Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Thương Mại Điện Tử Trên Thiết Bị Di Động - Cơ Hội, Thách Thức Và Tương Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 115 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
======

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG:
CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ TƯƠNG LAI

Họ và tên sinh viên

: Trịnh Thị Thu Loan

Mã sinh viên

: 1111110117

Lớp

: Anh 6 – Khối 2 KT

Khóa

: 50

Người hướng dẫn khoa học

: TS. Nguyễn Văn Thoan

Hà Nội, tháng 5 năm 2015




MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH...............................................................i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT..............................................................ii
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................v
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THIẾT BỊ DI
ĐỘNG.............................................................................................................................5
1.1. Tổng quan chung về thương mại điện tử trên thiết bị di động........................5
1.1.1. Khái niệm..............................................................................................................5
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển TMĐT trên thiết bị di động..........................10
1.1.3. Các phương tiện và kỹ thuật dùng để truy cập và thực hiện giao dịch TMĐT trên
thiết bị di động................................................................................................................12
1.1.4. Đặc điểm của TMĐT trên thiết bị di động...........................................................15
1.2. Một số lợi ích và hạn chế của TMĐT trên thiết bi di động...............................17
1.2.1. Một số lợi ích........................................................................................................17
1.2.2. Một số hạn chế......................................................................................................23
1.3. Các sản phẩm và dịch vụ TMĐT trên thiết bị di động hiện có trên thế giới. .26
1.3.1. Tài chính di động..................................................................................................26
1.3.2. Mua sắm di động..................................................................................................28
1.3.3. Vé di động.............................................................................................................28
1.3.4. Marketing di động................................................................................................29


1.3.5. Dịch vụ thông tin di động.....................................................................................30
1.3.6. Dịch vụ viễn thông...............................................................................................30
1.3.7. Giải trí di động......................................................................................................31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN THIẾT BỊ DI

ĐỘNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM............................................................................32
2.1. Thực trạng TMĐT trên di động trong một số ngành hàng chính trên thế giới
.........................................................................................................................................32
2.1.1. Tài chính di động..................................................................................................32
2.1.2. Mua sắm di động..................................................................................................35
2.1.3. Vé di động.............................................................................................................37
2.1.4. Marketing di động................................................................................................37
2.1.5. Dịch vụ thông tin di động.....................................................................................38
2.1.6. Dịch vụ viễn thông...............................................................................................40
2.1.7. Giải trí di động......................................................................................................41
2.1.8. Phân tích mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng qua TMĐT
trên thiết bị di động trên thế giới....................................................................................42
2.2. Tổng quan tình hình và cơ hội phát triển TMĐT trên thiết bị di động tại Việt
Nam................................................................................................................................43
2.2.1. Bối cảnh thúc đẩy sự hình thành TMĐT trên thiết bị di động ở Việt Nam........43
2.2.2. Thực trạng triển khai TMĐT trên thiết bị di động tại Việt Nam.........................44
2.3. Các thách thức trong quá trình đẩy mạnh thương mại điện tử trên thiết bị di
động ở Việt Nam...........................................................................................................61
2.3.1. Từ phía người tiêu dùng.......................................................................................61


2.3.2. Từ phía doanh nghiệp...........................................................................................65
2.3.3. Luật pháp áp dụng................................................................................................67
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC ĐẨY MẠNH TMĐT
TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM..............................................................68
3.1. Xu hướng phát triển TMĐT trên thiết bị di động trên thế giới và Việt Nam 68
3.1.1. Thế giới.................................................................................................................68
3.1.2. Việt Nam...............................................................................................................71
3.2. Giải pháp vĩ mô và kiến nghị................................................................................75
3.2.1. Các bước cần chuẩn bị..........................................................................................75

3.2.2. Giải pháp vĩ mô....................................................................................................77
3.3. Một số giải pháp vi mô cho doanh nghiệp..........................................................81
3.3.1. Về Công nghệ thông tin........................................................................................81
3.3.2. Về nguồn nhân lực................................................................................................82
3.3.3. Về chiến lược........................................................................................................83
3.3.4. Cơ cấu tổ chức......................................................................................................84
KẾT LUẬN....................................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................87
PHỤ LỤC 1....................................................................................................................a
PHỤ LỤC 2....................................................................................................................g
PHỤ LỤC 3....................................................................................................................o
PHỤ LỤC 4....................................................................................................................p
PHỤ LỤC 6....................................................................................................................f


5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Chữ viết tắt
2G
3G
4G
ASP
ATM
B2C

Tiếng Anh
Second Generation
Third Generation
Fourth Generation

Active Server Pages
Automatic Teller Machine
Business to Consumer

C2C

Consumer to Consumer

CDMA

Code division multiple access

cHTML

SIM

Compact HyperText Markup
Language
European
Telecommunications
Standards Institue
Global Mobile Commerce
Forum
General Packet Radio Service
Global Positioning system
Global System for Mobile
Communications
Hyper Text Markup Language
Hypertext Transfer Protocol
integrated circuit

Institute of Electrical and
Electronics Engineers
Local Area Network
Portable Document Format
Personal
Identification
Number
Subscriber Identity Module

SMS

Short Message Service

USSD

Unstructured Supplementary Dịch vụ dữ liệu không có cấu trúc
Service Data
Wireless Application Protocol Phương thức giao tiếp như giao

ETSI
GMCF
GPRS
GPS
GSM
HTML
HTTP
IC
IEEE
LAN
PDF

PIN

WAP

Tiếng Việt
Mạng di động thế hệ thứ hai
Mạng di động thế hệ thứ ba
Mạng di động thế hệ thứ tư
Môi trường lập trình ứng dụng
Máy rút tiền tự động
Thương mại điện tử giữa doanh
nghiệp và cá nhân
Thương mại điện tử giữa cá nhân
và cá nhân
Mã phân chia truy cập
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
dạng tóm tắt
Viện tiêu chuẩn Viễn thông châu
Âu
Diễn đàn Thương mại di động
toàn cầu
dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp
Hệ thống định vị toàn cầu
Hệ thống thông tin di động toàn
cầu
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
Giao thức truyền tải siêu văn bản
Con chíp điện tử
Viện kỹ sư điện và điện tử
Máy tính cục bộ

