tăng trưởng kinh tế đã thúc đẩy việc thực hiện
các mục tiêu xã hội và hỗ trợ cho tiến bộ đáng kể trong việc theo đuổi các mục tiêu Thiên
Niên kỷ (MDGs).
Những thành tựu kể trên là nhờ vào việc triển khai thành công công cuộc cải cách kinh tế
toàn diện được khởi xướng từ năm 1986. Trước mốc quan trọng này, Việt Nam thực hiện mô
hình kinh tế tập trung, đặc trưng ở sự can thiệp sâu rộng của nhà nước vào các vận động của
thị trường. Theo mô hình kinh tế này, thị trường hầu như không phát triển và khái niệm “cạnh
tranh” thậm chí còn không được chấp nhận một cách chính thức. Chiến lược cải cách kinh tế
được khởi xướng từ năm 1996 đã đưa ra hàng loạt các biện pháp bình ổn và tái thiết kinh tế
nhằm phục vụ cho quá trình chuyển hướng nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, những thuận lợi mà nền kinh tế thị trường mang lại chưa được tận dụng một cách
triệt để tại Việt Nam do thể chế còn yếu kém và những qui định luật pháp cho việc điều hành
thị trường một cách suôn sẻ vẫn còn thiếu hoặc chưa hoàn thiện. Hình thái độc quyền vẫn còn
tồn tại ở một số ngành mũi nhọn trong khi các hành vi hạn chế cạnh tranh (RBPs) và các
hành vi thương mại không lành mạnh (UTPs) vẫn gia tăng không ngừng và chưa có cách giải
quyết triệt để. Vì vậy một Bộ Luật Cạnh tranh hiệu quả sẽ giải quyết được những vấn đề này.
Ngày 03 tháng 12 năm 2004, kỳ họp Quốc hội lần thứ XI, khóa họp thứ 6 đã phê chuẩn Luật
Cạnh tranh. Bộ luật có hiệu lực vào tháng 7 năm 2005, và sau đó được giao cho Cục quản lí
cạnh tranh của Bộ Thương Mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) quản lí.
Việc ban hành Luật Cạnh tranh 2004 cũng với các qui định liên quan thể hiện cam kết của
chính phủ nhằm bảo đảm một môi trường kinh doanh lành mạnh trong nền kinh tế. Tuy

nhiên, vẫn còn nhiều thách thức trong đó là hàng loạt những khó khăn lớn trong việc đưa Bộ
luật này vào quá trình thực thi.
Cuốn sách này được Tổ chức CUTS nghiên cứu và biên soạn trong bối cảnh Việt Nam. Đây
là một cuốn sách ngắn gọn nhằm xem xét một số vấn đề chính xung quanh việc thực thi Luật
Cạnh tranh 2004. Cuốn sách này cũng đưa ra một số hướng giải quyết phù hợp với thị trường
Việt Nam hiện nay đối với RBPs và UTPs cùng với những trường hợp nghiên cứu thực tế.
5


Bản dịch 5/2008

Một số trường hợp tương tự ở các nước đang phát triển cũng được đưa vào bài viết nhằm
giúp cho độc giả có thể hiểu được vấn đề thông qua các trường hợp nghiên cứu cụ thể này.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cuốn sách này sẽ phân tích những áp lực và
thách thức mà cơ quan cạnh tranh của Việt Nam có thể phải đối mặt trong qúa trình xây dựng
một thể chế cạnh tranh lành mạnh tại đất nước này, đồng thời cũng đưa ra một khuôn khổ cho
vấn đề này.
Cuốn sách này dành cho các nhà chức trách và các nhà quản lí cạnh tranh tham khảo. Tuy
nhiên các nhà hoạt động, báo chí, và các học giả…v.v cũng có thể sử dụng cuốn sách này như
là một công cụ tuyên truyền và các doanh nghiệp cũng có thể dùng cuốn sách này cho việc
tập huấn và quản lí. Cuối cùng, cuốn sách này cũng có thể được sử dụng với mục đích tăng
thêm hiểu biết về các vấn đề cạnh tranh cho các nhóm liên quan và có lợi ích trong vấn đề
này.
Tổng quan về Luật Cạnh tranh 2004
Bộ luật này áp dụng cho tất cả thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam, trong đó bao gồm
các hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức, các nhân kinh doanh bao gồm
cả các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, các doanh nghiệp hoạt
động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và các doanh nghiệp nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam. Bộ luật này sẽ thay thế cho toàn bộ các luật liên quan của Việt Nam
tới RBPs và UTPs.

Hai cơ quan nhà nước được thành lập nhằm triển khai việc thực hiện Bộ luật này là Cục
Quản lí Cạnh tranh (với chức năng điều tra) thuộc Bộ Thương Mại và Ủy Ban Cạnh tranh
(với chức năng xét xử).
Luật Cạnh tranh cấm 5 loại hành vi hạn chế cạnh tranh như sau:
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ( Điều 8)
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và độc quyền (Điều 13&14)
Tập trung kinh tế gây hạn chế cạnh tranh (Điều 18)
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Điều 39); và
Các quyết định và hành vi hạn chể cạnh tranh, lợi dụng chức quyền của cán bộ, công
chức hay các cơ quan quản lí nhà nước (Điều 120).
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm các thỏa thuận sau: Thỏa thuận ấn định giá hàng
hóa,dịch vụ, phân chia thị trường, hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất,
mua, bán hàng hóa dịch vụ, hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; áp đặt
cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng; ngăn cản, kìm hãm không cho doanh
nghiệp khác tham gia thị trường; và đầu thầu gian lận.
Ngoại trừ ba loại thỏa thuận cuối bị cấm hoàn toàn trong mọi trường hợp thì các thỏa thuận
khác chỉ bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên
quan từ 30% trở lên.
Các cơ quan quản lí cạnh tranh sẽ có thẩm quyền áp dụng các miễn trừ khi họ thấy rằng thiệt
hại của một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tới nền kinh tế và tới tiền trình phát triển cạnh
tranh là không vượt quá các lợi ích tiềm năng mà nó đem lại trong việc hợp lý hóa cơ cấu tổ
6


Bản dịch 5/2008

chức, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật công nghệ, tăng cường tính cạnh tranh của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ (SMEs), đồng thời tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên các
thị trường quốc tế, v.v...
Trong Luật Cạnh tranh, nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có

tổng thị phần từ 50% trở lên (đối với hai doanh nghiệp); 65% (đối với ba doanh nghiệp);
75% (đối với 4 doanh nghiệp) trên thị trường liên quan. (Điều 11) Doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên hay doanh nghiệp đó phải là những
doanh nghiệp có “khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể”. Các doanh nghiệp có
vị trí thống lĩnh thị trường không được phép thực hiện hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh, phân biệt đối xử giữa các doanh
nghiệp khác nhau đối với cùng một lệnh cấm, ngăn cản việc tham gia thị trường của các
doanh nghiệp khác và tiến hành các hành vi khác nhằm hạn chế cạnh tranh như áp đặt các
điều kiện bất lợi thông qua các qui định về luật (Điều 13).
Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về
hàng hóa, dịch vụ, mà doanh nghiệp đó kinh doanh hay cung cấp (Điều 12). Cấm các doanh
nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện các hành vi được liệt kê ở đoạn trên liên quan đến các
doanh nghiệp có vị trí chiếm lĩnh thị trường, cũng như là áp đặt các điều kiện bất lợi cho
người tiêu dùng; lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã
giao kết mà không có lý do chính đáng; từ chối tiến hành hoạt động kinh doanh hay phân
biệt đối xử với người tiêu dùng mà không có lí do chính đáng; và bất cứ hành vi nào bị cấm
khác theo luật định. (Điều 14)
Các hoạt động tập trung kinh tế được tiến hành bởi một doanh nghiệp nhằm quản lí hoạt
động của các doanh nghiệp khác bao gồm sáp nhập, mua lại và hợp nhất và các hành vi tập
trung kinh tế khác theo mục đích này. (Điều 16 – 17)
Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế
chiếm 50% hoặc hơn trừ trường hợp (1) kết quả sau khi thực hiện tập trung kinh tế doanh
nghiệp vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa (khái niệm doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa
không được qui định tại Bộ luật này) hay (2) Thủ tướng Chính phủ cho phép hưởng miễn
trừ. (Điều 18 – 19)
Các doanh nghiệp có thị phần kết hợp từ 30- 50% bắt buộc phải thông báo cho cơ quan quản
lí cạnh tranh trong vòng 30 ngày trước khi tiến hành tập trung kinh tế.
Đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Luật Cạnh tranh cấm: Chỉ dẫn thương mại
gây nhầm lẫn; xâm phạm bí mật kinh doanh; các hành vi đút lót, mua chuộc hay ép buộc
trong kinh doanh; dèm pha doanh nghiệp khác; gât rối hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp khác; quảng cáo, khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh; phân biệt đối xử
của hiệp hội; và bán hàng đa cấp bất chính. (Điều 39)
Luật Cạnh tranh cũng qui định các nguyên tắc và thủ tục cụ thể liên quan tới khiếu nại, điều
tra, các quyết định tạm thời của các cơ quan quản lí cạnh tranh, việc xem xét các hành vi
lạm dụng và biện pháp trừng phạt các hành vi đó. Một doanh nghiệp bị thiệt hại hay cả Cục
Quản lí Cạnh tranh cũng đều có thể tiến hành một vụ kiện và khi xác định được rằng cơ
quan này có thẩm quyền pháp lí đối với một khiếu nại (trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận
được khiếu nại), Cục Quản lí cạnh tranh có thể tiến hành điều tra.
7


