Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Hệ Thống Thông Quan Điện Tử (E-Manifest) Với Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Bằng Đường Biển Của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-------***-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
HỆ THỐNG THÔNG QUAN ĐIỆN TỬ (E-MANIFEST)
VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên

: Trần Thị Thùy Linh

Mã sinh viên

: 1111110016

Lớp

: Anh 6

Khoá

: 50

Người hướng dẫn khoa học : GS,TS Hoàng Văn Châu

Hà Nội, tháng 5 năm 2015



Lời cảm ơn

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Ngoại
Thương đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong thời gian học tập tại
trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến GS,TS Hoàng Văn Châu, người
đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt em trong thời gian qua và giúp em hoàn thành đề tài
nghiên cứu này một cách toàn diện và khoa học.
Do đây là đề tài khóa luận lớn đầu tiên em thực hiện trong điều kiện mô hình
thông quan điện tử E-manifest còn chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, chưa có
quá trình chứng minh kỹ lưỡng, nên nội dung bài khóa luận chắc chắn không tránh
khỏi còn nhiều hạn chế và sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và thông cảm từ
các Thầy, các Cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trần Thị Thùy Linh

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG QUAN ĐIỆN TỬ
( E-MANIFEST) ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG
BIỂN… ........................................................................................................................... 3
1.1.Khái quát về hệ thống thông quan điện tử ( E – manifest ) ................................. 4
1.1.1.Khái niệm…… ........................................................................................................ 4
1.1.2.Đặc điểm……. ........................................................................................................ 8
1.1.3.Hồ sơ khai báo. ..................................................................................................... 10
1.1.4.Cơ sở pháp lý.. ...................................................................................................... 12
1.2.Tính ưu việt và khả năng áp dụng tại Việt Nam của hệ thống thông quan điện

tử (E – manifest) ........................................................................................................... 13
1.2.1.Giảm thiểu các thủ tục hành chính ....................................................................... 13
1.2.2.Tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát, nâng cao tính minh bạch .................... 14
1.2.3.Thúc đẩy lưu thông hàng hóa................................................................................ 15
1.2.4.Khả năng áp dụng tại Việt Nam ............................................................................ 15
1.3.Kinh nghiệm áp dụng của một số nước trên thế giới .......................................... 17
1.3.1.Mô hình và thực trạng áp dụng thông quan điện tử tại Singapore ....................... 17
1.3.2.Mô hình và thực trạng áp dụng thông quan điện tử tại Nhật Bản ........................ 21
1.3.3.Bài học kinh nghiệm cho hệ thống thông quan điện tử ở Việt Nam ..................... 23
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HỆ THỐNG THÔNG QUAN ĐIỆN TỬ
(E-MANIFEST) TẠI CẢNG BIỂN VIỆT NAM ........................................................ 26
2.1.Quy trình thông quan thông quan hàng hóa thông thường và hạn chế của
nó……………………………………………………………………………………..26


2.1.1.Quy trình thông quan hàng hóa thông thường...................................................... 26
2.1.2.Hạn chế của hệ thống thông quan cũ .................................................................... 31
2.2.Thực trạng triển khai thông quan điện tử với hàng xuất nhập khẩu tại cảng
biển Việt Nam trong thời gian qua ............................................................................. 33
2.2.1.Khái quát chung tình hình triển khai trên cả nước ............................................... 33
2.2.2.Chi cục hải quan khu vực miền Bắc ...................................................................... 37
2.2.3.Chi cục hải quan khu vực miền Trung .................................................................. 39
2.2.4.Chi cục hải quan khu vực miền Nam .................................................................... 41
2.3.Đánh giá hệ thống thông quan điện tử ( E-manifest).......................................... 45
2.3.1.Về khả năng xử lý thông tin................................................................................... 45
2.3.2.Về hạ tầng công nghệ thông tin ............................................................................ 49
2.3.3.Về nội dung khai báo............................................................................................. 49
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG
QUAN ĐIỆN TỬ (E-MANIFEST) VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU ĐƯỜNG
BIỂN TẠI VIỆT NAM ................................................................................................. 55

3.1.Xu hướng phát triển và dự báo những khó khăn thách thức của thông quan
điện tử với xuất nhập khẩu hàng hóa đường biển ở Việt Nam ................................ 55
3.1.1.Xu hướng phát triển .............................................................................................. 55
3.1.2.Dự báo những khó khăn ........................................................................................ 60
3.2.Giải pháp phát triển và hoàn thiện....................................................................... 61
3.2.1.Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của hệ thống thông
quan điện tử E-manifest…….. ....................................................................................... 61
3.2.2.Hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ..................................................... 62
3.2.3.Phát triển nguồn nhân lực..................................................................................... 65


3.2.4.Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật ........................................................... 66
3.3.Đề xuất, kiến nghị ................................................................................................... 69
3.3.1.Khuyến nghị của một số tổ chức quốc tế .............................................................. 70
3.3.2.Kiến nghị của Chi cục Hải quan ........................................................................... 70
3.3.3.Kiến nghị của doanh nghiệp ................................................................................. 71
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 74
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 79