Văn bản dạng di động
Số định danh cá nhân
Một con chip điện tử được gọi là
thẻ dùng để nhận dạng thuê bao di
động
Tin nhắn văn bản ngắn


6

WML
OECD
UNCTAD
AEC
EDI
WTO
PDA
NFC
IATA
URL
LBS
GDP
AFTA
QR Code
ALI

thức ứng dụng không dây
Wireless Markup Language
Ngôn ngữ đánh dấu mạng không
dây

Organisation for Economic Tổ chức phát triển hợp tác kinh tế
Co-operation
and
Development
United Nations Conference on Uỷ ban của Liên hợp quốc về
Trade and Development
Thương mại và phát triển
Electronic Data Interchange
World Trade Organization
Personal Digital Assistant
Near Field Communication

Trao đổi dữ liệu điện tử
Tổ chức Thương mại thế giới
Thiết bị hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số
Công nghệ kết nối không dây
trong phạm vi tầm ngắn
International Air Transport Hiệp hội hàng không quốc tế
Association
Uniform Resource Locator
Dịa chỉ 1 tài nguyên trên Internet
Location Based Service
Dịch vụ dựa trên địa điểm
Gross Domestic Product
Tổng thu nhập quốc dân
ASEAN Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do
ASEAN
Quick Response Code
Mã phản hồi nhanh

Automatic
Location Xác định vị trí tự động
Identification

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Chữ viết tắt
TMCP
TMĐT
CNTT

Tiếng Việt
Thương mại cổ phần
Thương mại điện tử
Công nghệ thông tin


7

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tổng giá trị TMĐT trên thiết bị di động ở Trung Đông và Bắc Phi.............37
Hình 2.2. Người trưởng thành ở Mỹ sử dụng coupon di động......................................38
Hình 2.3. Doanh thu từ quảng cáo số trên các trang thông tin tại Mỹ...........................39
Hình 2.4. Số lượng các ứng dụng trong các cửa hàng ứng dụng di động.....................41
Hình 2.5. Tỷ lệ sử dụng Internet trên di động của người Việt Nam..............................43
Hình 2.6. Số lượng các ngân hàng triển khai ngân hàng di động tại Việt Nam 2013...45
Hình 2.7. Tỷ lệ nhận biết của người tiêu dùng Việt Nam đối với thanh toán di động..46
Hình 2.8. Loại hình ứng dụng thanh toán qua di động người tiêu dùng ưa chuộng.....46
Hình 2.9. Tỷ lệ sử dụng các ứng dụng trên nền thiết bị di động để bán hàng...............49
Hình 2.10. Ứng dụng của Rongbay (nhóm 1) và mRaovat (nhóm 2)...........................50
Hình 2.11. Kết quả hoạt động hệ thống bán vé điện tử (2015)......................................51

Hình 2.12. Khảo sát mức độ chấp nhận của người sử dụng đối với tìm kiếm
voucher/coupon trên di động..........................................................................................52
Hình 2.13. Giao diện ứng dụng di động của phần mềm Muachung..............................53
Hình 2.14. Ứng dụng Lumia VIP cho phép người dùng tìm kiếm các khuyến mại quanh
vị trí người dùng.............................................................................................................54
Hình 2.15. Ứng dụng Foody với tính năng e-Card........................................................55
Hình 2.16. Số lượng các trò chơi/ứng dụng đang có mặt trên các chợ ứng dụng tại Việt
Nam tính đến tháng 4/2014............................................................................................58
Hình 2.17. Tỷ lệ doanh thu đạt được từ các loại hình ứng dụng trên di động 2014.....58
Hình 2.18. Flappy Bird - trò chơi Việt đã nổi danh trên toàn thế giới..........................59


8
Hình 2.19. Tỷ lệ người sử dụng sẵn sàng trả tiền để xem phim trực tuyến trên di động
.........................................................................................................................................60
Hình 2.20. Tỷ lệ phân bố thị trường ứng dụng gọi taxi.................................................61
Hình 2.21. Tỷ lệ các cách thức người sử dụng lựa chọn để sử dụng nội dung số trên
thiết bị di động................................................................................................................62
Hình2.22. Các hình thức thanh toán chủ yếu.................................................................63
Hình 2.23. Những trở ngại khi mua sắm trực tuyến......................................................64
Hình 2.24. Cơ cấu đầu tư vào nền tảng di động.............................................................66
Hình 3.1. Phương tiện truy cập Internet của người dân.................................................72
Hình 3.2. Tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ chuyển tiền so sánh giữa một số nước trong khu
vực...................................................................................................................................74


9

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng1.1. Một số sản phẩm và dịch vụ TMĐT trên thiết bị di động chính....................26

Bảng 2.1. Tỷ lệ người đọc báo tại Mỹ theo các nền tảng khác nhau.............................39
Bảng 2.2. Báo cáo doanh số giao dịch và doanh thu ví điện tử 2011............................48


10

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, công nghệ di động đã có những phát triển vượt bậc,
nhiều loại thiết bị mới đã được phát minh ra và trở thành một phần không thể thiếu
trong đời sống công nghiệp hiện đại của con người. Những sản phẩm này ở thế kỷ
trước dường như mới chỉ là giả tưởng nhưng sang thế kỷ này đã trở nên rất phổ biến,
đặc biệt là từ thập niên thứ hai của thế kỷ này. Điện thoại thông minh, máy tính bảng,...
là những thiết bị di động điển hình mà người sử dụng có thể mang theo bên mình, vô
cùng tiện lợi, nhỏ gọn nhưng ẩn chứa trong nó là một sức mạnh phi thường, chỉ bằng
thao tác chạm đơn giản, hoặc bằng giọng nói của mình, người sử dụng có thể dễ dàng
sử dụng thiết bị di động để vào mạng Internet, lướt web, tra cứu thông tin,... Đây là
một cơ sở tiền đề vô cùng quan trọng cho việc phát triển thương mại điện tử trên các
thiết bị di động.
Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, thương mại điện tử
trên thiết bị di động đã phát triển mạnh ở rất nhiều nước trên thế giới. Từ những nước
phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc tới các quốc gia vẫn còn kém phát triển ở châu
Phi như Kenya, thương mại điện tử trên thiết bị di động đã mang đến cho các quốc gia
này hình thức kinh doanh mới mẻ, độc đáo và có hiệu quả, tiết kiệm chi phí đầu tư của
doanh nghiệp, chi phí đi lại, xăng dầu, thời gian tiêu tốn cho mua sắm của người dân,
hơn thế nữa nó còn góp phần làm tăng thêm ngân sách nhà nước, thúc đẩy nền kinh tế
quốc gia phát triển, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác giữa các quốc gia,
doanh nghiệp xuyên biên giới.
Thương mại điện tử đã xuất hiện ở nước ta từ lâu, nhưng thương mại điện tử
trên thiết bị di động là một loại hình hoàn toàn mới mẻ và vẫn còn xa lạ với nhiều

doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có những bước đi đúng đắn
trong công cuộc thúc đẩy thương mại điện tử trên thiết bị di động. Bằng chứng là hội