Bản dịch 5/2008

Trong các trường hợp được chứng minh có vi phạm về Luật Cạnh tranh, các cơ quan quản lí
cạnh tranh có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm
trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm; phạt cảnh cáo; thu hồi giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật hoặc
phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh; yêu cầu cơ cầu lại doanh
nghiệp hoặc sắp xếp lại hợp đồng; hay tiến hành bất kỳ biện pháp cưỡng nào để khắc phục
thiệt hại.

8


Bản dịch 5/2008

2.

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


2.1

Thị trường và Giá cả - Hai nhân tố này làm việc thế nào?

Trong kinh doanh hay thế giới kinh tế, thuật ngữ “thị trường” thường được sử dụng để nhắc
tới một cơ chế trong đó cho phép mọi người được kinh doanh, nó được điều chỉnh bởi qui
luật cung cầu, do đó việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế được cơ bản tiến hành thông
qua một cơ chế định giá và đấu giá và đáp ứng yêu cầu đối với những ai sẵn sàng mua và
những ai sẵn sàng bán.1
Thị trường = Hàng hóa/ Dịch vụ + Người cung cấp + Người tiêu dùng
Cung và cầu bị tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như Cầu chịu ảnh hưởng bởi sự
thay đổi trong giá cả liên quan tới hàng hóa, thay đổi trong thu nhập, thị hiếu, dân số hay kì
vọng, v.v… Trong khi đó thì Cung chịu tác động bởi sự thay đổi giá cả đầu vào, thay đổi kỹ
thuật, số lượng nhà cung cấp, v.v… Trong một mô hình kinh tế đơn giản, đường cong Cung
và Cầu có thể cùng thể hiện hoạt động của thị trường.2
Theo nguyên tắc chung, thị trường sẽ đạt tới trạng thái cân bằng, một tình huống mà trong đó
không một bên nào có được ưu thế hơn từ việc tiến hành một chiến lược khác. Một thị trường
cạnh tranh đạt trạng thái cân bằng khi mà giá cả đạt tới mức tại đó Cầu về lượng của một
hàng hóa cân bằng với Cung về lượng của loại hàng hóa đó. Theo giá đó thì không một bên
bán nào có thể thu được lợi nhuận cao hơn nhờ việc bán nhiều hoặc ít hơn hàng hóa đó và
ngược lại không một người mua nào có thể được lợi từ việc mua ít hay nhiều hàng hóa đó.
Giá cả đáp ứng được Cung và Cầu về lượng là giá cân bằng, thường được gọi là Giá cân
bằng thị trường – mức giá có thể làm cân bằng thị trường thông qua việc đảm bảo rằng tất cả
người mua sẵn sàng trả giá đó có thể gặp được người bán sẵn sàng bán với giá đó và ngược
lại.
Có một vài thị trường mà hàng hóa tương tự có thể bán với các mức giá khác nhau, phụ thuộc
vào người bán và người mua. Ví dụ, bạn đã bao giờ mua một món đồ kỷ niệm trong một cửa
hàng dành cho khách du lịch và sau đó nhìn thấy món đồ giống hệt như vậy được bán ở một
nơi nào đó (có thể là cửa hàng ngay bên cạnh) với một mức giá thấp hơn? Tuy nhiên tại bất
kỳ một thị trường nào thì người mua và người bán cũng đều tham khảo xung quanh và như

vậy thì việc bán và mua hàng hóa có xu hướng được qui về một giá cả đồng bộ chung, như
vậy chúng ta có thể nói một cách thận trọng về giá cả thị trường. Rất dễ dàng để hiểu về vấn
đề này. Giả sử một người bán đưa ra cho người mua một mức giá đáng chú ý mà cao hơn
mức giá mà người mua biết rằng có người khác đang mua. Người mua sẽ được lợi hơn nếu
mua ở bất cứ nơi nào khác nếu như người bán không đưa ra một mức giá tốt hơn. Đổi lại, một
người bán sẽ không sẵn sàng bán với giá thấp hơn nhiều so với giá mà anh ta biết rằng hầu
hết người mua sẵn sàng trả; anh ta sẽ được lợi hơn nếu như chờ đợi những người tiêu dùng
tiềm năng hơn. Vì vậy mà ở bất kỳ thị trường năng động được thiết lập tốt nào thì tất cả bên
9


Bản dịch 5/2008

bán cũng như bên mua đều nhận được và phải trả một mức giá hợp lí giống nhau- như thế gọi
là giá cả thị trường. Nếu như giá cả vượt mức cân bằng, sẽ có một sự cắt giảm kéo giá giảm
xuống. Cũng tương tự như vậy, nếu như giá cả thấp hơn mức cân bằng thì sẽ có một phần
thặng dư xuất hiện điều chỉnh giá cả tăng lên.
Đó là những gì xảy ra trong nền kinh tế thị trường, được điều khiển bởi lực lượng thị trường,
mà chính lực lượng này sẽ phân bổ các nguồn lực khan hiếm có thể dự đoán được và hàng
hóa và ấn định giá cả. Một nền kinh tế thị trường vì vậy khác với một nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, mô hình kinh tế đã từng tồn tại ở Việt Nam trước công cuộc cải cách được khởi
xướng vào năm 1986, trong mô hình kinh tế thị trường, tập hợp phản ứng của người mua,
người bán, nhà sản xuất và người tiêu dùng trong một xã hội xác định xem các thị trường
khác nhau hoạt động như thế nào trong một nền kinh tế thị trường, trong khi một hệ thống kế
hoạch hóa tập trung thì được quyết định bởi các quyết định điều hành của một bộ máy quan
liêu.
2.2.

Chính phủ và qui định của luật pháp đối với thị trường tự do


Trong một mô hình kinh tế đơn giản ở trên, chúng ta chỉ xem xét hai nhân tố của thương
trường là người mua và người bán hay người tiêu dùng và nhà sản xuất. Trong tất cả các nền
kinh tế, một hệ thống tuân theo hoặc dựa trên lực lượng thị trường hay hệ thống kế hoạch hóa
tập thì vai trò của chính phủ cũng không thể bị lãng quên. Chính phủ có thể hoạt động như
những nhà cung cấp hàng hóa công cộng, hay là các nhà sản xuất của rất nhiều loại hàng hóa
và dịch vụ. Một điều quan trọng hơn là vai trò của họ như là một bộ máy điều tiết nền kinh tế.
Có điều này là bởi vì các thị trường đều có rất nhiều điểm không hiệu quả.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tính không hiệu qủa của thị trường. Những nguyên nhân
nói chung của tính không hiệu quả của thị trường bao gồm sức mạnh độc quyền, các nhân tố
bên ngoài như ô nhiễm, tính không đối xứng của thông tin, tính không chắc chắn, và các hình
thức khác nhau của các hành vi chiến lược và hành vi cơ hội. Chính phủ có thể tăng cường
luật pháp và thể chế, cung cấp hàng hóa công cộng, hay nắm được và phổ biến thông tin một
cách hiệu quả.
Không may là trong nhiều trường hợp, chính phủ thường vượt quá vai trò của mình như một
cơ quan điều tiết hay nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ công. Can thiệp trung gian hay can
thiệp quá sâu vào các hoạt động bình thường của thị trường, thiên vị đối với các doanh
nghiệp nhà nước (SoEs), v.v… vì vậy, điều quan trọng là đảm bảo nguyên tắc của luật pháp
chiếm ưu thế.
Nguyên tắc pháp luật có hai chức năng kinh tế chính. Trước tiên, nó điều chỉnh và hạn chế
can thiệp tùy ý của nhà nước vào các hoạt động kinh tế. Thứ hai, nó điều chỉnh các hành vi
kinh tế của cá nhân, doanh nghiệp nhằm tạo ra một môi trường ổn định với sự cạnh tranh lành
mạnh, xác định một cách rõ ràng và bảo vệ tốt quyền sở hữu trí tuệ, và các hợp đồng được
tăng cường một cách có hiệu qủa.3