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tên tiếng Anh

Tên tiếng Việt

EDI


Electronic Data Interchange

Trao đổi dữ liệu điện tử

ICA

Immigration and Checkpoints

Cơ quan Xuất nhập cảnh

Authority of Singapore

và Kiểm soát Singapore

NACCS

Nippon Automated Cargo And Port Hệ thống thông quan hàng
Consolidated System

hóa điện tử tự động của
Nhật Bản

NK

Nhập khẩu

NSW

National Single Window


Cơ chế một cửa quốc gia

UN

United Nations

Tổ chức Liên hợp quốc

VNACCS

Viet Nam Automated Cargo

Hệ thống thông quan tự

Clearance System

động Việt Nam

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WCO

World Customs Organization

Tổ chức hải quan thế giới


WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế
giới

XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số liệu Thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam . 29
Bảng 2.2 : Số liệu về tờ khai và kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện qua hệ thống
điện tử và cả nước, giai đoạn 2005 đến 2013........................................................... 34
Bảng 2.3 : Thống kê thời gian trung bình thực hiện thủ tục hải quan để thông quan
hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2013 ......................................................................... 35

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1:Quy trình thông quan với cảng biển.............................................................5
Hình 1.2:Quy trình thông quan .................................................................................10
Hình 1.3 : Quy trình thông quan hàng hóa qua hệ thống TradeNet của Singapore ..19

Hình 2.1 : Số lượng tờ khai hải quan từ năm 2003-2012..........................................30
Hình 2.2 : Quản lý hồ sơ trên Hệ thống E-manifest..................................................48
Hình 2.3 : Sửa hồ sơ trên Hệ thống E-manifest ........................................................50
Hình 2.4 : Sửa đổi thông tin trên Hệ thống E-manifest ............................................51
Hình 3.1: Định hướng phát triển hệ thống thông quan điện tử E-manifest ..............58


1
2

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của vấn đề
Thập kỷ vừa qua đã ghi nhận sự tăng trưởng vượt trội của thương mại thế giới,
đặc biệt là về số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các quốc gia. Chính vì thế,
tầm quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu trong thời kỳ toàn cầu hóa ngày càng
được khẳng định. Tuy các phương thức vận tải hàng hóa ngày càng được cải tiến và
đa dạng hóa, vận tải biển vẫn đóng vai trò thiết yếu trong quá trình giao thương,
trao đổi mua bán hàng hóa. Tính đến nay, Việt Nam có 228 bến cảng thuộc 29 cảng
biển (theo Quyết định số 1433/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về “ Danh
mục bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam” ban hành ngày 21/4/2014). Do
đó,với một lượng lớn hàng hóa và tàu thuyền xuất, nhập và quá cảng hàng
ngày,thông quan hàng hóa đã trở thành một vấn đề then chốt trong quy trình xuất
nhập khẩu.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang tiến hành Cơ chế một cửa
quốc gia tích hợp tất cả “Cổng thông tin Hải quan một cửa quốc gia”, “Hệ thống
Thông quan” của cơ quan Hải quan, các hệ thống cấp phép của Bộ Công Thương,
Bộ Giao thông vận tải và một số Bộ khác liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa

vào thành một hệ thống chung duy nhất để tăng cường kiểm soát, giảm tải các thủ

tục hành chính và chi phí hải quan. Để thực hiện được điều này, cơ sở dữ liệu về
hàng hóa xuất nhập khẩu đã được thiết lập để sử dụng chung cho toàn bộ quy trình
mà nền tảng chính là Hệ thống Hải quan điện tử VNACCS (Viet Nam Automated
Cargo Clearance System). Trong đó, Hệ thống Thông quan điện tử E-manifest đóng
vai trò chủ chốt, là nơi tiếp nhận thông tin hàng hóa, tập trung vào khâu trước thông
quan, để dựa vào đó mà cơ quan Hải quan đưa ra các quyết định về phân luồng, tính
thuế, thông quan, kiểm tra sau thông quan… Nhờ đó mà các trường hợp trốn thuế,
gian lận thương mại được giảm thiểu, đồng thời đẩy nhanh tốc độ thực hiện thủ tục
hải quan, giảm chi phí cho cả Nhà nước và doanh nghiệp.
Nhận thấy tầm quan trọng của Hệ thống Thông quan điện tử E-manifest trong
quá trình cải cách thủ tục hải quan quốc gia, hướng tới cơ chế một cửa ASEAN, em


2
đã lựa chọn đề tài “Hệ thống thông quan điện tử (E-manifest) với hàng hóa xuất
nhập khẩu bằng đường biển của Việt Nam”.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu cảu khóa luận là tìm hiểu cách thức vận hành hệ thống
thông quan điện tử E-manifest, tính ưu việt và khả năng áp dụng hệ thống tại Việt
Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa đường biển. Đồng thời cũng chỉ ra
những khó khăn hạn chế trong quá trình áp dụng từ đó đưa ra những giải pháp, kiến
nghị để hoàn thiện hệ thống thông quan điện tử.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống thông quan điện tử E-manifest áp dụng cho
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là 9 chi cục Hải quan đang thực hiện thí điểm mô hình
thông quan điện tử qua hệ thống E-manifest từ năm 2011 đến nay, bao gồm Phòng,
Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Bình

Định, Khánh Hòa và Cần Thơ.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu bài khóa luận, các phương pháp nghiên cứu như so
sánh, phân tích, tổng hợp... đã được sử dụng kết hợp hoặc riêng rẽ nhằm làm sáng tỏ
những nội dung trên.