11
thảo về “Phát triển thương mại điện tử trên nền tảng di động” ngày 18 tháng 3 năm
2015, tại Hà Nội do Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin phối hợp với
Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam đã tổ chức. Thứ trưởng Bộ Công Thương - Trần
Tuấn Anh đã chủ trì và phát biểu khai mạc tại hội thảo này.
Chính từ những nguyên nhân trên thương mại điện tử trên thiết bị di động càng
thể hiện vai trò đầu tàu, cốt lõi trong quá trình phát triển thương mại điện tử ở mỗi
nước. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thương mại điện tử trên thiết bị di
động: cơ hội, thách thức và tương lai” là đề tài khóa luận, với mong muốn có thể tìm
hiểu sâu thêm về hình thức kinh doanh mới lạ và độc đáo này và thực trạng áp dụng nó
tại thị trường Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Tuy thương mại điện tử đã có một chặng đường dài xây dựng và phát triển ở
Việt Nam nhưng thương mại điện tử trên thiết bị di động lại là một hướng đi mới có
trong vài năm trở lại đây do sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị di động. Tuy
nhận được sự quan tâm, giám sát, hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước nhưng loại hình kinh
doanh này vẫn chưa thực sự phổ biến và được đông đảo người dân biết đến nên những
nghiên cứu mang tính tính học thuật trong nước về lĩnh vực này còn ít, ví dụ như:
“Tìm hiểu thương mại di động và việc ứng dụng tại Việt Nam”, Mai Vân Anh
(2005), Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Ngoại Thương.
“Mobile marketing trên thế giới và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”, Mai Thị Hồng
Lan (2009), Khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Ngoại Thương.
Các nghiên cứu trên nói chung đã đi vào phân tích tình hình thương mại điện tử
trên thiết bị di động ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn chỉ ở mức sơ khai. Thêm vào đó, sự
phát triển của khoa học công nghệ đã giúp cho thương mại điện tử trên thiết bị di động
phát triển một cách vượt bậc chỉ trong thời gian ngắn vài năm trở lại đây, khiến các đề

tài trên không còn mang tính cập nhật nhiều nữa. Do đó, trong đề tài này, tác giả sẽ đi


12
sâu nghiên cứu về thương mại điện tử trên thiết bị di động, thực trạng giai đoạn 20102015 và phương hướng phát triển của hình thức kinh doanh này tại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích khung lý thuyết ở chương I và tình hình thực tế của thương
mại điện tử trên thiết bị di động trên thế giới và tại Việt Nam ở chương II, mục đích
cuối cùng của đề tài là đưa ra cái nhìn tổng quá về hiện trạng thương mại điện tử trên
thiết bị di động và những cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ đương đầu
trong tương lai. Thêm vào đó là một vài giải pháp để thúc đẩy thương mại điện tử trên
thiết bị di động mà tác giả đề xuất dựa trên thực trạng thương mại điện tử trên thiết bị
di động của Việt Nam và thế giới hiện tại.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tổng quát về thương mại điện tử trên thiết bị di động
và tình hình phát triển của thương mại điện tử trên thiết bị di động những năm trở lại
đây. Từ nền tảng đó nghiên cứu về các loại hình dịch vụ được mua bán, trao đổi thông
qua thiết bị di động như dịch vụ ngân hàng di động, bán lẻ di động, marketing di
động,... Đề tài cũng tập trung nghiên cứu, phân tích tình hình thế giới và Việt Nam từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm và các giải pháp cần làm để phát triển thương mại điện
tử trên thiết bị di động ở nước ta.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình thương mại điện tử trên thiết bị di
động trên thế giới và Việt Nam những năm trở lại đây. Phần số liệu ở chương II sẽ
được giới hạn trong 10 năm trở lại đây, và phần định hướng chương III đề cập tới giai
đoạn 2015 – 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu
Với đối tượng, phạm vi nghiên cứu và mục đích nghiên cứ của đề tài, phương
pháp nghiên cứu được chọn là tổng hợp, phân tích, thống kê và phân tích bảng số liệu



13
đã có kèm theo là bảng biểu, biểu đồ, hình vẽ minh họa kết quả đã thống kê, so sánh
được.

7. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, danh
mục từ viết tắt, khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử trên thiết bị di động
Chương 2: Thực trang thương mại điện tử trên thiết bị di động trên thế giới và
Việt Nam
Chương 3: Cơ hội, thách thức và giải pháp trong việc đẩy mạnh thương mại điện
tử ở Việt Nam
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã cố gắng hết sức để có được những
thông tin mới, cập nhật cũng như cố gắng tìm hiểu phân tích vấn đề một cách chặt chẽ
và đưa ra một số quan điểm cá nhân để hoàn thiện đề tài. Tuy nhiên, chắc chắn không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô và
người đọc.