10


Bản dịch 5/2008

Trong bối cảnh tại Việt Nam, mặc dù đã có một số cải cách được tiến hành từ năm 1986

nhưng vẫn còn cách rất xa với mô hình kinh tế lý tưởng này. Khuôn khổ luật pháp hiện chưa
được hoàn thiện; thể chế luật pháp còn thiếu hoặc mới ở giai đoạn hình thành. Hiểu biết về
thị trường và cách thức thị trường hoạt động vẫn còn bị ám ảnh bởi lịch sử lâu dài của một
nền kinh tế tập trung. Các nhà chính trị và những người hoạch định chính sách vẫn còn hoài
nghi đối với khu vực tư nhân; vì vậy mà khu vực nhà nước vẫn được coi trọng và được hưởng
nhiều thuận lợi. Khu vực kinh doanh không chính thức còn lớn, thiếu thông tin, thiếu có sở
dữ liệu, đang làm cho việc điều chỉnh một nền kinh tế lành mạnh trở nên khó khăn hơn.

11


Bản dịch 5/2008

3.

THỊ TRƯỜNG VÀ CẠNH TRANH

3.1. Cạnh tranh
Trong một mô hình được lí tưởng hóa, cạnh tranh thị trường (hay thương mại) là một quá
trình ganh đua theo đó các nhà sản xuất/ nhà cung cấp cố gắng đưa ra các lựa chọn về giá cả
và chất lượng hấp dẫn nhất nhằm có được doanh thu mới và nhóm người tiêu dùng mới.
Như đã đề cập tới ở phần 2, có một số nhân tố ảnh hưởng tới các quyết tiêu thụ và cung cấp
của người tiêu dùng và nhà sản xuất trong thị trường tự do. Nhu cầu của người tiêu dùng có
thể bị chi phối bởi giá cả, ví dụ như giá cả tăng, thì cầu sẽ giảm. Khi giá bánh mỳ đắt hơn,
người tiêu dùng sẽ chuyển sang các loại hàng hóa khác, có thể mua nhiều bánh nướng xốp
hay bánh ngọt nhiều hơn để thay thế. Cũng tương tự như vậy, nhu cầu của người tiêu dùng về
một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể phụ thuộc vào mức độ thu nhập của họ, giá cả liên quan tới
hàng hóa và thị hiếu của họ. Các quyết định cung cấp hàng hóa của người sản xuất cũng phụ
thuộc vào giá cả. Có thể nói rằng, giá của một ổ bánh mỳ càng cao thì số lượng mà các doanh
nghiệp sẵn sàng cung cấp càng lớn, bởi vì giá cả cao sẽ mang lại lợi nhuận cho các doanh

nghiệp để tạo ra nhiều đầu ra hơn. Cũng giống như vậy, Cung phụ thuộc vào giá cả đầu vào
và các điều kiện của quá trình sản xuất, v.v…
Theo đó, trong một thị trường mang tính cạnh tranh, nơi có nhiều hàng hóa và dịch vụ có
chủng loại đa dạng và có thể thay thế cho nhau, có mặt trên thị trường với một mức giá phù
hợp, người tiêu dùng có thể luôn luôn thay đổi mua những hàng hóa/dịch vụ có tính cạnh
tranh hơn, chính điều này kích thích nhà sản xuất cạnh tranh với đối thủ của mình nhằm đáp
ứng được thị hiếu của khách hàng. Vì vậy, cạnh tranh là một xu hướng tất yếu giữa các nhà
sản xuất có hàng hóa tương tự và liên quan liên quan tới các yếu tố như giá cả, chất lượng,
hay các dịch vụ sau khi bán, v.v… đặc biệt là thông qua giá cả.4 Tuy nhiên, trong thực tế, có
thể xảy ra những tình huống khác, ví dụ như, trong trường hợp của độc quyền, chỉ có duy
nhất một nhà sản xuất/một nhà cung ứng của một loại hàng hóa/dịch vụ cụ thể trên thị trường,
không có hàng hóa thay thế, chính điều này đã tạo ra sức mạnh thị trường độc tôn cho người
tham gia mà có thể vượt qua mọi qui luật thị trường.
Ví dụ trong trường hợp của ba hệ thống siêu thị Big C, Metro và Intimex hiện nay đang hoạt
động tại Hà Nội. Những siêu thị này bán các sản phẩm giống nhau như: thực phẩm, quần áo,
đồ chơi, v.v… hay các sản phẩm mà có thể thay thế được cho nhau như: bánh Hăm - bơ – gơ
và bánh Sandwiches, Coca Cola và Sprite hay trà đá Nestle. Vì vậy mà các siêu thị này phải
cạnh tranh để có được sự lui tới thường xuyên của khách hàng/người tiêu dùng ở Hà Nội
bằng việc đưa ra giá cả thấp hơn, các sự lựa chọn tốt hơn, đưa ra các loại hình dịch vụ trả tiền
nhanh và thuận tiện hơn, v.v…
3.2 Thị trường liên quan
Cạnh tranh không đồng nhất tại tất cả thị trường. Hai siêu thị tại Hà Nội cạnh tranh với nhau
chỉ để thu hút khách hàng tại Hà Nội chứ không phải khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hay là hai nhà cung cấp dịch vụ di động cạnh tranh với nhau để cung cấp dịch vụ điện thoại
12


Bản dịch 5/2008

tốt hơn chứ không phải là dịch vụ bưu điện. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này cũng

khác nhau theo thời gian, ví dụ cạnh tranh giữa hai nhà sản xuất bia trong mùa hè hay trong
mùa giải World Cup sẽ sôi nổi hơn trong mùa đông.
“Thị trường liên quan” là khái niệm trước tiên phải hiểu để nắm được hầu hết mọi phân tích
về cạnh tranh. “Thị trường liên quan” xác định mức độ cạnh tranh hiệu quả trên thị trường,
liên quan tới hàng hóa/dịch vụ, thời gian và địa điểm. 5 Để xác định được thị trường liên quan
cho một trường hợp cạnh tranh cụ thể, người ta thường xem xét tới “ thị trường hàng hoá liên
quan” và “thị trường địa lý liên quan” trong một “giai đoạn” cụ thể.
Thị trường hàng hoá liên quan: là thị trường hàng hoá bao gồm tất cả các hàng hoá, dịch vụ
có thể thay thế cho nhau cả về tiêu dùng lẫn sản xuất.6
Trong một ví dụ đơn giản, người ta có thể cố gắng xác định liệu các chai thủy tinh có cùng thị
trường hàng hoá liên quan với chai nhựa hay không. Trong trường hợp này, người ta xem xét
xem liệu rằng khi giá của chai thủy tinh tăng có dẫn tới những thay đổi đáng kể trong lượng
tiêu thụ của cả hai loại sản phẩm này không. Nếu như sự tăng giá này dẫn tới việc người tiêu
dùng sẽ chuyển sang mua một lượng đáng kể chai nhựa thì chai nhựa sẽ được coi là nằm
trong thị trường hàng hoá liên quan với chai thủy tinh.
Thị trường địa lý liên quan: một thị trường địa lý liên quan cũng tương tự, được xác định dựa
trên cơ sở khách hàng hay “khả năng của người tiêu dùng” thay đổi sức mua giữa các nhà
cung cấp sản phẩm thay thế trong trường hợp có sự tăng giá. Nếu như vé máy bay của chuyến
thành phố Hồ Chí Minh và Phnom Penh (Cam-pu-chia) của hãng hàng không Việt Nam
Airlines tăng và hành khách có thể chuyển sang đi hãng hàng không Air Cambodia hay Thai
Airway International với những thuận tiện nhiều hơn, thì tất cả các hãng hàng không này mặc
dù nằm ở các nước khác nhau nhưng vẫn có thể được coi là cạnh tranh trong cùng một thị
trường địa lý liên quan, ở đây là tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Phnom Penh.
Trong một trường hợp khác, ngay cả khi có sự thuận tiện khác cho một người mua một chiếc
ôtô từ Singgapo, thì thuế nhập khẩu cao tại Việt Nam đã làm nản chí cho người tiêu dùng tại
Việt Nam khi mua một chiếc xe từ nước ngoài. Vì vậy mà theo quan điểm của những người
sử dụng ôtô Việt Nam, thì Việt Nam là thị trường địa lý liên quan.
Ngoài thuế nhập khẩu cao và các biện pháp bảo hộ phức tạp, còn nhiều yếu tố khác như là
luật pháp bảo vệ sức khỏe và an toàn hay các yêu cầu về giấy phép, hay chi phí vận chuyển,
là những yếu tố tạo nên rào cản đối với cạnh tranh và do đó giúp cho sự xác định các thị

trường địa lý liên quan.7
Thị trường liên quan, vì vậy, thường được xác định từ quan điểm của người tiêu dùng. Một ví
dụ đơn giản cho thị trường liên quan do đó có thể nói là: “doanh nghiệp A và doanh nghiệp B
là những đối thủ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ điện thoại (di động, đường dây cố định, vệ
tinh, v.v…) tại Hà Nội”.
Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam (sau đây sẽ gọi là Luật CT) định nghĩa thị trường liên
quan bao gồm “ thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan”; trong đó “thị
13