5. Kết cấu
Ngoài Mục lục, Danh mục các chữ viết tắt, Danh mục hình và các bảng biểu,
Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận có kết cấu gồm ba
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông quan điện tử ( E-manifest) đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
Chương 2: Thực tiễn áp dụng hệ thống thông quan điện tử (E-manifest) tại
cảng biển Việt Nam


3
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và phát triển hệ thống thông quan điện tử
(E-manifest) với hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển tại Việt Nam


4
1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG QUAN
ĐIỆN TỬ (E-MANIFEST) ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1.1.


Khái quát về hệ thống thông quan điện tử ( E – manifest )

1.1.1. Khái niệm
- Quy trình thủ tục hải quan điện tử
Theo điều 4 Luật Hải quan 2005, thủ tục hải quan được định nghĩa là các công
việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định
của pháp luật đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Trong thông tư số 222/2009/TT-BTC ban hành ngày 25/11/2009 của Bộ tài
chính nhằm hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử thì “ thủ tục hải quan điện
tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai báo, tiếp nhận, xử lý thông tin hải quan, ra
quyết định được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan”.
Tóm lại, thủ tục hải quan điện tử là thủ tục trong đó việc tiếp nhận thông tin
được thực hiện qua các phương tiện điện tử, hồ sơ được lập dựa trên các chứng từ
điện tử , quy trình xử lý thông tin diễn ra tự động và việc ra quyết định chấp nhận
hay từ chối thông tin khai hải quan, hình thưc mức độ kiểm tra, thông quan , giải
phóng hàng và kiểm tra sau thông quan dựa trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
Quy trình thủ tục hải quan điện tử gồm bốn công đoạn chính:
 Khai hải quan điện tử, kiểm tra, tiếp nhận, phân luồng hồ sơ
 Thông quan hàng hóa
 Kiểm tra sau thông quan
 Quản lý rủi ro
Các công đoạn này được thực hiện dựa trên nền tảng của hệ thống phần mềm
VNACCS (Viet Nam Automated Cargo Clearance System), gồm các phần mềm chủ
yếu:
 Khai báo điện tử (e-Declaration)
 Manifest điện tử (e-Manifest)


5

 Hóa đơn điện tử (e-Invoice)
 Thanh toán điện tử (e-Payment)
 C/O điện tử (e-C/O)
 Phân luồng (selectivity)
 Quản lý hồ sơ rủi ro/tiêu chí rủi ro
 Quản lý doanh nghiệp XNK
 Thông quan và giải phóng hàng
 Giám sát và kiểm soát
Hình 1-1:Quy trình thông quan với cảng biển

Nguồn: Internet
Nếu như hệ thống thông quan cũ chỉ tập trung vào khâu trong và sau thông
quan thì nay với dự án Hệ thống thông quan E-manifest, các khâu trước thông quan
được chú trọng hơn, theo đó, hãng tàu phải gửi trước toàn bộ thông tin manifest về
hàng hóa trên tàu cho cơ quan Hải quan. Nhờ vậy, mà cơ quan hải quan có thể kiểm
soát chặt chẽ hơn luồng hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như lượng phương tiện vận
tải quá cảng, hạn chế tình trạng buôn lậu, trốn thuế.
- Hệ thống thông quan điện tử ( E-manifest)


6
Trước hết, theo Luật Hải Quan : “Thông quan là việc cơ quan hải quan quyết
định hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh,
nhập cảnh”.
Theo Tổng cục hải quan Việt Nam, hệ thống thông quan điện tử (E – manifest)
là hệ thống "Tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ khác có liên quan và thông
quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh" dành cho người khai hải quan là
các hãng tàu, đại lý hãng tàu và công ty giao nhận, là một phần của hệ thống thông
quan tự động VNACCS (Viet Nam Automated Cargo Clearance System), tập trung
vào khâu kiểm soát trước thông quan qua bản khai thông tin hàng hóa vận chuyển

