Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

nguyễn ái quốc là người sáng lập ra đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.84 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
“Ra đi tìm đường cứu nước” đó là hành trình dài đầy gian khổ và tự hòa của
Nguyễn Ái Quốc. Chính cuộc ra đi lịch sử đó đã khiến cho Đảng Cộng sản việt
nam được thành lập và nước ta tìm ra con đường cứu nước và độc lập. Như vậy vai
trò của nguyễn ái quốc là thành lập ra đảng cộng sản việt nam như thế nào, em xin
chọn đề bài “ nguyễn ái quốc là người sáng lập ra đảng cộng sản việt nam”
NỘI DUNG
I.

Tình hình thế giới cuối thế kỷ 19 đầu tk 20, tình hình việt nam trước khi

có đảng cộng sản.
1. Tình hình thế giới.
Đây là thời kỳ phong trào giải phóng dân tộc dân tộc trên thế giới phát triển mạnh
mẽ. các nước tư bản phương tây đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Từ
đó đi xâm lược các nước thuộc địa, từ đó mâu thuẫn giữa nước thuộc địa và đế
quốc rất sâu sắc. với tình hình đó có ảnh hưởng rất lớn đến việt nam khi đang là
thuộc địa của pháp.
Năm 1917, cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại thắng lợi mở ra thời đại mới, thời đại
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, thắng
lợi của cách mạng tháng 10 Nga đặt cho người yêu nước VN một sự lựa chọn mới:
độc lập dân tộc đi lên CNXH.Vai trò và sự tác động của lý luận CM của chủ nghĩ
Mác Lê nin là nhân tố thúc đẩy sự ra đời của các đảng cộng sản và sự thành lập
quốc thế CS. Điều đó khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân trong việc
quyết định sự phát triển của xã hội. ra đời hàng loạt các đảng cộng sản như đức
(1918), đcs mỹ 1919, đcs nhật 1922.
Năm 1919, quốc tế cộng sản ra đời có vai trò to lớn trong phong trào công nhân,
nhân nhân thế giới, luôn ủng hộ các nước thuộc địa.


2. Tình hình việt nam.


Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam, từng bước thiết lập chế
độ thống trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta.
Về chính trị, chúng trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước,
thi hành chính sách cai trị chuyên chế, biến một bộ phận của giai cấp tư sản mại
bản và địa chủ phong kiến thành tay sai đắc lực, tạo nên sự cấu kết giữa chủ nghĩa
đế quốc và phong kiến tay sai, đặc trưng của chế độ thuộc địa. Sự cai trị của chính
quyền thuộc địa đã làm cho nhân dân ta mất hết quyền độc lập, quyền tự do dân
chủ; mọi phong trào yêu nước bị đàn áp dã man; mọi ảnh hưởng của các trào lưu
tiến bộ từ bên ngoài vào đều bị ngăn cấm.
Về kinh tế, chúng triệt để khai thác Đông Dương vì lợi ích của giai cấp tư sản
Pháp, bóc lột tàn bạo nhân dân ta, thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự
phát triển kinh tế độc lập của nước ta. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, vô
nhân đạo, kể cả duy trì bóc lột kiểu phong kiến... đẩy nhân dân ta vào cảnh bần
cùng, làm cho nền kinh tế bị què quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp, để lại hậu quả
nghiêm trọng, kéo dài.
Về văn hóa - xã hội, chúng thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích văn hoá nô
dịch, sùng Pháp, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng tăm tối, dốt nát, lạc hậu,
phục tùng sự cai trị của chúng.
Quá trình khai thác thuộc địa triệt để của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt
Nam có những biến đổi lớn, hai giai cấp mới ra đời: giai cấp công nhân và giai cấp
tư sản. Nước ta từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong
kiến. Trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc
Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là
nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến tay sai, chỗ dựa cho bộ máy thống trị và


bóc lột của chủ nghĩa thực dân Pháp. Hai mâu thuẫn đó có quan hệ chặt chẽ với
nhau, trong đó mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược là mâu
thuẫn chủ yếu. Vì vậy, nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược và nhiệm vụ
chống địa chủ phong kiến tay sai không tách rời nhau. Đấu tranh giành độc lập