Bản dịch 5/2008

trường sản phẩm liên quan có nghĩa là thị trường của những hàng hóa,dịch vụ có thể thay thế
cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả”, và “thị trường địa lý liên quan có nghĩa là
một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với
các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận”.8
Thêm vào đó, Nghị định số 116/2005/ND-CP được Chính phủ ban hành nhằm hướng dẫn cụ
thể việc thực hiện Luật CT (sau đây sẽ gọi là Nghị định số 116/2005) cũng qui định một vài
yếu tố để xem xét thế nào là một thị trường sản phẩm và địa lý liên quan bao gồm sự thay thế
của sản phẩm (Điều 4 của Nghị định), cấu trúc thị trường và hành vi của người tiêu dùng, thị
trường đối với các sản phẩm hỗ trợ cho sản phẩm tương tự (Điều 5 của Nghị định), khả năng
thay thế liên quan tới nguồn Cung (Điều 6 của Nghị định), điều kiện cạnh tranh và các rào
cản thâm nhập thị trường (Điều 7&8 của Nghị định). Các cuộc thăm dò người tiêu dùng có
thể được sử dụng trong suốt quá trình (Điều 4(5) của Nghị định).9
Nghị định này rẩt phù hợp với khái niệm chung của thị trường liên quan và các biện pháp
chung của việc xác định thị trường liên quan. Tuy nhiên ở đây có thể có sức ép về nguồn lực
đối với một thể chế cạnh tranh non trẻ như tại Việt Nam, hiện đang cần thêm nguồn nhân lực
không kể tới các nguồn lực khác như tài chính, thời gian, v.v… Ngoài ra, tính không tương
xứng của thông tin và thiếu cơ sở có thể cũng đẳt ra nhiều sự hạn chế nghiêm trọng.
Khoảng thời gian: Xu hướng có thể thứ 3 đối với việc xác định thị trường là thời gian. Những

ví dụ về việc thời điểm sản xuất và buôn bán có thể tác động tới thị trường bao gồm: 10
Những dịch vụ vào mùa cao điểm và mùa không cao điểm: đây có thể là một nhân tố
trong dịch vụ vận chuyển hoặc các dịch vụ thiết thực khác như cung cấp điện.
Mức độ biến đổi theo mùa, ví dụ như mùa hè so với những tháng mùa đông: điều này có
thể ảnh hưởng đáng kể tới sức mua của người tiêu dùng khi mùa đó tới đối với các loại
hàng hóa như quần áo, điều hòa hay lò sưởi,v.v…
Các sản phẩm thường xuyên được cải tiến/đổi mới: khách hàng có thể trì hoãn chi tiêu đối
với các sản phẩm hiện tại bởi vì họ cho rằng sự đổi mới sẽ sớm tạo ra các sản phẩm tốt
hơn hay bởi vì họ đang sở hữu một phiên bản cũ của một sản phẩm mà họ cho là một sản
phẩm gần như thay thế được cho phiên bản hiện tại. Một số ví dụ như là các sản phẩm
may mặc hợp thời trang hay các loại phần mềm máy tính,v.v…
Khả năng thâm nhập của các nhân tố mới trong tương lai: Ngoài các nhà sản xuất đã có
mặt trên thị trường (giả định là họ cũng sẽ vẫn có mặt trên thị trường trong tương lai) thì
một số nhà sản xuất khác có thể và sẽ có mặt trên thị trường nhằm đáp trả lại một hành vi
hạn chế cạnh tranh.
Trong một chừng mực nào đó thì yếu tố thời gian chỉ đơn giản là một yếu tố mở rộng của thị
trường sản phẩm liên quan. Ví dụ: Thị trường sản phẩm liên quan có thể được xác định như
là việc cung ứng dịch vụ trên tàu tại một khoảng thời gian cụ thể trong ngày.

14


Bản dịch 5/2008

Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam chỉ xác định thị trường liên quan mà không đề cập tới
yếu tố thời gian. Tuy nhiên, điều 6 của Nghị đinh 116/2005 có đề cập tới vấn đề này khi nhắc
tới các yếu tố như “khoảng thời gian cung cấp hàng hóa hay dịch vụ vào thị trường khi có
một sự tăng đột biến về Cầu”, hay “khoảng thời gian sử dụng của hàng hóa/dịch vụ”, hay
“khả năng thay thế Cung”. Mặc dù có những định nghĩa này nhưng yếu tố tương lai vẫn
không hề rõ ràng.

3.3 Thị phần và cấu trúc thị trường
Thị phần trong tiếp thị và quản lí chiến lược là tỷ lệ phần trăm hoặc tỷ lệ của tổng thị trường
hay thị phần hiện có mà một doanh nghiệp đang nắm giữ.11 Trong thế giới cạnh tranh, thị
phần của một doanh nghiệp sẽ thay đổi cùng với việc xác định thị trường liên quan. Thị
trường liên quan được xác định càng nhỏ đối với một trường hợp cụ thể thì một doanh nghiệp
có thể có thị phần càng cao tại thị trường đó.
Theo Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam, “thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng
hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với
tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị
trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng
doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị
trường liên quan theo tháng, quí, năm”.12
Trong kinh tế, các thị trường được phân loại theo cấu trúc của ngành công nghiệp trong thị
trường. Cấu trúc công nghiệp được phân loại dựa trên các biến số cấu trúc thị trường được
cho là để xác định qui mô và đặc trưng của tính cạnh tranh trong đó. Các biến số này hầu hết
là phổ biến là số lượng người bán và người mua, qui mô của sự thay thế sản phẩm, giá cả, sự
giảm đầu vào và ra, và qui mô của sự phụ thuộc nhiều bên. Trong khuôn khổ truyền thống,
những biến số cấu trúc này được đưa vào phép phân loại cấu trúc thị trường dưới đây:
Cạnh tranh hoàn hảo: một cấu trúc thị trường trong đó tất cả mọi doanh nghiệp đều tạo ra
một kết quả phân chia hoàn hảo và đồng đều; người sản xuất và người tiêu dùng có đầy đủ
thông tin, gánh chịu các chi phí giao dịch và là những người nhận đề nghị về giá cả; và không
hề có các yếu tố bên ngoài.13 Cạnh tranh hoàn hảo khog tồn tại ở thế giới thực, nó chỉ có ở
mô hình đề cập ở đây nhằm để so sánh với các loại cấu trúc thị trường khác.
Cạnh tranh thông thường: một cấu trúc thị trường trong đó một số lượng khá lớn các doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau thông qua các hành vi giống nhau chỉ khác một chút về các sản
phẩm.14 Mỗi doanh nghiệp đếu có một vài sự kiểm soát đối với giá cả mà nó đưa ra bởi vì các
sản phẩm đều được phân biệt. Tuy nhiên, bởi vì không có bất cứ rào cản đáng kể nào đối với
việc thâm nhập thị trường và các sản phảm có thể thay thế được cho nhau, không ai có thể chi
phối lên toàn bộ thị trường. Loại cấu trúc thị trường này thường được gọi là “cạnh tranh có
thể làm việc được” hay “bình thường”. Có rất nhiều thị trường có thể được nhắc tới như ví dụ

ở đây: thị trường sách, quần áo, ngành công nghiệp dịch vụ và phim ảnh ở các thành phố lớn.