14

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN
THIẾT BỊ DI ĐỘNG
1.1. Tổng quan chung về thương mại điện tử trên thiết bị di động
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1.Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử (TMĐT) bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ
thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng

dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình từ bán hàng, marketing, thanh
toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với các nhà cung cấp, đối tác,
khách hàng,... khi đó TMĐT phát triển thành kinh doanh điện tử và doanh nghiệp ứng
dụng TMĐT ở mức cao được gọi là doanh nghiệp điện tử (Nguyễn Văn Hồng, 2012,
tr.18).
Theo nghĩa hẹp, TMĐT là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các
phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và Internet. Còn theo
nghĩa rộng thì mỗi tổ chức quốc tế lại đưa ra khái niệm riêng, nhưng điển hình có thể
kể đến Liên minh Châu Âu (EU): TMĐT bao gồm các giao dịch thương mại thông qua
các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử. Nó bao gồm TMĐT gián tiếp
(trao đổi hàng hóa hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hóa vô hình). Còn theo
như tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì TMĐT gồm các giao dịch
thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các
dữ liệu đã được số hóa thông qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có
cổng thông với mạng mở (như AOL). Theo ủy ban của Liên hợp quốc về Thương mại
và phát triển – UNCTAD thì TMĐT lại được hiểu trên góc độ của doanh nghiệp và góc
độ quản lý nhà nước. Trên góc độ doanh nghiệp thì TMĐT là việc thực hiện một phần
hay toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh
toán thông qua các phương tiện điện tử. Còn dưới góc độ quản lý nhà nước, TMĐT lại
bao gồm các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT, thông điệp dữ liệu, các
quy tắc cơ bản, các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực, và các ứng dụng. Theo WTO thì


15
TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua
bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng việc giao nhận có thể như truyền thống
hoặc giao nhận qua Internet dưới dạng số hóa. Theo AEC thì TMĐT là làm kinh doanh
có sử dụng các cộng cụ điện tử, định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt động kinh
doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông tin EDI
phức tạp đều là TMĐT (Nguyễn Văn Hồng, 2012, tr.18-19).

1.1.1.2.Khái niệm thương mại điện tử trên thiết bị di động
Thương mại điện tử trên thiết bị di động được biết đến với nhiều tên gọi khác
nhau, như “thương mại điện tử trên thiết bị di động”, “thương mại di động” hay
“thương mại điện tử trên nền tảng di động”. Tên TMĐT trên thiết bị di động được hình
thành từ việc sử dụng nền tảng di động không dây để hỗ trợ các giao dịch điện tử ví dụ
như điện thoại di động, PDA, máy tính bảng,... để truy cập mạng không dây và sử dụng
các ứng dụng khác nhau của nó, như kiểm tra thư điện tử, duyệt web,...
TMĐT trên thiết bị di động là bất kỳ giao dịch nào, liên quan đến việc chuyển
giao quyền sở hữu hoặc quyền định đoạt về việc sử dụng hàng hóa hay dịch vụ, trong
đó một phần hoặc toàn bộ giao dịch được thực hiện bởi việc truy cập di động vào hệ
thống các máy tính trung gian do sự hỗ trợ của các thiết bị di động (Rajnish Tiwari;
Stephan Buse, 2009, tr.34). Các mạng máy tính trung gian có thể là một phần của
TMĐT trên thiết bị di động di động, nhờ vào khả năng tiếp nhận và xử lý các yêu cầu
gửi từ các thiết bị điện tử di động. Điều quan trọng là điểm bắt đầu của giao dịch xuất
phát từ một thiết bị di động. Giao dịch không cần thiết phải có yếu tố tiền tệ trong đó,
ví dụ như các giao dịch liên quan đến dịch vụ sau bán hàng.
Theo UNCTAD, TMĐT trên thiết bị di động được sử dụng để mua bán hàng
hóa và dịch vụ bằng các thiết bị không dây như điện thoại di động, PDA hay các thiết
bị không dây cầm tay khác có kết nối với Internet. Bằng cách sử dụng các ứng dụng
trên thiết bị di động, người dùng có thể truy cập và sử dụng các dịch vụ hoặc mua sắm
mọi lúc nọi nơi, từ xa, không cần tới cửa hàng thực hoặc phải sử dụng máy tính để thực
hiện các giao dịch này.
TMĐT trên thiết bị di động là một công nghệ tiên tiến so với TMĐT trên máy
tính, giúp cho những hạn chế về thời gian và khoảng cách không còn là vấn đề lớn


16
trong việc mua sắm hàng ngày. Thông qua TMĐT trên thiết di động, chúng ta có thể
tăng hiệu quả cho quá trình mua sắm hàng hóa, dịch vụ và tiến hành các giao dịch một
cách thuận tiện, nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, hiện tại, TMĐT trên thiết bị di động

còn được định nghĩa là việc mua và bán hàng hóa hoặc dịch vụ sử dụng các thiết bị kết
nối Internet không dây, không cần dùng đến các giắc cắm (S.Anthony Rahul Golden;
S. Bulomine Regi, 2013, tr.431). Nó cũng có thể được coi là thế hệ tiếp theo sau
TMĐT trên máy tính, góp phần làm thay đổi thương mại trên thế giới.
Tuy TMĐT trên thiết bị di động hiện nay chưa phổ biến và được áp dụng nhiều
trong mọi ngành nghề của nền kinh tế, nhưng nó đã và đang bắt đầu được đón nhận
rộng rãi hơn bởi người sử dụng cũng như liên tục đổi mới đáp ứng nhu cầu của cả
người bán và người mua nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ
thông tin.
1.1.1.3.Khác biệt giữa TMĐT trên thiết bị di động và TMĐT trên máy tính
TMĐT trên thiết bị di động có thể được coi là một phần mở rộng quan trọng
trong TMĐT trên máy tính thông thường, bởi hai loại hình thương mại này đều sử
dụng chung một nguyên lý kinh tế. TMĐT trên thiết bị di động có thể coi là một kênh
phân phối khác của TMĐT trên máy tính. Đây cũng là một hướng khác, mở ra một
cách tiếp cận mới đến các khách hàng tiềm năng.
TMĐT trên máy tính và TMĐT trên thiết bị di động cũng có rất nhiều điểm
tương đồng, như cùng dựa trên một hệ thống mạng máy tính hay cùng cung cấp các
dịch vụ sản phẩm như vé điện tử, mua hàng trực tuyến,... Bên cạnh đó, TMĐT trên
máy tính cung cấp nhiều hàng hóa, dịch vụ không thể bán qua TMĐT trên thiết bị di
động như những hàng hóa có chất lượng cao, nội dung số dung lượng lớn, không phù
hợp với nền tảng di động hay các phần mềm chỉ chạy trên máy tính,... Tuy nhiên,
TMĐT trên thiết bị di động cũng mở ra nhiều loại hình kinh doanh mới mà trước đây
không thể cung cấp thông qua TMĐT trên máy tính như ví điện tử, dịch vụ dựa trên địa
điểm – LBS,...
TMĐT trên máy tính và TMĐT trên thiết bị di động có rất nhiều điểm chung
trong việc mang lại lợi ích thương mại qua mạng Internet. Tuy nhiên, vẫn có một vài
điểm khác biệt trong phương thức giao tiếp, cách thức truy cập Internet, ngôn ngữ phát


17

triển và giao thức truyền thông cũng như công nghệ hỗ trợ. Bốn sự khác biệt được tác
giả đề cập dưới đây:
i.