trên phương tiện vận tải hay còn gọi là Manifest hoặc Cargo Manifest.
Theo tập quán hàng hải, bản kê khai hàng hóa Manifest có các tiêu chí thông
tin:
 Thông tin về tàu: Tên tàu, quốc tịch, số hiệu/hô hiệu, số chuyến, tên thuyền
trưởng, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, cảng chuyển tải, cảng đích.
 Thông tin về hàng hóa: Số vận đơn, tên người gửi hàng, tên người nhận
hàng, tên người thông báo nếu có), tên hàng, loại hàng, phẩm chất, k mã k
hiệu, số kiện, trọng lượng hàng…
Tùy theo lộ trình vận tải hàng hóa mà Manifest được phân loại như sau:
 Manifest khai hàng nhập (Inward Cargo Manifest) là bản lược khai hàng hóa
đối với hàng nhập khẩu.
 Manifest hàng xuất (Outward Cargo Manifest) là bản lược khai hàng hóa đối
với hàng xuất khẩu.
 Manifest hàng quá cảnh (In Transit Cargo Manifest) là bản lược khai hàng
hóa vận chuyển quá cảnh qua cảng để chuyển đến các nước khác.
Thông thường, Manifest do người vận tải lập sau khi hàng đã được xếp lên tàu
và sau đó được nộp cho cơ quan Hải quan ở nước nhập khẩu trước khi tàu biển dỡ
hàng để cơ quan Hải quan kiểm tra, giám sát khi dỡ hàng xuống cảng. Do đó,
Manifest cũng hỗ trợ cho việc doanh nghiệp khai thác cảng trong việc giao nhận
hàng hóa tại cảng được chính xác, nhanh chóng.


7
Với hàng xuất khẩu thì Manifest được lập sau đã xếp xong hàng lên tàu và nộp
cho cơ quan Hải quan trước khi tàu xuất cảnh. Căn cứ số liệu khai báo trên
Manifest, cơ quan hải quan xác nhận số lượng hàng xuất khẩu thực tế ra khỏi lãnh
thổ Việt Nam. Manifest được lập dưới dạng văn bản giấy hoặc dưới dạng dữ liệu
điện tử.
Với hàng nhập khẩu, người vận tải hoặc đại lý của người vận tải phải nộp trước
Manifest cho cơ quan Hải quan của nơi xuất hay nơi nhập bằng giấy hoặc phương

tiện điện tử. Đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển và đóng trong
container, Manifest có thể nộp trước khi hàng/container được xếp lên tàu.
Ngoài nộp Manifest bằng giấy theo phương thức truyền thống, hiện nay cơ
quan hải quan đã thực hiện ứng dụng Manifest điện tử (E-manifest). Theo định
nghĩa của Tổng cục Hải quan Việt Nam thì đây là dạng Manifest mà các thông tin
của nó được lập dưới dạng dữ liệu điện tử, nhờ đó, người vận tải có thể nộp
Manifest điện tử qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) hoặc cổng dữ liệu của
cơ quan Hải quan dựa trên website. Với hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử, người vận
tải có thể sử dụng phần mềm EDI do doanh nghiệp mình tự phát triển hoặc sử dụng
ứng dụng của nhà cung cấp dịch vụ phần mềm để trao đổi dữ liệu Manifest với cơ
quan Hải quan. Người vận tải cũng có thể sử dụng bên thứ ba, ví dụ như đại lý khai
thuê Hải quan, dịch vụ mang giá trị gia tăng (VAN) hoặc người vận tải khác thay
mặt họ gửi Manifest điện tử tới cơ quan Hải quan. Địa điểm tiếp nhận, xử lý thông
tin là Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan, địa chỉ : emanifest.customs.gov.vn.
Tính đến thời điểm tháng 8/2013, Hệ thống E-Manifest đã được triển khai tại
các 09 Cục Hải quan gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa và Cần Thơ. Theo thống kê
của Tổng cục Hải quan Việt Nam , Hệ thống E-Manifest đã được triển khai tới 37
hãng tàu, 198 đại lý hãng tàu và 969 công ty giao nhận dựa trên quy định tại Quyết
định Số 19/2011/QĐ-TTg ngày 23/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí
điểm thực hiện tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông
quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh.


8

1.1.2. Đặc điểm
-

Đối tượng khai báo:

Theo Thông tư số 196/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính : “Quy định thủ tục hải

quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại”, các đối tượng sau
đây phải thực hiện khai báo hải quan:
 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;
 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương
nhân nước ngoài;
 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất
hàng xuất khẩu;
 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất;
 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư;
 Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;
 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;
 Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại;
 Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả;
 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu;
 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu
tiên trong lĩnh vực quản l nhà nước về hải quan;
 Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan.
-

Đối tượng thực hiện khai báo :

 Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại (gồm cả thương nhân nước
ngoài không hiện diện tại Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận đăng k
quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật)
 Tổ chức được chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác
 Đại lý làm thủ tục hải quan
-


Quy trình thông quan
Các cứ để thông quan:

 Dựa vào khai báo của chủ đối tượng làm thủ tục hải quan
 Kết quả kiểm tra hàng hóa thực tế