15


Bản dịch 5/2008

Thị trường độc quyền nhóm bán: một cấu trúc thị trường mà trong đó một nhóm nhỏ người
mua và người bán (những người độc quyền nhóm15) chi phối thị trường. Do có một số người
cùng tham gia vào loại thị trường này, mỗi thành viên độc quyền nhóm đều thấy rằng họ có
thể tác động tới giá cả thị trường và vì vậy có thể ảnh hưởng tới cả lợi nhuận của đối thủ cạnh
tranh. Ví dụ, hãng Ford không thể phớt lờ hãng Honda khi đưa ra những quyết định liên quan
tới việc sản xuất xe hơi của mình. Thị trường độc quyền nhóm bán, vì vậy có thể nói là được
đặc trưng bởi mối quan hệ liên kết giữa những người tham gia vào thị trường đó. Một doanh
nghiệp có thể xem xét tới các hành vi của đối thủ cạnh tranh nhằm xác định chính sách tốt
nhất cho doanh nghiệp của mình. Thị trường dịch vụ điện thoại di động tại Việt Nam là một
ví dụ của thị trường độc quyền nhóm bán.
Độc quyền: Đây là cấu trúc thị trường được đặc trưng bởi một doanh nghiệp duy nhất bán
một loại sản phẩm mà không có hàng hóa thay thế hay không có rào cản nào cho việc thâm
nhập vào thị trường của loại sản phẩm này.16 Trong trường hợp này, nhà độc quyền có thể tối
đa hóa lợi nhuận bằng cách tăng giá lên mức cao nhất mà thị trường có thể chịu đựng được.
3.4 Luật và chính sách cạnh tranh
Cạnh tranh ngày càng được coi như là một động lực tiềm ẩn để phát triển mọi nền kinh tế trên
toàn thế giới.17 Nó cần thiết cho việc phân bổ một cách có hiệu quả nguồn lực, thúc đẩy đổi
mới, tăng năng suất, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội kiếm thêm thu nhập, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có thể tham gia vào thị trường. Do vậy Cạnh
tranh là một công cụ hữu ích để tăng trưởng và giảm nghèo.18
Cạnh tranh được phát huy tốt nhất trong một thị trường không bị bóp méo. Tuy nhiên như đã
đề cập ở trước đó, cạnh tranh hoàn hảo không tồn tại trong cuộc sống thực tại, vì vậy mà lợi
ích đầy đủ mà cạnh tranh mang lại thường không được cụ thể hóa.19 Tiến trình cạnh tranh

thường không được thúc đẩy và không lành mạnh bởi vì các lí do liên quan tới lợi ích đặc
biệt, chính phủ, và sự hiểu biết yếu kém về kinh tế của người dân. Khi thị trường không cạnh
tranh, bất kể là vì sự bóp méo thị trường do các chính sách gây ra, đặc thù kĩ thuật hay các
hành vi hạn chế cạnh tranh của những người tham gia thị trường, thì nền kinh tế có thể mất đi
rất nhiều lợi ích tiềm năng dành cho người dân. Hơn nữa, các nỗ lực bãi bỏ các qui định
không hợp lí của chính phủ nhằm mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thậm chí có thể phản
tác dụng.
Hậu quả là ngoài các chế tài đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh của người tham gia thị
trường, các biện pháp khác cũng cần thiết nhằm tăng cường các chính sách thúc đẩy các
doanh nghiệp cạnh tranh (hoặc là ngăn chặn các doanh nghiệp khỏi hành động chống lại đối
thủ cạnh tranh), từ đó để cải thiện tính hiệu qủa của việc phân bổ nguồn lực. Vì vậy, các lợi
ích mà cạnh tranh mang lại không chỉ giới hạn ở việc duy trì giá cả cận biên có lợi cho người
tiêu dùng, đây là hiệu qủa tĩnh, mà còn ở chỗ tạo ra một môi trường kinh doanh mới có hiệu
quả để gia nhập và phát triển trong khi đó thúc ép các doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường
phải tiếp tục cải thiện công việc kinh doanh tốt hơn.

16


Bản dịch 5/2008

Chính sách cạnh tranh là những biện pháp của chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi
của doanh nghiệp và cấu trúc của nền công nghiệp. Nó là một phần không thể thiếu của chính
sách kinh tế, và có thể bao quát các yếu tố như chính sách tự do hóa thương mại, chính sách
công nghiệp, chính sách đầu tư, và chính sách cổ phần hóa, với mục tiêu chính là việc duy trì
và thúc đẩy cạnh tranh như là một phương tiện để đảm bảo cho phân bổ một cách hiệu quả
các nguồn lực trong một nền kinh tế, dẫn tới kết quả là có được sự lựa chọn tốt nhất có thể
trong chất lượng sản phẩm, giá cả thấp nhất và nguồn cung đủ cho người tiêu dùng.
Mặt khác, Luật Cạnh tranh là một thực thể bao gồm các nguyên tắc và điều khoản luật đảm
bảo sự tự do và công bằng trên thương trường thông qua việc điều chỉnh các hoạt động của

doanh nghiệp, nghiêm cấm việc các tổ chức hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường mà có thể làm cản trở quá trình cạnh tranh và ảnh hưởng xấu tới các quyền và lợi
ích chính đáng của các thành viên khác trong thị trường trong đó có cả người tiêu dùng.
Chính sách cạnh tranh = Các chính sách kinh tế tác động tới cạnh tranh + Luật Cạnh
tranh

17


Bản dịch 5/2008

4. CÁC HÀNH VI HẠN CHẾ CẠNH TRANH
Các hành vi hạn chế cạnh tranh (RBPs) hay đơn giản là các hành vi phản cạnh tranh là hành
vi được tiến hành bởi các doanh nghiệp tư nhân hoặc các doanh nghiệp thuộc khối công cộng
nhằm hạn chế sự thâm nhập thị trường hoặc kìm hãm sự cạnh tranh trên thị trường để duy trì
và tăng cường vị thế trên thị trường và lợi nhuận của họ mà không cần phải cung cấp hàng
hóa và dịch vụ với mức giá thấp hơn hay chất lượng cao hơn.
Theo Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam, “hành vi hạn chế cạnh tranh […] là hành vi của
doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế”20
Có rất nhiều loại hành vi hạn chế cạnh tranh. Mỗi loại sẽ được giải thích trong một bản tóm
tắt nhỏ sau đây. Cùng với những bản tóm tắt này sẽ có những điều khoản tương ứng và các
trường hợp tại Việt Nam cũng như là các vụ việc được trích dẫn ở nhiều nơi trên thế giới.
4.1 Sức mạnh thị trường
Một khái niệm chính trong rất nhiều các phân tích về cạnh tranh là “Sức mạnh thị trường”.
Không có sức mạnh thị trường thì không một hành vi phản cạnh tranh nào của doanh nghiệp
có thể đạt được mục tiêu đã được trù tính của họ.
“Sức mạnh thị trường” là khả năng của một doanh nghiệp riêng lẻ hay một nhóm các doanh
nghiệp nâng cao và duy trì mức giá trên mức chiếm ưu thế do cạnh tranh mang lại.21 Mức độ
cao nhất của sức mạnh thị trường là độc quyền; tuy nhiên tất cả các doanh nghiệp ngoại trừ

các doanh nghiệp hoạt động trong một thị trường có cạnh tranh hoàn hảo thì đều sở hữu một
vài mức độ sức mạnh thị trường.
Thị phần cao nhìn chung là một điều kiện cần, nhưng không phải là một điều kiện đủ, để xác
lập sức mạnh thị trường.22 Ngoài ra, dù hiện tại còn nhiều tranh luận về các yếu tố cấu thành
sức mạnh thị trường tiềm năng, thì thậm chí việc xác định thị phần cũng là một vấn đề gây
tranh cãi. Ví dụ thị phần có thể xác định bởi doanh số bán hiện tại, doanh số bán lịch sử hay
thậm chí cả khả năng tiêu thụ (tiềm năng).
Một số khu vực tài phán đã xác lập các mức thị phần thực tế, hay pháp định, mà cao hơn hoặc
thấp hơn mức đó thì sức mạnh thị trường được cho là tồn tại hoặc không tồn tại.
Tuy nhiên, chưa có một kết luận rõ ràng nào về minh chứng kinh tế cho việc giả định sự tồn
tại của sức mạnh thị trường tại bất cứ thị phần nào đã định sẵn nào. Bù lại, những quan ngại
về tính hiệu quả của công tác thực thi pháp luật cho phép việc xác định một thị phần “an
toàn” mà dưới đó thì sức mạnh thị trường dường như không tồn tại.
Việc xác định xem một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp có sức mạnh thị trường
hay không là một xuất phát điểm đối với việc phân tích các trường hợp có liên quan tới việc
lạm dụng vị tri thống lĩnh thị trường. (Đây là một kiểu hành vi hạn chế cạnh tranh sẽ được
bàn luận tại phần 4.6). Ngoài thị phần, những nhân tố quan trọng có thể được xem xét trong
18