Thiết bị sử dụng để truy cập mạng
TMĐT trên máy tính chủ yếu sử dụng máy tính để bàn hay máy tính xách tay

còn TMĐT trên thiết bị di động sử dụng các thiết bị không dây hoàn toàn khác như
điện thoại di động, PDA, máy tính bảng,... Chỉ cần vài lần chạm màn hình và tiến hành
kết nối đơn giản, khách hàng đã có thể mua được sản phẩm hay dịch vụ mà họ mong
muốn mà không cần phải đợi đến một điểm cố định có máy tính kết nối mạng. Các
thiết bị không dây này còn mang tính cá nhân hóa hơn rất nhiều so với máy tính để bàn
do được thiết kế theo hướng dành cho người dùng cá nhân mang theo bên mình mọi
lúc, mọi nơi. Xu hướng này càng được phát triển hơn khi nhiều thiết bị di động có khả
năng định vị được vị trí, địa điểm hiện tại của người sử dụng, từ đó cung cấp được các
dịch vụ hay sản phẩm theo địa điểm đã được nhận diện của người dùng. Nhưng đồng
thời điều này cũng làm phát sinh thêm lo ngại về tính bảo mật thông tin của người sử
dụng.
ii.

Phạm vi sử dụng
Cách thức chính để kết nối dịch vụ trong TMĐT trên máy tính là sử dụng dây

kết nối với mạng dây LAN trong khi TMĐT trên thiết bị di động sử dụng kết nối không
dây. Đây là khác biệt cơ bản giữa TMĐT trên máy tính và TMĐT trên thiết bị di động.
Cả TMĐT trên máy tính và TMĐT trên thiết bị di động đều mang đến khả năng truy
cập mọi lúc cho khách hàng nhưng chỉ thương mại điện tử trên thiết bị di động mới
mang đến được cho khách hàng khả năng truy cập mọi nơi. Bởi người mua hàng tiếp
cận với TMĐT thông qua hệ thống các máy tính cá nhân hay máy tính xách tay bị giới
hạn về khả năng di chuyển, máy tính cá nhân không thể mang bên mình do phụ thuộc

nó hoạt động dựa trên các dây nối, còn máy tính cá nhân thì thường quá nặng so với di
động.
iii.

Ngôn ngữ phát triển và giao thức truyền tải
Phần lớn chúng ta đã khá thân thuộc với HTML, ngôn ngữ được sử dụng để xây

dựng các website trên mạng dây thông thường. Hiện nay, thiết bị di động đang sử dụng


18
một trong hai ngôn ngữ là WML và cHTML. WML được sử dụng tại cho hầu hết các
thiết bị di động trên thế giới, cHTML được sử dụng bởi DoCoMo – nhà cung cấp dịch
vụ viễn thông lớn nhất Nhật Bản và công ty này cũng đang có kế hoạch phát triển loại
ngôn ngữ trên. Nhu cầu sử dụng WML hay cHTML lại dựa vào phương thức giao tiếp
WAP, hay giao thức độc quyền của DoCoMo là i-mode (Rajnish Tiwari; Stephan Buse,
2009, tr.45). Khác với giao thức HTTP dành cho kết nối mạng có dây, các giao thức
truyền tải mới cho thiết bị di động thường gặp vấn đề về tương thích dẫn đến các chức
năng vẫn còn bị hạn chế.
iv.

Công nghệ cho phép
Các hạn chế về chức năng trong môi trường TMĐT trên thiết bị di động do các

ứng dụng trợ giúp việc truy cập và tương tác dễ dàng như cookies, ngôn ngữ JAVA,
ASP,... không tương thích với WAP. Tuy rằng một giao thức mới (WAP 2.0) nhằm
giải quyết vấn đề này đang được phát triển, nhưng hiện tại vẫn chưa có một hệ thống
được thử nghiệm cho kết quả đáng tin tưởng và ổn định. Tuy nhiên điều này không
phải là nguyên nhân khiến các giao dịch TMĐT trên thiết bị di động không thể thực
hiện trong giai đoạn này mà chỉ dẫn đến sự hạn chế phần nào, ví dụ như việc thiếu

cookies trong khi sử dụng các thiết bị di động dễ dẫn đến giảm hiệu quả của các nỗ lực
marketing, do không thể kiểm soát thói quen sử dụng và hành vi trực tuyến của người
tiêu dùng.
Ngoài ra, thiết bị di động cũng có các hạn chế về diện tích màn hình, bộ nhớ, hệ
vi xử lý và tốc độ, từ đó dẫn đến hạn chế về cỡ chữ, kích thước hình quá bé, thiếu hoặc
không có các hình động, độ tương tác thấp, thiếu hoặc hạn chế về các lựa chọn điều
hướng trong website khiến các trải nghiệm của người sử dụng với thiết bị di động bị
hạn chế. Chính từ nguyên nhân này mà hiện nay công nghệ nhận diện âm thanh được
kỳ vọng sẽ có thể giải quyết được các thách thức hiện có. Tuy nhiên, công nghệ nhận
diện âm thanh hiện nay vẫn chưa được phổ biến và có phiên bản chạy ổn định trên các
hệ điều hành di động.
Sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ trong lĩnh vực di động đã giúp các
nội dung số được truyền tải qua mạng không dây giờ đây trở nên nhanh, an toàn hơn,
quy mô phủ sóng cũng rộng hơn. Điều đó thúc đẩy sự phát triển của TMĐT trên nền