9
 Giấy báo kết quả kiểm tra chất lượng, kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực
phẩm, kết quả kiểm dịch đủ điều kiện nhập khẩu, giấy đăng kí kiểm tra nhà
nước về chất lượng nếu hàng hóa thuộc danh mục hàng phải kiểm dịch động
thực vật, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng.
Quy trình thông quan được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ khai báo
Bước 2: Căn cứ vào hố sơ khai báo và cơ sở dữ liệu có sẵn để thực hiện phân
luồng. Nếu hồ thuộc luồng xanh thì được miễn kiểm tra, nếu thuộc luồng vàng sẽ
phải kiểm tra lại hồ sơ, nếu thuộc luồng đỏ thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm
tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Bước 3: Sau khi phân luồng và kiểm tra, Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục
tàu nhập cảnh gửi “Thông báo thông quan tàu biển” dưới dạng điện tử hoặc văn bản
cho người khai hải quan, Cảng vụ hàng hải, cơ quan liên quan và doanh nghiệp kinh
doanh cảng.
Bước 4: Người khai hải quan thực hiện các quyết định và hướng dẫn của cơ quan
hải quan theo “Thông báo thông quan tàu biển”. Sau khi tàu neo đậu, Hãng tàu/Đại
lý hãng tàu gửi thông báo tàu đến bằng phương thưc điện tử cho Chi cục Hải quan
.Thời điểm gửi thông báo hàng đến cảng được xác định là thời điểm hàng nhập
khẩu chở trên tàu đến cảng Việt Nam, thời điểm gửi thông báo hàng rời cảng được
xác định là thời điểm hàng xuất khẩu rời khỏi cảng Việt Nam. Từ đó, cơ quan hải
quan xác định số lượng hàng hóa thực xuất và thực nhập để lưu trữ vào hệ thống cơ
sở dữ liệu.



10

Hình 1.2:Quy trình thông quan
Tiếp nhận tờ khai điện tử

Phân luồng

Duyệt phân luồng
Miễn kiểm tra: luồng xanh

Kiểm tra hồ sơ: luồng vàng

Kiểm tra hồ sơ và thực tế: luồng đỏ

Chấp nhận thông quan

Xác định thực xuất, nhập
Nguồn:Tự tổng hợp

1.1.3. Hồ sơ khai báo
Người khai hải quan được lựa chọn một trong hai hình thức: theo chuẩn định
dạng do Tổng cục Hải quan công bố hoặc khai trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử
Tổng cục Hải quan.
Hồ sơ hải quan điện tử gồm 08 loại chứng từ :
-

Tàu biển nhập cảnh:


 Bản khai hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển;
 Thông tin về vận đơn gom hàng House bill);
 Bản khai chung;
 Danh sách thuyền viên;


11
 Bản khai hành lý thuyền viên;
 Bản khai dự trữ tàu;
 Danh sách hành khách (nếu có);
 Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có).
-

Tàu biển xuất cảnh:

 Bản khai hàng hóa xuất khẩu;
 Bản khai chung;
 Danh sách thuyền viên;
 Bản khai hành lý thuyền viên;
 Bản khai dự trữ của tàu;
 Danh sách hành khách (nếu có).
Thời hạn cung cấp thông tin hồ sơ hải quan điện tử
-

Tàu biển nhập cảnh:

 Bản khai hàng hóa nhập khẩu, vận đơn gom hàng house bill): chậm nhất 12
giờ đối với chuyến tàu có hành trình dưới 05 ngày; chậm nhất 24 giờ đối với
chuyến tàu có hành trình khác.
 Các chứng từ khác chậm nhất 08 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng.

Tàu biển xuất cảnh:
 Chậm nhất 01 giờ trước khi tàu xuất cảnh.
Giá trị pháp lý của hồ sơ hải quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh
thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
-

Khai sửa đổi, bổ sung thông tin về hồ sơ hải quan điện tử tàu biển nhập cảnh:

Trường hợp cần sửa chữa các sai sót về dữ liệu hàng hóa hoặc bổ sung thông
tin hàng hóa, người khai hải quan phải tạo thông tin khai và thông báo cho cơ
quan hải quan nơi làm thủ tục tàu bằng phương thức điện tử. Trường hợp bất khả
kháng, người khai hải quan có văn bản thông báo và cung cấp thông tin khai sửa
đổi, bổ sung bằng hồ sơ giấy. Thời điểm khai thông tin sửa đổi, bổ sung thì bản
khai hàng hóa nhập khẩu và vận đơn gom hàng phải thực hiện trước thời điểm


12
đăng k tờ khai hải quan lô hàng nhập khẩu và các chứng từ khác phải thực hiện
trước khi tàu cập cảng.

1.1.4. Cơ sở pháp lý
Có thể nói thông quan điện tử ở Việt Nam khởi đầu từ sau khi Chính phủ ban
hành Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 về việc thực hiện
thí điểm thủ tục hải quan điện tử.
Sau đó, ngày 19 tháng 7 năm 2005 Bộ Tài chính ban hành Quyết định số
50/2005/QĐ-BTC quy định về quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc thí điểm chia thành 2 giai đoạn:
 Giai đoạn 1 từ tháng 10/2005-11/2009 tại Chi cục Hải quan điện tử - Cục Hải
quan thành phố Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh.
 Giai đoạn 2 đánh dấu bằng Thông tư số 222/2009/TT-BTC) từ 2009 đến hết

năm 2012, triển khai tại 13 Cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, mở rộng ứng dụng tới các DN c ng với mở rộng các loại hình hàng
hóa.
Các văn bản pháp luật liên quan đến kê khai hàng hóa điện tử E-manifest:
 Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg ngày 23/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thí điểm thực hiện tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên
quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh.
 Thông tư số 64/2011/TT-BTC ngày 13/5/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm tiếp nhận bản khai hàng hóa, các
chứng từ khác có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh,
xuất cảnh.
 Quyết định số 1870/QĐ-TCHQ ngày 28/9/2011 của Tổng cục Hải quan về
việc ban hành bản hướng dẫn thí điểm thực hiện tiếp nhận bản khai hàng
hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập
cảnh, xuất cảnh.