Bản dịch 5/2008

việc đánh giá sức mạnh thị trường của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp bao
gồm:
Số lượng và thị phần của các doanh nghiệp cạnh tranhl
Tính chất của sản phẩm tương đối;
Khả năng phản kháng của những doanh nghiệp tham gia thị trường khác;
Quyền sở hữu trí tuệ (IPRs);
Các đặc điểm thị trường như môi trường điều tiết, tốc độ thay đổi kỹ thuật, sự tồn tại
của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng hay cân bằng; và

Các rào cản xâm nhập thị trường
Mặc dù đứng ở vị trí cuối của danh sách, nhưng các rào cản xâm nhập thị trường thường là
nhân tố quan trọng nhất. Sự thống lĩnh thị trường sẽ không còn tồn tại nếu như việc xâm nhập
thị trường là dễ dàng. Một doanh nghiệp với thị phần chiếm tới 90% sẽ không có vị trí thống
lĩnh nếu như khi doanh nghiệp này tăng giá hàng hóa của mình, một doanh nghiệp khác sẽ
thâm nhập vào thị trường và bán hàng hóa của họ với mức giá cạnh tranh hơn. Như vậy,
muốn xác định xem doanh nghiệp đó có vị trí thống lĩnh thị trường hay không cần phải phân
tích xem liệu có bất cứ rào cản xâm nhập thị trường nào hay không.
Các rào cản xâm nhập thị trường có thể được tạo ra bởi một vài nhân tố, sự sắp xếp từ các
điều chỉnh của chính phủ, IPRs, sự tiếp cận trung tâm, chi phí đáng kể của việc gia nhập, qui
mô kinh tế cần thiết cho việc xâm nhập thị trường, hệ thống phân phối được tổ chức tốt,
quảng cáo, sự trung thành của người tiêu dùng và sự công nhận nhãn hiệu hàng hóa, v.v…
Đôi khi những rào cản xâm nhập thị trường bao gồm cả các hành vi hạn chế của các doanh
nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường cố gắng bảo vệ vị trí của họ.
Theo Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam, “doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị
trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế
cạnh tranh một cách đáng kể” trong khi “ Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh
thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường
hợp sau đây: (a) hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
(b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; (c) Bốn doanh
nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.”23 Mặt khác, “Một doanh
nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hoàng
hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.”24
Trong khi Luật CT cũng dựa theo các phương pháp thông thường để xác định vị trí thống lĩnh
thị trường (và nhóm có vị trí thống lĩnh thị trường) dựa trên cơ sở “thị phần”, Luật này cũng
đưa ra một cơ sở khác để kiểm tra xem có phải đó là sự thống lĩnh thị trường hay không, đó
là đề cập tới khả năng của doanh nghiệp có thể tiến hành các hành vi hạn chế cạnh tranh một
cách đáng kể. Nghị định 116/2005 cũng qui định thêm rằng khả năng này sẽ được xác định
dựa trên cơ sở của cả sức mạnh tài chính và cả sức mạnh kĩ thuật của doanh nghiệp hay IPRs
và qui mô của mạng lưới phân phối.25 Đây cũng là những yếu tố cần thiết cũng giống như là

những yếu tố khác đã đề cập ở trên về sức mạnh thị trường và các rào cản xâm nhập thị
trường.
19


Bản dịch 5/2008

4.2.Quy tắc có lí và Quy tắc Per se
RBPs cũng như các hành vi khác áp đặt hạn chế cạnh tranh một cách quá mức như sáp nhập
và mua lại (M&As) sẽ được phân tích sau đều chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh. Tuy
nhiên, sự điều chỉnh này tuân theo một số quy tắc chính sau đây.
Một vài hành vi hạn chế cạnh tranh được coi bất hợp pháp theo quy tắc per se trong một vài
khu vực tài phán. Điều này có nghĩa là các hành vi này hoàn toàn có thể bị kết luận là đã áp
đặt hạn chế không thoả đáng đối với tiến trình cạnh tranh, và do đó là phản cạnh tranh,26 hay
coi là tự thân đã bất hợp pháp, mà không cần thêm bất cứ sự biện hộ nào khác.
Trong các trường hợp khác, người ta qui định rằng chỉ có những sự kết hợp và các hợp đồng
nào mà hạn chế thương mại một cách quá mức mới bị điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh và qui
mô kinh tế và việc sở hữu vị trí độc quyền tự thân không phải là bất hợp pháp. Trong các
trường hợp này, các hành vi hạn chế cạnh tranh (cũng như là các vấn đề cạnh tranh khác)
được xem xét dưới phạm trù của “quy tắc có lí”.
Theo quy tắc có lí, một số hành vi chiến lược của các doanh nghiệp có thể có cả tác động hạn
chế cạnh tranh và cả các lợi ích hiệu quả năng động. Trong trường hợp các hiệu quả/lợi ích
cao hơn các tác động tiêu cực, thì hành vi đó có thể được cho phép vượt qua sự kiểm soát của
các quy định pháp luật về cạnh tranh. Một hành vi có thể được xem như là một hành vi tăng
cường hiệu quả kinh tế nếu:
(i) Có thể chứng minh được là hành vi đó có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh (ví dụ, trong
việc thúc đẩy đổi mới và phát triển kĩ thuật, tăng xuất khẩu hay tăng tính cạnh tranh
quốc tế của đất nước, v.v…), hay
(ii) Hành vi đó được tiến hành dựa trên lợi ích công cộng (ví dụ như để giảm thất nghiệp
và bảo vệ môi trường, v.v…).

Đưọc hưởng miễn trừ trên các cơ sở này có nghĩa là một thỏa thuận được chấp nhận là có tác
động hạn chế thương mại nhưng lợi ích mà thoả thuận đó mang lại vượt quá những thiệt hại
mà bản thân hành động hạn chế cạnh tranh này gây ra.
Toàn bộ Luật Cạnh tranh của Việt Nam yêu cầu có phân tích quy tắc có lí ngoại trừ các
trường hợp dưới mức „an toàn‟ 30% thị phần, vốn được tạo ra cho các thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh có thể bị coi là vi phạm điều 8 (khoản 1-5) (phần 4.3 sẽ thảo luận chi tiết về vấn
đề này). Điều khoản này giống với điều 81 của Hiệp ước Liên minh Châu Âu (EU). Điều này
cấm triệt để (per se) các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong khoản 2, nhưng sau đó lại đưa ra
khoản 3 một vài lý do/biện hộ có thể khiến cho các hành vi được nêu tại khoản trở nên hợp
pháp. Vì vậy, khi xem xét về tính hợp pháp và bất hợp pháp của các hành vi thương mại phải
tính đến cả những miễn trừ.
Luật Cạnh tranh 2004 của Việt Nam đưa ra miễn trừ (có thời hạn) đối với “các thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh” nếu các thỏa thuận này đáp ứng được một trong số các điều kiện sau đây
nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng:
20