19
tảng di động trong thời gian qua, và loại hình này được dự đoán là có nhiều khả năng
vượt qua TMĐT trên máy tính như là lựa chọn số một khi doanh nghiệp hay người tiêu
dùng khi muốn tham gia vào thị trường thương mại số.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển TMĐT trên thiết bị di động
Năm 1997: TMĐT trên thiết bị di động được ra đời vào năm 1997, khi hai máy
bán hàng tự động chấp nhận thanh toán từ điện thoại di động đầu tiên của Coca Cola
được đặt tại Helsinki, Phần Lan. Tin nhắn SMS là phương thức thanh toán được sử
dụng vào thời điểm này, người sử dụng chỉ cần gửi tin nhắn SMS mang nội dung thanh
toán đến máy, ngay sau đó máy này sẽ đưa ra sản phẩm khách hàng yêu cầu. Cũng vào
năm 1997 này, dịch vụ ngân hàng trên thiết bị di động đầu tiên cũng được giới thiệu
bởi ngân hàng Merita của Phần Lan, sử dụng tin nhắn SMS. Dịch vụ này cho phép các
tài khoản ngân hàng thực hiện các giao dịch thông qua thiết bị di động, cụ thể là sử
dụng tin nhắn SMS (Rajnish Tiwari; Stephan Buse, 2009, tr.32).

Diễn đàn thương mại điện tử trên thiết bị di động - GMCF được khởi động lần
đầu tại Luân Đôn vào ngàu 10 tháng 11 năm 1997, bởi Logica và Cellnet, trong đó
Logica là một công ty phần mềm rất lớn và Cellnet là một mạng di động lớn của Anh.
Chỉ trong vòng một năm diễn đàn đã thu hút hơn 100 tổ chức, công ty khác nhau tham
gia.
Năm 1998: Nội dung số đầu tiên được bán cũng tại Phần Lan. Radiolinja (nay
thuộc Elisa Oyj – một trong những công ty viễn thông lớn ở Phần Lan) giới thiệu hình
thức tải nhạc chuông dành cho điện thoại di động. TMĐT trên thiết bị di động cho
phép người dùng quản lý việc mua bán qua các thiết bị cầm tay như điện thoại di động
loại thông thường, PDA, hay các thiết bị cầm tay khác tại thời điểm đó (Rajnish
Tiwari; Stephan Buse, 2009, tr.32).
Năm 1999: Hai nền tảng TMĐT trên thiết bị di động mang tính quốc gia được
giới

thiệu

lần

đầu

vào

năm

này.

Thứ

nhất




Smart

Money

( một dạng ví điện tử tương tự như tài khoản ngân hàng ở
Philippines. Người dùng có thể sử dụng Smart Money MasterCard với chức năng của
một thẻ ATM hay thẻ ghi nợ. Người dùng chỉ cần sử dụng tin nhắn SMS là đã có thể
chuyển tiền giữa các thiết bị di động, rút tiền mặt,.... Ngoài ra họ còn có thể dùng ứng


20
dụng được tích hợp sẵn trong các thuê bao di động (Rizza Maniego-Eala, 2009, tr.10).
Nền tảng thứ hai được giới thiệu bởi công ty NTT DoCoMo của Nhật Bản chính là hệ
thống i-mode. Hệ thống i-mode cung cấp giao diện duyệt web cho phép người sử dụng
có thể truy cập mạng Internet, kiểm tra thư điện tử, tải trò chơi và sử dụng các ứng
dụng khác như tải địa chỉ nhà hàng hay tải các thông tin chứng khoán. DoCoMo đã đưa
ra kế hoạch chia sẻ lợi nhuận hoàn toàn mới mẻ tại thời điểm đó là giữ lại 9% số tiền
mà người sử dụng trả cho nội dung số và hoàn trả 91% còn lại cho nhà phát triển nội
dung. Dịch vụ này thu hút khoảng 30 triệu thuê bao chỉ sau hai năm xuất hiện trên thị
trường.
Năm 2000: Vào đầu năm này, các dịch vụ có liên quan đến TMĐT trên thiết bị
di động phát triển mạnh. Na Uy giới thiệu dịch vụ thanh toán phí gửi xe qua thiết bị di
động, Nước Áo cũng đã có dịch vụ mua vé tàu qua thiết bị di động. Còn ở Nhật Bản,
dịch vụ mua vé máy bay qua thiết bị di động cũng rất phát triển.
Năm 2001: Hội thảo đầu tiên tập trung vào vấn đề TMĐT trên thiết bị di động
được tổ chức ở Luân Đôn – Anh vào tháng 7 năm 2001.
Năm 2002: Cuốn sách đầu tiên bàn về vấn đề TMĐT trên thiết bị di động là
cuốn M-profits (tạm dịch: lợi nhận thương mại từ nền tảng di động) của tác giả Tomi T

Ahonen được xuất bản vào tháng 8 năm này. Vào tháng 4 năm 2002, xây dựng trên cơ
sở kết quả của diễn đàn TMĐT trên thiết bị di động toàn cầu – GMCF, viện tiêu chuẩn
viễn thông châu Âu – ETSI đã khởi động quá trình phát triển bộ tiêu chuẩn chính thức
cho TMĐT trên thiết bị di động.
Năm 2003: Khóa học ngắn đầu tiên về TMĐT trên thiết bị di động được tổ chức
bởi đại học Oxford với các giảng viên là Tomi T. Ahonen và Steve Jones.
Năm 2007: Hãng Apple cho ra mắt sản phẩm điện thoại thông minh iPhone,
TMĐT trên thiết bị di động đã chuyển dần từ việc sử dụng hệ thống tin nhắn SMS,
sang việc sử dụng các ứng dụng di động. Hệ thống tin nhắn SMS tồn tại nhiều lỗ hổng
về bảo mật thông tin và những vấn đề về việc tắc nghẽn khi có quá nhiều tin nhắn được
gửi đến cùng một lúc, mặc dù có thể truy cập được mọi nơi, mọi lúc dễ dàng hơn so
với việc sử giao thức WAP mới. Thêm vào đó, sự cải tiến các chức năng của thiết bị di


21
động cũng giúp các thiết cầm tay mới tăng độ bảo mật về thông tin hơn so với trước
đó.
Năm 2008: Viện khoa học máy tính của đại học London cùng Peter J. Bentley
đã chứng minh được tính khả thi của các ứng dụng y tế trên thiết bị di động.
Năm 2011: Ứng dụng ví điện tử của Google được ra mắt vào tháng 9 năm này.
Các công ty liên doanh về TMĐT trên thiết bị di động giữa Vodafone, O2, Orange và
T-Mobile đã phát triển một cách nhanh và ấn tượng. Đến dịp Giáng sinh năm 2011,
theo thống kê, giá trị giao dịch thông qua TMĐT trên thiết bị di động đã tăng 173% so
với cùng kỳ năm trước.
1.1.3. Các phương tiện và kỹ thuật dùng để truy cập và thực hiện giao dịch
TMĐT trên thiết bị di động
1.1.3.1.Các phương tiện được sử dụng để truy cập
Các phương tiện thực hiện TMĐT trên thiết bị di động bao gồm: điện thoại di
động, PDA, máy tính bảng,...
i.