13
 Công văn 6115/VPCP-KTTH ngày 17/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ
đạo các hãng vận tải phải gửi cho cơ quan Hải quan Bản lược khai hàng hóa
24 giờ trước khi tàu đến cảng.Theo Nghị định 71/CP của Chính phủ quy định
chậm nhất 02 giờ kể từ khi tàu đã vào neo đậu an toàn tại vị trí theo chỉ định
của Cảng vụ, đại lý hoặc chủ phương tiện vận tải phải làm thủ tục nhập cảnh
và nộp Manifest cho cơ quan Hải quan. Trong vòng 1 giờ kể từ khi tiếp nhận
Manifest và các hồ sơ khác cơ quan Hải quan phải hoàn tất thủ tục nhập cảnh
cho tàu.
 Nghị định 154/CP quy định thuyền trưởng hoặc người đại diện khi làm thủ
tục hải quan cho phương tiện vận tải xuất nhập cảnh phải nộp cho cơ quan
Hải quan bản khai hàng hóa (Manifest).


1.2.

Tính ưu việt và khả năng áp dụng tại Việt Nam của hệ thống thông

quan điện tử (E – manifest)
1.2.1. Giảm thiểu các thủ tục hành chính
Kể từ khi áp dụng hệ thống khai manifest điện tử , cơ quan hải quan đã tiết
kiệm được rất nhiều thời gian trong các khâu nhập số liệu, tiếp nhận và phân luồng
tờ khai. Từ đầu năm 2013, với việc áp dụng E-manifest, tờ khai được phần luồng
chỉ sau một thời gian ngắn. Thời gian thông quan trung bình với lô hàng thuộc
luồng xanh là 5 – 10 phút, đối với luồng vàng từ 20 – 30 phút, đối với luồng đỏ phụ
thuộc vào thời gian kiểm tra hàng hóa tại Chi cục. Điều này đã giải tỏa được ách tắc
taị khâu đăng kí tờ khai do các thông tin về nợ, thuế, về chủ hàng đã được hệ thống
máy tính xác định.
Khi tham gia hệ thống E-manifest, hải quan cũng như hãng tàu không tốn thời
gian để kiểm tra, đánh dấu số trang manifest giấy do đó tránh được trường hợp bị
sót manifest vì số lượng kê khai hàng hóa thường rất lớn. Hệ thống này cũng rút
ngắn thời gian chỉnh sửa manifest nhờ lược bỏ bớt khâu chuyển giao chứng từ giữa
các cửa khẩu. Chủ hàng có thể nộp manifest trực tiếp cho cơ quan Hải quan, không
qua hãng tàu, nhờ đó công tác bảo mật thông tin được đảm bảo.
Tiện lợi hơn khi việc khai báo hải quan có thể thực hiện tại bất kỳ địa điểm nào
có máy tính kết nối internet, và trong 24/7 thay vì chỉ vào giờ hành chính như trước


14
đây. Tất nhiên, nếu lô hàng phải kiểm tra chứng từ giấy, hoặc kiểm tra thực tế, thì
người khai vẫn phải làm việc với công chức hải quan vào giờ hành chính, nhưng
thời gian cũng rút ngắn đi đáng kể.
Đồng thời, hệ thống hải quan tại các chi cục được liên kết với nhau qua hệ

thống phần mềm điện tử nên doanh nghiệp có thể đăng k thủ tục hải quan điện tử
tại bất kì chi cục Hải quan điện tử nào và được chấp nhận làm thủ tục hải quan điện
tử ở các chi cục khác. Điều này đã góp phần giảm tải được việc tiếp nhận hồ sơ tại
cơ quan hải quan và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.
Hơn thế, việc thực hiện khai báo hải quan qua E-manifest giúp giảm đi lại tiếp
xúc giữa doanh nghiệp và hải quan. Điều này có lợi cho cả doanh nghiệp, khi việc
đi lại tiêu tốn thời gian và chi phí. Cũng có lợi cho hải quan, vì họ giảm bớt áp lực
giải quyết công việc trực tiếp với quá nhiều nhân viên và thủ tục của các doanh
nghiệp.
Không những vậy, việc ứng dụng mẫu “Tờ khai điện tử rút gọn/ tờ khai điện tử
tháng” với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài và xuất khẩu ra nước ngoài cũng hạn
chế được các chi phí cũng như thủ tục khai hải quan, đặc biệt là với các doanh
nghiệp chế xuất phải thường xuyên xuất, nhập khẩu hàng hóa.