dân tộc phải gắn chặt với đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Đó là yêu cầu
của cách mạng Việt Nam đặt ra, cần được giải quyết.
trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài, gian khổ, dân tộc ta sớm
hình thành truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất
khuất. Vì vậy, ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta liên tiếp đứng lên
chống lại chúng. Từ năm 1858 đến trước năm 1930, hàng trăm cuộc khởi nghĩa,
phong trào chống Pháp đã nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau, như khởi
nghĩa của Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, phong trào Cần Vương, phong trào
Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân; các cuộc khởi nghĩa do Phan Đình
Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học... lãnh đạo. Các cuộc khởi nghĩa,
phong trào đấu tranh đó vô cùng anh dũng, nhưng đã bị thực dân Pháp đàn áp tàn
bạo và đều thất bại “nước ta đang trong thời kỳ khủng hoảng về đường lối lãng
đạo”.
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới thất bại của các phong trào đấu tranh là do chưa
giải quyết được mâu thuẫn được dân tộc, thiếu tổ chức lãnh đọa cách mạng đúng
đắn, thiếu lực lượng cách mạng và phương pháp đấu tranh.
II.

Nguyễn ái quốc ra đi tìm đường cứu nước.

Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều
nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ, thì đồng chí
Nguyễn ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới.
Gần mười nǎm bôn ba khắp các châu lục (1911-1920), Người đến những nước


thuộc địa và những nước đế quốc như Anh, Mỹ, Pháp... quan sát, nghiên cứu,
suy nghĩ, đã phát hiện một chân lý: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc,
thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ của giai cấp công nhân với nhân dân lao
đồng ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa...

Dưới ánh sáng Cách mạng tháng Mười, Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
của Lênin và ảnh hưởng của cuộc đấu tranh thành lập Đảng công sản Pháp..., chủ
nghĩa Mác - Lênin, chân lý cách mạng của thời đại đã sớm được khẳng định trong
nhận thức tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.
Tháng 12 nǎm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, đồng
chí Nguyễn ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và chủ
trương thành lập Đảng cộng sản Pháp. Giải thích việc làm đầy ý nghĩa đó, đồng
chí Nguyễn ái Quốc viết: "Đệ tam Quốc tế nói sẽ giúp đỡ các dân tộc bị áp bức
giành lại tự do và độc lập
của họ. Còn Đệ nhị Quốc tế không hề nhắc đến vận mạng các thuộc địa. Vì vậy, tôi
đã bỏ phiếu tán thành Đệ tam Quốc tế. Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ
quốc tôi, đây là tất cả những điều tôi muốn."
Sự kiện này đánh dấu bước chuyển biến quyết định trong tư tưởng và lập trường
chính trị của đồng chí Nguyễn ái Quốc.
Từ đó Người xác định con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam là:
giải phóng giai cấp vô sản mới thực sự giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải
phóng này chỉ có thể là sự nghiệp cua chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế
giới .
Từ khi trở thành người cộng sản, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã
xúc tiến mạnh mẽ việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào giải phóng
dân tộc và phong trào vô sản ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.


Cuối nǎm 1921, tại Đại hội lân thứ nhất của Đảng cộng sản Pháp, đồng chí Nguyễn
ái Quốc đã trình bày dự thảo nghị quyết về vấn đề "chủ nghĩa cộng sản và thuộc
địa", và kiến nghị thành lập Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng. Nǎm 1922, Ban
nghiên cứu thuộc địa của Đảng cộng sản Pháp được thành lập Đồng chí Nguyễn ái
Quốc được cử làm trưởng tiểu ban nghiên cứu về Đông Dương. Với cương vị
này, đồng chí đã tích cực tuyên truyền, giáo dục và giới thiệu cho Đảng cộng sản
Pháp nhiều chiến sĩ cách mạng của các nước thuộc địa ở châu á châu Phi...

Cũng nǎm 1921, nhờ sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Pháp, Người đã cùng với một
số chiến sĩ cách mạng ở các nước Angiêri, Mađagátxca, Xênêgan, Tuynidi, Marốc,
Đahômây v.v..sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa. ở Pari, trong đó Hội người Việt
Nam yêu nước ở Pháp làm nòng cốt. Thông qua tổ chức này và báo Người cùng
khổ, diễn đàn của các dân tộc bị áp bức, chủ nghĩa Mác - Lênin đã đến với các dân
tộc thuộc địa, đồng thời tình hình các nước thuộc địa đã đến với nhân dân Pháp.
Cùng với báo Người cùng khổ mà đồng chí Nguyễn ái Quốc làm chủ nhiệm, kiêm
chủ bút và quản lý, Người còn viết nhiều bài đǎng trên các báo Nhân đạo
(L'humanité), cơ quan Trung ương của Đảng cộng sản Pháp, Đời sống thợ thuyền
(La Vie Ouvrière), tiếng nói của giai cấp công nhân, Tạp chí Cộng sản (La Revue
communiste), cơ quan lý luận
của Đảng cộng sản Pháp v.v.. Hầu hết bài viết của Người đều tập trung lên án chủ
nghĩa thực dân.
Nǎm 1925, được sự giúp đỡ của những người cộng sản Pháp, tác phẩm Bản án chế
độ
thực dân Pháp của đồng chí Nguyễn ái Quốc viết bằng tiếng Pháp được xuất bản
lần
đầu tiên ở Pari. Tư tưởng, quan điểm cơ bản của Người về chiến lược và sách lược
cách mạng thuộc địa đã bước đầu thể hiện trong tác phẩm.