Điện thoại di động

Điện thoại di động là phương tiện phổ biến, dễ sử dụng nhất và là phương tiện
được sử dụng đầu tiên để thực hiện TMĐT trên thiết bị di động. Ngay từ những năm
1997, khi điện thoại di động mới chỉ có chức năng chính là nghe gọi và nhắn tin thì
khách hàng đã có thể tham gia vào TMĐT trên thiết bị di động bằng cách gửi tin nhắn
SMS để thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ hay sử dụng cách dịch vụ ngân hàng. Khi
điện thoại truy cập Internet trở nên phổ biến, TMĐT trên thiết bị di động đã phát triển
một cách nhanh chóng, bên cạnh phương thức SMS thì đã xuất hiện thêm phương thức
các ứng dụng được cài đặt trên sẵn trên SIM cho các thuê bao di động. Sau đó 10 năm,
khi điện thoại thông minh ra đời, người dùng có thể sử dụng di động để truy cập vào
các website, đặt mua sản phẩm hay dịch vụ một cách nhanh chóng và tiện lợi ngay trên
chính điện thoại của họ.
ii.

Thiết bị hỗ trợ cá nhân kỹ thuật số - PDA (Personal Digital
Assistant)


22
PDA là các thiết bị cầm tay được xây dựng trên nền tảng là một máy tính cá
nhân bỏ túi được cài đặt đầy đủ phần cứng và phần mềm dễ dàng sử dụng. PDA có
chứa các chương trình nhỏ gọn, chủ yếu như lịch làm việc, danh bạ điện thoại, soạn
thảo văn bản, các phần mềm về tài chính, máy tính, đồng hồ, báo thức, quản lý tập tin,
ghi âm, chuyển giao giữ liệu, liên lạc, .... ngoài ra còn có thêm các ứng dụng khác như
thư điện tử, trình duyệt web, hay kết hợp các công nghệ định vị,.... Với kích thước nhỏ
gọn và tiết kiệm điện năng, thêm vào đó là nhiều công dụng hữu ích đã giúp PDA ngày
càng phổ biến. Chính từ những đặc trưng trên mà PDA đang dần là một phương tiện
hữu hiệu giúp phát triển TMĐT trên nền tảng di động.

iii.

Máy tính bảng (tablet)

Máy tính bảng là một loại thiết bị tương tự máy tính có màn hình cảm ứng, sử
dụng ngón tay hoặc bút cảm ứng để nhập dữ liệu thông tin thay thế cho bàn phím và
chuột máy tính. Máy tính bảng là sự kết hợp giữa PDA với máy vi tính thông thường.
Nó cung cấp các chức năng như một chiếc máy tính thông thường như các ứng dụng
văn phòng, tra từ điển, các dịch vụ bản đồ, chỉ đường, mạng xã hội, .... đặc biệt là
duyệt web. Máy tính bảng mang hình dạng, kích thước tương tự như những chiếc PDA
chính vì vậy, máy tính bảng đang trở nên phổ biến hơn nhờ vào những tiện ích nó
mang lại và sự tiện lợi do người dùng có thể mang theo bên họ mọi lúc, mọi nơi, từ đó
tạo ra sự thoải mái về cả thời gian và không gian cho người sử dụng.
Không chỉ giới hạn ở các thiết bị trên, những thiết bị di động khác như đồng hồ
thông minh hay kính thông minh,... cũng đang được phát triển, nghiên cứu mạnh giúp
đa dạng hóa các hoạt động TMĐT trên thiết bị di động, từ việc mua sắm hàng hóa, mua
vé tàu, máy bay, xe bus đến các hoạt động như giao dịch chứng khoán, tài chính, ngân
hàng di động,...
1.1.3.2.Các công nghệ sử dụng trong TMĐT trên thiết bị di động
Các công nghệ sử dụng phổ biến trong thương mại điện tử di động có thể kể đến
như mã vạch, tin nhắn SMS hay công nghệ không cần tiếp xúc NFC, ...
i.

Mã vạch


23
Một mã di động được định nghĩa là tất cả những đoạn ký hiệu có thể đọc được
bằng máy hoặc bằng mắt thường, đại diện cho thông tin ở dạng số, chữ, hình ảnh trên
màn hình điện thoại, bao gồm cả mã số qua tin nhắn SMS. Tuy nhiên, công nghệ phổ

biến nhất được sử dụng cho vé di động vẫn là mã vạch. Mã vạch được đọc bởi một
máy quét sử dụng công nghệ laser hoặc quang học. Máy quét quang học, sử dụng máy
ảnh kỹ thuật số, tiếp nhận hình ảnh mã vạch và sau đó xử lý các dữ liệu từ các hình ảnh
được chụp. Công nghệ này có điểm mạnh hơn máy quét laser về hiệu suất và độ tin
cậy.
ii.

Tin nhắn SMS

SMS là một công nghệ quan trọng trong lĩnh vực vé di động. Tin nhắn cho phép
các nhà cung cấp vé mở rộng đối tượng khách hàng hơn so với mã vạch, chính vì vậy
mô hình sử dụng tin nhắn SMS rất dễ nhân rộng. Không chỉ tất cả điện thoại đều có
chức năng SMS, mà những người sử dụng điện thoại cũng rất thân thuộc với việc gửi
và nhận các tin nhắn SMS.
iii.