1.2.1. Tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát, nâng cao tính minh bạch
Thực hiện thủ tục hải quan điện tử giúp thông tin giữa hệ thống của hải quan và
doanh nghiệp được quản l đồng bộ trên máy tính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
tra cứu, tìm kiếm thông tin. Nhờ đó mà việc xuất, nhập khẩu lô hàng và ra vào cảng
biển của các hãng tàu được quản lý chặt chẽ hơn, phòng chống được các hiện tượng
buôn lậu, gian lận thương mại, neo đậu tàu thuyền trái phép.
Đồng thời, do tất cả thông tin về hàng hóa cũng như tàu thuyền ra vào cảng đều
được thể hiện rõ trên hệ thống phần mềm điện tử nên sẽ hạn chế được việc trốn
thuế, các số liệu hàng hóa cũng được công khai minh bạch hơn, giảm tình trạng một
số cán bộ hải quan có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp không tốt, tránh tình trạng
buôn lậu tiếp diễn.


15
Nếu như trước đây, một lô hàng kiểm tra thực tế phải qua 17 khâu thì nay giảm
xuống còn 7 đến 8 khâu và còn ít hơn đối với các lô hàng được miễn kiểm tra. Số

lượng các chứng từ phải nộp với một lô hàng cũng giảm xuống đáng kể.

1.2.2. Thúc đẩy lưu thông hàng hóa
Đối với hãng tàu hay đại lý hãng tàu, Manifest giúp họ chủ động trong kế hoạch
xếp dỡ hàng tại cảng. Hàng sẽ được dỡ ngay căn cứ vào Manifest nên rút ngắn được
thời gian lưu tàu tại cảng, đáp ứng được tiến độ tàu chạy do không phải chờ đợi lâu
để làm các thủ tục hành chính hay chậm trễ do khâu xếp dỡ hàng hóa, góp phần giải
phóng tàu nhanh.
Đối với doanh nghiệp cảng sẽ được hưởng lợi từ việc khai báo Manifest
trước của các đại lý hãng tàu. Nó giúp cho việc xếp dỡ, giao nhận hàng hóa đúng
tiến độ, khai thác hiệu quả công năng của cảng và nâng cao tần suất hoạt động của
cảng, giảm thiểu tối đa ách tắc hàng hóa tại cảng.
Manifest điện tử còn cho ph p người vận tải gửi thông tin chi tiết các lô hàng
đang vận chuyển trên tàu tới hệ thống giao diện tự động của đại lý tại Việt Nam.
Các dữ liệu này hỗ trợ việc hài hòa và thống nhất Manifest với dữ liệu nhập của
doanh nghiệp cảng nên tạo thuận lợi cho việc xếp dỡ hàng hóa, giảm ách tắc tại cửa
khẩu, giúp cho quá trình vận tải quốc tế được nhanh chóng, hiệu quả đáp ứng yêu
cầu đúng hạn về thời gian và rút ngắn độ trễ.

1.2.3. Khả năng áp dụng tại Việt Nam
-

Điều kiện về cơ sở hạ tầng
Các thủ tục từ đăng k , tiếp nhận khai báo hải quan của doanh nghiệp đến việc

tính thuế và quyết định hình thức thông quan , truyền dữ liệu đều được thực hiện
qua mạng. Do đó, để áp dụng hệ thống thông quan điện tử thì hệ thống hạ tầng công
nghệ thông tin và hạ tầng mạng cần được trang bị đồng bộ gồm các máy chủ, máy
trạm, đưỡng truyền băng thông rộng từ các Chi cục Hải quan điện tử tới các cảng.
Đồng thời, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng cần có hệ thống máy tính

được kết nối trực tiếp với hệ thống xử lý thông tin dữ liệu của cơ quan hải quan và


16
đường truyền dữ liệu từ phía nhà cung cấp mạng cũng cần đảm bảo tính thông suốt,
ổn định, độ tin cậy cao.
X t trên phương diện phát triển hạ tầng cơ sở kỹ thuật công nghệ thông tin của
Việt Nam những năm gần đây , việc đảm bảo vận hành một hệ thống phần mềm kết
nối các Chi cục hải quan và doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hoàn toàn có thể đạt
được. Hơn thế, trong bối cảnh toàn cầu hoá khi mà các quốc gia trên thế giới cũng
dần chuyển sang hệ thống hải quan điện tử thì để kết nối và hội nhập giao thương
với các quốc gia trên thế giới, việc chuyển dịch sang đầu tư cho cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin là vô cùng thiết yếu. Không những thế, công nghệ thông tin là một
lĩnh vực tuy mới nhưng cũng đang rất phát triển ở Việt Nam, nhận được nhiều sự
giúp đỡ của các nước trong khu vực và trên thế giới như Nhật Bản, Hàn quốc, Hoa
Kì. Trong tương lai không xa , hệ thống thông quan điện tử dưới sự hỗ trợ của hệ
thống phần mềm đang dần được hoàn thiện ở nước ta sẽ giúp cho việc thông quan
hàng hóa càng nhanh chóng, thuận tiện hơn, tạo một bước đột phá mới trong lĩnh
vực hải quan nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung.
-