Bản dịch 5/2008

Hợp lí hóa cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh;
Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của
chủng loại sản phẩm;
Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan
đến giá và các yếu tố của giá;
Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.27
Một điểm quan trọng nữa là Luật Cạnh tranh Việt Nam còn qui định rằng những hành vi hạn
chế cạnh tranh được liệt kê trong điều 8 sẽ không hợp pháp nếu như các doanh nghiệp không
đăng kí để được hưởng miễn trừ ngay từ đầu. Điều này có nghĩa là các thực thể kinh doanh

sẽ không thể tiến hành các hành vi mà thực tế vi phạm các điều cấm trong luật ngay cả khi
các giao dịch này có tác dụng kích thích cạnh tranh. Có một ngoại trừ cho loại thủ tục này
trong điều 85(d) của nghị định 116/2005 theo đó qui định rằng một quan tòa có thể coi hành
vi đó như “một tình tiết giảm nhẹ hình phạt” nếu sự vi phạm này có “một tác động tích cực
tới nền kinh tế”. Điều khoản không rõ ràng này có thể làm thay đổi hoàn toàn giả định cho
rằng các doanh nghiệp vi phạm Luật Cạnh tranh có thể không chỉ phải chờ đợi các quyết định
cho hưởng miễn trừ từ các cơ quan quản lí cạnh tranh mà còn phải đệ trình đơn xin được
hưởng miễn trừ và phải công khai hóa đơn xin này.
Yêu cầu phải công khai hóa đối với một miễn trừ có hậu quả rất lớn trong thực tiễn. Bắt buộc
các doanh nghiệp phải công bố kế hoạch kinh doanh của họ có thể loại bỏ nhiều ý tưởng cạnh
tranh nhằm đổi mới doanh nghiệp. Hơn nữa việc trì hoãn cũng khiến cho doanh nghiệp không
thể đối phó được với thách thức cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp khác.
4.3 Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Các thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh liên quan tới giá cả, phân chia khách hàng, v.v…
là những hành vi hạn chế cạnh tranh có khả năng gây hại nặng nề nhất cho cạnh tranh và
người tiêu dùng. Những doanh nghiệp tiến hành các thỏa thuận này có thể không kiểm soát
được sức mạnh thị trường một cách đơn lẻ. Tuy nhiên họ có thể đạt được thỏa thuận thông
qua sự hiểu biết tin cậy, viết tay hoặc bằng miệng, ám chỉ hoặc bày tỏ ra ngoài những cách
thức thỏa thuận này sẽ giúp thực hiện sức mạnh thị trường tập thể của họ nhằm kiếm được lợi
ích kinh tế không xứng đáng cho tất cả mọi thành viên tham gia thỏa thuận.
Những thỏa thuận như vậy cũng có thể có ở những doanh nghiệp có mối quan hệ ngang (ví
dụ tất cả mọi doanh nghiệp cùng ở một bậc trong dây chuyền sản xuất hoặc tiếp thị, mang sản
phẩm/dịch vụ tới người tiêu dùng, ví dụ giữa các nhà sản xuất bếp ga hoặc ôtô hoặc giữa
những người bán nước ngọt, v.v…), hay giữa những doanh nghiệp có mối quan hệ dọc (ví dụ
như một doanh nghiệp là nhà cung cấp đầu vào cho hoạt động thương mại của một doanh
nghiệp khác, ví dụ thỏa thuận phân phối giữa các nhà sản xuất và các nhà phân phối)

21



Bản dịch 5/2008

4.4. Thỏa thuận ngang giữa các đối thủ cạnh tranh
Các thỏa thuận ngang hạn chế cạnh tranh, hay còn gọi là các-ten trong thuật ngữ chuyên môn
về cạnh tranh, thường được coi là những hành vi nghiêm trọng nhất trong tất cả các hành vi
phản cạnh tranh và cấu thành những loại vi phạm dễ bị phạt hình sự nhất tại nhiều khu vực tài
phán trên thế giới.
Bản chất vốn là những thỏa thuận phản cạnh tranh theo chiều ngang, các-ten là sự thoả thuận
giữa các nhóm doanh nghiệp sản xuất và bán cùng một loại sản phẩm nhằm mục đích thu và
chia chác lợi nhuận độc quyền. Nói chung hầu hết những doanh nghiệp đạt được mục đích
này thông qua sự nhất trí về giá cả chung cao nhất cho sản phẩm của họ và không một thành
viên nào của nhóm doanh nghiệp được phép hạ giá thành xuống thấp hơn (ví dụ giá thỏa
thuận cố định). Một sự lựa chọn khác là các doanh nghiệp thành viên có thể đơn giản nhất trí
để phân chia thị trường theo khu vực địa lí hay theo loại hình khách hàng, đem lại vị trí độc
quyền cục bộ cho các thành viên khác mà không cần phải ấn định một cấu trúc giá cả đồng bộ
(đây là hành vi phân bổ thị trường hay các thỏa thuận chia sẻ khách hàng).
Các-ten được coi là căn bệnh ung thư của nền kinh tế thị trường. Chúng khá phổ biến thịnh
hành, có thể có qui mô thỏa thuận toàn cầu giữa các nhà sản xuất vitamin đa quốc gia hay chỉ
là sự thỏa thuận giữa bốn hoặc năm cửa hàng bách hóa ở một tỉnh nhỏ của miền Trung Việt
Nam. Các thỏa thuận này bản chất là rất bí mật và vì vậy mà rất khó để có thể phát hiện và
điều tra. Tuy nhiên, người ta cho rằng các ngành công nghiệp hay các thị trường có những
đặc trưng dưới đây đều dễ xảy ra các-ten:
(i) Thị trường mà có chỉ có tương đối ít doanh nghiệp và có số lượng khách hàng lớn;
(ii) Nhu cầu thị trường không quá thay đổi nhiều;
(iii)Sản phẩm/dịch vụ nhìn chung là đồng đều và không có sản phẩm thay thế; và
(iv) Đầu ra của mỗi doanh nghiệp, giá cả đặt ra và doanh số bán hàng có thể dễ dàng kiểm
soát được bởi các tổ chức doanh nghiệp, ví dụ trên thị trường bán lẻ xăng dầu giá bán
lẻ được hiển thị tại tất cả mọi thời điểm tại tất cả các điểm bán xăng dầu (nhằm ngăn
chặn các doanh nghiệp thành viên lừa dối và giải tán tổ chức doanh nghiệp).
Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, thỏa thuận phân chia thị trường hay thỏa thuận hạn chế số

lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa bị cấm theo khoản 1-3 của điều 8 Luật Cạnh
tranh 2004 của Việt Nam, tuy nhiên chỉ có thể áp dụng các điều khoản này khi các bên tham
gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên.28 Điều khoản theo
nguyên tắc “Bến an toàn” này đưa tới dấu hiệu để xác định thị trường liên quan cũng như là
đánh giá sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp trong quá trình phân tích các vụ việc.
Nếu việc xác định thị trường không rõ ràng thì điểm khởi đầu 30% để được miễn trừ sẽ loại
trừ hầu hết tất cả các thỏa thuận ngoại trừ những thỏa thuận giữa các nhà độc quyền nhóm.
4.4.1. Ấn định giá cả
Như đã đề cập ở phần trước, hầu hết các các-ten đều chủ yếu được xây dựn trên cơ sở ấn định
giá cả hàng hóa. Đây là thuật ngữ tổng quát áp dụng cho việc thống nhất cùng hành động
được tiến hành bởi các đối hủ cạnh tranh gây ra ảnh hưởng trực tiếp lên giá cả. Hình thức đơn
22


Bản dịch 5/2008

giản nhất là thỏa thuận áp đặt mức giá thống nhất một số hoặc tất cả khách hàng. Ngoài các
thỏa thuận đơn giản về giá cả thống nhất, những thỏa thuận sau cũng được coi là thỏa thuận
ấn định giá cả:29
Thỏa thuận về việc tăng giá;
Thỏa thuận về áp dụng cách thức tiêu chuẩn tính giá chung;
Thỏa thuận duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm cạnh tranh nhưng không đồng
nhất;
Thỏa thuận không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất;
Hộp 1: Các-ten của các nhà sản xuất xi măng và hành động của Cơ quan Chống Độc
quyền Pakistan (MCA)
Tháng 10 năm 1998, các nhà sản xuất xi măng tại Pakistan tăng giá của một bao xi măng
nặng 50 ki-lô-gam lên 100 Rs từ 135 Rs/bao lên 235 Rs/bao. Trong tình hình đó, MCA tiến
hành một cuộc điều tra đặc biệt về nguyên nhân của sự tăng giá này. Hiệp hội các nhà sản
xuất xi măng Pakistan (APCMA) đã thông báo cho MCA rằng giá xi măng tăng là do thuế

cao và chi phí đầu vào cao.
Tuy nhiên, theo điều tra của MCA thì không có sự tăng chi phí đầu vào nào ngoại trừ một sự
tăng cận biên trong thuế đánh vào ngành điện, trong khi mức độ thuế trên thực tế đã giảm.
Cuộc điều tra cho rằng giá xi măng tăng để thu lợi bất chính theo một thỏa thuận ngầm giữa
các nhà sản xuất xi măng thông qua hình thức các-ten chống lại lợi ích công cộng.
Cơ quan quản lí đã thông qua lệnh phá bỏ các-ten và chuyển mức giá về mức giá ban đầu.
Các nhà sản xuất xi măng cũng bị ra lệnh trả 4.25 tỷ Rs số tiền kiếm được từ việc tăng giá
gian lận tại Baitul Mal để đền bù lại những đòi hỏi chính đáng của người tiêu dùng. Hơn
nữa, cơ quan này còn áp đặt một mức phạt 100,000 Rs đối với mỗi doanh nghiệp và trong
trường hợp tiếp tục không chấp hành thì sẽ phạt them 10,000 Rs mỗi ngày.
Nguồn: Mukhtar Almad Ali (2006), Pakistan, trong cuốn sách Các thể chế cạnh tranh trên
Thế giới – CUTS.