Bản án chế độ thực dân Pháp tố cáo trước nhân dân Pháp và thế giới những
tội ác của bọn thực dân không chỉ ở Việt Nam, Angiêri mà ở khắp các thuộc địa.
Bằng biểu tượng "con đỉa hai vòi", Nguyễn ái Quốc đã làm cho người đọc
thấy rằng: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của giai cấp vô
sản và nhân dân lao động bị áp bức, bị bóc lột ở các nước chính quốc và các dân
tộc thuộc địa. Bản án chế độ thực dân Pháp đã góp phần vào việc thiết lập sự liên
minh giữa cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở các
thuộc địa, phải thực hiện sự liên minh chật chẽ với nhau để chống kẻ thù chung, vì
"chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành được

thắng lợi cuối cùng".
III.

Nguyễn ái quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức để thành lập
đảng cộng sản việt nam.
1. Nguyễn ái quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị.

Năm 1921, Người sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để đoàn kết các lực
lượng cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc.
Năm 1922, Hội ra tờ báo “Người cùng khổ”, để vạch trần chính sách đàn áp bóc lột
dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng
lên đấu tranh tự do, dân chủ.
Năm 1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở
Quốc tế cộng sản
Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản, và đọc tham luận tại
Đại hội


Trong giai đoạn này, những hoạt động của Người chủ yếu trên mặt trận chính trị tư
tưởng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê Nin vào nước ta. Những tư tưởng mà
người truyền bá sẽ là nền tảng tư tưởng của Đảng ta sau này. Những tư tưởng đó
là: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và
nhân dân các nước thuộc địa.
Chỉ có làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới có thể
giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa. Đó chính là mối quan
hệ giữa cách mạng chính quốc vàcách mạng thuộc địa.Xác định giai cấp công nhân
và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng.Giai cấp công nhân có đủ khả
năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng cộng sản được vũ trang
bằng học thuyết Mác-Lê Nin.
Vào năm 1924 Người đã viết tác phẩm ”Đường kách mệnh”.Tác phẩm này đã có

tác dụng to lớn đối với cách mạng Việt Nam những tư tưởng cơ bản về đường lối
chiến lược,sách lược,phương pháp cách mạng mà đồng chí Nguyễn Ái Quốc nêu ra
trong tác phẩm này đã đặt nền tảng cho cương lĩnh cách mạng của Đảng ta sau này.
Thông qua các bài viết,tác phẩm trên đã thể hiện khá hoàn chỉnh hệ thống quan
điểm cách mạng và lý luận của Hồ chí Minh về “Đường kách mệnh”.Nội dung hệ
thống quan điểm đó là : -Muốn cứu nước ,giải phóng dân tộc không có con đường
náo khác là con đường cách mạng vô sản. -Đi sâu vạch rõ bản chất phản động của
chủ nghĩa thực dân nhưng ngụy trang bằng cái gọi là “khai hoá văn minh ” Người
đã nói tổng quát về chủ nghĩa thực dân rằng : ” chế độ thực dân là ăn cướp , là hiếp
dâm và giết người “ . Chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của nhân dân các nước
thuộc địa . Chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng tàn ác và vô nhân đạo, nhân dân động ở
đâu cũng bị áp bức và bóc lột dã man , chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù nhân
dân lao động ở đâu cũng là bạn. Người đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu


nước,thức dậy tinh thần phản kháng dân tộc,kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa
phải tự dựa vào lực lượng của mình,phải tự đứng lên giải phóng cho mình.
2. Chuẩn bị về tổ chức.
Tháng 11/1924 nguyễn ái quốc từ liên xô về trung quốc để xúc tiến thành lập đảng
cộng sản.
NAQ cùng với một số nhà yêu nước trung quốc, triều tiên , ấn độ, indonexia thành
lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức á đông.
Tháng 2/1925 nguyễn ái quốc đã lựa chọn một số thanh niên tích cực của tâm tâm
xã thành lập ra CỘng sản đoàn. 6/1925 từ những thanh niên đó NAQ thành lập hội
việt nam cách mạng thanh niên, ra báo thanh niên cơ quan tuyên truyền của Hội
việt nam.
Đầu nǎm 1927, cuốn Đường cách mệnh gồm những bài giảng của Người trong các
lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu, được Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân
tộc bị áp bức ở á - Đông xuất bản.
Trong tác phẩm quan trọng này, đồng chí Nguyễn ái Quốc nêu ra những tư tưởng

cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mang Việt Nam.
Đường cách mệnh đề cập đầu tiên đến vấn đề tư cách người cách mang, nhắc nhở
cán bộ phải vị công vong tu, nói thì phải làm,... giữ chủ nghĩa cho vững,... ít lòng
tham muốn về vật chất,... hy sinh,... giữ bí mật,... phục tùng đoàn thể v.v..
Tác phẩm nêu ra ba loai tư tưởng về cách mạng và chia ra hai thứ cách mạng
là "dân tộc cách mạng" và "thế giới cách mạng", rồi khẳng định tuy có khác nhau
"nhưng 2 thứ cách mệnh ấy vẫn có quan hệ với nhau". "Tất cả dân cày, người thợ
trong thế giới bất kỳ nước nào, nòi nào đều liên hợp nhau lại như anh em một
nhà, để đạp đổ tất cả tư bản trong thế giới, làm cho nước nào, dân nào cũng được
hạnh phúc, làm cho thiên hạ đại đồng - ấy là thế giới cách mệnh".


Tác phẩm phân tích những hạn chế của cách mạng tư sản ở Mỹ (1776), ở
Pháp (1789) và khẳng định chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga là
cuộc cách mạng triệt để. Đường cách mệnh chỉ rõ đối tượng đấu tranh của cách
mạng Việt Nam là tư bản đế quốc chủ nghĩa, phong kiến địa chủ; đồng thời, chỉ rõ
động lực và lực lượng cách mạng: "công nông là gốc cách mệnh còn học trò, nhà
buôn nhỏ, điền chủ nhỏ... chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông". Trong khi kêu
gọi sự đồng tâm, nhất trí làm cách mạng, giải phóng dân tộc, tác phẩm đã phê phán
hành động ám sát cá nhân và những khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa khác chỉ xúi
dân bạo động mà không bày cách tổ chức; hoặc làm cho dân quen tính ỷ lại mà
quên tính tự cường.
Quần chúng một khi đã được giác ngộ, có tổ chức và lãnh đạo sẽ là lực lượng
cách mạng vô địch: "dân khí mạnh thì quân lính nào súng ống nào cũng không
chống lại".
Đường cách mệnh chỉ rõ cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế
giới. Tác phẩm còn nhấn mạnh ý thức tự lực tự cường, muốn người ta giúp cho thì
mình phải tự giúp mình trước.
IV.


3 tổ chức cộng sản ra đời và NAQ trực tiếp chủ trì hội nghị thành lập
đảng cộng sản việt nam.

Vào đầu nǎm 1929, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, Việt
Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội không còn đủ sức lãnh đạo. Trong lúc
đó, số lượng cộng sản đoàn trong Thanh niên cách mạng đồng chí
Hội ngày thêm nhiều. Cần phải thành lập một Đảng cộng sản để lãnh đạo phong
trào, đó là một yêu cầu khách quan và đã có những tiền đề nhất định.


Tháng 6 nǎm 1929, những đảng viên trong chi bộ 5Đ Hàm Long đã họp tại số
nhà 316 phố Khâm Thiên, Hà Nội, tuyên bố thành lập Đông Dương cộng sản
Đảng, cử ra Ban chấp hành trung ương lâm thời gồm các
đồngchí: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Trần
Vǎn Cung, Nguyễn Phong Sắc, Trần Tư Chính, Nguyên Vǎn Tuân; thông qua
Tuyên ngôn và quyết định xuất bản báo Búa Liềm, xúc tiến việc xây dựng tổ
chức đảng và các đoàn thể quần chúng.
Tháng 11/1929, tại nam kỳ, an nam cộng sản đảng được thành lập, ra báo đỏ làm
cơ quan ngôn luận.
Tại trung kỳ, Đông dương cộng sản liên đoàn được thành lập.
Trong vòng 6 tháng 3 tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động riêng rẽ ảnh hưởng đến
cách mạng việt nam. Trước tình hình đó yêu cầu lịch sử đặt ra là phải thành lập
đảng cộng sản thống nhất.
Từ 1/6-3/2/1930, hôi nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành đảng cộng sản việt
nam tại cửu long , hương cảng trung quốc.
Tại hội nghị NAQ phê bình 3 tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ ảnh hưởng xấu
đến cách mạng. các đại biểu thống nhất thành lập Đảng cộng sản việt nam và
thông qua cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng.
KẾT BÀI




1.




×