Công nghệ không cần tiếp xúc – NFC

Hình thức công nghệ IC không cần tiếp xúc đã xuất hiện từ lâu, chủ yếu sử dụng
cho dạng thẻ nhựa thông minh. Trước đây, nó được ứng dụng chủ yếu từ thẻ ngân
hàng, thẻ thanh toán cho tới vé giao thông thông công cộng, kiểm soát ra vào, hay cho
các máy bán hàng tự động. Ngày nay, thế hệ công nghệ NFC mới được ứng dụng nhiều
vào TMĐT trên thiết bị di động, chủ yếu là các loại ví di động.
iv.

Hệ thống định vị toàn cầu GPS

GPS là một mạng lưới bao gồm 27 vệ tinh quay xung quang trái đất. Phối hợp
hoạt động với các vệ tinh quay xung quanh trái đất là năm trạm theo dõi đặt trên mặt
đất. Các trạm theo dõi này thu thập dữ liệu từ cá vệ tinh và truyền dữ liệu về trạm chủ.

Trạm chủ sau đó sẽ xử lý dữ liệu và đưa ra các thay đổi cần thiết để chuyển dữ liệu
chuẩn về các vệ tinh GPS. Các thiết bị như điện thoại thông minh chính là một đầu thu
GPS. Các thiết bị GPS thường kết nối với ba vệ tinh nhưng hiện tại, rất nhiều thiết bị
kết nối tới ít nhất bốn vệ tinh để có thể xác định vị trí chính xác hơn.


24
v.

Công nghệ kết nối mạng không dây

Công nghệ kết nối mạng không dây đã được phát triển qua bốn thế hệ chính và
một thế hệ chuyển tiếp. Thế hệ thứ nhất (1G), là mạng thông tin di động không dây cơ
bản đầu tiên trên thế giới, xuất hiện lần đầu vào những năm 80 của thế kỷ trước. Nó sử
dụng các ăng ten thu phát sóng gắn ngoài, kết nối theo tín hiệu tới các trạm thu phát
sóng và nhận tín hiệu xử lý thoại.
Mạng 2G là thế hệ mạng di động thứ hai, với tên gọi là hệ thống GSM. Công
nghệ này có khả năng phủ sóng rộng khắp, giúp người dùng có thể sử dụng điện thoại
nhiều vùng trên thế giới. Mạng 2G mang tới cho người sử dụng di động 3 lợi ích tiến
bộ trong suốt một thời gian dài: mã hoá dữ liệu theo dạng kỹ thuật số, phạm vi kết nối
rộng hơn 1G và đặc biệt là sự xuất hiện của tin nhắn dạng văn bản đơn giản – SMS.
Mạng thông tin di động 2.5G là thế hệ kết nối thông tin di động bản lề giữa 2G
và 3G. Mạng 2.5G cung cấp một số lợi ích tương tự mạng 3G. Và tiến bộ duy nhất
chính là GPRS - công nghệ kết nối trực tuyến, lưu chuyển dữ liệu được dùng bởi các
nhà cung cấp dịch vụ viễn thông GSM.
Mạng thông tin di động 3G là thế hệ truyền thông di động thứ ba, tiên tiến hơn
hẳn các thế hệ trước đó. Nó cho phép người dùng di động truyền tải cả dữ liệu thoại và
dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi thư điện tử, tin nhắn nhanh, hình ảnh, âm thanh,
video clips... Điểm mạnh 3G so với công nghệ trước là cho phép truy cập Internet, sử
dụng các dịch vụ định vị toàn cầu GPS, truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh

chất lượng cao, ngoài ra nó còn giúp giúp người dùng có thể trò chuyện trực tuyến mọi
lúc mọi nơi với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với dạng tin nhắn SMS truyền thống nhờ
vào các ứng dụng trò chuyện trực tuyến như Viber, Zalo,...
Mạng 4G là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ
liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 cho đến 1 - 1,5 Gbit/giây. Công
nghệ 4G được hiểu là chuẩn tương lai của các thiết bị không dây, cho phép người sử
dụng có thể tải và truyền lên hình ảnh động chất lượng cao. (xem chi tiết phụ lục 4)


25
1.1.4. Đặc điểm của TMĐT trên thiết bị di động
TMĐT trên thiết bị di động có những đặc trưng riêng có, mà chúng ta không thể
tìm thấy ở các phương thức giao dịch khác.
i.

Có mặt khắp nơi

Có mặt khắp nơi có nghĩa là người dùng có thể sử dụng những dịch vụ và thực
hiện các giao dịch mà không bị phụ thuộc vào vị trí địa lý hiện tại của mình (tính năng
“bất cứ nơi nào" ). Tính năng này rất hữu ích trong nhiều tình huống, ví dụ: kiểm tra
giá chéo của hàng hóa ở điểm bán khác trong lúc vẫn đang đứng trong một siêu thị, cửa
hàng hoặc trong khi đang di chuyển.
ii.

Tức thì

Liên quan đến tính năng có mặt khắp nơi là khả năng thực hiện giao dịch bất cứ lúc
nào. Tính năng này đặc biệt giúp ích trong lĩnh vực dịch vụ khi thời gian rất quan trọng
và đòi hỏi các phản ứng nhanh nhạy với thị trường, ví dụ như thông tin thị trường
chứng khoán đối với một nhà môi giới. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể mua hàng hóa

và dịch vụ khi họ cảm thấy sự cần thiết. Việc giao dịch được thực hiện một cách tức thì
sẽ giúp người bán có thể nắm bắt được cơ hội tại những thời điểm nhu cầu của khách
hàng đang ở mức cao nhất, từ đó góp phần tăng doanh thu.
iii.

Định vị

Các công nghệ định vị như hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cho phép các công ty
quảng cáo, giới thiệu về hàng hóa và dịch vụ dựa trên vị trí cụ thể của người tiêu dùng,
tùy thuộc vào vị trí hiện tại của họ, từ đó đưa đến được các chào hàng đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng một cách phù hợp hơn.
iv.

Kết nối tức thì
Kể từ sự ra đời của GPRS, thiết bị di động có thể liên tục "online", tức là liên

tục ở trạng thái trực tuyến. Tính năng này mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng,
không như các kết nối có dây của máy tính để bàn hay máy tính xách tay cần thời gian
khởi động thiết bị.
v.

Chức năng thông minh


×