Điều kiện về nhân lực
Để có thể thao tác, vận hành các phương tiện, trang thiết bị công nghệ thông tin

hiện đại đòi hỏi cần có một đội ngũ cán bộ được trang bị đầy đủ kiến thức về ngoại
ngữ, công nghệ thông tin và hải quan điện tử . Không những vậy, người khai hải
quan điện tử ở các doanh nghiệp cũng cần phải am hiểu nghiệp vụ cũng như thành
thạo về công nghệ thông tin.
Trên thực tế, trong quá trình chuẩn bị cho việc xây dựng triển khai thí điểm hải
quan điện tử, Hải quan Việt Nam đã cử các đoàn chuyên gia, cán bộ đến một số

nước có trình độ quản lý hải quan hiện đại để học tập. Trong đó có Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore, Thái Lan là những quốc gia có hoạt động ngoại thương thường
xuyên với Việt Nam, thành viên của khối ASEAN + 3 nên đã giúp ích và hỗ trợ cho
Hải quan Việt Nam nhiều trong quá trình xây dựng hải quan điện tử.
Trong giai đoạn này Ngân hàng Thế giới WB) đã tài trợ cho Hải quan Việt
Nam xây dựng triển khai Dự án hiện đại hóa hải quan (trị giá hơn 65,9 triệu USD),
trong đó có nhiều cấu phần đã hỗ trợ cho quá trình triển khai hải quan điện tử như:


17
gói khuôn khổ pháp lý, công nhệ thông tin, tái cơ cấu quy trình nghiệp vụ, ngoài hỗ
trợ về mặt tài chính WB còn đưa các chuyên gia hải quan các nước tiên tiến đến
giúp đỡ.
Đồng thời để đáp ứng quá trình mở rộng hải quan điện tử từ năm 2009 đến nay,
ngành hải quan đã triển khai nhiều chương trình đào tạo cán bộ của các cục hải
quan địa phương thông qua các chương trình tập huấn và tham gia vào quá trình xây
dựng và vận hành các quy trình hải quan điện tử.
Phạm vi đào tạo cán bộ đã được mở rộng từ 02 cục hải quan năm 2007) lên tới
21 cục hải quan năm 2012) và 34 cục hải quan năm 2013) với hàng nghìn cán bộ
hải quan được tham gia học tập để thực hiện.
Qua đó cho thấy Hải quan Việt Nam đang tạo dựng cho mình một thế hệ công
nhân viên hải quan có chuyên môn ngày càng cao, sẵn sàng cho việc tiến hành triển
khai chương trình hải quan điện tử nói chung và thông quan điện tử nói riêng trên
phạm vi cả nước. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam cũng có rất nhiều lớp tập
huấn, nâng cao khả năng nghiệp vụ xuất nhập khẩu và công nghệ thông tin, là nền
tảng để đưa việc điện tử hóa thủ tục hải quan vào thực tiễn.

1.3.

Kinh nghiệm áp dụng của một số nước trên thế giới


1.3.1. Mô hình và thực trạng áp dụng thông quan điện tử tại Singapore
Hệ thống tự động hải quan Singapore gồm hai phân hệ là Front-end nơi doanh
nghiệp tiến hành làm thủ tục hải quan điện tử theo phương thức một cửa trên nền
tảng hệ thống mạng thương mại điện tử TradeNet) và Back-end ( phục vụ công tác
quản lý và xử lý nghiệp vụ hải quan ).
Quá trình thực hiện tự động hóa của Hải quan Singapore bao gồm những giai
đoạn sau:
- Giai đoạn 1 (1980-1988):
Năm 1980, Hải quan Singapore bắt đầu triển khai ứng dụng mạng TradeNet tạo
nền tảng triển khai chính phủ điện tử và thương mại điện tử tại Singapore .
- Giai đoạn 2 (1988-1996):


18
Hệ thống TradeNet được cải tiến và cập nhật những chức năng mới như sau:
 Xử lý cấp phép: thời gian cấp phép được giảm thiểu từ một vài ngày xuống
còn vài phút do việc cấp ph p được thực hiện tự động, theo cơ chế một cửa.
 Thu thuế: thuế dịch vụ chung (GST) và thuế Hải quan đều được thực hiện
thông qua hệ thống thanh tóan điện tử kết nối trực tiếp với ngân hàng.
 Thông quan hàng hóa: áp dụng phân luồng dựa trên các tiêu chí được xây
dựng sẵn qua hệ thống quản lý rủi ro và xác định mục tiêu (risk profiling &
targeting).
 Quản lý kho hàng: giám sát quy trình luân chuyển hàng hóa giữa các kho
hàng, dựa vào đó phát hiện những mặt hàng nhập khẩu trái phép cần kiểm
tra, xử lý.
- Giai đoạn 3 (2000-2003):
Tiến hành thiết lập công cụ tra cứu thông tin nhanh và củng cố, nâng cấp hệ cơ
sở dữ liệu trên hệ thống DataWarehouse nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm
soát thông quan.

- Giai đoạn 4 (2003-2005):
Triển khai Hải quan điện tử E-customs gắn liền với Chính phủ điện tử Egovernment nhằm xây dựng hệ thống tích hợp toàn diện, sẵn sàng, minh bạch.
Phương pháp thực hiện là tiến hành tái cấu trúc và xây dựng hệ thống mở, đảm bảo
nguồn lực để thực hiện E-customs.
Singapore thực hiện thông quan trước đối với hàng hoá qua TradeNet theo sơ
đồ sau:


×