Thỏa thuận dành hạn mức tín dụng cho khách hàng;
Thỏa thuận nhằm loại bỏ những sản phẩm có giá thành thấp ra khỏi thị trường để hạn
chế nguồn cung và duy trì mức giá cao;
Thỏa thuận không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thỏa
thuận;
Thỏa thuận giữ vững mức giá cả đã công bố;
Thỏa thuận không bán hàng hóa trừ phi có sự nhất trí về mức giá; và
Thỏa thuận sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt
đầu.
Đây cũng là những miêu tả chi tiết về việc tiến hành một thỏa thuận ấn định giá cả được đưa
ra tại nghị định 116/2005.30
23


Bản dịch 5/2008

Một điều quan trọng cần đề cập tới ở đây là mặc dù các thỏa thuận ấn định giá cả dường như

được coi như là bất hợp pháp trong mọi trường hợp (theo quy tắc per se) tại hầu hết các khu
vực tài phán, trong trường hợp của Việt Nam, Luật CT vẫn cho phép xem xét miễn trừ thậm
chí là cho hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh này. (xem phần 4.2)
4.4.2 Phân chia thị trường và chia sẻ khách hàng
Kế tiếp theo danh sách là những thỏa thuận các-ten phân chia thị trường theo lãnh thổ hay
theo khách hàng giữa các đối thủ cạnh tranh. Có thể nói những thỏa thuận này thậm chí còn
hạn chế cạnh tranh hơn rất nhiều so với thỏa thuận ấn định giá, bởi vì những thỏa thuận ngăn
chặn mọi hình thức cạnh tranh và vì vậy thường được xem xét theo quy tắc per se. Tuy nhiên
thì đây không phải là thực tiễn ở Việt Nam.
Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, hình thức phổ biến của phân chia thị trường là
thỏa thuận ngầm giữa các nhà độc quyền nội địa có tác dụng tương tự như các thỏa thuận cácten. Một doanh nghiệp bán vật liệu xây dựng tại tỉnh Hòa Bình có thể không dám mạo hiểm
cung cấp sản phẩm cho một khách hàng ở tỉnh Vĩnh Phúc. Một doanh nghiệp vận tải tại Hà
Nội có thể từ chối phục vụ một khách hàng tại Hải Phòng. Hành vi này có thể không cần có
sự phối hợp mà chỉ cần một quyết định độc lập được đưa ra bởi sự cân nhắc tới hiệu quả kinh
doanh, và do đó nó hợp pháp và có tính hợp pháp chiến lược. Tuy nhiên, các cơ quan quản lí
cạnh tranh nên theo dõi sát sao mọi hành vi của các doanh nghiệp này phòng trường hợp họ
cố ý che giấu các thỏa thuận phân chia thị trường.
Các thỏa thuận phân chia thị trường và phân chia khách hàng được xác định một cách chi tiết
theo điều 15 của Nghị định 116/2005 của Việt Nam nhằm giải thích thêm về việc cấm các
hình thức thỏa thuận này theo Luật Cạnh tranh 2004.31
4.4.3 Hạn chế số lượng khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ
Theo thỏa thuận này thì các doanh nghiệp sản xuất/cung cấp cùng một loại hàng hóa/dịch vụ
cùng thống nhất hạn chế nguồn cung xuống mức thấp hơn trước. Hậu quả của việc hạn chế
này là gây ra sự khan hiếm trên thị trường từ đó giúp cho người bán có thể tăng giá hàng
hóa/dịch vụ.32
Tại Việt Nam việc sắp xếp khối lượng sản xuất là hoạt động khá phổ biến của các hiệp hội
các nhà sản xuất. Những biện minh cho hoạt động này bao gồm các lí do như để tránh tình
trạng “cung vượt quá cầu”, nhằm hạn chế sự cạnh tranh “khốc liệt” giữa các nhà sản xuất
nhỏ, hoặc mức độ lãng phí các nguồn lực hướng tới việc ổn định thị trường và giúp ích cho
người tiêu dùng với giá cả ổn định và chất lượng tốt. Rất nhiều qui định và luật pháp về các

lĩnh vực tại Việt Nam hợp pháp hóa thể thức và hoạt động của các thỏa thuận các-ten đi
ngược lại tinh thần và câu chữ của Luật Cạnh tranh 2004. Theo điều 8 của Luật Cạnh tranh
nghiêm cấm loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang và được giải thích cụ thể
hơn tại điều 16 của Nghị định 116/2005. Luật CT vốn có thẩm quyền thay thế tất cả các luật
và quy định khác về tất cả các vấn đề cạnh tranh. Chính vì vậy rất khó khăn để giải quyết vấn
đề xung đột luật ở đây.
24


Bản dịch 5/2008

Cuối cùng, cũng giống như trường hợp các thỏa thuận phân chia thị trường, cơ quan quản lí
cạnh tranh nên đảm bảo đây không phải là một hành động “giả mạo” để che giấu một ý định
hạn chế cạnh tranh. Cơ quan quản lý có thể tiến hành điều tra cụ thể dựa theo yêu cầu của thị
trường thực tế, trong sự tương quan với năng lực và hạn mức của mỗi doanh nghiệp mà do
hiệp hội áp đặt lên họ. Hơn nữa, việc sắp xếp khối lượng hàng hóa không có nghĩa là chia sẻ
các kênh phân phối, xác định giá bán hay phân chia thị trường và khách hàng. Bất cứ một sự
sắp xếp thêm nào khác có thể dẫn tới sự tồn tại một hành vi thỏa thận các-ten.
Hộp 2: Hệ thống nghiệp đoàn trong ngành vận tải tại Nepal
Đa số các doanh nghiệp vận tải tại Nepal đều tham gia các nghiệp đoàn địa phương. Các
nghiệp đoàn này không cho phép bất kỳ doanh nghiệp nào ngoài thành viên của nghiệp đoàn
được phép chạy tuyến đường dài mà họ đã xác định rõ. Họ không những ngăn cản các doanh
nghiệp khác không được tham gia vào hoạt động kinh doanh vận tải mà còn cố ý phá hoại xe
bus nào xâm lấn vào khu vực đã được phân định của các nghiệp đoàn khác nhau.
Những người điều hành nghiệp đoàn cho rằng họ không cho phép những doanh nghiệp
không phải là thành viên/xe bus chạy trên tuyến đường “của họ” và nếu họ vi phạm thì họ sẽ
phải chịu phạt rất nặng. Các doanh nghiệp không thuộc hệ thống nghiệp đoàn cảm thấy rằng
điều này đã nảy sinh vấn đề cho hoạt động kinh doanh của họ. Họ đổ lỗi cho Chính phủ đã
không lên tiếng phản ứng đối hệ thống này và có trách nhiệm cho sự duy trì một hình thức
gần giống với độc quyền này do đó tạo ra sự thiếu hiệu quả và thiếu cận trọng.

Chính phủ Nepal đã tiến hành một nền kinh tế tự do hóa và mở cửa cách đây khoảng một
thập kỷ. Thậm chí trong đạo luật Vận tải, Chính phủ vẫn công nhận vai trò của các nghiệp
đoàn xe bus, không có vấn đề nào cho phép duy trì một cách giả tạo hình thức độc quyền.
Tuy nhiên sự cưỡng chế thi hành vẫn còn yếu và tình hình bất ổn định về chính trị gần đây
đã không giúp ích được nhiều nếu không nói là còn làm tình hình trở nên xấu thêm.
Nepal đang trong quá trình hình thành Luật pháp về cạnh tranh theo những cam kết gia nhập
tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của đất nước này. Tuy nhiên thì quá trình này vẫn
đang bị trì hoãn.
Nguồn: Các hành vi hạn chế cạnh tranh tại Nepal, Adhikari và Regmi, CUTS và SAWTEE,
2001

4.4.4 Thông thầu
Một hình thức khác của thỏa thuận các-ten là đấu thầu gian lận, bị nghiêm cấm theo điều 8
của Luật Cạnh tranh 2004, liên quan tới việc phân chia thị trường của những doanh nghiệp
cấu kết đấu thầu.33

25


×